Phụng Vụ - Mục Vụ
Xây dựng mái ấm gia đình hôm nay
Lm Đan Vinh
05:24 29/12/2017
CN SAU GIÁNG SINH
LỄ THÁNH GIA B
Hc 2,3-6,12-14; Cl 3,12-21; Lc 2,22-40
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Lc 2, 22-40:
(22) Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, (23) như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là thánh, dành cho Chúa, (24) và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con. (25) Và này đây tại Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-on. Ông là người công chính và sùng đạo. Ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. (26) Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. (27) Được Thần Khí dun dủi, ông lên Đền Thờ vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu tòan tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, (28) thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: (29) Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này, được an bình ra đi. (30) Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ, (31) Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. (32) Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngọai, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài”. (33) Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-on vừa nói về Người. (34) Ông Si-mê-Hon chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en phải vấp ngã hay được trỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. (35) Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra”. (36) Lại cũng có một ngôn sứ tên là An-na, con ông Pơ-nu-en, thuộc chi tộc A-sê. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, (37) rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. (38) Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. (39) Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét miền Ga-li-lê. (40) Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
2.Ý CHÍNH:
Tin mừng ghi lại việc Đức Ma-ri-a và Thánh Giu-se nêu gương sáng cho các bậc cha mẹ trong việc tuân giữ Luật Thiên Chúa qua việc các ngài đã dâng Hài Nhi Giê-su cho Thiên Chúa trong Đền thờ. Tại đây Hài Nhi Giê-su đã tỏ mình là Con Thiên Chúa cho ông gìa Si-mê-on và bà ngôn sứ An-na, đồng thời tỏ mình là một phàm nhân khi mang thân phận một trẻ thơ yếu đuối.
3.CHÚ THÍCH:
-C 22-24: +Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê: Luật Mô-sê dạy rằng: đàn bà sinh nở bị nhơ uế nên cần được thanh tẩy trong Đền thờ. Vì Hài Nhi Giê-su là con trai nên Đức Ma-ri-a phải lên Đền thờ làm lễ thanh tẩy vào ngày thứ 40 sau khi sinh theo như Luật dạy. +bà Ma-ri-a và ông Giuse đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là thánh, dành cho Chúa: Vì được Thiên Chúa cứu khỏi bị chết ở nước Ai cập trước biến cố Xuất Hành, nên sau này Luật Mô-sê qui định các con trai đầu lòng thuộc về Thiên Chúa và phải được dâng cho Thiên Chúa (x Xh 15, 2 và 12). +và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con: Theo luật Mô-sê (Lv 12,6-8) sản phụ phải dâng lễ vật để làm của lễ toàn thiêu và đền tội thay cho mình. Ở đây Ma-ri-a dâng lễ vật là một đôi chim câu, chứng tỏ ông bà thuộc thành phần nghèo. Việc dâng lễ vật này cho thấy Đức Ma-ri-a có lòng khiêm tốn vâng phục Luật Chúa truyền dạy, dù Mẹ đã được thụ thai và sinh con bởi quyền năng Thánh Thần, nên vẫn bảo tòan được đức trinh khiết.
-C 25-28: +Và này đây tại Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-on. Ông là người công chính và sùng đạo. Ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông: Si-mê-on là một người công chính và có lòng kính sợ Thiên Chúa thể hiện qua việc luôn tuân giữ Luật Mô-sê. Ông đang chờ đợi niềm an ủi của dân It-ra-en là sắp được đón nhận Đấng Thiên Sai. +Được Thần Khí dun dủi, ông lên Đền Thờ vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu tòan tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người: Si-mê-on được Thánh Thần soi sáng cho biết: ông sẽ được nhìn thấy Đấng Cứu Thế trước khi nhắm mắt. Quả thật, chính Thánh Thần đã thực hiện lời hứa khi thôi thúc ông đi lên Đền thờ đúng vào lúc cha me Hài Nhi Giê-su đưa Người lên Đền thờ để dâng tiến cho Thiên Chúa.
-C 29-32: +Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này, được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ, Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngọai, là vinh quang của Ít-ra-en dân Ngài”: Khi bồng ẵm Hài Nhi trên tay, Si-mê-on đã thốt lên bài ca mà ngày nay vẫn được Hội Thánh đọc trong giờ kinh tối mỗi ngày. Bài ca này gồm hai ý chính : Một là Si-mê-on đã được thỏa mãn khi bồng ẵm Đấng Cứu Thế được hứa sẽ đến, nên ông sẵn sàng nhắm mắt trong bình an thư thái. Hai là sứ mệnh của Đấng Cứu Thế dành cho mọi dân tộc chứ không chỉ dành riêng cho dân Do thái. Người sẽ trở thành ánh sáng chiếu soi muôn dân, phá tan mọi tăm tối để giúp mọi người nhận biết chân lý.
-C 33-35: +Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-on vừa nói về Người: Hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a kinh ngạc khi nghe ông già Si-mê-on cho biết sứ mệnh cao cả của Hài Nhi Giê-su là sẽ cứu độ muôn dân, là ánh sáng cho muôn dân. Đây là điều Ma-ri-a chưa được sứ thần Gáp-ri-en cho biết khi truyền tin. +Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en phải vấp ngã hay được trỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng: Si-mê-on tiết lộ cho Ma-ri-a về cách thế người đời đối xử với Chúa Ki-tô. Khi xuất hiện, Đức Giê-su sẽ chia thế giới thành hai phe: một phe tin yêu Người, còn phe kia thù ghét Người. Chính sự yêu hay ghét đó sẽ bộc lộ tâm tư của con người, cho thấy họ đứng về phía sự sự công chính chân thật hay ngả theo sự bất lương dối trá. +Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra: Riêng bà Ma-ri-a khi chứng kiến tất cả những sự thù ghét chống đối đó, sẽ bị đau khổ trong tâm hồn giống như bị một lưỡi gươm sắc bén đâm thâu vậy.
-C 36-40: +Lại cũng có một ngôn sứ tên là An-na…: Bà An-na được mệnh danh là ngôn sứ hay tiên tri, vì bà đã làm công việc của một ngôn sứ là tuyên sấm lời Thiên Chúa để kêu gọi người ta ăn năn sám hối và động viên họ phải làm việc thiện theo đường lối của Thiên Chúa. +Bà không rời bỏ Đền thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa: Bà An-na thực là một người đạo đức khi bà chuyên cần phục vụ Đền thờ và năng ăn chay cầu nguyện. +Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem: Bà được Thánh Thần soi sáng nhận biết Đấng Cứu Độ của dân Ít-ra-en. Bà cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa và đã đi loan báo tin mừng về Hài Nhi Cứu Thế cho hết những ai đang trông chờ ơn cứu độ của dân Ít-ra-en biết. +trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét miền Ga-li-lê: Từ đây Na-da-rét trở thành quê hương của Đức Giê-su và luôn gắn liền với tên gọi của Người. Sau này Phi-la-tô đã truyền gắn bản án ghi “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái” trên cây thập giá.
4.CÂU HỎI:
1) Bài Tin Mừng hôm nay nhằm dạy bài học gì về bản tính của Chúa Giê-su?
2) Luật Mô-sê quy định thế nào về sự nhơ uế của người phụ nữ sau khi sinh?
3) Luật Mô-sê dựa vào đâu để quy định khỏan luật về mọi con trai đầu lòng thuộc về Thiên Chúa nên phải dâng cho Thiên Chúa trong Đền thờ?
4) Qua lễ vật dâng cho Thiên Chúa để chuộc lại Hài Nhi Giê-su, chứng tỏ hai ông bà Giuse Ma-ri-a thuộc hạng giàu có hay nghèo khó trong xã hội Do thái đương thời?
5) Ông già Si-mê-on nói tiên tri thế nào về sứ mệnh của Hài Nhi Giê-su và về tương lai của Đức Ma-ri-a Mẹ Người?
6) Do đâu tác giả Tin mừng gán cho bà An-na danh hiệu ngôn sứ hay tiên tri? 7) Tại sao Đức Giê-su được gọi là Giê-su Na-da-rét?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập (Mt 2,14) :
2.CÂU CHUYỆN:
1) ĐÂU LÀ BỨC CHÂN DUNG HOÀN HẢO:
Một hôm hoàng đế của một vương quốc hùng mạnh có sở thích sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của nhân loại đã truyền mở một cuộc thi nghệ thuật kèm theo phần thưởng rất hậu hĩ. Nội dung của cuộc thi là khắc họa chân dung của nhà vua bằng các chất liệu khác nhau. Nghệ nhân từ khắp các nước nghe tin đã lũ lượt kéo đến tranh tài. Các nghệ nhân Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các loại đá hoa cương quí hiếm. Nghệ nhân người Ác-mê-ni thì mang theo một loại đất sét đặc biệt. Các nghệ nhân Ai Cập lại mang đủ loại đồ nghề và các khối đá cẩm thạch. Sau cùng, người ta rất ngạc nhiên khi thấy đoàn nghệ nhân Hy Lạp đến với một gói thuốc đánh bóng.
Mỗi phái đoàn được bố trí làm việc trong một phòng riêng. Khi thời gian thi kết thúc, hoàng đế cùng văn võ bá quan đã đi đến từng gian phòng của nghệ nhân để chấm điểm. Hoàng đế đã hết lời khen ngợi bức họa chân dung của ông được các nghệ nhân Ấn độ vẽ rất giống. Ông càng thán phục hơn khi nhìn thấy các pho tượng của mình được nghệ nhân Ai Cập và Ac-mê-ni điêu khắc.
Sau cùng, nhà vua đến phòng trưng bày của người Hy Lạp đã rất ngạc nhiên khi thấy chỉ có một bức tường bằng đá của căn phòng được đánh bóng đến độ khi nhìn vào bức tường, nhà vua đã nhìn thấy hình ảnh của mình được hiện lên rõ nét. Dĩ nhiên, giải nhất được trao cho đoàn nghệ nhân Hy Lạp, vì theo họ chỉ có nhà vua mới có thể họa được chân dung của chính mình.
Muốn họa lại chân dung của Chúa Ki-tô, mỗi người chúng ta cần phải mài giũa đánh bóng tâm hồn của mình sạch mọi tội lỗi và các thói hư. Một khi tâm hồn chúng ta đã nên trong sáng như gương, chúng ta sẽ có thể phản chiếu hình ảnh của Chúa khi nghe Lời Chúa và đón nhận Thánh Thể Chúa và giới thiệu Chúa cho tha nhân.
2) GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC CHÍNH LÀ MỘT THIÊN ĐÀNG TRẦN GIAN:
Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi người đều phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗ này: trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hoàn đói, từ đó họ trở nên căm thù nhau.
Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh phúc cho mình được mà không cần đến người khác, nên nếu ai cũng chỉ biết lo cho hạnh phúc của mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì thế, nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho nhau, tạo hạnh phúc cho nhau, thì ai nấy đều hạnh phúc.
3) PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CON CÁI HỮU HIỆU: LÀM TRƯỚC DẠY SAU:
Một hôm có một phụ nữ dắt theo một bé gái đến gặp MA-HÁT-MA GĂNG-ĐI (Mahatma Gandi) để xin ông một lời khuyên, để con bà bỏ thói hay ăn quà vặt. Găng-đi liền nói : Bà hãy đem nó về nhà và ba tuần sau hãy mang nó trở lại đây cho tôi”. Sau đúng ba tuần, bà ta lại dắt con đến như đã hẹn. Bấy giờ Găng-đi đã khuyên bảo đứa bé đúng như bà mẹ đã yêu cầu, rồi cho hai mẹ con về. Nhưng trước khi ra về, bà mẹ nêu thắc mắc: “Thưa ngài, tôi tưởng là ngài phải làm gì nhiều hơn chứ. Nếu chỉ là việc cho con gái tôi một lời khuyên thì sao ngài lại bắt tôi phải chờ đến ba tuần làm chi?” Bấy giờ Găng-đi mới ôn tồn trả lời: “Thưa bà, lần trước nghe lời bà yêu cầu, tự nhiên tôi cảm thấy xấu hổ, vì chính tôi cũng đang mắc tật xấu hay ăn quà vặt như con gái bà. Vì thế tôi không thể khuyên cháu đừng làm điều mà chính tôi đang mắc phải. Do đó, tôi đã phải hẹn với bà ba tuần sau trở lại, để trong ba tuần lễ đó, tôi cố bỏ tật xấu ấy, rồi mới dám cho cháu bé một lời khuyên như bà đã thấy”.
3.SUY NIỆM:
1) THÁNH GIA- GƯƠNG MẪU CỦA CÁC GIA ĐÌNH TÍN HỮU:
a) Tinh thần trách nhiệm lo cho gia đình và luôn cậy trông Thiên Chúa: Bấy giờ khi Hài Nhi Giê-su bị vua Hê-rô-đê tìm kiếm giết hại, Giu-se được sứ thần mộng báo đã lập tức trỗi dậy ngay lúc đêm tối, đem vợ con chạy trốn sang bên Ai-cập. Sau khi Hê-rô-đê băng hà, Giu-se lại vâng lệnh sứ thần đem Con Trẻ và Mẹ Người về làng Na-da-rét, để tránh vua mới là Ác-khê-lao tiếp tục tìm kiếm giết hại. Qua sự kiện này, ta thấy gia đình chúng ta cũng không tránh khỏi những cơn phong ba bão tố vùi dập. Các bậc gia trưởng hãy noi gương thánh Giu-se để luôn tin cậy và tuân phục thánh ý Thiên Chúa.
b) Vợ chồng cùng nhau cộng tác vượt qua nghịch cảnh: Trong cuộc sống, thánh gia cũng không tránh khỏi có những lúc gặp sóng gió, tưởng như con thuyền gia đình sắp tan vỡ. Chẳng hạn : Giu-se đã từng có lúc suy nghĩ và quyết định rời bỏ Ma-ri-a; Cũng có lúc khốn cùng, khi giu-se đưa Ma-ri-a về quê Be-lem khai sổ nhân danh, Ma-ri-a đã tới lúc sinh con, nhưng hai ông bà không tìm được chỗ nghỉ trong quán trọ, Giu-se phải đưa Ma-ri-a nghỉ tạm trong hang chiên cừu ngoài đồng vắng, và Hài Nhi Giê-su đã được sinh ra trong cảnh bần cùng. Có những lúc hai ông bà Giu-se Ma-ri-a phải chạy đôn chạy đáo lo lắng tìm Hài nhi bị lạc mà mãi ba ngày sau mới tìm thấy trong Đền Thờ. Nhất là có lúc Đức Ma-ri-a như bị dao sắc thâu qua trái tim, khi đứng dưới chân thập giá, chứng kiến người con yêu hấp hối và khi chết rồi còn bị tên lính cầm lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn… Như vậy, Thánh Gia cũng chẳng được ưu đãi hơn so với các gia đình khác, cũng phải trải qua nhiều nghịch cảnh… để nêu gương phấn đấu cho các gia đình tín hữu hôm nay.
2) NHỮNG NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GÂY ĐỔ VỠ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH:
Các gia đình hôm nay cũng có có thể gặp nguy cơ bị đổ vỡ hạnh phúc:
a) Do thái độ ích kỷ, lười biếng và vô trách nhiệm: khi vợ chồng không biết lo cái ăn cái mặc hay chỗ ở cho gia đình, dẫn đến thái độ vợ chồng khinh thường tranh cãi và giận hờn nhau.
b) Do các thói hư như rượu chè, cờ bạc, trai gái hút chích… Khi hai người ứng xử thiếu lịch sự tế nhị với nhau và với người thân, không thống nhất về cách nuôi dạy con cái, không tôn trọng nhau thể hiện qua việc một mình quyết định những việc quan trọng trong gia đình.
c) Do thiếu tình thương yêu giữa hai vợ chồng: Do không hâm nóng khiến tình yêu lâu ngày bị phai lạt, thể hiện qua việc không nói chuyện với nhau, mỗi người đi tìm thú vui với bạn bè ngoài gia đình hoặc chia sẻ tình cảm với người thứ ba… Nữ tu Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã nói về vấn đề này như sau: “Tôi nghĩ rằng không phải ai cũng ý thức về tầm quan trọng của gia đình. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì chắc chắn thế giới này sẽ khác”.
Thậy vậy, thế giới băng hoại vì có nhiều gia đình thiếu tình thương. Giới trẻ sở dĩ rơi vào thói xấu nghiện hút ma túy, phần lớn là do cha mẹ đã thiếu quan tâm dạy dỗ. Ước gì các gia đình chúng ta trở thành những mái ấm đầy tình yêu của Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
3) LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA ĐÌNH LUÔN SỐNG HÒA HỢP HẠNH PHÚC?
a) Mỗi người cần chu toàn trách nhiệm đối với gia đình: Một tờ báo ở Luân-đôn nước Anh đã mở một cuộc điều tra các ông chồng, yêu cầu các ông thành thật trả lời câu hỏi: “Trong gia đình bạn, ai là người thực sự có quyền làm chủ gia đình ?” Kết quả cho thấy có 80% câu trả lời: “Vợ tôi làm chủ”, 19% trả lời “Mẹ vợ tôi làm chủ”. Chỉ có 1% trả lời: “Chính tôi làm chủ, vì vợ tôi đã qua đời !” Như vậy, không lạ gì khi thấy sau Hoa Kỳ, Anh quốc có số gia đình ly hôn tỷ lệ cao nhất: Mỗi năm cứ hai đám cưới thì có một đám ly hôn.
b) Hãy chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau : Trong một buổi tĩnh tâm dành cho gia trưởng, nhưng cũng có nhiều bà vợ tham dự. Tới phần làm phép thánh giá, cha giảng phòng nói: “Ai có cây thánh giá cần làm phép yêu cầu mang lên gần gian cung thánh để được làm phép”. Bấy giờ một ông lão thay vì mang cây thánh giá thì lại cõng bà vợ bị tê liệt lên. Khi tới phiên, thay vì giơ cây thánh giá lên cho cha rẩy nước thánh thì ông lão lại bồng bà cụ lên trước sự ngạc nhiên của mọi người. Ông nói: “Thưa cha, đây là thánh giá của con. Xin cha làm phép để con được vác thánh giá này đến trọn đời !”.
c) Hãy biết tôn trọng nhau, năng trao đổi bàn bạc để thống nhất trong mọi việc như: Về cách giao tiếp với tha nhân, cách nuôi dạy con cái, sự mua sắm các vật dụng, công việc làm ăn sinh sống… Vì “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” và “Phu phụ hòa, gia đạo thịnh”.
d) Gia đình phải có bàn thờ Chúa: Cần lập một bàn thờ Chúa ở nơi trang trọng như tại phòng khách và duy trì giờ kinh tối gia đình hằng ngày. Trong giờ kinh tối tuy ngắn gọn, nhưng luôn có phần lắng nghe Lời Chúa và lần hạt chung cầu cho gia đình.
Tóm lại: Nếu gia đình có “Thiên Chúa là Tình Yêu” ngự trị, cHồng Yêu vợ, vợ yêu chồng, con cái thảo kính cha mẹ, anh chị em trong nhà biết nghĩ đến nhau và quan tâm đến nhau… thì chắc gia đình sẽ vượt qua được mọi thử thách, sẽ vui sống thuận hòa với nhau và gia đình sẽ chu toàn được sứ mệnh làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
4.THẢO LUẬN:
1) Nguyên nhân thường gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình là gì và phải làm gì để phòng tránh?
2) Bạn có đồng ý với câu người ta thường nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” hay không? Tại sao?
5.NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU, mỗi lần tham dự thánh lễ hôn phối, con thấy đôi tân hôn thật hạnh phúc. Với nét mặt rạng rỡ trong bộ y phục trắng tinh khôi, con thấy cô dâu sánh bước bên chú rể tiến đến trước bàn thờ cử hành hôn lễ như đang bước vào thiên đàng hạnh phúc. Nhưng rồi với năm tháng qua đi, con lại thấy gia đình họ trở thành hỏa ngục trần gian, khi “kẻ thì khóc lóc, người lại nghiến răng”. Xin giúp các đôi vợ chồng trẻ biết cách duy trì được tình yêu thuở ban đầu. Xin cho họ biết “cho đi hơn là nhận lãnh”, biết ân cần phục vụ lẫn nhau, quảng đại tha thứ và chịu đựng nhau… Nhờ đó gia đình tín hữu chúng con sẽ trở thành một thiên đàng tình yêu, là dấu chỉ sau này chúng con sẽ cùng được hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LỄ THÁNH GIA B
Hc 2,3-6,12-14; Cl 3,12-21; Lc 2,22-40
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Lc 2, 22-40:
(22) Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, (23) như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là thánh, dành cho Chúa, (24) và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con. (25) Và này đây tại Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-on. Ông là người công chính và sùng đạo. Ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. (26) Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. (27) Được Thần Khí dun dủi, ông lên Đền Thờ vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu tòan tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, (28) thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: (29) Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này, được an bình ra đi. (30) Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ, (31) Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. (32) Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngọai, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài”. (33) Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-on vừa nói về Người. (34) Ông Si-mê-Hon chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en phải vấp ngã hay được trỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. (35) Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra”. (36) Lại cũng có một ngôn sứ tên là An-na, con ông Pơ-nu-en, thuộc chi tộc A-sê. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, (37) rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. (38) Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. (39) Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét miền Ga-li-lê. (40) Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
2.Ý CHÍNH:
Tin mừng ghi lại việc Đức Ma-ri-a và Thánh Giu-se nêu gương sáng cho các bậc cha mẹ trong việc tuân giữ Luật Thiên Chúa qua việc các ngài đã dâng Hài Nhi Giê-su cho Thiên Chúa trong Đền thờ. Tại đây Hài Nhi Giê-su đã tỏ mình là Con Thiên Chúa cho ông gìa Si-mê-on và bà ngôn sứ An-na, đồng thời tỏ mình là một phàm nhân khi mang thân phận một trẻ thơ yếu đuối.
3.CHÚ THÍCH:
-C 22-24: +Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê: Luật Mô-sê dạy rằng: đàn bà sinh nở bị nhơ uế nên cần được thanh tẩy trong Đền thờ. Vì Hài Nhi Giê-su là con trai nên Đức Ma-ri-a phải lên Đền thờ làm lễ thanh tẩy vào ngày thứ 40 sau khi sinh theo như Luật dạy. +bà Ma-ri-a và ông Giuse đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là thánh, dành cho Chúa: Vì được Thiên Chúa cứu khỏi bị chết ở nước Ai cập trước biến cố Xuất Hành, nên sau này Luật Mô-sê qui định các con trai đầu lòng thuộc về Thiên Chúa và phải được dâng cho Thiên Chúa (x Xh 15, 2 và 12). +và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con: Theo luật Mô-sê (Lv 12,6-8) sản phụ phải dâng lễ vật để làm của lễ toàn thiêu và đền tội thay cho mình. Ở đây Ma-ri-a dâng lễ vật là một đôi chim câu, chứng tỏ ông bà thuộc thành phần nghèo. Việc dâng lễ vật này cho thấy Đức Ma-ri-a có lòng khiêm tốn vâng phục Luật Chúa truyền dạy, dù Mẹ đã được thụ thai và sinh con bởi quyền năng Thánh Thần, nên vẫn bảo tòan được đức trinh khiết.
-C 25-28: +Và này đây tại Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-on. Ông là người công chính và sùng đạo. Ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông: Si-mê-on là một người công chính và có lòng kính sợ Thiên Chúa thể hiện qua việc luôn tuân giữ Luật Mô-sê. Ông đang chờ đợi niềm an ủi của dân It-ra-en là sắp được đón nhận Đấng Thiên Sai. +Được Thần Khí dun dủi, ông lên Đền Thờ vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu tòan tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người: Si-mê-on được Thánh Thần soi sáng cho biết: ông sẽ được nhìn thấy Đấng Cứu Thế trước khi nhắm mắt. Quả thật, chính Thánh Thần đã thực hiện lời hứa khi thôi thúc ông đi lên Đền thờ đúng vào lúc cha me Hài Nhi Giê-su đưa Người lên Đền thờ để dâng tiến cho Thiên Chúa.
-C 29-32: +Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này, được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ, Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngọai, là vinh quang của Ít-ra-en dân Ngài”: Khi bồng ẵm Hài Nhi trên tay, Si-mê-on đã thốt lên bài ca mà ngày nay vẫn được Hội Thánh đọc trong giờ kinh tối mỗi ngày. Bài ca này gồm hai ý chính : Một là Si-mê-on đã được thỏa mãn khi bồng ẵm Đấng Cứu Thế được hứa sẽ đến, nên ông sẵn sàng nhắm mắt trong bình an thư thái. Hai là sứ mệnh của Đấng Cứu Thế dành cho mọi dân tộc chứ không chỉ dành riêng cho dân Do thái. Người sẽ trở thành ánh sáng chiếu soi muôn dân, phá tan mọi tăm tối để giúp mọi người nhận biết chân lý.
-C 33-35: +Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-on vừa nói về Người: Hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a kinh ngạc khi nghe ông già Si-mê-on cho biết sứ mệnh cao cả của Hài Nhi Giê-su là sẽ cứu độ muôn dân, là ánh sáng cho muôn dân. Đây là điều Ma-ri-a chưa được sứ thần Gáp-ri-en cho biết khi truyền tin. +Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en phải vấp ngã hay được trỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng: Si-mê-on tiết lộ cho Ma-ri-a về cách thế người đời đối xử với Chúa Ki-tô. Khi xuất hiện, Đức Giê-su sẽ chia thế giới thành hai phe: một phe tin yêu Người, còn phe kia thù ghét Người. Chính sự yêu hay ghét đó sẽ bộc lộ tâm tư của con người, cho thấy họ đứng về phía sự sự công chính chân thật hay ngả theo sự bất lương dối trá. +Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra: Riêng bà Ma-ri-a khi chứng kiến tất cả những sự thù ghét chống đối đó, sẽ bị đau khổ trong tâm hồn giống như bị một lưỡi gươm sắc bén đâm thâu vậy.
-C 36-40: +Lại cũng có một ngôn sứ tên là An-na…: Bà An-na được mệnh danh là ngôn sứ hay tiên tri, vì bà đã làm công việc của một ngôn sứ là tuyên sấm lời Thiên Chúa để kêu gọi người ta ăn năn sám hối và động viên họ phải làm việc thiện theo đường lối của Thiên Chúa. +Bà không rời bỏ Đền thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa: Bà An-na thực là một người đạo đức khi bà chuyên cần phục vụ Đền thờ và năng ăn chay cầu nguyện. +Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem: Bà được Thánh Thần soi sáng nhận biết Đấng Cứu Độ của dân Ít-ra-en. Bà cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa và đã đi loan báo tin mừng về Hài Nhi Cứu Thế cho hết những ai đang trông chờ ơn cứu độ của dân Ít-ra-en biết. +trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét miền Ga-li-lê: Từ đây Na-da-rét trở thành quê hương của Đức Giê-su và luôn gắn liền với tên gọi của Người. Sau này Phi-la-tô đã truyền gắn bản án ghi “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái” trên cây thập giá.
4.CÂU HỎI:
1) Bài Tin Mừng hôm nay nhằm dạy bài học gì về bản tính của Chúa Giê-su?
2) Luật Mô-sê quy định thế nào về sự nhơ uế của người phụ nữ sau khi sinh?
3) Luật Mô-sê dựa vào đâu để quy định khỏan luật về mọi con trai đầu lòng thuộc về Thiên Chúa nên phải dâng cho Thiên Chúa trong Đền thờ?
4) Qua lễ vật dâng cho Thiên Chúa để chuộc lại Hài Nhi Giê-su, chứng tỏ hai ông bà Giuse Ma-ri-a thuộc hạng giàu có hay nghèo khó trong xã hội Do thái đương thời?
5) Ông già Si-mê-on nói tiên tri thế nào về sứ mệnh của Hài Nhi Giê-su và về tương lai của Đức Ma-ri-a Mẹ Người?
6) Do đâu tác giả Tin mừng gán cho bà An-na danh hiệu ngôn sứ hay tiên tri? 7) Tại sao Đức Giê-su được gọi là Giê-su Na-da-rét?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập (Mt 2,14) :
2.CÂU CHUYỆN:
1) ĐÂU LÀ BỨC CHÂN DUNG HOÀN HẢO:
Một hôm hoàng đế của một vương quốc hùng mạnh có sở thích sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của nhân loại đã truyền mở một cuộc thi nghệ thuật kèm theo phần thưởng rất hậu hĩ. Nội dung của cuộc thi là khắc họa chân dung của nhà vua bằng các chất liệu khác nhau. Nghệ nhân từ khắp các nước nghe tin đã lũ lượt kéo đến tranh tài. Các nghệ nhân Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các loại đá hoa cương quí hiếm. Nghệ nhân người Ác-mê-ni thì mang theo một loại đất sét đặc biệt. Các nghệ nhân Ai Cập lại mang đủ loại đồ nghề và các khối đá cẩm thạch. Sau cùng, người ta rất ngạc nhiên khi thấy đoàn nghệ nhân Hy Lạp đến với một gói thuốc đánh bóng.
Mỗi phái đoàn được bố trí làm việc trong một phòng riêng. Khi thời gian thi kết thúc, hoàng đế cùng văn võ bá quan đã đi đến từng gian phòng của nghệ nhân để chấm điểm. Hoàng đế đã hết lời khen ngợi bức họa chân dung của ông được các nghệ nhân Ấn độ vẽ rất giống. Ông càng thán phục hơn khi nhìn thấy các pho tượng của mình được nghệ nhân Ai Cập và Ac-mê-ni điêu khắc.
Sau cùng, nhà vua đến phòng trưng bày của người Hy Lạp đã rất ngạc nhiên khi thấy chỉ có một bức tường bằng đá của căn phòng được đánh bóng đến độ khi nhìn vào bức tường, nhà vua đã nhìn thấy hình ảnh của mình được hiện lên rõ nét. Dĩ nhiên, giải nhất được trao cho đoàn nghệ nhân Hy Lạp, vì theo họ chỉ có nhà vua mới có thể họa được chân dung của chính mình.
Muốn họa lại chân dung của Chúa Ki-tô, mỗi người chúng ta cần phải mài giũa đánh bóng tâm hồn của mình sạch mọi tội lỗi và các thói hư. Một khi tâm hồn chúng ta đã nên trong sáng như gương, chúng ta sẽ có thể phản chiếu hình ảnh của Chúa khi nghe Lời Chúa và đón nhận Thánh Thể Chúa và giới thiệu Chúa cho tha nhân.
2) GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC CHÍNH LÀ MỘT THIÊN ĐÀNG TRẦN GIAN:
Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi người đều phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗ này: trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hoàn đói, từ đó họ trở nên căm thù nhau.
Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh phúc cho mình được mà không cần đến người khác, nên nếu ai cũng chỉ biết lo cho hạnh phúc của mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì thế, nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho nhau, tạo hạnh phúc cho nhau, thì ai nấy đều hạnh phúc.
3) PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CON CÁI HỮU HIỆU: LÀM TRƯỚC DẠY SAU:
Một hôm có một phụ nữ dắt theo một bé gái đến gặp MA-HÁT-MA GĂNG-ĐI (Mahatma Gandi) để xin ông một lời khuyên, để con bà bỏ thói hay ăn quà vặt. Găng-đi liền nói : Bà hãy đem nó về nhà và ba tuần sau hãy mang nó trở lại đây cho tôi”. Sau đúng ba tuần, bà ta lại dắt con đến như đã hẹn. Bấy giờ Găng-đi đã khuyên bảo đứa bé đúng như bà mẹ đã yêu cầu, rồi cho hai mẹ con về. Nhưng trước khi ra về, bà mẹ nêu thắc mắc: “Thưa ngài, tôi tưởng là ngài phải làm gì nhiều hơn chứ. Nếu chỉ là việc cho con gái tôi một lời khuyên thì sao ngài lại bắt tôi phải chờ đến ba tuần làm chi?” Bấy giờ Găng-đi mới ôn tồn trả lời: “Thưa bà, lần trước nghe lời bà yêu cầu, tự nhiên tôi cảm thấy xấu hổ, vì chính tôi cũng đang mắc tật xấu hay ăn quà vặt như con gái bà. Vì thế tôi không thể khuyên cháu đừng làm điều mà chính tôi đang mắc phải. Do đó, tôi đã phải hẹn với bà ba tuần sau trở lại, để trong ba tuần lễ đó, tôi cố bỏ tật xấu ấy, rồi mới dám cho cháu bé một lời khuyên như bà đã thấy”.
