Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 31/12: Ngôi Lời đã trở nên người phàm – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến – TGP Melbourne
Giáo Hội Năm Châu
01:24 30/12/2024
Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến,
tên là Gio-an.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,
để mọi người nhờ ông mà tin.
Ông không phải là ánh sáng,
nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.
Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.
Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người,
thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa.
Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta.
Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người,
vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,
là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố :
“Đây là Đấng mà tôi đã nói :
Người đến sau tôi,
nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.”
Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,
còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;
nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa
và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,
chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 30/12/2024
11. Người có tu đức giống như thuyền đi ngược giòng, nếu họ không ra sức chống chèo, thì sẽ bị đi xuống.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 30/12/2024
27. NƯỚC HỒ ĐÃ KHÔ
Trên đường phố huyện Võ Lăng có một thiếu niên rất thường đánh lừa người khác.
Có người lớn tuổi nói:
- “Mọi người đều nói mày đánh lừa là số một, mày thử nói lừa tao nghe xem sao?”
Thiếu niên trả lời:
- “Xin lỗi, hôm nay không có hứng nói vu vơ để ông giải buồn, bởi vì tôi mới nghe người ta nói đã làm cạn nước trong hồ phía đông và đi bắt cá rồi, tôi cũng phải đi bắt cá đây”.
Lão già nghe xong thì tin và cho là thật, và cũng nhắm hướng đông mà đi, đến nơi thì chỉ thấy biển đông nước chảy cuồn cuộn, nhìn không thấy bờ bên kia, mới biết đó là lời nói lừa mình.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 27:
Không phải chỉ con nít hoặc những người nhẹ dạ mới bị lừa, nhưng ngay cả những người đã lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm cũng bị lừa như ai, thế mới biết đời không phải như ta tưởng...
Người theo đạo lâu năm không nhất định là có đức tin mạnh hơn những người mới theo đạo, và những người lớn tuổi chưa chắc là có đức tin kiên cường hơn những người tuổi nhỏ, bởi vì đức tin không tùy thuộc vào tuổi tác và ngày tháng trong sổ Rửa Tội, nhưng tùy thuộc vào đời sống tâm linh của mỗi người. Có những người Ki-tô hữu đạo gốc nhưng đức tin thì hời hợt như cây không gốc không rễ, nên họ rất dễ dàng tin vào những chuyện ma quái thần thánh, tin vào những lời dị đoan dối trá của ông đồng bà cốt, những người này chỉ cần một vài thử thách nhỏ là mất đức tin và bán linh hồn cho ma quỷ.
Tin vào lời Chúa dạy qua Hội Thánh của Ngài là đảm bảo cho đời sống mai sau trên thiên đàng với Chúa; kiên trì trong đức tin là chìa khóa mở cửa Nước Trời khi chúng ta lìa cõi đời tạm này...
Ai hiểu thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trên đường phố huyện Võ Lăng có một thiếu niên rất thường đánh lừa người khác.
Có người lớn tuổi nói:
- “Mọi người đều nói mày đánh lừa là số một, mày thử nói lừa tao nghe xem sao?”
Thiếu niên trả lời:
- “Xin lỗi, hôm nay không có hứng nói vu vơ để ông giải buồn, bởi vì tôi mới nghe người ta nói đã làm cạn nước trong hồ phía đông và đi bắt cá rồi, tôi cũng phải đi bắt cá đây”.
Lão già nghe xong thì tin và cho là thật, và cũng nhắm hướng đông mà đi, đến nơi thì chỉ thấy biển đông nước chảy cuồn cuộn, nhìn không thấy bờ bên kia, mới biết đó là lời nói lừa mình.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 27:
Không phải chỉ con nít hoặc những người nhẹ dạ mới bị lừa, nhưng ngay cả những người đã lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm cũng bị lừa như ai, thế mới biết đời không phải như ta tưởng...
Người theo đạo lâu năm không nhất định là có đức tin mạnh hơn những người mới theo đạo, và những người lớn tuổi chưa chắc là có đức tin kiên cường hơn những người tuổi nhỏ, bởi vì đức tin không tùy thuộc vào tuổi tác và ngày tháng trong sổ Rửa Tội, nhưng tùy thuộc vào đời sống tâm linh của mỗi người. Có những người Ki-tô hữu đạo gốc nhưng đức tin thì hời hợt như cây không gốc không rễ, nên họ rất dễ dàng tin vào những chuyện ma quái thần thánh, tin vào những lời dị đoan dối trá của ông đồng bà cốt, những người này chỉ cần một vài thử thách nhỏ là mất đức tin và bán linh hồn cho ma quỷ.
Tin vào lời Chúa dạy qua Hội Thánh của Ngài là đảm bảo cho đời sống mai sau trên thiên đàng với Chúa; kiên trì trong đức tin là chìa khóa mở cửa Nước Trời khi chúng ta lìa cõi đời tạm này...
Ai hiểu thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Từ trời
Lm Minh Anh
15:31 30/12/2024
TỪ TRỜI
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta!”.
“Không ai từng ở địa ngục có thể nói, “Chúa đặt tôi ở đó!”; cũng không ai ở trên thiên đàng có thể bảo, “Tôi đặt mình ở đây!”. Tôi có gì dưới thế, tôi được gì trên trời, cũng là do Con Một Thiên Chúa - Đấng từ trời mà xuống - tặng ban!” - John Hannah.
Kính thưa Anh Chị em,
Đang khi Luca diễn tả tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại qua việc Giêsu - Con Chúa làm người - ra đời tại Bêlem; thì với Gioan, tình yêu này được diễn tả thật gãy gọn, “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta!”. Tin Mừng hôm nay nói đến tình yêu ‘từ trời’ đó!
Câu chuyện Giáng Sinh của Luca và Lời Tựa Phúc Âm Gioan bổ túc và phong phú hoá lẫn nhau; cả hai cùng gióng một thông điệp, “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một!”. ‘Lời Tựa’ có một không hai này cung cấp một mở đầu mạnh mẽ cho các chủ đề của Gioan: Ngôi Lời, Sự Sống, Sự Sáng, Sự Thật, Thế Gian, Chứng Từ và tiền Hiện Hữu của Ngôi Lời mặc khải Thiên Chúa là Cha - Đấng muốn giao tiếp, muốn nói - với con người. Nó mở đầu như mở đầu của Sáng Thế, “Lúc khởi đầu”; nhưng đang khi Sáng Thế nói đến khởi nguyên của vũ trụ thì ‘phượng hoàng’ Gioan lại vỗ cánh bay vút lên tận mút cùng vô cực của Chúa Trời; ở đó và cũng từ đó, Ngôi Lời - vốn mật thiết với Chúa Cha, đồng bản tính với Chúa Cha - đã ‘từ trời’ xuống và “cư ngụ giữa chúng ta!”.
Trong đêm Giáng Sinh, nếu Luca cho biết “Hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ”, thì Gioan lại tiếc xót, “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”. Và nếu vinh quang Chúa chiếu toả khung trời Bêlem khiến các mục đồng khiếp hãi; thì Lời Tựa Gioan lại xác tín, “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người!”.
“Cư ngụ giữa chúng ta!”. Đến với nhân loại từ nguồn sung mãn của Chúa Cha, Con Thiên Chúa ban cho con người những gì vĩ đại và vô biên nhất. Không đến từ đất, Giêsu, Lời Thiên Chúa không tặng chúng ta những gì thuộc về đất, vốn rất hạn hẹp, ít ỏi; trái lại, Ngài ‘từ trời’ mà xuống, để “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”.
Anh Chị em,
“Cư ngụ giữa chúng ta!”. Con Thiên Chúa đã trở nên xác phàm và không bao giờ quay trở lại. Ngài không mặc nhân tính của chúng ta như một chiếc áo có thể khoác vào, cởi ra. Không, Ngài không bao giờ tách mình ra khỏi xác thịt của chúng ta; và sẽ không bao giờ tách khỏi nó. Ngài cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng ta; và mỗi khi làm vậy, Ngài không chỉ nói suông, nhưng chỉ cho Chúa Cha những vết thương xác thịt Ngài chịu vì chúng ta. Ngài đã đến giữa chúng ta; Ngài không đến thăm chúng ta rồi lại đi; nhưng đến cư ngụ với chúng ta, ở lại với chúng ta. Vậy, đừng sợ! Hãy đến với Ngài múc lấy “hết ơn này đến ơn khác” trong Lời, trong Thánh Thể và trong Hội Thánh; để đến lượt mình, đem chia sẻ cho anh chị em, cho thế giới quà tặng Giêsu, Lời ‘từ trời’ này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con không có gì - ngoài tội. Cho con biết đến với Chúa mỗi ngày để múc, để kín, để hớp lấy ân sủng từ trời; hầu bớt đói, bớt khát, bớt cháy bỏng vì những gì hạ cấp của đất!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta!”.
“Không ai từng ở địa ngục có thể nói, “Chúa đặt tôi ở đó!”; cũng không ai ở trên thiên đàng có thể bảo, “Tôi đặt mình ở đây!”. Tôi có gì dưới thế, tôi được gì trên trời, cũng là do Con Một Thiên Chúa - Đấng từ trời mà xuống - tặng ban!” - John Hannah.
Kính thưa Anh Chị em,
Đang khi Luca diễn tả tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại qua việc Giêsu - Con Chúa làm người - ra đời tại Bêlem; thì với Gioan, tình yêu này được diễn tả thật gãy gọn, “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta!”. Tin Mừng hôm nay nói đến tình yêu ‘từ trời’ đó!
Câu chuyện Giáng Sinh của Luca và Lời Tựa Phúc Âm Gioan bổ túc và phong phú hoá lẫn nhau; cả hai cùng gióng một thông điệp, “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một!”. ‘Lời Tựa’ có một không hai này cung cấp một mở đầu mạnh mẽ cho các chủ đề của Gioan: Ngôi Lời, Sự Sống, Sự Sáng, Sự Thật, Thế Gian, Chứng Từ và tiền Hiện Hữu của Ngôi Lời mặc khải Thiên Chúa là Cha - Đấng muốn giao tiếp, muốn nói - với con người. Nó mở đầu như mở đầu của Sáng Thế, “Lúc khởi đầu”; nhưng đang khi Sáng Thế nói đến khởi nguyên của vũ trụ thì ‘phượng hoàng’ Gioan lại vỗ cánh bay vút lên tận mút cùng vô cực của Chúa Trời; ở đó và cũng từ đó, Ngôi Lời - vốn mật thiết với Chúa Cha, đồng bản tính với Chúa Cha - đã ‘từ trời’ xuống và “cư ngụ giữa chúng ta!”.
Trong đêm Giáng Sinh, nếu Luca cho biết “Hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ”, thì Gioan lại tiếc xót, “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”. Và nếu vinh quang Chúa chiếu toả khung trời Bêlem khiến các mục đồng khiếp hãi; thì Lời Tựa Gioan lại xác tín, “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người!”.
“Cư ngụ giữa chúng ta!”. Đến với nhân loại từ nguồn sung mãn của Chúa Cha, Con Thiên Chúa ban cho con người những gì vĩ đại và vô biên nhất. Không đến từ đất, Giêsu, Lời Thiên Chúa không tặng chúng ta những gì thuộc về đất, vốn rất hạn hẹp, ít ỏi; trái lại, Ngài ‘từ trời’ mà xuống, để “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”.
Anh Chị em,
“Cư ngụ giữa chúng ta!”. Con Thiên Chúa đã trở nên xác phàm và không bao giờ quay trở lại. Ngài không mặc nhân tính của chúng ta như một chiếc áo có thể khoác vào, cởi ra. Không, Ngài không bao giờ tách mình ra khỏi xác thịt của chúng ta; và sẽ không bao giờ tách khỏi nó. Ngài cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng ta; và mỗi khi làm vậy, Ngài không chỉ nói suông, nhưng chỉ cho Chúa Cha những vết thương xác thịt Ngài chịu vì chúng ta. Ngài đã đến giữa chúng ta; Ngài không đến thăm chúng ta rồi lại đi; nhưng đến cư ngụ với chúng ta, ở lại với chúng ta. Vậy, đừng sợ! Hãy đến với Ngài múc lấy “hết ơn này đến ơn khác” trong Lời, trong Thánh Thể và trong Hội Thánh; để đến lượt mình, đem chia sẻ cho anh chị em, cho thế giới quà tặng Giêsu, Lời ‘từ trời’ này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con không có gì - ngoài tội. Cho con biết đến với Chúa mỗi ngày để múc, để kín, để hớp lấy ân sủng từ trời; hầu bớt đói, bớt khát, bớt cháy bỏng vì những gì hạ cấp của đất!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
10 sự kiện đánh dấu năm 2024 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vũ Văn An
13:45 30/12/2024
Antoine Mekary của ALETEIA, ngày 30/12/24, viết về mười biến cố đáng nhớ của Đức Phanxicô trong năm 2024:
Nhiều sự kiện đáng nhớ liên quan đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã diễn ra trong năm nay. Sau đây là một số sự kiện nổi bật.
