Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:38 30/12/2019
Suy niệm lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
(Lc 2, 16-21)
Tám ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo hội mời gọi con cái mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? [...]
Xem video và nghe bài giảng
Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.
Đức Maria đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh Ambrôsiô thành Milan (thế kỷ IV) khi nói : “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nên tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”.
Tại Đông phương, kể từ năm 350, người ta đã gán cho Đức Maria tước hiệu là “Mẹ Thiên Chúa”, tuyên dương Mẹ là “ Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể ”. Như thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.
Vì thế, nếu Chúa Giêsu là con của Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria, thì đương nhiên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Ngày cầu cho hòa bình
Ngày đầu năm mới, Giáo hội cửa hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa bình! Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26). Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì yêu, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3,16), sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đến đem bình an cho nhân thế.
Thế giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín. Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng nhiều cách
Vì muốn mang đến cho nhân loại tình yêu, bình an và hạnh phúc. Thiên Chúa tự trở nên Hài Nhi bé bỏng, giống một em bé sơ sinh. Chính trong sự nhỏ bé, thơ ngây, khiêm nhường và tha thứ ấy, Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức mạnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Con Thiên Chúa sinh ra được bọc trong khăn vải, đặt nằm trong máng cỏ, với ánh mắt ngây thơ, tâm hồn trong trắng, đang giang rộng vòng tay, ở giữa các mục đồng và đoàn súc vật, một khung cảnh hòa bình. Cho thấy con người sống hài hoà với Thiên Chúa, với thiên nhiên vạn vật và với nhau. Mang đến cho nhân loại một kỷ nguyên hòa bình. Tình Yêu là phương thuốc chữa lành vết thương. Là nhịp cầu xây dựng tình người. Là phương án cho thế giới mới bạo lực, chiến tranh và khủng bố. Tình Yêu nhập thể mang lại cho thế giới sự bình an bất tận.
Quả thật, sẽ không có hoà bình nếu không có công lý, và sẽ không có hoà bình nếu không có sự tha thứ. Để xây dựng một thế giới hòa bình, chúng ta phải đánh bại sự thờ ơ : đó là vun trồng nền văn hóa liên đới tình thương, đối thoại, hòa giải và canh tân.
Với chủ đề của sứ điệp hoà bình năm nay là: “Hoà bình như là một con đường của hy vọng: đối thoại, hoà giải và hoán cải sinh thái”. Không thể có được hoà bình nếu chúng ta không hy vọng nó”. Hy vọng sẽ giúp chúng ta đặt bước chân lên con đường dẫn đến hòa bình, trong khi ngờ vực và sợ hãi thì làm cho tương quan trở nên mong manh và gia tăng nguy cơ bạo lực. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người trở thành nghệ nhân của hòa bình, mở ra đối thoại mà không loại trừ hay thao túng, đồng thời hướng tới một sự hoán cải sinh thái như là “cách nhìn mới về cuộc sống” (x. Sứ điệp Hòa Bình 01/10/2020).
Khi nhấn mạnh, hy vọng cho chúng ta đôi cánh để đạt tới hoà bình. Đức Thánh Cha viết: “Hy vọng là đức tính đưa chúng ta lên đường, cho chúng ta đôi cánh để tiến về phía trước, ngay cả khi có những chướng ngại không thể vượt qua”. Ngài nhắc lại điều đã nói ở Nhật rằng: "Hòa bình và ổn định quốc tế không tương hợp với bất kỳ ý định nào nhằm tạo ra nỗi sợ phá huỷ lẫn nhau hoặc đe dọa hủy diệt hoàn toàn” nhưng chỉ phát sinh từ “đạo đức toàn cầu về liên đới và hợp tác”. Ngài kêu gọi “hãy từ bỏ ước muốn thống trị người khác” và thúc giục chúng ta học cách nhìn nhau “như con người, như con Chúa, như anh em”. Bước đi trên con đường này, chúng ta có thể bẻ gãy “vòng xoáy trả thù” và đón nhận con đường của hy vọng. “Học cách sống trong sự tha thứ sẽ làm tăng nơi chúng ta khả năng trở thành những người nam, người nữ của hòa bình”. Sẽ không bao giờ có hòa bình thực sự nếu chúng ta không thể xây dựng một hệ thống kinh tế công bằng hơn, như Đức Biển Đức XVI đã nhấn mạnh mười năm trước trong thông điệp Caritas in veritate, kêu gọi “những hình thức hoạt động kinh tế được đánh dấu bằng tính nhưng không và xã hội”.
Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.
Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 2, 16-21)
Tám ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo hội mời gọi con cái mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? [...]
Xem video và nghe bài giảng
Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.
Đức Maria đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh Ambrôsiô thành Milan (thế kỷ IV) khi nói : “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nên tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”.
Tại Đông phương, kể từ năm 350, người ta đã gán cho Đức Maria tước hiệu là “Mẹ Thiên Chúa”, tuyên dương Mẹ là “ Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể ”. Như thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.
Vì thế, nếu Chúa Giêsu là con của Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria, thì đương nhiên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Ngày cầu cho hòa bình
Ngày đầu năm mới, Giáo hội cửa hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa bình! Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26). Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì yêu, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3,16), sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đến đem bình an cho nhân thế.
Thế giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín. Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng nhiều cách
Vì muốn mang đến cho nhân loại tình yêu, bình an và hạnh phúc. Thiên Chúa tự trở nên Hài Nhi bé bỏng, giống một em bé sơ sinh. Chính trong sự nhỏ bé, thơ ngây, khiêm nhường và tha thứ ấy, Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức mạnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Con Thiên Chúa sinh ra được bọc trong khăn vải, đặt nằm trong máng cỏ, với ánh mắt ngây thơ, tâm hồn trong trắng, đang giang rộng vòng tay, ở giữa các mục đồng và đoàn súc vật, một khung cảnh hòa bình. Cho thấy con người sống hài hoà với Thiên Chúa, với thiên nhiên vạn vật và với nhau. Mang đến cho nhân loại một kỷ nguyên hòa bình. Tình Yêu là phương thuốc chữa lành vết thương. Là nhịp cầu xây dựng tình người. Là phương án cho thế giới mới bạo lực, chiến tranh và khủng bố. Tình Yêu nhập thể mang lại cho thế giới sự bình an bất tận.
Quả thật, sẽ không có hoà bình nếu không có công lý, và sẽ không có hoà bình nếu không có sự tha thứ. Để xây dựng một thế giới hòa bình, chúng ta phải đánh bại sự thờ ơ : đó là vun trồng nền văn hóa liên đới tình thương, đối thoại, hòa giải và canh tân.
Với chủ đề của sứ điệp hoà bình năm nay là: “Hoà bình như là một con đường của hy vọng: đối thoại, hoà giải và hoán cải sinh thái”. Không thể có được hoà bình nếu chúng ta không hy vọng nó”. Hy vọng sẽ giúp chúng ta đặt bước chân lên con đường dẫn đến hòa bình, trong khi ngờ vực và sợ hãi thì làm cho tương quan trở nên mong manh và gia tăng nguy cơ bạo lực. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người trở thành nghệ nhân của hòa bình, mở ra đối thoại mà không loại trừ hay thao túng, đồng thời hướng tới một sự hoán cải sinh thái như là “cách nhìn mới về cuộc sống” (x. Sứ điệp Hòa Bình 01/10/2020).
Khi nhấn mạnh, hy vọng cho chúng ta đôi cánh để đạt tới hoà bình. Đức Thánh Cha viết: “Hy vọng là đức tính đưa chúng ta lên đường, cho chúng ta đôi cánh để tiến về phía trước, ngay cả khi có những chướng ngại không thể vượt qua”. Ngài nhắc lại điều đã nói ở Nhật rằng: "Hòa bình và ổn định quốc tế không tương hợp với bất kỳ ý định nào nhằm tạo ra nỗi sợ phá huỷ lẫn nhau hoặc đe dọa hủy diệt hoàn toàn” nhưng chỉ phát sinh từ “đạo đức toàn cầu về liên đới và hợp tác”. Ngài kêu gọi “hãy từ bỏ ước muốn thống trị người khác” và thúc giục chúng ta học cách nhìn nhau “như con người, như con Chúa, như anh em”. Bước đi trên con đường này, chúng ta có thể bẻ gãy “vòng xoáy trả thù” và đón nhận con đường của hy vọng. “Học cách sống trong sự tha thứ sẽ làm tăng nơi chúng ta khả năng trở thành những người nam, người nữ của hòa bình”. Sẽ không bao giờ có hòa bình thực sự nếu chúng ta không thể xây dựng một hệ thống kinh tế công bằng hơn, như Đức Biển Đức XVI đã nhấn mạnh mười năm trước trong thông điệp Caritas in veritate, kêu gọi “những hình thức hoạt động kinh tế được đánh dấu bằng tính nhưng không và xã hội”.
Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.
Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Đức Maira Mẹ Thiên Chúa
Lm. Jude Siciliano OP
12:26 30/12/2019
Dân số 6 : 22-27; Tvịnh 67; Galát 4: 4-7; Luca 2: 16-21
Hôm nay là ngày Đầu Năm, tôi hy vọng Năm vừa qua là một Năm tốt đẹp cho tất cả các bạn. Nhưng, đối với tất cả chúng ta, tôi không nghĩ rằng chúng ta không trừ một ai đều đã được một Năm vừa qua tốt đẹp. Không lẻ chúng ta chưa thông cảm được những nổi khổ đau của nhiều người trong Năm vừa qua sao? Chúng ta nói "năm tháng trôi qua rất nhanh! Vậy thời gian trôi đi đâu?" Thật ra chúng ta may mắn mới nói lên được lời đó, vì có những người phải chịu cái chết của người thân; có người quá đói nghèo cơ cực; người chịu tàn phá vì cuộc chiến; nạn đánh bom khủng bố của người quá khich; gia đình ly tán ở biên giới đất nước chúng ta; những người ốm đau kéo dài. Sao thời gian không đi qua cho mau. Thế nên khi năm 2019 đã qua đi họ hy vọng năm 2020 sẽ tốt đẹp hơn.
Đối với những người đó và với những người thân thương của chúng ta- chúng ta không những chỉ đọc và nghe bản văn trích từ sách Dân Số, chúng ta còn muốn dùng lời văn đó thành lời cầu nguyện cho năm mới. Chúng ta cầu cho những người thân mà chúng ta biết tên đã gắng kết với chúng ta. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người mà chúng ta chưa biết tên, chỉ có Thiên Chúa mới biết tên họ và thương yêu họ. “... Xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ bạn!... Xin Thiên Chúa nhân từ với bạn... chăm sóc và ban bình an cho bạn”. Chúng ta cũng xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta trong lúc chúng ta đọc bài trích sách Dân Số này. Và hơn thế nữa, chúng ta cầu xin ban cho chúng ta trở nên công cụ của Ngài là toàn tâm toàn ý vào lời chúc lành giúp tha nhân có thể cảm nghiệm sự chúc lành của Thiên Chúa cho họ vì sự hiện diện của chúng ta trong đời sống họ.
Hôm nay là Lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Sự tôn kính này của Giáo Hội có từ thuở ban đầu. Trong lễ Giáng Sinh chúng ta cữ hành Phụng vụ mừng Ngôi Lời Nhập Thể làm người. Hôm nay chúng ta mừng Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta qua Đức Maria là Đấng mang lấy Ngôi Lời Nhập Thế làm người ở giữa chúng ta. Qua Đức Maria chúng ta được cảm nghiệm lời chúc trong sách Dân Số, vì qua Đức Kitô, con Đức Maria, hình ảnh Thiên Chua tỏa sáng trên chúng ta trong sự nhân hậu và ban bình an cho chúng ta. Lời chúc lành trong sách Dân Số đã được thực hiện qua lời Đức Maria đáp lại Thiên Chúa.
Các mục đồng đáp lại thông tin họ nghe từ các thiên sứ (Lc 2: 15-20) bằng cách mau mắn vâng lời. Họ vội vàng đến Bêlem để “xem các sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ ra cho chúng ta biết (Lc 2: 15). Nhưng, bài Phúc âm không chú trọng nhiều về các mục đồng, nhưng chú trọng về Đức Maria là người đã lắng nghe lời các thiên sứ báo cho các mục đồng về con Mẹ. Đức Maria suy đi nghĩ lại “trong lòng” những lời Mẹ đã nghe và hành vi của Mẹ chính là điều chúng ta cần phải noi theo và quyết tâm thực hiện trong Năm Mới này.
Phần đông trong chúng ta điều tự hứa là trong Năm Mới chúng ta sẽ ăn ít lại, tập thể dục nhiều hơn, bỏ hút thuốc v.v... Tất cả những dự định đều tốt đẹp. Nhưng, chúng ta, những người thờ phượng Thiên Chúa có quyết định khác khi chúng ta thấy quyết định của Đức Maria đã thực hiện trong bài Phúc âm hôm nay. Chúng ta có thể nhìn vào Đức Maria là tấm gương: Mẹ là người chú ý đến những gì Mẹ được nghe và suy đi nghĩ lại trong lòng. Suốt Phúc âm Thánh Luca, Mẹ đã vâng nghe Ngôi Lời. Mẹ là gương mẫu cho người có đức tin vâng nghe lời Chúa và làm theo lời Ngài! Theo ánh sáng của bài phúc âm hôm nay tôi có thể cả quyết rằng: Trong suốt năm mới này sẽ cố gắng trở nên người biết lắng nghe. Tôi sẽ để nhiều thì giờ suy ngẫm, và đáp lại một cách thận trọng về những sự việc sẽ xảy đến trong đời sống tôi. Điều tôi lắng nghe trước nhất là Kinh Thánh. Quyết tâm đọc Kinh Thánh để nên của ăn nuôi dưỡng tâm hồn, đề hiệp thông với Thiên Chúa và để định hướng cho đời sống của tôi.
Nghe bài Phúc âm hôm nay, tôi nhận thấy Đức Maria suy đi nghĩ lại thông tin mà Mẹ đã nghe được từ các người chăn chiên thấp hèn. Trong thời đó, người chăn chiên bị xem như là những người ô uế, và những lời họ làm chúng thường bị nghi ngờ và không được chấp nhận nên chứng cứ trong tòa án. Những người thời đó thường khinh miệt các người chăn chiên nhưng hành vi họ đã làm khiến cho Đức Maria chú ý đến họ và nghiêm túc suy đi nghĩ lại trong lòng. Đức Maria đã lắng nghe tiếng nói của những người thấp hèn vì đó chính là Tin mừng Mẹ nghe được. Như chúng ta,không bao giờ biết Chúa nói bằng cách nào cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày; nếu chúng ta không biết lắng nghe.
Chúng ta không hề biết làm thế nào Thiên Chúa nói với chúng ta trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đôi khi Thiên Chúa nói với chúng ta: Thông qua lời đáp lại đầy tức giận của một em bé; hay qua một người bạn thông cảm khuyến khích; hay qua lời an ủi của người ngồi bên cạnh chúng ta trong lúc chúng ta đang buồn phiền; hay qua phóng sự sống động trên bản tin buổi chiều; hay qua lời giảng của một linh mục mà chúng ta không mấy ưa thích; hay qua kết quả của một báo cáo khảo sát thống kê; hay qua một bức ảnh trong triễn lãm. Thí dụ: Trong thời kinh tế suy thoái ở Hoa Kỳ, người ta làm phóng sự bằng ảnh cho thấy những chi tiết về sự nghèo đói trong đất nước. Những hình ảnh họ đăng tải đã gây xúc động trên toàn quốc khiến các vị lãnh đạo phải xây dựng nên những luật lệ xã hội để giúp người nghèo, người thất nghiệp và người cao niên. Dân chúng nghe thấy một "lời" qua các hình ảnh của những người thất nghiệp, trẻ con đói khát và các gia đình thiếu thốn. Người ta suy nghĩ về những lời "họ đã nghe" đó và đáp lại bằng cách cố gắng nâng đỡ người đau khổ bằng luật pháp. Điều đó không phải được hoàn toàn, nhung "trang mạng xã hội" đã giúp biết bao nhiêu người thiếu thốn khỏi bị thất vọng. Trong khung cảnh chính trị của những ngày này, sự yểm trợ bị cắt bớt đi nhiều nên ảnh hưởng đến người nghèo.
Một giải pháp tốt đẹp cho Năm Mới này là: hãy cố gắng lắng tai nghe, bất kể nguồn âm thanh đó đến bởi một người hay một nhóm người; hãy để ý suy đi nghĩ lại về những điều chúng ta nghe được bằng cách không nên kết luận mau lẹ như thói quen. Sau đó hãy cầu xin ơn khôn ngoan để biết làm cách nào đáp lại những gì chúng ta đã nghe được. Làm như thế hơi kéo dài công việc nhưng nhờ thế các bạn biết ý chính.
Nếu chúng ta là những người lắng nghe tốt rồi; thì chúng ta sẽ cảm nghiệm là Chúa Giêsu đang tiếp tục giáng sinh ở giữa chúng ta. Chúng ta có thể có sự đáp ứng như những người trước đây nghe tin qua các mục đồng. Chúng ta cũng sẽ "ngạc nhiên". Kinh ngạc khi nghe tin mừng của Thiên Chúa vẫn còn được loan báo cho chúng ta ngay giữa đời sống bận rộn hàng ngày của chúng ta. Nghe Ngôi Lời gần hơn trong cuộc sống hàng ngày sẽ cho chúng ta thấy lời chúc lành của Thiên Chữa cho chúng ta: khuyến khích chúng ta làm điều tốt cho kẻ khác mặc dù có người bảo không nên; chờ lời tha thứ cho tội lỗi của chúng ta, để chữa lành chúng ta về những đau khổ trong quá khứ và những tan vỡ trong hiện tại.
Chúng ta còn nghe biết bao nhiều điều khác - nơi làm việc, nơi trường học, ở nhà và những nơi sinh hoạt khác mà chúng ta sống trong ngày. Tất cả những điều chúng ta nghe không có tính xây dựng, chữa lành, hay củng cố năng lực cho chúng ta. Tất cả không phải là lời của Thiên Chúa, mặc dù chúng ta có cố gắng lắng nghe. Bởi thế chúng ta cần phải thận trọng trong việc xử dụng từ ngữ khi nghe lời Kinh Thánh. Việc đó sẽ giúp chúng ta khám phá và chú trọng đến lời Thiên Chúa nói trong nhiều trường hợp khác mà Thiên Chúa làm. Những ai tập lắng nghe lời Thiên Chúa trong kinh nguyện "Thần vụ" sẽ làm như Đúc Maria dạy chúng ta hôm nay: Lắng nghe lời Chúa, ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng. Nếu chúng ta càng tập lắng nghe trong lòng, chúng ta càng nhìn nhận và vui mừng việc Ngồi Lời Nhập Thể. Vì Thiên Chúa vẫn còn nhập thể trong thế giới chúng ta theo nhiều cách khác nhau.