3.SUY NIỆM:
1) THÁNH GIA- GƯƠNG MẪU CỦA CÁC GIA ĐÌNH TÍN HỮU:
a) Tinh thần trách nhiệm lo cho gia đình và luôn cậy trông Thiên Chúa: Bấy giờ khi Hài Nhi Giê-su bị vua Hê-rô-đê tìm kiếm giết hại, Giu-se được sứ thần mộng báo đã lập tức trỗi dậy ngay lúc đêm tối, đem vợ con chạy trốn sang bên Ai-cập. Sau khi Hê-rô-đê băng hà, Giu-se lại vâng lệnh sứ thần đem Con Trẻ và Mẹ Người về làng Na-da-rét, để tránh vua mới là Ác-khê-lao tiếp tục tìm kiếm giết hại. Qua sự kiện này, ta thấy gia đình chúng ta cũng không tránh khỏi những cơn phong ba bão tố vùi dập. Các bậc gia trưởng hãy noi gương thánh Giu-se để luôn tin cậy và tuân phục thánh ý Thiên Chúa.
b) Vợ chồng cùng nhau cộng tác vượt qua nghịch cảnh: Trong cuộc sống, thánh gia cũng không tránh khỏi có những lúc gặp sóng gió, tưởng như con thuyền gia đình sắp tan vỡ. Chẳng hạn : Giu-se đã từng có lúc suy nghĩ và quyết định rời bỏ Ma-ri-a; Cũng có lúc khốn cùng, khi giu-se đưa Ma-ri-a về quê Be-lem khai sổ nhân danh, Ma-ri-a đã tới lúc sinh con, nhưng hai ông bà không tìm được chỗ nghỉ trong quán trọ, Giu-se phải đưa Ma-ri-a nghỉ tạm trong hang chiên cừu ngoài đồng vắng, và Hài Nhi Giê-su đã được sinh ra trong cảnh bần cùng. Có những lúc hai ông bà Giu-se Ma-ri-a phải chạy đôn chạy đáo lo lắng tìm Hài nhi bị lạc mà mãi ba ngày sau mới tìm thấy trong Đền Thờ. Nhất là có lúc Đức Ma-ri-a như bị dao sắc thâu qua trái tim, khi đứng dưới chân thập giá, chứng kiến người con yêu hấp hối và khi chết rồi còn bị tên lính cầm lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn… Như vậy, Thánh Gia cũng chẳng được ưu đãi hơn so với các gia đình khác, cũng phải trải qua nhiều nghịch cảnh… để nêu gương phấn đấu cho các gia đình tín hữu hôm nay.
2) NHỮNG NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GÂY ĐỔ VỠ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH:
Các gia đình hôm nay cũng có có thể gặp nguy cơ bị đổ vỡ hạnh phúc:
a) Do thái độ ích kỷ, lười biếng và vô trách nhiệm: khi vợ chồng không biết lo cái ăn cái mặc hay chỗ ở cho gia đình, dẫn đến thái độ vợ chồng khinh thường tranh cãi và giận hờn nhau.
b) Do các thói hư như rượu chè, cờ bạc, trai gái hút chích… Khi hai người ứng xử thiếu lịch sự tế nhị với nhau và với người thân, không thống nhất về cách nuôi dạy con cái, không tôn trọng nhau thể hiện qua việc một mình quyết định những việc quan trọng trong gia đình.
c) Do thiếu tình thương yêu giữa hai vợ chồng: Do không hâm nóng khiến tình yêu lâu ngày bị phai lạt, thể hiện qua việc không nói chuyện với nhau, mỗi người đi tìm thú vui với bạn bè ngoài gia đình hoặc chia sẻ tình cảm với người thứ ba… Nữ tu Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã nói về vấn đề này như sau: “Tôi nghĩ rằng không phải ai cũng ý thức về tầm quan trọng của gia đình. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì chắc chắn thế giới này sẽ khác”.
Thậy vậy, thế giới băng hoại vì có nhiều gia đình thiếu tình thương. Giới trẻ sở dĩ rơi vào thói xấu nghiện hút ma túy, phần lớn là do cha mẹ đã thiếu quan tâm dạy dỗ. Ước gì các gia đình chúng ta trở thành những mái ấm đầy tình yêu của Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
3) LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA ĐÌNH LUÔN SỐNG HÒA HỢP HẠNH PHÚC?
a) Mỗi người cần chu toàn trách nhiệm đối với gia đình: Một tờ báo ở Luân-đôn nước Anh đã mở một cuộc điều tra các ông chồng, yêu cầu các ông thành thật trả lời câu hỏi: “Trong gia đình bạn, ai là người thực sự có quyền làm chủ gia đình ?” Kết quả cho thấy có 80% câu trả lời: “Vợ tôi làm chủ”, 19% trả lời “Mẹ vợ tôi làm chủ”. Chỉ có 1% trả lời: “Chính tôi làm chủ, vì vợ tôi đã qua đời !” Như vậy, không lạ gì khi thấy sau Hoa Kỳ, Anh quốc có số gia đình ly hôn tỷ lệ cao nhất: Mỗi năm cứ hai đám cưới thì có một đám ly hôn.
b) Hãy chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau : Trong một buổi tĩnh tâm dành cho gia trưởng, nhưng cũng có nhiều bà vợ tham dự. Tới phần làm phép thánh giá, cha giảng phòng nói: “Ai có cây thánh giá cần làm phép yêu cầu mang lên gần gian cung thánh để được làm phép”. Bấy giờ một ông lão thay vì mang cây thánh giá thì lại cõng bà vợ bị tê liệt lên. Khi tới phiên, thay vì giơ cây thánh giá lên cho cha rẩy nước thánh thì ông lão lại bồng bà cụ lên trước sự ngạc nhiên của mọi người. Ông nói: “Thưa cha, đây là thánh giá của con. Xin cha làm phép để con được vác thánh giá này đến trọn đời !”.
c) Hãy biết tôn trọng nhau, năng trao đổi bàn bạc để thống nhất trong mọi việc như: Về cách giao tiếp với tha nhân, cách nuôi dạy con cái, sự mua sắm các vật dụng, công việc làm ăn sinh sống… Vì “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” và “Phu phụ hòa, gia đạo thịnh”.
d) Gia đình phải có bàn thờ Chúa: Cần lập một bàn thờ Chúa ở nơi trang trọng như tại phòng khách và duy trì giờ kinh tối gia đình hằng ngày. Trong giờ kinh tối tuy ngắn gọn, nhưng luôn có phần lắng nghe Lời Chúa và lần hạt chung cầu cho gia đình.
Tóm lại: Nếu gia đình có “Thiên Chúa là Tình Yêu” ngự trị, cHồng Yêu vợ, vợ yêu chồng, con cái thảo kính cha mẹ, anh chị em trong nhà biết nghĩ đến nhau và quan tâm đến nhau… thì chắc gia đình sẽ vượt qua được mọi thử thách, sẽ vui sống thuận hòa với nhau và gia đình sẽ chu toàn được sứ mệnh làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
4.THẢO LUẬN:
1) Nguyên nhân thường gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình là gì và phải làm gì để phòng tránh?
2) Bạn có đồng ý với câu người ta thường nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” hay không? Tại sao?
5.NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU, mỗi lần tham dự thánh lễ hôn phối, con thấy đôi tân hôn thật hạnh phúc. Với nét mặt rạng rỡ trong bộ y phục trắng tinh khôi, con thấy cô dâu sánh bước bên chú rể tiến đến trước bàn thờ cử hành hôn lễ như đang bước vào thiên đàng hạnh phúc. Nhưng rồi với năm tháng qua đi, con lại thấy gia đình họ trở thành hỏa ngục trần gian, khi “kẻ thì khóc lóc, người lại nghiến răng”. Xin giúp các đôi vợ chồng trẻ biết cách duy trì được tình yêu thuở ban đầu. Xin cho họ biết “cho đi hơn là nhận lãnh”, biết ân cần phục vụ lẫn nhau, quảng đại tha thứ và chịu đựng nhau… Nhờ đó gia đình tín hữu chúng con sẽ trở thành một thiên đàng tình yêu, là dấu chỉ sau này chúng con sẽ cùng được hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Để nên con thảo của Mẹ Maria
Lm Đan Vinh
05:28 29/12/2017
LỄ MẸ THIÊN CHÚA
Ds 6,22-27 ; Gl 4,4-7 ; Lc 2,16-21
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 2,15-21.
(15) Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. (16) Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (17) Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (18) Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. (19) Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (20) Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (21) Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ Cắt Bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su. Đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng Mẹ.
2. Ý CHÍNH: Các mục đồng liền vội vã lên đường đi tìm Đấng Cứu Thế theo dấu chỉ thiên sứ cho biết (x Lc 2,12), và họ đã gặp được Hài Nhi mới sinh, cùng với cha mẹ Người là hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a (c 16). Sau đó tới ngày thứ tám, là lễ Cắt Bì và Hài Nhi được đặt tên là Giê-su, đúng như lời thiên thần truyền tin cho trinh nữ Ma-ri-a (x Lc 1,31).
3. CHÚ THÍCH:
- C 8-9: +Trong vùng ấy có những người chăn chiên...: Sau khi bà Ma-ri-a sinh con trong cảnh khó nghèo tại Bê-lem, các mục đồng vốn là những kẻ nghèo hèn sống bên lề xã hội Do thái và luôn bị khinh dể vì không giữ Luật Mô-sê, nhưng đã được ưu tiên đón nhận Tin Mừng.
- C 10-14: +“Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại...”...: Những người nghèo khó, đau khổ và bị bỏ rơi vốn bị thua thiệt thì giờ đây lại được Chúa chúc phúc (x Mt 5,3.5.7).
- C 16: +“Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ”: Ở đây, Lu-ca kể theo thứ tự tư nhiên: Ma-ri-a, Giu-se và Hài Nhi. Nhưng đúng ra phải được kể theo thứ tự siêu nhiên như sau: Hài Nhi Giê-su, Ma-ri-a và Giu-se. Vì Hài Nhi là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a là Đấng thánh được nhiều đặc ân làm Mẹ Đấng Thiên Sai.
- C 19: +Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”: Ma-ri-a để tâm suy gẫm để tìm ra ý nghĩa của những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời Chúa Giê-sù, qua đó khám phá ra thánh ý Thiên Chúa muốn mình phải làm gì để đáp lại tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
- C 21: +Phép Cắt Bì: Cắt bì là cắt một ít da thừa nơi bộ phận sinh dục của bé trai. Luật Mô-sê quy định phép cắt bì phải được thực hiện vào ngày thứ tám sau khi đứa trẻ chào đời (x Lv 12,3). Đây là một lễ nghi tôn giáo được thực hiện với con dao bằng đá (x Gs 5,2). Việc chảy máu như một dấu chỉ tượng trưng cho “máu giao ước giữa Đức Chúa với dân Ít-ra-en (x Xh 4,26). Qua nghi lễ này đứa trẻ được chính thức gia nhập vào dân riêng của Đức Chúa và được cha mẹ đặt tên, giống như trẻ Gio-an đã được chịu phép cắt bì và đặt tên (x Lc 1,59-63).
- C 21: +Tên gọi Giê-su: Trong Tin Mừng Mát-thêu, khi hiện ra với ông Giu-se trong giấc mộng, Thiên thần đã lệnh cho ông hãy làm cha của con trẻ khi truyền cho ông đặt tên Giê-su cho đứa trẻ do Ma-ri-a sắp sinh, “vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội của họ” (Mt 1,21.25).
4. CÂU HỎI:
1) Những người chăn chiên là hạng người nào?
2) qua sự kiện các mục đồng nghèo khó được loan báo Tin Mừng trườc tiên, chúng ta có thể rút ra bài học gì về tình thương cứu độ của Thiên Chúa?
3) Lu-ca kể ra ba nhân vật trong thánh gia theo thứ tự tự nhiên, đang khi nếu xét về đức tin thì phải theo thứ tự nào?
4) Cắt Bì là gì? Ai được chịu phép Cắt Bì? Nghi lễ này được củ hành khi nào và nhằm mục đích gì?
5) Tên Giê-su do ai đã đặt cho hài nhi khi truyền tin? Tên ấy nghĩa là gì? Còn trong Tin Mừng Mat-thêu thì thiên thần đã lệnh cho ai đặt tên cho con trẻ là Giê-su (x Mt 1,21.25) ?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,27)
2. CÂU CHUYỆN:
1) ROSE KENNEDY LÀ MẸ CỦA MỘT VỊ TỔNG THỐNG HOA KỲ:
Ngày 20 tháng giêng 1961 John Kennedy làm Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Một người Công Giáo đầu tiên giữ chức vụ chóp bu. Trong ngày nhậm chức, có mặt tất cả dòng họ Kennedy, cùng bà mẹ đứng một chỗ danh dự. Vào lúc John Kennedy thề nhậm chức và trở thành Tổng Thống thì Rose Kennedy cũng trở thành Mẹ của một Tổng Thống Hoa Kỳ.
Khi bà sinh John vào năm 1917, Bà đã cho đất nước Hoa kỳ một con người mà sau này sẽ làm Tổng Thống. Bà không sinh ra một con người Tổng Thống, nhưng bà thật sự là mẹ của một vị Tổng Thống.
2) MẸ MA-RI-A LUÔN CỨU GIÚP NHỮNG KẺ CẬY TRÔNG VÀO MẸ:
Trưa ngày 12 tháng 10 năm 1972, một chiếc phi cơ chở 45 giáo viên và học sinh đi từ Mông-tê-viu đến Săng-chi-a-gô nước Chi-Lê thi đấu thể thao đã bị rớt khi bay qua dãy núi Ăng-đét và vỡ ra nhiều mảnh. Có 28 học sinh còn sống sót. Khi màn đêm buông xuống, 28 học sinh này đã ngồi tụm lại bên nhau trong một khoang máy bay. Cũng may, trên phi cơ vẫn còn một số đồ ăn như thịt nguội, bánh mì và rượu vang... kèm theo một chiếc ra-đi-ô cát-xét. Nhờ chiếc ra-đi-ô này mà họ có thể theo dõi cuộc cứu hộ đang triển khai tại các quốc gia trong vùng này. Sau tám ngày, họ nghe được các đoàn cứu hộ báo cáo không thể tìm ra chiếc máy bay gặp nạn và không hy vọng còn hành khách nào sống sót. Thế là các nạn nhân hiểu rằng: họ có sống được hay không là do quyết tâm của chính họ.
Ít ngày sau, thêm 12 người nữa theo nhau qua đời do bệnh viêm màng phổi vì không chịu được giá rét khủng khiếp. Đoàn người còn lại 16 người. Bây giờ họ chỉ còn biết trông chờ phép lạ. Thế là cả 16 học sinh này quyết định họp nhau cầu nguyện vào mỗi tối. Vào khoảng 9 giờ tối, khi trăng bắt đầu mọc trên triền núi, thì mọi người ngồi quây quần đọc chung kinh Mân Côi. Giờ kinh được tiếp tục bằng lời cầu tự phát và hát các bài thánh ca. Cuối cùng kết thúc bằng kinh Hãy Nhớ để nài xin Mẹ Chúa Trời thương cứu giúp. Những buổi cầu nguyện như thế trở thành nguồn động lực lớn lao giúp các học sinh hy vọng sẽ được cứu thoát. Thấm thoát đã sang tuần lễ thứ tám. Thời tiết bắt đầu bớt băng giá. Hai cậu khỏe nhất trong bọn và có kinh nghiệm leo núi quyết định sẽ leo xuống núi cầu cứu. Cuộc hành trình của họ vô cùng khó khăn nguy hiểm. Cũng may họ tìm được một cuộn dây thừng bằng ny-lông và dùng làm dây an toàn để leo xuống vách núi đá trơn trượt. Chỉ cần bất cẩn một chút là cả hai sẽ lao xuống vực thẳm. Mọi người còn lại đều hợp ý cầu xin Mẹ Ma-ri-a nâng đỡ cho hai bạn được an toàn. Chín ngày sau, hai cậu đã xuống được đến một trạm kiểm soát ở dưới chân núi, và ít giờ sau, đã có hai chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện trên đỉnh núi cao để cứu mười bốn học sinh còn lại. Nhờ sự thành tín kêu cầu Đức Ma-ri-a, mà các học sinh này đã sống được tới 70 ngày trên đỉnh núi cao giá lạnh, đang khi không ai trong các thân nhân của họ hy vọng họ còn sống và có ngày sẽ trở về. Suốt 70 ngày gian khổ trên núi, 16 cậu học sinh này đã cảm nghiệm được rằng: Đức Ma-ri-a không những là Mẹ Thiên Chúa, mà Người còn là Mẹ của tất cả những ai thành tâm tin cậy cầu xin với Ngài.
3. THẢO LUẬN:
1) Môn đệ Gio-an đã rước Đức Ma-ri-a về nhà mình mà phụng dưỡng. Còn chúng ta hôm nay phải làm gì để tỏ lòng hiếu kính đối với Mẹ Ma-ri-a và trở nên con ngoan hiếu thảo của Mẹ?
2) Ngày nay khi gặp gian nan thử thách, các đôi vợ chồng cần làm gì để được Mẹ Thiên Chúa trợ giúp?
4. SUY NIỆM:
1) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ THIÊN CHÚA VÀ MẸ HỘI THÁNH:
- Đức Ma-ri-a đã được bà Ê-li-sa-bét khi được đầy ơn Thánh Thần đã ca tụng như sau: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1,43). Thân Mẫu Chúa tôi hay là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm, là Emma-nu-en “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Đức Maria không sinh ra Thiên tính của Chúa Giê-su. Mẹ chỉ là một nữ tỳ của Thiên Chúa, nhưng đã được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ Đấng Cứu Thế Giê-su vừa là người phàm, vừa là Con Thiên Chúa. Đó là chân lý chúng ta mừng lễ hôm nay.
- Thánh Phao-lô đã viết trong thư Ga-la-ta như sau: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Như vậy, khi sinh hạ Chúa Giê-su Con Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a cũng hạ sinh một nhân loại mới được ơn cứu độ là Hội Thánh, trong đó gồm mọi tín hữu chúng ta. Vì Chúa Giê-su là đầu của nhiệm thể của Người là Hội Thánh, nên nếu Đức Ma-ri-a đã sinh ra Đầu thì Mẹ cũng sinh ra thân mình là các tín hữu chúng ta.
- Rồi khi đứng dưới chân thập giá, Đức Ma-ri-a được Chúa Giê-su trăn trối làm mẹ của môn đệ Gio-an đại diện cho Hội Thánh. Tin Mừng thuật lại như sau: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là con của Bà. Rồi Người nới với môn đệ: Đây là mẹ của anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,26-27). Câu này cho thấy Gio-an là đại diện Hội Thánh đã tiếp nhận Đức Ma-ri-a làm mẹ và rước Mẹ về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Thầy Giê-su.
2) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN CON THẢO CỦA MẸ MA-RI-A ? :
- Yêu mến Mẹ Ma-ri-a: Chúng ta có bổn phận yêu mến biết ơn Mẹ Ma-ri-a vì Mẹ đã đón nhận ơn cứu độ khi Mẹ thưa “Xin Vâng” với sứ thần. Sau khi có Chúa, Mẹ đã đem Thai Nhi Giê-su đến chia sẻ cho gia đình Gia-ca-ri-a, làm cho thai nhi Gio-an nhẩy mừng trong dạ mẹ vì đã nhận được ơn cứu độ. Sau khi sinh con tại Be-lem, Đức Ma-ri-a luôn gắn bó mật thiết với Hài Nhi Giê-su khi tiếp đón các mục đồng đến viếng thăm. Mẹ cũng thay cho Hài Nhi tiếp nhận ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược do các đạo sĩ từ Đông phương đến kính viếng.
- Tin cậy Mẹ hằng cứu giúp: Mẹ Ma-ri-a luôn yêu thương chăm sóc giúp đỡ những ai có lòng cậy trông yêu mến Mẹ và vâng lời Mẹ làm theo lời Chúa Giê-su truyền, noi gương các người giúp việc tại tiệc cưới Ca-na xưa (x. Ga 2,1-11). Trước tòa Chúa phán xét sau này, Mẹ sẽ làm trạng sư bầu chữa đắc lực để Chúa tha tội cho chúng ta và ban hạnh phúc Nước Trời đời đời cho chúng ta.
- Hãy chạy đến với Đức Maria: Với vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ có đủ khả năng để bầu cử và giúp đỡ chúng ta. Với địa vị làm mẹ chúng ta, Mẹ có dư tình thương, để sẵn sàng thực hiện những điều chúng ta van xin, như kinh Hãy Nhớ: “Lạy Thánh nữ đồng trinh Ma-ri-a là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời…”
Thánh Bê-na-đô cũng đã nói: “Kêu cầu Mẹ, chúng ta sẽ không bao giờ bị nhầm đường lạc lối”.
- Học tập các nhân đức của Mẹ: Hãy luôn sống kết hiệp với Chúa Cha bằng sự cầu nguyện, chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu ý Chúa muốn bằng việc “suy đi nghĩ lại trong lòng” và cúi đầu “Xin Vâng”. Sau khi được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã cùng Thai Nhi Cứu Thế đi thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét, và ban ơn cứu độ cho thai nhi Gio-an. Đức Ma-ri-a luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa, Mẹ cũng luôn dâng lời ngợi khen chúc tụng thánh danh Đức Chúa; Mẹ còn trung thành bước theo chân Chúa Giê-su trên đường thánh giá và đứng bên thánh giá Chúa để hiệp công đền tội loài người, và đã đón nhận những lời trăn trối cuối cùng của Chúa.
- Hiệp cùng Mẹ làm giờ kinh tối chung gia đình hằng ngày: Ngày nay Mẹ Ma-ri-a vẫn luôn hiện diện để cầu bầu cho các gia đình biết tin cậy phó thác vào Chúa. Mẹ cũng sẽ giúp họ vượt qua các thử thách trong cuộc sống. Nếu có lúc nào đó tình yêu bị nhạt phai như nước lã, Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa Giê-su biến nên rượu nồng. Điều quan trọng là các gia đình cần lập bàn thờ Chúa nơi phòng khách để đọc kinh tối chung, cùng lắng nghe Lời Chúa và cầu xin thực thi ý Chúa.
3) KẾT HIỆP VỚI MẸ THIÊN CHÚA XÂY DỰNG TRỜI MỚI ĐẤT MỚI:
- Trong ngày đầu năm mới hôm nay, Hội Thánh kêu gọi mọi người chúng ta hãy cầu nguyện cho hoà bình thế giới, cầu cho mọi người biết sống chan hòa yêu thương nhau trong sự vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, mỗi người biết quên mình phục vụ lẫn nhau để kiến tạo một nền hòa bình viên mãn. Hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh mà còn là hoà hợp yêu thương nhau.
- Hôm nay Hội Thánh cũng mời gọi mọi tín hữu chúng ta cùng hợp tác với Mẹ Ma-ri-a cưu mang và sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang chắc chắn đòi sự nhẫn nại hy sinh. Sinh hạ cũng đòi chúng ta phải biết chấp nhận gian khổ. Nhưng nếu mỗi người đều vâng phục thánh ý Thiên Chúa, biết sống hòa hợp và sẵn sàng hy sinh quên mình phục vụ… thì chúng ta sẽ có thể góp phần kiến tạo một Trời Mới Đất Mới, một thế giới mới công bình nhân ái và chan hòa hạnh phúc.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết luôn tìm Chúa, lắng nghe Lời Chúa để biết phải sống thế nào. Xin cho chúng con mỗi ngày biết năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở nên môn đệ trung tín của Chúa, luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời, để họ thấy các việc lành chúng con làm mà ngợi khen Cha trên trời. Xin cho chúng con luôn kết hiệp với Mẹ Ma-ri-a “làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Ds 6,22-27 ; Gl 4,4-7 ; Lc 2,16-21
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 2,15-21.
(15) Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. (16) Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (17) Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (18) Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. (19) Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (20) Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (21) Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ Cắt Bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su. Đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng Mẹ.
2. Ý CHÍNH: Các mục đồng liền vội vã lên đường đi tìm Đấng Cứu Thế theo dấu chỉ thiên sứ cho biết (x Lc 2,12), và họ đã gặp được Hài Nhi mới sinh, cùng với cha mẹ Người là hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a (c 16). Sau đó tới ngày thứ tám, là lễ Cắt Bì và Hài Nhi được đặt tên là Giê-su, đúng như lời thiên thần truyền tin cho trinh nữ Ma-ri-a (x Lc 1,31).
3. CHÚ THÍCH:
- C 8-9: +Trong vùng ấy có những người chăn chiên...: Sau khi bà Ma-ri-a sinh con trong cảnh khó nghèo tại Bê-lem, các mục đồng vốn là những kẻ nghèo hèn sống bên lề xã hội Do thái và luôn bị khinh dể vì không giữ Luật Mô-sê, nhưng đã được ưu tiên đón nhận Tin Mừng.
- C 10-14: +“Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại...”...: Những người nghèo khó, đau khổ và bị bỏ rơi vốn bị thua thiệt thì giờ đây lại được Chúa chúc phúc (x Mt 5,3.5.7).
- C 16: +“Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ”: Ở đây, Lu-ca kể theo thứ tự tư nhiên: Ma-ri-a, Giu-se và Hài Nhi. Nhưng đúng ra phải được kể theo thứ tự siêu nhiên như sau: Hài Nhi Giê-su, Ma-ri-a và Giu-se. Vì Hài Nhi là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a là Đấng thánh được nhiều đặc ân làm Mẹ Đấng Thiên Sai.
- C 19: +Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”: Ma-ri-a để tâm suy gẫm để tìm ra ý nghĩa của những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời Chúa Giê-sù, qua đó khám phá ra thánh ý Thiên Chúa muốn mình phải làm gì để đáp lại tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
- C 21: +Phép Cắt Bì: Cắt bì là cắt một ít da thừa nơi bộ phận sinh dục của bé trai. Luật Mô-sê quy định phép cắt bì phải được thực hiện vào ngày thứ tám sau khi đứa trẻ chào đời (x Lv 12,3). Đây là một lễ nghi tôn giáo được thực hiện với con dao bằng đá (x Gs 5,2). Việc chảy máu như một dấu chỉ tượng trưng cho “máu giao ước giữa Đức Chúa với dân Ít-ra-en (x Xh 4,26). Qua nghi lễ này đứa trẻ được chính thức gia nhập vào dân riêng của Đức Chúa và được cha mẹ đặt tên, giống như trẻ Gio-an đã được chịu phép cắt bì và đặt tên (x Lc 1,59-63).
- C 21: +Tên gọi Giê-su: Trong Tin Mừng Mát-thêu, khi hiện ra với ông Giu-se trong giấc mộng, Thiên thần đã lệnh cho ông hãy làm cha của con trẻ khi truyền cho ông đặt tên Giê-su cho đứa trẻ do Ma-ri-a sắp sinh, “vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội của họ” (Mt 1,21.25).
4. CÂU HỎI:
1) Những người chăn chiên là hạng người nào?
2) qua sự kiện các mục đồng nghèo khó được loan báo Tin Mừng trườc tiên, chúng ta có thể rút ra bài học gì về tình thương cứu độ của Thiên Chúa?
3) Lu-ca kể ra ba nhân vật trong thánh gia theo thứ tự tự nhiên, đang khi nếu xét về đức tin thì phải theo thứ tự nào?
4) Cắt Bì là gì? Ai được chịu phép Cắt Bì? Nghi lễ này được củ hành khi nào và nhằm mục đích gì?
5) Tên Giê-su do ai đã đặt cho hài nhi khi truyền tin? Tên ấy nghĩa là gì? Còn trong Tin Mừng Mat-thêu thì thiên thần đã lệnh cho ai đặt tên cho con trẻ là Giê-su (x Mt 1,21.25) ?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,27)
2. CÂU CHUYỆN:
1) ROSE KENNEDY LÀ MẸ CỦA MỘT VỊ TỔNG THỐNG HOA KỲ:
Ngày 20 tháng giêng 1961 John Kennedy làm Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Một người Công Giáo đầu tiên giữ chức vụ chóp bu. Trong ngày nhậm chức, có mặt tất cả dòng họ Kennedy, cùng bà mẹ đứng một chỗ danh dự. Vào lúc John Kennedy thề nhậm chức và trở thành Tổng Thống thì Rose Kennedy cũng trở thành Mẹ của một Tổng Thống Hoa Kỳ.
Khi bà sinh John vào năm 1917, Bà đã cho đất nước Hoa kỳ một con người mà sau này sẽ làm Tổng Thống. Bà không sinh ra một con người Tổng Thống, nhưng bà thật sự là mẹ của một vị Tổng Thống.
2) MẸ MA-RI-A LUÔN CỨU GIÚP NHỮNG KẺ CẬY TRÔNG VÀO MẸ:
Trưa ngày 12 tháng 10 năm 1972, một chiếc phi cơ chở 45 giáo viên và học sinh đi từ Mông-tê-viu đến Săng-chi-a-gô nước Chi-Lê thi đấu thể thao đã bị rớt khi bay qua dãy núi Ăng-đét và vỡ ra nhiều mảnh. Có 28 học sinh còn sống sót. Khi màn đêm buông xuống, 28 học sinh này đã ngồi tụm lại bên nhau trong một khoang máy bay. Cũng may, trên phi cơ vẫn còn một số đồ ăn như thịt nguội, bánh mì và rượu vang... kèm theo một chiếc ra-đi-ô cát-xét. Nhờ chiếc ra-đi-ô này mà họ có thể theo dõi cuộc cứu hộ đang triển khai tại các quốc gia trong vùng này. Sau tám ngày, họ nghe được các đoàn cứu hộ báo cáo không thể tìm ra chiếc máy bay gặp nạn và không hy vọng còn hành khách nào sống sót. Thế là các nạn nhân hiểu rằng: họ có sống được hay không là do quyết tâm của chính họ.
Ít ngày sau, thêm 12 người nữa theo nhau qua đời do bệnh viêm màng phổi vì không chịu được giá rét khủng khiếp. Đoàn người còn lại 16 người. Bây giờ họ chỉ còn biết trông chờ phép lạ. Thế là cả 16 học sinh này quyết định họp nhau cầu nguyện vào mỗi tối. Vào khoảng 9 giờ tối, khi trăng bắt đầu mọc trên triền núi, thì mọi người ngồi quây quần đọc chung kinh Mân Côi. Giờ kinh được tiếp tục bằng lời cầu tự phát và hát các bài thánh ca. Cuối cùng kết thúc bằng kinh Hãy Nhớ để nài xin Mẹ Chúa Trời thương cứu giúp. Những buổi cầu nguyện như thế trở thành nguồn động lực lớn lao giúp các học sinh hy vọng sẽ được cứu thoát. Thấm thoát đã sang tuần lễ thứ tám. Thời tiết bắt đầu bớt băng giá. Hai cậu khỏe nhất trong bọn và có kinh nghiệm leo núi quyết định sẽ leo xuống núi cầu cứu. Cuộc hành trình của họ vô cùng khó khăn nguy hiểm. Cũng may họ tìm được một cuộn dây thừng bằng ny-lông và dùng làm dây an toàn để leo xuống vách núi đá trơn trượt. Chỉ cần bất cẩn một chút là cả hai sẽ lao xuống vực thẳm. Mọi người còn lại đều hợp ý cầu xin Mẹ Ma-ri-a nâng đỡ cho hai bạn được an toàn. Chín ngày sau, hai cậu đã xuống được đến một trạm kiểm soát ở dưới chân núi, và ít giờ sau, đã có hai chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện trên đỉnh núi cao để cứu mười bốn học sinh còn lại. Nhờ sự thành tín kêu cầu Đức Ma-ri-a, mà các học sinh này đã sống được tới 70 ngày trên đỉnh núi cao giá lạnh, đang khi không ai trong các thân nhân của họ hy vọng họ còn sống và có ngày sẽ trở về. Suốt 70 ngày gian khổ trên núi, 16 cậu học sinh này đã cảm nghiệm được rằng: Đức Ma-ri-a không những là Mẹ Thiên Chúa, mà Người còn là Mẹ của tất cả những ai thành tâm tin cậy cầu xin với Ngài.
3. THẢO LUẬN:
1) Môn đệ Gio-an đã rước Đức Ma-ri-a về nhà mình mà phụng dưỡng. Còn chúng ta hôm nay phải làm gì để tỏ lòng hiếu kính đối với Mẹ Ma-ri-a và trở nên con ngoan hiếu thảo của Mẹ?
2) Ngày nay khi gặp gian nan thử thách, các đôi vợ chồng cần làm gì để được Mẹ Thiên Chúa trợ giúp?
4. SUY NIỆM:
1) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ THIÊN CHÚA VÀ MẸ HỘI THÁNH:
- Đức Ma-ri-a đã được bà Ê-li-sa-bét khi được đầy ơn Thánh Thần đã ca tụng như sau: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1,43). Thân Mẫu Chúa tôi hay là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm, là Emma-nu-en “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Đức Maria không sinh ra Thiên tính của Chúa Giê-su. Mẹ chỉ là một nữ tỳ của Thiên Chúa, nhưng đã được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ Đấng Cứu Thế Giê-su vừa là người phàm, vừa là Con Thiên Chúa. Đó là chân lý chúng ta mừng lễ hôm nay.