Ngày 12 tháng 1: Bị viêm phế quản, Đức Giáo Hoàng bắt đầu một vài tuần khó khăn
Trong những tháng đầu năm 2024, Đức Giáo Hoàng bị bệnh về đường hô hấp khiến ngài phải hủy nhiều cuộc hẹn và giao phó việc đọc văn bản của mình cho các cộng sự. Phải mất một thời gian dài để lấy lại vóc dáng.
Vào cuối tháng 3, để bảo vệ bản thân khỏi cái lạnh, ngài đã hủy bỏ vào phút cuối việc tham gia Chặng đàng Thánh giá Thứ Sáu Tuần Thánh nổi tiếng tại Đấu trường La Mã. Chiếc ghế trắng của ngài để trống.
Sau những sự kiện đáng báo động này, tin đồn về việc ngài từ chức và mật nghị sắp tới đã lan truyền, và mọi người đã đồn đoán về "papabili". Nhưng tình trạng thể chất của ngài hóa ra lại đáng kinh ngạc vào mùa thu, chứng tỏ sự không biết mệt mỏi giữa những chuyến đi và cam kết của mình. Ngài vẫn khỏe mạnh cho đến cuối năm, mặc dù vào đầu tháng 12, ngài bị ngã khiến ngài bị bầm tím ở cằm và một cơn "cảm lạnh rất nặng" khác để kết thúc năm.
Ngày 3 tháng 4: Đức Phanxicô chia sẻ về Đức Bê-nê-đic-tô XVI
Trong một cuốn sách phỏng vấn với một phóng viên Tây Ban Nha, được xuất bản dưới tựa đề Người kế nhiệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy gẫm về mối quan hệ của mình với người tiền nhiệm Bê-nê-đic-tô XVI, người đã qua đời vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Bác bỏ những người muốn họ chống lại nhau, Đức Giáo Hoàng người Argentina khẳng định rằng, trong mật nghị năm 2005, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger là "ứng cử viên" của ngài. Ngài mô tả Đức Hồng Y là "một đứa trẻ thần đồng về thần học".
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng người Argentina tiết lộ sự căng thẳng với cựu thư ký của Đức Bê-nê-đic-tô, Tổng giám mục Gänswein. Ngài cũng lên án bầu không khí bảo vệ quá mức mà đoàn tùy tùng của Đức Bê-nê-đic-tô XVI duy trì vào cuối đời, cho rằng các bác sĩ của Bê-nê-đic-tô đã đưa ngài vào một dạng "giam giữ của cảnh sát". Đức Giáo Hoàng cũng tiết lộ mong muốn của mình về một nghi lễ đơn giản hóa cho tang lễ của chính mình, cho thấy rằng ngôi mộ của ngài đã sẵn sàng, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
Ngày 28 tháng 4: Đức Giáo Hoàng trên Kênh đào Grand Canal của Venice
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Triển lãm nghệ thuật Venice Biennale, nơi ngài có bài phát biểu khẳng định rằng "thế giới cần các nghệ sĩ". Tại gian hàng của Tòa thánh, nằm trong nhà tù trên đảo Giudecca, vị Giáo hoàng người Argentina đã chào đón các nữ tù nhân và nêu bật các nghệ sĩ nữ như Frida Kahlo và Louise Bourgeois.
Trong một Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích người dân Venice bảo vệ không chỉ di sản sinh thái của Serenissima mà còn cả "di sản nhân văn của nơi này". Ngài đã thực hiện thêm hai chuyến đi đến đông bắc nước Ý, đến Verona vào ngày 18 tháng 5 để tham gia một cuộc tuần hành vì hòa bình tại Đấu trường Arena và đến Trieste vào ngày 7 tháng 7 để tham dự một cuộc họp về dân chủ.
Ngày 14 tháng 6: Giáo hoàng đến thăm G7 để nói về trí khôn nhân tạo
Vị Giáo hoàng 87 tuổi đã đến Bari để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm nêu bật nhu cầu cấp thiết phải quản lý trí khôn nhân tạo. Giữa hai phiên họp song phương ngắn ngủi — Đức Giáo Hoàng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Macron (Pháp), Zelensky (Ukraine) và Trudeau (Canada) — ngài đã phát biểu.
Ngài đã cố gắng phá vỡ cơ chế của trí khôn nhân tạo và thuyết phục các nhà lãnh đạo về nhu cầu hành động chính trị và pháp lý trước một công cụ "hấp dẫn và đáng gờm". Kể từ năm 2020, Tòa thánh đã đầu tư vào việc thúc đẩy một bộ quy tắc đạo đức cho trí khôn nhân tạo.
Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9: Chuyến công du lớn đến Châu Á - Châu Đại Dương
Với 44 giờ trên không và đi qua gần 20,000 dặm, "chuyến công du lớn" vào tháng 9 đến Châu Á và Châu Đại Dương đã phá vỡ mọi kỷ lục về các chuyến công du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn: vị giáo hoàng gần 88 tuổi dường như được tiếp thêm sinh lực sau chuyến đi này.
Tại Indonesia, Đức Phanxicô đã khuyến khích một Giáo hội thiểu số tìm được vị trí của mình bên cạnh cộng đồng Hồi giáo đông đảo nhất thế giới. Trong chặng đầu tiên của triều giáo hoàng tại Châu Đại Dương, tại Papua New Guinea xanh tươi, ngài đã trở thành một nhà truyền giáo của hòa bình, rao giảng chống lại tình trạng bạo lực đang hoành hành ở đất nước này. Sau đó, ngài đã đến Đông Timor trong chiến thắng, một quốc gia Công Giáo mà ngài ca ngợi tuổi trẻ. Cuối cùng, ngài đã đến thăm Singapore, nơi ngài cầu xin sự hòa hợp giữa các tôn giáo và tôn trọng người di cư.
Ngày 26-29 tháng 9: Chuyến đi khó khăn của Đức Giáo Hoàng đến Bỉ
Sau một điểm dừng chân mang tính biểu tượng tại Luxembourg để chào đón Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Bỉ, đây được chứng minh là một trong những chuyến đi khó khăn nhất trong triều giáo hoàng của ngài.
Trong bài phát biểu chào mừng tại Cung điện Hoàng gia, Nhà vua và Thủ tướng đã hỏi Đức Giáo Hoàng về những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục do các linh mục gây ra. Sau một cuộc họp dài với một số nạn nhân, Đức Giáo Hoàng đã thay đổi văn bản bài giảng của mình tại Thánh lễ được cử hành tại Sân vận động Vua Baudouin để yêu cầu các giám mục đấu tranh hiệu quả hơn với tệ nạn này.
Vào cuối Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng tuyên bố mở tiến trình phong chân phước cho Vua Baudouin, người phản đối việc hợp pháp hóa phá thai. Lập trường "ủng hộ sự sống" của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khiến ngài bị chỉ trích mạnh mẽ trong các chuyến thăm của mình đến các trường đại học ở Leuven, ở Bỉ nói tiếng Flemish, và Louvain-La-Neuve, ở Bỉ nói tiếng Pháp.
Ngày 2-27 tháng 10: Đức Giáo Hoàng chủ trì hội nghị thế giới của Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Trong suốt tháng 10, Đức Giáo Hoàng đã chủ trì phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị. Trong sự kiện này, 368 thành viên từ khắp nơi trên thế giới — 25% trong số họ không phải là giám mục — đã cùng nhau làm việc để suy gẫm về một Giáo Hội Công Giáo có tính tham gia nhiều hơn và ít giáo sĩ hơn.
Phiên họp này nhằm mục đích kết thúc một chu kỳ được khởi xướng vào năm 2021, nhưng trên thực tế, công việc vẫn đang được tiến hành. 10 nhóm làm việc do Đức Phanxicô thành lập để nghiên cứu một số vấn đề nhạy cảm — chia sẻ việc cai trị, cải cách chủng viện, quyền tiếp cận chức phó tế của phụ nữ, v.v. — dự kiến sẽ đưa ra kết luận của họ vào tháng 6 tới. Vào cuối Thượng hội đồng, Đức Giáo Hoàng đã quyết định ký Văn kiện cuối cùng của các thành viên Thượng hội đồng, biến nó thành một phần trong giáo huấn của ngài. Sẽ không có tông huấn hậu thượng hội đồng nào về vấn đề này.
Ngày 22 tháng 10: Thỏa thuận với Trung Quốc được gia hạn thêm 4 năm
Lần thứ ba, Tòa thánh và Trung Quốc đã gia hạn thỏa thuận mục vụ năm 2018 của họ về các thủ tục bổ nhiệm giám mục tại Trung Quốc. Trong khi văn bản vẫn còn tạm thời và bí mật, nền ngoại giao giáo hoàng của Hồng Y quốc vụ khanh Pietro Parolin đã đạt được một bước đột phá cụ thể: thỏa thuận đã được gia hạn trong bốn năm, thay vì hai năm.
Sau năm 2023 đầy khó khăn, có vẻ như năm 2024 là một năm tốt hơn nhiều đối với quan hệ Trung Quốc-Vatican. Tại Vatican, các buổi tiếp kiến chung hiện cũng được tóm tắt bằng tiếng Quan Thoại; các giám mục Trung Quốc đã tham gia Thượng hội đồng và một cuộc hội thảo về kỷ niệm 100 năm của "Công đồng Trung Quốc"; và thỏa thuận đã dẫn đến việc bổ nhiệm năm giám mục mới.
Ngày 7 tháng 12: Giáo hoàng tạo thêm 20 cử tri Hồng Y
Đức Giáo Hoàng tiếp tục củng cố Hồng Y đoàn chịu trách nhiệm bầu người kế nhiệm bằng cách chỉ định 21 Hồng Y, 20 người trong số họ dưới 80 tuổi và do đó có thể bỏ phiếu trong trường hợp có mật nghị. Trong nhóm Hồng Y mới thứ 10 của mình, Đức Phanxicô tiếp tục hướng đến "các vùng ngoại vi", như ngài đã làm kể từ năm 2013.
Trong khi Châu Phi vẫn chưa được đại diện đầy đủ (2 Hồng Y trong công nghị này), Châu Á tiếp tục phát triển, chiếm 16% trong số các Hồng Y, và thậm chí là 18% nếu tính cả các Hồng Y Trung Đông; Tổng giám mục Dominique Mathieu của Tehran, Iran, là một phần của nhóm mới nhất.
Sau 11 năm trị vì, trong số 140 Hồng Y cử tri hiện tại, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm gần 80%.
Ngày 24 tháng 12: Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu Năm Thánh Hy vọng
Năm 2025 là năm thánh thường lệ tiếp theo trong lịch của Giáo hội, sau Đại Năm Thánh 2000. Đức Thánh Cha đã nắm bắt cơ hội này, biến nó thành cơ hội để thúc đẩy nhân đức đối thần hy vọng.
Vào ngày 24 tháng 12, trước Thánh lễ đêm Giáng sinh, Đức Giáo Hoàng đã gõ cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, cánh cửa mở ra trước mắt ngài. Hình ảnh Người kế vị Thánh Phêrô ngồi xe lăn trước cánh cửa uy nghi tạo nên sự tương phản với hình ảnh năm 2015 về một Đức Giáo Hoàng Phanxicô khỏe mạnh hơn khi khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót. Nhưng vào sáng ngày 26 tháng 12, ngài đã đứng dậy để mở Cửa Thánh tại nhà tù Rebibbia.
Dù đứng hay ngồi, Đức Giáo Hoàng vẫn liên tục kêu gọi một cái ôm hy vọng, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, những người mà ngài nói rằng cần nhìn thấy tương lai của mình với những khả năng và không đầu hàng trước sự bi quan.
Cuối năm: Thánh Augustinô nói về thời gian và sự đổi mới
Vũ Văn An
13:51 30/12/2024
Daniel Esparza, trên Aleteia ngày 28/12/24, nhận định rằng bằng cách nhớ lại năm cũ với lòng biết ơn và đức tin, chúng ta chuẩn bị trái tim mình để đón nhận tương lai chưa biết với hy vọng, tin tưởng rằng “mọi sự cùng sinh lợi ích” (Rô-ma 8:28).
Khi năm sắp kết thúc, chúng ta thường thấy mình trong một loạt các hoạt động — hoàn thành các dự án, chuẩn bị các cử hành và đặt ra mục tiêu cho năm mới. Nhưng giữa sự bận rộn, chúng ta nên tự hỏi: làm thế nào để khép lại năm nay một cách trọn vẹn?