Nếu chúng ta càng lắng nghe Lời Chúa, chúng ta càng biết thêm để không nghe lời của những tiên tri giả. Họ thường tuyên bố nói lên sự thật. Nhưng ý định của họ là lừa dối và làm cho chúng ta bị sai lạc. Nhiều tiếng nói khuyến khích chúng ta đặt ưu tiên giá trị của chúng ta lên hàng đầu danh sách các việc chúng ta làm. Họ quyến rũ chúng ta bằng những lời hứa về lợi nhuận, về quyền lực và về uy tín, ngay cả những lúc đi ngược với quyền lợi kẻ khác. Những ai suy di nghĩ lại trong lòng Lời Chúa sẽ biết lúc nào và ở nơi nào Thiên Chúa nói, ngay cả những khi lời Chúa đến với chúng ta qua những nguồn gốc không biết trước được; như những người chăn chiên ô uế và vội vã chạy từ ngoài đồng cỏ vào Bêlem để bảo với Đức Maria và thánh Giuse tin mừng họ đã nghe từ các thiên sứ.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
MARY MOTHER OF GOD
Numbers 6: 22-27; Psalm 67; Galatians 4: 4-7; Luke 2: 16-21
It is New Year’s Day. I hope it has been a good year for each of you. But for ALL of us, I don’t think it has been. Don’t we feel and share the pain of the suffering so many people have experienced over this past year? We say, "The year went by so quickly! Where did the time go?" In some ways we are lucky to be able to say that since, for those who have suffered the death of a loved one, extreme poverty, the destruction and displacement of war, terrorist bombings, family separations at our border and loss of health, the year has dragged by. These people are glad to be rid of 2019 and they hope for a better 2020.
For them and for our loved ones – we not only read and listen to the text from Numbers, we make it our prayer for 2010. We pray it for people whose names we know and who are close to our hearts. We also pray it for the anonymous ones whose names only God knows, remembers and cherishes. May God, "...bless you and keep you!...be gracious to you...look upon you kindly and give you peace." We ask a blessing from God as we pray this reading. And more. We pray we might be an instrument God uses to put flesh and blood on the blessing, so that others will experience God blessing them because of our presence in their lives.
Today is the solemnity of "Mary, Mother of God." Our church’s veneration of Mary goes back to our beginnings. At Christmas we celebrate the Word of God made flesh. Today we celebrate God blessing us through Mary, who was the means by which that Word took flesh among us. Through Mary we came to experience the Numbers’ blessing, for in Christ, her son, God’s face shines on us; is gracious to us and gives us peace. The Numbers’ blessing has been made flesh for us through Mary’s response to God.
The shepherds respond obediently to the message they heard from the angels (Luke 2: 15-20). They went in haste to Bethlehem to, "see this event that has taken place which the Lord has made known to us" (2:15). But the focus of the gospel reading is less on the shepherds and more on Mary who listens to the message the angels gave the shepherds about her son. Mary reflects on what she heard "in her heart" and her manner suggests a new year’s resolution for us today.
Many of us make resolutions about eating less, exercising more, stopping smoking, etc. All well and good. But we who worship have another resolution to make as we observe Mary’s way in the gospel today. We can use her as our model; she is one who pays attention to what she hears and reflects things over in her heart. She demonstrates throughout Luke’s gospel a docility to the Word. She is the model believer who hears the Word of God and acts on it. In the light of today’s gospel passage I might resolve that: throughout this new year I will practice being a better listener. I will allow myself more time to reflect and respond with deliberation to the events of my life. My first listening post will be the scriptures themselves, determined to go to them for spiritual nourishment, communion with God and direction for my life.
Listening to today’s gospel text I note that Mary pondered a message she heard from lowly shepherds. In those times shepherds were considered ritually unclean and their testimony was suspect in a court of law. The reputation and ill regard her contemporaries had for shepherds did not stop Mary from paying attention to them and seriously reflecting on their message. She was a listener to the voices of the lowly and there she heard good news. We never know how God might speak in our daily lives.
Sometimes God speaks a word and the message is delivered to us: through the response of an angry child; the encouragement of a sympathetic friend; the consolation of one who sits with us in our grief; the vivid images on the evening news; the preaching of our least favorite preacher; the results of a statistical survey; or a photograph at an exhibit. For example, during the Depression in this country photographers were hired and sent to document poverty in the land. The pictures they brought back deeply touched the nation and its leaders and helped promote social legislation to help the poor, unemployed and elderly. People heard a "word" in those images of unemployed people, hungry children and strained families. They pondered what they "heard" and they responded by trying to alleviate the pain through legislation. It is far from perfect or adequate, but the "social net" has helped countless needy people keep from sinking. In the political climate of these days, that new of protection is being shredded more and more by cutbacks that affect the poor.
A good new year’s resolution: try to be a better listener, regardless of the one or group who is speaking; give what we hear a serious "pondering" by not jumping too quickly to our usual conclusions. Then, pray for the wisdom to know how to respond to what we hear. That’s a bit lengthy, but you get the idea.
If we were better listeners we would experience that Jesus continues to be born in our midst. We would have the same reaction as those who first heard the message from the shepherds: we too would be "amazed." Amazed to hear the good news God still proclaims to us in the very midst of our busy and diverse lives. A closer listening to that Word in daily life would reveal God’s blessing us: encouraging us in the good we try to do for others, despite the naysayers; giving us words of forgiveness for our sins; healing us of past hurts and current brokenness.
There is a lot else our ears are exposed to – at work, school, home and the other places that make up our days. All we hear does not build us up, heal or strengthen us. All is not God’s Word, no matter how hard we listen. That is why we need to give a disciplined hearing to the scriptural word. It will serve as our lens to help us discover and focus on God’s speaking in the many other ways God does. Those who practice a prayerful listening to the Word, a "Lectio Divina," will do as Mary teaches us today: listen to the Word and ponder it in our hearts. The more we develop the ears of our heart, the more we will recognize and celebrate the daily incarnations of the Word. For God still takes flesh in our world in many and diverse ways.
The more we are tuned to the Word, the better we will be able to turn away from false prophets who claim to speak the truth, but whose intentions are to deceive. Many are the voices that encourage us to put our own priorities on the top of our "to-do list." They seduce us by promises of profit, power and prestige even when it is at the expense of others. Those who ponder and treasure the Word in their hearts will know where and when God is speaking, even when the Word comes to us from the most unlikely sources: like the dirty and breathless shepherds straight from the fields who can’t wait to tell Mary and Joseph the good news they, of all people, heard from the angel!
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa A 1.1.2020
Lm Francis Lý văn Ca
15:07 30/12/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trước thềm năm mới 2020, Giáo Hội mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không ngoài mục đích bộc lộ tình con thảo hiếu đối với Mẹ hiền.
Hôm nay cũng là ngày kết thúc tuần bát nhật Lễ Giáng Sinh. Cách nay đúng 1 tuần, Mẹ đã ban cho trần gian Đấng Cứu Thế, từ đó Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. Trong chu kỳ phụng vụ, trong một năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Thiên Chúa đã yêu thương trần gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Chính người nữ nầy đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa. Cho nên, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nói lên vai trò làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, của mỗi người trong chúng ta. Chính vì sự quan trọng nầy mà Giáo Hội muốn đặt lễ Kính Mẹ lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.
Tháh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn con cái quây quần bên hang đá Bêlem với gia đình thánh gia, trong ngày đầu năm nầy, để dâng lên Mẹ một năm mới sắp đến cho Chúa Cha toàn năng. Chúng ta cầu xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ, ban cho Cộng Đoàn, gia đình, cá nhân, Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới tràn đầy hồng ân của Chúa.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, và là Mẹ của mỗi người trong chúng ta, bằng bài ca sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thầy cả thượng phẩm thời Cựu Ước cầu xin Thiên Chúa Giavê chúc lành cho dân Dothái. Trước thềm năm mới dương lịch, chúng ta cùng quây quần nơi đây, để dâng lên Thiên Chúa thánh lễ đầu năm, cùng với linh mục của thời Tân Ước, xin Thiên Chúa chúc lành cho con cái của Ngài nơi trần gian.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa quá yêu thương trần gian nên đã sai Con Ngài giáng sinh bởi người phụ nữ, người phụ nữ đó, ngày hôm nay Giáo Hội tôn vinh là Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãnh diện vì có được người Mẹ đó, vì Mẹ luôn cầu bầu cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Mẹ Maria đã thực thi những điều luật dạy, trong việc dâng hài nhi Giêsu trong đền thánh và chịu phép cắt bì. Đối với những bậc làm cha mẹ, noi gương Mẹ, đừng thờ ơ trong việc lo cho con cái lãnh nhận bí tích rửa tội.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Nhân dịp ngày đầu năm, chúng ta tạ ơn Chúa vì ơn của Ngài đã ban qua sự giáng sinh của Con yêu dấu là Đức Giêsu Kitô. Qua sự cầu bầu của Mẹ, chúng ta tin rằng Chúa sẽ tiếp tục ban muôn ơn lành cho Giáo Hội và thế giới trong năm mới nầy:
1, Thế giới chúng ta đã trải qua một năm với biết bao là tai ương khủng khiếp. Chúng ta dâng lên Chúa tất cả trong sự quan phòng của Chúa Cha Toàn Năng của môt năm mới đang đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin cho Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Xin ban cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới được muôn ơn lành, những thân bằng quyến thuộc của chúng ta được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa chúc lành mọi gia đình Công Giáo của chúng ta. Xin cũng ban ơn cho những cá nhân hay gia đình gặp buồn phiền, luôn có Mẹ an ủi, phù trì. Xin Chúa cũng hiện diện bên những gia đình kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa ban ơn thánh, với sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới trong sự chúc phúc và chở che của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời, những tôi trung tớ nữ của Chúa, đã ra đi trong một năm đã qua. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng con bắt đầu một năm mới, xin Chúa cho Mẹ luôn hiện diện với chúng con, trong suốt năm mới nầy. Như chính Mẹ đã hiện diện với Chúa trong suốt quãng đời ấu thơ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trước thềm năm mới 2020, Giáo Hội mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không ngoài mục đích bộc lộ tình con thảo hiếu đối với Mẹ hiền.
Hôm nay cũng là ngày kết thúc tuần bát nhật Lễ Giáng Sinh. Cách nay đúng 1 tuần, Mẹ đã ban cho trần gian Đấng Cứu Thế, từ đó Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. Trong chu kỳ phụng vụ, trong một năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Thiên Chúa đã yêu thương trần gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Chính người nữ nầy đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa. Cho nên, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nói lên vai trò làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, của mỗi người trong chúng ta. Chính vì sự quan trọng nầy mà Giáo Hội muốn đặt lễ Kính Mẹ lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.
Tháh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn con cái quây quần bên hang đá Bêlem với gia đình thánh gia, trong ngày đầu năm nầy, để dâng lên Mẹ một năm mới sắp đến cho Chúa Cha toàn năng. Chúng ta cầu xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ, ban cho Cộng Đoàn, gia đình, cá nhân, Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới tràn đầy hồng ân của Chúa.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, và là Mẹ của mỗi người trong chúng ta, bằng bài ca sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thầy cả thượng phẩm thời Cựu Ước cầu xin Thiên Chúa Giavê chúc lành cho dân Dothái. Trước thềm năm mới dương lịch, chúng ta cùng quây quần nơi đây, để dâng lên Thiên Chúa thánh lễ đầu năm, cùng với linh mục của thời Tân Ước, xin Thiên Chúa chúc lành cho con cái của Ngài nơi trần gian.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa quá yêu thương trần gian nên đã sai Con Ngài giáng sinh bởi người phụ nữ, người phụ nữ đó, ngày hôm nay Giáo Hội tôn vinh là Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãnh diện vì có được người Mẹ đó, vì Mẹ luôn cầu bầu cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Mẹ Maria đã thực thi những điều luật dạy, trong việc dâng hài nhi Giêsu trong đền thánh và chịu phép cắt bì. Đối với những bậc làm cha mẹ, noi gương Mẹ, đừng thờ ơ trong việc lo cho con cái lãnh nhận bí tích rửa tội.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Nhân dịp ngày đầu năm, chúng ta tạ ơn Chúa vì ơn của Ngài đã ban qua sự giáng sinh của Con yêu dấu là Đức Giêsu Kitô. Qua sự cầu bầu của Mẹ, chúng ta tin rằng Chúa sẽ tiếp tục ban muôn ơn lành cho Giáo Hội và thế giới trong năm mới nầy:
1, Thế giới chúng ta đã trải qua một năm với biết bao là tai ương khủng khiếp. Chúng ta dâng lên Chúa tất cả trong sự quan phòng của Chúa Cha Toàn Năng của môt năm mới đang đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin cho Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Xin ban cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới được muôn ơn lành, những thân bằng quyến thuộc của chúng ta được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa chúc lành mọi gia đình Công Giáo của chúng ta. Xin cũng ban ơn cho những cá nhân hay gia đình gặp buồn phiền, luôn có Mẹ an ủi, phù trì. Xin Chúa cũng hiện diện bên những gia đình kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa ban ơn thánh, với sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới trong sự chúc phúc và chở che của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời, những tôi trung tớ nữ của Chúa, đã ra đi trong một năm đã qua. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng con bắt đầu một năm mới, xin Chúa cho Mẹ luôn hiện diện với chúng con, trong suốt năm mới nầy. Như chính Mẹ đã hiện diện với Chúa trong suốt quãng đời ấu thơ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 30/12/2019
25. Nhẫn nại là một đức tính có thể làm cho chúng ta nên hoàn mỹ.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:09 30/12/2019
3. LẤY ROI ĐÁNH THÁNH NHÂN
Các quận ở ven biển Quảng Đông đều không lập miếu Khổng tử.
Có một quan thích sứ mới đến không biết đây là phong tục tập tính của địa phương này, nên chuẩn bị mâm cơm rượu để tế điện Khổng tử, bèn chuẩn bị chọn hai thư sử đóng vai Khổng tử và Mạnh tử để họ đứng ngoài cổng cúi lạy, hai ông thư sử này lại lạy không đúng theo nghi thức, thích sứ nổi giận và lập tức phán:
- “Văn Tuyên vương (Khổng tử) A Thánh (Mạnh tử) đánh mỗi đứa mừoi mấy phách”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 3:
Sẽ là phạm thượng khi xúc phạm đến các vị thánh huống chi là lấy roi đánh các ngài !
Diễn kịch đóng vai các thánh thì phải nghiên cứu và đọc qua hạnh các thánh mới có thể diễn xuất như các ngài, bằng không thì sẽ bị khán giả tẩy chay và cho đó là xúc phạm đến các thánh.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một vị thánh để bắt chước, đó là thánh bổn mạng của mình; mỗi người Ki-tô hữu đều có thể trở nên những vị thánh thời danh nếu họ bắt chước diễn tả lại cuộc sống thánh thiện của thánh bổn mạng trong cuộc sống của mình. Giả làm thánh nhân nhưng giả không đúng thì không những tự mình xúc phạm đến các ngài, mà còn làm cho người khác nhạo báng các ngài qua cuộc sống của chúng ta.
“Phong tục tập tính” của người Ki-tô hữu là mừng kinh ngày lễ thánh bổn mạng của mình, đó là tập tính tốt đẹp nên làm.
Có người Ki-tô hữu âm thầm mừng lễ bổn mạng của mình thật sốt sắng, có người thì mừng lễ thật trọng thể và đem tiền giúp đỡ tha nhân thay vì mời bạn bè ăn uống, có người trong ngày lễ bổn mạng của mình thì ăn chay và làm nhiều việc hy sinh... tất cả đều là gương lành gương sáng.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những tiêu cực phát sinh trong ngày lễ bổn mạng: nhậu nhẹt quên trời quên đất làm cho ngày lễ bổn mạng của mình mất hết ý nghĩa, và đó không phải là “tập tính” tốt của chúng ta –người Ki-tô hữu., bởi vì khi làm như thế thì chẳng khác gì chúng ta đang đánh thánh nhân vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Các quận ở ven biển Quảng Đông đều không lập miếu Khổng tử.
Có một quan thích sứ mới đến không biết đây là phong tục tập tính của địa phương này, nên chuẩn bị mâm cơm rượu để tế điện Khổng tử, bèn chuẩn bị chọn hai thư sử đóng vai Khổng tử và Mạnh tử để họ đứng ngoài cổng cúi lạy, hai ông thư sử này lại lạy không đúng theo nghi thức, thích sứ nổi giận và lập tức phán:
- “Văn Tuyên vương (Khổng tử) A Thánh (Mạnh tử) đánh mỗi đứa mừoi mấy phách”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 3:
Sẽ là phạm thượng khi xúc phạm đến các vị thánh huống chi là lấy roi đánh các ngài !
Diễn kịch đóng vai các thánh thì phải nghiên cứu và đọc qua hạnh các thánh mới có thể diễn xuất như các ngài, bằng không thì sẽ bị khán giả tẩy chay và cho đó là xúc phạm đến các thánh.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một vị thánh để bắt chước, đó là thánh bổn mạng của mình; mỗi người Ki-tô hữu đều có thể trở nên những vị thánh thời danh nếu họ bắt chước diễn tả lại cuộc sống thánh thiện của thánh bổn mạng trong cuộc sống của mình. Giả làm thánh nhân nhưng giả không đúng thì không những tự mình xúc phạm đến các ngài, mà còn làm cho người khác nhạo báng các ngài qua cuộc sống của chúng ta.
“Phong tục tập tính” của người Ki-tô hữu là mừng kinh ngày lễ thánh bổn mạng của mình, đó là tập tính tốt đẹp nên làm.
Có người Ki-tô hữu âm thầm mừng lễ bổn mạng của mình thật sốt sắng, có người thì mừng lễ thật trọng thể và đem tiền giúp đỡ tha nhân thay vì mời bạn bè ăn uống, có người trong ngày lễ bổn mạng của mình thì ăn chay và làm nhiều việc hy sinh... tất cả đều là gương lành gương sáng.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những tiêu cực phát sinh trong ngày lễ bổn mạng: nhậu nhẹt quên trời quên đất làm cho ngày lễ bổn mạng của mình mất hết ý nghĩa, và đó không phải là “tập tính” tốt của chúng ta –người Ki-tô hữu., bởi vì khi làm như thế thì chẳng khác gì chúng ta đang đánh thánh nhân vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Đức Mẹ Ma-ri-a - Mẹ Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:12 30/12/2019
Ngày 1 tháng 1
LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA
Tin Mừng: Lc 2, 16-21.
“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.
Anh chị em thân mến,
Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ làm mẹ của Đấng cứu thế là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với con mình là Đức Chúa Giê-su.
1. Đức Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.
Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Đức Cha và Đức Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại thì Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Ni-xê-a (325) đã long trọng tuyên bố và xác tín, và mỗi ngày Chúa Nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ.
Đức Chúa Giê-su là Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Ngài đến sau tôi nhưng có trước tôi” (Ga 1, 30b), cũng có nghĩa là với bản tính loài người Đức Chúa Giê-su sinh sau thánh Gioan Tiền Hô, nhưng với bản tính Thiên Chúa thì Ngài đã có trước thánh Gioan Tiền Hô. Và như thánh Gioan tông đồ đã xác quyết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.(Ga 1, 1) ngài đã xác tín Đức Chúa Giê-su là Ngôi Lời tức là Thiên Chúa.
Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài thật sự là con duy nhất của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Ngài và cũng là Mẹ Thiên Chúa.
2. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa
Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa vốn không một ai có thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại chúng ta.
Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ thật của Đức Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Đức Chúa Giê-su, được Đức Mẹ Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Đức Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)
3. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ của chúng ta
Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Đức Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ (thánh Gioan tông đồ): “Đây là mẹ của anh”, kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Ma-ri-a, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.
Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc cộng tác với Đức Chúa Giê-su để cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, và là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA
Tin Mừng: Lc 2, 16-21.
“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.
Anh chị em thân mến,
Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ làm mẹ của Đấng cứu thế là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với con mình là Đức Chúa Giê-su.
1. Đức Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.
Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Đức Cha và Đức Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại thì Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Ni-xê-a (325) đã long trọng tuyên bố và xác tín, và mỗi ngày Chúa Nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ.
Đức Chúa Giê-su là Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Ngài đến sau tôi nhưng có trước tôi” (Ga 1, 30b), cũng có nghĩa là với bản tính loài người Đức Chúa Giê-su sinh sau thánh Gioan Tiền Hô, nhưng với bản tính Thiên Chúa thì Ngài đã có trước thánh Gioan Tiền Hô. Và như thánh Gioan tông đồ đã xác quyết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.(Ga 1, 1) ngài đã xác tín Đức Chúa Giê-su là Ngôi Lời tức là Thiên Chúa.
Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài thật sự là con duy nhất của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Ngài và cũng là Mẹ Thiên Chúa.
2. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa
Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa vốn không một ai có thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại chúng ta.
Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ thật của Đức Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Đức Chúa Giê-su, được Đức Mẹ Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Đức Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)
3. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ của chúng ta
Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Đức Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ (thánh Gioan tông đồ): “Đây là mẹ của anh”, kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Ma-ri-a, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.
Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc cộng tác với Đức Chúa Giê-su để cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, và là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Fides: 29 nhà truyền giáo đã bị giết trên khắp thế giới trong năm 2019
Đặng Tự Do
12:24 30/12/2019
Trong năm 2019, 29 nhà truyền giáo đã bị giết trên khắp thế giới, nghĩa là thấp hơn năm ngoái một chút. Năm 2018, một con số kinh hoàng là 40 nhà truyền giáo đã bị giết trên khắp thế giới, gần gấp đôi con số 23 vị của năm trước nữa 2017. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin đánh đi hôm 30 tháng 12.
Fides lưu ý rằng hầu hết các nạn nhân là các linh mục: 18 vị trong tổng số 29 vị là các linh mục. Sau tám năm liên tiếp Mỹ Châu đứng đầu về số lượng những nhà truyền giáo bị giết, trong năm 2018 và năm 2019 sắp kết thúc, Phi châu chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách bi thảm này.
Trong 29 nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019: có 18 vị là linh mục, 1 vị là phó tế vĩnh viễn, 2 vị là tu sĩ không có chức linh mục, 2 nữ tu và 6 vị là giáo dân. Phân chia theo địa dư Phi Châu có 12 linh mục, 1 nam tu sĩ và 1 nữ tu và 1 giáo dân đã bị giết; ở Mỹ Châu, 6 linh mục, 1 phó tế vĩnh viễn, 1 nam tu sĩ và 4 giáo dân bị giết; ở Á Châu, 1 giáo dân đã bị giết; ở Âu Châu, 1 nữ tu bị thảm sát.
Thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” để chỉ tất cả những ai đã được rửa tội, có một nhận thức rõ ràng rằng, qua Bí tích Rửa tội, mọi thành viên của dân Chúa trở thành các môn đệ truyền giáo. Mỗi người được rửa tội, bất kể chức năng của người ấy trong Giáo Hội và mức độ đào tạo về tín lý đã được lãnh nhận, đều là những tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, danh sách các nhà truyền giáo bị giết do Fides đưa ra hàng năm, đôi khi không chỉ tính đến những nhà truyền giáo theo nghĩa hẹp, mà còn cố gắng ghi lại tất cả những người được rửa tội tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và đã chết một cách bạo lực, dù cái chết ấy có thể không phát xuất từ lòng căm thù đức tin. Vì lý do này, Fides tránh sử dụng thuật ngữ tử đạo, nếu cái chết của nhà truyền giáo tự bản chất không có ý nghĩa làm chứng cho đức tin, để tránh gây ra các vấn nạn liên quan đến phán xét cuối cùng mà Giáo Hội có thể đưa ra đối với một số trường hợp.
Một lưu ý khác của Fides là ngày nay là có một hiện tượng có thể nói là “toàn cầu hóa bạo lực”: trong khi trước đây, các nhà truyền giáo bị giết hầu hết tập trung ở một quốc gia, hoặc trong một khu vực địa lý, vào năm 2019, hiện tượng này xuất hiện rộng rãi và phổ biến hơn. 10 nhà truyền giáo từ Phi Châu, 8 từ Mỹ Châu, 1 từ Á Châu và 1 từ Âu Châu đã đổ máu trong năm nay.
Một số nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.
Trong nhiều trường hợp khác, các linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người nhân danh Tin Mừng lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói.
Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói hôm 26/12/2016, ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.
Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.
Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế. Một ngoại lệ là tại Mễ Tây Cơ. 27 linh mục đã bị giết trong 7 năm qua. Ai giết các ngài, động cơ nào gây ra các vụ thảm sát đó luôn luôn được che phủ trong một tấm màn bí mật. Cho đến nay, chưa có ai bị truy tố vì các vụ giết các linh mục này.
Trong năm 2019, có 1 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ. Hôm 23 tháng Tám, Cha José Martín Guzmán Vega, 55 tuổi, 15 năm trong chức linh mục, đã bị đâm chết tại thành phố Matamoros, giáp giới với thành phố Brownsville, Texas. Ngài là linh mục thứ 27 bị giết trong vòng 7 năm liên tiếp trong đó năm nào cũng có một vài linh mục bị giết ở quốc gia này.
Trước đó, ngày 3 tháng Tám, cha Aarón Méndez Ruiz giám đốc một trung tâm tạm trú cho người tị nạn bị bắt cóc vì ngài cố gắng ngăn cản một bọn tội phạm đến trung tâm này bắt các người tị nạn để đòi tiền chuộc. May mắn, ngài được giải thoát sau đó.
Chiều ngày 22 tháng Bẩy, cha Juvenal Candía Mosso đang đi trên một chiếc taxi trên đường đến thăm một nhà tù thì bị bắn nhiều phát súng khi đi ngang qua Đại Chủng Viện Thánh Giuse ở thành phố Cuernavaca. Người tài xế xe taxi đã chết vì những vết thương quá nặng do bị trúng nhiều phát đạn. Cha Juvenal may mắn thoát chết.
Từ năm 2012, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:Fides I Missionari uccisi nell'anno 2019
Fides lưu ý rằng hầu hết các nạn nhân là các linh mục: 18 vị trong tổng số 29 vị là các linh mục. Sau tám năm liên tiếp Mỹ Châu đứng đầu về số lượng những nhà truyền giáo bị giết, trong năm 2018 và năm 2019 sắp kết thúc, Phi châu chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách bi thảm này.
Trong 29 nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019: có 18 vị là linh mục, 1 vị là phó tế vĩnh viễn, 2 vị là tu sĩ không có chức linh mục, 2 nữ tu và 6 vị là giáo dân. Phân chia theo địa dư Phi Châu có 12 linh mục, 1 nam tu sĩ và 1 nữ tu và 1 giáo dân đã bị giết; ở Mỹ Châu, 6 linh mục, 1 phó tế vĩnh viễn, 1 nam tu sĩ và 4 giáo dân bị giết; ở Á Châu, 1 giáo dân đã bị giết; ở Âu Châu, 1 nữ tu bị thảm sát.
Thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” để chỉ tất cả những ai đã được rửa tội, có một nhận thức rõ ràng rằng, qua Bí tích Rửa tội, mọi thành viên của dân Chúa trở thành các môn đệ truyền giáo. Mỗi người được rửa tội, bất kể chức năng của người ấy trong Giáo Hội và mức độ đào tạo về tín lý đã được lãnh nhận, đều là những tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, danh sách các nhà truyền giáo bị giết do Fides đưa ra hàng năm, đôi khi không chỉ tính đến những nhà truyền giáo theo nghĩa hẹp, mà còn cố gắng ghi lại tất cả những người được rửa tội tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và đã chết một cách bạo lực, dù cái chết ấy có thể không phát xuất từ lòng căm thù đức tin. Vì lý do này, Fides tránh sử dụng thuật ngữ tử đạo, nếu cái chết của nhà truyền giáo tự bản chất không có ý nghĩa làm chứng cho đức tin, để tránh gây ra các vấn nạn liên quan đến phán xét cuối cùng mà Giáo Hội có thể đưa ra đối với một số trường hợp.
Một lưu ý khác của Fides là ngày nay là có một hiện tượng có thể nói là “toàn cầu hóa bạo lực”: trong khi trước đây, các nhà truyền giáo bị giết hầu hết tập trung ở một quốc gia, hoặc trong một khu vực địa lý, vào năm 2019, hiện tượng này xuất hiện rộng rãi và phổ biến hơn. 10 nhà truyền giáo từ Phi Châu, 8 từ Mỹ Châu, 1 từ Á Châu và 1 từ Âu Châu đã đổ máu trong năm nay.
Một số nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.
Trong nhiều trường hợp khác, các linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người nhân danh Tin Mừng lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói.
Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói hôm 26/12/2016, ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.
Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.
Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế. Một ngoại lệ là tại Mễ Tây Cơ. 27 linh mục đã bị giết trong 7 năm qua. Ai giết các ngài, động cơ nào gây ra các vụ thảm sát đó luôn luôn được che phủ trong một tấm màn bí mật. Cho đến nay, chưa có ai bị truy tố vì các vụ giết các linh mục này.
Trong năm 2019, có 1 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ. Hôm 23 tháng Tám, Cha José Martín Guzmán Vega, 55 tuổi, 15 năm trong chức linh mục, đã bị đâm chết tại thành phố Matamoros, giáp giới với thành phố Brownsville, Texas. Ngài là linh mục thứ 27 bị giết trong vòng 7 năm liên tiếp trong đó năm nào cũng có một vài linh mục bị giết ở quốc gia này.
Trước đó, ngày 3 tháng Tám, cha Aarón Méndez Ruiz giám đốc một trung tâm tạm trú cho người tị nạn bị bắt cóc vì ngài cố gắng ngăn cản một bọn tội phạm đến trung tâm này bắt các người tị nạn để đòi tiền chuộc. May mắn, ngài được giải thoát sau đó.
Chiều ngày 22 tháng Bẩy, cha Juvenal Candía Mosso đang đi trên một chiếc taxi trên đường đến thăm một nhà tù thì bị bắn nhiều phát súng khi đi ngang qua Đại Chủng Viện Thánh Giuse ở thành phố Cuernavaca. Người tài xế xe taxi đã chết vì những vết thương quá nặng do bị trúng nhiều phát đạn. Cha Juvenal may mắn thoát chết.
Từ năm 2012, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:Fides
Nhà trừ quỷ dòng Đa Minh cảnh báo: Xem nội dung khiêu dâm, quyến luyến tội lỗi nguy hơn bị quỷ nhập
Đặng Tự Do
17:46 30/12/2019
Quỷ nhập, như ta thấy trong các phim của Hollywood, là những biểu hiện đầy kịch tính của ma quỷ. Tuy nhiên, đó không phải là phương pháp chủ yếu của chúng. Một linh mục dòng Đa Minh và cũng là một nhà trừ quỷ đã cảnh báo rằng mối đe dọa lớn hơn và phổ biến hơn đối với phần rỗi của một người là các chước cám dỗ phạm tội của ma quỷ.
“Các biểu hiện thường gặp nhất của ma quỷ là chước cám dỗ, điều đó xảy ra nhiều hơn đáng kể so với tình trạng quỷ nhập,” Cha Jean Dermine, OP nói với thông tấn xã CNA.
Với kinh nghiệm trong hơn 25 năm, vị chuyên gia trừ quỷ giải thích rằng quỷ nhập không phải là một mối đe dọa tinh thần như các chước cám dỗ. Một người bị quỷ ám vẫn có thể có những “tiến bộ tâm linh phi thường”, và thậm chí một ngày nào đó có thể là một thánh nhân.
Lý do là vì thông thường quỷ nhập vào cơ thể của một người không có sự đồng thuận của người đó. Vì thế, việc bị quỷ nhập tự nó không làm cho nạn nhân trở nên đáng bị chê trách về mặt đạo đức.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng: “Chúng ta không được đánh giá thấp tầm nguy hiểm của chước cám dỗ. Nó không đầy kịch tính như trong trường hợp quỷ nhập, nhưng nó nguy hiểm hơn nhiều cho linh hồn chúng ta”.
Ngài khích lệ rằng “Chống lại chước cám dỗ là điều đơn giản”, mặc dù có thể không phải luôn luôn là dễ dàng. “Bạn phải tránh xa dịp tội, và tất nhiên, bạn phải có một đời sống Kitô sâu đậm; nghĩa là bạn phải cầu nguyện, bạn phải cố gắng cư xử đúng đắn, và yêu thương những người bạn gặp mỗi ngày cũng như những người mà bạn đang sống chung với họ.”
Cha Dermine cho biết hình thức phổ biến nhất tiếp theo của mánh khoé ma quỷ là tình trạng trầm cảm, xuống tinh thần. Trên đường đời, ai trong chúng ta đôi khi cũng gặp phải nhiều vấn đề, có thể là vấn đề sức khỏe, kinh doanh, hoặc gia đình. Nhiều vấn đề không thể giải thích được bằng những nguyên nhân tự nhiên.
Nếu nguyên nhân của những hiện tượng ấy là do ma quỷ phá phách, những vấn đề này được gọi là “preternatural” hay “phi phàm” và có thể phải cần đến sự hỗ trợ của một nhà trừ quỷ.
Cha Dermine cho biết: “Đây là hành động phi thường phổ biến nhất của ma quỷ”, trong khi chước cám dỗ được coi là một hành động “bình thường” của quỷ.
Ngài cảnh báo rằng chúng ta không nên vội vã kết luận những vấn đề về thể chất hoặc đau khổ là do ma quỷ phá phách, bởi vì rất thường là những vấn đề ấy có thể lý giải bởi các nguyên nhân tự nhiên.
Nếu ai đó đã đi khám bác sĩ, hoặc gặp một tâm lý gia, mà vẫn không tìm được lời giải thích tự nhiên nào, thì họ mới nên tìm đến một chuyên gia trừ quỷ. Đó là lý do “khi một người đến và yêu cầu trợ giúp một vấn đề cụ thể, điều đầu tiên nhà trừ quỷ phải hỏi là: anh/chị có gặp bác sĩ chưa?”.
Cha Dermine, là người Canada trong vùng nói tiếng Pháp. Ngài đã sống ở Italia một thời gian ngắn trước khi được thụ phong linh mục vào năm 1979. Từ khi trở thành một nhà trừ tà vào năm 1994, ngài phục vụ trong Tổng Giáo Phận Ancona-Osimo của Ý.
Ngài đã nói chuyện về cuộc đời của một chuyên gia trừ quỷ trong khóa học thứ 14 về trừ tà và những lời cầu nguyện giải thoát, được tổ chức bởi Đại học Giáo hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ và tổ chức GRIS (Nhóm Thông Tin Và Nghiên Cứu Về Xã Hội Tôn Giáo).
Khóa học kéo dài một tuần, được tổ chức vào tháng Năm vừa qua, không nhắm đào tạo các nhà trừ quỷ mới, nhưng được thiết kế để cung cấp những thông tin tổng quát cho các linh mục và giáo dân về trừ tà là gì và các chủ đề liên quan. Cha Dermine nói rằng nhiều giáo dân tham dự khóa học theo yêu cầu của các giám mục của họ, để họ có kiến thức nhằm hỗ trợ tốt hơn và cho các linh mục trừ tà.
Cha Dermine nói với CNA rằng bài thuyết trình của ngài trong dịp này cũng đề cập đến một số những sai lầm phổ biến của một số nhà trừ quỷ, tiêu biểu là sự nhầm lẫn giữa các hiện tượng phi phàm do quỷ gây ra, với các biểu hiện của đặc sủng siêu nhiên xuất phát từ Thiên Chúa.
“Có một sự khác biệt rất quan trọng. Chúng ta có bản tính con người và không thể biết những gì mà không thông qua các giác quan của chúng ta.”
“Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để hoạt động theo một cách nhất định. Nếu bạn có những nhận thức ngoại cảm (extra-sensorial perceptions), và những thứ đại loại như thế, và chúng không nhằm trợ giúp hay kích hoạt một thành quả siêu nhiên, thì những điều đó không thể đến từ Thiên Chúa”. Những người có những nhận thức như thế thường được mô tả là những “đồng cốt” (mediums) trong nền văn hóa thế tục.
Theo Cha Dermine, những loại ngoại cảm hay những biểu hiện phi phàm như thế có thể là “một nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề” cho con người, và do đó, họ cần đến sự giúp đỡ của một chuyên gia trừ quỷ.
Vị linh mục nhận định rằng việc tổ chức các khóa học về trừ tà, cho các linh mục và giáo dân được lựa chọn, có một giá trị văn hóa, vì trừ tà thường là một chủ đề bí ẩn, vì vậy điều quan trọng là nhận thức chính xác về trừ tà nên được phổ biến trong xã hội.
“Hầu hết những người đến đây, không nhất thiết phải có ý định trở thành một nhà trừ quỷ, nhưng trên hết là muốn hiểu rõ vấn đề,” ngài nói.
Source:Catholic News AgencyExorcist: Temptation – not possession – is the most significant demonic activity
“Các biểu hiện thường gặp nhất của ma quỷ là chước cám dỗ, điều đó xảy ra nhiều hơn đáng kể so với tình trạng quỷ nhập,” Cha Jean Dermine, OP nói với thông tấn xã CNA.
Với kinh nghiệm trong hơn 25 năm, vị chuyên gia trừ quỷ giải thích rằng quỷ nhập không phải là một mối đe dọa tinh thần như các chước cám dỗ. Một người bị quỷ ám vẫn có thể có những “tiến bộ tâm linh phi thường”, và thậm chí một ngày nào đó có thể là một thánh nhân.
Lý do là vì thông thường quỷ nhập vào cơ thể của một người không có sự đồng thuận của người đó. Vì thế, việc bị quỷ nhập tự nó không làm cho nạn nhân trở nên đáng bị chê trách về mặt đạo đức.
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng: “Chúng ta không được đánh giá thấp tầm nguy hiểm của chước cám dỗ. Nó không đầy kịch tính như trong trường hợp quỷ nhập, nhưng nó nguy hiểm hơn nhiều cho linh hồn chúng ta”.
Ngài khích lệ rằng “Chống lại chước cám dỗ là điều đơn giản”, mặc dù có thể không phải luôn luôn là dễ dàng. “Bạn phải tránh xa dịp tội, và tất nhiên, bạn phải có một đời sống Kitô sâu đậm; nghĩa là bạn phải cầu nguyện, bạn phải cố gắng cư xử đúng đắn, và yêu thương những người bạn gặp mỗi ngày cũng như những người mà bạn đang sống chung với họ.”