- Thánh Phao-lô đã viết trong thư Ga-la-ta như sau: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Như vậy, khi sinh hạ Chúa Giê-su Con Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a cũng hạ sinh một nhân loại mới được ơn cứu độ là Hội Thánh, trong đó gồm mọi tín hữu chúng ta. Vì Chúa Giê-su là đầu của nhiệm thể của Người là Hội Thánh, nên nếu Đức Ma-ri-a đã sinh ra Đầu thì Mẹ cũng sinh ra thân mình là các tín hữu chúng ta.
- Rồi khi đứng dưới chân thập giá, Đức Ma-ri-a được Chúa Giê-su trăn trối làm mẹ của môn đệ Gio-an đại diện cho Hội Thánh. Tin Mừng thuật lại như sau: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là con của Bà. Rồi Người nới với môn đệ: Đây là mẹ của anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,26-27). Câu này cho thấy Gio-an là đại diện Hội Thánh đã tiếp nhận Đức Ma-ri-a làm mẹ và rước Mẹ về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Thầy Giê-su.
2) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN CON THẢO CỦA MẸ MA-RI-A ? :
- Yêu mến Mẹ Ma-ri-a: Chúng ta có bổn phận yêu mến biết ơn Mẹ Ma-ri-a vì Mẹ đã đón nhận ơn cứu độ khi Mẹ thưa “Xin Vâng” với sứ thần. Sau khi có Chúa, Mẹ đã đem Thai Nhi Giê-su đến chia sẻ cho gia đình Gia-ca-ri-a, làm cho thai nhi Gio-an nhẩy mừng trong dạ mẹ vì đã nhận được ơn cứu độ. Sau khi sinh con tại Be-lem, Đức Ma-ri-a luôn gắn bó mật thiết với Hài Nhi Giê-su khi tiếp đón các mục đồng đến viếng thăm. Mẹ cũng thay cho Hài Nhi tiếp nhận ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược do các đạo sĩ từ Đông phương đến kính viếng.
- Tin cậy Mẹ hằng cứu giúp: Mẹ Ma-ri-a luôn yêu thương chăm sóc giúp đỡ những ai có lòng cậy trông yêu mến Mẹ và vâng lời Mẹ làm theo lời Chúa Giê-su truyền, noi gương các người giúp việc tại tiệc cưới Ca-na xưa (x. Ga 2,1-11). Trước tòa Chúa phán xét sau này, Mẹ sẽ làm trạng sư bầu chữa đắc lực để Chúa tha tội cho chúng ta và ban hạnh phúc Nước Trời đời đời cho chúng ta.
- Hãy chạy đến với Đức Maria: Với vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ có đủ khả năng để bầu cử và giúp đỡ chúng ta. Với địa vị làm mẹ chúng ta, Mẹ có dư tình thương, để sẵn sàng thực hiện những điều chúng ta van xin, như kinh Hãy Nhớ: “Lạy Thánh nữ đồng trinh Ma-ri-a là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời…”
Thánh Bê-na-đô cũng đã nói: “Kêu cầu Mẹ, chúng ta sẽ không bao giờ bị nhầm đường lạc lối”.
- Học tập các nhân đức của Mẹ: Hãy luôn sống kết hiệp với Chúa Cha bằng sự cầu nguyện, chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu ý Chúa muốn bằng việc “suy đi nghĩ lại trong lòng” và cúi đầu “Xin Vâng”. Sau khi được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã cùng Thai Nhi Cứu Thế đi thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét, và ban ơn cứu độ cho thai nhi Gio-an. Đức Ma-ri-a luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa, Mẹ cũng luôn dâng lời ngợi khen chúc tụng thánh danh Đức Chúa; Mẹ còn trung thành bước theo chân Chúa Giê-su trên đường thánh giá và đứng bên thánh giá Chúa để hiệp công đền tội loài người, và đã đón nhận những lời trăn trối cuối cùng của Chúa.
- Hiệp cùng Mẹ làm giờ kinh tối chung gia đình hằng ngày: Ngày nay Mẹ Ma-ri-a vẫn luôn hiện diện để cầu bầu cho các gia đình biết tin cậy phó thác vào Chúa. Mẹ cũng sẽ giúp họ vượt qua các thử thách trong cuộc sống. Nếu có lúc nào đó tình yêu bị nhạt phai như nước lã, Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa Giê-su biến nên rượu nồng. Điều quan trọng là các gia đình cần lập bàn thờ Chúa nơi phòng khách để đọc kinh tối chung, cùng lắng nghe Lời Chúa và cầu xin thực thi ý Chúa.
3) KẾT HIỆP VỚI MẸ THIÊN CHÚA XÂY DỰNG TRỜI MỚI ĐẤT MỚI:
- Trong ngày đầu năm mới hôm nay, Hội Thánh kêu gọi mọi người chúng ta hãy cầu nguyện cho hoà bình thế giới, cầu cho mọi người biết sống chan hòa yêu thương nhau trong sự vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, mỗi người biết quên mình phục vụ lẫn nhau để kiến tạo một nền hòa bình viên mãn. Hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh mà còn là hoà hợp yêu thương nhau.
- Hôm nay Hội Thánh cũng mời gọi mọi tín hữu chúng ta cùng hợp tác với Mẹ Ma-ri-a cưu mang và sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang chắc chắn đòi sự nhẫn nại hy sinh. Sinh hạ cũng đòi chúng ta phải biết chấp nhận gian khổ. Nhưng nếu mỗi người đều vâng phục thánh ý Thiên Chúa, biết sống hòa hợp và sẵn sàng hy sinh quên mình phục vụ… thì chúng ta sẽ có thể góp phần kiến tạo một Trời Mới Đất Mới, một thế giới mới công bình nhân ái và chan hòa hạnh phúc.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết luôn tìm Chúa, lắng nghe Lời Chúa để biết phải sống thế nào. Xin cho chúng con mỗi ngày biết năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở nên môn đệ trung tín của Chúa, luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời, để họ thấy các việc lành chúng con làm mà ngợi khen Cha trên trời. Xin cho chúng con luôn kết hiệp với Mẹ Ma-ri-a “làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Lễ Thánh Gia Thất Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:07 29/12/2017
VUÔNG TRÒN BA MỐI TƯƠNG QUAN
Gia đình, hai từ nghe thật thân thương vì từ thưở tạo thiên lập địa và cho đến tận cùng lịch sử vì nó mãi là nôi ấm cho ta chào đời, làm người và là tế bào nền tảng của xã hội. Không ai có thể chối bỏ vai trò nền tảng căn bản của gia đình. Để nhấn mạnh điều này, Chúa Nhật ngay sau Lễ Giáng Sinh, Hội Thánh cho chúng ta kính nhớ Gia đình thánh : Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Tuần tự theo ba bài đọc phần Phụng Vụ Lời Chúa, xin chia sẻ đôi điều về gia đình với ba mối tương quan theo ba chiều: chiều đi lên, chiều đi ngang và chiều đi xuống.
1.Chiều đi lên: Ai kính sợ Chúa thì thảo kính cha mẹ, ông bà.
Bài trích sách Đức Huấn Ca trích đọc trong thánh Lễ hôm nay chủ yếu nhắn nhủ ta biết hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà cha mẹ trong tình thảo hiếu. Đạo thảo hiếu ở đây được đề cập bằng việc yêu mến, vâng lời các đấng sinh thành, đồng thời chăm chuyên phụng dưỡng các ngài khi tuổi đời các ngài đã về chiều. Để khuyến khích lòng thảo hiếu, tác giả sách Huấn Ca gợi mở những những kết quả thu được khi sống đạo thảo hiếu đó là sẽ được đền bù tội lỗi, cầu xin sẽ được nhậm lời, sẽ được trường thọ…Quả là những điều tốt đẹp đáng ao ước, tuy nhiên vẫn còn đó chút gì vị kỷ khi ta sống đạo hiếu thảo, nghĩa là thảo kính các bậc tiên tổ vì lợi ích của mình.
Xin được bổ sung một trong những cách thế tỏ bày tình thảo hiếu có lẽ đẹp lòng tổ tiên ông bà cha mẹ hơn cả. Đó là hãy biết làm rạng rỡ gia phong bằng chính cuộc sống ngay chính và hữu ích của mình. Chúng ta đừng quên, hễ một ai đó lỡ phạm điều gian ác hoặc sống bất lương thì khi phê phán họ, người ta thường lấy ông bà, cha mẹ họ ra để rủa nguyền. Và ngược lại trước một con người sống ngay chính, làm nhiều điều hữu ích cho tha nhân và xã hội thì khi tôn vinh họ người ta không quên tán dương công đức cha mẹ, tổ tiên ông bà.
2.Chiều đi ngang: Trên hết mọi sự anh em hãy có đức yêu thương.
Để làm nổi rõ tình yêu thương trong đời sống phu phụ, thánh Phaolô tông đồ xác định rằng các đôi hôn nhân được kêu gọi để làm nên một thân thể. Họ không còn phải là hai nhưng là một huyết nhục. Được mời gọi nên thánh trong đời sống chung, hẳn các đôi hôn nhân có nhiều thuận lợi nhưng khó khăn cũng nhiều khôn xiết. Thuận vợ thuận chồng thì tát biển Đông cũng cạn. Có người đồng hành, có bạn tri âm, tri kỷ thì tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua. Tuy nhiên bên cạnh hoàn cảnh sống chung làm gia tăng sức mạnh thì cảnh đời sống chung cũng khó tránh khỏi nhiều đụng chạm hữu ý hay vô tình. Chính vì thế thánh tông đồ đã khuyên nhủ những người trong bậc sống hôn nhân rằng hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại và hãy tha thứ cho nhau.
Xin được lấy lại lời của tổ tiên loài người khi chợt thấy người bạn đường trăm năm được Chúa dẫn đến: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”(St 2,23). Có ai ghét xương thịt mình bao giờ. Mình ơi, hai từ mà ông bà cha mẹ Việt Nam chúng ta vốn đã từng gọi nhau một cách nào đó nói lên xác tín này. Quả thật đời sống hôn nhân sẽ mãi mặn nồng êm ấm, cuộc sống phu phụ sẽ đơm kết hoa thơm trái ngọt khi vợ chồng luôn biết xem nhau là mình.
3. Chiều đi xuống: tận sức, hết lòng vì đàn con.
Bài Tin Mừng Thánh Matthêu tường thuật sự kiện thánh Giuse đã không ngại bao gian khó để bảo toàn sinh mạng của Hài Nhi Giêsu khi đem Con Trẻ và Mẹ Người đi lánh nạn bên Ai Cập. Dù là cha nuôi, nhưng thánh Giuse đã xem sự sống của Hài Nhi Giêsu như chính sự sống của bản thân mình.
Con cái là hoa trái tình yêu của mẹ cha, là bảo vật và là tương lai của gia đình. “Có vàng, vàng chẳng hay phô. Có con , con nói trầm trồ mẹ nghe”. “ Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cánh hoa, cho con cài lên ngực…” Tất cả là cho con cái. Đó là tấm lòng và ý hướng của những người cha, người mẹ đong đầy tình phụ tử, mẫu tử.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải biết lo cho con cái đúng cách và đúng hướng để con cái phát triển cách quân bình và toàn diện, cả về thể lý lẫn tinh thần, cả về mặt nhân bản lẫn khía cạnh tâm linh. Chính vì thế mà bổn phận của mẹ cha là không chỉ nuôi dưỡng con cái đủ đầy mà cần phải giáo dục hướng dẫn con cái thành người, thành người con Chúa cách trưởng thành và hoàn thiện.
Hai Tin mừng theo thánh Luca và Matthêu ghi rõ: chính mẹ Maria và thánh cả Giuse là người đặt tên cho con trẻ là Giêsu (x.Lc 1,31; Mt 1,25) Chúng ta đừng quên việc đặt tên theo nghĩa Thánh kinh nói lên việc giáo dục, đào tạo. Nhờ vâng nghe lời dạy bảo của Giuse, Maria, trẻ Giêsu đã lớn lên theo năm tháng càng thêm khôn ngoan, thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta (x.Lc 2,51-52).
Mừng Lễ Thánh gia Nagiaret, ước gì chúng ta, các gia đình biết tận tâm thực hiện vuông tròn ba mối tương quan như trên là thảo hiếu với mẹ cha, ông bà, tiên tổ, là yêu thương, tương kính lẫn nhau trong tình phu phụ và hết lòng chăm lo dưỡng dục con cái với cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm của đấng bậc sinh thành.
Khi gia đạo đã an hòa thì quốc gia sẽ thịnh trị và thiên hạ sẽ thái bình. Để có được điều này thì cả ba bài đọc hôm nay đều nhấn mạnh đến việc thực thi lời Chúa. Quả thật chính nhờ tuân giữ Lời Chúa thì ta mới có thể đảm đương các trách vụ cao trọng nhưng cũng đầy khó khăn trong đời sống hôn nhân - gia đình, nhất là trong thời đại hôm nay. “Phúc cho ai biết kính sợ Chúa và bước đi trong đường lối Người.” (Tv.127).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Gia đình, hai từ nghe thật thân thương vì từ thưở tạo thiên lập địa và cho đến tận cùng lịch sử vì nó mãi là nôi ấm cho ta chào đời, làm người và là tế bào nền tảng của xã hội. Không ai có thể chối bỏ vai trò nền tảng căn bản của gia đình. Để nhấn mạnh điều này, Chúa Nhật ngay sau Lễ Giáng Sinh, Hội Thánh cho chúng ta kính nhớ Gia đình thánh : Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Tuần tự theo ba bài đọc phần Phụng Vụ Lời Chúa, xin chia sẻ đôi điều về gia đình với ba mối tương quan theo ba chiều: chiều đi lên, chiều đi ngang và chiều đi xuống.
1.Chiều đi lên: Ai kính sợ Chúa thì thảo kính cha mẹ, ông bà.
Bài trích sách Đức Huấn Ca trích đọc trong thánh Lễ hôm nay chủ yếu nhắn nhủ ta biết hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà cha mẹ trong tình thảo hiếu. Đạo thảo hiếu ở đây được đề cập bằng việc yêu mến, vâng lời các đấng sinh thành, đồng thời chăm chuyên phụng dưỡng các ngài khi tuổi đời các ngài đã về chiều. Để khuyến khích lòng thảo hiếu, tác giả sách Huấn Ca gợi mở những những kết quả thu được khi sống đạo thảo hiếu đó là sẽ được đền bù tội lỗi, cầu xin sẽ được nhậm lời, sẽ được trường thọ…Quả là những điều tốt đẹp đáng ao ước, tuy nhiên vẫn còn đó chút gì vị kỷ khi ta sống đạo hiếu thảo, nghĩa là thảo kính các bậc tiên tổ vì lợi ích của mình.
Xin được bổ sung một trong những cách thế tỏ bày tình thảo hiếu có lẽ đẹp lòng tổ tiên ông bà cha mẹ hơn cả. Đó là hãy biết làm rạng rỡ gia phong bằng chính cuộc sống ngay chính và hữu ích của mình. Chúng ta đừng quên, hễ một ai đó lỡ phạm điều gian ác hoặc sống bất lương thì khi phê phán họ, người ta thường lấy ông bà, cha mẹ họ ra để rủa nguyền. Và ngược lại trước một con người sống ngay chính, làm nhiều điều hữu ích cho tha nhân và xã hội thì khi tôn vinh họ người ta không quên tán dương công đức cha mẹ, tổ tiên ông bà.
2.Chiều đi ngang: Trên hết mọi sự anh em hãy có đức yêu thương.
Để làm nổi rõ tình yêu thương trong đời sống phu phụ, thánh Phaolô tông đồ xác định rằng các đôi hôn nhân được kêu gọi để làm nên một thân thể. Họ không còn phải là hai nhưng là một huyết nhục. Được mời gọi nên thánh trong đời sống chung, hẳn các đôi hôn nhân có nhiều thuận lợi nhưng khó khăn cũng nhiều khôn xiết. Thuận vợ thuận chồng thì tát biển Đông cũng cạn. Có người đồng hành, có bạn tri âm, tri kỷ thì tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua. Tuy nhiên bên cạnh hoàn cảnh sống chung làm gia tăng sức mạnh thì cảnh đời sống chung cũng khó tránh khỏi nhiều đụng chạm hữu ý hay vô tình. Chính vì thế thánh tông đồ đã khuyên nhủ những người trong bậc sống hôn nhân rằng hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại và hãy tha thứ cho nhau.
Xin được lấy lại lời của tổ tiên loài người khi chợt thấy người bạn đường trăm năm được Chúa dẫn đến: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”(St 2,23). Có ai ghét xương thịt mình bao giờ. Mình ơi, hai từ mà ông bà cha mẹ Việt Nam chúng ta vốn đã từng gọi nhau một cách nào đó nói lên xác tín này. Quả thật đời sống hôn nhân sẽ mãi mặn nồng êm ấm, cuộc sống phu phụ sẽ đơm kết hoa thơm trái ngọt khi vợ chồng luôn biết xem nhau là mình.
3. Chiều đi xuống: tận sức, hết lòng vì đàn con.
Bài Tin Mừng Thánh Matthêu tường thuật sự kiện thánh Giuse đã không ngại bao gian khó để bảo toàn sinh mạng của Hài Nhi Giêsu khi đem Con Trẻ và Mẹ Người đi lánh nạn bên Ai Cập. Dù là cha nuôi, nhưng thánh Giuse đã xem sự sống của Hài Nhi Giêsu như chính sự sống của bản thân mình.
Con cái là hoa trái tình yêu của mẹ cha, là bảo vật và là tương lai của gia đình. “Có vàng, vàng chẳng hay phô. Có con , con nói trầm trồ mẹ nghe”. “ Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cánh hoa, cho con cài lên ngực…” Tất cả là cho con cái. Đó là tấm lòng và ý hướng của những người cha, người mẹ đong đầy tình phụ tử, mẫu tử.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải biết lo cho con cái đúng cách và đúng hướng để con cái phát triển cách quân bình và toàn diện, cả về thể lý lẫn tinh thần, cả về mặt nhân bản lẫn khía cạnh tâm linh. Chính vì thế mà bổn phận của mẹ cha là không chỉ nuôi dưỡng con cái đủ đầy mà cần phải giáo dục hướng dẫn con cái thành người, thành người con Chúa cách trưởng thành và hoàn thiện.
Hai Tin mừng theo thánh Luca và Matthêu ghi rõ: chính mẹ Maria và thánh cả Giuse là người đặt tên cho con trẻ là Giêsu (x.Lc 1,31; Mt 1,25) Chúng ta đừng quên việc đặt tên theo nghĩa Thánh kinh nói lên việc giáo dục, đào tạo. Nhờ vâng nghe lời dạy bảo của Giuse, Maria, trẻ Giêsu đã lớn lên theo năm tháng càng thêm khôn ngoan, thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta (x.Lc 2,51-52).
Mừng Lễ Thánh gia Nagiaret, ước gì chúng ta, các gia đình biết tận tâm thực hiện vuông tròn ba mối tương quan như trên là thảo hiếu với mẹ cha, ông bà, tiên tổ, là yêu thương, tương kính lẫn nhau trong tình phu phụ và hết lòng chăm lo dưỡng dục con cái với cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm của đấng bậc sinh thành.
Khi gia đạo đã an hòa thì quốc gia sẽ thịnh trị và thiên hạ sẽ thái bình. Để có được điều này thì cả ba bài đọc hôm nay đều nhấn mạnh đến việc thực thi lời Chúa. Quả thật chính nhờ tuân giữ Lời Chúa thì ta mới có thể đảm đương các trách vụ cao trọng nhưng cũng đầy khó khăn trong đời sống hôn nhân - gia đình, nhất là trong thời đại hôm nay. “Phúc cho ai biết kính sợ Chúa và bước đi trong đường lối Người.” (Tv.127).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa B. 1.1.2018
Lm Francis Lý văn Ca
19:01 29/12/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trước thềm năm mới 2018, Giáo Hội mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không ngoài mục đích bộc lộ tình con thảo hiếu đối với Mẹ hiền.
Hôm nay cũng là ngày kết thúc tuần bát nhật Lễ Giáng Sinh. Cách nay đúng 1 tuần, Mẹ đã ban cho trần gian Đấng Cứu Thế, từ đó Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. Trong chu kỳ phụng vụ, trong một năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Thiên Chúa đã yêu thương trần gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Chính người nữ nầy đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa. Cho nên, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nói lên vai trò làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, của mỗi người trong chúng ta. Chính vì sự quan trọng nầy mà Giáo Hội muốn đặt lễ Kính Mẹ lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ. Tháh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn con cái quây quần bên hang đá Bêlem với gia đình thánh gia, trong ngày đầu năm nầy, để dâng lên Mẹ một năm mới sắp đến cho Chúa Cha toàn năng. Chúng ta cầu xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ, ban cho Cộng Đoàn-Xứ Đạo, gia đình, cá nhân, Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa. Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, và là Mẹ của mỗi người trong chúng ta, bằng bài ca sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thầy cả thượng phẩm thời Cựu Ước cầu xin Thiên Chúa Giavê chúc lành cho dân Dothái. Trước thềm năm mới dương lịch, chúng ta cùng quây quần nơi đây, để dâng lên Thiên Chúa thánh lễ đầu năm, cùng với linh mục của thời Tân Ước, xin Thiên Chúa chúc lành cho con cái của Ngài nơi trần gian.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa quá yêu thương trần gian nên đã sai Con Ngài giáng sinh bởi người phụ nữ, người phụ nữ đó, ngày hôm nay Giáo Hội tôn vinh là Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãnh diện vì có được người Mẹ đó, vì Mẹ luôn cầu bầu cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Mẹ Maria đã thực thi những điều luật dạy, trong việc dâng hài nhi Giêsu trong đền thánh và chịu phép cắt bì. Đối với những bậc làm cha mẹ, noi gương Mẹ, đừng thờ ơ trong việc lo cho con cái lãnh nhận bí tích rửa tội, sau khi sinh theo luật Giáo Hội là 1 tháng.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Nhân dịp ngày đầu năm, chúng ta tạ ơn Chúa vì ơn của Ngài đã ban qua sự giáng sinh của Con yêu dấu là Đức Giêsu Kitô. Qua sự cầu bầu của Mẹ, chúng ta tin rằng Chúa sẽ tiếp tục ban muôn ơn lành cho Giáo Hội và thế giới trong năm mới nầy:
1, Thế giới chúng ta đã trải qua một năm với biết bao là tai ương khủng khiếp. Chúng ta dâng lên Chúa tất cả trong sự quan phòng của Chúa Cha Toàn Năng của môt năm mới đang đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin cho Quê Hương và Giáo Hội Mẹ. Xin ban cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới được muôn ơn lành, những thân bằng quyến thuộc của chúng ta được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa chúc lành mọi gia đình Công Giáo của chúng ta. Xin cũng ban ơn cho những cá nhân hay gia đình gặp buồn phiền, luôn có Mẹ an ủi, phù trì. Xin Chúa cũng hiện diện bên những gia đình kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa ban ơn thánh, với sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới trong sự chúc phúc và chở che của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời, những tôi trung tớ nữ của Chúa, đã ra đi trong một năm đã qua. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng con bắt đầu một năm mới, xin Chúa cho Mẹ luôn hiện diện với chúng con, trong suốt năm mới nầy. Như chính Mẹ đã hiện diện với Chúa trong suốt quãng đời ấu thơ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trước thềm năm mới 2018, Giáo Hội mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không ngoài mục đích bộc lộ tình con thảo hiếu đối với Mẹ hiền.
Hôm nay cũng là ngày kết thúc tuần bát nhật Lễ Giáng Sinh. Cách nay đúng 1 tuần, Mẹ đã ban cho trần gian Đấng Cứu Thế, từ đó Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. Trong chu kỳ phụng vụ, trong một năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Thiên Chúa đã yêu thương trần gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Chính người nữ nầy đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa. Cho nên, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nói lên vai trò làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, của mỗi người trong chúng ta. Chính vì sự quan trọng nầy mà Giáo Hội muốn đặt lễ Kính Mẹ lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ. Tháh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn con cái quây quần bên hang đá Bêlem với gia đình thánh gia, trong ngày đầu năm nầy, để dâng lên Mẹ một năm mới sắp đến cho Chúa Cha toàn năng. Chúng ta cầu xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ, ban cho Cộng Đoàn-Xứ Đạo, gia đình, cá nhân, Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa. Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, và là Mẹ của mỗi người trong chúng ta, bằng bài ca sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thầy cả thượng phẩm thời Cựu Ước cầu xin Thiên Chúa Giavê chúc lành cho dân Dothái. Trước thềm năm mới dương lịch, chúng ta cùng quây quần nơi đây, để dâng lên Thiên Chúa thánh lễ đầu năm, cùng với linh mục của thời Tân Ước, xin Thiên Chúa chúc lành cho con cái của Ngài nơi trần gian.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa quá yêu thương trần gian nên đã sai Con Ngài giáng sinh bởi người phụ nữ, người phụ nữ đó, ngày hôm nay Giáo Hội tôn vinh là Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãnh diện vì có được người Mẹ đó, vì Mẹ luôn cầu bầu cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Mẹ Maria đã thực thi những điều luật dạy, trong việc dâng hài nhi Giêsu trong đền thánh và chịu phép cắt bì. Đối với những bậc làm cha mẹ, noi gương Mẹ, đừng thờ ơ trong việc lo cho con cái lãnh nhận bí tích rửa tội, sau khi sinh theo luật Giáo Hội là 1 tháng.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Nhân dịp ngày đầu năm, chúng ta tạ ơn Chúa vì ơn của Ngài đã ban qua sự giáng sinh của Con yêu dấu là Đức Giêsu Kitô. Qua sự cầu bầu của Mẹ, chúng ta tin rằng Chúa sẽ tiếp tục ban muôn ơn lành cho Giáo Hội và thế giới trong năm mới nầy:
1, Thế giới chúng ta đã trải qua một năm với biết bao là tai ương khủng khiếp. Chúng ta dâng lên Chúa tất cả trong sự quan phòng của Chúa Cha Toàn Năng của môt năm mới đang đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin cho Quê Hương và Giáo Hội Mẹ. Xin ban cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới được muôn ơn lành, những thân bằng quyến thuộc của chúng ta được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa chúc lành mọi gia đình Công Giáo của chúng ta. Xin cũng ban ơn cho những cá nhân hay gia đình gặp buồn phiền, luôn có Mẹ an ủi, phù trì. Xin Chúa cũng hiện diện bên những gia đình kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa ban ơn thánh, với sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới trong sự chúc phúc và chở che của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời, những tôi trung tớ nữ của Chúa, đã ra đi trong một năm đã qua. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng con bắt đầu một năm mới, xin Chúa cho Mẹ luôn hiện diện với chúng con, trong suốt năm mới nầy. Như chính Mẹ đã hiện diện với Chúa trong suốt quãng đời ấu thơ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Fides: Lần đầu tiên trong 50 năm qua, Kitô hữu được công khai đón mừng Giáng Sinh tại Yangon
Đặng Tự Do
07:53 29/12/2017
Các cộng đồng Kitô hữu ở Yangon, Công Giáo và Tin lành, đã công khai đón mừng Giáng sinh trên các đường phố của cố đô, lần đầu tiên trong 50 năm qua. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin ngày 29 tháng 12.
Trong quá khứ Kitô hữu đón Giáng sinh âm thầm và giới hạn trong phạm vi các bức tường của nhà thờ. Năm nay một số lễ hội, bao gồm cả những cuộc rước, đã diễn ra trên các đường phố của cố đô Yangon, đặc biệt từ ngày 23 đến 25 tháng 12 với sự cho phép đặc biệt của các cơ quan chính phủ tại Yangon.
Các lễ hội đã được bắt đầu vào ngày 23 tháng 12 tại Nhà thờ Chúa Ba Ngôi của Tin Lành Methodist và kết thúc vào ngày 25 tháng 12 với một phụng vụ trang trọng tại Nhà thờ Công Giáo Santa Maria ở Yangon, trước sự hiện diện của ông Henry Van Thio, phó tổng thống Cộng hòa Miến Điện.
Đức Giám Mục John Saw Yaw Han, Phụ tá Tổng Giáo phận Yangon, cho thông tấn xã Fides biết các Kitô hữu Miến Điện rất hạnh phúc với mùa lễ hội đầu tiên này. Ngài khuyến khích tất cả các Kitô hữu “đóng góp mọi cách cho hòa bình và thịnh vượng của quốc gia”.
Lễ hội Giáng sinh được khởi xướng với sự đồng ý của các quan chức cao cấp ở Yangon, với mục đích rõ ràng là “hoan nghênh chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Miến Điện hồi tháng 11 vừa qua và nhằm biểu lộ tình đoàn kết với các Kitô hữu ở Miến Điện và trên thế giới”.
Theo cuộc điều tra dân số năm 2014, toàn bộ dân số Miến Điện là 51,4 triệu người, và con số các Kitô hữu của tất cả các hệ phái Kitô là 3 triệu người.
Trong quá khứ Kitô hữu đón Giáng sinh âm thầm và giới hạn trong phạm vi các bức tường của nhà thờ. Năm nay một số lễ hội, bao gồm cả những cuộc rước, đã diễn ra trên các đường phố của cố đô Yangon, đặc biệt từ ngày 23 đến 25 tháng 12 với sự cho phép đặc biệt của các cơ quan chính phủ tại Yangon.
Các lễ hội đã được bắt đầu vào ngày 23 tháng 12 tại Nhà thờ Chúa Ba Ngôi của Tin Lành Methodist và kết thúc vào ngày 25 tháng 12 với một phụng vụ trang trọng tại Nhà thờ Công Giáo Santa Maria ở Yangon, trước sự hiện diện của ông Henry Van Thio, phó tổng thống Cộng hòa Miến Điện.
Đức Giám Mục John Saw Yaw Han, Phụ tá Tổng Giáo phận Yangon, cho thông tấn xã Fides biết các Kitô hữu Miến Điện rất hạnh phúc với mùa lễ hội đầu tiên này. Ngài khuyến khích tất cả các Kitô hữu “đóng góp mọi cách cho hòa bình và thịnh vượng của quốc gia”.
Lễ hội Giáng sinh được khởi xướng với sự đồng ý của các quan chức cao cấp ở Yangon, với mục đích rõ ràng là “hoan nghênh chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Miến Điện hồi tháng 11 vừa qua và nhằm biểu lộ tình đoàn kết với các Kitô hữu ở Miến Điện và trên thế giới”.
Theo cuộc điều tra dân số năm 2014, toàn bộ dân số Miến Điện là 51,4 triệu người, và con số các Kitô hữu của tất cả các hệ phái Kitô là 3 triệu người.
Báo Tòa Thánh cảnh báo nhiều phương tiện truyền thông đang bóp méo hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
08:21 29/12/2017
Sử gia Lucetta Scaraffia, người viết bài thường xuyên trên tờ Quan Sát Viên Rôma đã viết một bài có tính cách tổng kết khuynh hướng của các phương tiện truyền thông trong năm 2017 sắp kết thúc. Ông nhận định rằng chủ nghĩa tương đối mà Giáo hội phải đối diện trong những thập kỷ gần đây, đã sản sinh ra hiện tượng “post-truth” (sự thật có hậu ý) là điều rất khó đối đầu bởi vì nó “được phổ biến rất nhanh chóng và rất khó vạch trần.”
Trích dẫn nhà sử học người Pháp Marcel Guachet, là người khởi xướng ra thuật ngữ “post-truth”, để mô tả cách thức trong đó người ta chỉ đề cập đến những khía cạnh của sự thật có lợi cho việc lèo lái dư luận và bỏ qua những khía cạnh khác của sự thật; ông Scaraffia mô tả “sự thật có hậu ý” là “đứa con ngoại tình của thứ chính trị cắt cúp.”
Ông Scaraffia cho rằng các phương tiện truyền thông đang ráo riết xây dựng “hình ảnh một vị Giáo hoàng cấp tiến và phóng khoáng” bằng cách trích dẫn sai lạc bối cảnh những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhấn mạnh những trích dẫn này trong đầu đề nhưng lại bỏ qua các tuyên bố “phù hợp với truyền thống Kitô giáo”.
Các phương tiện truyền thông xã hội cũng đang lưu hành các bài phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha được gán cho là của Đức Giáo Hoàng.
Những tác động đó, theo Scaraffia, đã bóp méo hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vị Giáo Hoàng Á Căn Đình được miêu tả là “cách mạng và không thể tiên đoán được”, trong khi Giáo triều Rôma bị coi như “rõ ràng đã bị quỷ ám”.