Thánh Augustine đưa ra cái nhìn sâu sắc về sự cần thiết của việc nhìn lại và hướng tới tương lai, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về thời gian và ký ức.
Thời gian như sự hồi tưởng và kỳ vọng
Đối với Thánh Augustinô, thời gian là một trải nghiệm độc đáo của con người, nằm giữa ký ức (quá khứ) và sự mong đợi (tương lai). Trong cuốn Tự thuật của mình, ngài đã viết một câu nổi tiếng, “Thời gian là gì? Nếu không ai hỏi tôi, tôi biết. Nếu tôi muốn giải thích, tôi không biết.”
Thánh Augustinô hiểu thời gian không phải là một chuỗi những khoảnh khắc trôi qua mà là sự tương tác giữa hồi tưởng và kỳ vọng, cả hai đều neo giữ trong khoảnh khắc hiện tại.
Đối với Thánh Augustinô, hồi tưởng không chỉ đơn thuần là nhớ lại những sự kiện trong quá khứ. Đó là việc tập hợp những mảnh vỡ rải rác của cuộc sống thành một tổng thể gắn kết, nhận ra cách Thiên Chúa đã tác động vào chúng. Hành động hồi tưởng này cho phép chúng ta thấy quá khứ định hình bản sắc của chúng ta như thế nào và chuẩn bị cho chúng ta cho tương lai. Đó là một kỷ luật tâm linh, một cách mang lại ý nghĩa cho những niềm vui và khó khăn trong năm.
Nhu cầu hồi tưởng
Từ “hồi tưởng” bắt nguồn từ tiếng Latinh re-collectere, có nghĩa là “tập hợp lại với nhau một lần nữa”. Khi năm kết thúc, ý nghĩa kép này có ý nghĩa đặc biệt. Một mặt, chúng ta được kêu gọi nhớ lại những sự kiện trong năm qua — những chiến thắng, mất mát và những khoảnh khắc ân sủng của chúng ta. Mặt khác, chúng ta được mời gọi “tập hợp lại” về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất, chuẩn bị cho những gì sắp tới.
Theo nghĩa của Thánh Augustinô, hồi tưởng không chỉ là hoài niệm. Đó là quá trình chủ động tìm kiếm dấu ấn của Thiên Chúa trong lịch sử của chúng ta và đưa những bài học đó vào cuộc sống của chúng ta. Bản thân Thánh Augustinô đã thực hành điều này thông qua việc viết lách và cầu nguyện, trút bầu tâm sự với Thiên Chúa và tìm kiếm sự sáng suốt giữa những phức tạp của cuộc sống. Đối với ngài, mục đích cuối cùng của hồi tưởng là để đến gần hơn với Đấng ở bên ngoài thời gian nhưng vẫn gắn bó mật thiết với từng khoảnh khắc của thời gian.
Đóng lại như một món quà
Tại sao cần phải đóng lại? Nếu không có nó, chúng ta có nguy cơ mang theo những gánh nặng chưa giải quyết vào tương lai — những mối hận thù, hối tiếc hoặc những kỳ vọng chưa được đáp ứng. Dành thời gian để hồi tưởng cho phép chúng ta xử lý những trải nghiệm này, dâng chúng cho Thiên Chúa và để ân sủng của Người biến đổi chúng. Đóng lại không có nghĩa là xóa bỏ quá khứ mà là đưa quá khứ đến một nơi bình yên.
Khi bạn đóng lại năm nay, hãy cân nhắc dành không gian để hồi tưởng trong yên tĩnh. Suy gẫm về nơi bạn đã gặp được sự hiện diện của Thiên Chúa, nơi bạn đã trưởng thành và nơi bạn vẫn cần được chữa lành. Điều này không chỉ là đặt ra các quyết tâm mà còn đặt nền tảng cho những khát vọng tương lai của bạn vào những bài học trong quá khứ. Thánh Augustinô nhắc nhở chúng ta rằng thời gian chính là một món quà, được ban tặng để dẫn chúng ta vào cõi vĩnh hằng.
Bằng cách nhớ lại năm cũ với lòng biết ơn và đức tin, chúng ta chuẩn bị trái tim mình để đón nhận tương lai chưa biết với hy vọng, tin tưởng rằng “mọi sự cùng sinh lợi ích” (Rô-ma 8:28). Việc đóng lại, một cách nghịch lý, là một khởi đầu mới, một cam kết mới để sống có mục đích và ân sủng trong thời gian Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta.
Giáo hội học ngày nay
Vũ Văn An
14:02 30/12/2024
Trên trang mạng What We Need Now ngày 15 tháng 10 năm 2024, Tác giả Tracey Rowland (*) viết về giáo hội học ngày nay và cho biết:
Nhà sử học Cambridge Richard Rex đã lưu ý rằng cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong Kitô giáo là về bản chất của Chúa Ba Ngôi, đặc biệt là về bản chất của Chúa Kitô, do đó có những tà thuyết Kitô học ban đầu. Cuộc khủng hoảng lớn thứ hai, liên quan đến cuộc Cải cách, là về bản chất của Giáo hội. Điều này kéo theo cuộc tấn công của Thệ Phản vào tính bí tích và phẩm trật thánh thiêng. Cuộc khủng hoảng lớn thứ ba, Rex nhận xét, cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang phải chịu đựng ngày nay, là về bản chất của nhân vị. Ở đây, các vấn đề cụ thể xoay quanh sự kiện về sự khác biệt giới tính. Sự khác biệt giữa nam tính và nữ tính có ý nghĩa thần học nào không?
Tổng quan về lịch sử các cuộc khủng hoảng của giáo hội này rất sâu sắc nhưng người ta có thể nói thêm rằng trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay, cuộc khủng hoảng không chỉ giới hạn ở các vấn đề nhân học. Thay vào đó, một cơn bão hoàn hảo đã và đang hình thành trên khắp các nhánh thần học khác nhau. Trong một số trường hợp, cuộc khủng hoảng đã xảy ra vì các yếu tố của truyền thống trí thức Công Giáo, vốn nên hiện hữu trong mối quan hệ cộng sinh, đã bị tách rời khỏi nhau và bị để trong trạng thái nổi trôi tự do. Ví dụ, thần học luân lý đã bị tách khỏi thần học tín điều. Nói một cách đơn giản, lĩnh vực thần học cơ bản hỗ trợ tất cả các nhánh khác của thần học Công Giáo đã trở thành chiến trường trí thức trong nửa thế kỷ qua. Không có sự đồng thuận chung trong các học viện thần học Công Giáo về những "khối xây dựng" như mối quan hệ giữa bản chất và ân sủng, đức tin và lý trí, lịch sử và hữu thể học, kinh thánh và truyền thống, và các nguyên tắc cần chi phối việc chú giải kinh thánh. Không chỉ các mối quan hệ này là chủ đề tranh luận học thuật, mà bản thân các khái niệm riêng lẻ cũng không được hiểu theo cùng một cách trên toàn thế giới học giả Công Giáo. Ví dụ, không có sự đồng thuận chung về các khái niệm chính như "ân sủng", "bí tích", "truyền thống" và thậm chí là "chức linh mục". Những quan niệm như hiểu một linh mục như "alter Christus" (một Chúa Kitô khác) được một số người chấp nhận nhưng lại bị những người khác bác bỏ. Một số học giả tin rằng chức linh mục đòi hỏi một sự thay đổi hữu thể học ở người nhận bí tích trong khi những người khác tin rằng ý tưởng này là một sự vô nghĩa thời trung cổ. Một số học giả đọc Kinh thánh qua lăng kính của các lý thuyết xã hội đương thời như Lý thuyết phê phán hoặc nhiều lý thuyết duy nữ khác nhau, trong khi những người khác chấp nhận giáo huấn trong The Interpretation of the Bible in the Church [Giải thích Kinh thánh trong Giáo hội] (1993), một ấn phẩm của Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng, chỉ trích rõ ràng việc sử dụng các lý thuyết xã hội Mác-xít và duy nữ.
Giữa quá nhiều bất đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cổ vũ một loạt các thượng hội đồng, nơi những người ủng hộ các tầm nhìn thần học thay thế và các nguyên tắc cơ bản có thể trình bày các trường hợp của họ. Mặc dù đã có nhiều thượng hội đồng trong suốt nhiều thế kỷ, nhưng trong quá khứ, những người được mời tham dự các thượng hội đồng là các giám mục và học giả có một số thẩm quyền học thuật trong lĩnh vực đang được thảo luận. Tuy nhiên, hình thức thượng hội đồng đương thời bao gồm một số thành viên của giáo dân vốn thù địch với các giáo huấn của huấn quyền. Đối với một số người, chỉ cần nằm trong sổ lương của Giáo hội là đủ tiêu chuẩn để được đưa vào các cuộc họp. Đây là điều chưa từng có và đã xảy ra mặc dù có hai văn kiện của Ủy ban Thần học Quốc tế—Cảm thức Đức tin trong Đời sống Giáo hội (2014) và Tính Đồng nghị trong Đời sống và Sứ mệnh Giáo hội (2018)—đã đưa ra danh sách các tiêu chuẩn cần phải đáp ứng trước khi bất kỳ thành viên nào của hàng ngũ giáo dân có thể được coi là sở hữu sensus fidei (cảm thức đức tin). Trong cả hai danh sách, lòng trung thành với giáo huấn của huấn quyền là một tiêu chuẩn cần thiết. Điều này là do Giáo hội là một điều hoàn toàn khác với một hội tranh luận. Theo lời của Hans Maier, có một sự tương tự giữa những gì các luật sư hiến pháp gọi là bloc incontestables (một khối các ý tưởng hoặc đề xuất không thể tranh cãi), đặt ra ranh giới cho bất cứ cuộc tranh luận nào về luật hiến pháp, và những gì các nhà thần học gọi là kho tàng đức tin hoặc lời dạy của Chúa Giêsu Kitô, đặt ra ranh giới cho các cuộc thảo luận thần học. Chưa bao giờ trong lịch sử giáo hội, các cá nhân được mời đưa ra ý kiến của mình dựa trên điều gì đáng tin cậy hơn cảm xúc của họ và chưa bao giờ cảm xúc đơn thuần (được tiếp thị là sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần) được phép lấn át kinh thánh và truyền thống.
Một sự phát triển xã hội học quan trọng trong nửa thế kỷ qua là việc tuyển dụng những người Công Giáo giáo dân vào các cơ quan, trường học, trường đại học và bệnh viện của Giáo hội. Khi ơn gọi tu trì giảm mạnh sau những năm 1960, một thế hệ giáo dân Công Giáo mới đã thay thế các tu sĩ trong việc quản lý các tổ chức giáo hội. Đồng thời, nhiều tổ chức như vậy bắt đầu nhận được tài trợ từ các chính phủ thế tục. Quốc gia có sự phát triển này rõ rệt nhất là Đức. Các số liệu thống kê từ năm 2022 cho thấy Giáo Hội Công Giáo tại Đức sử dụng khoảng 650,000 người. 150,000 người làm việc trực tiếp trong Giáo hội ở các vị trí mục vụ và quản lý, bao gồm cả giáo sĩ. Khoảng 500,000 người làm việc tại các tổ chức tôn giáo khác như trường học và bệnh viện. Giáo Hội Công Giáo ở Đức có khoảng 22 triệu tín đồ, trong đó có khoảng 1.2 triệu người tham dự các buổi lễ vào Chúa Nhật (đôi khi dưới hình thức cầu nguyện khi không có linh mục). Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung gần đây đã đưa tin về một cuộc khảo sát được tiến hành trong số những người Công Giáo và Thệ phản Tin lành. Ở cả hai giáo phái, tỷ lệ người tin rằng "Thiên Chúa đã mặc khải chính mình qua con người của Giêsu thành Na-da-rét" là khoảng 30%. Tuy nhiên, ở cả hai giáo phái, việc ban phước cho các cặp đôi đồng tính được chấp nhận hoặc ủng hộ bởi khoảng 85%. Một sự kiện khác là vào năm 2022, một kỷ lục là 522,821 người Công Giáo đã chính thức rời khỏi Giáo hội ở Đức.
Synodale Weg (Con đường Đồng nghị) của Đức là một biểu hiện phụ của tình trạng này. Trong khi hàng trăm nghìn người được Giáo hội Đức tuyển dụng vì được chính phủ tài trợ thông qua hệ thống thuế “Kirchensteuer”, thì việc sử dụng họ không hề đồng nghĩa với đức tin và thực hành Công Giáo. Một đề xuất quan trọng của những người Đức nhằm nhận diện như người “Công Giáo” gặp khó khăn trong việc khẳng định niềm tin vào thần tính của Chúa Kitô, chưa nói đến nhiều yếu tố ít quan trọng khác trong truyền thống trí thức Công Giáo. Thật khó hiểu việc mời những người như vậy đến các lễ hội nói chuyện toàn quốc có thể giải quyết ra sao điều về cơ bản là cuộc khủng hoảng đức tin và niềm tin.