Cha Dermine cho biết hình thức phổ biến nhất tiếp theo của mánh khoé ma quỷ là tình trạng trầm cảm, xuống tinh thần. Trên đường đời, ai trong chúng ta đôi khi cũng gặp phải nhiều vấn đề, có thể là vấn đề sức khỏe, kinh doanh, hoặc gia đình. Nhiều vấn đề không thể giải thích được bằng những nguyên nhân tự nhiên.
Nếu nguyên nhân của những hiện tượng ấy là do ma quỷ phá phách, những vấn đề này được gọi là “preternatural” hay “phi phàm” và có thể phải cần đến sự hỗ trợ của một nhà trừ quỷ.
Cha Dermine cho biết: “Đây là hành động phi thường phổ biến nhất của ma quỷ”, trong khi chước cám dỗ được coi là một hành động “bình thường” của quỷ.
Ngài cảnh báo rằng chúng ta không nên vội vã kết luận những vấn đề về thể chất hoặc đau khổ là do ma quỷ phá phách, bởi vì rất thường là những vấn đề ấy có thể lý giải bởi các nguyên nhân tự nhiên.
Nếu ai đó đã đi khám bác sĩ, hoặc gặp một tâm lý gia, mà vẫn không tìm được lời giải thích tự nhiên nào, thì họ mới nên tìm đến một chuyên gia trừ quỷ. Đó là lý do “khi một người đến và yêu cầu trợ giúp một vấn đề cụ thể, điều đầu tiên nhà trừ quỷ phải hỏi là: anh/chị có gặp bác sĩ chưa?”.
Cha Dermine, là người Canada trong vùng nói tiếng Pháp. Ngài đã sống ở Italia một thời gian ngắn trước khi được thụ phong linh mục vào năm 1979. Từ khi trở thành một nhà trừ tà vào năm 1994, ngài phục vụ trong Tổng Giáo Phận Ancona-Osimo của Ý.
Ngài đã nói chuyện về cuộc đời của một chuyên gia trừ quỷ trong khóa học thứ 14 về trừ tà và những lời cầu nguyện giải thoát, được tổ chức bởi Đại học Giáo hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ và tổ chức GRIS (Nhóm Thông Tin Và Nghiên Cứu Về Xã Hội Tôn Giáo).
Khóa học kéo dài một tuần, được tổ chức vào tháng Năm vừa qua, không nhắm đào tạo các nhà trừ quỷ mới, nhưng được thiết kế để cung cấp những thông tin tổng quát cho các linh mục và giáo dân về trừ tà là gì và các chủ đề liên quan. Cha Dermine nói rằng nhiều giáo dân tham dự khóa học theo yêu cầu của các giám mục của họ, để họ có kiến thức nhằm hỗ trợ tốt hơn và cho các linh mục trừ tà.
Cha Dermine nói với CNA rằng bài thuyết trình của ngài trong dịp này cũng đề cập đến một số những sai lầm phổ biến của một số nhà trừ quỷ, tiêu biểu là sự nhầm lẫn giữa các hiện tượng phi phàm do quỷ gây ra, với các biểu hiện của đặc sủng siêu nhiên xuất phát từ Thiên Chúa.
“Có một sự khác biệt rất quan trọng. Chúng ta có bản tính con người và không thể biết những gì mà không thông qua các giác quan của chúng ta.”
“Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để hoạt động theo một cách nhất định. Nếu bạn có những nhận thức ngoại cảm (extra-sensorial perceptions), và những thứ đại loại như thế, và chúng không nhằm trợ giúp hay kích hoạt một thành quả siêu nhiên, thì những điều đó không thể đến từ Thiên Chúa”. Những người có những nhận thức như thế thường được mô tả là những “đồng cốt” (mediums) trong nền văn hóa thế tục.
Theo Cha Dermine, những loại ngoại cảm hay những biểu hiện phi phàm như thế có thể là “một nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề” cho con người, và do đó, họ cần đến sự giúp đỡ của một chuyên gia trừ quỷ.
Vị linh mục nhận định rằng việc tổ chức các khóa học về trừ tà, cho các linh mục và giáo dân được lựa chọn, có một giá trị văn hóa, vì trừ tà thường là một chủ đề bí ẩn, vì vậy điều quan trọng là nhận thức chính xác về trừ tà nên được phổ biến trong xã hội.
“Hầu hết những người đến đây, không nhất thiết phải có ý định trở thành một nhà trừ quỷ, nhưng trên hết là muốn hiểu rõ vấn đề,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency
Duyệt lại năm 2019 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vũ Văn An
21:14 30/12/2019
Chỉ còn 1 ngày nữa, chúng ta sẽ bước sang năm 2020, cũng là năm đầu của thập niên thứ ba trong thế kỷ 21. Nhân dịp này, Vatican News đã mời độc giả xem lại hoạt động của Đức Phanxicô trong năm qua.
Theo hãng tin này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhắc nhở chúng ta rằng nhiệm vụ quan trọng nhất là công bố Tin Mừng. Năm 2019 chứng kiến ngài làm y như thế, qua 41 cuộc yết kiến chung (suy niệm về Kinh Lạy Cha và Sách Tông đồ Công vụ), 56 bài nói lúc đọc kinh Truyền Tin và Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hơn 60 bài giảng lễ công cộng và 41 bài giảng lễ trong các thánh lễ hàng ngày tại Nhà Thánh Marta. Chưa kể các thông điệp, thư từ, văn kiện, cuộc phỏng vấn, và khoảng 260 bài diễn văn, đọc tại Rôma và trong các chuyến tông du ngoại quốc.
Chắc chắn, không hàm hồ
Suốt năm, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng ta một điều chắc chắn đầy an ủi: Thiên Chúa yêu thương chúng ta và trong Chúa Giêsu, Người ban sự sống của Người cho chúng ta. Đây là sứ điệp chính trong toan bộ sứ mệnh của Đức Phanxicô, như đã được phát biểu trong Evangelii gaudium. Ngài mời gọi chúng ta nhớ “đức tin đơn sơ và vững mạnh” của mẹ của bà chúng ta, một đức tin vốn đem lại và tiếp tục đem lại “sức mạnh và kiên trì để bước tới”. Một loại “đức tin làm tại nhà, chẳng được ai lưu ý, nhưng từ từ xây đắp Nước Thiên Chúa”. Một đức tin không lẫn lộn hồ đồ, vì nó dựa vào những điều thiết yếu của Tin Mừng.
Đức tin chứ không thờ ngẫu tượng
Trong một xã hội ngày càng ngoại giáo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng khuyến khích chúng ta trở lại với Thiên Chúa Duy Nhất Đích Thực: Ngài nói, “Thờ ngẫu tượng không phải chỉ là bước vào một đền thờ ngoại giáo và thờ phượng một bức tượng. Thờ ngẫu tượng là một thái độ của tâm hồn”. Các ngẫu tượng có thể thay đổi tên, nhưng ngày nay chúng hiện diện hơn bao giờ hết. Tiền bạc, thành công, nghề nghiệp, tự thể hiện mình, khoái lạc: tất cả các ngẫu tượng này đều hứa hẹn hạnh phúc, nhưng không đem đến được. Trái lại, chúng bắt ta làm nô lệ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta “các thần tượng hứa hẹn sự sống, nhưng lại lấy mất nó... trong khi Thiên Chúa đích thực không đòi sự sống, nhưng cho nó đi”.
Tự sửa không tự công chính hóa
Giống Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không sợ khuyên răn, nhất là những ai tự coi mình tốt hơn người khác. Ngài gọi đó là “tôn giáo của cái tôi”, của những người tự cho là Công Giáo, “nhưng quên khuấy mình là Kitô hữu và là con người nhân bản”. Họ quên khuấy điều này: việc thờ phượng Thiên Chúa “luôn đi qua tình yêu người lân cận”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh cáo rằng “người Pharisêu” luôn sẵn sàng nổi dậy trong mọi người chúng ta, cao ngạo và tự công chính hóa mình. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, đức tin nghĩa là có đủ khiêm nhường để mình được sửa chữa.
Hiền lành chứ không cứng ngắc
Cũng giống như Chúa Giêsu, lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể sản sinh hiệu quả kép: một số người nghe chúng rồi hoán cải, những người khác trở nên cứng lòng hơn trước. Trong chuyến bay từ Phi Châu trở về hồi tháng 9, Đức Giáo Hoàng nói ngài không sợ ly giáo: Ngài nói, “Ngày nay, chúng ta có nhiều trường dạy sự cứng ngắc ngay trong lòng Giáo Hội”. Chúng không phải là ly giáo “nhưng là các ly giáo giả có kết thúc không đẹp” vì phía sau sự cứng ngắc này, “không hề có sự thánh thiện của Tin Mừng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu chúng ta lấy thiện thắng ác, đồng hành “một cách hiền lành” với những ai sợ Giáo Hội không còn là Công Giáo nữa, cho rằng Đức Giáo Hoàng nói những điều ngài chưa bao giờ nói. Ngài nhắc nhở chúng ta, không có tín điều nào bị thay đổi, không lòng tôn sùng nào bị bãi bỏ. Đức Giáo Hoàng chỉ đơn thuần khuyến khích chúng ta tiến lên phía trước trong một tinh thần chào đón và thương xót, bước đi trong hợp nhất như một dân tộc, để việc khai triển tín lý luôn thống nhất với truyền thống đích thực.
Đặt Chúa Kitô vào trung tâm
Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon hồi Tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng nhắc đi nhắc lại chữ “hoán cải”, một ý niệm tìm được chỗ đứng của nó trong Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng. Thực vậy, Thượng Hội Đồng yêu cầu cuộc hoán cải 4 mặt: đồng nghị, vì Giáo Hội phải tiến bước như một người, không chia rẽ hay một mình; văn hóa, vì chúng ta phải biết nói năng ra sao với các nền văn hóa khác nhau; sinh thái, vì khai thác môi trường cách vị kỷ sẽ dẫn tới việc hủy diệt các dân tộc; mục vụ, vì việc công bố Tin mừng là điều khẩn thiết.
Nền tảng 4 hoán cải trên là việc quay về với Tin mừng sống động, tức Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: Hoán cải đích thực là để mình qua một bên, đặt Chúa Kitô ở trung tâm và để Chúa Thánh Thần làm người chủ đạo đời ta.
Đấu tranh chống lạm dụng
Hội nghị thượng đỉnh “Bảo vệ Các Vị Thành niên trong Giáo Hội” hồi tháng 2 có tính lịch sử theo nhiều cách: nó tụ tập các nhà lãnh đạo Giáo Hội từ khắp các châu lục, và một cách can đảm và minh bạch, nó tập chú vào các phương cách nhắm đánh tan đại nạn lạm dụng trẻ em trong Giáo Hội. Trong nhận xét kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh sự kiện này: lạm dụng là “một vấn đề phổ quát, hiện diện một cách đầy bi thảm gần như ở khắp nơi và ảnh hưởng tới mọi người”. Ngài trưng dẫn các dữ kiện cho thấy đa số các vụ lạm dụng do các thành viên gia đình và các nhà giáo dục vi phạm ở nhà, ở trường, trong thể thao và các phương tiện của Giáo Hội, chưa kể qua ngành du lịch tình dục và buôn người. Ngài nói, “sự tàn bạo của hiện tượng hoàn cầu này càng trở nên trầm trọng và tai tiếng hơn trong Giáo Hội, vì nó hoàn toàn bất tương xứng với thế giá luân lý và tính khả tín đạo đức của Giáo Hội”.
Bãi bỏ “bí mật Giáo Hoàng”
Với Tự sắc Vos estis lux mundi, Đức Giáo Hoàng thiết lập các thủ tục mới để báo cáo việc lạm dụng, sách nhiễu và bạo lực, và để bảo đảm rằng các Giám Mục và bề trên Dòng phải giải trình các hành động của các ngài. Văn kiện bao gồm nghĩa vụ của các giáo sĩ và tu sĩ phải báo cáo việc lạm dụng trong khi mọi giáo phận phải tự cung cấp cho mình một hệ thống để tiếp nhận các báo cáo này, một hệ thống phải dễ dàng để công chúng sử dụng. Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bãi bỏ “bí mật Giáo Hoàng” vốn dành cho những trường hợp này và thay đổi quy định liên quan tới văn hóa khiêu dâm trẻ em: sở hữu và phân phối các hình ảnh khiêu dâm liên quan tới các vị thành niên cho tới tuổi 14 vốn đã có trong “delicta graviora” — tức các tội nặng nhất; với các qui định mới, hạn tuổi này được nâng lên 18.
Cải tổ Giáo triều Rôma
Hội đồng Hồng Y tiếp tục công việc cải tổ Giáo triều Rôma của họ, với mục đích bảo đảm mọi cơ cấu của Giáo hội mang tính truyền giáo nhiều hơn. Một bản dự thảo Tông Hiến mới, với tiêu đề tạm thời là Praedicate evangelium, “Hãy Công Bố Tin mừng”, đang được duyệt xét. Vào cuối năm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Niên trưởng Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Angelo Sodano, người đã giữ chức vụ này từ năm 2005. Với một Tự sắc, Đức Giáo Hoàng đã giới hạn chức vụ này trong nhiệm kỳ 5 năm, có thể được gia hạn nếu cần thiết.
Cải cách nền kinh tế Vatican
Việc cải cách trong lĩnh vực tài chính cũng tiến triển trong năm 2019, về cả tính minh bạch lẫn ngăn chặn chi phí. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đổi mới các Điều lệ của Viện Công trình Tôn giáo Vatican (IOR) và thiết lập chức Kiểm toán viên Bên ngoài để kiểm toán các tài khoản, theo tiêu chuẩn quốc tế, trên cơ sở thường trực. Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Linh mục Dòng Tên Cha Juan Antonio Guerrero Alves đứng đầu Văn Phòng Kinh tế, và ủy quyền cho một cuộc điều tra tư pháp của Vatican đối với nhiều người khác nhau đang phục vụ Tòa Thánh, liên quan đến một số giao dịch tài chính. Nhắc đến qũy “Đồng Xu Thánh Phêrô”, Đức Giáo Hoàng nói rõ rằng “ quản trị tốt” là làm cho đồng tiền nhận được sinh lời, chứ không “đặt nó vào một ngăn kéo”. Tuy nhiên, mọi khoản đầu tư phải “hợp đạo đức”, để tiền bạc luôn phục vụ cho việc truyền giảng Tin mừng và người nghèo.
Chúa Nhật Lời Chúa
Với tông thư Aperuit illis, đề ngày 30 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thiết lập Chúa Nhật Lời Chúa, một ngày đặc biệt để khuyến khích mọi tín hữu đọc và suy niệm Kinh thánh bởi vì, như thánh Giêrôm đã nói, “không biết Kinh thánh là không biết Chúa Kitô”. Ngày cử hành hàng năm sẽ diễn ra vào Chúa Nhật thứ ba Mùa Thường niên (Chúa Nhật đầu tiên là vào ngày 26 tháng 1 năm 2020).
Hang Giáng sinh
Vào ngày 1 tháng 12, tại thị trấn Greccio, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký một Tông Thư khác, Admirabile signum, trong đó ngài mời gọi chúng ta khám phá lại truyền thống đẹp đẽ của Hang Giáng sinh. Đức Giáo Hoàng viết “Việc mô tả việc sinh hạ Chúa Giêsu tự nó vốn là một lời công bố đơn giản và hân hoan mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Cảnh giáng sinh giống như một Tin mừng sống động phát xuất từ các trang Kinh thánh. Dù ở bất cứ nơi đâu, và dù dưới bất cứ hình thức nào, máng cỏ Giáng sinh cũng nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng Thiên Chúa đã trở thành trẻ thơ để làm cho chúng ta biết Người gần gũi với mọi người nam, nữ và trẻ em như thế nào, bất kể điều kiện của họ".
Các Kitô hữu bị bách hại
Đức Giáo Hoàng Phanxicô không bao giờ mệt mỏi tố cáo cuộc bách hại các Kitô hữu; ngài nhắc nhở chúng ta rằng, ngày nay, có nhiều vị tử đạo hơn thời kỳ đầu của Kitô giáo. Vào tháng 1, Tòa án Tối cao Pakistan đã dứt khoát tha bổng Asia Bibi khỏi tội phỉ báng mà bà đã bị tố cáo một cách bất công vá bị kết án tử hình. Một bà mẹ Công Giáo có năm người con, Asia Bibi đã ở tù từ năm 2009. Cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều theo dõi vụ kiện rất cẩn trọng. Khi gặp một trong những cô con gái của bà, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với cô rằng ngài thường nghĩ tới mẹ cô và cầu nguyện cho bà.
Vào ngày 21 tháng 4, một cuộc tấn công của những kẻ cực đoan Hồi giáo chống lại các nhà thờ Thiên chúa giáo ở Sri Lanka đã gây ra cái chết của hơn 250 người khi họ đang cử hành lễ Phục sinh. Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi cùng ngày ấy. Trong năm, ngài cũng tố cáo các cuộc tấn công chống các tôn giáo khác, như cuộc tấn công chống lại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, Tân Tây Lan, vào ngày 15 tháng 3, đã giết chết hơn 50 người.
Bảo vệ gia đình và sự sống
Vào ngày 25 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Loreto. Ở đó, ngài đã nhắc lại rằng, đặc biệt đối với thế giới ngày nay, “gia đình thành lập dựa trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà mang một tầm quan trọng và một sứ mệnh thiết yếu”. Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, đã nhắc đến lời lẽ của Đức Giáo Hoàng về ý thức hệ phái tính, gọi nó là “một bước thụt lùi” đối với nhân loại.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai đến lúc kết thúc tự nhiên của nó. Năm 2019, ngài lên tiếng bảo vệ Vincent Lambert, 42 tuổi, bị để cho chết trong trạng thái ý thức tối thiểu. Đức Giáo Hoàng nói, “Chúng ta đừng xây dựng một nền văn minh loại bỏ những người mà cuộc sống bị chúng ta tin là không còn đáng sống nữa. Mỗi sự sống đều có giá trị, luôn luôn như thế”: dù đó là sự sống của một đứa trẻ chưa sinh ra, một người đau khổ vì đói, bạo lực hay bất công, cho dù đó là người bệnh, người già hay người di cư liều chết để tìm kiếm một tương lai tốt hơn . Công lý không lựa lọc. Nó không chỉ dành cho một số loại người. Công lý là phổ quát.
Khuyến khích giới trẻ
Năm 2019 chứng kiến việc Đức Thánh Cha công bố Tông huấn, Christus vivit, thành quả của Thượng hội đồng về giới trẻ, tổ chức tại Vatican vào tháng 10 năm 2018. Tài liệu mở đầu bằng dòng chữ: “Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Người mang tuổi trẻ đến thế giới của chúng ta, và mọi thứ Người đụng tới đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, tràn đầy sức sống. Như thế, những lời đầu tiên tôi muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là: Chúa Kitô đang sống và Người muốn các bạn sống!”