Ông Scaraffia than thở rằng trong khi những văn bản của Đức Giáo Hoàng có sẵn cho những ai muốn đọc thì “rất ít người đọc bởi vì đa số họ tin vào giới truyền thông một cách mù quáng”.
Trích dẫn nhà sử học người Pháp Marcel Guachet, là người khởi xướng ra thuật ngữ “post-truth”, để mô tả cách thức trong đó người ta chỉ đề cập đến những khía cạnh của sự thật có lợi cho việc lèo lái dư luận và bỏ qua những khía cạnh khác của sự thật; ông Scaraffia mô tả “sự thật có hậu ý” là “đứa con ngoại tình của thứ chính trị cắt cúp.”
Ông Scaraffia cho rằng các phương tiện truyền thông đang ráo riết xây dựng “hình ảnh một vị Giáo hoàng cấp tiến và phóng khoáng” bằng cách trích dẫn sai lạc bối cảnh những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhấn mạnh những trích dẫn này trong đầu đề nhưng lại bỏ qua các tuyên bố “phù hợp với truyền thống Kitô giáo”.
Các phương tiện truyền thông xã hội cũng đang lưu hành các bài phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha được gán cho là của Đức Giáo Hoàng.
Những tác động đó, theo Scaraffia, đã bóp méo hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vị Giáo Hoàng Á Căn Đình được miêu tả là “cách mạng và không thể tiên đoán được”, trong khi Giáo triều Rôma bị coi như “rõ ràng đã bị quỷ ám”.
Ông Scaraffia than thở rằng trong khi những văn bản của Đức Giáo Hoàng có sẵn cho những ai muốn đọc thì “rất ít người đọc bởi vì đa số họ tin vào giới truyền thông một cách mù quáng”.
Chuyện phi thường: Đánh gục và biến một trung tâm phá thai thành phòng khám bệnh miễn phí của Công Giáo
Thúy Dung
08:49 29/12/2017
Các tổ chức phò sinh của Công Giáo Hoa Kỳ thường tổ chức các buổi cầu nguyện trước các trung tâm phá thai để ngăn cản các phụ nữ bước vào các trung tâm này. Phương thức này có khi không thực hiện được nếu các trung tâm phá thai xin được một “restraining order”, tức là một lệnh cấm không cho đến gần một phạm vi nào đó.
Khu vực công sở Manassas trên đường Forestwood Lane, Virginia, Hoa Kỳ có một trung tâm phá thai tên là Amethyst, là nơi đã từng giết hại khoảng 1,200 thai nhi mỗi năm. Để tránh những rắc rối về pháp luật, các tổ chức phò sinh đã mua một văn phòng sát cạnh trung tâm nhằm ngăn cản các phụ nữ có ý định phá thai.
Mỗi ngày có hàng chục các thành viên của các phong trào phò sinh đến đọc Kinh Mân Côi và khẩn khoản thuyết phục các phụ nữ đừng bước vào phòng khám phá thai bên cạnh.
Trước các hoạt động “phá đám” một cách hợp pháp của văn phòng bên cạnh, chủ nhân của trung tâm phá thai đã buộc phải đóng cửa vào tháng 9 năm 2015.
Nay thì giáo phận Arlington cho biết đã mua lại trung tâm phá thai Amethyst và từ ngày 6 tháng 12 vừa qua đã biến nó thành một phòng khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo có tên là “Mother of Mercy Free Medical Clinic”.
Khu vực công sở Manassas trên đường Forestwood Lane, Virginia, Hoa Kỳ có một trung tâm phá thai tên là Amethyst, là nơi đã từng giết hại khoảng 1,200 thai nhi mỗi năm. Để tránh những rắc rối về pháp luật, các tổ chức phò sinh đã mua một văn phòng sát cạnh trung tâm nhằm ngăn cản các phụ nữ có ý định phá thai.
Mỗi ngày có hàng chục các thành viên của các phong trào phò sinh đến đọc Kinh Mân Côi và khẩn khoản thuyết phục các phụ nữ đừng bước vào phòng khám phá thai bên cạnh.
Trước các hoạt động “phá đám” một cách hợp pháp của văn phòng bên cạnh, chủ nhân của trung tâm phá thai đã buộc phải đóng cửa vào tháng 9 năm 2015.
Nay thì giáo phận Arlington cho biết đã mua lại trung tâm phá thai Amethyst và từ ngày 6 tháng 12 vừa qua đã biến nó thành một phòng khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo có tên là “Mother of Mercy Free Medical Clinic”.
Khủng bố Hồi Giáo tấn công vào một nhà thờ Coptic tại thủ đô Cairo
Thành Tâm
16:41 29/12/2017
Hai trong số các nạn nhân là các cảnh sát viên. Một tay súng đã bị các lực lượng an ninh bắn chết tại chỗ, trong khi tên thứ hai trốn thoát được.
Mục tiêu của cuộc tấn công là Nhà thờ Coptic Mar Mina, nơi đang chuẩn bị để mừng Lễ Giáng sinh Chính Thống Giáo vào ngày 7 tháng Giêng.
Cuộc tấn công đã xảy ra mặc dù các nhà chức trách đã cảnh giác cao hàng ngày và các lực lượng phản ứng nhanh đã được triển khai. Vì thế, Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Ai Cập, nói với AsiaNews rằng “với tình hình này, lễ mừng Giáng Sinh của Giáo Hội Chính Thống Giáo có thể phải hủy bỏ. Chính quyền luôn ở mức báo động cao, dù thế, các mưu toan tấn công vẫn không thể bị loại trừ, đó là những gì đã xảy ra ngày hôm nay.”
Cha Rafic Greiche cho biết thêm một phái đoàn người Công Giáo đang thăm viếng nhà thờ và khu vực này để trao đổi những lời chúc tốt đẹp với các gia đình Chính Thống Giáo địa phương.
Các nhân chứng nói rằng lực lượng an ninh đã vô hiệu hóa một thắt lưng đầy bom của tên khủng bố bị bắn chết.
Trong một quốc gia có gần 95 triệu người đa số là Hồi giáo, các Kitô hữu Coptic chỉ chiếm khoảng 10 phần trăm dân số.
Năm ngoái, quốc gia này đã chứng kiến hàng loạt cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào Kitô hữu. Sự leo thang bạo lực gần như đã dẫn đến việc phải hủy bỏ chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ai Cập vào tháng Tư năm ngoái.
Tuy nhiên, vị giáo hoàng đã có thể viếng thăm đất nước nơi ngài đã gặp Tổng thống và đại diện của trường Đại Học Hồi Giáo al-Azhar lớn nhất thế giới và cử hành Thánh lễ trước hàng chục ngàn người.
Lễ Giáng sinh Công Giáo đã diễn ra giữa các biện pháp an ninh chặt chẽ, và may mắn là không có rắc rối nào được báo cáo dù các tín hữu tham dự chật đầy các nhà thờ.
Gần 3.4 triệu người theo dõi buổi hòa nhạc mừng Giáng Sinh tại Vatican
Thành Tâm
16:58 29/12/2017
Buổi hòa nhạc mừng Giáng Sinh tại Vatican để giúp các trẻ em bị bắt làm nô lệ và các nạn nhân thiếu nhi trên mạng Internet, được phát sóng trên đài truyền hình số 5 của Italia vào đêm 24 tháng 12 năm 2017, là một “thành công lớn”. Một phát ngôn viên của ban tổ chức đã cho biết.
Đây là chương trình được xem nhiều thứ hai trong đêm đó. Chương trình được xem nhiều nhất là Thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, được truyền hình trực tiếp bởi đài truyền hình quốc gia Ý RAI-Uno.
Buổi hòa nhạc từ thiện đã diễn ra vào ngày 16 tháng 12 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican, đã được theo dõi bởi 2,463,000 người xem truyền hình, tức là 14,6% cao hơn so với buổi hòa nhạc năm ngoái.
992,000 khán giả đã xem chương trình phát sóng vào đầu buổi chiều Giáng sinh tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, Á Căn Đình và một số quốc gia châu Âu.
Được sản xuất bởi chương trình Prime Time Promotions và được tổ chức bởi Quỹ Don Bosco in the World và Quỹ Giáo Hoàng “Scholas Occurrentes”, buổi hòa nhạc đã khởi động một chiến dịch gây quỹ để hỗ trợ hai dự án liên quan đến thế giới truyền thông kỹ thuật số.
Dự án đầu tiên là giải phóng các trẻ em đang bị làm nô lệ trong các mỏ coltan ở Congo để khai thác các khoáng sản cần thiết cho việc sản xuất máy tính và điện thoại thông minh.
Dự án thứ hai là chống lại sự bắt nạt trên mạng với các nghiên cứu nhằm bảo đảm một môi trường Internet lành mạnh cho các trẻ em.
Đây là chương trình được xem nhiều thứ hai trong đêm đó. Chương trình được xem nhiều nhất là Thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, được truyền hình trực tiếp bởi đài truyền hình quốc gia Ý RAI-Uno.
Buổi hòa nhạc từ thiện đã diễn ra vào ngày 16 tháng 12 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican, đã được theo dõi bởi 2,463,000 người xem truyền hình, tức là 14,6% cao hơn so với buổi hòa nhạc năm ngoái.
992,000 khán giả đã xem chương trình phát sóng vào đầu buổi chiều Giáng sinh tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, Á Căn Đình và một số quốc gia châu Âu.
Được sản xuất bởi chương trình Prime Time Promotions và được tổ chức bởi Quỹ Don Bosco in the World và Quỹ Giáo Hoàng “Scholas Occurrentes”, buổi hòa nhạc đã khởi động một chiến dịch gây quỹ để hỗ trợ hai dự án liên quan đến thế giới truyền thông kỹ thuật số.
Dự án đầu tiên là giải phóng các trẻ em đang bị làm nô lệ trong các mỏ coltan ở Congo để khai thác các khoáng sản cần thiết cho việc sản xuất máy tính và điện thoại thông minh.
Dự án thứ hai là chống lại sự bắt nạt trên mạng với các nghiên cứu nhằm bảo đảm một môi trường Internet lành mạnh cho các trẻ em.
Hoa Kỳ và Italia gởi quân sang Nigeria và Niger để tận diệt khủng bố Hồi Giáo Boko Haram
Thành Tâm
17:22 29/12/2017
Hôm thứ Tư 27 tháng 12, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nigeria, là ông Stuart Symington, đã trao cho Thống tướng Sadique Abubakar - Tư Lệnh Không quân Nigeria, quyết định của Hoa Kỳ bán các phản lực cơ chiến đấu A29 Super Tucano cho Nigeria trong một nỗ lực tận diệt khủng bố Hồi Giáo Boko Haram.
Từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã cung cấp các cố vấn Mỹ để huấn luyện chiến tranh du kích cho các quân nhân Nigeria. Tình hình tuy có được cải thiện ít nhiều, nhưng bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram vẫn có khả năng gây ra các cuộc tấn công ở miền Bắc nước này. Sau các cuộc tấn công, chúng lại rút qua biên giới với Niger.
Trong một diễn biến mới nhất hôm 28 tháng 12, một kẻ tên khủng bố đã nổ bom tự sát trong một khu chợ đông đúc ở miền Bắc Nigeria giết chết 6 người. Nhà cầm quyền cáo buộc tổ chức khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã gây ra vụ này.
Cuộc chiến do khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra đã khiến ít nhất 20,000 người chết và buộc 2.6 triệu người phải di tản từ năm 2009 đến nay.
Hôm thứ Tư 27 tháng 12, Thủ tướng Italia là ông Paolo Gentiloni cho biết ông sẽ đề nghị với quốc hội chuyển một số quân đang đóng tại Iraq tới Niger để chống lại nạn buôn lậu và bọn khủng bố Boko Haram.
Ông Gentiloni cho biết, sự hiện diện của 1,400 quân Italia ở Irak có thể được giảm bớt sau chiến thắng chống lại các chiến binh Hồi giáo và nên được triển khai tại vùng Sahel ở Tây Phi.
Từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã cung cấp các cố vấn Mỹ để huấn luyện chiến tranh du kích cho các quân nhân Nigeria. Tình hình tuy có được cải thiện ít nhiều, nhưng bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram vẫn có khả năng gây ra các cuộc tấn công ở miền Bắc nước này. Sau các cuộc tấn công, chúng lại rút qua biên giới với Niger.
Trong một diễn biến mới nhất hôm 28 tháng 12, một kẻ tên khủng bố đã nổ bom tự sát trong một khu chợ đông đúc ở miền Bắc Nigeria giết chết 6 người. Nhà cầm quyền cáo buộc tổ chức khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã gây ra vụ này.
Cuộc chiến do khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra đã khiến ít nhất 20,000 người chết và buộc 2.6 triệu người phải di tản từ năm 2009 đến nay.
Hôm thứ Tư 27 tháng 12, Thủ tướng Italia là ông Paolo Gentiloni cho biết ông sẽ đề nghị với quốc hội chuyển một số quân đang đóng tại Iraq tới Niger để chống lại nạn buôn lậu và bọn khủng bố Boko Haram.
Ông Gentiloni cho biết, sự hiện diện của 1,400 quân Italia ở Irak có thể được giảm bớt sau chiến thắng chống lại các chiến binh Hồi giáo và nên được triển khai tại vùng Sahel ở Tây Phi.
Báo Tòa Thánh than phiền Hoa Kỳ cắt giảm các đóng góp cho Liên Hiệp Quốc
Thành Tâm
17:44 29/12/2017
Tờ Quan Sát Viên Rôma đã có bài trên trang nhất số ra ngày 27 tháng 12 than phiền Hoa Kỳ cắt giảm các đóng góp cho Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng của tổ chức này liên quan đến tuyên bố của tổng thống Trump về tình trạng của thành thánh Giêrusalem.
193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức một phiên họp đặc biệt khẩn cấp vào ngày thứ Năm 21 tháng 12 theo yêu cầu của các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel. 128 nước đã bỏ phiếu chống lại quyết định của tổng thống Trump, 35 nước bỏ phiếu trống và 9 nước bày tỏ sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ.
Chỉ vài ngày sau đó, Hoa Kỳ đã lập tức cắt giảm một khoản đóng góp khổng lồ cho Liên Hiệp Quốc trị giá 285 triệu đô la trong tài khóa 2018.
Trong thông báo cắt giảm, Đại sứ Nikki Haley đổ lỗi cho Liên Hiệp Quốc vì sự bội chi ngân sách. Bà nói “Tính không hiệu quả và bội chi của Liên hợp quốc ai cũng biết. Chúng tôi sẽ không để cho sự quảng đại của người Mỹ bị lợi dụng hoặc không được kiểm soát. Việc giảm chi tiêu lịch sử này - và những động thái khác là nhằm hướng đến một Liên Hiệp Quốc hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn – Đó là một bước đi đúng hướng.”
Bà Haley cho biết có thể sẽ cắt giảm thêm ngân sách trong tương lai. Tổng thống Trump dự kiến sẽ chấm dứt việc tài trợ cho các chương trình thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc và sẽ cắt giảm 16 phần trăm nguồn tài trợ cho Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, còn được gọi là UNICEF”
Một phát ngôn viên của phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nói rằng “những cắt giảm đáng kể này là kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng qua ... không liên quan gì đến cuộc bỏ phiếu về Israel.”
193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức một phiên họp đặc biệt khẩn cấp vào ngày thứ Năm 21 tháng 12 theo yêu cầu của các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel. 128 nước đã bỏ phiếu chống lại quyết định của tổng thống Trump, 35 nước bỏ phiếu trống và 9 nước bày tỏ sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ.
Chỉ vài ngày sau đó, Hoa Kỳ đã lập tức cắt giảm một khoản đóng góp khổng lồ cho Liên Hiệp Quốc trị giá 285 triệu đô la trong tài khóa 2018.
Trong thông báo cắt giảm, Đại sứ Nikki Haley đổ lỗi cho Liên Hiệp Quốc vì sự bội chi ngân sách. Bà nói “Tính không hiệu quả và bội chi của Liên hợp quốc ai cũng biết. Chúng tôi sẽ không để cho sự quảng đại của người Mỹ bị lợi dụng hoặc không được kiểm soát. Việc giảm chi tiêu lịch sử này - và những động thái khác là nhằm hướng đến một Liên Hiệp Quốc hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn – Đó là một bước đi đúng hướng.”
Bà Haley cho biết có thể sẽ cắt giảm thêm ngân sách trong tương lai. Tổng thống Trump dự kiến sẽ chấm dứt việc tài trợ cho các chương trình thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc và sẽ cắt giảm 16 phần trăm nguồn tài trợ cho Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, còn được gọi là UNICEF”
Một phát ngôn viên của phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nói rằng “những cắt giảm đáng kể này là kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng qua ... không liên quan gì đến cuộc bỏ phiếu về Israel.”
Cuộc tranh luận về nền văn hóa súng ống tại Hoa Kỳ
Thành Tâm
18:18 29/12/2017
Sáng ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12, trong khi dân chúng đang tụ tập mừng lễ tại các nhà thờ một bọn trộm trộm đã đánh cắp 31 khẩu súng từ một cửa hàng ở Clarksville, Tennessee.
Các nhân viên đã tức tốc chạy đến cửa hàng Double Tap Tactical chưa đầy sáu phút sau khi được báo động, nhưng các tên trộm đã thoát thân.
Các camera của cửa hàng cho thấy 3 tên trộm đã phá cửa chính bằng búa. Sau đó, 3 tên trong những chiếc áo khoác trùm đầu đã đập vỡ các cửa kính của các gian trưng bày trước khi lùa vào những túi lớn các loại vũ khí.
Tổng cộng, những tên trộm đã đánh cắp 25 khẩu súng ngắn bán tự động, 3 súng lục ổ quay và 3 khẩu súng trường.
Vụ trộm súng ống này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về quyền sở hữu và mang vũ khí tại Mỹ.
Nền văn hoá súng ống đã ăn sâu trong xã hội Hoa Kỳ. Quyền sở hữu và mang vũ khí được bảo vệ bởi tu chính án thứ hai của hiến pháp Hoa Kỳ. Ước tính một phần ba các gia đình ở Mỹ có vũ khí.
Hoa Kỳ được coi là một kho vũ khí lớn nhất thế giới với 270 triệu đến 310 triệu khẩu súng được lưu hành. Đến nay, 30,000 người được ghi nhận đã chết vì súng do tự sát hay các cuộc nổ súng giết người hàng loạt.
Các cuộc tranh luận về kiểm soát súng hầu như không đi đến đâu và một tiểu bang lại có một luật riêng về quyền sở hữu và mang vũ khí. 40% các vụ mua bán súng là phi pháp. Các tổng thống Hoa Kỳ liên tục lặp lại các lời hứa về kiểm soát súng nhưng đều thất bại trước các tổ chức mua bán vũ khí.
Các nhân viên đã tức tốc chạy đến cửa hàng Double Tap Tactical chưa đầy sáu phút sau khi được báo động, nhưng các tên trộm đã thoát thân.
Các camera của cửa hàng cho thấy 3 tên trộm đã phá cửa chính bằng búa. Sau đó, 3 tên trong những chiếc áo khoác trùm đầu đã đập vỡ các cửa kính của các gian trưng bày trước khi lùa vào những túi lớn các loại vũ khí.
Tổng cộng, những tên trộm đã đánh cắp 25 khẩu súng ngắn bán tự động, 3 súng lục ổ quay và 3 khẩu súng trường.
Vụ trộm súng ống này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về quyền sở hữu và mang vũ khí tại Mỹ.
Nền văn hoá súng ống đã ăn sâu trong xã hội Hoa Kỳ. Quyền sở hữu và mang vũ khí được bảo vệ bởi tu chính án thứ hai của hiến pháp Hoa Kỳ. Ước tính một phần ba các gia đình ở Mỹ có vũ khí.
Hoa Kỳ được coi là một kho vũ khí lớn nhất thế giới với 270 triệu đến 310 triệu khẩu súng được lưu hành. Đến nay, 30,000 người được ghi nhận đã chết vì súng do tự sát hay các cuộc nổ súng giết người hàng loạt.
Các cuộc tranh luận về kiểm soát súng hầu như không đi đến đâu và một tiểu bang lại có một luật riêng về quyền sở hữu và mang vũ khí. 40% các vụ mua bán súng là phi pháp. Các tổng thống Hoa Kỳ liên tục lặp lại các lời hứa về kiểm soát súng nhưng đều thất bại trước các tổ chức mua bán vũ khí.
Các nữ tù nhân tại Chí Lợi chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
18:47 29/12/2017
Trong cuộc viếng thăm tại Santiago vào tháng Giêng 2018, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một nhà tù nữ. Thông tấn xã AFP đã thực hiện một cuộc phỏng vấn một số nữ tù nhân tại đây.
Một nữ tù nhân nói: “Mỗi lần tôi nói về chủ đề này tôi cảm thấy rất xúc động khi được ngài đến thăm tại đây, để được lọt vào mắt ngài, vì ngài mang đến bình an, tình yêu và sự kiện là ngài đã chọn viếng thăm cách riêng một nhà tù nữ khiến tôi vui mừng, tự hào, hạnh phúc và phấn khởi”
Một nữ tù nhân khác còn rất trẻ nói: “Tôi nghĩ chuyến viếng thăm này sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đời tôi. Tôi suy tư về những gì tôi đã thấy tại nhà tù này, và những gì tôi đã mất đi khi phải sống tại đây, và cũng là nhìn thấy những gì tôi đã cố gắng, được đứng bên cạnh ngài hay chỉ đơn giản được chào đón ngài là một điều tốt”.
Một nữ tù nhân lớn tuổi hơn nói: “Tôi mang một gánh nặng trong tâm hồn tôi. Từ khi tôi vào đây, tôi đã mất mẹ, và hai tháng trước tôi đã mất con tôi. Nhưng tôi biết Đức Thánh Cha đang mang đến cho tôi bình an và con tim tôi sẽ có thể nghỉ yên”.
Ngày thứ Hai 15 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quốc tế Santiago vào lúc 20h. Ngày thứ Ba 16 tháng Giêng, lúc 16h, ngài sẽ đến thăm nhà tù nữ này sau khi cử hành thánh lễ tại công viên O’Higgins vào lúc 10h30 sáng.
Một nữ tù nhân nói: “Mỗi lần tôi nói về chủ đề này tôi cảm thấy rất xúc động khi được ngài đến thăm tại đây, để được lọt vào mắt ngài, vì ngài mang đến bình an, tình yêu và sự kiện là ngài đã chọn viếng thăm cách riêng một nhà tù nữ khiến tôi vui mừng, tự hào, hạnh phúc và phấn khởi”
Một nữ tù nhân khác còn rất trẻ nói: “Tôi nghĩ chuyến viếng thăm này sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đời tôi. Tôi suy tư về những gì tôi đã thấy tại nhà tù này, và những gì tôi đã mất đi khi phải sống tại đây, và cũng là nhìn thấy những gì tôi đã cố gắng, được đứng bên cạnh ngài hay chỉ đơn giản được chào đón ngài là một điều tốt”.
Một nữ tù nhân lớn tuổi hơn nói: “Tôi mang một gánh nặng trong tâm hồn tôi. Từ khi tôi vào đây, tôi đã mất mẹ, và hai tháng trước tôi đã mất con tôi. Nhưng tôi biết Đức Thánh Cha đang mang đến cho tôi bình an và con tim tôi sẽ có thể nghỉ yên”.
Ngày thứ Hai 15 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quốc tế Santiago vào lúc 20h. Ngày thứ Ba 16 tháng Giêng, lúc 16h, ngài sẽ đến thăm nhà tù nữ này sau khi cử hành thánh lễ tại công viên O’Higgins vào lúc 10h30 sáng.
Nhìn lại năm 2017 của Đức Phanxicô: các chuyến tông du
Vũ Văn An
20:11 29/12/2017
Nhân dịp năm 2017 sắp sửa qua đi, nhiều nhà báo chuyên theo dõi các hoạt động của Đức Phanxicô có thói quen nhìn lại các hoạt động của ngài trong năm qua. Inés San Martin của tạp chí Crux có tới 3 bài xoay quanh ba chủ đề lớn sau đây liên quan tới Đức Phanxicô trong năm 2017: Đi dây trong các chuyến tông du, cải tổ Giáo Hội cả ở Rôma lẫn ở ngoài Rôma và theo đuổi hòa bình thế giới.
Bài đầu tiên bà viết về các chuyến tông du của Đức Phanxicô. Nói chung, năm nay, ngài cắt bớt con số các chuyến tông du, có thể vì việc chuẩn bị cho chúng không dễ dàng. Năm ngoái, ngài thực hiện 6 chuyến đi: Cuba và Mễ Tây Cơ, Hy Lạp, Armenia, Ba Lan, Georgia và Azerbaijan và Thụy Điển. Năm nay, 2017, ngài chỉ rời Rôma 4 lần để đi Ai Cập, Bồ Đào Nha, Colombia, và Myanmar và Bangladesh.
Trong 4 trường hợp trên, hết 3 lần Đức Phanxicô phải đắn đo lời nói và việc làm một cách rất cẩn thận, vì biết rằng nói nhiều quá, hay ít quá, có thể khơi bạo động chống lại các Kitô hữu ở các nước đa số theo Hồi Giáo, như Ai Cập chẳng hạn; có thể đánh đổ một hòa ước yếu ớt nhằm kết thúc một cuộc nội chiến kéo dài cả mấy thập niên nay, như ở Colombia; hoặc gây nguy hại cho thiểu số Hồi Giáo vốn đang bị bách hại, như ở Miến Điện.
Ai Cập
Cuộc tông du Ai Cập diễn ra vào cuối tuần sau cùng của Tháng Tư, và được công bố lần đầu vào Tháng Ba. Giữa khoảng thời gian ấy, khi Đức Phanxicô đang cử hành Lễ Lá ở Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, thì các tên khủng bố đã lại một lần nữa phủ bóng tối lên Tuần Thánh, lần này bằng vụ nổ bom tại 2 Nhà Thờ Kitô Giáo Coptic tại Ai Cập khiến 45 người thiệt mạng và hơn 1 trăm người bị thương.
Dù Đức Phanxicô chỉ ở Ai Cập hơn 24 tiếng đồng hồ một chút, cuộc tông du tới quốc gia Hồi Giáo hàng thứ sáu của thế giới, và hàng thứ nhất tại Trung Đông, là một cuộc chơi xúc xắc, và ở thời điểm ấy được mô tả là một trong các cuộc tông duy nhiều rủi ro hơn cả trong triều giáo hoàng của ngài.
Thế nhưng, Đức Phanxicô rõ ràng đã ra khỏi nó một cách ngẩng cao đầu. Vào ngày đầu tiên, ngài đã đọc một bài diễn văn theo khuôn khổ bài diễn văn thời danh của Đức Bênêđictô XVI tại Regensburg, kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, mà, trong bối cảnh Ai Cập, rõ ràng ám chỉ các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, trước nhất và trên hết, bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa.
Ngài nói: “một lần nữa, chúng ta hãy mạnh mẽ và rõ ràng nói lên chữ ‘không’ đối với mọi hình thức bạo lực, trả thù và thù hận nhân danh tôn giáo hay nhân danh Thiên Chúa. Cùng nhau, chúng ta hãy khẳng định sự bất khả tương hợp giữa bạo lực và đức tin, giữa niềm tin và thù hận”.
Tại một quốc gia Trung Đông có số dân Kitô Giáo đông nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đưa ra lời khích lệ đối với các Kitô hữu bị bách hại của Ai Cập; họ chiếm từ 10 tới 20 phần trăm dân số quốc gia.
Fatima
Chuyến tông du Fatima, Bồ Đào Nha, chuyến đi duy nhất, mà đến cuối năm 2016, đã có ngày giờ nhất định, là một cuộc nhàn du so với chuyến đi Ai Cập. Diễn ra chỉ sau chuyến đi sau 2 tuần, tức các ngày 12-13 tháng Năm, Đức Phanxicô tránh mọi yếu tố chính trị bằng cách đi thẳng tới Fatima, để tôn kính Đức Nữ Trinh Maria.
Thế nhưng bất kể sắc thái thiêng liêng của chuyến đi, yếu tố chính trị vẫn không thể tránh được.
Các lần Đức Mẹ Mân Côi hiện ra bên ngoài làng với 3 trẻ chăn chiên thất học vào năm 1917 mãi mãi vẫn là những lần hiện ra tuy được nhiều người yêu mến nhất nhưng cũng gây tranh luận nhiều hơn cả trong các lần Đức Mẹ hiện ra và được Giáo Hội công nhận. Trong 6 lần hiện ra, Đức Mẹ đã trao cho các em 3 “bí mật” hay sứ điệp liên quan tới Hỏa Ngục, hai cuộc thế chiến, và mưu toan ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1981, một cuộc mưu sát diễn ra đúng vào ngày lễ Đức Mẹ Fatima.
Chưa bao giờ phải đắn đo lời nói khi thách thức đoàn chiên của mình, trong bài giảng lễ phong thánh cho hai trẻ thị kiến Phanxicô và Giaxinta, Đức Phanxicô cảnh cáo hàng trăm ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô rằng “Đức Mẹ tiên báo và cảnh cáo chúng ta rằng lối sống không có Thiên Chúa và quả thực xúc phạm tới Thiên Chúa nơi các tạo vật của Người… Một đời sống như thế, thường được đề xuất và áp đặt, có nguy cơ dẫn đến hỏa ngục”.
Colombia
Chuyến tông du của Đức Phanxicô tới Colombia là một chuyến tông du được ngài nói đến gần như từ khi khởi đầu triều giáo hoàng của ngài. Duy trì lời hứa từng được lặp đi lặp lại một số lần khi hoà ước giữa chính phủ của Ông Juan Manuel Santos và phe kháng chiến lớn nhất có tên là FARC mới được ký và chưa ráo mực, chính Đức Phanxicô xác nhận nó sẽ diễn ra.
Gần đến ngày ngài lên đường, một số nhà bình luận sợ rằng chuyến đi Colombia trong các ngày 6-11 tháng Chín của Đức Phanxicô sẽ chỉ là việc ủng hộ chính phủ Colombia và hòa ước đầy tranh cãi của họ với phe nổi loạn Mácxít, để lại phía sau nhiều chia rẽ sâu xa hơn, thay vì hòa giải.
Tuy nhiên, cuối cùng, nếu chuyến tông du có mừng chiến thắng của ai thì ai đó không phải là Ông Santos, dù ông rất có lợi, mà là chính nhân dân Colombia.
Đức Phanxicô thăm 4 thành phố trong 5 ngày, tại đấy, hàng triệu người một lúc đã tới tham dự các Thánh Lễ ngài cử hành tại Bogotá, Villavicencio và Medellín, chưa kể nửa triệu người tại Cartagena, đại diện gần như một nửa dân thành phố.
Ngài khuyên giới trẻ trở thành các thầy cô của sự tha thứ. Ngài nhắc các nạn nhân và những kẻ phạm bạo lực nhớ rằng “hận thù dẫn đến hận thù, chết chóc dẫn đến chết chóc”. Ngài kêu gọi việc tôn trọng sự sống ở mọi giai đoạn của nó, ngài lên án việc trẻ em bị cướp mất tuổi thơ, coi đây là điều không thể chấp nhận được, ngài kết án chủ nghĩa tự tôn nam tính (machismo), và nhắc người Công Giáo Colombia, chiếm tới 70 phần trăm dân số, nhớ rằng Chúa Giêsu không phải chỉ đòi hỏi người ta tuân hành luật lệ, trái lại, Người gần như tê liệt trước các lối giải thích luật lệ khe khắt.
Nhưng trên hết, điều mà cuộc tông du 5 ngày để lại là bằng chứng rờ mó được rằng bất chấp sự chia rẽ chính trị do hòa ước tạo ra, Colombia vẫn là một quốc gia có khả năng tạo hòa bình.
Bogotá, một thành phố trung bình mỗi ngày có 3.4 vụ chém giết đầy bạo lực, đã không có vụ chém giết nào trong 48 tiếng đồng hồ đầu tiên của chuyến tông du, và cũng một hiện tượng này đã diễn ra tại các thành phố khác được ngài viếng thăm. Truyền thông địa phương mô tả điều này như 1 phép lạ.
Một thành quả tức khắc khác của chuyến đi là lãnh tụ nổi tiếng của phe phản loạn, Rodrigo Londoño, tư lệnh FARC và trước đây thường được biết dưới biệt danh “Timochenko”, đã gửi một lá thư cho Đức Phanxicô lúc ngài còn ở Colombia: “Các thông điệp được lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha về lòng thương xót hải hà của Thiên Chúa đã thúc đẩy con khẩn khoản xin Đức Thánh Cha tha thứ cho bất cứ dòng nước mắt hay đau khổ nào chúng con đã gây ra cho nhân dân Colombia”.