Một lời giải thích cho thảm họa tâm linh vốn là nước Đức Công Giáo là: thế hệ ngay sau Thế chiến II cần một câu chuyện để giải thích cách chế độ Đức Quốc xã có thể tồn tại trong hơn một thập niên và cách cuộc thảm sát Holocaust có thể xảy ra dưới bàn tay của các sĩ quan Đức. Câu chuyện mà nhiều người chấp nhận, đặc biệt là thế hệ ngay sau chiến tranh, được đưa ra bởi Lý thuyết phê phán của Trường phái Frankfurt vốn thù địch với các khái niệm như chân lý khách quan và phẩm trật xã hội. Khi áp dụng Lý thuyết phê phán vào việc phân tích quản trị giáo hội, nó thúc đẩy việc phá đổ cấu trúc của phẩm trật thánh thiêng. Nó “phi huyền thoại hóa” ngôi vị giáo hoàng, chức linh mục và giám mục và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa Giáo hội theo hướng của chủ nghĩa duy cộng đồng [congregationalism]. Những ý tưởng này không chỉ phổ biến ở Đức mà còn ở Hòa Lan và Bỉ. Chúng cũng lan truyền sang các quốc gia khác thông qua kênh tốt nghiệp các học viện thần học ở Đức, Hòa Lan và Bỉ, đặc biệt là Đức và Bỉ. Một sự thật lịch sử là mọi nhà lãnh đạo trí thức của phong trào thần học giải phóng (được coi là phong trào tiêu biểu của Mỹ Latinh) đều lấy bằng tiến sĩ từ các trường đại học châu Âu (chủ yếu là Đức và Bỉ). Nói một cách đơn giản, thần học giải phóng được “tạo ra ở Đức”!
Một hiện tượng khác của Đức là ảnh hưởng của Immanuel Kant. Kant muốn tách thần học khỏi triết học, gạt thần học ra bên lề, sau đó bảo vệ truyền thống luân lý của Ki-tô giáo chỉ bằng cách tham chiếu lý trí mà thôi, không bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc thần học. Điều này dẫn đến điều mà các nhà thần học nói tiếng Đức gọi là “chủ nghĩa duy luân lý [moralism]”—một cách trình bày đức tin Ki-tô giáo như một bộ luật luân lý. Mặc dù đức tin Công Giáo dành chỗ cho thần học luân lý, nhưng thần học luân lý không phải là cùng đích hay mục đích của đời sống Ki-tô hữu. Cùng đích hay mục đích của đời sống Ki-tô hữu là tham gia vào cuộc sống và tình yêu của Chúa Ba Ngôi. Có thể nói, “bộ luật luân lý” của Công Giáo là một yếu tố trong phương tiện để đạt được điều này—nó là phương tiện, không phải là mục đích.
Nghiên cứu của nhà xã hội học Julie Pagis về những người lãnh đạo các phong trào phản kháng của sinh viên năm 1968 kết luận rằng nhiều sinh viên trở thành người theo chủ nghĩa Marx này được nuôi dưỡng trong các gia đình theo Ki-tô giáo. Điều đáng chú ý là, đặc điểm của những gia đình như vậy là Ki-tô giáo được trình bày với trẻ em như một bộ luật luân lý. Người ta có thể nói rằng những sinh viên nổi loạn được nuôi dưỡng theo kiểu Ki-tô giáo của Kant ngay cả khi họ đã được rửa tội theo Công Giáo. Một khi vào đại học, họ vẫn giữ mong muốn trở thành những người có luân lý, nhưng thích nền luân lý của chủ nghĩa Marx, với sự nhấn mạnh vào việc giải phóng “nạn nhân của sự áp bức xã hội” hơn là nền luân lý của Giáo hội. Sự sẵn có của thuốc tránh thai đã thu hút thế hệ 1968 rời xa thần học luân lý Kitô giáo.
Một kết quả là nhiều người Công Giáo trung lưu đã hấp thụ các yếu tố của lý thuyết xã hội Marx vào khuôn khổ trí thức của họ trong khi bỏ qua giáo lý của Giáo hội về các vấn đề liên quan đến nền luân lý tình dục. Sự phát triển này là chủ đề trung tâm trong các tác phẩm của triết gia người Ý Augusto del Noce. Del Noce hiểu rằng chủ nghĩa Marx của “Tân tả”, tiêu biểu là những người như Antonio Gramsci và các nhà lý thuyết xã hội của Trường phái Frankfurt, “đạt đến một hình thức phi tôn giáo sâu xa hơn nhiều so với [một] sự phủ nhận vô thần đơn giản, và trong hình thức này, nó liên minh với tinh thần thế tục-địa lý bị đẩy đến kết luận cuối cùng của nó.” (1) Tóm lại, nhận định của del Noce là Công Giáo tự do đương thời được xây dựng dựa trên sự liên minh giữa tinh thần tư sản-thế tục, đặc biệt là mối quan tâm đến sự thăng tiến xã hội, với các hình thức của Chủ nghĩa Marx Tân tả. Do đó, thật hợp lý khi các cuộc tấn công vào truyền thống thần học luân lý, và đặc biệt là thần học luân lý của Thánh Gioan Phaolô II, từ các học giả (chủ yếu là giáo sĩ) tự nhận mình là "Công Giáo", hầu như luôn mang hình thức kêu gọi khoa học xã hội và làm giảm tương ứng thẩm quyền của Kinh thánh.
Ảnh hưởng này của sự liên minh giữa tinh thần tư sản-thế tục với các trào lưu của Chủ nghĩa Marx Tân tả trong các học viện Công Giáo và trong các gia đình Công Giáo và các cơ quan Công Giáo đã khiến các nhà lãnh đạo Công Giáo Châu Phi than thở về thực tế là những người Công Giáo thế giới thứ nhất (người Công Giáo ở Tây Âu và Anh quốc) đã trở thành những người theo chủ nghĩa hòa đồng [syncretism]. Nói cách khác, các yếu tố hợp pháp của đức tin Công Giáo đã trở nên rối rắm với một hỗn hợp các ý tưởng trí thức hấp thụ từ các truyền thống thù địch. Sự pha trộn này, đại diện cho một hình thức thờ ngẫu tượng, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tham gia vào đời sống bí tích của Giáo hội thấp đến thảm hại và số lượng thanh thiếu niên gia nhập chức linh mục và đời sống tu trì ở các nước thế giới thứ nhất cũng thấp đến thảm hại. Thái độ chung của người châu Phi là "nhìn hoa trái của chúng mà biết" và mùa màng, có thể nói như vậy, ở những nơi như Đức và Bỉ, hầu như là thất bại hoàn toàn. Có điều gì đó cằn cỗi trong Công Giáo Đức cấp tiến.
Một cách khác để xem xét vấn đề là nói rằng chủ nghĩa hòa đồng nguyên mẫu của Đức tự liên kết, một cách có ý thức hoặc vô thức, với một hình thức chủ nghĩa nhân bản được Gottlieb Söhngen mô tả là chủ nghĩa nhân văn contra crucem—một chủ nghĩa nhân văn tránh chủ nghĩa khổ hạnh và cảnh giác với tình yêu hy sinh bản thân—một chủ nghĩa nhân văn muốn tránh xa thập giá. Tiểu luận trong tuyển tập này được trình bày để kỷ niệm ngày thành lập Dòng Khổ nạn đề cập đến vấn đề này.
Để không bị buộc tội là bất công với người Công Giáo Đức, tôi phải nói rõ rằng tôi coi Joseph Ratzinger và những người Đức khác trong nhóm trí thức của ngài, chẳng hạn như Gottlieb Söhngen đã đề cập ở trên, là những tiến sĩ của Giáo hội đã đưa ra chẩn đoán chính xác về các bệnh lý tâm linh ẩn chứa trong cuộc khủng hoảng đương thời. Theo nhiều cách, Ratzinger thấy mình ở tâm điểm của cơn bão thần học cơ bản đương thời. Những bài phát biểu, bài giảng và tiểu luận thỉnh thoảng của ngài có thể được ghép lại với nhau để tạo thành một báo cáo bệnh lý về sự sụp đổ của đức tin Công Giáo ở Châu Âu và một lộ trình thoát khỏi mê cung do một vài thế kỷ người Đức nỗ lực cải thiện cuộc sống con người mà không cần đến Thiên Chúa tạo ra.
Trong một bài giảng được trình bày vào năm 1959, Linh mục trẻ Joseph Ratzinger đã mô tả ngày Giáng sinh đầu tiên là "ngày đông chí của lịch sử thế giới". Chúa Kitô là một điều gì đó hơn một giáo viên luân lý hay một nhà từ thiện nổi tiếng và Giáo hội của Người—bao gồm cả chức linh mục, Chức vụ Phêrô và hàng giám mục—là một định chế thánh thiêng, không phải là một cơ quan phúc lợi đa quốc gia khác. Trích dẫn từ §766 của Sách Giáo lý Công Giáo, vốn là tiếng vọng của Lumen Gentium §3:
Giáo hội được sinh ra chủ yếu từ sự hiến thân hoàn toàn của Chúa Kitô vì sự cứu rỗi của chúng ta, được dự ứng trong việc thiết lập Bí tích Thánh Thể và được hoàn thành trên Thập giá. "Nguồn gốc và sự phát triển của Giáo hội được tượng trưng bằng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn mở toang của Chúa Giêsu bị đóng đinh". "Vì chính từ cạnh sườn của Chúa Kitô khi Người ngủ giấc ngủ của cái chết trên thập giá đã xuất hiện 'bí tích kỳ diệu của toàn thể Giáo hội'". Cũng như E-và được hình thành từ cạnh sườn của A-đam đang ngủ, Giáo hội cũng được sinh ra từ trái tim bị đâm thủng của Chúa Kitô treo chết trên thập giá.
Vậy, bây giờ chúng ta cần gì?
Trước tiên, chúng ta cần đấu tranh trên nền tảng bí tích. Chúng ta cần đặt đức tin của mình vào lời cầu nguyện và các bí tích.
Thứ hai, chúng ta cần phải chỉ trích khái niệm Giáo hội chủ yếu là một định chế từ thiện.
Thứ ba, chúng ta cần tránh cái bẫy coi đức tin Công Giáo chỉ như một khuôn khổ luân lý. Có, nó có một khuôn khổ luân lý, nhưng khuôn khổ này là sự hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng cho mối quan hệ của chúng ta với Chúa Ba Ngôi, đó là điều đầu tiên của việc trở thành một Kitô hữu.
Thứ tư, chúng ta cần bắt đầu đặt câu hỏi về việc liệu các thượng hội đồng có giống như các câu lạc bộ tranh luận nơi mọi người có thể cổ vũ bất cứ ý tưởng nào phù hợp với họ hay liệu bản thân đức tin có phải là thứ đã được trao ban cho chúng ta và chỉ có thể được tiếp nhận và truyền lại, chứ không phải liên tục được xây dựng lại hay không. Nói cách khác, câu hỏi đặt ra là liệu có một số giáo lý đơn giản là không thể bị bác bỏ vì chúng là một phần của chính kho tàng đức tin hay không.
Thứ năm, trong khi các tình huống lịch sử mới có thể đặt ra những thách thức mới cho việc thực hành đức tin và có thể làm phát sinh sự phát triển của giáo huấn của huấn quyền, chẳng hạn như, ví dụ, sự ra đời của thuốc tránh thai đã làm phát sinh Giáo lý của Thánh Gioan Phaolô II về tình yêu con người, chính chân lý thì không thay đổi. Như Joseph Ratzinger đã nói trong Nguyên lý Thần học Công Giáo:
Vậy thì, cứ điểm của mọi đức tin là memoria Ecclesiae, ký ức Giáo hội, Giáo hội như ký ức. Nó tồn tại qua mọi thời đại, lúc thịnh lúc suy nhưng không bao giờ ngừng là cứ điểm chung của đức tin… có thể có lúc thịnh lúc suy, lúc quên lúc nhớ, nhưng không có sự đúc lại chân lý theo thời gian.
________________________________________
(*) Tracey Rowland giữ chức Giáo sư Thần học Thánh Gioan Phaolô II tại Đại học Notre Dame (Úc). Năm 2020, bà đã giành Giải thưởng Thần học Ratzinger và năm 2023, bà được bổ nhiệm vào Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học Xã hội. Bài đóng góp này là một đoạn trích từ lời tựa cho cuốn sách mới nhất của bà: Unconform to the Age: Essays on Ecclesiology [không hùa theo thời đại: các Tiểu luận về Giáo hội học](Steubenville: Emmaus Academic, 2024).
(1) Augusto del Noce, The Age of Secularization (Montreal: McGill-Queen’s University Press, 2017), 242.