Đức Giáo Hoàng cầu xin Chúa “Giải thoát Giáo hội khỏi những người khiến Giáo Hội già đi, giam cầm Giáo Hội trong quá khứ, giữ chặt Giáo Hội hoặc giữ Giáo Hội lại hoặc bắt Giáo Hội đứng yên. Nhưng chúng ta cũng hãy xin Người giải thoát Giáo Hội khỏi một cơn cám dỗ khác: đó là nghĩ Giáo Hội trẻ vì Giáo Hội chấp nhận mọi thứ được thế giới cung ứng cho Giáo Hội, nghĩ rằng Giáo Hội được đổi mới vì Giáo Hội đặt thông điệp của mình sang một bên và hành động như mọi người khác. Không! Giáo hội trẻ khi Giáo Hội là chính mình”.
Trong văn kiện Hậu Thượng hội đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị “các nẻo đường huynh đệ” để sống đức tin, tránh cơn cám dỗ “muốn rút vào các nhóm nhỏ”. Ngài mời gọi các người trẻ xây dựng “tình bạn xã hội, trong đó, mọi người làm việc vì lợi ích chung”. Ngài thách thức họ “phục vụ người nghèo, trở thành người chủ đạo của cuộc cách mạng bác ái và phục vụ, có khả năng chống lại các bệnh lý của chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân hời hợt”.
Các cuộc tông du
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện bảy cuộc tông du vào năm 2019. Ngài đã viếng thăm mười một quốc gia thuộc bốn lục địa, làm nó trở thành một năm kỷ lục về các chuyến viếng thăm ở bên ngoài nước Ý. Năm bắt đầu với Ngày Giới trẻ Thế giới ở Panama, và tiếp tục tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nơi Đức Giáo Hoàng đã ký một Văn kiện lịch sử về tình huynh đệ của con người với Đại Imam của al Azhar. Ở Morocco, ngài nhắc lại tầm quan trọng của đối thoại liên tôn. Ở Bulgaria, Bắc Macedonia và Romania, ngài khuyến khích sự hợp nhất Kitô giáo. Ở Mozambique, Madagascar và Mauritius, ngài đã lên tiếng để bảo vệ người nghèo và Sáng thế. Ở Thái Lan, ngài kêu gọi cổ vũ quyền của phụ nữ và trẻ em. Ở Nhật Bản, thông điệp của ngài tập trung vào hòa bình, và ngài nhắc lại rằng cả việc sử dụng và sở hữu vũ khí hạt nhân đều là vô luân.
Các chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Ý bao gồm Camerino, nơi ngài ôm hôn các nạn nhân động đất ở Vùng Marches. Tại Loreto, ngài đã ký Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về giới trẻ, và tại Greccio, thị trấn nơi Thánh Phanxicô dựng lên cảnh Chúa giáng sinh đầu tiên, Đức Giáo Hoàng đã ký bức thư của ngài liên quan đến hang đá Giáng sinh.
Các Thánh và Chân phúc
Năm 2019 được chứng kiến nhiều vụ phong thánh và phong chân phúc, bao gồm nhiều vị tử đạo từ mọi châu lục và hệ tư tưởng. Một số vị đã bị giết “vì lòng thù hận đức tin”, trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Họ đã chết khi tha thứ cho những kẻ sát hại họ. Những vị khác, như bảy giám mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Lỗmani được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong chân phúc ở Blaj, là những vị tử đạo của chế độ cộng sản. Những vị khác, như Giám mục người Á Căn Đình Enrique Angelelli và bạn đồng hành của ngài, là nạn nhân của chế độ độc tài cánh hữu. Những người giáo dân cũng là những vị thánh được tuyên bố: như Margherita Bays của Thụy Sĩ, hay “các vị thánh hàng xóm”, những người sống theo ơn gọi của họ trong gia đình, giữa các thách thức hàng ngày. Danh sách này cũng bao gồm một Hồng Y: John Henry Newman, một người Anh giáo đã trở lại đức tin Công Giáo vào năm 1845.
Một linh mục trong năm mươi năm
Năm 2019 cũng là năm Đức Giáo Hoàng Phanxicô kỷ niệm 50 năm làm linh mục của ngài. Câu chuyện ơn gọi của ngài bắt đầu từ ngày 21 tháng 9 năm 1953, Lễ Thánh Mátthêu. Chính hôm đó, khi xưng tội, chàng trai trẻ Jorge Mario Bergoglio đã có một trải nghiệm sâu sắc về lòng thương xót của Chúa. Kể từ đó, trong tư cách Giáo hoàng, ngài đã mô tả các linh mục như những người sống giữa người ta bằng trái tim nhân hậu của Chúa Giêsu. Ngài nói, hôm nay là thời điểm của lòng thương xót. Giáo hội hiểu điều này ngày một hơn: Đức thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã thực hiện một bước quan trọng theo hướng này, một bước được tiếp nối bởi các vị kế nhiệm ngài. Được linh hứng bởi Thánh Faustina Kowalska, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Chúa Nhật lòng thương xót.
Vào ngày Chúa Nhật lòng thương xót năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xác nhận rằng “tất cả chúng ta đều cần lòng thương xót”. Ngài mời gọi chúng ta “đến gần Chúa Giêsu và đụng vào các vết thương của Người trong các vết thương của anh chị em đang đau khổ của chúng ta. Các vết thương của Chúa Giêsu là một kho báu: lòng thương xót phát xuất từ đó”.
Theo hãng tin này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhắc nhở chúng ta rằng nhiệm vụ quan trọng nhất là công bố Tin Mừng. Năm 2019 chứng kiến ngài làm y như thế, qua 41 cuộc yết kiến chung (suy niệm về Kinh Lạy Cha và Sách Tông đồ Công vụ), 56 bài nói lúc đọc kinh Truyền Tin và Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hơn 60 bài giảng lễ công cộng và 41 bài giảng lễ trong các thánh lễ hàng ngày tại Nhà Thánh Marta. Chưa kể các thông điệp, thư từ, văn kiện, cuộc phỏng vấn, và khoảng 260 bài diễn văn, đọc tại Rôma và trong các chuyến tông du ngoại quốc.
Chắc chắn, không hàm hồ
Suốt năm, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng ta một điều chắc chắn đầy an ủi: Thiên Chúa yêu thương chúng ta và trong Chúa Giêsu, Người ban sự sống của Người cho chúng ta. Đây là sứ điệp chính trong toan bộ sứ mệnh của Đức Phanxicô, như đã được phát biểu trong Evangelii gaudium. Ngài mời gọi chúng ta nhớ “đức tin đơn sơ và vững mạnh” của mẹ của bà chúng ta, một đức tin vốn đem lại và tiếp tục đem lại “sức mạnh và kiên trì để bước tới”. Một loại “đức tin làm tại nhà, chẳng được ai lưu ý, nhưng từ từ xây đắp Nước Thiên Chúa”. Một đức tin không lẫn lộn hồ đồ, vì nó dựa vào những điều thiết yếu của Tin Mừng.
Đức tin chứ không thờ ngẫu tượng
Trong một xã hội ngày càng ngoại giáo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng khuyến khích chúng ta trở lại với Thiên Chúa Duy Nhất Đích Thực: Ngài nói, “Thờ ngẫu tượng không phải chỉ là bước vào một đền thờ ngoại giáo và thờ phượng một bức tượng. Thờ ngẫu tượng là một thái độ của tâm hồn”. Các ngẫu tượng có thể thay đổi tên, nhưng ngày nay chúng hiện diện hơn bao giờ hết. Tiền bạc, thành công, nghề nghiệp, tự thể hiện mình, khoái lạc: tất cả các ngẫu tượng này đều hứa hẹn hạnh phúc, nhưng không đem đến được. Trái lại, chúng bắt ta làm nô lệ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta “các thần tượng hứa hẹn sự sống, nhưng lại lấy mất nó... trong khi Thiên Chúa đích thực không đòi sự sống, nhưng cho nó đi”.
Tự sửa không tự công chính hóa
Giống Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không sợ khuyên răn, nhất là những ai tự coi mình tốt hơn người khác. Ngài gọi đó là “tôn giáo của cái tôi”, của những người tự cho là Công Giáo, “nhưng quên khuấy mình là Kitô hữu và là con người nhân bản”. Họ quên khuấy điều này: việc thờ phượng Thiên Chúa “luôn đi qua tình yêu người lân cận”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh cáo rằng “người Pharisêu” luôn sẵn sàng nổi dậy trong mọi người chúng ta, cao ngạo và tự công chính hóa mình. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, đức tin nghĩa là có đủ khiêm nhường để mình được sửa chữa.
Hiền lành chứ không cứng ngắc
Cũng giống như Chúa Giêsu, lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể sản sinh hiệu quả kép: một số người nghe chúng rồi hoán cải, những người khác trở nên cứng lòng hơn trước. Trong chuyến bay từ Phi Châu trở về hồi tháng 9, Đức Giáo Hoàng nói ngài không sợ ly giáo: Ngài nói, “Ngày nay, chúng ta có nhiều trường dạy sự cứng ngắc ngay trong lòng Giáo Hội”. Chúng không phải là ly giáo “nhưng là các ly giáo giả có kết thúc không đẹp” vì phía sau sự cứng ngắc này, “không hề có sự thánh thiện của Tin Mừng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu chúng ta lấy thiện thắng ác, đồng hành “một cách hiền lành” với những ai sợ Giáo Hội không còn là Công Giáo nữa, cho rằng Đức Giáo Hoàng nói những điều ngài chưa bao giờ nói. Ngài nhắc nhở chúng ta, không có tín điều nào bị thay đổi, không lòng tôn sùng nào bị bãi bỏ. Đức Giáo Hoàng chỉ đơn thuần khuyến khích chúng ta tiến lên phía trước trong một tinh thần chào đón và thương xót, bước đi trong hợp nhất như một dân tộc, để việc khai triển tín lý luôn thống nhất với truyền thống đích thực.
Đặt Chúa Kitô vào trung tâm
Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon hồi Tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng nhắc đi nhắc lại chữ “hoán cải”, một ý niệm tìm được chỗ đứng của nó trong Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng. Thực vậy, Thượng Hội Đồng yêu cầu cuộc hoán cải 4 mặt: đồng nghị, vì Giáo Hội phải tiến bước như một người, không chia rẽ hay một mình; văn hóa, vì chúng ta phải biết nói năng ra sao với các nền văn hóa khác nhau; sinh thái, vì khai thác môi trường cách vị kỷ sẽ dẫn tới việc hủy diệt các dân tộc; mục vụ, vì việc công bố Tin mừng là điều khẩn thiết.
Nền tảng 4 hoán cải trên là việc quay về với Tin mừng sống động, tức Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: Hoán cải đích thực là để mình qua một bên, đặt Chúa Kitô ở trung tâm và để Chúa Thánh Thần làm người chủ đạo đời ta.
Đấu tranh chống lạm dụng
Hội nghị thượng đỉnh “Bảo vệ Các Vị Thành niên trong Giáo Hội” hồi tháng 2 có tính lịch sử theo nhiều cách: nó tụ tập các nhà lãnh đạo Giáo Hội từ khắp các châu lục, và một cách can đảm và minh bạch, nó tập chú vào các phương cách nhắm đánh tan đại nạn lạm dụng trẻ em trong Giáo Hội. Trong nhận xét kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh sự kiện này: lạm dụng là “một vấn đề phổ quát, hiện diện một cách đầy bi thảm gần như ở khắp nơi và ảnh hưởng tới mọi người”. Ngài trưng dẫn các dữ kiện cho thấy đa số các vụ lạm dụng do các thành viên gia đình và các nhà giáo dục vi phạm ở nhà, ở trường, trong thể thao và các phương tiện của Giáo Hội, chưa kể qua ngành du lịch tình dục và buôn người. Ngài nói, “sự tàn bạo của hiện tượng hoàn cầu này càng trở nên trầm trọng và tai tiếng hơn trong Giáo Hội, vì nó hoàn toàn bất tương xứng với thế giá luân lý và tính khả tín đạo đức của Giáo Hội”.
Bãi bỏ “bí mật Giáo Hoàng”
Với Tự sắc Vos estis lux mundi, Đức Giáo Hoàng thiết lập các thủ tục mới để báo cáo việc lạm dụng, sách nhiễu và bạo lực, và để bảo đảm rằng các Giám Mục và bề trên Dòng phải giải trình các hành động của các ngài. Văn kiện bao gồm nghĩa vụ của các giáo sĩ và tu sĩ phải báo cáo việc lạm dụng trong khi mọi giáo phận phải tự cung cấp cho mình một hệ thống để tiếp nhận các báo cáo này, một hệ thống phải dễ dàng để công chúng sử dụng. Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bãi bỏ “bí mật Giáo Hoàng” vốn dành cho những trường hợp này và thay đổi quy định liên quan tới văn hóa khiêu dâm trẻ em: sở hữu và phân phối các hình ảnh khiêu dâm liên quan tới các vị thành niên cho tới tuổi 14 vốn đã có trong “delicta graviora” — tức các tội nặng nhất; với các qui định mới, hạn tuổi này được nâng lên 18.
Cải tổ Giáo triều Rôma
Hội đồng Hồng Y tiếp tục công việc cải tổ Giáo triều Rôma của họ, với mục đích bảo đảm mọi cơ cấu của Giáo hội mang tính truyền giáo nhiều hơn. Một bản dự thảo Tông Hiến mới, với tiêu đề tạm thời là Praedicate evangelium, “Hãy Công Bố Tin mừng”, đang được duyệt xét. Vào cuối năm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Niên trưởng Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Angelo Sodano, người đã giữ chức vụ này từ năm 2005. Với một Tự sắc, Đức Giáo Hoàng đã giới hạn chức vụ này trong nhiệm kỳ 5 năm, có thể được gia hạn nếu cần thiết.
Cải cách nền kinh tế Vatican
Việc cải cách trong lĩnh vực tài chính cũng tiến triển trong năm 2019, về cả tính minh bạch lẫn ngăn chặn chi phí. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đổi mới các Điều lệ của Viện Công trình Tôn giáo Vatican (IOR) và thiết lập chức Kiểm toán viên Bên ngoài để kiểm toán các tài khoản, theo tiêu chuẩn quốc tế, trên cơ sở thường trực. Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Linh mục Dòng Tên Cha Juan Antonio Guerrero Alves đứng đầu Văn Phòng Kinh tế, và ủy quyền cho một cuộc điều tra tư pháp của Vatican đối với nhiều người khác nhau đang phục vụ Tòa Thánh, liên quan đến một số giao dịch tài chính. Nhắc đến qũy “Đồng Xu Thánh Phêrô”, Đức Giáo Hoàng nói rõ rằng “ quản trị tốt” là làm cho đồng tiền nhận được sinh lời, chứ không “đặt nó vào một ngăn kéo”. Tuy nhiên, mọi khoản đầu tư phải “hợp đạo đức”, để tiền bạc luôn phục vụ cho việc truyền giảng Tin mừng và người nghèo.
Chúa Nhật Lời Chúa
Với tông thư Aperuit illis, đề ngày 30 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thiết lập Chúa Nhật Lời Chúa, một ngày đặc biệt để khuyến khích mọi tín hữu đọc và suy niệm Kinh thánh bởi vì, như thánh Giêrôm đã nói, “không biết Kinh thánh là không biết Chúa Kitô”. Ngày cử hành hàng năm sẽ diễn ra vào Chúa Nhật thứ ba Mùa Thường niên (Chúa Nhật đầu tiên là vào ngày 26 tháng 1 năm 2020).
Hang Giáng sinh
Vào ngày 1 tháng 12, tại thị trấn Greccio, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký một Tông Thư khác, Admirabile signum, trong đó ngài mời gọi chúng ta khám phá lại truyền thống đẹp đẽ của Hang Giáng sinh. Đức Giáo Hoàng viết “Việc mô tả việc sinh hạ Chúa Giêsu tự nó vốn là một lời công bố đơn giản và hân hoan mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Cảnh giáng sinh giống như một Tin mừng sống động phát xuất từ các trang Kinh thánh. Dù ở bất cứ nơi đâu, và dù dưới bất cứ hình thức nào, máng cỏ Giáng sinh cũng nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng Thiên Chúa đã trở thành trẻ thơ để làm cho chúng ta biết Người gần gũi với mọi người nam, nữ và trẻ em như thế nào, bất kể điều kiện của họ".
Các Kitô hữu bị bách hại
Đức Giáo Hoàng Phanxicô không bao giờ mệt mỏi tố cáo cuộc bách hại các Kitô hữu; ngài nhắc nhở chúng ta rằng, ngày nay, có nhiều vị tử đạo hơn thời kỳ đầu của Kitô giáo. Vào tháng 1, Tòa án Tối cao Pakistan đã dứt khoát tha bổng Asia Bibi khỏi tội phỉ báng mà bà đã bị tố cáo một cách bất công vá bị kết án tử hình. Một bà mẹ Công Giáo có năm người con, Asia Bibi đã ở tù từ năm 2009. Cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều theo dõi vụ kiện rất cẩn trọng. Khi gặp một trong những cô con gái của bà, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với cô rằng ngài thường nghĩ tới mẹ cô và cầu nguyện cho bà.
Vào ngày 21 tháng 4, một cuộc tấn công của những kẻ cực đoan Hồi giáo chống lại các nhà thờ Thiên chúa giáo ở Sri Lanka đã gây ra cái chết của hơn 250 người khi họ đang cử hành lễ Phục sinh. Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi cùng ngày ấy. Trong năm, ngài cũng tố cáo các cuộc tấn công chống các tôn giáo khác, như cuộc tấn công chống lại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, Tân Tây Lan, vào ngày 15 tháng 3, đã giết chết hơn 50 người.
Bảo vệ gia đình và sự sống
Vào ngày 25 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Loreto. Ở đó, ngài đã nhắc lại rằng, đặc biệt đối với thế giới ngày nay, “gia đình thành lập dựa trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà mang một tầm quan trọng và một sứ mệnh thiết yếu”. Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, đã nhắc đến lời lẽ của Đức Giáo Hoàng về ý thức hệ phái tính, gọi nó là “một bước thụt lùi” đối với nhân loại.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai đến lúc kết thúc tự nhiên của nó. Năm 2019, ngài lên tiếng bảo vệ Vincent Lambert, 42 tuổi, bị để cho chết trong trạng thái ý thức tối thiểu. Đức Giáo Hoàng nói, “Chúng ta đừng xây dựng một nền văn minh loại bỏ những người mà cuộc sống bị chúng ta tin là không còn đáng sống nữa. Mỗi sự sống đều có giá trị, luôn luôn như thế”: dù đó là sự sống của một đứa trẻ chưa sinh ra, một người đau khổ vì đói, bạo lực hay bất công, cho dù đó là người bệnh, người già hay người di cư liều chết để tìm kiếm một tương lai tốt hơn . Công lý không lựa lọc. Nó không chỉ dành cho một số loại người. Công lý là phổ quát.