Miến Điện và Bangladesh
Khi các vị giáo hoàng tông du, các ngài thường muốn đưa ra các thông điệp về công lý, nhân phẩm và hòa bình, trong khi cũng củng cố các mối liên hệ với các chính phủ chủ nhà. Trong đường hướng này, chuyến đi ngoại quốc cuối cùng của Đức Phanxicô trong năm 2017 là một bãi mìn hơn là một dây leo lơ lửng.
Quyết định đi Miến Điện và Bangaldesh là một quyết định vào phút chót, do sự kiện chuyến đi nguyên thủy tới Ấn Độ và Bangladesh đã không thực hiện được. Theo chính lời Đức Phanxicô, chuyện “giấy tờ” rất mất thì giờ. Từ chuyến đi trở về, ngài nói với các nhà báo rằng ngài hy vọng chuyến thăm Ấn Độ sẽ xẩy ra trong một tương lai gần.
Phần lớn việc tường trình về chuyến đi từ ngày 27 tháng 11 tới ngày 2 tháng 12 rút gọn vào vấn đề liệu ngài có sử dụng hay không danh xưng Rohingya khi nhắc đến nhóm thiểu số Hồi Giáo hiện đang chạy trốn Miến Điện qua Bangladesh. Khoảng 650,000 người của nhóm này đã phải bỏ trốn kể từ cuối tháng 8, và Liên Hiệp Quốc vốn tố cáo chính phủ Miến Điện tội thanh trừng sắc tộc.
Trước đó, Đức Giáo Hoàng vốn đã được các vị giám mục địa phương khuyến cáo không nên sử dụng danh xưng ấy, vì các ngài sợ rằng hậu quả sẽ là các cuộc biểu tình bạo động trên đường phố. Miến Điện vốn không thừa nhận người Rohingya là công dân, bất kể sự kiện họ từng sống ở đây nhiều thế hệ.
Đức Phanxicô tránh dùng danh xưng ấy tới ngày 1 tháng 12, khi ngài gặp 16 người tị nạn Rohingya ở Bengladesh, nhân một cuộc gặp gỡ liên tôn. Sau khi đích thân thăm hỏi ừng người, ngài đã ứng khẩu nói một số nhận định trong đó, có lời xin lỗi vì sự “dửng dưng” của thế giới trước nỗi đau thương của họ.
Ngoài những lời kêu gọi trực tiếp và gián tiếp cho những người này và nhiều nhóm thiểu số khác bị cách hại ở Miến Điện trong đó, có các Kitô hữu, chiếm khoảng 6 phần trăm tổng dân số, Đức Phanxicô cũng đưa ra một chiến lược liên tôn đặt căn bản trên việc chống lại bạo lực tôn giáo.
Trong danh sách các chuyến đi không được thực hiện, Nam Sudan và Congo đứng đầu sổ. Bất kể ý định của Đức Giáo Hoàng, các khủng hoảng đang diễn ra tại các nước này khiến cho chuyến đi không tài nào diễn ra được. Tuy nhiên, ngài có hướng dẫn một buổi cầu nguyện ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô cho hòa bình tại hai quốc gia đang tả tơi vì tranh chấp này.
Bài đầu tiên bà viết về các chuyến tông du của Đức Phanxicô. Nói chung, năm nay, ngài cắt bớt con số các chuyến tông du, có thể vì việc chuẩn bị cho chúng không dễ dàng. Năm ngoái, ngài thực hiện 6 chuyến đi: Cuba và Mễ Tây Cơ, Hy Lạp, Armenia, Ba Lan, Georgia và Azerbaijan và Thụy Điển. Năm nay, 2017, ngài chỉ rời Rôma 4 lần để đi Ai Cập, Bồ Đào Nha, Colombia, và Myanmar và Bangladesh.
Trong 4 trường hợp trên, hết 3 lần Đức Phanxicô phải đắn đo lời nói và việc làm một cách rất cẩn thận, vì biết rằng nói nhiều quá, hay ít quá, có thể khơi bạo động chống lại các Kitô hữu ở các nước đa số theo Hồi Giáo, như Ai Cập chẳng hạn; có thể đánh đổ một hòa ước yếu ớt nhằm kết thúc một cuộc nội chiến kéo dài cả mấy thập niên nay, như ở Colombia; hoặc gây nguy hại cho thiểu số Hồi Giáo vốn đang bị bách hại, như ở Miến Điện.
Ai Cập
Cuộc tông du Ai Cập diễn ra vào cuối tuần sau cùng của Tháng Tư, và được công bố lần đầu vào Tháng Ba. Giữa khoảng thời gian ấy, khi Đức Phanxicô đang cử hành Lễ Lá ở Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, thì các tên khủng bố đã lại một lần nữa phủ bóng tối lên Tuần Thánh, lần này bằng vụ nổ bom tại 2 Nhà Thờ Kitô Giáo Coptic tại Ai Cập khiến 45 người thiệt mạng và hơn 1 trăm người bị thương.
Dù Đức Phanxicô chỉ ở Ai Cập hơn 24 tiếng đồng hồ một chút, cuộc tông du tới quốc gia Hồi Giáo hàng thứ sáu của thế giới, và hàng thứ nhất tại Trung Đông, là một cuộc chơi xúc xắc, và ở thời điểm ấy được mô tả là một trong các cuộc tông duy nhiều rủi ro hơn cả trong triều giáo hoàng của ngài.
Thế nhưng, Đức Phanxicô rõ ràng đã ra khỏi nó một cách ngẩng cao đầu. Vào ngày đầu tiên, ngài đã đọc một bài diễn văn theo khuôn khổ bài diễn văn thời danh của Đức Bênêđictô XVI tại Regensburg, kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, mà, trong bối cảnh Ai Cập, rõ ràng ám chỉ các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, trước nhất và trên hết, bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa.
Ngài nói: “một lần nữa, chúng ta hãy mạnh mẽ và rõ ràng nói lên chữ ‘không’ đối với mọi hình thức bạo lực, trả thù và thù hận nhân danh tôn giáo hay nhân danh Thiên Chúa. Cùng nhau, chúng ta hãy khẳng định sự bất khả tương hợp giữa bạo lực và đức tin, giữa niềm tin và thù hận”.
Tại một quốc gia Trung Đông có số dân Kitô Giáo đông nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đưa ra lời khích lệ đối với các Kitô hữu bị bách hại của Ai Cập; họ chiếm từ 10 tới 20 phần trăm dân số quốc gia.
Fatima
Chuyến tông du Fatima, Bồ Đào Nha, chuyến đi duy nhất, mà đến cuối năm 2016, đã có ngày giờ nhất định, là một cuộc nhàn du so với chuyến đi Ai Cập. Diễn ra chỉ sau chuyến đi sau 2 tuần, tức các ngày 12-13 tháng Năm, Đức Phanxicô tránh mọi yếu tố chính trị bằng cách đi thẳng tới Fatima, để tôn kính Đức Nữ Trinh Maria.
Thế nhưng bất kể sắc thái thiêng liêng của chuyến đi, yếu tố chính trị vẫn không thể tránh được.
Các lần Đức Mẹ Mân Côi hiện ra bên ngoài làng với 3 trẻ chăn chiên thất học vào năm 1917 mãi mãi vẫn là những lần hiện ra tuy được nhiều người yêu mến nhất nhưng cũng gây tranh luận nhiều hơn cả trong các lần Đức Mẹ hiện ra và được Giáo Hội công nhận. Trong 6 lần hiện ra, Đức Mẹ đã trao cho các em 3 “bí mật” hay sứ điệp liên quan tới Hỏa Ngục, hai cuộc thế chiến, và mưu toan ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1981, một cuộc mưu sát diễn ra đúng vào ngày lễ Đức Mẹ Fatima.
Chưa bao giờ phải đắn đo lời nói khi thách thức đoàn chiên của mình, trong bài giảng lễ phong thánh cho hai trẻ thị kiến Phanxicô và Giaxinta, Đức Phanxicô cảnh cáo hàng trăm ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô rằng “Đức Mẹ tiên báo và cảnh cáo chúng ta rằng lối sống không có Thiên Chúa và quả thực xúc phạm tới Thiên Chúa nơi các tạo vật của Người… Một đời sống như thế, thường được đề xuất và áp đặt, có nguy cơ dẫn đến hỏa ngục”.
Colombia
Chuyến tông du của Đức Phanxicô tới Colombia là một chuyến tông du được ngài nói đến gần như từ khi khởi đầu triều giáo hoàng của ngài. Duy trì lời hứa từng được lặp đi lặp lại một số lần khi hoà ước giữa chính phủ của Ông Juan Manuel Santos và phe kháng chiến lớn nhất có tên là FARC mới được ký và chưa ráo mực, chính Đức Phanxicô xác nhận nó sẽ diễn ra.
Gần đến ngày ngài lên đường, một số nhà bình luận sợ rằng chuyến đi Colombia trong các ngày 6-11 tháng Chín của Đức Phanxicô sẽ chỉ là việc ủng hộ chính phủ Colombia và hòa ước đầy tranh cãi của họ với phe nổi loạn Mácxít, để lại phía sau nhiều chia rẽ sâu xa hơn, thay vì hòa giải.
Tuy nhiên, cuối cùng, nếu chuyến tông du có mừng chiến thắng của ai thì ai đó không phải là Ông Santos, dù ông rất có lợi, mà là chính nhân dân Colombia.
Đức Phanxicô thăm 4 thành phố trong 5 ngày, tại đấy, hàng triệu người một lúc đã tới tham dự các Thánh Lễ ngài cử hành tại Bogotá, Villavicencio và Medellín, chưa kể nửa triệu người tại Cartagena, đại diện gần như một nửa dân thành phố.
Ngài khuyên giới trẻ trở thành các thầy cô của sự tha thứ. Ngài nhắc các nạn nhân và những kẻ phạm bạo lực nhớ rằng “hận thù dẫn đến hận thù, chết chóc dẫn đến chết chóc”. Ngài kêu gọi việc tôn trọng sự sống ở mọi giai đoạn của nó, ngài lên án việc trẻ em bị cướp mất tuổi thơ, coi đây là điều không thể chấp nhận được, ngài kết án chủ nghĩa tự tôn nam tính (machismo), và nhắc người Công Giáo Colombia, chiếm tới 70 phần trăm dân số, nhớ rằng Chúa Giêsu không phải chỉ đòi hỏi người ta tuân hành luật lệ, trái lại, Người gần như tê liệt trước các lối giải thích luật lệ khe khắt.
Nhưng trên hết, điều mà cuộc tông du 5 ngày để lại là bằng chứng rờ mó được rằng bất chấp sự chia rẽ chính trị do hòa ước tạo ra, Colombia vẫn là một quốc gia có khả năng tạo hòa bình.
Bogotá, một thành phố trung bình mỗi ngày có 3.4 vụ chém giết đầy bạo lực, đã không có vụ chém giết nào trong 48 tiếng đồng hồ đầu tiên của chuyến tông du, và cũng một hiện tượng này đã diễn ra tại các thành phố khác được ngài viếng thăm. Truyền thông địa phương mô tả điều này như 1 phép lạ.
Một thành quả tức khắc khác của chuyến đi là lãnh tụ nổi tiếng của phe phản loạn, Rodrigo Londoño, tư lệnh FARC và trước đây thường được biết dưới biệt danh “Timochenko”, đã gửi một lá thư cho Đức Phanxicô lúc ngài còn ở Colombia: “Các thông điệp được lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha về lòng thương xót hải hà của Thiên Chúa đã thúc đẩy con khẩn khoản xin Đức Thánh Cha tha thứ cho bất cứ dòng nước mắt hay đau khổ nào chúng con đã gây ra cho nhân dân Colombia”.
Miến Điện và Bangladesh
Khi các vị giáo hoàng tông du, các ngài thường muốn đưa ra các thông điệp về công lý, nhân phẩm và hòa bình, trong khi cũng củng cố các mối liên hệ với các chính phủ chủ nhà. Trong đường hướng này, chuyến đi ngoại quốc cuối cùng của Đức Phanxicô trong năm 2017 là một bãi mìn hơn là một dây leo lơ lửng.
Quyết định đi Miến Điện và Bangaldesh là một quyết định vào phút chót, do sự kiện chuyến đi nguyên thủy tới Ấn Độ và Bangladesh đã không thực hiện được. Theo chính lời Đức Phanxicô, chuyện “giấy tờ” rất mất thì giờ. Từ chuyến đi trở về, ngài nói với các nhà báo rằng ngài hy vọng chuyến thăm Ấn Độ sẽ xẩy ra trong một tương lai gần.
Phần lớn việc tường trình về chuyến đi từ ngày 27 tháng 11 tới ngày 2 tháng 12 rút gọn vào vấn đề liệu ngài có sử dụng hay không danh xưng Rohingya khi nhắc đến nhóm thiểu số Hồi Giáo hiện đang chạy trốn Miến Điện qua Bangladesh. Khoảng 650,000 người của nhóm này đã phải bỏ trốn kể từ cuối tháng 8, và Liên Hiệp Quốc vốn tố cáo chính phủ Miến Điện tội thanh trừng sắc tộc.
Trước đó, Đức Giáo Hoàng vốn đã được các vị giám mục địa phương khuyến cáo không nên sử dụng danh xưng ấy, vì các ngài sợ rằng hậu quả sẽ là các cuộc biểu tình bạo động trên đường phố. Miến Điện vốn không thừa nhận người Rohingya là công dân, bất kể sự kiện họ từng sống ở đây nhiều thế hệ.
Đức Phanxicô tránh dùng danh xưng ấy tới ngày 1 tháng 12, khi ngài gặp 16 người tị nạn Rohingya ở Bengladesh, nhân một cuộc gặp gỡ liên tôn. Sau khi đích thân thăm hỏi ừng người, ngài đã ứng khẩu nói một số nhận định trong đó, có lời xin lỗi vì sự “dửng dưng” của thế giới trước nỗi đau thương của họ.
Ngoài những lời kêu gọi trực tiếp và gián tiếp cho những người này và nhiều nhóm thiểu số khác bị cách hại ở Miến Điện trong đó, có các Kitô hữu, chiếm khoảng 6 phần trăm tổng dân số, Đức Phanxicô cũng đưa ra một chiến lược liên tôn đặt căn bản trên việc chống lại bạo lực tôn giáo.
Trong danh sách các chuyến đi không được thực hiện, Nam Sudan và Congo đứng đầu sổ. Bất kể ý định của Đức Giáo Hoàng, các khủng hoảng đang diễn ra tại các nước này khiến cho chuyến đi không tài nào diễn ra được. Tuy nhiên, ngài có hướng dẫn một buổi cầu nguyện ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô cho hòa bình tại hai quốc gia đang tả tơi vì tranh chấp này.
Dân chúng bất mãn vì chính quyền Belgrade tham ô trong việc dựng cây thông Giáng Sinh
Đặng Tự Do
21:00 29/12/2017
Cây thông không cao lắm nhưng cái giá của nó thì cao nghi ngút đến nỗi cây thông Giáng Sinh này trở thành cây thông mắc nhất thế giới.
Một phụ nữ nói: “Tôi sống ngay đây. Thật là ghê tởm khi bỏ quá nhiều tiền vào một cây thông Giáng Sinh quá tệ như thế này. Buổi tối nó chẳng hề chiếu sáng gì cả”.
Một phụ nữ khác nói: “Tôi kinh ngạc trước một cây chi phí quá cao như vậy trong khi hầu hết dân chúng không có gì mà ăn, và không có tiền mua qùa Giáng Sinh cho con họ.”
Dưới áp lực của công chúng, chính quyền thành phố Belgrade đã phải hủy bỏ hợp đồng với nhà thầu xây dựng cây thông Giáng Sinh này. Theo dự trù cây thông này được thiết kế để mừng lễ Giáng Sinh theo lịch Gregôriô vào ngày 25 tháng 12 và được để đến giữa tháng Giêng để mừng lễ Giáng Sinh theo lịch Julian vào ngày 7 tháng Giêng.
Trong tổng số 7,111,000 dân của Serbia, 83.3% theo Chính Thống Giáo. Người Công Giáo chỉ chiếm 5%.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáng sinh An Lành
Nguyễn Hữu Lộc
10:04 29/12/2017
Hàng năm, mỗi khi cơn gió mùa đông lành lạnh tràn về, đồng bào giáo dân Giáo xứ Tây Ninh lại nôn nao chào đón mùa Giáng sinh và một năm mới sắp đến, với bao điều nguyện cầu cho bản thân và gia đình luôn được bình yên, hạnh phúc, đủ đầy trong năm mới.
Trong bầu khí tưng bừng đón ngày Chúa Giáng Trần, ngày mà Trời nối với Đất, ngày mà Tình Yêu Ngôi Hai Nhập Thể, Giáo xứ Tây Ninh đã tổ chức đêm Thánh Ca Mừng Chúa Giáng sinh 2017. Và phải nói đêm hôm nay là đêm hồng ân, đêm bình an bởi lẽ chỉ vài ngày trước, Tây Ninh gần như phải ôm trọn những cơn mưa chiều do áp thấp nhiệt đới.
Xem Hình
Sau phần tiếp đón Quan khách Chính quyền các cấp và các tôn Giáo bạn của Cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh. Đêm Thánh ca Mừng Chúa Giáng sinh năm 2017 được chính thức bắt đầu với tiết mục Múa We Wish You A Merry Christmas của các em lớp Khai tâm.
Với các tiết mục Múa hoạt cảnh của Các em Thiếu nhi và các anh chị Giáo lý viên; Huynh trưởng của Giáo xứ cùng các Ca viên Ca đoàn giáo xứ đã mang đến cho Đêm Thánh ca một bầu khí sôi động và hào hứng.
Với ý thức đây không phải buổi trình văn nghệ mà là đêm ca nguyện tôn vinh Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh làm người nên tất các viễn diên; ca sĩ không chuyên đều hát bằng tất cả tâm hồn và khả năng âm nhạc của mình. Điều đó đã gợi cho người nghe nhiều cung bậc cảm súc và tâm tình của Mùa Giáng Sinh.
Đêm Thánh nhạc kết thúc với tiết mục Múa “Tiếng hát Thiên Thần” do các em Thiếu nhi Giáo xứ Tây Ninh thực hiện đã dẫn đưa mọi người vào bầu khí háo hức; vui mừng đón chờ Ngôi hai nhập thể làm người và đây cũng là giây phút linh thiêng giao hòa cùng đất trời của Con Thiên Chúa làm người.
Sau phần Ca nhạc là Thánh lễ Mừng Chúa Giáng sinh do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh chủ tế.
Guise Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận.
Trong bầu khí tưng bừng đón ngày Chúa Giáng Trần, ngày mà Trời nối với Đất, ngày mà Tình Yêu Ngôi Hai Nhập Thể, Giáo xứ Tây Ninh đã tổ chức đêm Thánh Ca Mừng Chúa Giáng sinh 2017. Và phải nói đêm hôm nay là đêm hồng ân, đêm bình an bởi lẽ chỉ vài ngày trước, Tây Ninh gần như phải ôm trọn những cơn mưa chiều do áp thấp nhiệt đới.
Xem Hình
Sau phần tiếp đón Quan khách Chính quyền các cấp và các tôn Giáo bạn của Cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh. Đêm Thánh ca Mừng Chúa Giáng sinh năm 2017 được chính thức bắt đầu với tiết mục Múa We Wish You A Merry Christmas của các em lớp Khai tâm.
Với các tiết mục Múa hoạt cảnh của Các em Thiếu nhi và các anh chị Giáo lý viên; Huynh trưởng của Giáo xứ cùng các Ca viên Ca đoàn giáo xứ đã mang đến cho Đêm Thánh ca một bầu khí sôi động và hào hứng.
Với ý thức đây không phải buổi trình văn nghệ mà là đêm ca nguyện tôn vinh Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh làm người nên tất các viễn diên; ca sĩ không chuyên đều hát bằng tất cả tâm hồn và khả năng âm nhạc của mình. Điều đó đã gợi cho người nghe nhiều cung bậc cảm súc và tâm tình của Mùa Giáng Sinh.
Đêm Thánh nhạc kết thúc với tiết mục Múa “Tiếng hát Thiên Thần” do các em Thiếu nhi Giáo xứ Tây Ninh thực hiện đã dẫn đưa mọi người vào bầu khí háo hức; vui mừng đón chờ Ngôi hai nhập thể làm người và đây cũng là giây phút linh thiêng giao hòa cùng đất trời của Con Thiên Chúa làm người.
Sau phần Ca nhạc là Thánh lễ Mừng Chúa Giáng sinh do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh chủ tế.
Guise Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận.
Thánh lễ mừng ngân khánh Linh Mục ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh tại Toronto
Dominic David Trần
10:23 29/12/2017
Theo thông báo và thiệp mời công bố trên trang nhà của Tổng Giáo phận Huế cho biết vào buổi sáng ngày 30/12/2017 tại Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam – Tổng Giáo Phận Huế - Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh sẽ truyền chức Phó Tế cho 24 tiến chức gồm 14 thầy và 10 tu sĩ thuộc Dòng Thánh Tâm Huế.
Trong tâm tình chia xẻ Thánh Lễ trọng đại của TGP Huế, của cách riêng ĐTGM Giuse và của quý thầy tân Phó Tế, từ Toronto nơi xa xăm lạnh giá xin kính gởi bài viết nguội lạnh này nhưng nồng ấm tình người Việt Nam tại Canada về chúc mừng Đức Tổng Giám Mục Giuse, các đấng bậc và quý vị.
Xem hình
Toronto, Canada: Hôm nay là ngày Chúa Nhật, Ban Hướng Dẫn GXCTTĐVN Toronto mừng thánh Martin de Porres OP, quan thầy bổn mạng. Trời mây xám xịt hứa hẹn những giọt mưa cuối thu thật giá lạnh.
Trên mạng lưới Vietcatholic.net ngày 25/10/2017 có đăng phóng sự đặc biệt của Cha Gioan Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietnamese Catholic News Agency phỏng vấn và phát lại tâm tình chia xẻ về hiện tình Giáo Hội và Quê hương của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế nhân dịp ngài sang tham dự Thánh Lễ Đại triều đặt viên đá đầu tiên xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Nhà Thờ Chánh Tòa Chúa Kitô của Giáo Phận Orange, Nam California.
Trên các phương tiện thông tin cộng đồng tại vùng Đại thủ phủ tuần trước cho biết ĐTGM Giuse sẽ đến thăm và dâng Thánh Lễ tại GGXCTTĐVN Toronto lúc 1:00PM, vì vậy bà con tham dự rất đông để chào đón ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục TGP Huế và đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Cho đến sát ngày Lễ và giờ dâng Thánh Lễ mới biết chắc rằng ĐTGM Giuse sẽ từ Buffallo NY qua biên giới Mỹ- Canada kịp cho Thánh Lễ lúc 4:00PM cùng ngày.
Vào lúc 3:30PM, ĐTGM Giuse đã đến và it phút sau đã gặp cộng đoàn trước khi dâng Thánh Lễ. Những giáo dân Toronto có nguồn gốc và quê hương từ các Giáo phận Huế, Thanh Hóa, Nha Trang đã chào mừng ngài và thăm hỏi bằng nhiều nhớ nhung, kỷ niệm về quê hương, giáo phận.
Đúng 4:00PM Thánh Lễ Đại triều đặc biệt đã tiến hành, cùng đồng tế với ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam -là Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto, LM Giuse Trần Tập, Cha Sở St Cecilia Parish và Quản nhiệm GXCTTĐVN Toronto, Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm, đại diện Liên GSTSVN Ontario, LM Phòng bộ của ĐTGM Giuse, các Linh Mục Việt Nam bên Giáo phận Buffallo, New York tháp tùng cùng với sự thông công của các Nữ Tu Rose Trần Thị Hải CStJB, Josefa Tuyết SPPC và các vị khác.
Linh mục Giuse Trần Tập chào mừng các Đức Cha, các Linh Mục Giáo Sỹ Tu Sỹ và toàn thể cộng đoàn từ khắp nơi đã về Toronto - nơi tụ họp này như ý nghĩa meeting place của địa danh Toronto và xin toàn thể cộng đoàn cùng hợp ý cảm tạ Thiên Chúa trong Thánh Lễ Đại Triều đặc biệt này nhân kỷ niệm 25 Năm thụ phong Linh Mục (30/12/1992-30/12/2017) của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh.
Sau các bài đọc Phúc Âm, ĐTGM Giuse giảng lễ. Ngài cho biết, đáp lời mời của Đức Giám Mục Giáo Phận Orange, Nam California – vì Thánh Địa Đức Mẹ La Vang ở trong địa hạt của TGP Huế nên ngài tham dự Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Nhà Thờ Chánh Tòa Chúa Kitô của Giáo Phận Orange.
Đức TGM Giuse kể rằng các Đức Cha bên Mỹ chia xẻ về lòng nhiệt thành đạo đức và tinh thần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc cùng các đóng góp của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ thật đáng ghi nhận và cảm phục.
Ngay từ chiều tối hôm trước truyền thông thế giới loan tin cơn bão số 12 đã ập vào tàn phá Đông Nam Thái bình dương và các tỉnh miền Trung Việt Nam, và ngay lúc ấy những cơn mưa nặng hạt đổ ào ạt xối xả xuống bầu trời giá rét của Toronto.
Cũng một phần nào như tâm tình đã chia xẻ trên Vietcatholic, bằng giọng nói trầm ấm ĐTGM Giuse phát biểu là qua các bài học trong Thánh Lễ hôm nay cho thấy có nhiều điều cần phải suy nghĩ và thực hiện trong cả vai trò bổn phận của người tín hữu Công giáo và là người Việt Nam (Ghi chú: ngay lúc ấy từ lời thuyết giảng của Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh - những người quan tâm bổng nhiên nhớ lại bài thơ nổi tiếng – Con có một Tổ quốc Việt Nam - của Đấng Đáng Kính Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận) .
Đức TGM Giuse nói từ lâu nay ngài vẫn mong có dịp đến Toronto để dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa, thăm hỏi và cảm ơn sự giúp đỡ của Cộng đoàn giáo dân Việt Nam Toronto qua các công việc tông đồ bác ái với Giáo Hội Việt Nam, các Giáo phận liên quan và nhất là các Hội viên của Hội Bảo Trợ và Cầu Nguyện cho Ơn Gọi của Việt Nam tại Toronto. Cách riêng ngài cũng nhân dịp này cảm ơn Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã truyền chức cho các Giáo sỹ Tu sỹ gốc Thanh Hóa tại Connecticut Hoa Kỳ.
Tại Bắc Mỹ này, bà con hãy cảm ơn Thiên Chúa nhiều hơn nữa vì đã được phước an cư lạc nghiệp tại miền đất phát triển ổn định, vững mạnh về nhiều mặt như kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngưỡng và các thể chế liên quan, giao thông liên lạc nhanh chóng thuận tiện.
Nhìn lại quê hương đất nước đồng bào chúng ta đã cảm nghiệm và đã làm gì. Hơn một trăm năm qua các quốc gia lân bang trong Châu Á Thái Bình Dương có nhiều cơ hội phát triển kinh tế văn hóa xã hội và thể chế trong ổn định và tương đối an bình. Còn riêng đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta trong đó có Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua nhiều biến động, nhiều cuộc chiến tranh, và biết bao là sự thay đổi.
Cho đến hôm nay nhờ chính sách mở cửa rộng rãi hơn đã tạo cơ hội cho các giới chức lãnh đạo Chính quyền và cơ quan liên quan cũng như các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được quan sát học tập thực tế kinh nghiệm các nơi cho nên các việc trao đổi đối thoại cũng rộng và tốt hơn trước đây, với thái độ lắng nghe hiểu biết và cảm thông hơn. Những công tác giáo dục nhà trẻ, y tế, bác ái từ thiện, đào tạo đã nhiều phần được các giới chức nhìn nhận. Đã có vị lãnh đạo dân sự nói trong chỗ riêng tư là có khi có việc bên đời phải được giải quyết bằng lãnh vực tâm linh và những điều gọi là thiêng liêng.
Người ta đôi lúc có nói sao dạo này nét mặt Đức Tổng hay đăm chiêu qúa. Đến đây mới nhớ lại nét mặt vui tươi và nụ cười luôn rạng rỡ của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu- (cộng đoàn vỗ tay)- Thật ra mà nói có nhiều việc khó khăn phải giải quyết trong cùng một lúc. Nào là thiên tai bão lụt cơn này tiếp cơn khác, nào là nhân tai, các liên quan phức tạp của xã hội hôm nay trong khi các điều kiện và phương tiện giải quyết lại không tương xứng.
Nhưng từ câu chuyện và thái độ của các luật sĩ và bè Pharisiêu trong các bài đọc để nhìn vào hiện tình của cả Đất Nước và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng ta có nhiều điều phải làm và cần làm ngay. Cho dù đất nước chưa phát triển ổn định và đều đặn về kinh tế xã hội, có nơi có lúc bà con còn nghèo khổ khó khăn thiếu thốn, nhưng điều đau đớn hơn cả là ở sự chia rẽ, thiếu tinh thần đoàn kết trong lòng dân tộc ta, cả trong lẫn ở ngoài nước. Biết đến bao giờ những vết thương cũ sẽ lành lặn, biết đến bao giờ người Việt chúng ta thực sự ân cần ngồi xuống bên nhau, kiên nhẫn lắng nghe nhau bày tỏ mọi lẽ tâm tình và ước vọng chân thành, xóa bỏ mọi chia rẽ, ngăn cách, phân biệt để cùng nắm tay nhau yêu thương đoàn kết một lòng xây dựng tình người Việt Nam, cùng tương thân tương kính phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau - để tất cả chỉ vì xây dựng Đất Nước Quê Hương Dân Tộc Việt Nam ổn định, giàu mạnh, hạnh phúc và tự hào sánh vai cùng các quốc gia khác trên thế giới.
Chúng ta hãy đồng lòng cầu xin Thiên Chúa là Đấng Cha Chung ban phước cho dân tộc và đất nước ta. Xin cho người Việt biết thương yêu nhau nhiều hơn nữa, đoàn kết giúp đỡ nhau nhiều hơn nữa. Xin Đức Mẹ La Vang chuyển cầu cho chúng con.
Nhân nói về các công trình tôn kính Đức Mẹ La Vang; riêng tại Việt Nam thì từ nay đến qua năm 2018 công trình chính sẽ có thể hoàn thành nhưng các công trình phụ còn lại sẽ phải thực hiện trong thời gian dài hơn nữa. Xin các đấng bậc và bà con ở nước ngoài rộng lòng giúp đỡ vào việc hoàn thành. Còn với Tượng đài Đức Mẹ La Vang và các công trình phụ trợ bên Giáo phận Orange Hoa kỳ nghe nói cần đến khoảng hai mươi lăm triệu đôla Mỹ mới hoàn tất. Đây là công trình của người Công Giáo Việt Nam dù ở Giáo phận Orange, Mỹ nhưng cũng là của người Công Giáo Việt Nam, là danh dự chung của người Việt Nam cho nên chúng ta cố gắng góp phần xây dựng.
Riêng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, năm tới sẽ là Đại Lễ Kỷ niệm 30 Năm Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ tôn phong 117 Thánh Tử Đạo đại diện cho Các Chứng nhân Tin Mừng tại Việt Nam (1988-2018). Theo dự định sẽ tiến hành Đại Lễ Kỷ niệm – ở TGP Hà Nội tại Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện – ở TGP Huế tại Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn quốc Đức Mẹ La Vang Quảng Trị – ở TGP Sài Gòn tại Trung Tâm Hành Hương Ba Giồng. Xin hợp lòng hợp ý thông công cầu nguyện và có dịp hãy về tham dự tại các nơi trên.
Để chúc mừng Ngân Khánh Linh Mục của Đức TGM Giuse, Ca đoàn Phaolô và ban nhạc cùng cộng đoàn đã xướng các Thánh Ca - Từ đó Chúa đã gọi con, Tâm tình Hiến dâng, Ca khúc trầm hương thật xuất sắc.
Trước khi nhận Phép Lành cuối Lễ, Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã thay mặt Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám Mục TGP Toronto và toàn thể cộng đoàn Công giáo Việt Nam Toronto nhiệt liệt chúc mừng Kỷ niệm Ngân khánh của Đức cha Giuse nguyễn Chí Linhgiuse , Tổng Giám Mục Huế và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ước mong Chúa ban cho Đức TGM Giuse lần tới sẽ ghé thăm và ở lại Toronto trong thời gian rộng rãi hơn.
Anh Giuse Phạm Tạo, Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ GXCTTĐVN Toronto chúc mừng các Đức Cha, quý Giáo sỹ Tu sỹ và toàn thể Cộng Đoàn đã nhiệt thành cử hành và tham dự Thánh Lễ Đại Triều đặc biệt hôm nay. Để chia xẻ niềm vui Thánh Lễ đặc biệt này, Giáo Xứ kính mời toàn thể Cộng Đoàn xuống basement hall dự Tiệc Mừng và Văn nghệ chúc mừng Ngân Khánh Linh Mục của Đức TGM Giuse.