Nhật ký trừ tà số 323: Quỷ ghét niềm vui Giáng Sinh
Đặng Tự Do
18:32 30/12/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #323: Demons Hate Christmas Joy”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 323: Quỷ ghét niềm vui Giáng Sinh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi đã cầu nguyện Nghi lễ trừ tà cách đây vài ngày và đọc đến câu: “Xin cho niềm vui bình an nhập vào người đó.” Đây là lời cầu nguyện cầu xin Chúa can thiệp. Trong trường hợp này, chúng ta cầu xin Chúa mang lại niềm vui và bình an cho cuộc sống của người bị quỷ ám. Tôi hơi ngạc nhiên trước phản ứng của quỷ dữ - chúng chắc chắn không thích điều đó!!!
Tương tự như vậy, trong một trường hợp khó khăn khác, tôi nhận thấy rằng bất cứ khi nào người bị quỷ ám có một trải nghiệm tích cực và thực sự cảm thấy tốt trong một khoảnh khắc, thì bọn quỷ tấn công cô ấy và cố gắng phá hủy những cảm xúc tốt đẹp đó. Tôi đã bắt đầu nhận ra rằng bọn quỷ không chỉ không muốn chúng ta trải nghiệm niềm vui, mà chính chúng cũng không muốn điều đó. Niềm vui là điều đáng ghê tởm đối với chúng.
Các nhà thần học cho chúng ta biết rằng các thiên thần đã được ban cho kiến thức truyền thụ về tất cả những gì sẽ xảy ra nếu họ từ chối Chúa, nhưng Satan và những người theo hắn vẫn làm như vậy. Họ tự nguyện chọn sự khốn khổ và bóng tối. Bây giờ ma quỷ cố gắng làm cho chúng ta khốn khổ giống như chúng. Nếu linh hồn bị chiếm hữu mà chúng đang cư ngụ có những khoảnh khắc vui vẻ, thì đó là một trải nghiệm không mong muốn và đáng ghét đối với những con quỷ hiện diện và chúng cố gắng dập tắt nó.
Đáng buồn thay, chúng ta có thể thấy những lựa chọn đen tối tương tự ở con người như tìm kiếm cảm giác hưng phấn và những trải nghiệm huyền bí trong ma túy, tình dục bất hợp pháp, “giác ngộ” kundalini, ma thuật, huyền bí và nhiều thứ thay thế khác cho nguồn vui và sự bình yên thực sự.
Một trong những khách hàng của chúng tôi đã tham gia vào thế giới huyền bí trong nhiều năm để tìm kiếm “sự giác ngộ” và sự viên mãn về mặt tinh thần. Sau đó, cô ấy đã có một trải nghiệm mạnh mẽ về nguồn gốc của tình yêu và sự bình yên thực sự:
Tôi đã tràn ngập tình yêu của Chúa Kitô dành cho tôi. Cảm giác như một tình yêu rất riêng tư. Không ai từng yêu tôi như thế. Tôi đã “biết” Ngài một chút trong trải nghiệm này. Tôi nhận ra rằng có điều gì đó rất khác biệt về mặt tâm linh về Ngài so với những trải nghiệm tâm linh khác hoặc những “sinh vật” khác mà tôi đã có. Tôi nhận ra rằng những gì Ngài nói về chính mình là sự thật. Ngài là Con của Thiên Chúa, là Đấng Độc Sinh. Điều đó đã để lại dấu ấn trong tâm hồn tôi, làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi phải nói rằng - nếu bạn là một người theo chủ nghĩa thời đại mới đang đọc bài viết này và đang tìm kiếm những trải nghiệm tâm linh - KHÔNG CÓ GÌ giống như những trải nghiệm tâm linh mà bạn có thể có được với tư cách là một Kitô hữu. Không có gì. Chúng hoàn toàn đổi mới bạn, thay đổi bạn, khiến bạn yêu Đấng Tạo Hóa của chúng ta.
Giáng Sinh là thời điểm chúng ta hát “Niềm vui cho thế giới” và khi Hoàng tử hòa bình ban tặng sự bình an dồi dào trên khắp đất nước. Ma quỷ ghét Giáng Sinh. Con cái Chúa chào đón lễ này. Chúng ta vui mừng - nguồn vui và bình an đích thực mà chúng ta mong đợi đã ở trong tầm tay. Mong rằng niềm vui hòa bình sẽ đến với bạn. Mong rằng nó sẽ phát triển và sâu sắc hơn mãi mãi.
Source:Catholic Exorcism
Nhật ký trừ tà số 324: Vị thánh mới giúp trừ tà
Đặng Tự Do
18:34 30/12/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #324: New Saint Helps Cast Out Demon”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 324: Vị thánh mới giúp trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đó là một loạt dài các buổi trừ tà xấu xí. Con quỷ ở phía trước rất mạnh nhưng lại có một điểm yếu đặc biệt khi nhắc đến Chúa Thánh Thần. Bất cứ khi nào Chúa Thánh Thần được nhắc đến, con quỷ đều hú lên. Tôi ra lệnh cho nó nói với tôi: “Ngươi có ở đó vào Lễ Ngũ Tuần không?” Con quỷ thực sự hét lên. Khi cầu nguyện Nghi thức trừ tà, tôi đã cầu xin Chúa: “Xin đừng để ngôi đền của Chúa Thánh Thần này bị một linh hồn ô uế chiếm giữ.” Một lần nữa, con quỷ lại hét lên.
Ma quỷ rất mạnh. Chúng không phải là phàm nhân và không thể chết, và chúng có thể chịu RẤT NHIỀU đau đớn. Ma quỷ đã quen với hàng triệu năm đau khổ ở địa ngục. Chúng sợ hãi sự phán xét cuối cùng, vì vậy chúng tuyệt vọng bám chặt vào người bị ám. Khi chúng cuối cùng bị đuổi ra, đó là sự báo trước về sự phán xét và sự nguyền rủa cuối cùng của chúng.
Tôi đã đến Lucca, Ý vào tuần trước và mang về một thánh tích hạng nhất của Thánh Elena Guerra mới được phong thánh, nhờ lòng hảo tâm của hội dòng các nữ tu mà bà thành lập: Dòng Oblates of the Holy Spirit. Thánh Elena thường được gọi là “Tông đồ của Chúa Thánh Thần”. Bà nhiệt thành thúc đẩy lòng sùng kính Chúa Thánh Thần và sự đổi mới của Giáo hội thông qua một Lễ Hiện Xuống mới.
Giữa lúc trừ tà, Đội đã đặt thánh tích hạng nhất của Thánh Elena lên trán người bị quỷ ám, hết lần này đến lần khác. Tôi có thang đo độ to của tiếng hét của quỷ từ 1 đến 5. Mức trung bình trong một cuộc trừ tà là 3. Khi đạt đến mức 5, tiếng hét sẽ chói tai. Khi thánh tích được sử dụng, nó đã vượt ra khỏi thang đo. Ngay sau đó, con quỷ cuối cùng đã rời đi, nhờ vào Chúa Thánh Thần vô cùng quyền năng và sự chuyển cầu của vị thánh mới này.
Thánh Elena Guerra chắc chắn sẽ được thêm vào danh sách các vị thánh mà chúng ta “cần tìm đến” trong các cuộc trừ tà trong tương lai.
Source:Catholic Exorcism
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt người mẹ Thiên Chúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
12:32 30/12/2024
Khuôn mặt người mẹ Thiên Chúa
Hằng năm Giáo hội Chúa ở trần gian mừng ngày sinh nhật Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, như trong kinh Tin Kính có lời tuyên tín: Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người.
Phúc âm Thánh sử Luca ( Lc 2, 14) diễn tả thuật lại quang cảnh mẹ Maria hạ sinh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong hang chuồng xúc vật ở ngoài cánh đồng Bethlehem cách đây hơn hai ngàn năm.
Dựa trên nền tảng đó Kinh cầu Đức Mẹ Maria có lời ca ngợi nguyện xin: Đức mẹ sinh Chúa Cứu thế.
Và Giáo Hội Công giáo năm 1970 thời Công đồng Vatican II, với cuộc cải tổ phụng vụ, đã chọn ngày 01. Tháng Giêng dương lịch hằng năm làm ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa.
Ngày 01.01. dương lịch là ngày khởi đầu năm mới đang tiến vào không gian thời gian vũ trụ. Đó là theo cách suy tính sắp xếp niên lịch của con người phân chia theo chu kỳ mỗi năm với 12 tháng, 52 tuần lễ và 365 ngày.
Ngày đầu Năm mới khởi đầu còn mới, như tờ giấy trắng chưa có dấu vết nét chữ viết nào trên đó. Nhưng những biến cố dấu vết của năm cũ, dù năm tháng cũ đã đi vào lịch sử thành thời gian qúa khứ, vẫn còn lưu lại kéo dài sang năm mới: chiến tranh, bất công, áp bức, mất bình an, nghèo túng, bệnh tật, lưu lạc tỵ nạn, hoang mang chao đảo…
Năm mới mở ra cánh cửa niềm vui mới, niềm hy vọng mới hướng về thời gian mới đang đến. Nhưng con người, xã hội cũng phải vẫn phài sống đối diện với những biến cố, những vấn đề dấu vết của năm cũ còn đó. Cộng thêm những thách đố đòi hỏi trong thời gian năm mới sẽ xảy đến nữa. Tắt một lời khó khăn không ít hơn cho cả thời gian năm mới! Không gian thời gian năm mới có vầng đám mây trời lúc trong sáng, và có cả lúc mù mịt đen tối nữa!
Kinh Thánh thuật lại quang cảnh hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra, một bên có nhiều ánh sáng hào quang các Thiên Thần từ trời cao hiện xuống ca hát mừng vui chào mừng Thiên Chúa làm người xuống trần gian, và các người mục đồng hân hoan rủ nhau đến thăm viếng hài nhi Giêsu, như Thiên Thần Chúa báo cho họ biết và phấn khởi loan báo tin vui biến cố thần thánh đó., ca ngợi Thiên Chúa. ( Lc 2, 16/21). Và một bên không nói gì đến người cha nuôi Giuse của hài nhi Giesu, còn về người mẹ hài nhi Giesu, mẹ Maria, chỉ ngắn gọn: Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng!
Mẹ Maria, người mẹ sinh thành hài nhi Giesu, Con Thiên Chúa, sống giữ yên lặng. Maria không nói gì đến hài nhi Giesu con mình sinh ra thế nào. Chị chỉ chăm chú làm việc bổn phận của người mẹ săn sóc em bé con mình, như bao người mẹ khác, và tuân theo tập tục truyền thống Do Thái giáo chặt chẽ: Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà Thiên Thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.
Nếp sống thường ngày trở lại. Cảnh huy hoàng ánh sáng các Thiên Thần hiện xuống, cảnh các người mục đồng hồ hởi thăm viếng ca ngợi hài nhi Giesu cũng qua đi. Và các mục đồng cũng vội vã về với đàn súc vật của họ, tiếp tục con đường nay đây mai đó tìm kiếm đồng cỏ xanh tốt, nước uống trong lành cho thú vật. Quang cảnh ngày giáng sinh không kéo dài.
Theo tập tục văn hóa cùng phụng vụ lễ nghi truyền thống xưa nay, người tín hữu Chúa Kitô vào ngày mừng lễ Chúa giáng sinh làm hang đá chuồng thú vật, dựng các pho tượng giáng sinh, treo sao đèn, lễ nghi trang trọng, ca hát hoành tráng long trọng, có cả văn nghệ, ăn uống mừng lễ nữa. Nhưng khi ngày lễ qua đi, những trang trí mừng lễ cũng lại được thu dẹp cất đi hoặc đem đi hủy bỏ! Lễ giáng sinh không kéo dài.
Nhưng lễ giáng sinh ngày xưa ở Bethlehem nơi đức mẹ Maria lại kéo dài. Niềm vui mừng nơi mẹ Maria không giống như nơi các mục đồng. Mẹ Maria trái lại giữ kỹ trong trái tim tâm hồn mình biến cố giáng sinh thần thánh của con mình, như mầu nhiệm cao cả.
Các mục đồng đến thăm viếng ca ngợi, các Thiên Thần hiện đến ca hát chào mừng, Ba Vua đến thờ lạy tặng qùa, rồi họ lại rời trẩy đi về nhà quê quán của họ. Nhưng mẹ Maria giữ chặt mối dây tình mẫu tử con mình lại trong cung lòng, ra sức bảo vệ che chở hài nhi Giêsu. Khi biết được người ta đi truy lùng bắt sát hại hài nhi Giêsu, mẹ Maria cùng với Ông Giuse đem hài nhi Giesu con mình lên đường đi sang nước Ai Cập tỵ nạn.