Khuyến khích giới trẻ
Năm 2019 chứng kiến việc Đức Thánh Cha công bố Tông huấn, Christus vivit, thành quả của Thượng hội đồng về giới trẻ, tổ chức tại Vatican vào tháng 10 năm 2018. Tài liệu mở đầu bằng dòng chữ: “Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Người mang tuổi trẻ đến thế giới của chúng ta, và mọi thứ Người đụng tới đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, tràn đầy sức sống. Như thế, những lời đầu tiên tôi muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là: Chúa Kitô đang sống và Người muốn các bạn sống!”
Đức Giáo Hoàng cầu xin Chúa “Giải thoát Giáo hội khỏi những người khiến Giáo Hội già đi, giam cầm Giáo Hội trong quá khứ, giữ chặt Giáo Hội hoặc giữ Giáo Hội lại hoặc bắt Giáo Hội đứng yên. Nhưng chúng ta cũng hãy xin Người giải thoát Giáo Hội khỏi một cơn cám dỗ khác: đó là nghĩ Giáo Hội trẻ vì Giáo Hội chấp nhận mọi thứ được thế giới cung ứng cho Giáo Hội, nghĩ rằng Giáo Hội được đổi mới vì Giáo Hội đặt thông điệp của mình sang một bên và hành động như mọi người khác. Không! Giáo hội trẻ khi Giáo Hội là chính mình”.
Trong văn kiện Hậu Thượng hội đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị “các nẻo đường huynh đệ” để sống đức tin, tránh cơn cám dỗ “muốn rút vào các nhóm nhỏ”. Ngài mời gọi các người trẻ xây dựng “tình bạn xã hội, trong đó, mọi người làm việc vì lợi ích chung”. Ngài thách thức họ “phục vụ người nghèo, trở thành người chủ đạo của cuộc cách mạng bác ái và phục vụ, có khả năng chống lại các bệnh lý của chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân hời hợt”.
Các cuộc tông du
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện bảy cuộc tông du vào năm 2019. Ngài đã viếng thăm mười một quốc gia thuộc bốn lục địa, làm nó trở thành một năm kỷ lục về các chuyến viếng thăm ở bên ngoài nước Ý. Năm bắt đầu với Ngày Giới trẻ Thế giới ở Panama, và tiếp tục tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nơi Đức Giáo Hoàng đã ký một Văn kiện lịch sử về tình huynh đệ của con người với Đại Imam của al Azhar. Ở Morocco, ngài nhắc lại tầm quan trọng của đối thoại liên tôn. Ở Bulgaria, Bắc Macedonia và Romania, ngài khuyến khích sự hợp nhất Kitô giáo. Ở Mozambique, Madagascar và Mauritius, ngài đã lên tiếng để bảo vệ người nghèo và Sáng thế. Ở Thái Lan, ngài kêu gọi cổ vũ quyền của phụ nữ và trẻ em. Ở Nhật Bản, thông điệp của ngài tập trung vào hòa bình, và ngài nhắc lại rằng cả việc sử dụng và sở hữu vũ khí hạt nhân đều là vô luân.
Các chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Ý bao gồm Camerino, nơi ngài ôm hôn các nạn nhân động đất ở Vùng Marches. Tại Loreto, ngài đã ký Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về giới trẻ, và tại Greccio, thị trấn nơi Thánh Phanxicô dựng lên cảnh Chúa giáng sinh đầu tiên, Đức Giáo Hoàng đã ký bức thư của ngài liên quan đến hang đá Giáng sinh.
Các Thánh và Chân phúc
Năm 2019 được chứng kiến nhiều vụ phong thánh và phong chân phúc, bao gồm nhiều vị tử đạo từ mọi châu lục và hệ tư tưởng. Một số vị đã bị giết “vì lòng thù hận đức tin”, trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Họ đã chết khi tha thứ cho những kẻ sát hại họ. Những vị khác, như bảy giám mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Lỗmani được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong chân phúc ở Blaj, là những vị tử đạo của chế độ cộng sản. Những vị khác, như Giám mục người Á Căn Đình Enrique Angelelli và bạn đồng hành của ngài, là nạn nhân của chế độ độc tài cánh hữu. Những người giáo dân cũng là những vị thánh được tuyên bố: như Margherita Bays của Thụy Sĩ, hay “các vị thánh hàng xóm”, những người sống theo ơn gọi của họ trong gia đình, giữa các thách thức hàng ngày. Danh sách này cũng bao gồm một Hồng Y: John Henry Newman, một người Anh giáo đã trở lại đức tin Công Giáo vào năm 1845.
Một linh mục trong năm mươi năm
Năm 2019 cũng là năm Đức Giáo Hoàng Phanxicô kỷ niệm 50 năm làm linh mục của ngài. Câu chuyện ơn gọi của ngài bắt đầu từ ngày 21 tháng 9 năm 1953, Lễ Thánh Mátthêu. Chính hôm đó, khi xưng tội, chàng trai trẻ Jorge Mario Bergoglio đã có một trải nghiệm sâu sắc về lòng thương xót của Chúa. Kể từ đó, trong tư cách Giáo hoàng, ngài đã mô tả các linh mục như những người sống giữa người ta bằng trái tim nhân hậu của Chúa Giêsu. Ngài nói, hôm nay là thời điểm của lòng thương xót. Giáo hội hiểu điều này ngày một hơn: Đức thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã thực hiện một bước quan trọng theo hướng này, một bước được tiếp nối bởi các vị kế nhiệm ngài. Được linh hứng bởi Thánh Faustina Kowalska, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Chúa Nhật lòng thương xót.
Vào ngày Chúa Nhật lòng thương xót năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xác nhận rằng “tất cả chúng ta đều cần lòng thương xót”. Ngài mời gọi chúng ta “đến gần Chúa Giêsu và đụng vào các vết thương của Người trong các vết thương của anh chị em đang đau khổ của chúng ta. Các vết thương của Chúa Giêsu là một kho báu: lòng thương xót phát xuất từ đó”.
Brunei cấm cử hành lễ Giáng Sinh, dân bỏ ra nước ngoài, thiệt hại nặng
Đặng Tự Do
22:10 30/12/2019
Thông tấn xã UCANews cho biết tình trạng đắt đỏ tại Brunei, luật cấm tổ chức lễ Giáng Sinh và giá vé máy bay thấp đã kích thích một dòng người lũ lượt rời bỏ Brunei để đón lễ Giáng Sinh nơi khác.
Đường phố Brunei hoang vắng đến mức xơ xác là cảm nhận của nhiều người trong mùa Giáng Sinh năm nay. Phi Luật Tân được xem là điểm đến được ưa chuộng của người Brumei và người ngoại quốc đang sinh sống ở quốc gia này. Nhưng các quốc gia khác trong vùng cũng là điểm du lịch của họ, trừ ra Nam Dương, nơi đã có những lo ngại về tấn công khủng bố trong mùa Giáng Sinh.
Từ năm 2014, một đạo luật đã được thông qua theo đó Kitô hữu được phép cử hành lễ Giáng Sinh ở nhà riêng của họ, nhưng tất cả những thể hiện bên ngoài bao gồm cả các trang trí tại các địa điểm công cộng cũng như trước tư gia đều bị cấm. Những ai vi phạm có thể bị phạt đến năm năm tù.
Những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù còn nặng hơn.
Lệnh cấm được đưa ra sau các áp lực lên chính quyền của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo sợ những hình thức tưng bừng của lễ Giáng sinh có thể cám dỗ người Hồi giáo bắt chước các thực hành Kitô giáo.
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo. Cả ba giáo xứ Công Giáo đều phải tắt đèn, đóng cửa trong dịp Giáng Sinh .
Ngoài Brunei, còn có các quốc gia khác cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh là Ả rập Xê-út, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia.
Tổng giám đốc của bộ tôn giáo sự vụ Somalia giải thích lệnh cấm này như sau:
“Tất cả các sự kiện liên quan đến việc mừng Giáng sinh và năm mới đều trái với văn hóa Hồi giáo, và có thể gây tổn hại niềm tin của cộng đồng Hồi giáo”.
Source:UCANForeigners vacate Brunei, where Christmas is banned
Đường phố Brunei hoang vắng đến mức xơ xác là cảm nhận của nhiều người trong mùa Giáng Sinh năm nay. Phi Luật Tân được xem là điểm đến được ưa chuộng của người Brumei và người ngoại quốc đang sinh sống ở quốc gia này. Nhưng các quốc gia khác trong vùng cũng là điểm du lịch của họ, trừ ra Nam Dương, nơi đã có những lo ngại về tấn công khủng bố trong mùa Giáng Sinh.
Từ năm 2014, một đạo luật đã được thông qua theo đó Kitô hữu được phép cử hành lễ Giáng Sinh ở nhà riêng của họ, nhưng tất cả những thể hiện bên ngoài bao gồm cả các trang trí tại các địa điểm công cộng cũng như trước tư gia đều bị cấm. Những ai vi phạm có thể bị phạt đến năm năm tù.
Những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù còn nặng hơn.
Lệnh cấm được đưa ra sau các áp lực lên chính quyền của các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Họ lo sợ những hình thức tưng bừng của lễ Giáng sinh có thể cám dỗ người Hồi giáo bắt chước các thực hành Kitô giáo.
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo. Cả ba giáo xứ Công Giáo đều phải tắt đèn, đóng cửa trong dịp Giáng Sinh .
Ngoài Brunei, còn có các quốc gia khác cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh là Ả rập Xê-út, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia.
Tổng giám đốc của bộ tôn giáo sự vụ Somalia giải thích lệnh cấm này như sau:
“Tất cả các sự kiện liên quan đến việc mừng Giáng sinh và năm mới đều trái với văn hóa Hồi giáo, và có thể gây tổn hại niềm tin của cộng đồng Hồi giáo”.
Source:UCAN
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt thánh lễ kỷ niệm hôn phối
Vinh sơn Trần văn Đẩu
09:48 30/12/2019
Hòa trong bầu khí vui tươi của mùa Giáng Sinh, Giáo hội mừng kính Thánh Gia Thất. Trong dịp này, giáo xứ Tân Việt đã tổ chức Thánh lễ trọng thể mừng kỷ niệm Kim khánh, Ngân khánh cũng như 10,20,30 và 40 năm hôn phối cho cá đôi vợ chồng trong giáo xứ.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, đại diện HĐMV nói rõ lý do buổi cử hành này để các gia đìnhcùng tạ ơn Chúa, chúc mừng và khích lệ nhau trong dịp kỷ niệm ngày thành hôn này. Qua đó, mời gọi các gia đình Ki Tô hữu nhìn lại để canh tân đời song hôn nhân gia đình.
Với tân tình đón, các đôi kỷ niệm hôn phối cùng đón Linh mục chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ tạ ơn.
Chia sẻ Tin Mừng cha chủ tế nói: Hôm nay chúng ta đến đây tham dự Thánh lễ để cầu nguyện cho gia đình chúng ta, gia đình lớn là gia đình giáo xứ, gia đình nhỏ hơn là gia đình mỗi thành viên trong giáo xứ và cụ thể hơn là các gia đình kỷ niệm ngày cưới hôm nay. Một chặng đường dài chung sống, chắc chắn có những sự cãi vã , có những bất đồng nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết nhường nhịn nhau. Trong gia đình nên có những lời xin lỗi khi mình làm sai, những lời cám ơn khi mình nhận được sự giúp đỡ và trên hết mọi gia đình chúng ta nên có lời kinh, lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa vì chỉ có Chúa mới là niềm vui và chỉ có Chúa mới đem lại bình an đích thực.
Sau bài giảng, cha chủ tế mời các đôi kỷ niệm cùng đứng lên và lập lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích Hôn Phối.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng lễ vật.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, đại diện các đôi hôn phối cám ơn hai cha HĐMV đã tổ chức Thánh lễ thật sốt sáng và ý nghĩa này đây quả là dịp tốt để cổ võ vai trò cao quý cao quý của đời sống gia đình.
Xin Thánh Gia luôn đồng hành và nâng đỡ để các gia đình chúng ta , nhất là trong năm mới này, luôn biết sống xứng đáng với những hồng ân Chúa ban, được bình an và nhiều hạnh phúc.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Xem Hình
Trước Thánh lễ, đại diện HĐMV nói rõ lý do buổi cử hành này để các gia đìnhcùng tạ ơn Chúa, chúc mừng và khích lệ nhau trong dịp kỷ niệm ngày thành hôn này. Qua đó, mời gọi các gia đình Ki Tô hữu nhìn lại để canh tân đời song hôn nhân gia đình.
Với tân tình đón, các đôi kỷ niệm hôn phối cùng đón Linh mục chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ tạ ơn.
Chia sẻ Tin Mừng cha chủ tế nói: Hôm nay chúng ta đến đây tham dự Thánh lễ để cầu nguyện cho gia đình chúng ta, gia đình lớn là gia đình giáo xứ, gia đình nhỏ hơn là gia đình mỗi thành viên trong giáo xứ và cụ thể hơn là các gia đình kỷ niệm ngày cưới hôm nay. Một chặng đường dài chung sống, chắc chắn có những sự cãi vã , có những bất đồng nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết nhường nhịn nhau. Trong gia đình nên có những lời xin lỗi khi mình làm sai, những lời cám ơn khi mình nhận được sự giúp đỡ và trên hết mọi gia đình chúng ta nên có lời kinh, lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa vì chỉ có Chúa mới là niềm vui và chỉ có Chúa mới đem lại bình an đích thực.
Sau bài giảng, cha chủ tế mời các đôi kỷ niệm cùng đứng lên và lập lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích Hôn Phối.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng lễ vật.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, đại diện các đôi hôn phối cám ơn hai cha HĐMV đã tổ chức Thánh lễ thật sốt sáng và ý nghĩa này đây quả là dịp tốt để cổ võ vai trò cao quý cao quý của đời sống gia đình.
Xin Thánh Gia luôn đồng hành và nâng đỡ để các gia đình chúng ta , nhất là trong năm mới này, luôn biết sống xứng đáng với những hồng ân Chúa ban, được bình an và nhiều hạnh phúc.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thánh lễ kỷ niệm Hôn phối
Văn Minh
09:58 30/12/2019
“Gia đình là tế bào của Giáo hội và xã hội, chúc cho các gia đình trở thành những Thánh Gia Thất của ngày hôm nay”.
Đó là tâm tình chia sẻ của Linh mục (Lm) Giuse Đặng Quốc Hưng - trong Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất và kỷ niệm cho 10 đôi hôn phối của giáo xứ Vĩnh Hòa. Trong đó, có 01 đôi được 10 năm, 01 đôi 15 năm, 01 đôi 20 năm, 01 đôi 25 năm, 02 đôi 30 năm, 02 đôi 35 năm, và 02 đôi 60 năm.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể diễn ra lúc 17g30 Chúa Nhật ngày 29.12.2019, do Lm Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Giuse Đặng Quốc Hưng, chánh xứ giáo xứ Lộc Hưng, và Lm Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, SCJ Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đến hiệp dâng Thánh lễ, ngoài những đôi hôn phối còn có các con các cháu trong gia đình, cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ Vĩnh Hòa.
Đầu lễ, Lm Gioakim ngỏ lời chào mừng quý Lm đồng tế và có lời chúc mừng các gia đình kỷ niệm hôn phối hôm nay bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Sau bài Tin Mừng, Lm Giuse Đặng Quốc Hưng dựa cuốn sách tông huấn niềm vui Tin Mừng của ĐTC Phanxicô chia sẻ: Trong nhiều gia đình hiện nay đang trải qua một cuộc khủng khoảng về văn hóa một cách sâu xa, cũng như các cộng đồng và các mối ràng buộc khác của xã hội đang suy yếu đặc biệt nghiêm trọng. Trong đời sống hôn nhân gia đình đang có khuynh hướng hình thức thỏa mãn tình cảm một cách đơn thuần, và thay đổi theo ý tùy thích. Vợ chồng mà vui thì ở với nhau, còn khi buồn thì ở với người khác, vì họ không có tình cảm hay ràng buộc nhau về điều gì. Quả thật, các bạn trẻ ngày nay xem hôn nhân như là một cái nghề để kiếm sống (nghề làm chồng làm vợ), vì khi cưới nhau về mà không có lời lãi thì họ sẵn sàng ly dị để đi cưới hoặc ở với người khác. Trong đó, có cặp vợ chồng còn làm dịch vụ đẻ thuê “mang thai hộ”…
Đối với người Kitô giáo, ơn gọi đời sống gia đình là món quà tặng của Thiên Chúa thương ban, gồm có ông bà, cha mẹ và các con cháu, vì Thiên Chúa tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài. Gia đình Kitô giáo tin vào Thiên Chúa là tình yêu: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Chỉ có tình yêu mới đem lại cho gia đình chúng ta hạnh phúc mà thôi.
Thật vậy, “Gia đình là tế bào của Giáo hội và xã hội, chúc cho các gia đình trở thành những Thánh Gia Thất của ngày hôm nay”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Lm Gioakim chủ sự trao Phép lành Tòa Thánh cho các đôi hôn phối ngay trước thềm cung thánh.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ quý Lm và ra đi làm chứng nhân cho Tin Mừng.
Đó là tâm tình chia sẻ của Linh mục (Lm) Giuse Đặng Quốc Hưng - trong Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất và kỷ niệm cho 10 đôi hôn phối của giáo xứ Vĩnh Hòa. Trong đó, có 01 đôi được 10 năm, 01 đôi 15 năm, 01 đôi 20 năm, 01 đôi 25 năm, 02 đôi 30 năm, 02 đôi 35 năm, và 02 đôi 60 năm.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể diễn ra lúc 17g30 Chúa Nhật ngày 29.12.2019, do Lm Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Giuse Đặng Quốc Hưng, chánh xứ giáo xứ Lộc Hưng, và Lm Vinh Sơn Nguyễn Văn Bạt, SCJ Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đến hiệp dâng Thánh lễ, ngoài những đôi hôn phối còn có các con các cháu trong gia đình, cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ Vĩnh Hòa.
Đầu lễ, Lm Gioakim ngỏ lời chào mừng quý Lm đồng tế và có lời chúc mừng các gia đình kỷ niệm hôn phối hôm nay bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Sau bài Tin Mừng, Lm Giuse Đặng Quốc Hưng dựa cuốn sách tông huấn niềm vui Tin Mừng của ĐTC Phanxicô chia sẻ: Trong nhiều gia đình hiện nay đang trải qua một cuộc khủng khoảng về văn hóa một cách sâu xa, cũng như các cộng đồng và các mối ràng buộc khác của xã hội đang suy yếu đặc biệt nghiêm trọng. Trong đời sống hôn nhân gia đình đang có khuynh hướng hình thức thỏa mãn tình cảm một cách đơn thuần, và thay đổi theo ý tùy thích. Vợ chồng mà vui thì ở với nhau, còn khi buồn thì ở với người khác, vì họ không có tình cảm hay ràng buộc nhau về điều gì. Quả thật, các bạn trẻ ngày nay xem hôn nhân như là một cái nghề để kiếm sống (nghề làm chồng làm vợ), vì khi cưới nhau về mà không có lời lãi thì họ sẵn sàng ly dị để đi cưới hoặc ở với người khác. Trong đó, có cặp vợ chồng còn làm dịch vụ đẻ thuê “mang thai hộ”…
Đối với người Kitô giáo, ơn gọi đời sống gia đình là món quà tặng của Thiên Chúa thương ban, gồm có ông bà, cha mẹ và các con cháu, vì Thiên Chúa tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài. Gia đình Kitô giáo tin vào Thiên Chúa là tình yêu: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”. Chỉ có tình yêu mới đem lại cho gia đình chúng ta hạnh phúc mà thôi.