Sau lời giới thiệu và cảm ơn cộng đoàn của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã xướng Kinh Tạ Ơn, chúc lành và cắt bánh mừng.
Ca đoàn Phaolô, ban nhạc, Nhạc sỹ Giuse Nguyễn Trọng Phước cùng các bạn, các ca sỹ Thanh Hằng, Hoàng Đông, Phạm Trí, cháu Monica và các nghệ sỹ khác đã đóng góp một chương trình văn nghệ bỏ túi đặc sắc thêm vào thực đơn ngon.
Đúng 6:30PM cơn mưa rét lạnh nhẹ hạt hơn và Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh vội lên xe băng qua biên giới về bên Mỹ để kịp chuyến bay về lại quê hương. Đức TGM Giuse đã phải chờ đợi thủ tục xin thị thực nhập cảnh rất lâu chỉ để đến Toronto dâng Lễ Tạ Ơn, cảm ơn Cộng đoàn trong đúng 03 giờ rồi lại ra đi.
Chỉ là một thoáng tại Toronto nhưng sẽ là kỷ niệm chân tình như lời mời gọi yêu thương đoàn kết của Đức TGM Giuse, như lời chào của Đức Hồng Y Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto qua tỏ bày của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu – mong chào đón Đức TGM Giuse Nguyễn Chi Linh lần tới sẽ thăm Toronto Canada trong thời gian rộng hơn.
Dominic David Trần
Trong tâm tình chia xẻ Thánh Lễ trọng đại của TGP Huế, của cách riêng ĐTGM Giuse và của quý thầy tân Phó Tế, từ Toronto nơi xa xăm lạnh giá xin kính gởi bài viết nguội lạnh này nhưng nồng ấm tình người Việt Nam tại Canada về chúc mừng Đức Tổng Giám Mục Giuse, các đấng bậc và quý vị.
Xem hình
Toronto, Canada: Hôm nay là ngày Chúa Nhật, Ban Hướng Dẫn GXCTTĐVN Toronto mừng thánh Martin de Porres OP, quan thầy bổn mạng. Trời mây xám xịt hứa hẹn những giọt mưa cuối thu thật giá lạnh.
Trên mạng lưới Vietcatholic.net ngày 25/10/2017 có đăng phóng sự đặc biệt của Cha Gioan Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietnamese Catholic News Agency phỏng vấn và phát lại tâm tình chia xẻ về hiện tình Giáo Hội và Quê hương của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế nhân dịp ngài sang tham dự Thánh Lễ Đại triều đặt viên đá đầu tiên xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Nhà Thờ Chánh Tòa Chúa Kitô của Giáo Phận Orange, Nam California.
Trên các phương tiện thông tin cộng đồng tại vùng Đại thủ phủ tuần trước cho biết ĐTGM Giuse sẽ đến thăm và dâng Thánh Lễ tại GGXCTTĐVN Toronto lúc 1:00PM, vì vậy bà con tham dự rất đông để chào đón ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục TGP Huế và đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Cho đến sát ngày Lễ và giờ dâng Thánh Lễ mới biết chắc rằng ĐTGM Giuse sẽ từ Buffallo NY qua biên giới Mỹ- Canada kịp cho Thánh Lễ lúc 4:00PM cùng ngày.
Vào lúc 3:30PM, ĐTGM Giuse đã đến và it phút sau đã gặp cộng đoàn trước khi dâng Thánh Lễ. Những giáo dân Toronto có nguồn gốc và quê hương từ các Giáo phận Huế, Thanh Hóa, Nha Trang đã chào mừng ngài và thăm hỏi bằng nhiều nhớ nhung, kỷ niệm về quê hương, giáo phận.
Đúng 4:00PM Thánh Lễ Đại triều đặc biệt đã tiến hành, cùng đồng tế với ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam -là Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto, LM Giuse Trần Tập, Cha Sở St Cecilia Parish và Quản nhiệm GXCTTĐVN Toronto, Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm, đại diện Liên GSTSVN Ontario, LM Phòng bộ của ĐTGM Giuse, các Linh Mục Việt Nam bên Giáo phận Buffallo, New York tháp tùng cùng với sự thông công của các Nữ Tu Rose Trần Thị Hải CStJB, Josefa Tuyết SPPC và các vị khác.
Linh mục Giuse Trần Tập chào mừng các Đức Cha, các Linh Mục Giáo Sỹ Tu Sỹ và toàn thể cộng đoàn từ khắp nơi đã về Toronto - nơi tụ họp này như ý nghĩa meeting place của địa danh Toronto và xin toàn thể cộng đoàn cùng hợp ý cảm tạ Thiên Chúa trong Thánh Lễ Đại Triều đặc biệt này nhân kỷ niệm 25 Năm thụ phong Linh Mục (30/12/1992-30/12/2017) của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh.
Sau các bài đọc Phúc Âm, ĐTGM Giuse giảng lễ. Ngài cho biết, đáp lời mời của Đức Giám Mục Giáo Phận Orange, Nam California – vì Thánh Địa Đức Mẹ La Vang ở trong địa hạt của TGP Huế nên ngài tham dự Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Nhà Thờ Chánh Tòa Chúa Kitô của Giáo Phận Orange.
Đức TGM Giuse kể rằng các Đức Cha bên Mỹ chia xẻ về lòng nhiệt thành đạo đức và tinh thần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc cùng các đóng góp của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ thật đáng ghi nhận và cảm phục.
Ngay từ chiều tối hôm trước truyền thông thế giới loan tin cơn bão số 12 đã ập vào tàn phá Đông Nam Thái bình dương và các tỉnh miền Trung Việt Nam, và ngay lúc ấy những cơn mưa nặng hạt đổ ào ạt xối xả xuống bầu trời giá rét của Toronto.
Cũng một phần nào như tâm tình đã chia xẻ trên Vietcatholic, bằng giọng nói trầm ấm ĐTGM Giuse phát biểu là qua các bài học trong Thánh Lễ hôm nay cho thấy có nhiều điều cần phải suy nghĩ và thực hiện trong cả vai trò bổn phận của người tín hữu Công giáo và là người Việt Nam (Ghi chú: ngay lúc ấy từ lời thuyết giảng của Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh - những người quan tâm bổng nhiên nhớ lại bài thơ nổi tiếng – Con có một Tổ quốc Việt Nam - của Đấng Đáng Kính Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận) .
Đức TGM Giuse nói từ lâu nay ngài vẫn mong có dịp đến Toronto để dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa, thăm hỏi và cảm ơn sự giúp đỡ của Cộng đoàn giáo dân Việt Nam Toronto qua các công việc tông đồ bác ái với Giáo Hội Việt Nam, các Giáo phận liên quan và nhất là các Hội viên của Hội Bảo Trợ và Cầu Nguyện cho Ơn Gọi của Việt Nam tại Toronto. Cách riêng ngài cũng nhân dịp này cảm ơn Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã truyền chức cho các Giáo sỹ Tu sỹ gốc Thanh Hóa tại Connecticut Hoa Kỳ.
Tại Bắc Mỹ này, bà con hãy cảm ơn Thiên Chúa nhiều hơn nữa vì đã được phước an cư lạc nghiệp tại miền đất phát triển ổn định, vững mạnh về nhiều mặt như kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngưỡng và các thể chế liên quan, giao thông liên lạc nhanh chóng thuận tiện.
Nhìn lại quê hương đất nước đồng bào chúng ta đã cảm nghiệm và đã làm gì. Hơn một trăm năm qua các quốc gia lân bang trong Châu Á Thái Bình Dương có nhiều cơ hội phát triển kinh tế văn hóa xã hội và thể chế trong ổn định và tương đối an bình. Còn riêng đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta trong đó có Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua nhiều biến động, nhiều cuộc chiến tranh, và biết bao là sự thay đổi.
Cho đến hôm nay nhờ chính sách mở cửa rộng rãi hơn đã tạo cơ hội cho các giới chức lãnh đạo Chính quyền và cơ quan liên quan cũng như các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được quan sát học tập thực tế kinh nghiệm các nơi cho nên các việc trao đổi đối thoại cũng rộng và tốt hơn trước đây, với thái độ lắng nghe hiểu biết và cảm thông hơn. Những công tác giáo dục nhà trẻ, y tế, bác ái từ thiện, đào tạo đã nhiều phần được các giới chức nhìn nhận. Đã có vị lãnh đạo dân sự nói trong chỗ riêng tư là có khi có việc bên đời phải được giải quyết bằng lãnh vực tâm linh và những điều gọi là thiêng liêng.
Người ta đôi lúc có nói sao dạo này nét mặt Đức Tổng hay đăm chiêu qúa. Đến đây mới nhớ lại nét mặt vui tươi và nụ cười luôn rạng rỡ của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu- (cộng đoàn vỗ tay)- Thật ra mà nói có nhiều việc khó khăn phải giải quyết trong cùng một lúc. Nào là thiên tai bão lụt cơn này tiếp cơn khác, nào là nhân tai, các liên quan phức tạp của xã hội hôm nay trong khi các điều kiện và phương tiện giải quyết lại không tương xứng.
Nhưng từ câu chuyện và thái độ của các luật sĩ và bè Pharisiêu trong các bài đọc để nhìn vào hiện tình của cả Đất Nước và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng ta có nhiều điều phải làm và cần làm ngay. Cho dù đất nước chưa phát triển ổn định và đều đặn về kinh tế xã hội, có nơi có lúc bà con còn nghèo khổ khó khăn thiếu thốn, nhưng điều đau đớn hơn cả là ở sự chia rẽ, thiếu tinh thần đoàn kết trong lòng dân tộc ta, cả trong lẫn ở ngoài nước. Biết đến bao giờ những vết thương cũ sẽ lành lặn, biết đến bao giờ người Việt chúng ta thực sự ân cần ngồi xuống bên nhau, kiên nhẫn lắng nghe nhau bày tỏ mọi lẽ tâm tình và ước vọng chân thành, xóa bỏ mọi chia rẽ, ngăn cách, phân biệt để cùng nắm tay nhau yêu thương đoàn kết một lòng xây dựng tình người Việt Nam, cùng tương thân tương kính phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau - để tất cả chỉ vì xây dựng Đất Nước Quê Hương Dân Tộc Việt Nam ổn định, giàu mạnh, hạnh phúc và tự hào sánh vai cùng các quốc gia khác trên thế giới.
Chúng ta hãy đồng lòng cầu xin Thiên Chúa là Đấng Cha Chung ban phước cho dân tộc và đất nước ta. Xin cho người Việt biết thương yêu nhau nhiều hơn nữa, đoàn kết giúp đỡ nhau nhiều hơn nữa. Xin Đức Mẹ La Vang chuyển cầu cho chúng con.
Nhân nói về các công trình tôn kính Đức Mẹ La Vang; riêng tại Việt Nam thì từ nay đến qua năm 2018 công trình chính sẽ có thể hoàn thành nhưng các công trình phụ còn lại sẽ phải thực hiện trong thời gian dài hơn nữa. Xin các đấng bậc và bà con ở nước ngoài rộng lòng giúp đỡ vào việc hoàn thành. Còn với Tượng đài Đức Mẹ La Vang và các công trình phụ trợ bên Giáo phận Orange Hoa kỳ nghe nói cần đến khoảng hai mươi lăm triệu đôla Mỹ mới hoàn tất. Đây là công trình của người Công Giáo Việt Nam dù ở Giáo phận Orange, Mỹ nhưng cũng là của người Công Giáo Việt Nam, là danh dự chung của người Việt Nam cho nên chúng ta cố gắng góp phần xây dựng.
Riêng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, năm tới sẽ là Đại Lễ Kỷ niệm 30 Năm Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ tôn phong 117 Thánh Tử Đạo đại diện cho Các Chứng nhân Tin Mừng tại Việt Nam (1988-2018). Theo dự định sẽ tiến hành Đại Lễ Kỷ niệm – ở TGP Hà Nội tại Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện – ở TGP Huế tại Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn quốc Đức Mẹ La Vang Quảng Trị – ở TGP Sài Gòn tại Trung Tâm Hành Hương Ba Giồng. Xin hợp lòng hợp ý thông công cầu nguyện và có dịp hãy về tham dự tại các nơi trên.
Để chúc mừng Ngân Khánh Linh Mục của Đức TGM Giuse, Ca đoàn Phaolô và ban nhạc cùng cộng đoàn đã xướng các Thánh Ca - Từ đó Chúa đã gọi con, Tâm tình Hiến dâng, Ca khúc trầm hương thật xuất sắc.
Trước khi nhận Phép Lành cuối Lễ, Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã thay mặt Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám Mục TGP Toronto và toàn thể cộng đoàn Công giáo Việt Nam Toronto nhiệt liệt chúc mừng Kỷ niệm Ngân khánh của Đức cha Giuse nguyễn Chí Linhgiuse , Tổng Giám Mục Huế và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ước mong Chúa ban cho Đức TGM Giuse lần tới sẽ ghé thăm và ở lại Toronto trong thời gian rộng rãi hơn.
Anh Giuse Phạm Tạo, Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ GXCTTĐVN Toronto chúc mừng các Đức Cha, quý Giáo sỹ Tu sỹ và toàn thể Cộng Đoàn đã nhiệt thành cử hành và tham dự Thánh Lễ Đại Triều đặc biệt hôm nay. Để chia xẻ niềm vui Thánh Lễ đặc biệt này, Giáo Xứ kính mời toàn thể Cộng Đoàn xuống basement hall dự Tiệc Mừng và Văn nghệ chúc mừng Ngân Khánh Linh Mục của Đức TGM Giuse.
Sau lời giới thiệu và cảm ơn cộng đoàn của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã xướng Kinh Tạ Ơn, chúc lành và cắt bánh mừng.
Ca đoàn Phaolô, ban nhạc, Nhạc sỹ Giuse Nguyễn Trọng Phước cùng các bạn, các ca sỹ Thanh Hằng, Hoàng Đông, Phạm Trí, cháu Monica và các nghệ sỹ khác đã đóng góp một chương trình văn nghệ bỏ túi đặc sắc thêm vào thực đơn ngon.
Đúng 6:30PM cơn mưa rét lạnh nhẹ hạt hơn và Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh vội lên xe băng qua biên giới về bên Mỹ để kịp chuyến bay về lại quê hương. Đức TGM Giuse đã phải chờ đợi thủ tục xin thị thực nhập cảnh rất lâu chỉ để đến Toronto dâng Lễ Tạ Ơn, cảm ơn Cộng đoàn trong đúng 03 giờ rồi lại ra đi.
Chỉ là một thoáng tại Toronto nhưng sẽ là kỷ niệm chân tình như lời mời gọi yêu thương đoàn kết của Đức TGM Giuse, như lời chào của Đức Hồng Y Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto qua tỏ bày của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu – mong chào đón Đức TGM Giuse Nguyễn Chi Linh lần tới sẽ thăm Toronto Canada trong thời gian rộng hơn.
Dominic David Trần
Đoàn Thanh Niên Cộng Đồng Công Giáo VN. Tổng Giáo phận Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
13:32 29/12/2017
Melbourne, vào lúc 6 giờ 30 chiều Thứ Sáu 29/12/2017. Tại Nhà thờ Thánh Monica, Footscray. Một thánh lễ đồng tế đã được cử hành trọng thể để cảm tạ Thiên Chúa của Đoàn Thanh Niên Công Giáo Việt Nam (VCYAM.) Mừng kính Thánh Gioan Tông đồ là bổn mạng của đoàn.
Xem hình
Trong không khí thân tình. Thánh lễ đồng tế do Cha Nguyễn Xuân Thinh linh hướng của đoàn chủ tế, cùng với quý Cha Hoàng Kim Huy Tuyên úy Cộng đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne, Cha Vũ Nhật Thăng, Cha Hồ Văn Sáng và Cha Trần Văn Thanh là quý Cha Việt Nam, cùng với quý thầy, quý Soeur trẻ trong Tổng giáo phận Melbourne đến dâng lễ đồng tế tạ ơn mừng bổn mạng của đoàn.
Trong bài chia sẻ, Cha Hoàng Kim Huy SDB, cựu linh hướng của đoàn, và cũng là người luôn gắn bó với các em trong nhiều năm qua, đã nói về lịch sử hình thành của đoàn với những sinh hoạt tôn giáo của người trẻ, cho người trẻ. Với đủ các sinh hoạt trong quá khứ, hiện tại và cả các dự tính trong tương lai.
Nhân ngày mừng kính Thánh Gioan Tông đồ, bổn mạng của đoàn. Cha có nói về vị Thánh bổn mạng mà đoàn đã chọn: Trong các buổi tĩnh tâm, cầu nguyện trên đồi Lysterfield tại nhà tĩnh tâm Dòng Don Bosco. Các đoàn viên đã đưa ra năm vị thánh bao gồm các thánh trẻ, thánh chú tâm cho giới trẻ như Don Bosco, Thánh Savier, Thánh Augustin và cả Thánh tử đạo Việt Nam Andre Phú Yên, cuối cùng Thánh Gioan tông đồ được chọn với các lý do: đây là vị thánh luôn đi bên cạnh Chúa, vị tông đồ được Chúa yêu thương, thánh đã chép sử rất phù hợp với giới trẻ và đặc biệt Thánh Gioan tông đồ là vị thánh sống lâu nhất.
Cũng trong bài chia sẻ, Cha Huy cũng nói về tôn chỉ của đoàn với ba tiêu chí: Hiện diện, yêu thương và phục vụ vì thiếu ba yếu tố trên thì đoàn không thể hoạt động. Không hiện diện thì buồn tẻ sẽ làm hỏng mọi dự tính sinh hoạt của đoàn. Hiên diện mà thiếu yêu thương thì gây phiền cho nhau và hiện diện, yêu thương là để phục vụ, chăm sóc cho nhau như lời trối của Thánh Gioan tông đồ đã nói với các môn đệ là các con phải thương mến nhau.
Sau một thời gian dài tổ chức và phục vụ. Được sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Ngoài những sinh hoạt vui chơi lành mạnh, học tập lời Chúa qua kinh thánh, củng cố đức tin. Tham dự các Đại hội giới trẻ Công Giáo thế giới. Đoàn đã đủ lớn mạnh để làm công tác tông đồ bằng cách đến các giáo xứ nơi có các cộng đoàn Việt Nam để sinh hoạt chung giúp các bạn trẻ tìm được nơi sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi của mình. Đoàn còn có trách nhiệm đấu tranh với những điều sai trái trong xã hội mà giới truyền thông đang lái theo chiều hướng xấu, cụ thể như chống lại dự luật an tử. Các đoàn viên đã ký tên để gửi lên quốc hội để xin ngưng ban hành các luật này.
Trong niên khóa 2018, đoàn đã có ban chấp hành mới. Trong lời tâm sự dí dỏm của cựu đoàn trưởng Hồng Phước Thái, người đã gắn bó với đoàn trong cương vị nhiều năm. Anh đã tưởng như mình khó rời chức vụ vì mọi người đều thoái thác khi được đề cử và mỗi lần đề cập đến vấn đề thay thế là mọi người đều chuyển, lái đề tài sang chuyện khác. Nhưng rất mừng là cuối cùng cũng có người thay thế, mặc dù ở lứa tuổi thanh niên, tuổi của học hành tiến thân, tuổi của công việc, và tuổi để xây dựng gia đình. Đã có hai thành viên trong đoàn nhận trách nhiệm thay thế cho anh Hồng Phước Thái, người mà cô Thiên Ân đã nói anh đã hy sinh rất nhiều cho đoàn như: bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ công việc và cả bỏ tiền để lo cho đoàn, lo cho việc chung.
Sau thánh lễ, đoàn đã tổ chức một bữa tiệc nhẹ mừng bổn mạng, cắt bánh mừng đoàn, triển lãm hình ảnh sinh hoạt của đoàn trong những năm qua, cùng chiếu Slice Show hình ảnh các buổi sinh hoạt vui tươi lành mạnh và trong dịp Cha linh hướng Nguyễn Xuân Thinh sinh nhật thứ 45 cũng được các thành viên chúc mừng với bánh sinh nhật và lời hát happy Birthday để kết thúc chương trình buổi tiệc.
Ban đại diện của đoàn hiện nay đã tuyên hứa trước cộng đoàn và cha linh hướng:
Đội nồng cốt:
Chủ tịch: Phanxicô Hồng Phước Thái
Phó Nội Vụ: Têrêsa Nguyễn Thiên Ân
Phó Ngoại Vụ: Maria Hồng Ngọc Phương Thanh
Thư Ký: Têrêsa Nguyễn Vivi
Thủ Quỹ: Micae Phạm Trần Quốc Việt + Pherô Hà Tùng Giang + Cecilia Vũ Thị Thanh Thảo + Đaminh Phạm Phú Thọ
Nhóm Hỗ Trợ/Support Team + Têrêsa Nguyễn Hoàng Julie Thùy-Linh + Catarina Trần Yên Vy + Vincent Phạm Duy Linh + Maria Nguyễn Thị Thanh Nga + Mark Tao + Phạm Anh Thư + Giuse Nguyễn Xuân Kim (absent) + Phero Nguyễn Đăng Khoa (absent)
Têrêsa Nguyễn Vivi và Têrêsa Nguyễn Thiên Ân, la Đòan trưởng mới cho Năm 2018
Xem hình
Trong không khí thân tình. Thánh lễ đồng tế do Cha Nguyễn Xuân Thinh linh hướng của đoàn chủ tế, cùng với quý Cha Hoàng Kim Huy Tuyên úy Cộng đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne, Cha Vũ Nhật Thăng, Cha Hồ Văn Sáng và Cha Trần Văn Thanh là quý Cha Việt Nam, cùng với quý thầy, quý Soeur trẻ trong Tổng giáo phận Melbourne đến dâng lễ đồng tế tạ ơn mừng bổn mạng của đoàn.
Trong bài chia sẻ, Cha Hoàng Kim Huy SDB, cựu linh hướng của đoàn, và cũng là người luôn gắn bó với các em trong nhiều năm qua, đã nói về lịch sử hình thành của đoàn với những sinh hoạt tôn giáo của người trẻ, cho người trẻ. Với đủ các sinh hoạt trong quá khứ, hiện tại và cả các dự tính trong tương lai.
Nhân ngày mừng kính Thánh Gioan Tông đồ, bổn mạng của đoàn. Cha có nói về vị Thánh bổn mạng mà đoàn đã chọn: Trong các buổi tĩnh tâm, cầu nguyện trên đồi Lysterfield tại nhà tĩnh tâm Dòng Don Bosco. Các đoàn viên đã đưa ra năm vị thánh bao gồm các thánh trẻ, thánh chú tâm cho giới trẻ như Don Bosco, Thánh Savier, Thánh Augustin và cả Thánh tử đạo Việt Nam Andre Phú Yên, cuối cùng Thánh Gioan tông đồ được chọn với các lý do: đây là vị thánh luôn đi bên cạnh Chúa, vị tông đồ được Chúa yêu thương, thánh đã chép sử rất phù hợp với giới trẻ và đặc biệt Thánh Gioan tông đồ là vị thánh sống lâu nhất.
Cũng trong bài chia sẻ, Cha Huy cũng nói về tôn chỉ của đoàn với ba tiêu chí: Hiện diện, yêu thương và phục vụ vì thiếu ba yếu tố trên thì đoàn không thể hoạt động. Không hiện diện thì buồn tẻ sẽ làm hỏng mọi dự tính sinh hoạt của đoàn. Hiên diện mà thiếu yêu thương thì gây phiền cho nhau và hiện diện, yêu thương là để phục vụ, chăm sóc cho nhau như lời trối của Thánh Gioan tông đồ đã nói với các môn đệ là các con phải thương mến nhau.
Sau một thời gian dài tổ chức và phục vụ. Được sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Ngoài những sinh hoạt vui chơi lành mạnh, học tập lời Chúa qua kinh thánh, củng cố đức tin. Tham dự các Đại hội giới trẻ Công Giáo thế giới. Đoàn đã đủ lớn mạnh để làm công tác tông đồ bằng cách đến các giáo xứ nơi có các cộng đoàn Việt Nam để sinh hoạt chung giúp các bạn trẻ tìm được nơi sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi của mình. Đoàn còn có trách nhiệm đấu tranh với những điều sai trái trong xã hội mà giới truyền thông đang lái theo chiều hướng xấu, cụ thể như chống lại dự luật an tử. Các đoàn viên đã ký tên để gửi lên quốc hội để xin ngưng ban hành các luật này.
Trong niên khóa 2018, đoàn đã có ban chấp hành mới. Trong lời tâm sự dí dỏm của cựu đoàn trưởng Hồng Phước Thái, người đã gắn bó với đoàn trong cương vị nhiều năm. Anh đã tưởng như mình khó rời chức vụ vì mọi người đều thoái thác khi được đề cử và mỗi lần đề cập đến vấn đề thay thế là mọi người đều chuyển, lái đề tài sang chuyện khác. Nhưng rất mừng là cuối cùng cũng có người thay thế, mặc dù ở lứa tuổi thanh niên, tuổi của học hành tiến thân, tuổi của công việc, và tuổi để xây dựng gia đình. Đã có hai thành viên trong đoàn nhận trách nhiệm thay thế cho anh Hồng Phước Thái, người mà cô Thiên Ân đã nói anh đã hy sinh rất nhiều cho đoàn như: bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ công việc và cả bỏ tiền để lo cho đoàn, lo cho việc chung.
Sau thánh lễ, đoàn đã tổ chức một bữa tiệc nhẹ mừng bổn mạng, cắt bánh mừng đoàn, triển lãm hình ảnh sinh hoạt của đoàn trong những năm qua, cùng chiếu Slice Show hình ảnh các buổi sinh hoạt vui tươi lành mạnh và trong dịp Cha linh hướng Nguyễn Xuân Thinh sinh nhật thứ 45 cũng được các thành viên chúc mừng với bánh sinh nhật và lời hát happy Birthday để kết thúc chương trình buổi tiệc.
Ban đại diện của đoàn hiện nay đã tuyên hứa trước cộng đoàn và cha linh hướng:
Đội nồng cốt:
Chủ tịch: Phanxicô Hồng Phước Thái
Phó Nội Vụ: Têrêsa Nguyễn Thiên Ân
Phó Ngoại Vụ: Maria Hồng Ngọc Phương Thanh
Thư Ký: Têrêsa Nguyễn Vivi
Thủ Quỹ: Micae Phạm Trần Quốc Việt + Pherô Hà Tùng Giang + Cecilia Vũ Thị Thanh Thảo + Đaminh Phạm Phú Thọ
Nhóm Hỗ Trợ/Support Team + Têrêsa Nguyễn Hoàng Julie Thùy-Linh + Catarina Trần Yên Vy + Vincent Phạm Duy Linh + Maria Nguyễn Thị Thanh Nga + Mark Tao + Phạm Anh Thư + Giuse Nguyễn Xuân Kim (absent) + Phero Nguyễn Đăng Khoa (absent)
Têrêsa Nguyễn Vivi và Têrêsa Nguyễn Thiên Ân, la Đòan trưởng mới cho Năm 2018
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney Mừng Bổn Mạng.
Diệp Hải Dung
19:29 29/12/2017
Chiều Thứ Sáu 29/12/2017 rất đông đủ các anh chị em Song Nguyền và Quan Khách đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất là Quan Thầy của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình thuộc TGP Sydney và nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình trên toàn thế giới.
Xem Hình
Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng và đồng giới thiệu quý Cha Chính xứ Dương Thanh Liêm, Cha Cựu Linh Nguyền Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Xuân Thành cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm nói về ơn gọi của Hôn Nhân Gia Đình rất quan trọng và Cha cũng mởi gọi anh chị em Song Nguyền chia sẻ trong đời sống gia đình. Cha cũng khuyên nhủ chúng ta nên tạ ơn Chúa và nguyện xin Ngài chúc phúc cho gia đình.
Kế tiếp các anh chị em Song Nguyền kỷ niệm 10 năm, 20 năm 30 năm , 40 năm, 45 năm và 50 năm với nghi thức “Lập lại lời Thệ Hôn” các anh chị em Song Nguyền cùng giơ tay đeo nhẫn cưới lập lại lời thề hứa trước bàn thờ và Cha Linh Nguyền rảy nước Thánh chúc lành cho các anh chị em.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh chị Chủ Nguyền Xuân Yến ngỏ lời cám ơn Cha Linh Nguyền, quý Cha, quý quan khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân và qúy Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabmatta đã giúp và tạo cơ hội cho Chương Trình Thăng Tiến Hôn Hôn Gia Đình TGP Sydney có phương tiện tổ chức Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
Thánh lễ kết thúc, các anh chị em Song Nguyền đến nhà hàng Crystal Palace Canley Heights tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng và tham gia chương trình văn nghệ với những tiết mục rất đặc sắc do các anh chị em Song Nguyền trình diễn.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng và đồng giới thiệu quý Cha Chính xứ Dương Thanh Liêm, Cha Cựu Linh Nguyền Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Xuân Thành cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm nói về ơn gọi của Hôn Nhân Gia Đình rất quan trọng và Cha cũng mởi gọi anh chị em Song Nguyền chia sẻ trong đời sống gia đình. Cha cũng khuyên nhủ chúng ta nên tạ ơn Chúa và nguyện xin Ngài chúc phúc cho gia đình.
Kế tiếp các anh chị em Song Nguyền kỷ niệm 10 năm, 20 năm 30 năm , 40 năm, 45 năm và 50 năm với nghi thức “Lập lại lời Thệ Hôn” các anh chị em Song Nguyền cùng giơ tay đeo nhẫn cưới lập lại lời thề hứa trước bàn thờ và Cha Linh Nguyền rảy nước Thánh chúc lành cho các anh chị em.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh chị Chủ Nguyền Xuân Yến ngỏ lời cám ơn Cha Linh Nguyền, quý Cha, quý quan khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân và qúy Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabmatta đã giúp và tạo cơ hội cho Chương Trình Thăng Tiến Hôn Hôn Gia Đình TGP Sydney có phương tiện tổ chức Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
Thánh lễ kết thúc, các anh chị em Song Nguyền đến nhà hàng Crystal Palace Canley Heights tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng và tham gia chương trình văn nghệ với những tiết mục rất đặc sắc do các anh chị em Song Nguyền trình diễn.
Diệp Hải Dung
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông Điệp Hòa Bình 2018 Và Di Cư Tại Việt Nam
Hà Minh Thảo
19:05 29/12/2017
Thông Điệp Hòa Bình 2018 Và Di Cư Tại Việt Nam
Ngày 13.11.2017, Ðức Thánh Cha Phanxicô ký ban hành Sứ điệp Hòa Bình năm 2018, nhân dịp Giáo Hội Công Giáo cử hành Ngày Thế Giới Hòa Bình 01.01.2018, với chủ đề ‘Di dân và tị nạn: Những con người tìm kiếm Hòa bình’ và đã được công bố hôm 24.11.2017 trong cuộc họp báo tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.
Cần phân biệt :
- Di dân (sự di cư của người) là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư. Thí dụ: Là người Việt, anh A không tìm được một việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn của anh ở quê nhà và, sau cùng, anh tìm được một việc như ý tại Paris. Do đó, anh phải xin phép nhà cầm quyền Pháp cho định cư để làm việc, theo qui định bởi Luật nước Pháp và chỉ có hiệu lực trong nước này. Vì không có vấn đề với nhà nước cộng sản, anh A có thể về và rời Việt Nam lúc nào cũng được.
- Tị nạn (hay tỵ nạn) là những người Việt từ chối chế độ cộng sản hay bị chúng đàn áp, không thể sống xứng đáng là công dân trong nước. Ðơn xin định cư theo qui chế này gắt gao hơn được qui định bởi Công ước (Convention) quốc tế Genève ngày 28.07.1951 và các quốc gia tham gia Công ước phải tôn trọng. Người được hưởng Công ước này có nhiều quyền lợi gần như công dân chính quốc. Thí dụ quyền đi làm việc không phải xin giấy phép đặc biệt và nhận những trợ cấp hiện kim, an ninh xã hội và gia cư trong thời gian chưa có việc làm. Trái lại, vì đương sự và nhà nước cộng sản không thừa nhận lẫn nhau, nên việc liên hệ với Tòa Ðại sứ và thăm cố hương là những điều cần tránh, nếu không muốn tư cách tị nạn của mình bị rút lại.