Mẹ Maria giữ chặt mối giây tình mẫu tử với con con mình. Bà đã trong lo âu hốt hoảng đi tìm kiếm trẻ Giesu con mình lúc mới 12 tuổi đi lạc ở Jerusalem, khi gia đình cùng đi hành hương kính viếng đền thờ theo luật định.
Mẹ Maria đã chịu đựng mang trong tâm hồn giữ yên lặng niềm vui mừng ngày hài nhi Giêsu giáng sinh ra đời suốt dọc đời sống, cả khi Giesu sau này phải chịu đau khổ, bị kết án, đóng đinh vào thập gía chết trên đó. Hoàn cảnh sự sinh ra đời của hài nhi Giêsu năm xưa trong hang chuồng xúc vật khó khăn nghèo hèn là kinh nghiệm qúi báu cho đời sống của Maria. Nó giúp người mẹ Maria có sức chịu đựng đau khổ ngày Thứ Sáu tuần thánh sau này phải chứng kiến đứng dưới chân thập gía nhìn Giesu con mình chết treo trên đó.
Vì xưa kia trong hang chuồng xúc vật Maria đã đau lòng nhưng với tình yêu mến, phải lấy máng đựng cỏ rơm cho xúc vật làm bằng gỗ, dùng làm chiếc nôi đặt em bé Giêsu mới sơ sinh nằm, để bảo vệ con mình. Vì thế mẹ Maria sau này đã có thể đứng chết lặng dưới cây gỗ thập gía.
Máng đựng chứa cỏ rơm cho súc vật ăn trong hang chuồng và thập gía xưa kia thông thường đều làm bằng gỗ.Ngảy nay trong đền thờ Đức Bà cả ở Roma còn giữ lại những mảnh gỗ máng cỏ rơm ngày xưa hài Nhi Giêsu đã nằm trên đó. Theo tương truyền Thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantino của đế quốc Roma, đã hành hương sang đất thánh Bethlehem, và lần theo dấu vết cùng những chỉ dẫn tìm được những mảnh gỗ máng cỏ hài Nhi Giêsu sinh ra ở Bethlehem nằm. Thánh nữ mang về Roma và được bảo quản trong đền thờ Đức Bà cả, như di tích cổ kính cùng thánh đức.
Mẹ Maria giữ sâu kín trong tâm hồn mình biến cố giáng sinh con mình trước đây hơn ba mươi năm. Biến cố thần thánh đó đã dẫn đưa mẹ Maria sau này từ sự chết nơi thập gía của con mình đến nấm mồ chôn Chúa Giêsu trở thành ngôi mộ trống, rồi tới buổi sáng ngày phục sinh, Chúa Giesu sống lại, như kinh cầu có lời ca nguyện: Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ!
Niềm vui mừng tiếp nối niềm vui mừng! Niềm vui mừng hạnh phúc ngày Chúa giáng sinh năm xưa, mà mẹ Maria giữ sâu kín nơi trái tim tâm hồn trong suốt dọc đời sống phải chịu đựng chứng kiến những đau khổ nghịch cảnh của đời Chúa Giêsu, Con mình, không bao giờ bị dập tắt, trái lại phát tỏa bừng lên với sự sống lại của Chúa Giêsu Kito.
Vì thế khuôn mặt đời sống của mẹ Maria là tấm gương có sức thuyết phục truyền cảm hứng về cung cách lối sống cho lễ mừng Chúa giáng sinh kéo dài trong suốt dọc đời sống. Mẹ Maria không đứng dừng lại nơi những hoàn cảnh khó khăn nhiều đau khổ thử thách trong suốt dọc đời sống. Nhưng mẹ đã đứng dậy tiếp tục đi.
Hang chuồng máng cỏ súc vật ngày hài nhi Giesu giáng sinh ở Bethlehem, và cây thập gía đồi Golgotha làm bằng gỗ khô cứng quấn quyện đời sống mẹ. Nhưng mẹ Maria không để mình bị đè bẹp nhận chìm dười sức nặng của cây gỗ.
Mẹ Maria đã gìn giữ kho tàng mầu nhiệm ngày hài nhi Giêsu giáng sinh sâu kín trong trái tim tâm hồn mình. Mẹ Maria đã sống tất cả trọn vẹn cho mầu nhiệm Chúa giáng sinh: vui mừng trong đau khổ, luôn giữ lòng trung thành tin tưởng vào niềm vui tình yêu Thiên Chúa.
Trong suốt dọc đời sống con người chúng ta ai đời cũng đều trải qua những đau khổ, những nghịch cảnh, những lo âu thử thách, những đòi hỏi phải thay đổi, bệnh tật, những hoàn cảnh bất an…nhưng chưa phải là tận cùng, trái lại còn có ngày mai, còn có niềm hy vọng. Con đường đời sống có nhiều khúc đoạn lên xuống, có ánh sáng và cũng có cả bóng tối nữa đan chéo vào nhau…
Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng đã sống trải qua những đoạn đường gỗ khô cứng máng cỏ chuồng thú vật và cây thập gía. Và sau cùng buổi bình minh niềm vui ngày Chúa Giêsu sống lại chiếu tỏa trong đời sống cho Đức Mẹ Maria và cho con người.
Khi lễ mừng Chúa giáng sinh qua đi, những tượng trong hang đá, những trang trí…được gỡ bỏ cất đi để vào tủ trên căn gác, dưới hầm cho năm tới, hoặc đem đi thiêu hủy. Và rồi biến cố lễ mừng Chúa giáng sinh rơi vào dĩ vảng cùng quên đi. Nhưng có lẽ một hình tượng nào như tượng Thiên Thần, mục đồng, ba vua, con vật nào, tượng hài nhi Giesu…mà còn giữ lại trong căn nhàt trên tủ, nơi cửa sổ…, để bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy được trong suốt năm, là một cung cách sống nhớ lại biến cố Chúa giáng sinh, như Đức mẹ xưa gìn giữ biến cố niềm vui mừng giáng sinh trong trái tim tâm hồn suốt dọc đời sống.
Cung cách lối sống tưởng nhớ gìn giữ trong trái tim tâm hồn, nhất là mẫu gương về đức tin vào Thiên Chúa, về đời sống đức mẹ Maria hay một vị Thánh nào có sức truyền cảm hứng tinh thần, cùng cả cho sức lực thể xác giúp vượt qua những ải khó khăn trong đời sống, nhất là cho khung thời gian Năm Mới 2025 còn có nhiều bất định đang tiến đến.
Chúc mừng Năm Mới 2025!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Giáo hội Chúa ở trần gian mừng ngày sinh nhật Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, như trong kinh Tin Kính có lời tuyên tín: Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người.
Phúc âm Thánh sử Luca ( Lc 2, 14) diễn tả thuật lại quang cảnh mẹ Maria hạ sinh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong hang chuồng xúc vật ở ngoài cánh đồng Bethlehem cách đây hơn hai ngàn năm.
Dựa trên nền tảng đó Kinh cầu Đức Mẹ Maria có lời ca ngợi nguyện xin: Đức mẹ sinh Chúa Cứu thế.
Và Giáo Hội Công giáo năm 1970 thời Công đồng Vatican II, với cuộc cải tổ phụng vụ, đã chọn ngày 01. Tháng Giêng dương lịch hằng năm làm ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa.
Ngày 01.01. dương lịch là ngày khởi đầu năm mới đang tiến vào không gian thời gian vũ trụ. Đó là theo cách suy tính sắp xếp niên lịch của con người phân chia theo chu kỳ mỗi năm với 12 tháng, 52 tuần lễ và 365 ngày.
Ngày đầu Năm mới khởi đầu còn mới, như tờ giấy trắng chưa có dấu vết nét chữ viết nào trên đó. Nhưng những biến cố dấu vết của năm cũ, dù năm tháng cũ đã đi vào lịch sử thành thời gian qúa khứ, vẫn còn lưu lại kéo dài sang năm mới: chiến tranh, bất công, áp bức, mất bình an, nghèo túng, bệnh tật, lưu lạc tỵ nạn, hoang mang chao đảo…
Năm mới mở ra cánh cửa niềm vui mới, niềm hy vọng mới hướng về thời gian mới đang đến. Nhưng con người, xã hội cũng phải vẫn phài sống đối diện với những biến cố, những vấn đề dấu vết của năm cũ còn đó. Cộng thêm những thách đố đòi hỏi trong thời gian năm mới sẽ xảy đến nữa. Tắt một lời khó khăn không ít hơn cho cả thời gian năm mới! Không gian thời gian năm mới có vầng đám mây trời lúc trong sáng, và có cả lúc mù mịt đen tối nữa!
Kinh Thánh thuật lại quang cảnh hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra, một bên có nhiều ánh sáng hào quang các Thiên Thần từ trời cao hiện xuống ca hát mừng vui chào mừng Thiên Chúa làm người xuống trần gian, và các người mục đồng hân hoan rủ nhau đến thăm viếng hài nhi Giêsu, như Thiên Thần Chúa báo cho họ biết và phấn khởi loan báo tin vui biến cố thần thánh đó., ca ngợi Thiên Chúa. ( Lc 2, 16/21). Và một bên không nói gì đến người cha nuôi Giuse của hài nhi Giesu, còn về người mẹ hài nhi Giesu, mẹ Maria, chỉ ngắn gọn: Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng!
Mẹ Maria, người mẹ sinh thành hài nhi Giesu, Con Thiên Chúa, sống giữ yên lặng. Maria không nói gì đến hài nhi Giesu con mình sinh ra thế nào. Chị chỉ chăm chú làm việc bổn phận của người mẹ săn sóc em bé con mình, như bao người mẹ khác, và tuân theo tập tục truyền thống Do Thái giáo chặt chẽ: Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà Thiên Thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.
Nếp sống thường ngày trở lại. Cảnh huy hoàng ánh sáng các Thiên Thần hiện xuống, cảnh các người mục đồng hồ hởi thăm viếng ca ngợi hài nhi Giesu cũng qua đi. Và các mục đồng cũng vội vã về với đàn súc vật của họ, tiếp tục con đường nay đây mai đó tìm kiếm đồng cỏ xanh tốt, nước uống trong lành cho thú vật. Quang cảnh ngày giáng sinh không kéo dài.
Theo tập tục văn hóa cùng phụng vụ lễ nghi truyền thống xưa nay, người tín hữu Chúa Kitô vào ngày mừng lễ Chúa giáng sinh làm hang đá chuồng thú vật, dựng các pho tượng giáng sinh, treo sao đèn, lễ nghi trang trọng, ca hát hoành tráng long trọng, có cả văn nghệ, ăn uống mừng lễ nữa. Nhưng khi ngày lễ qua đi, những trang trí mừng lễ cũng lại được thu dẹp cất đi hoặc đem đi hủy bỏ! Lễ giáng sinh không kéo dài.
Nhưng lễ giáng sinh ngày xưa ở Bethlehem nơi đức mẹ Maria lại kéo dài. Niềm vui mừng nơi mẹ Maria không giống như nơi các mục đồng. Mẹ Maria trái lại giữ kỹ trong trái tim tâm hồn mình biến cố giáng sinh thần thánh của con mình, như mầu nhiệm cao cả.
Các mục đồng đến thăm viếng ca ngợi, các Thiên Thần hiện đến ca hát chào mừng, Ba Vua đến thờ lạy tặng qùa, rồi họ lại rời trẩy đi về nhà quê quán của họ. Nhưng mẹ Maria giữ chặt mối dây tình mẫu tử con mình lại trong cung lòng, ra sức bảo vệ che chở hài nhi Giêsu. Khi biết được người ta đi truy lùng bắt sát hại hài nhi Giêsu, mẹ Maria cùng với Ông Giuse đem hài nhi Giesu con mình lên đường đi sang nước Ai Cập tỵ nạn.
Mẹ Maria giữ chặt mối giây tình mẫu tử với con con mình. Bà đã trong lo âu hốt hoảng đi tìm kiếm trẻ Giesu con mình lúc mới 12 tuổi đi lạc ở Jerusalem, khi gia đình cùng đi hành hương kính viếng đền thờ theo luật định.
Mẹ Maria đã chịu đựng mang trong tâm hồn giữ yên lặng niềm vui mừng ngày hài nhi Giêsu giáng sinh ra đời suốt dọc đời sống, cả khi Giesu sau này phải chịu đau khổ, bị kết án, đóng đinh vào thập gía chết trên đó. Hoàn cảnh sự sinh ra đời của hài nhi Giêsu năm xưa trong hang chuồng xúc vật khó khăn nghèo hèn là kinh nghiệm qúi báu cho đời sống của Maria. Nó giúp người mẹ Maria có sức chịu đựng đau khổ ngày Thứ Sáu tuần thánh sau này phải chứng kiến đứng dưới chân thập gía nhìn Giesu con mình chết treo trên đó.