Thật vậy, “Gia đình là tế bào của Giáo hội và xã hội, chúc cho các gia đình trở thành những Thánh Gia Thất của ngày hôm nay”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Lm Gioakim chủ sự trao Phép lành Tòa Thánh cho các đôi hôn phối ngay trước thềm cung thánh.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ quý Lm và ra đi làm chứng nhân cho Tin Mừng.
Giáo xứ Tụy Hiền Hà Nội: Lễ Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối
Giáo xứ Tụy Hiền
10:07 30/12/2019
Sáng Chúa Nhật ngày 29 tháng 12 năm 2019 nhân ngày lễ kính Thánh Gia, cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ đã dâng Thánh lễ tạ ơn cho 23 cặp vợ chồng mừng kỷ niệm Ngọc khánh, Kim khánh và Ngân khánh hôn phối đến từ 7 giáo họ thuộc giáo xứ Tụy Hiền. Thật ý khi ngày lễ được diễn ra trong bầu khí Tháng Gia Đình Nên Thánh của năm mục vụ Nên Thánh tại Tổng Giáo Phận Hà Nội.
9h00, đoàn rước tiến vào nhà thờ trong tiếng trống tiếng kèn trổi vang. 23 cặp đôi mừng kỷ niệm ngày cưới, hạnh phúc sánh bước bên nhau tiến vào thánh đường với bó hoa tươi thắm trên tay, để cùng với con cháu, người thân và cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn về một chặng hành trình dài của đời sống hôn nhân với biết bao thăng trầm, buồn vui đan xen nhưng vẫn thủy chung son sắt với lời kết ước thủa ban đầu.
Xem Hình
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Cha chủ tế nói lên ý nghĩa của ngày lễ kính Thánh Gia, và đề cao lòng chung thủy một vợ một chồng trong đời sống gia đình, để cháu con noi gương bắt chước mà tạo lập gia đình mình trong xã hội đầy biến động đang đe dọa sự bền vững của các gia đình hôm nay.
Liên hệ tới các đôi mừng kỷ niệm, Cha An-tôn đã phỏng vấn một số cặp đôi tiêu biểu, làm nên phần chứng từ sống động về gia đình.
Với tâm tình tạ ơn, một cặp đôi thuộc giáo họ Tiên Mai đã trải qua 60 năm trong đời sống gia đình với lũ cháu chắt đàn con là hơn 100 cho biết: “trải qua biết bao sóng gió, thử thách, có những lúc tưởng chừng như tan vỡ trong đời sống vợ chồng, vất vả lắm, vậy mà chúng tôi đã cùng nhau vượt qua tất cả, sống đến tận bây giờ là hạnh phúc lắm rồi, tạ ơn Chúa”.
Có cặp đôi khi được hỏi: “Hai cụ lấy nhau có thời gian tìm hiểu không?” Cả hai đều trả lời: “Thưa Cha, chúng con lấy nhau thời ấy cha mẹ đặt đâu con nằm đấy, có biết gì đâu”. Cụ bà còn hài hước nói thêm: “cha mẹ bảo lấy thì con lấy thôi”.
Những câu trả lời tuy thật dung dị, giản đơn nhưng chất chứa trong đó biết bao tình yêu, lòng bao dung, sự cảm thông, sẻ chia, nâng đỡ mà vượt qua mọi thử thách, gian nan trong đời sống gia đình. Để rồi lúc này đây, 23 cặp đôi mừng kỷ niệm hôn phối có thể cùng nhau hiện diện trong ngôi thánh đường mà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Kết thúc bài giảng, các cặp vợ chồng mừng kỷ niệm ngày cưới đã cùng nắm tay nhau lặp lại lời hứa hôn phối.
Thánh lễ diễn ra thật sốt sáng và tràn đầy niềm vui. Sau Thánh lễ các đôi cùng chụp hình kỷ niệm, người biếu quà, người tặng hoa, trên khuôn mặt ai nấy đều tỏa rạng niềm vui, sẻ chia ngày hạnh phúc cùng ông bà, cha mẹ.
Thật đúng là:
Lạ thay cái nghĩa vợ chồng,
Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.
Kể từ dạo ấy, vấn vương,
Tơ hồng trói buộc nên tình phu thê.
Oái oăm cái nghĩa vợ chồng,
Thương thời thương lắm, giận thời giận... run.
Dùng dằng bước ở bước về,
Muốn đi sao dạ bồi hồi luyến lưu.
Ðẹp thay hai chữ vợ chồng,
Chúa Trời liên kết, dễ gì cách ly.
Trăm năm trăm tuổi trăm tình,
Vui buồn sướng khổ có mình có ta.
9h00, đoàn rước tiến vào nhà thờ trong tiếng trống tiếng kèn trổi vang. 23 cặp đôi mừng kỷ niệm ngày cưới, hạnh phúc sánh bước bên nhau tiến vào thánh đường với bó hoa tươi thắm trên tay, để cùng với con cháu, người thân và cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn về một chặng hành trình dài của đời sống hôn nhân với biết bao thăng trầm, buồn vui đan xen nhưng vẫn thủy chung son sắt với lời kết ước thủa ban đầu.
Xem Hình
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Cha chủ tế nói lên ý nghĩa của ngày lễ kính Thánh Gia, và đề cao lòng chung thủy một vợ một chồng trong đời sống gia đình, để cháu con noi gương bắt chước mà tạo lập gia đình mình trong xã hội đầy biến động đang đe dọa sự bền vững của các gia đình hôm nay.
Với tâm tình tạ ơn, một cặp đôi thuộc giáo họ Tiên Mai đã trải qua 60 năm trong đời sống gia đình với lũ cháu chắt đàn con là hơn 100 cho biết: “trải qua biết bao sóng gió, thử thách, có những lúc tưởng chừng như tan vỡ trong đời sống vợ chồng, vất vả lắm, vậy mà chúng tôi đã cùng nhau vượt qua tất cả, sống đến tận bây giờ là hạnh phúc lắm rồi, tạ ơn Chúa”.
Có cặp đôi khi được hỏi: “Hai cụ lấy nhau có thời gian tìm hiểu không?” Cả hai đều trả lời: “Thưa Cha, chúng con lấy nhau thời ấy cha mẹ đặt đâu con nằm đấy, có biết gì đâu”. Cụ bà còn hài hước nói thêm: “cha mẹ bảo lấy thì con lấy thôi”.
Những câu trả lời tuy thật dung dị, giản đơn nhưng chất chứa trong đó biết bao tình yêu, lòng bao dung, sự cảm thông, sẻ chia, nâng đỡ mà vượt qua mọi thử thách, gian nan trong đời sống gia đình. Để rồi lúc này đây, 23 cặp đôi mừng kỷ niệm hôn phối có thể cùng nhau hiện diện trong ngôi thánh đường mà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Kết thúc bài giảng, các cặp vợ chồng mừng kỷ niệm ngày cưới đã cùng nắm tay nhau lặp lại lời hứa hôn phối.
Thánh lễ diễn ra thật sốt sáng và tràn đầy niềm vui. Sau Thánh lễ các đôi cùng chụp hình kỷ niệm, người biếu quà, người tặng hoa, trên khuôn mặt ai nấy đều tỏa rạng niềm vui, sẻ chia ngày hạnh phúc cùng ông bà, cha mẹ.
Thật đúng là:
Lạ thay cái nghĩa vợ chồng,
Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.
Kể từ dạo ấy, vấn vương,
Tơ hồng trói buộc nên tình phu thê.
Oái oăm cái nghĩa vợ chồng,
Thương thời thương lắm, giận thời giận... run.
Dùng dằng bước ở bước về,
Muốn đi sao dạ bồi hồi luyến lưu.
Ðẹp thay hai chữ vợ chồng,
Chúa Trời liên kết, dễ gì cách ly.
Trăm năm trăm tuổi trăm tình,
Vui buồn sướng khổ có mình có ta.
Bữa Cơm Huynh Đệ Lần Thứ 17 – Mái Ấm Tình Thương Lagi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:22 30/12/2019
Vào lúc 9g ngày 28/12/2019, có hơn 700 vị khách quý với hoàn cảnh đặc biệt đã có mặt tại Mái Ấm Tình Thương Lagi thuộc Hội Dòng MTG Nha Trang trong Thánh lễ Tạ Ơn nhân ngày lễ các “Thánh Anh Hài” và “bữa cơm huynh đệ” của buổi Họp Mặt Huynh Đệ Lần thứ 17.
Những vị khách quý ấy đến từ các Giáo xứ Võ Đắt, Bưng Riềng,Tân Thắng, Mân Côi, Tin Mừng, Hiệp An, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Lý, Khánh Hội, Phước Hội, Tân Lập,Tân An, Tân Tạo, Tân nghĩa, Hiệp Đức, Kim Ngọc, Thánh Tâm. Họ là những người khó khăn, khuyết tật, già yếu, bệnh tật quy tụ về khuôn viên Mái Ấm dưới sự hướng dẫn chu đáo của quý sơ HD MTG Nha Trang, các thành viên mến thánh giá tại thế và những người thiện nguyện.
Xem Hình
Chương trình đón tiếp được bắt đầu từ 7g00 sáng, cổng nhà cô nhi viện Mái Ấm Tình Thương đã đông người tề tựu. Quý nữ tu phục vụ tại MATT, quý nữ tu các cộng đoàn MTG Nha Trang vùng Hàm Tân, cùng quý anh chị em Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Nha Trang hân hoan đón tiếp tại cổng vào Mái Ấm cùng với những chiếc xe lăn, xe đẩy để di chuyển quý ông bà anh chị em vào bên trong. Sự mệt nhọc không đáng là gì so với niềm vui của những người được phục vụ.
Đúng 9g00, Thánh Lễ kính các Thánh Anh Hài tử đạo bắt đầu. Cha Antôn Lê Minh Tuấn, Hạt trưởng hạt Hàm Tân chủ tế cùng với một số Cha đồng tế. Cũng có những vị khách không cùng tôn giáo chú tâm tham dự. Đến phần hiệp lễ, quý cha đem mình Thánh Chúa đến trao tận từng người teo cơ chân, liệt đôi tay, khiếm khuyết thân thể tại bàn ăn. Hình ảnh thật đẹp đong đầy ý nghĩa yêu thương tình Chúa tình người.
Sau thánh lễ là bữa tiệc tròn đầy yêu thương – thịnh soạn được dọn ra cùng với sự phục vụ tận tụy của quý sơ và các chị em mến thánh giá tại thế.
Màn trống khai mạc do các em cô nhi biểu diễn kết thúc, cha Giuse Linh hướng chia sẻ đôi tâm tình và ban phép lành và thánh hóa bữa ăn.
Các tiết mục văn nghệ vui tươi được tiếp tục ngay sau đó. Một chương trình đặc sắc mừng Chúa Giáng Sinh do các cháu cô nhi của Mái Ấm biểu diễn đem nhiều niềm vui ấm áp cho những người bất hạnh.Tất cả tạo nên bầu khí vừa vui nhộn vừa xúc động đến rơi lệ xuyến xang lòng người.
Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Thanh Mai thay mặt Mái Ấm Tình Thương gửi lời tâm tình đến quý Cha, quý Ân Nhân, quý khách. Cảm ơn lời cầu nguyện và sự hiện diện dâng thánh lễ của quý cha, sự đồng hành yêu thương, giúp đỡ của quý ân nhân trong suốt chặng đường 22 năm phục vụ, trong đó với 12 năm công việc bảo vệ sự sống. Nhìn lại hoạt động những năm qua của Mái Ấm: Chôn cất giữ thai nhi, cải táng những nấm mồ vô chủ, nhà tình thương, bò tình thương, cứu sống và nuôi dưỡng các cháu cô nhi, nồi cháo tình thương tại bệnh viện Lagi, cấp dưỡng sinh hoạt hàng tháng cho người khuyết tật già cả neo đơn.
Sau tiệc mừng, quý nữ tu cùng với quý ân nhân trao gởi mỗi “Vị Khách Quý” 1 phong thư 600.000đ cùng 1 gói quà gồm có: 1 bộ mùng mền, sữa và đường. Những phần quà đã được quý nữ tu MATT, cùng với sự giúp sức nhiệt tình của các cháu cô nhi, chuẩn bị sẵn sàng từ nhiều ngày trước đó.
Hôm nay cũng có chương trình rất đặc biệt, là trao tặng 90 chiếc xe lăn và xe lắc cho những vị không thể tự di chuyển bằng đôi chân của mình. Những chiếc xe là những món quà của quý vị ân nhân trong và ngoài nước, có lòng hảo tâm, tình yêu lớn để gom góp thành những món quà, phần nào an ủi cuộc sống của những người kém may mắn hơn mình.
Bữa tiệc kết thúc lúc 12g, mọi người ra về mang theo hơi ấm của tình thương của Chúa Hài Đồng được toả lan từ những con tim biết yêu thương, nhóm lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng thôi thúc những mảnh đời bất hạnh luôn sống mạnh mẽ cho những tháng ngày phía trước.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Những vị khách quý ấy đến từ các Giáo xứ Võ Đắt, Bưng Riềng,Tân Thắng, Mân Côi, Tin Mừng, Hiệp An, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Lý, Khánh Hội, Phước Hội, Tân Lập,Tân An, Tân Tạo, Tân nghĩa, Hiệp Đức, Kim Ngọc, Thánh Tâm. Họ là những người khó khăn, khuyết tật, già yếu, bệnh tật quy tụ về khuôn viên Mái Ấm dưới sự hướng dẫn chu đáo của quý sơ HD MTG Nha Trang, các thành viên mến thánh giá tại thế và những người thiện nguyện.
Xem Hình
Chương trình đón tiếp được bắt đầu từ 7g00 sáng, cổng nhà cô nhi viện Mái Ấm Tình Thương đã đông người tề tựu. Quý nữ tu phục vụ tại MATT, quý nữ tu các cộng đoàn MTG Nha Trang vùng Hàm Tân, cùng quý anh chị em Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Nha Trang hân hoan đón tiếp tại cổng vào Mái Ấm cùng với những chiếc xe lăn, xe đẩy để di chuyển quý ông bà anh chị em vào bên trong. Sự mệt nhọc không đáng là gì so với niềm vui của những người được phục vụ.
Sau thánh lễ là bữa tiệc tròn đầy yêu thương – thịnh soạn được dọn ra cùng với sự phục vụ tận tụy của quý sơ và các chị em mến thánh giá tại thế.
Màn trống khai mạc do các em cô nhi biểu diễn kết thúc, cha Giuse Linh hướng chia sẻ đôi tâm tình và ban phép lành và thánh hóa bữa ăn.
Các tiết mục văn nghệ vui tươi được tiếp tục ngay sau đó. Một chương trình đặc sắc mừng Chúa Giáng Sinh do các cháu cô nhi của Mái Ấm biểu diễn đem nhiều niềm vui ấm áp cho những người bất hạnh.Tất cả tạo nên bầu khí vừa vui nhộn vừa xúc động đến rơi lệ xuyến xang lòng người.
Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Thanh Mai thay mặt Mái Ấm Tình Thương gửi lời tâm tình đến quý Cha, quý Ân Nhân, quý khách. Cảm ơn lời cầu nguyện và sự hiện diện dâng thánh lễ của quý cha, sự đồng hành yêu thương, giúp đỡ của quý ân nhân trong suốt chặng đường 22 năm phục vụ, trong đó với 12 năm công việc bảo vệ sự sống. Nhìn lại hoạt động những năm qua của Mái Ấm: Chôn cất giữ thai nhi, cải táng những nấm mồ vô chủ, nhà tình thương, bò tình thương, cứu sống và nuôi dưỡng các cháu cô nhi, nồi cháo tình thương tại bệnh viện Lagi, cấp dưỡng sinh hoạt hàng tháng cho người khuyết tật già cả neo đơn.
Sau tiệc mừng, quý nữ tu cùng với quý ân nhân trao gởi mỗi “Vị Khách Quý” 1 phong thư 600.000đ cùng 1 gói quà gồm có: 1 bộ mùng mền, sữa và đường. Những phần quà đã được quý nữ tu MATT, cùng với sự giúp sức nhiệt tình của các cháu cô nhi, chuẩn bị sẵn sàng từ nhiều ngày trước đó.
Hôm nay cũng có chương trình rất đặc biệt, là trao tặng 90 chiếc xe lăn và xe lắc cho những vị không thể tự di chuyển bằng đôi chân của mình. Những chiếc xe là những món quà của quý vị ân nhân trong và ngoài nước, có lòng hảo tâm, tình yêu lớn để gom góp thành những món quà, phần nào an ủi cuộc sống của những người kém may mắn hơn mình.
Bữa tiệc kết thúc lúc 12g, mọi người ra về mang theo hơi ấm của tình thương của Chúa Hài Đồng được toả lan từ những con tim biết yêu thương, nhóm lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng thôi thúc những mảnh đời bất hạnh luôn sống mạnh mẽ cho những tháng ngày phía trước.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Hình ảnh lễ tạ ơn 30 năm linh mục của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long
TTTM LaVang, hình Nam Vo
17:32 30/12/2019
HÌNH ẢNH: THÁNH LỄ KỶ NIỆM 30 NĂM LINH MỤC CỦA ĐỨC CHA VINCENT NGUYỄN VĂN LONG, 10.00AM Chúa Nhật LỄ THÁNH GIA THẤT 29/12/2019 Kính gửi đến quý Cộng đoàn một số hình ảnh trong Thánh lễ Kỷ niệm 30 năm Linh mục của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long diễn ra vào lúc 10.00am Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất, 29/12/2019.
Xem hình
Xem hình
VietCatholic TV
Tin Tức Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới, ngày 29/12/2019: Sứ điệp Đức Thánh Cha gởi Taizé Châu Âu: Hãy khám phá cội rễ đức tin
VietCatholic Network
01:55 30/12/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 29 tháng 12, 2019.
2- Kinh Mân Côi với Đức Thánh Cha, cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
3- Sứ điệp Đức Thánh Cha gởi Taizé Châu Âu: Hãy khám phá cội rễ đức tin.
4- Đức Thánh Cha chia buồn về tai nạn máy bay ở Almaty.
5- Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Philippines vì bão Phanfone.
6- Giáng sinh của người Công Giáo ở Nga: đầy kỷ niệm và lòng biết ơn.
7- Cộng đoàn thánh Egidio tổ chức bữa trưa Giáng sinh cho người nghèo.
8- Đức Hồng Y Bassetti đãi tiệc Giáng Sinh cho tù nhân.
9- Indonesia kỷ niệm 15 năm thảm họa sóng thần.
10- Sinh viên Đại học Do Thái Giêrusalem tham dự hội nghị tại Vatican.