Trong quá khứ, tại Thụy sĩ, một Linh mục tị nạn Việt đã về Quê hương và chủ tọa Thánh Lễ. Khi trở về, viên chức hữu trách Thụy sĩ hỏi ‘Vous có về nước và chủ tọa Thánh Lễ?’. Ðương nhiên, Cha phải xác nhận Sự Thật. Vị này nói ‘Như vậy, vous có tự do tôn giáo trong nước, nên xin trả lại qui chế tị nạn, nhưng vẫn được sống như ngoại kiều ở đây. Hậu quả đầu tiên có thể là phải đóng thuế ngoại kiều, nếu nước này có.
I.- LỜI ÐỨC THÁNH CHA.
1. Những nguyện ước tốt đẹp chân thành đối với Hòa bình.
‘Bình an cho mọi người và cho các quốc gia trên trái đất’, sự bình an mà các thiên thần đã loan báo với những mục đồng trong đêm Giáng sinh, là một khát vọng sâu sắc đối với tất cả mọi người, từng cá nhân, mọi dân tộc, và đặc biệt là đối với những người phải chịu đựng nhiều nhất vì sự vắng mất của nó. Trong lời cầu nguyện của mình, Người nhớ đến hơn 250 triệu người di cư trên thế giới, trong đó có 22,5 triệu là những người tị nạn. Ðức Biển Ðức 16 đã nói về họ như ‘những người nam, nữ, trẻ em, những người đang tìm kiếm một nơi nào đó để được sống trong Hòa bình’. Để có thể tìm kiến sự bình an đó, họ đã mạo hiểm cuộc sống trên một hành trình kéo dài và đầy nguy hiểm, và gặp phải những rào cản được xây lên để giữ họ xa vời với mục tiêu của họ. Với tinh thần bác ái, chúng ta hãy đón nhận tất cả những người phải trốn chạy khỏi cảnh chiến tranh, đói khát, sự kỳ thị, bách hại, nghèo đói và suy thoái môi trường buộc phải rời bỏ quê hương, xứ sở của mình để được trong An bình.
2. Tại sao lại có quá nhiều những người di cư?
Tuy người di cư có những lý do khác, nhưng chỉ vì họ ‘muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, và thường cố gắng để tránh ‘sự tuyệt vọng’ về một tương lai không hứa hẹn. Họ gia nhập các gia đình hoặc tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp hay giáo dục, vì những người không thể hưởng các quyền này không sống trong hòa bình. Hơn nữa, như Người đã đề cập trong Thông điệp ‘Laudato Si’ (Ca ngợi Chúa), đã có ‘một sự gia tăng hết sức bi thảm về số người di cư muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói ngày càng tăng gây ra bởi vấn đề suy thoái môi trường’.
Ða số người di cư chọn đi bằng các kênh thông thường. Nhưng, một số người đã lựa chọn các tuyến đường khác nhau, chủ yếu để thoát sự tuyệt vọng, khi các quốc gia họ muốn đến không đảm bảo an toàn và cũng như không có cơ hội cho họ, và mọi con đường pháp lý đều trở nên phi thực tế, bị ngăn chặn hoặc quá chậm trễ.
3. Với một sự chiêm ngắm.
Sự khôn ngoan Ðức Tin thúc đẩy một sự hiểu biết và nhìn nhận là tất cả chúng ta ‘thuộc về cùng một gia đình, những người nhập cư và các người dân địa phương chào đón nhau, hầu mọi người đều có quyền như nhau để tận hưởng mọi điều tốt đẹp trên trái đất, như học thuyết xã hội Giáo hội dạy. Do đó, tinh thần liên đới và chia sẻ được hình thành. Những lời này gợi lên hình ảnh của Kinh Thánh về một Giêrusalem mới. Sách tiên tri Isaia (chương 60) và Sách Khải huyền (chương 21) mô tả thành phố với những cánh cổng luôn mở ra cho mọi người thuộc mọi dân tộc. Chúng ta khám phá ra là họ không đến với những đôi bàn tay trắng. Họ mang đến sự can đảm, những kỹ năng, nghị lực và những khát vọng, cùng những kho tàng của nền văn hóa họ; và bằng cách này, họ làm phong phú cuộc sống của các quốc gia tiếp nhận họ…
Những ai nhìn nhận mọi sự việc bằng cách này sẽ có thể nhận ra những hạt giống của hòa bình vốn đang nảy mầm và nuôi dưỡng sự phát triển của chúng. Thành phố chúng ta, thường bị chia rẽ và phân cực bởi các cuộc xung đột liên quan đến sự hiện diện của những người nhập cư, do đó sẽ trở thành những cuộc thảo luận về hòa bình.
4. Bốn điểm quan trọng để hành động.
Việc cung cấp cho những người xin di cư và nạn nhân buôn người một cơ hội để tìm thấy sự bình an đòi hỏi một chiến lược kết hợp bốn hành động:
a. Chào đón bằng các văn kiện pháp lý cho việc nhập cảnh và không buộc những người người này phải trở về nước nguyên quán mà họ phải đối mặt với sự ngược đãi và bạo lực. Điều đó cũng đòi hỏi phải công bằng với các mối quan tâm của chúng ta đối với vấn đề an ninh quốc gia và đến các quyền cơ bản con người.
b. Bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của những người phải trốn chạy khỏi tình trạng nguy hiểm thực sự để tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn và để ngăn chặn họ khỏi bị bóc lột, đặc biệt nghĩ đến những phụ nữ và trẻ em.
c. Khuyến khích sự hỗ trợ phát triển con người toàn diện của những người di dân. Ðức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tiếp cận các cấp độ giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên để giúp họ không chỉ trau dồi và nhận ra tiềm năng họ mà còn giúp họ trang bị tốt hơn để gặp gỡ người khác và đồng thời thúc đẩy tinh thần đối thoại hơn là việc từ chối hay đối đầu.
d. Hội nhập tức cho phép những người di dân, đặc biệt người tị nạn, tham gia đầy đủ vào cuộc sống của xã hội đón tiếp họ, như một tiến trình làm phong phú lẫn nhau và hợp tác hiệu quả hầu phục vụ sự phát triển con người toàn diện của cộng đồng địa phương.
5. Một đề xuất cho hai Hiệp ước quốc tế.
Ðức Thánh Cha cho biết niềm hy vọng chân thành của Người là, trong năm 2018, Liên Hiệp Quốc tiến tới việc soạn thảo và phê chuẩn hai Hiệp ước Toàn cầu, một về vấn đề di dân an toàn, trật tự và thường xuyên, và một dành cho những người tị nạn. Các Hiệp ước này cần được truyền cảm hứng từ lòng Bác ái, việc nhìn xa trông rộng và tinh thần can đảm, để tận dụng mọi cơ hội nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng hòa bình. Cơ quan Di dân và Tị nạn Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện đã công bố một tập hợp với 20 điểm hành động để chỉ dẫn cụ thể việc thực hiện 4 động từ này trong chính sách công cộng cũng như những thái độ và hoạt động của các cộng đồng Kitô hữu. Sự quan tâm này bắt nguồn từ nguồn gốc Giáo hội và đã liên tục trong nhiều công việc của Giáo hội cho đến thời điểm hiện tại.
6. Đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
Thánh Gioan Phaolô II dạy: « Nếu ‘giấc mơ’ về một thế giới hòa bình được chia sẻ bởi tất cả mọi người, nếu sự đóng góp của những người tị nạn và những người nhập cư được đánh giá một cách đúng đắn, thì nhân loại có thể ngày càng trở thành một gia đình phổ quát và trái đất của chúng ta quả thực là một ‘ngôi nhà chung’ thực sự » (Sứ điệp Ngày Người Di cư và Tị nạn Thế giới 2004, số 6). Xưa nay, nhiều người đã tin vào ‘giấc mơ’ này, và các thành tựu của họ là một bằng chứng cho thấy điều đó không chỉ là một sự ảo tưởng.
Trong đó, chúng ta nhớ Thánh Phanxicô Xaviê Cabrini, qua đời cách đây 100 năm, tính đến ngày 13.11.2017. Người đã cống hiến cuộc đời mình cho việc phục vụ những người nhập cư và trở thành vị Thánh bảo trợ họ, đã dạy chúng ta biết chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập các anh chị em chúng ta.
II. BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN TẠI VIỆT NAM.
Hai lần người dân Việt đã hành động dứt khoát như vậy để từ chối sự cai trị của Việt cộng, chư hầu của Nga Tàu. Ðồng bào chắc chắn đã ra đi nhiều hơn nữa nếu đã biết : « Ngày nay, chúng hiện nguyên hình ‘hèn với giặc, ác với dân’ ».
A. Di cư từ Bắc vào Nam Quê hương.
Sau khi thất trận Điện Biên Phủ, Pháp ký kết với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hiệp định Genève ngày 20.07.1954, để chia đôi Việt Nam thành hai Miền tại vĩ tuyến 17. Điều 14.d cho phép người dân ở mỗi Miền di cư đến Miền kia và yêu cầu giới quản lý hai Miền tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau Hiệp định có hiệu lực, Điều 2, tức chấm dứt ngày 19.05.1955. Miền Nam tiếp tục nhận Quốc hiệu ‘Quốc gia Việt Nam’. Ông Ngô Ðình Diệm là Thủ tướng trọn nước Việt ngày 07.07.1954, vẫn tiếp tục là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Để giám sát sự thực thi Hiệp định, Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập, Ðiều 34, với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Gia Nã Ðại.
1./ Nguyên nhân
a. Lý do chính trị. Những người làm việc cho Pháp, giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Việt cộng, giới trí thức, văn nghệ sĩ hiểu biết sự độc tài và tàn ác cộng sản, đảng viên các Ðảng không cộng sản. Họ phải ra đi vì sợ bị Việt Minh trả thù.
b. Lý do kinh tế. Không ít người phải di cư vì sợ nạn đói sẽ xảy ra tại đây như năm 1945 và hy vọng khi vào Nam, họ sẽ có cuộc sống khá giả hơn. Một số người khác có họ hàng tại miền Nam.
c. Lý do tôn giáo. Tín hữu Công Giáo lo sợ rằng khả năng thực hành tín ngưỡng sẽ bị hạn chế dưới chính quyền cộng sản. Họ còn lo sợ sự trả thù của nhiều cộng sản cho rằng người Công Giáo thân Tây. Ngoài ra, đã có những sự mâu thuẫn giữa Việt Minh và Giáo Hội Công Giáo. Bên cạnh đó, rất nhiều Phật giáo đồ đã di cư vào Nam. Do đó, cuộc di cư đã được đặt dưới sự lãnh đạo tinh thần của Ðức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi và Thượng tọa Thích Tâm Châu.
2/- Tiến trình Di cư.
Vì đã dứt khoát, những người Công Giáo đã hành trang bắt đầu di cư về các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng) ngay khi Hiệp định Geneva được công bố. Số người ra đi trên 800 ngàn. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái, 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên.
Ngày 09.08.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm thành lập Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn, ngang với cấp Bộ với ba nha Ðại diện (ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam) để xúc tiến việc tiếp và định cư. Bên cạnh đó, còn có Ủy ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức. Do rất quan tâm đến việc đào tạo cấp bách nhân tài cho Ðất nước, Thủ tướng Diệm đã yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân đội Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13.08.1954 để đưa khoảng 1.200 sinh viên từ Bắc vào Nam hầu kịp chuẩn bị niên học mới, lối 600 ở lại.
3./ Ðể chào đón đồng bào tìm tự do tại miền Nam, Quốc trưởng Bảo Ðại và Thủ tướng Ngô Ðình Diệm đã kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở. Sự đáp ứng thật dồi dào từ các chính phủ Anh, Tây Đức, Ðại Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Trung Hoa Dân quốc, Úc Ðại Lợi, Ý… và các tổ chức UNICEF, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), CARE và Thanh thương Hội Quốc tế (Junior Chamber International, JCI).
Cuộc tiếp đón đồng bào di cư thật khẩn trương. Bản thân chúng tôi nhớ lại, lúc đó, đang học tại trường tiểu học Ðỗ Hữu Phương (sau này là trường Hùng Vương, Quận 5 Sài Gòn), được nghỉ học một thời gian ngắn vì trường được dùng làm nơi tạm trú và, khi đi học lại, các lớp học phải đón ba nhóm học sinh khác nhau : sáng sớm, trưa và chiều tối hầu việc học tập của học sinh địa phương lẫn di cư không bị đình trệ. Thực phẩm cứu trợ mang nhản ‘Mỹ Quốc viện trợ’, đặc biệt là fromage cây lớn như cây savon giặt đồ. Ðồng bào không dùng, đem ra bán chợ trời, chúng tôi ra mua về hơ nóng ăn với bánh mì. Chẳng bao lâu, các xe bình dân bán Phở Bắc, ngon và rẻ vì thời ông Diệm, lạm phát gần như dừng lại.
Số người di cư tạm trú tại nhiều trại tạm cư trong vùng Sài Gòn. Từng nhóm 1.000 đến 3.000 người được đưa về miền quê. Dân làm nghề cá thì được chuyển ra vùng duyên hải. Sự kiện chỉ 300 ngày để di cư với số lượng đồng bào lớn như vậy buộc chính phủ Ngô Đình Diệm phải xây 42 trung tâm tạm cư. Ðó là các công trình công cộng đang có như trại lính Pháp, nhà thờ, một số trường dòng. Phần lớn đã tạm trú trong các lều nhà binh ở sân bay Tân Sơn Nhất và trường đua Phú Thọ.
4./ Việc Định cư cũng không kém phần cấp bách đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi đặt chân đến miền Nam, vị thế người miền Bắc di cư đến nơi ở mới được quyết định bởi mối quan hệ giữa họ với chính phủ ông Diệm. Sự hội nhập của người di cư vào miền Nam buổi ban sơ không gây khó khăn cho đôi bên lẫn chính quyền vì chúng ta có cùng một ngôn ngữ và sống đạo Công Giáo hay Phật đều hiện diện tại đây.
Hoa Kỳ trích một số tiền viện trợ qua cơ quan USOM để mua nông cụ, trâu bò và vật liệu xây cất để giúp người di cư ở vùng Cái Sắn. Tính đến giữa năm 1957, 319 làng di cư làm nơi định cư cho khoảng 450.000 người được hình thành. Số còn lại cư ngụ tại Sài Gòn, Thủ đô.
Ðể định cư đồng bào di cư, Tổng thống Ngô Ðình Diệm (từ ngày 26.10.1955 với sự thành lập Cộng hòa Việt Nam) đặt ra những mục tiêu về kinh tế, chính trị và an ninh tại các khu định cư trù phú. Ðồng thời, Tổng thống cổ võ người di cư để xây dựng tiềm lực kinh tế ở những nơi họ đến lập đời mới trong Tự do sẵn sàng chống Cộng. Các khu định cư này được xây dựng ở những vị trí chiến lược, đặc biệt, để giữ Tây Nguyên, như tại gần Buôn Mê Thuột, Pleiku và Đà Lạt. Tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Hố Nai (Biên Hòa), các khu định cư cũng được hình thành để tạo ra các vành đai thép bảo vệ Sài Gòn.
Xin nhắc lại. Tháng 05/1953, theo lời mời của một số chính khách Công Giáo có khuynh hướng quốc gia và chống Cộng, ông Diệm bay sang Pháp rồi, sau đó, qua Bỉ trú ngụ tại đan viện Saint–André de Bruges. Tại tu viện dòng Biển Đức này, ngày 01.01.1954, vị sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam trong tương lai đã tuyên khấn trong bậc oblat với tên dòng Odilon. Đây là một điều ‘tiên tri’ vì Thánh Odilon là Bổn mạng những người tị nạn mà chính Tổng thống Diệm đã giúp đem hơn 800 ngàn người di cư từ Miền Bắc vào Nam và an cư lạc nghiệp một cách mỹ mãn. Ngoài ra, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 cũng là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.
B. Ðào thoát khỏi Quê Hương thân yêu.
Lần đầu tiên, người dân Việt phải gạt nước mắt rời Quê Cha Ðất Tổ, dù trước đó, Ðất Nước đã bị sự đô bởi Tàu hay Pháp và bị chết đói như năm 1945.
Những người khinh miệt chế độ cộng sản được chia làm hai đợt chính: Di tản vì đã rời Việt Nam ngay trong thời gian trước sau ngày 30.04.1975 và Vượt biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.
1./ Di tản.
Ngay từ giữa tháng 4/1975, những đợt di tản rời Việt Nam dã bắt đầu với các nhân viên và gia đình làm việc tại các sứ quán, công ty ngoại quốc cùng nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc được các sở Mỹ và các nước đồng minh trợ giúp. Ngày 29.04.1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford chính thức ra lịnh mở chiến dịch ‘Frequent Wind’ để di tản người Mỹ và một số người Việt đã cộng tác hay liên hệ với họ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh bị Việt cộng trả thù. Lúc 12 giờ ngày 30.04.1975, cộng quân tiến chiếm Sài Gòn. Hôm đó, các phi cơ quân sự và tàu chiến cùng nhau đào thoát… và một thời gian sau đó, rất nhiều vụ di tản vẫn thành công. Tuy nhiên, số người tìm tự do bị chết trên biển cả gia tăng. Con số chính xác không ai biết được, dù các tổ chức phi chính phủ ước tính đến năm 2000, tức sau cuộc Vượt biên đề cập dưới đây.
2. Vượt biên.
Quyết định bỏ cha mẹ, gia đình và Quê hương ra đi là một quyết định sống-chết cho người Việt Nam chúng ta. Những đồng bào còn chút hy vọng là người cộng sản còn chút lương tri không nỡ đối xử với những người miền Nam như kẻ thù không đội trời chung và chính đồng bào cũng sẵn sàng cộng tác với chính quyền mới để cùng xây dựng một Việt Nam Thống nhất trong Hòa bình.
Sau bao hứa hẹn của bọn cộng nô, nhất là vụ lường gạt ‘sĩ quan, công chức đi học tập’, chúng ta bị buộc phải lựa chọn và quyết định. Nhưng lúc đó, biên cương đã bị chúng kiểm soát, nên mới có từ ‘vượt biên’. Nếu may mắn đến bờ Tự Do thì còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống.
Sự man rợ của chế độ càng đáng ghê tởm hơn khi chúng tổ chức ‘vượt biên bán chính thức. Năm 1978, khi Trung cộng đe dọa dạy cho Việt cộng một bài học, nhà nước Việt muốn đuổi đi nhóm người Hoa Chợ lớn (nhưng không ít người Việt cũng trong đó), nên đã cho cập bến những tàu buôn cũ kỹ từ Hương cảng mà chiếc Hải Hồng nổi tiếng nhất đã chở nhiều ngàn thuyền nhân đến bến bờ Tự Do. Những người tham dự phải nộp vàng cho công an, giá cao thấp tùy theo phải qua nhiều hay ít trung gian. Số vàng này được đem về lầu 10 Ngân hàng Tp.HCM và gồm nhiều lượng vàng giả. Ngày 17.02.1979, Tàu cộng tấn công toàn biên giới hai nước và tàn sát đồng bào, nhất là phụ nữ.
Trên biển cả, thuyền nhân bị hải tặc cướp của và phụ nữ bị hãm hiếp. Thật là địa ngục trần gian khi vợ bị hãm hiếp trước mặt chồng hay mẹ trước mặt con cái. Khi đến bến bờ Thái Lan, Hương cảng,…, đồng bào ta còn gặp phải đám công chức thanh lọc tư cách tị nạn chính trị. Có dịp du lịch Việt Nam đôi ba ngày, chúng đâu thấu biết nỗi khổ triền miên nơi người bị thống trị. Thấy nhà thờ đông giáo dân là chúng cho là có tự do tôn giáo.
Thông cáo loan đi ‘0 giờ ngày 16.06.1988 mở đầu một định mệnh khác cho những người Việt Nam vượt biển đến Hồng Kông. Họ sẽ bị đối xử như những người nhập cảnh bất hợp pháp và phải chờ chính phủ thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị, trước khi được cứu xét cho đi định cư ở nước thứ ba’.
Ðó là dấu hiệu sự bất lực của con người trước thảm cảnh của đồng loại, sự hấp hối lương tri trước nỗi khổ của những cuộc khởi hành muộn.
Vài nạn nhân của sự bác tư cách tị nạn chính trị:
- Ngày 20.05.1994, Lê Xuân Thọ, 28 tuổi, tự rạch bụng mình và tự thiêu. Sau đó anh đã chết vì phỏng nặng.
- Phạm Văn Châu, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, đã tự thiêu ở trại tị nạn Galang, Nam Dương ngày 26.04.1994. Anh qua đời hai ngày sau đó.
- Ngày 12.04.1992, Nguyễn Văn Quang, hạ sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 Không vận Quân đội Việt Nam Cộng hòa, đã treo cổ tự tử ở trại Galang, Nam Dương, sau khi bị khước từ tư cách tị nạn chính trị, và đơn kháng cáo của anh cũng bị bác. Anh mất đi để lại 1 góa phụ và 3 đứa con còn bé, mồ côi cha.
- Ngày 30.08.1991, tại trại Galang, Nam Dương, cô Trịnh Kim Hương, 28 tuổi, tự thiêu sau khi bị phủ nhận tư cách tị nạn chính trị.
- Chị Hoàng Thị Thu Cúc, 26 tuổi, con một lãnh tụ một chính đảng chống cộng vừa chết trong ‘trại cải tạo’ Việt cộng. Gia đình cô bị trục xuất khỏi nhà, tới trại lao động cưỡng bách. Chị Cúc bị đuổi khỏi trường dạy vì ‘lý lịch gia đình xấu’. Bất kể những sự kiện trên, chị vẫn bị khước từ quy chế tị nạn. Tháng 12/1992, khi đơn kháng cáo bị bác bỏ, chị đã treo cổ tự tử, để lại bốn anh em trai ở trại Sikiew, Thái Lan.
- Vụ tự sát của Lâm Văn Hoàng, 22 tuổi, đã gây nên một cuộc biểu tình phản đối ở trại tị nạn Pulau Bidong, Mã Lai. Anh đã lao mình từ vách đá xuống biển, sau khi bị từ chối tư cách tị nạn chính trị vào tháng giêng năm 1991.
- Trần Văn Minh, cựu Trung úy, treo cổ tự tử ngày 10.10.1992. Ông được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng con trai là Trần Minh Khôi, 18 tuổi, đã bị rớt ‘thanh lọc’. Vì Khôi không có 3.000 mỹ kim mà các viên chức duyệt xét đòi hỏi, đơn kháng cáo của anh sau đó cũng bị bác.
- Tháng 2/1993, cô Lưu Thị Hồng Hạnh, 16 tuổi không người thân thích, đã tự thiêu sau khi Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc rút lại quy chế tị nạn. Cô đã viết: « Chị thương, hôm nay em đã bị từ chối tư cách tị nạn chính trị. Rạng sáng mai, em sẽ treo cổ tự tử để thoát mọi đau khổ. Nhưng lúc nào em cũng sẽ ở bên cạnh chị để che chở cho chị và các cháu ».
- Trịnh Anh Huy, 20 tuổi, tự thiêu ngay trước văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Galang, Nam Dương, ngày 27.08.1992 đã viết thư tuyệt mạng: « Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác ».
Chưa hết, để Việt cộng nhận các người vượt biên, các nước thành viên Liên hiệp Âu châu phải cho chúng tiền. Khi về tới Việt Nam, đồng bào đã bị chúng cướp hết ngoại tệ tổ chức này biếu tặng.
Thượng Ðế ơi! Bao giờ Ðồng bào Việt Nam bớt đau khổ bởi cộng đảng Việt ? Quý Vị Lãnh Ðạo dân cử các quốc gia thế giới tự do có biết, hay lờ đi, việc nhà nước Việt Nam không do người dân Việt bầu ? Thế cũng là thành viên dân chủ Liên Hiệp Quốc sao ?
Hà Minh Thảo
Ngày 13.11.2017, Ðức Thánh Cha Phanxicô ký ban hành Sứ điệp Hòa Bình năm 2018, nhân dịp Giáo Hội Công Giáo cử hành Ngày Thế Giới Hòa Bình 01.01.2018, với chủ đề ‘Di dân và tị nạn: Những con người tìm kiếm Hòa bình’ và đã được công bố hôm 24.11.2017 trong cuộc họp báo tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.
Cần phân biệt :
- Di dân (sự di cư của người) là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư. Thí dụ: Là người Việt, anh A không tìm được một việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn của anh ở quê nhà và, sau cùng, anh tìm được một việc như ý tại Paris. Do đó, anh phải xin phép nhà cầm quyền Pháp cho định cư để làm việc, theo qui định bởi Luật nước Pháp và chỉ có hiệu lực trong nước này. Vì không có vấn đề với nhà nước cộng sản, anh A có thể về và rời Việt Nam lúc nào cũng được.
- Tị nạn (hay tỵ nạn) là những người Việt từ chối chế độ cộng sản hay bị chúng đàn áp, không thể sống xứng đáng là công dân trong nước. Ðơn xin định cư theo qui chế này gắt gao hơn được qui định bởi Công ước (Convention) quốc tế Genève ngày 28.07.1951 và các quốc gia tham gia Công ước phải tôn trọng. Người được hưởng Công ước này có nhiều quyền lợi gần như công dân chính quốc. Thí dụ quyền đi làm việc không phải xin giấy phép đặc biệt và nhận những trợ cấp hiện kim, an ninh xã hội và gia cư trong thời gian chưa có việc làm. Trái lại, vì đương sự và nhà nước cộng sản không thừa nhận lẫn nhau, nên việc liên hệ với Tòa Ðại sứ và thăm cố hương là những điều cần tránh, nếu không muốn tư cách tị nạn của mình bị rút lại.
Trong quá khứ, tại Thụy sĩ, một Linh mục tị nạn Việt đã về Quê hương và chủ tọa Thánh Lễ. Khi trở về, viên chức hữu trách Thụy sĩ hỏi ‘Vous có về nước và chủ tọa Thánh Lễ?’. Ðương nhiên, Cha phải xác nhận Sự Thật. Vị này nói ‘Như vậy, vous có tự do tôn giáo trong nước, nên xin trả lại qui chế tị nạn, nhưng vẫn được sống như ngoại kiều ở đây. Hậu quả đầu tiên có thể là phải đóng thuế ngoại kiều, nếu nước này có.
I.- LỜI ÐỨC THÁNH CHA.
1. Những nguyện ước tốt đẹp chân thành đối với Hòa bình.
‘Bình an cho mọi người và cho các quốc gia trên trái đất’, sự bình an mà các thiên thần đã loan báo với những mục đồng trong đêm Giáng sinh, là một khát vọng sâu sắc đối với tất cả mọi người, từng cá nhân, mọi dân tộc, và đặc biệt là đối với những người phải chịu đựng nhiều nhất vì sự vắng mất của nó. Trong lời cầu nguyện của mình, Người nhớ đến hơn 250 triệu người di cư trên thế giới, trong đó có 22,5 triệu là những người tị nạn. Ðức Biển Ðức 16 đã nói về họ như ‘những người nam, nữ, trẻ em, những người đang tìm kiếm một nơi nào đó để được sống trong Hòa bình’. Để có thể tìm kiến sự bình an đó, họ đã mạo hiểm cuộc sống trên một hành trình kéo dài và đầy nguy hiểm, và gặp phải những rào cản được xây lên để giữ họ xa vời với mục tiêu của họ. Với tinh thần bác ái, chúng ta hãy đón nhận tất cả những người phải trốn chạy khỏi cảnh chiến tranh, đói khát, sự kỳ thị, bách hại, nghèo đói và suy thoái môi trường buộc phải rời bỏ quê hương, xứ sở của mình để được trong An bình.
2. Tại sao lại có quá nhiều những người di cư?
Tuy người di cư có những lý do khác, nhưng chỉ vì họ ‘muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, và thường cố gắng để tránh ‘sự tuyệt vọng’ về một tương lai không hứa hẹn. Họ gia nhập các gia đình hoặc tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp hay giáo dục, vì những người không thể hưởng các quyền này không sống trong hòa bình. Hơn nữa, như Người đã đề cập trong Thông điệp ‘Laudato Si’ (Ca ngợi Chúa), đã có ‘một sự gia tăng hết sức bi thảm về số người di cư muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói ngày càng tăng gây ra bởi vấn đề suy thoái môi trường’.
Ða số người di cư chọn đi bằng các kênh thông thường. Nhưng, một số người đã lựa chọn các tuyến đường khác nhau, chủ yếu để thoát sự tuyệt vọng, khi các quốc gia họ muốn đến không đảm bảo an toàn và cũng như không có cơ hội cho họ, và mọi con đường pháp lý đều trở nên phi thực tế, bị ngăn chặn hoặc quá chậm trễ.
3. Với một sự chiêm ngắm.
Sự khôn ngoan Ðức Tin thúc đẩy một sự hiểu biết và nhìn nhận là tất cả chúng ta ‘thuộc về cùng một gia đình, những người nhập cư và các người dân địa phương chào đón nhau, hầu mọi người đều có quyền như nhau để tận hưởng mọi điều tốt đẹp trên trái đất, như học thuyết xã hội Giáo hội dạy. Do đó, tinh thần liên đới và chia sẻ được hình thành. Những lời này gợi lên hình ảnh của Kinh Thánh về một Giêrusalem mới. Sách tiên tri Isaia (chương 60) và Sách Khải huyền (chương 21) mô tả thành phố với những cánh cổng luôn mở ra cho mọi người thuộc mọi dân tộc. Chúng ta khám phá ra là họ không đến với những đôi bàn tay trắng. Họ mang đến sự can đảm, những kỹ năng, nghị lực và những khát vọng, cùng những kho tàng của nền văn hóa họ; và bằng cách này, họ làm phong phú cuộc sống của các quốc gia tiếp nhận họ…
Những ai nhìn nhận mọi sự việc bằng cách này sẽ có thể nhận ra những hạt giống của hòa bình vốn đang nảy mầm và nuôi dưỡng sự phát triển của chúng. Thành phố chúng ta, thường bị chia rẽ và phân cực bởi các cuộc xung đột liên quan đến sự hiện diện của những người nhập cư, do đó sẽ trở thành những cuộc thảo luận về hòa bình.
4. Bốn điểm quan trọng để hành động.
Việc cung cấp cho những người xin di cư và nạn nhân buôn người một cơ hội để tìm thấy sự bình an đòi hỏi một chiến lược kết hợp bốn hành động:
a. Chào đón bằng các văn kiện pháp lý cho việc nhập cảnh và không buộc những người người này phải trở về nước nguyên quán mà họ phải đối mặt với sự ngược đãi và bạo lực. Điều đó cũng đòi hỏi phải công bằng với các mối quan tâm của chúng ta đối với vấn đề an ninh quốc gia và đến các quyền cơ bản con người.
b. Bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của những người phải trốn chạy khỏi tình trạng nguy hiểm thực sự để tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn và để ngăn chặn họ khỏi bị bóc lột, đặc biệt nghĩ đến những phụ nữ và trẻ em.
c. Khuyến khích sự hỗ trợ phát triển con người toàn diện của những người di dân. Ðức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tiếp cận các cấp độ giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên để giúp họ không chỉ trau dồi và nhận ra tiềm năng họ mà còn giúp họ trang bị tốt hơn để gặp gỡ người khác và đồng thời thúc đẩy tinh thần đối thoại hơn là việc từ chối hay đối đầu.
d. Hội nhập tức cho phép những người di dân, đặc biệt người tị nạn, tham gia đầy đủ vào cuộc sống của xã hội đón tiếp họ, như một tiến trình làm phong phú lẫn nhau và hợp tác hiệu quả hầu phục vụ sự phát triển con người toàn diện của cộng đồng địa phương.
5. Một đề xuất cho hai Hiệp ước quốc tế.
Ðức Thánh Cha cho biết niềm hy vọng chân thành của Người là, trong năm 2018, Liên Hiệp Quốc tiến tới việc soạn thảo và phê chuẩn hai Hiệp ước Toàn cầu, một về vấn đề di dân an toàn, trật tự và thường xuyên, và một dành cho những người tị nạn. Các Hiệp ước này cần được truyền cảm hứng từ lòng Bác ái, việc nhìn xa trông rộng và tinh thần can đảm, để tận dụng mọi cơ hội nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng hòa bình. Cơ quan Di dân và Tị nạn Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện đã công bố một tập hợp với 20 điểm hành động để chỉ dẫn cụ thể việc thực hiện 4 động từ này trong chính sách công cộng cũng như những thái độ và hoạt động của các cộng đồng Kitô hữu. Sự quan tâm này bắt nguồn từ nguồn gốc Giáo hội và đã liên tục trong nhiều công việc của Giáo hội cho đến thời điểm hiện tại.
6. Đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
Thánh Gioan Phaolô II dạy: « Nếu ‘giấc mơ’ về một thế giới hòa bình được chia sẻ bởi tất cả mọi người, nếu sự đóng góp của những người tị nạn và những người nhập cư được đánh giá một cách đúng đắn, thì nhân loại có thể ngày càng trở thành một gia đình phổ quát và trái đất của chúng ta quả thực là một ‘ngôi nhà chung’ thực sự » (Sứ điệp Ngày Người Di cư và Tị nạn Thế giới 2004, số 6). Xưa nay, nhiều người đã tin vào ‘giấc mơ’ này, và các thành tựu của họ là một bằng chứng cho thấy điều đó không chỉ là một sự ảo tưởng.
Trong đó, chúng ta nhớ Thánh Phanxicô Xaviê Cabrini, qua đời cách đây 100 năm, tính đến ngày 13.11.2017. Người đã cống hiến cuộc đời mình cho việc phục vụ những người nhập cư và trở thành vị Thánh bảo trợ họ, đã dạy chúng ta biết chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập các anh chị em chúng ta.
II. BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN TẠI VIỆT NAM.
Hai lần người dân Việt đã hành động dứt khoát như vậy để từ chối sự cai trị của Việt cộng, chư hầu của Nga Tàu. Ðồng bào chắc chắn đã ra đi nhiều hơn nữa nếu đã biết : « Ngày nay, chúng hiện nguyên hình ‘hèn với giặc, ác với dân’ ».
A. Di cư từ Bắc vào Nam Quê hương.
Sau khi thất trận Điện Biên Phủ, Pháp ký kết với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hiệp định Genève ngày 20.07.1954, để chia đôi Việt Nam thành hai Miền tại vĩ tuyến 17. Điều 14.d cho phép người dân ở mỗi Miền di cư đến Miền kia và yêu cầu giới quản lý hai Miền tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau Hiệp định có hiệu lực, Điều 2, tức chấm dứt ngày 19.05.1955. Miền Nam tiếp tục nhận Quốc hiệu ‘Quốc gia Việt Nam’. Ông Ngô Ðình Diệm là Thủ tướng trọn nước Việt ngày 07.07.1954, vẫn tiếp tục là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Để giám sát sự thực thi Hiệp định, Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập, Ðiều 34, với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Gia Nã Ðại.
1./ Nguyên nhân
a. Lý do chính trị. Những người làm việc cho Pháp, giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Việt cộng, giới trí thức, văn nghệ sĩ hiểu biết sự độc tài và tàn ác cộng sản, đảng viên các Ðảng không cộng sản. Họ phải ra đi vì sợ bị Việt Minh trả thù.
b. Lý do kinh tế. Không ít người phải di cư vì sợ nạn đói sẽ xảy ra tại đây như năm 1945 và hy vọng khi vào Nam, họ sẽ có cuộc sống khá giả hơn. Một số người khác có họ hàng tại miền Nam.
c. Lý do tôn giáo. Tín hữu Công Giáo lo sợ rằng khả năng thực hành tín ngưỡng sẽ bị hạn chế dưới chính quyền cộng sản. Họ còn lo sợ sự trả thù của nhiều cộng sản cho rằng người Công Giáo thân Tây. Ngoài ra, đã có những sự mâu thuẫn giữa Việt Minh và Giáo Hội Công Giáo. Bên cạnh đó, rất nhiều Phật giáo đồ đã di cư vào Nam. Do đó, cuộc di cư đã được đặt dưới sự lãnh đạo tinh thần của Ðức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi và Thượng tọa Thích Tâm Châu.
2/- Tiến trình Di cư.
Vì đã dứt khoát, những người Công Giáo đã hành trang bắt đầu di cư về các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng) ngay khi Hiệp định Geneva được công bố. Số người ra đi trên 800 ngàn. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái, 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên.
Ngày 09.08.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm thành lập Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn, ngang với cấp Bộ với ba nha Ðại diện (ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam) để xúc tiến việc tiếp và định cư. Bên cạnh đó, còn có Ủy ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức. Do rất quan tâm đến việc đào tạo cấp bách nhân tài cho Ðất nước, Thủ tướng Diệm đã yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân đội Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13.08.1954 để đưa khoảng 1.200 sinh viên từ Bắc vào Nam hầu kịp chuẩn bị niên học mới, lối 600 ở lại.
3./ Ðể chào đón đồng bào tìm tự do tại miền Nam, Quốc trưởng Bảo Ðại và Thủ tướng Ngô Ðình Diệm đã kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở. Sự đáp ứng thật dồi dào từ các chính phủ Anh, Tây Đức, Ðại Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Trung Hoa Dân quốc, Úc Ðại Lợi, Ý… và các tổ chức UNICEF, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), CARE và Thanh thương Hội Quốc tế (Junior Chamber International, JCI).
Cuộc tiếp đón đồng bào di cư thật khẩn trương. Bản thân chúng tôi nhớ lại, lúc đó, đang học tại trường tiểu học Ðỗ Hữu Phương (sau này là trường Hùng Vương, Quận 5 Sài Gòn), được nghỉ học một thời gian ngắn vì trường được dùng làm nơi tạm trú và, khi đi học lại, các lớp học phải đón ba nhóm học sinh khác nhau : sáng sớm, trưa và chiều tối hầu việc học tập của học sinh địa phương lẫn di cư không bị đình trệ. Thực phẩm cứu trợ mang nhản ‘Mỹ Quốc viện trợ’, đặc biệt là fromage cây lớn như cây savon giặt đồ. Ðồng bào không dùng, đem ra bán chợ trời, chúng tôi ra mua về hơ nóng ăn với bánh mì. Chẳng bao lâu, các xe bình dân bán Phở Bắc, ngon và rẻ vì thời ông Diệm, lạm phát gần như dừng lại.
Số người di cư tạm trú tại nhiều trại tạm cư trong vùng Sài Gòn. Từng nhóm 1.000 đến 3.000 người được đưa về miền quê. Dân làm nghề cá thì được chuyển ra vùng duyên hải. Sự kiện chỉ 300 ngày để di cư với số lượng đồng bào lớn như vậy buộc chính phủ Ngô Đình Diệm phải xây 42 trung tâm tạm cư. Ðó là các công trình công cộng đang có như trại lính Pháp, nhà thờ, một số trường dòng. Phần lớn đã tạm trú trong các lều nhà binh ở sân bay Tân Sơn Nhất và trường đua Phú Thọ.
4./ Việc Định cư cũng không kém phần cấp bách đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi đặt chân đến miền Nam, vị thế người miền Bắc di cư đến nơi ở mới được quyết định bởi mối quan hệ giữa họ với chính phủ ông Diệm. Sự hội nhập của người di cư vào miền Nam buổi ban sơ không gây khó khăn cho đôi bên lẫn chính quyền vì chúng ta có cùng một ngôn ngữ và sống đạo Công Giáo hay Phật đều hiện diện tại đây.
Hoa Kỳ trích một số tiền viện trợ qua cơ quan USOM để mua nông cụ, trâu bò và vật liệu xây cất để giúp người di cư ở vùng Cái Sắn. Tính đến giữa năm 1957, 319 làng di cư làm nơi định cư cho khoảng 450.000 người được hình thành. Số còn lại cư ngụ tại Sài Gòn, Thủ đô.
Ðể định cư đồng bào di cư, Tổng thống Ngô Ðình Diệm (từ ngày 26.10.1955 với sự thành lập Cộng hòa Việt Nam) đặt ra những mục tiêu về kinh tế, chính trị và an ninh tại các khu định cư trù phú. Ðồng thời, Tổng thống cổ võ người di cư để xây dựng tiềm lực kinh tế ở những nơi họ đến lập đời mới trong Tự do sẵn sàng chống Cộng. Các khu định cư này được xây dựng ở những vị trí chiến lược, đặc biệt, để giữ Tây Nguyên, như tại gần Buôn Mê Thuột, Pleiku và Đà Lạt. Tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Hố Nai (Biên Hòa), các khu định cư cũng được hình thành để tạo ra các vành đai thép bảo vệ Sài Gòn.
Xin nhắc lại. Tháng 05/1953, theo lời mời của một số chính khách Công Giáo có khuynh hướng quốc gia và chống Cộng, ông Diệm bay sang Pháp rồi, sau đó, qua Bỉ trú ngụ tại đan viện Saint–André de Bruges. Tại tu viện dòng Biển Đức này, ngày 01.01.1954, vị sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam trong tương lai đã tuyên khấn trong bậc oblat với tên dòng Odilon. Đây là một điều ‘tiên tri’ vì Thánh Odilon là Bổn mạng những người tị nạn mà chính Tổng thống Diệm đã giúp đem hơn 800 ngàn người di cư từ Miền Bắc vào Nam và an cư lạc nghiệp một cách mỹ mãn. Ngoài ra, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 cũng là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.
B. Ðào thoát khỏi Quê Hương thân yêu.
Lần đầu tiên, người dân Việt phải gạt nước mắt rời Quê Cha Ðất Tổ, dù trước đó, Ðất Nước đã bị sự đô bởi Tàu hay Pháp và bị chết đói như năm 1945.
Những người khinh miệt chế độ cộng sản được chia làm hai đợt chính: Di tản vì đã rời Việt Nam ngay trong thời gian trước sau ngày 30.04.1975 và Vượt biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.
1./ Di tản.
Ngay từ giữa tháng 4/1975, những đợt di tản rời Việt Nam dã bắt đầu với các nhân viên và gia đình làm việc tại các sứ quán, công ty ngoại quốc cùng nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc được các sở Mỹ và các nước đồng minh trợ giúp. Ngày 29.04.1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford chính thức ra lịnh mở chiến dịch ‘Frequent Wind’ để di tản người Mỹ và một số người Việt đã cộng tác hay liên hệ với họ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh bị Việt cộng trả thù. Lúc 12 giờ ngày 30.04.1975, cộng quân tiến chiếm Sài Gòn. Hôm đó, các phi cơ quân sự và tàu chiến cùng nhau đào thoát… và một thời gian sau đó, rất nhiều vụ di tản vẫn thành công. Tuy nhiên, số người tìm tự do bị chết trên biển cả gia tăng. Con số chính xác không ai biết được, dù các tổ chức phi chính phủ ước tính đến năm 2000, tức sau cuộc Vượt biên đề cập dưới đây.
2. Vượt biên.
Quyết định bỏ cha mẹ, gia đình và Quê hương ra đi là một quyết định sống-chết cho người Việt Nam chúng ta. Những đồng bào còn chút hy vọng là người cộng sản còn chút lương tri không nỡ đối xử với những người miền Nam như kẻ thù không đội trời chung và chính đồng bào cũng sẵn sàng cộng tác với chính quyền mới để cùng xây dựng một Việt Nam Thống nhất trong Hòa bình.
Sau bao hứa hẹn của bọn cộng nô, nhất là vụ lường gạt ‘sĩ quan, công chức đi học tập’, chúng ta bị buộc phải lựa chọn và quyết định. Nhưng lúc đó, biên cương đã bị chúng kiểm soát, nên mới có từ ‘vượt biên’. Nếu may mắn đến bờ Tự Do thì còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống.
Sự man rợ của chế độ càng đáng ghê tởm hơn khi chúng tổ chức ‘vượt biên bán chính thức. Năm 1978, khi Trung cộng đe dọa dạy cho Việt cộng một bài học, nhà nước Việt muốn đuổi đi nhóm người Hoa Chợ lớn (nhưng không ít người Việt cũng trong đó), nên đã cho cập bến những tàu buôn cũ kỹ từ Hương cảng mà chiếc Hải Hồng nổi tiếng nhất đã chở nhiều ngàn thuyền nhân đến bến bờ Tự Do. Những người tham dự phải nộp vàng cho công an, giá cao thấp tùy theo phải qua nhiều hay ít trung gian. Số vàng này được đem về lầu 10 Ngân hàng Tp.HCM và gồm nhiều lượng vàng giả. Ngày 17.02.1979, Tàu cộng tấn công toàn biên giới hai nước và tàn sát đồng bào, nhất là phụ nữ.
Trên biển cả, thuyền nhân bị hải tặc cướp của và phụ nữ bị hãm hiếp. Thật là địa ngục trần gian khi vợ bị hãm hiếp trước mặt chồng hay mẹ trước mặt con cái. Khi đến bến bờ Thái Lan, Hương cảng,…, đồng bào ta còn gặp phải đám công chức thanh lọc tư cách tị nạn chính trị. Có dịp du lịch Việt Nam đôi ba ngày, chúng đâu thấu biết nỗi khổ triền miên nơi người bị thống trị. Thấy nhà thờ đông giáo dân là chúng cho là có tự do tôn giáo.
Thông cáo loan đi ‘0 giờ ngày 16.06.1988 mở đầu một định mệnh khác cho những người Việt Nam vượt biển đến Hồng Kông. Họ sẽ bị đối xử như những người nhập cảnh bất hợp pháp và phải chờ chính phủ thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị, trước khi được cứu xét cho đi định cư ở nước thứ ba’.
Ðó là dấu hiệu sự bất lực của con người trước thảm cảnh của đồng loại, sự hấp hối lương tri trước nỗi khổ của những cuộc khởi hành muộn.
Vài nạn nhân của sự bác tư cách tị nạn chính trị:
- Ngày 20.05.1994, Lê Xuân Thọ, 28 tuổi, tự rạch bụng mình và tự thiêu. Sau đó anh đã chết vì phỏng nặng.
- Phạm Văn Châu, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, đã tự thiêu ở trại tị nạn Galang, Nam Dương ngày 26.04.1994. Anh qua đời hai ngày sau đó.
- Ngày 12.04.1992, Nguyễn Văn Quang, hạ sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 Không vận Quân đội Việt Nam Cộng hòa, đã treo cổ tự tử ở trại Galang, Nam Dương, sau khi bị khước từ tư cách tị nạn chính trị, và đơn kháng cáo của anh cũng bị bác. Anh mất đi để lại 1 góa phụ và 3 đứa con còn bé, mồ côi cha.
- Ngày 30.08.1991, tại trại Galang, Nam Dương, cô Trịnh Kim Hương, 28 tuổi, tự thiêu sau khi bị phủ nhận tư cách tị nạn chính trị.
- Chị Hoàng Thị Thu Cúc, 26 tuổi, con một lãnh tụ một chính đảng chống cộng vừa chết trong ‘trại cải tạo’ Việt cộng. Gia đình cô bị trục xuất khỏi nhà, tới trại lao động cưỡng bách. Chị Cúc bị đuổi khỏi trường dạy vì ‘lý lịch gia đình xấu’. Bất kể những sự kiện trên, chị vẫn bị khước từ quy chế tị nạn. Tháng 12/1992, khi đơn kháng cáo bị bác bỏ, chị đã treo cổ tự tử, để lại bốn anh em trai ở trại Sikiew, Thái Lan.
- Vụ tự sát của Lâm Văn Hoàng, 22 tuổi, đã gây nên một cuộc biểu tình phản đối ở trại tị nạn Pulau Bidong, Mã Lai. Anh đã lao mình từ vách đá xuống biển, sau khi bị từ chối tư cách tị nạn chính trị vào tháng giêng năm 1991.
- Trần Văn Minh, cựu Trung úy, treo cổ tự tử ngày 10.10.1992. Ông được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng con trai là Trần Minh Khôi, 18 tuổi, đã bị rớt ‘thanh lọc’. Vì Khôi không có 3.000 mỹ kim mà các viên chức duyệt xét đòi hỏi, đơn kháng cáo của anh sau đó cũng bị bác.
- Tháng 2/1993, cô Lưu Thị Hồng Hạnh, 16 tuổi không người thân thích, đã tự thiêu sau khi Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc rút lại quy chế tị nạn. Cô đã viết: « Chị thương, hôm nay em đã bị từ chối tư cách tị nạn chính trị. Rạng sáng mai, em sẽ treo cổ tự tử để thoát mọi đau khổ. Nhưng lúc nào em cũng sẽ ở bên cạnh chị để che chở cho chị và các cháu ».
- Trịnh Anh Huy, 20 tuổi, tự thiêu ngay trước văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Galang, Nam Dương, ngày 27.08.1992 đã viết thư tuyệt mạng: « Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác ».
Chưa hết, để Việt cộng nhận các người vượt biên, các nước thành viên Liên hiệp Âu châu phải cho chúng tiền. Khi về tới Việt Nam, đồng bào đã bị chúng cướp hết ngoại tệ tổ chức này biếu tặng.
Thượng Ðế ơi! Bao giờ Ðồng bào Việt Nam bớt đau khổ bởi cộng đảng Việt ? Quý Vị Lãnh Ðạo dân cử các quốc gia thế giới tự do có biết, hay lờ đi, việc nhà nước Việt Nam không do người dân Việt bầu ? Thế cũng là thành viên dân chủ Liên Hiệp Quốc sao ?
Hà Minh Thảo
Văn Hóa
Khát Vọng Hòa Bình
Đinh Văn Tiến Hùng
11:50 29/12/2017
* Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gởi Sứ Điệp nhân ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2018,
Với chủ đề : ‘ Di dân và tị nạn- Những người nam nữ tìm kiếm Hòa bình ‘
ĐTC khẳng định “…Cởi mở tâm hồn trước những đau khổ của tha nhân, điều này chưa đủ, còn phải làm sao để cho anh chị em di dân và tị nạn có thể sống an bình trong một căn nhà an ninh…”
*”Bấy giờ họ sẽ lấy lưỡi gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng mước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh” ( E-sai.2 : 4 )
Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Ngài vẫn hiện diện trong thế giới này ,
Dưới thân phận người nghèo loài thụ tạo,
Đem tình thương thay cho lòng tàn bạo.
Mang an bình trải rộng khắp muôn nơi,
Đổ Hồng ân cứu độ cho loài người
Để nhân loại sống Hòa bình bất diệt.
Lạy Thiên Chúa Đấng Toàn Năng diễm tuyệt!
Con dâng Ngài lời nguyện ước Hoà bình
Cho địa cầu chấm dứt cảnh đao binh,
Mượn danh Thượng Đế, mưu đồ quỉ quyệt,
Thôi thù hận đừng bày trò chém giết,
Vì an bình thật sự ở trong tim,
Ngông cuồng càng cao, càng lạc hướng tìm,
Hòa bình sẽ chôn vùi trong ác mộng,
Cho nhân loại đừng lao vào tuyệt vọng,
Biết nhận ra một chân lý ngàn đời,
Trong Phúc âm mang ấn tích từ trời,
Đuổi Ác quỉ và dẹp tan Thần chết.
Hòa bình – Chiến tranh thật là khác biệt,
Bom bạo tàn khác hoa nở yêu thương,
Say chiến thắng làm sao thấy Thiên đường,
Mà nhân loại muôn đời hằng mong ước.
Nhưng hiện nay bao triệu người không được,
Sống nơi mảnh đất yêu quí của mình,
Phải chạy sang sứ lạ để mưu sinh,
Tránh tàn sát dưới chiêu bài chủng tộc,
Phân biệt tôn giáo lại càng thâm độc,
Yêu công lý phải được sống yên lành,
Yêu Hòa bình đừng hủy diệt tan tành.
Nhân hậu trung thành phải cùng gặp gỡ,
Công minh bình an cùng nhau gắn bó,
Trên mặt đất trung thành sẽ nở hoa,
Từ trời nhìn xuống công minh hòa ca. (*)
Đó chính là thiên đường nơi trần thế !
Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tinh thương thay cho lòng tàn bạo.
Con cúi đầu dâng nguyện ước lời kinh,
Tâm hồn thiết tha KHÁT VỌNG HÒA BÌNH,
Cho nhân loại và hồn con tội lỗi……
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú:Dựa theo ý Thánh Vịnh 84 :” Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau. Đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất đức trung thành sẽ nở hoa và đức công minh từ trời nhìn xuống. “
Lá thư Canada: Bài Diễn Văn Hay Nhất
Trà Lũ
19:10 29/12/2017
Năm cũ con gà đang trôi đi mang theo bao nhiêu chuyện sôi nổi về Vua Trump bên Mỹ, vua Putin bên Nga, vua Macron bên Pháp, vua Tập Cận Bình bên Tàu, Vua Duterte bên Phi Luật Tân, Vua Kim Chính Ủn bên Cao Ly, và nhất là các chuyện của 4 Vua VN hiện nay quen gọi là Tứ Trụ Triều Đình.
Điều làm tôi giật mình nhiều nhất là việc mẹ của cựu hoàng Nguyễn Tấn Dũng, cụ bà Nguyễn Thị Hường qua đời ngày đầu tháng 12 vừa qua mà Đảng CSVN cũng như báo chí trong nước im re, không một lời nhắc tới, không một lời phân ưu chia buồn, các cụ thấy có lạ đời không? Ông Dũng làm thủ tướng những 8 năm cơ mà !
Tôi còn chưa hết giật mình về tình đồng chí của CSVN, thì tôi xém ngã xuống đất khi đọc trên mạng 2 lời tuyên bố của 2 đảng viên CSVN cao cấp khi họ nói về mẫu quốc Tàu Cộng.
Lời thứ nhất của ngài Võ Thị Thu Thủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh : ‘ Xin đừng vì cái đảo nhỏ ở Biển Đông mà làm mất đi tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai nước, bởi không có Đảng CS Trung Quốc chống lưng thì đảng ta sẽ không tồn tại đến ngày hôm nay’!
Thế có nghĩa là TC có chiếm biển đảo của ta thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, ta không cần phải canh giữ gì nữa... Nghe nói 4 tỉnh biên giới phía bắc nước ta bây giờ đầy Tàu, không còn cột mốc, không còn biên cương nữa !
Lời thứ hai của ngài Nguyễn Duy Chiến, phó chủ tịch Uỷ ban Biên Giới Quốc Gia : ‘Việc nước bạn Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ta, rồi đâm tầu, cắt cáp, thực chất vấn đề : ‘Đó là cách hành xử bố mẹ dạy con mình, yêu cho roi cho vọt, vậy sao phải bất bình ?’
Thì ra VC coi TC là bố mẹ, bố mẹ có yêu VC nên mới đánh như thế!
Đọc xong hai lời phát ngôn trên, với hình ảnh đi kèm, tôi không còn tin vào mắt của mình nữa. Tôi đọc thấy lời giới thiệu trên mạng : Đây là lời 2 con thú nói tiếng người !
Cụ Chánh tiên chỉ của xã An Lạc chúng tôi nghe tới đây thì yêu cầu tôi chấm dứt chuyện hai con vật này. Cụ đòi nghe chuyện nào vui. Anh H.O. nhảy vào giúp vui ngay : Rằng cái chuyện của ngài Tiến sĩ Bùi Hiền đề nghị cải cách chữ viết quốc ngữ đang sôi nổi hiện nay, bây giờ đang sinh ra nhiều chuyện nghe như tiếu lâm :
- chẳng hạn câu này : ‘Bác Hồ ôm chặt và hôn Chu Ân Lai’. Nếu viết theo Ngài Bùi Hiền thì sẽ là ‘ Bak Hồ ôm cặk và hôn Cu Ân Lai’ -
- chẳng hạn tên của những vị nào có chữ Tr và Ch thì được viết như sau :
Trần Chu Đài : Cần Cu Dài
Trần Trầm Chu : Cần Cầm Cu
Trần Khoa Chu : Cần Xoa Cu
Trần Anh Chức : Cần An Cứk
Cụ Chánh nghe đến đây thì giơ tay : Xin dẹp cái chuyện thô lỗ này đi. Mình tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì cứ để cho Bùi Hiền và bè lũ của hắn nói nhưng chúng ta không thèm nghe, không thèm để ý. Mình mà viết theo Bùi Hiền là mình viết những lời tục tĩu.
Ông ODP lên tiếng : Cụ ơi, gốc của VC là gốc rừng rú mà. Ngoài chuyện cải cách chữ viết như trên, VC còn cho sửa Truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du nữa cơ. Nghe có khiếp không ! GS Đàm Trung Pháp, một nhà ngữ pháp nổi tiếng, đã viết như sau :
‘...Mức nhiễm độc của tiếng Việt đổi đời ngày nay càng đáng sợ, nó đã tràn sang cả đại tác phẩm Truyện Kiều của dân tộc Việt. Một báo động đỏ thực sự. Truyện Kiều mà học giả Phạm Quỳnh, trong ngày giỗ Cụ Nguyễn Du linh đình năm 1924 tại Hà Nội đã tôn vinh với câu nói trước anh linh của tiền nhân rằng :’Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn...’ đang bị phỉ báng và bức hại tại quê nhà. Khai pháo bởi ông kỹ sư cơ khí Đỗ Minh Xuân khi ông ta phổ biến cuốn sách có một tựa đề ngạo nghễ : ‘Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng’ trong một cuộc hội thảo về Truyện Kiều tổ chức cuối năm 2012 tại khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trong ‘công trình’ ấy, ông đã sửa khoảng 1.000 chỗ trong tổng số 3.524 câu thơ Truyện Kiều. Lý do tại sao ông quyết định sửa đại tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, hãy nghe ông phán : ‘Truyện Kiều không còn thịnh như trước, do rào cản điển tích, chữ Hán, từ cổ, từ địa phương, chữ nghĩa Truyện Kiều rườm rà, trùng lập, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh...’ Một việc quái đản xưa nay chưa từng thấy, vậy mà lại được ‘anh hùng lao động’ Vũ Khiêu, một học giả từng làm viện trưởng Viện Xã Hội Học, khuyến khích và tán dương, với lời quả quyết sách này là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều. Xin hết trích dẫn lời GS Pháp.
Thôi, tôi biết các cụ đọc đến đây đang bị nhức đầu nên không nói tới những việc quái gở này nữa, chỉ xin nhắc lại là Truyện Kiều có 3.524 câu thơ thì ngài Đỗ Minh Xuân sửa 1.000 câu. Hết ý.
Cụ Chánh xin phát biểu : Những chuyện quái gở này không làm lão ngạc nhiên từ ngày nghe ngài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn trong hội nghị về ngân hàng Á Châu. Bữa đó ngài đọc tên nước Mên, Lào, Việt Nam viết tắt là ‘mờ lờ vờ’, sản phẩm làm ở Việt Nam made in Viet Nam là ‘ma dze in Việt Nam’. Cũng xin hết ý luôn.
Anh H.O. nói leo vào : ngày cháu bị tù có anh quản giáo đọc tên nhạc sĩ Chopin là cho-pin chứ không sô-panh như ai cũng biết.
Lúc này ông bồ chữ ODP mới lên tiếng : Nãy giờ ta toàn nghe chữ nghĩa của dân vô học. Tấc cả các chuyện trên đây không hay bằng chuyện câu thơ tình viết mỗi tiếng chỉ bằng một chữ . Nói xong ông viết vào tờ giấy rồi đố cả làng. Trên giấy ông viết như thế này :
N K M H U Ơ,
N K M H M R Q N
Cả làng lắc đầu vì lần đầu tiên làng thấy sự lạ.
Ông cười hà hà rồi bảo : chữ N trong câu này phải đọc theo giọng người Miền Nam, không phải ‘en’ mà là ‘ăn’, nghe mài mại như âm ‘anh’, do đó cái tai anh Bắc Kỳ nghe ra thế này :
Anh ca em hát u ơ,
Anh ca em hát em rờ cu anh.
Rồi ông xin lỗi cả làng vì ý câu thơ lãng mạng quá. Các bà các cô vừa cười nghiêng ngả vừa đấm nhau thùm thụp. Cười xong thì Chị Ba Biên Hoà cất tiếng hỏi : Bác lấy cái truyện này ở đâu vậy ? Ông ODP trả lời ngay :
- Trên YouTube. Chị cứ mở YouTube ra, cái gì cũng có. Ngày nào tôi cũng mở.
Sáng nay tôi thấy có chương trình nhạc Giáng Sinh hay vô cùng tên là ‘André Rieu-Silenty Night’. Tôi chưa thấy có băng nhạc hội Noel nào hay như băng này. Các bạn biết dàn nhạc của Anré Rieu chứ, ông trình diễn âm nhạc khắp nơi, toàn ở những hội trường vĩ đại. Riêng nhạc hội Silent Night này, ở Vienna năm 2013 thì phải, được tổ chức trong một nhà thờ rất nguy nga. Băng nhạc nổi tiếng này làm tôi nhớ tới 3 băng nhạc Gloria của Thuý Nga. Chỉ có Thuý Nga mới đủ khả năng làm thành những băng nhạc đạo, Gloria 1, Gloria 2, và Gloria 3, sáng chói như vậy.
Nghe đến đây thì Cụ Chánh chạy vào phòng của cụ một lúc rồi quay ra. Tay cụ cầm một chồng băng DVD. Cụ vừa cười vừa nói : Lão định sẽ mừng tuổi mỗi gia đình làng ta một băng ‘Gloria 3’ này vào ngày mồng một tết, nhưng vì bác ODP vừa khen băng này hay quá, lão không cầm lòng được, cho nên lão xin mừng tuổi ngay bây giờ cho nóng sốt. Băng Thuý Nga được phổ biến rất rộng rãi, nhất là ở VN, băng này sẽ tới các hang cùng ngõ hẻm. Đây là băng tán tụng ý nghĩa Giáng Sinh hay tuyệt vời, sân khấu, âm thanh ánh sáng, các ca sĩ trình diễn và lời MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đều tuyệt vời, chả thua gì băng Andre Rieu. Lão mua băng gốc để cám ơn Thuý Nga về tác phẩm rất đáng ca ngợi này.
Chị Ba Biên Hoà nói thêm về YouTube : Tôi biết được nhiều chuyện rất hay trên YouTube. Chẳng hạn băng chiếu màn võ sĩ Cung Lê bên Mỹ đánh gục nhiều võ sĩ quốc tế, nhất là võ sĩ của Tàu Cộng Vương Tán Thủ. Tên võ sĩ Tàu này trước trận đấu thì mặt hiu hiu tự đắc, sau hiệp 3 thì võ sĩ Cung Lê dân Mỹ gốc VN đã hạ đo ván tên này , sao mà lòng tôi thấy đã quá, hả dạ qúa.
Cả làng vỗ tay ca ngợi lời kể về Cung Lê hạ võ sĩ Tàu Cộng, ai cũng thích chuyện này. Rồi cả làng nhìn anh John, ai cũng muốn xin anh tiếp lời Chị Ba. Anh John nói ngay : Đó là cái công của tôi. Xưa nay tôi vẫn thích xem mục đấu võ. Bữa đó tôi thấy võ sĩ Cung Lê trên màn ảnh liền gọi bà xã, và nhà tôi đã xem trận võ chung kết nổi tiếng này từ đầu đến cuối, từ lúc Cung Lê bước lên võ đài giơ tay chào khán thính giả cho tới lúc tên võ sĩ Tàu, nguyên là vô địch bên Tàu, bị Võ sĩ gốc VN Cung Lê cho nằm dưới chân. Chuyện về tài ba của Cung Lê rất hay và rất dài, để hôm nào tôi ghi ra băng rồi tặng cả làng, để cả làng cho con cháu xem, để chúng thấy cái gốc VN lớn lắm. Hôm nay tôi không có ý nói về Cung Lê, nhưng muốn nói về con chó, một con vật nhà ai cũng có nhưng vẫn coi thường. Hôm nay , nhân năm Bính Tuất đang tới là năm của Vua Chó, tôi muốn nói tới một bài diễn văn ca ngợi con chó được coi là bài diễn văn hay nhất thế kỷ. Chuyện như sau :
Đầu năm 2000, William Safire cây viết số 1 của báo uy tín quốc tế The New York Times đã đi tìm các bài diễn văn hay nhất thế kỷ qua. Ông đã tìm kiếm qua rất nhiều thiên tài thế giới, từ lời Ông Job trong Kinh Thánh, tới Patick Henry, John Adams, Winston Churchill, tới Martin Luther King...và cuối cùng ông đã tìm ra thiên tài. Đây không nói về chuyện thần thánh hay con người, mà về một con chó. Chủ con chó nhờ luật sư George Graham West kiện anh hàng xóm vì anh này giết chết con chó yêu qúy của anh ta. LS West đã thắng kiện với một bài biện luận được coi là bài diễn văn hay nhất thế kỷ sau đây :
...Thưa qúy ngài hội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù và quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi ra có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gấm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ.
Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú qúy cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh lẫn ốm đau. Nó ngủ trên nền đất lạnh dù gió đông cắt da cắt thịt, hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù không còn thức ăn gì cho nó. Nó canh gác giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta tán gia bại sản, thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư, thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mộ ta con chó cao thượng của ta, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, chân thành và chân thực ngay khi ta đã chết rồi.
Xin hết bài diễn văn được coi là hay nhất thế kỷ.
Kính chúc các cụ năm mới Chú Tuất được mọi phước lành, thân tâm luôn luôn an lạc.
Trà Lũ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tiệc Thánh
Nguyễn Trung Tây Lm
09:36 29/12/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Một tấm bánh, chén rượu nồng!
Nhánh lúa miến, hoa thiên đàng!
Nơi đây Tiệc Thánh gọi mời.
(NTT)