Vì xưa kia trong hang chuồng xúc vật Maria đã đau lòng nhưng với tình yêu mến, phải lấy máng đựng cỏ rơm cho xúc vật làm bằng gỗ, dùng làm chiếc nôi đặt em bé Giêsu mới sơ sinh nằm, để bảo vệ con mình. Vì thế mẹ Maria sau này đã có thể đứng chết lặng dưới cây gỗ thập gía.
Máng đựng chứa cỏ rơm cho súc vật ăn trong hang chuồng và thập gía xưa kia thông thường đều làm bằng gỗ.Ngảy nay trong đền thờ Đức Bà cả ở Roma còn giữ lại những mảnh gỗ máng cỏ rơm ngày xưa hài Nhi Giêsu đã nằm trên đó. Theo tương truyền Thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantino của đế quốc Roma, đã hành hương sang đất thánh Bethlehem, và lần theo dấu vết cùng những chỉ dẫn tìm được những mảnh gỗ máng cỏ hài Nhi Giêsu sinh ra ở Bethlehem nằm. Thánh nữ mang về Roma và được bảo quản trong đền thờ Đức Bà cả, như di tích cổ kính cùng thánh đức.
Mẹ Maria giữ sâu kín trong tâm hồn mình biến cố giáng sinh con mình trước đây hơn ba mươi năm. Biến cố thần thánh đó đã dẫn đưa mẹ Maria sau này từ sự chết nơi thập gía của con mình đến nấm mồ chôn Chúa Giêsu trở thành ngôi mộ trống, rồi tới buổi sáng ngày phục sinh, Chúa Giesu sống lại, như kinh cầu có lời ca nguyện: Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ!
Niềm vui mừng tiếp nối niềm vui mừng! Niềm vui mừng hạnh phúc ngày Chúa giáng sinh năm xưa, mà mẹ Maria giữ sâu kín nơi trái tim tâm hồn trong suốt dọc đời sống phải chịu đựng chứng kiến những đau khổ nghịch cảnh của đời Chúa Giêsu, Con mình, không bao giờ bị dập tắt, trái lại phát tỏa bừng lên với sự sống lại của Chúa Giêsu Kito.
Vì thế khuôn mặt đời sống của mẹ Maria là tấm gương có sức thuyết phục truyền cảm hứng về cung cách lối sống cho lễ mừng Chúa giáng sinh kéo dài trong suốt dọc đời sống. Mẹ Maria không đứng dừng lại nơi những hoàn cảnh khó khăn nhiều đau khổ thử thách trong suốt dọc đời sống. Nhưng mẹ đã đứng dậy tiếp tục đi.
Hang chuồng máng cỏ súc vật ngày hài nhi Giesu giáng sinh ở Bethlehem, và cây thập gía đồi Golgotha làm bằng gỗ khô cứng quấn quyện đời sống mẹ. Nhưng mẹ Maria không để mình bị đè bẹp nhận chìm dười sức nặng của cây gỗ.
Mẹ Maria đã gìn giữ kho tàng mầu nhiệm ngày hài nhi Giêsu giáng sinh sâu kín trong trái tim tâm hồn mình. Mẹ Maria đã sống tất cả trọn vẹn cho mầu nhiệm Chúa giáng sinh: vui mừng trong đau khổ, luôn giữ lòng trung thành tin tưởng vào niềm vui tình yêu Thiên Chúa.
Trong suốt dọc đời sống con người chúng ta ai đời cũng đều trải qua những đau khổ, những nghịch cảnh, những lo âu thử thách, những đòi hỏi phải thay đổi, bệnh tật, những hoàn cảnh bất an…nhưng chưa phải là tận cùng, trái lại còn có ngày mai, còn có niềm hy vọng. Con đường đời sống có nhiều khúc đoạn lên xuống, có ánh sáng và cũng có cả bóng tối nữa đan chéo vào nhau…
Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng đã sống trải qua những đoạn đường gỗ khô cứng máng cỏ chuồng thú vật và cây thập gía. Và sau cùng buổi bình minh niềm vui ngày Chúa Giêsu sống lại chiếu tỏa trong đời sống cho Đức Mẹ Maria và cho con người.
Khi lễ mừng Chúa giáng sinh qua đi, những tượng trong hang đá, những trang trí…được gỡ bỏ cất đi để vào tủ trên căn gác, dưới hầm cho năm tới, hoặc đem đi thiêu hủy. Và rồi biến cố lễ mừng Chúa giáng sinh rơi vào dĩ vảng cùng quên đi. Nhưng có lẽ một hình tượng nào như tượng Thiên Thần, mục đồng, ba vua, con vật nào, tượng hài nhi Giesu…mà còn giữ lại trong căn nhàt trên tủ, nơi cửa sổ…, để bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy được trong suốt năm, là một cung cách sống nhớ lại biến cố Chúa giáng sinh, như Đức mẹ xưa gìn giữ biến cố niềm vui mừng giáng sinh trong trái tim tâm hồn suốt dọc đời sống.
Cung cách lối sống tưởng nhớ gìn giữ trong trái tim tâm hồn, nhất là mẫu gương về đức tin vào Thiên Chúa, về đời sống đức mẹ Maria hay một vị Thánh nào có sức truyền cảm hứng tinh thần, cùng cả cho sức lực thể xác giúp vượt qua những ải khó khăn trong đời sống, nhất là cho khung thời gian Năm Mới 2025 còn có nhiều bất định đang tiến đến.
Chúc mừng Năm Mới 2025!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Bí ẩn quanh vụ tai nạn máy bay Nam Hàn. Món quà đặc biệt dành cho Tướng Nga: 1,5Kg chất nổ TNT
VietCatholic Media
02:13 30/12/2024
1. Có phải chim đâm vào máy bay Nam Hàn gây ra vụ tai nạn? Các chuyên gia đặt câu hỏi
Các chuyên gia đã nêu nghi ngờ rằng chỉ riêng việc đâm phải chim có thể gây ra vụ tai nạn máy bay chết người xảy ra ở Nam Hàn vào Chúa Nhật.
Ít nhất 179 người đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn khi một chiếc máy bay Boeing lao vào một bức tường bê tông hôm Chúa Nhật, 29 Tháng Mười Hai, khi đang cố hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Muan ở Nam Hàn.
Vụ việc này là một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất của đất nước vào thời điểm Nam Hàn đang vướng vào một cuộc khủng hoảng chính trị lớn sau khi Tổng thống Doãn Tích Duyệt áp đặt rồi lại rút lại lệnh thiết quân luật và sau đó là quá trình luận tội.
Trong khi đó, Boeing đã chịu nhiều áp lực trong năm nay sau khi máy bay của hãng này liên quan đến một loạt sự việc kiểm soát phẩm chất gây chấn động toàn thế giới, đáng chú ý nhất là vụ nổ nút chặn cửa giữa không trung trên chuyến bay của Alaska Airlines vào tháng Giêng.
Chiếc máy bay phản lực Boeing 737-800 15 năm tuổi này chở 181 người, bao gồm sáu thành viên phi hành đoàn, đã bị tai nạn lúc 9:03 sáng giờ địa phương sau khi trở về từ Bangkok.
Đài kiểm soát không lưu tại Sân bay quốc tế Muan đã đưa ra cảnh báo va chạm với chim khi máy bay của hãng Jeju Air đang cố hạ cánh vào lúc gần 9 giờ sáng giờ địa phương, Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, trích dẫn lời các quan chức từ Bộ Giao thông vận tải Nam Hàn.
Các quan chức cho biết phi công đã gửi tín hiệu cấp cứu một phút sau khi nhận được cảnh báo và được phép hạ cánh “theo hướng ngược lại phi đạo so với tháp kiểm soát”.
Theo các quan chức, máy bay đã hạ cánh và lao ra quá phi đạo và đâm vào bức tường bên ngoài sau khi bộ phận hạ cánh của máy bay dường như không bung ra.
Trong một đoạn video phát trên phương tiện truyền thông địa phương và sau đó lan truyền trên mạng xã hội, có thể thấy máy bay đáp bằng bụng, trượt trên phi đạo mà không có bánh đáp nào được bung ra trước khi đâm vào tường và phát nổ trong ngọn lửa.
Theo Cơ quan Cứu hỏa Quốc gia Nam Hàn, hai thành viên phi hành đoàn đã được lực lượng cấp cứu kéo đến nơi an toàn và đang được điều trị những vết thương không nguy hiểm đến tính mạng.
Biên tập viên của Airline News Geoffrey Thomas đã nêu ra một số câu hỏi về vụ tai nạn.
“Tại sao lính cứu hỏa không rải bọt trên phi đạo? Tại sao họ không có mặt khi máy bay hạ cánh? Và tại sao máy bay hạ cánh xuống phi đạo xa như vậy? Và tại sao lại có một bức tường gạch ở cuối phi đạo?” ông hỏi Reuters.
Nói về khả năng va chạm với chim, Thomas cho biết, “Va chạm với chim không phải là điều bất thường, vấn đề với bộ phận hạ cánh cũng không phải là điều bất thường. Va chạm với chim xảy ra thường xuyên hơn nhiều, nhưng thông thường chúng không tự gây ra tổn thất cho máy bay”.
Chuyên gia an toàn hàng không người Úc Geoffrey Dell nói với Reuters: “Tôi chưa bao giờ thấy một vụ va chạm với chim nào ngăn cản bộ phận hạ cánh được mở ra”.
Dell cho biết mặc dù va chạm với chim có thể ảnh hưởng đến động cơ máy bay nếu cả đàn chim bị hút vào, nhưng động cơ sẽ không tắt ngay lập tức, nghĩa là các phi công sẽ có thời gian để giải quyết tình huống.
Dell và chuyên gia tư vấn hàng không người Úc Trevor Jensen nói với Reuters rằng vẫn chưa rõ lý do máy bay không giảm tốc độ sau khi chạm phi đạo.
Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae cho biết trong một tuyên bố với tờ The Korea Times: “Chúng tôi xin gửi lời chia buồn và lời xin lỗi sâu sắc nhất tới những hành khách đã mất mạng trong vụ tai nạn và tới gia đình của họ. Hiện tại, nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn vẫn chưa được xác định và chúng tôi phải chờ cuộc điều tra chính thức của các cơ quan chính phủ. Bất kể nguyên nhân là gì, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với tư cách là Tổng giám đốc điều hành.”
Boeing, trong một tuyên bố với Newsweek: “Chúng tôi đang liên lạc với Jeju Air về chuyến bay 2216 và sẵn sàng hỗ trợ họ. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình đã mất người thân, và chúng tôi luôn hướng về hành khách và phi hành đoàn.”
Chính phủ Nam Hàn đang điều tra vụ tai nạn để xác định nguyên nhân. Các quan chức được cho là đã thu hồi được máy ghi dữ liệu chuyến bay từ hộp đen của máy bay và vẫn đang tìm kiếm máy ghi âm buồng lái.
[Newsweek: Did Bird Strike Cause South Korea Plane Crash? Experts Raise Questions]
2. FSB cho biết Mạc Tư Khoa đã phá vỡ âm mưu của Ukraine nhằm giết chết sĩ quan Nga và blogger ủng hộ chiến tranh
Các nhà chức trách ở Mạc Tư Khoa cho biết hôm thứ Bảy rằng họ đã ngăn chặn được vụ ám sát một sĩ quan quân đội cao cấp của Nga và một blogger người Nga ủng hộ chiến tranh bằng một quả bom tự chế giấu trong loa nghe nhạc di động, một âm mưu được cho là do Ukraine chuẩn bị.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đơn vị kế thừa KGB thời Liên Xô, cho biết một công dân Nga, hiện đang bị giam giữ, dường như đã làm theo lệnh của một sĩ quan tình báo làm việc tại Cục Tình báo Quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR, người tự nhận mình có tên là “Andrey” trên dịch vụ nhắn tin Telegram.
FSB cho biết, như một phần của âm mưu, nghi phạm người Nga đã lấy được từ nơi ẩn náu tại Mạc Tư Khoa một quả bom tự chế được ngụy trang thành loa di động và chứa lượng thuốc nổ tương đương 1,5 kg TNT.
FSB không cung cấp thêm thông tin chi tiết về danh tính của các mục tiêu.
Âm mưu bị cáo buộc này được tiết lộ 10 ngày sau khi Ukraine ám sát chỉ huy lực lượng hạt nhân, sinh học và hóa học của quân đội Nga tại Mạc Tư Khoa.
Vào tháng 10, Andriy Korotkyy, giám đốc an ninh tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe. GUR đã chịu trách nhiệm về hoạt động đó, gọi Korotkyy là “tội phạm chiến tranh”.
Kyiv vẫn chưa nhận trách nhiệm về âm mưu mới nhất này.