11- Phiến binh Hồi giáo IS ở Nigeria thừa nhận họ đã giết 11 con tin Kitô hữu nhân dịp lễ Giáng Sinh.
12- Giới thiệu bài hát: Chú Bé Đánh Trống.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
Tổn thất nặng nề của Giáo Hội năm 2019: 29 nhà truyền giáo bị thảm sát trên đường rao giảng Tin Mừng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 30/12/2019
Trong năm 2019, 29 nhà truyền giáo đã bị giết trên khắp thế giới, nghĩa là thấp hơn năm ngoái một chút. Năm 2018, một con số kinh hoàng là 40 nhà truyền giáo đã bị giết trên khắp thế giới, gần gấp đôi con số 23 vị của năm trước nữa 2017. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin đánh đi hôm 30 tháng 12.
Fides lưu ý rằng hầu hết các nạn nhân là các linh mục: 18 vị trong tổng số 29 vị là các linh mục. Sau tám năm liên tiếp Mỹ Châu đứng đầu về số lượng những nhà truyền giáo bị giết, trong năm 2018 và năm 2019 sắp kết thúc, Phi châu chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách bi thảm này.
Trong 29 nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019: có 18 vị là linh mục, 1 vị là phó tế vĩnh viễn, 2 vị là tu sĩ không có chức linh mục, 2 nữ tu và 6 vị là giáo dân. Phân chia theo địa dư Phi Châu có 12 linh mục, 1 nam tu sĩ và 1 nữ tu và 1 giáo dân đã bị giết; ở Mỹ Châu, 6 linh mục, 1 phó tế vĩnh viễn, 1 nam tu sĩ và 4 giáo dân bị giết; ở Á Châu, 1 giáo dân đã bị giết; ở Âu Châu, 1 nữ tu bị thảm sát.
Thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” để chỉ tất cả những ai đã được rửa tội, có một nhận thức rõ ràng rằng, qua Bí tích Rửa tội, mọi thành viên của dân Chúa trở thành các môn đệ truyền giáo. Mỗi người được rửa tội, bất kể chức năng của người ấy trong Giáo Hội và mức độ đào tạo về tín lý đã được lãnh nhận, đều là những tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, danh sách các nhà truyền giáo bị giết do Fides đưa ra hàng năm, đôi khi không chỉ tính đến những nhà truyền giáo theo nghĩa hẹp, mà còn cố gắng ghi lại tất cả những người được rửa tội tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và đã chết một cách bạo lực, dù cái chết ấy có thể không phát xuất từ lòng căm thù đức tin. Vì lý do này, Fides tránh sử dụng thuật ngữ tử đạo, nếu cái chết của nhà truyền giáo tự bản chất không có ý nghĩa làm chứng cho đức tin, để tránh gây ra các vấn nạn liên quan đến phán xét cuối cùng mà Giáo Hội có thể đưa ra đối với một số trường hợp.
Một lưu ý khác của Fides là ngày nay là có một hiện tượng có thể nói là “toàn cầu hóa bạo lực”: trong khi trước đây, các nhà truyền giáo bị giết hầu hết tập trung ở một quốc gia, hoặc trong một khu vực địa lý, vào năm 2019, hiện tượng này xuất hiện rộng rãi và phổ biến hơn. 10 nhà truyền giáo từ Phi Châu, 8 từ Mỹ Châu, 1 từ Á Châu và 1 từ Âu Châu đã đổ máu trong năm nay.
Một số nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.
Trong nhiều trường hợp khác, các linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người nhân danh Tin Mừng lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói.
Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói hôm 26/12/2016, ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.
Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.
Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế. Một ngoại lệ là tại Mễ Tây Cơ. 27 linh mục đã bị giết trong 7 năm qua. Ai giết các ngài, động cơ nào gây ra các vụ thảm sát đó luôn luôn được che phủ trong một tấm màn bí mật. Cho đến nay, chưa có ai bị truy tố vì các vụ giết các linh mục này.
Trong năm 2019, có 1 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ. Hôm 23 tháng Tám, Cha José Martín Guzmán Vega, 55 tuổi, 15 năm trong chức linh mục, đã bị đâm chết tại thành phố Matamoros, giáp giới với thành phố Brownsville, Texas. Ngài là linh mục thứ 27 bị giết trong vòng 7 năm liên tiếp trong đó năm nào cũng có một vài linh mục bị giết ở quốc gia này.
Trước đó, ngày 3 tháng Tám, cha Aarón Méndez Ruiz giám đốc một trung tâm tạm trú cho người tị nạn bị bắt cóc vì ngài cố gắng ngăn cản một bọn tội phạm đến trung tâm này bắt các người tị nạn để đòi tiền chuộc. May mắn, ngài được giải thoát sau đó.
Chiều ngày 22 tháng Bẩy, cha Juvenal Candía Mosso đang đi trên một chiếc taxi trên đường đến thăm một nhà tù thì bị bắn nhiều phát súng khi đi ngang qua Đại Chủng Viện Thánh Giuse ở thành phố Cuernavaca. Người tài xế xe taxi đã chết vì những vết thương quá nặng do bị trúng nhiều phát đạn. Cha Juvenal may mắn thoát chết.
Từ năm 2012, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:Fides I Missionari uccisi nell'anno 2019
Fides lưu ý rằng hầu hết các nạn nhân là các linh mục: 18 vị trong tổng số 29 vị là các linh mục. Sau tám năm liên tiếp Mỹ Châu đứng đầu về số lượng những nhà truyền giáo bị giết, trong năm 2018 và năm 2019 sắp kết thúc, Phi châu chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách bi thảm này.
Trong 29 nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019: có 18 vị là linh mục, 1 vị là phó tế vĩnh viễn, 2 vị là tu sĩ không có chức linh mục, 2 nữ tu và 6 vị là giáo dân. Phân chia theo địa dư Phi Châu có 12 linh mục, 1 nam tu sĩ và 1 nữ tu và 1 giáo dân đã bị giết; ở Mỹ Châu, 6 linh mục, 1 phó tế vĩnh viễn, 1 nam tu sĩ và 4 giáo dân bị giết; ở Á Châu, 1 giáo dân đã bị giết; ở Âu Châu, 1 nữ tu bị thảm sát.
Thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” để chỉ tất cả những ai đã được rửa tội, có một nhận thức rõ ràng rằng, qua Bí tích Rửa tội, mọi thành viên của dân Chúa trở thành các môn đệ truyền giáo. Mỗi người được rửa tội, bất kể chức năng của người ấy trong Giáo Hội và mức độ đào tạo về tín lý đã được lãnh nhận, đều là những tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, danh sách các nhà truyền giáo bị giết do Fides đưa ra hàng năm, đôi khi không chỉ tính đến những nhà truyền giáo theo nghĩa hẹp, mà còn cố gắng ghi lại tất cả những người được rửa tội tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và đã chết một cách bạo lực, dù cái chết ấy có thể không phát xuất từ lòng căm thù đức tin. Vì lý do này, Fides tránh sử dụng thuật ngữ tử đạo, nếu cái chết của nhà truyền giáo tự bản chất không có ý nghĩa làm chứng cho đức tin, để tránh gây ra các vấn nạn liên quan đến phán xét cuối cùng mà Giáo Hội có thể đưa ra đối với một số trường hợp.
Một lưu ý khác của Fides là ngày nay là có một hiện tượng có thể nói là “toàn cầu hóa bạo lực”: trong khi trước đây, các nhà truyền giáo bị giết hầu hết tập trung ở một quốc gia, hoặc trong một khu vực địa lý, vào năm 2019, hiện tượng này xuất hiện rộng rãi và phổ biến hơn. 10 nhà truyền giáo từ Phi Châu, 8 từ Mỹ Châu, 1 từ Á Châu và 1 từ Âu Châu đã đổ máu trong năm nay.
Một số nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2019 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.
Trong nhiều trường hợp khác, các linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người nhân danh Tin Mừng lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói.
Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói hôm 26/12/2016, ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.
Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.
Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế. Một ngoại lệ là tại Mễ Tây Cơ. 27 linh mục đã bị giết trong 7 năm qua. Ai giết các ngài, động cơ nào gây ra các vụ thảm sát đó luôn luôn được che phủ trong một tấm màn bí mật. Cho đến nay, chưa có ai bị truy tố vì các vụ giết các linh mục này.
Trong năm 2019, có 1 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ. Hôm 23 tháng Tám, Cha José Martín Guzmán Vega, 55 tuổi, 15 năm trong chức linh mục, đã bị đâm chết tại thành phố Matamoros, giáp giới với thành phố Brownsville, Texas. Ngài là linh mục thứ 27 bị giết trong vòng 7 năm liên tiếp trong đó năm nào cũng có một vài linh mục bị giết ở quốc gia này.
Trước đó, ngày 3 tháng Tám, cha Aarón Méndez Ruiz giám đốc một trung tâm tạm trú cho người tị nạn bị bắt cóc vì ngài cố gắng ngăn cản một bọn tội phạm đến trung tâm này bắt các người tị nạn để đòi tiền chuộc. May mắn, ngài được giải thoát sau đó.
Chiều ngày 22 tháng Bẩy, cha Juvenal Candía Mosso đang đi trên một chiếc taxi trên đường đến thăm một nhà tù thì bị bắn nhiều phát súng khi đi ngang qua Đại Chủng Viện Thánh Giuse ở thành phố Cuernavaca. Người tài xế xe taxi đã chết vì những vết thương quá nặng do bị trúng nhiều phát đạn. Cha Juvenal may mắn thoát chết.
Từ năm 2012, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:Fides
Hồng Y Reinhard Marx hô hào chúc lành cho các kết hiệp đồng tính như một sự đồng hành mục vụ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:18 30/12/2019
CNA Deutsch có bài tường thuật nhan đề “In new interview, Cardinal Marx speaks on same-sex blessings” về một diễn biến nguy hiểm đang diễn ra tại Đức, xin dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sách giáo lý Công Giáo, số 2357: Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem các hành vi đồng tính luyến ái là những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống HộiThánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn”. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
NHƯNG: Đức Hồng Y Reinhard Marx đã bày tỏ quan điểm cho rằng các cặp đồng tính có thể nhận được những lời chúc phúc của Giáo Hội “theo nghĩa của một sự đồng hành mục vụ” trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải với cùng một cách tương tự như hôn nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Stern của Đức, [Đức Hồng Y Reinhard Marx, là] Tổng Giám Mục Munich và Freising đã được hỏi: “Ngài sẽ làm gì khi một cặp đồng tính yêu cầu ngài ban cho một lời chúc phúc của một giám mục?”
Hồng Y Marx trả lời: “Tôi có thể chúc phúc cho cả hai người họ theo ý nghĩa của một sự đồng hành mục vụ, chúng ta có thể cầu nguyện với nhau. Nhưng quan hệ của họ không thể là một mối quan hệ như hôn nhân”
Dù ý kiến của Hồng Y Marx có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, trang web “katholisch.de,” được tài trợ bởi các giám mục Đức, đã tường thuật nhanh chóng về cuộc phỏng vấn này với hàng tít lớn “Marx: Homosexuelle Paare können einen Segen bekommen” - “Marx: các cặp đồng tính có thể được chúc phúc.”
Sau khi báo cáo được công bố, Matthias Kopp, giám đốc truyền thông của Hội đồng Giám mục Đức, nói với thông tấn xã CNA rằng Hội Đồng Giám Mục Đức không có gì để nói thêm vào nội dung đã được công bố của cuộc phỏng vấn.
Thông tấn xã CNA hỏi Tổng Giáo Phận Munich để làm rõ nhận xét của Đức Hồng Y, và liệu việc chúc phúc cho các cặp đồng tính có đang được thực hành trong tổng giáo phận hay không. Tổng giáo phận vẫn chưa trả lời.
Trong cuộc phỏng vấn trên tạp chí Stern, Hồng Y Marx cũng nói rằng ngài đã nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình [tại Vatican] vào năm 2015 rằng các cặp vợ chồng đồng tính, gắn bó với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, không nên bị bỏ “trong ngoặc vuông tiêu cực” của Giáo Hội, hoặc bị Giáo Hội cho rằng mối quan hệ đồng tính ổn định này là vô giá trị.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này Hồng Y Marx khẳng định với tờ Stern rằng một kết hiệp đồng tính “không phải là một cuộc hôn nhân” theo nghĩa Công Giáo của từ này, và rằng bí tích hôn phối chỉ diễn ra giữa một nam và một người nữ.
Hồng Y Marx cũng đưa ra nhận xét về vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ.
Khi được hỏi về bí tích truyền chức thánh cho phụ nữ, Hồng Y Marx, người được tạp chí này gọi là “người Công Giáo có thẩm quyền nhất ở Đức”, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với ngài rằng “cánh cửa được đóng lại,” với tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1994. Tuy nhiên, các giám mục Đức tuyên bố rằng cuộc tranh luận về vấn đề này vẫn “chưa kết thúc.”
Cuộc phỏng vấn này không phải là lần đầu tiên Hồng Y Marx nói về việc chúc phúc cho các cặp đồng tính.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, 2018 với cơ quan truyền thông của bang Bavaria, Hồng Y Marx đã đồng ý rằng việc chúc phúc như thế là có thể, tuy nhiên sẽ “không có quy tắc” nào được đưa ra về vấn đề này - đúng hơn, đó là tùy vào quyết định của “một linh mục hay nhân viên mục vụ”.
Sau khi thông tấn xã CNA tường thuật về cuộc phỏng vấn này, Hội đồng Giám mục Đức yêu cầu thông tấn xã CNA sửa lại bản dịch sang tiếng Anh.
Gần đây hơn, Tổng Giám Mục Heiner Koch của Berlin, sau các cuộc tham khảo ý kiến hồi đầu tháng 12, tuyên bố rằng cả hai hình thái quan hệ khác giới - và đồng giới đều là các “hình thức bình thường của khuynh hướng tình dục, mà không thể hoặc không nên bị thay đổi bởi tác động của một hình thái xã hội cụ thể.”
Tổng Giám Mục Koch, là người đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình cùng với Hồng Y Marx, và là Chủ tịch của Ủy ban Hôn nhân và Gia đình của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra phát biểu trên sau khi các giám mục Đức khẳng định họ đã cam kết “đánh giá lại” các giáo huấn của Giáo Hội phổ quát về đồng tính luyến ái - và đạo đức tình dục nói chung - trong “tiến trình công nghị” diễn ra trong hai năm.
Source:Catholic News AgencyIn new interview, Cardinal Marx speaks on same-sex blessings
Sách giáo lý Công Giáo, số 2357: Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem các hành vi đồng tính luyến ái là những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống HộiThánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn”. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.
NHƯNG: Đức Hồng Y Reinhard Marx đã bày tỏ quan điểm cho rằng các cặp đồng tính có thể nhận được những lời chúc phúc của Giáo Hội “theo nghĩa của một sự đồng hành mục vụ” trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải với cùng một cách tương tự như hôn nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Stern của Đức, [Đức Hồng Y Reinhard Marx, là] Tổng Giám Mục Munich và Freising đã được hỏi: “Ngài sẽ làm gì khi một cặp đồng tính yêu cầu ngài ban cho một lời chúc phúc của một giám mục?”
Hồng Y Marx trả lời: “Tôi có thể chúc phúc cho cả hai người họ theo ý nghĩa của một sự đồng hành mục vụ, chúng ta có thể cầu nguyện với nhau. Nhưng quan hệ của họ không thể là một mối quan hệ như hôn nhân”
Dù ý kiến của Hồng Y Marx có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, trang web “katholisch.de,” được tài trợ bởi các giám mục Đức, đã tường thuật nhanh chóng về cuộc phỏng vấn này với hàng tít lớn “Marx: Homosexuelle Paare können einen Segen bekommen” - “Marx: các cặp đồng tính có thể được chúc phúc.”
Sau khi báo cáo được công bố, Matthias Kopp, giám đốc truyền thông của Hội đồng Giám mục Đức, nói với thông tấn xã CNA rằng Hội Đồng Giám Mục Đức không có gì để nói thêm vào nội dung đã được công bố của cuộc phỏng vấn.
Thông tấn xã CNA hỏi Tổng Giáo Phận Munich để làm rõ nhận xét của Đức Hồng Y, và liệu việc chúc phúc cho các cặp đồng tính có đang được thực hành trong tổng giáo phận hay không. Tổng giáo phận vẫn chưa trả lời.
Trong cuộc phỏng vấn trên tạp chí Stern, Hồng Y Marx cũng nói rằng ngài đã nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình [tại Vatican] vào năm 2015 rằng các cặp vợ chồng đồng tính, gắn bó với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, không nên bị bỏ “trong ngoặc vuông tiêu cực” của Giáo Hội, hoặc bị Giáo Hội cho rằng mối quan hệ đồng tính ổn định này là vô giá trị.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này Hồng Y Marx khẳng định với tờ Stern rằng một kết hiệp đồng tính “không phải là một cuộc hôn nhân” theo nghĩa Công Giáo của từ này, và rằng bí tích hôn phối chỉ diễn ra giữa một nam và một người nữ.
Hồng Y Marx cũng đưa ra nhận xét về vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ.
Khi được hỏi về bí tích truyền chức thánh cho phụ nữ, Hồng Y Marx, người được tạp chí này gọi là “người Công Giáo có thẩm quyền nhất ở Đức”, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với ngài rằng “cánh cửa được đóng lại,” với tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1994. Tuy nhiên, các giám mục Đức tuyên bố rằng cuộc tranh luận về vấn đề này vẫn “chưa kết thúc.”
Cuộc phỏng vấn này không phải là lần đầu tiên Hồng Y Marx nói về việc chúc phúc cho các cặp đồng tính.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, 2018 với cơ quan truyền thông của bang Bavaria, Hồng Y Marx đã đồng ý rằng việc chúc phúc như thế là có thể, tuy nhiên sẽ “không có quy tắc” nào được đưa ra về vấn đề này - đúng hơn, đó là tùy vào quyết định của “một linh mục hay nhân viên mục vụ”.
Sau khi thông tấn xã CNA tường thuật về cuộc phỏng vấn này, Hội đồng Giám mục Đức yêu cầu thông tấn xã CNA sửa lại bản dịch sang tiếng Anh.
Gần đây hơn, Tổng Giám Mục Heiner Koch của Berlin, sau các cuộc tham khảo ý kiến hồi đầu tháng 12, tuyên bố rằng cả hai hình thái quan hệ khác giới - và đồng giới đều là các “hình thức bình thường của khuynh hướng tình dục, mà không thể hoặc không nên bị thay đổi bởi tác động của một hình thái xã hội cụ thể.”
Tổng Giám Mục Koch, là người đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình cùng với Hồng Y Marx, và là Chủ tịch của Ủy ban Hôn nhân và Gia đình của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra phát biểu trên sau khi các giám mục Đức khẳng định họ đã cam kết “đánh giá lại” các giáo huấn của Giáo Hội phổ quát về đồng tính luyến ái - và đạo đức tình dục nói chung - trong “tiến trình công nghị” diễn ra trong hai năm.
Source:Catholic News Agency