[Politico: Moscow foils Ukrainian plot to kill Russian officer and pro-war blogger, FSB says]
3. Tin tặc thân Nga tấn công mạng vào Bộ Ngoại giao Ý và phi trường Milan
Cơ quan an ninh mạng Ý, gọi tắt là ACN thông báo tin tặc đã nhắm vào trang web của Bộ Ngoại giao Ý và hai phi trường ở Milan vào ngày 28 tháng 12.
Nhóm tin tặc thân Nga NoName057(16) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào kênh Telegram của họ.
Bắt đầu từ 8 giờ sáng giờ địa phương ngày 28 tháng 12, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) đã làm gián đoạn trang web của Bộ ngoại giao và các trang web của phi trường Milan-Malpensa và Milan-Linate, ACN đưa tin. Các trang web đã phải đóng cửa tạm thời trong bối cảnh các cuộc tấn công.
Cơ quan này cho biết sự gián đoạn này không ảnh hưởng đến bất kỳ chuyến bay nào.
Theo ACN, các cuộc tấn công mạng vào các phi trường “chỉ ảnh hưởng đến các trang web mà người dùng có thể truy cập, chứ không ảnh hưởng đến các hệ thống điều tiết luồng chuyến bay hoặc thậm chí là các ứng dụng hoặc trang web của từng công ty hàng không”.
Các cuộc tấn công DDoS hướng lượng truy cập quá mức vào một trang web để làm quá tải máy chủ, thường gây gián đoạn dịch vụ.
“ Những kẻ ghét Nga sẽ phải nhận phản ứng mạng xứng đáng”.
Các tin tặc thân Nga đã tấn công nhiều mục tiêu trên khắp Âu Châu kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, ACN cho biết. Các nhóm này nhằm mục đích “thách thức sự ủng hộ của các nước phương Tây đối với Ukraine”.
Vào ngày 24 tháng 12, Ý đã phê chuẩn sắc lệnh gia hạn hỗ trợ quân sự cho Ukraine đến năm 2025. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, người nhậm chức vào cuối năm 2022, đã liên tục ủng hộ Kyiv và cam kết hỗ trợ không ngừng cho đến khi chiến tranh kết thúc.
[Kyiv Independent: Pro-Russian hackers launch cyberattack against Italy's Foreign Ministry, Milan airports]
4. Tờ New York Times đưa tin: Kyiv sắp hết hỏa tiễn ATACMS
Tờ New York Times, gọi tắt là Tờ New York Times đưa tin, trích lời các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ, rằng kho dự trữ Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật tầm xa của Quân đội do Hoa Kỳ cung cấp, gọi tắt là ATACMS của Ukraine đang cạn kiệt.
ATACMS là hỏa tiễn đạn đạo tầm xa có thể bay xa tới 300 km (khoảng 186 dặm). Hoa Kỳ đã nới lỏng các hạn chế đối với việc sử dụng ATACMS của Ukraine vào tháng 11 năm 2024, cho phép Kyiv phóng chúng vào các mục tiêu quân sự ở Nga.
Theo Tờ New York Times, Ukraine hiện đang hạn chế các cuộc tấn công này do nguồn cung vũ khí đang cạn kiệt và chính sách của Hoa Kỳ có thể có những thay đổi.
Hai quan chức cao cấp của Hoa Kỳ, yêu cầu giấu tên, nói với NYT rằng khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bật đèn xanh cho Kyiv phóng ATACMS vào lãnh thổ Nga, Ukraine có thể chỉ còn khoảng 50 hỏa tiễn trong kho vũ khí của mình.
Sau khi Tổng thống Biden thay đổi chính sách - kèm theo sự cho phép của Anh để tấn công Nga bằng hỏa tiễn tầm xa Storm Shadows - Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các phi trường, cơ sở quân sự và nhà máy vũ khí của Nga.
Ukraine chưa công khai bình luận về các cuộc không kích này, nhưng Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng Kyiv đã phóng ít nhất 31 hỏa tiễn ATACMS và 14 hỏa tiễn Storm Shadow kể từ cuối tháng 11.
Hai quan chức Hoa Kỳ cho biết Ukraine có thể sẽ không thể bổ sung kho hỏa tiễn của mình. Washington đã phân bổ kho vũ khí ATACMS hạn chế của mình cho các điểm đến ở Á Châu và Trung Đông.
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump cũng cho biết ông “rất kịch liệt” không đồng ý với quyết định cho phép Ukraine tấn công tầm xa vào Nga bằng vũ khí của Mỹ. Ông có thể hủy bỏ các giấy phép khi nhậm chức vào Tháng Giêng năm 2025 và không dự kiến sẽ tăng các lô hàng hỏa tiễn.
Kyiv lần đầu tiên bắt đầu nhận được một mô hình ATACMS cũ hơn, tầm ngắn hơn vào mùa thu năm 2023. Vào mùa xuân năm 2024, Hoa Kỳ bắt đầu vận chuyển các mô hình được cập nhật với tầm bắn lên tới 300 km. Vào thời điểm đó, Ukraine chỉ được phép điều động các hỏa tiễn này chống lại các mục tiêu trong lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm.
Bất chấp nỗ lực vận động liên tục của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa, Tổng thống Biden đã trì hoãn việc này vì lo ngại xung đột với nước Nga sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ leo thang.
Các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine vào Nga cho đến nay vẫn chưa dẫn đến leo thang đáng kể. Các quan chức cao cấp nói với NYT rằng họ tin rằng Nga muốn tránh leo thang quân sự do những thắng lợi gần đây trên chiến trường và động thái thúc đẩy đàm phán của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
[Kyiv Independent: Kyiv running out of ATACMS missiles, NYT reports]
5. Boeing đưa ra tuyên bố sau vụ tai nạn máy bay chết người ở Nam Hàn
Boeing đã đưa ra tuyên bố sau khi một trong những chiếc máy bay 737-800 của hãng này bị rơi khi hạ cánh tại Nam Hàn vào hôm Chúa Nhật, 29 Tháng Mười Hai, khiến ít nhất 174 người thiệt mạng.
Trong tuyên bố gửi tới Newsweek, nhà sản xuất máy bay cho biết họ đã liên hệ với hãng hàng không Jeju Air và “sẵn sàng hỗ trợ họ”.
“Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình đã mất người thân, và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới hành khách và phi hành đoàn”, tuyên bố viết.
Máy bay Boeing đã liên quan đến một loạt sự việc kiểm soát phẩm chất gây chấn động toàn thế giới, đáng chú ý nhất là vụ nổ nút chặn cửa giữa không trung trên chuyến bay của Alaska Airlines vào Tháng Giêng năm 2024.
Trong một cuộc họp báo trên truyền hình, Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae cho biết nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa được biết và không có dấu hiệu trục trặc ban đầu. Ông cho biết hãng hàng không sẽ hợp tác với các nhà điều tra.
Theo cơ quan vận tải của nước này, chuyến bay 7C2216 của hãng hàng không Jeju Air đã bốc cháy khi đang cố hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Muan ở Nam Hàn.
Có 175 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn trên máy bay. Hai thành viên phi hành đoàn đã được cứu.
Trong một đoạn video phát trên phương tiện truyền thông địa phương và sau đó lan truyền trên mạng xã hội, có thể thấy máy bay đáp bằng bụng, trượt trên phi đạo mà không có bánh đáp nào bung ra trước khi đâm vào tường và phát nổ trong ngọn lửa.
Nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn vẫn chưa được biết, nhưng các quan chức Nam Hàn cho biết máy bay đã được cảnh báo về việc đâm phải chim vài phút trước khi gặp nạn, ám chỉ đến một nguyên nhân có thể xảy ra.
Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ, nhưng đây là sự việc mới nhất trong một loạt các vụ tai nạn và trục trặc liên quan đến máy bay Boeing.
Hơn 100 người tố giác đã đưa ra cáo buộc về các biện pháp bảo đảm an toàn của nhà sản xuất máy bay có trụ sở tại Virginia, dẫn đến các cuộc điều tra và hành động pháp lý đang diễn ra.
Boeing, trong một tuyên bố với Newsweek: “Chúng tôi đang liên lạc với Jeju Air về chuyến bay 2216 và sẵn sàng hỗ trợ họ. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình đã mất người thân, và chúng tôi luôn hướng về hành khách và phi hành đoàn.”
Quyền Tổng thống Nam Hàn Choi Sang-mok phát biểu tại hiện trường vụ tai nạn: “Không lời an ủi nào có thể đủ cho các gia đình đã phải chịu đựng thảm kịch này”.
Jeju Air, trên trang web của mình cho biết: “Chúng tôi xin lỗi sâu sắc đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi sự việc tại Sân bay Muan. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết tình hình. Chúng tôi thành thật xin lỗi vì sự đau khổ đã gây ra.
Ủy ban điều tra tai nạn hàng không và hỏa xa đã thu hồi được thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay từ hộp đen của máy bay và vẫn đang tìm kiếm thiết bị ghi âm buồng lái.
[Newsweek: Boeing Issues Statement After Deadly South Korea Plane Crash]
6. Bộ trưởng Quốc phòng cho biết UAV do Ukraine sản xuất chiếm hơn 96% số UAV được quân đội sử dụng vào năm 2024
Hôm Thứ Bẩy, 28 Tháng Mười Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chiếm hơn 96% tổng số máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV được quân đội sử dụng vào năm 2024.
Kyiv đã tăng cường sản xuất máy bay điều khiển từ xa trong nước trong năm qua. Nhiều loại máy bay điều khiển từ xa trên không, trên biển và trên bộ đã được phát triển và thường được sử dụng thành công cho các nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu và các nhiệm vụ khác trên toàn diện với Nga.
Ngành công nghiệp máy bay điều khiển từ xa “đã đạt đến khối lượng sản xuất chưa từng có” vào năm 2024, Umerov cho biết. Máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước chiếm 96,2% tổng số UAV được lực lượng Ukraine sử dụng trong năm nay.
Umerov cho biết Ukraine đã sản xuất hơn 1,5 triệu máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV vào năm 2024.
Ông cho biết thêm các doanh nghiệp Ukraine cũng sản xuất máy bay điều khiển từ xa trinh sát, máy bay cảm tử, máy bay ném bom trực thăng và máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
Umerov cho biết: “Những con số như vậy cho thấy mức độ hiệu quả mới trong tương tác giữa nhà nước và các nhà sản xuất UAV của Ukraine”.
Tổng thống Volodoymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 12 năm 2023 rằng Ukraine đặt mục tiêu sản xuất một triệu máy bay điều khiển từ xa trong năm tới. Vào tháng 4 năm 2024, Kyiv đã khởi động sáng kiến của chính phủ Brave1 để đầu tư vào các sáng kiến công nghệ quốc phòng.
Trong những tháng gần đây, Ukraine đã ủng hộ việc phát triển “máy bay điều khiển từ xa hỏa tiễn” tầm xa, UAV được nâng cấp với động cơ phản lực có thể hoạt động như các phương án thay thế cho hỏa tiễn hành trình. Kyiv đã công bố các loại máy bay lai Palianytsia và Peklo vào nửa cuối năm 2024.
Zelenskiy cho biết Ukraine đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 30.000 máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào năm tới.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones made up over 96% of UAVs military used in 2024, defense minister says]
7. Tình báo quân sự tuyên bố: Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine có thể tấn công mục tiêu cách xa 2.000 km
Phát ngôn nhân tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR Andrii Yusov cho biết Kyiv sở hữu máy bay điều khiển từ xa có khả năng hoạt động ở khoảng cách lên tới 2.000 km.
Mặc dù Ukraine không phải lúc nào cũng đưa ra bình luận chính thức về các cáo buộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trong lãnh thổ Nga, nhưng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được cho là đã tấn công các mục tiêu cách tiền tuyến hơn 1.000 km, hay 600 dặm.
Yusov tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với kênh truyền hình News.LIVE của Ukraine rằng: “Theo những gì chúng tôi biết - điều này không còn là bí mật nữa - máy bay điều khiển từ xa tầm xa của Ukraine về mặt lý thuyết có thể hoạt động ở phạm vi lên tới 2.000 km”.
“Trong hầu hết các trường hợp khác, chúng tôi không xác nhận cũng không phủ nhận. Tôi chỉ có thể nói rằng có lý do cho các vụ nổ.”
Yusov nói thêm rằng tất cả các cuộc không kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga đều nhắm vào các cơ sở quân sự và công nghiệp, thay vì cơ sở hạ tầng dân sự.
Ukraine gần đây đã ủng hộ việc phát triển “hỏa tiễn-máy bay điều khiển từ xa” tầm xa, UAV nâng cấp với động cơ phản lực có thể hoạt động như các phương án thay thế cho hỏa tiễn hành trình. Kyiv đã công bố các loại máy bay lai Palianytsia và Peklo vào nửa cuối năm 2024.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 30.000 máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào năm tới.
Các nguồn tin tại HUR nói với tờ Kyiv Independent rằng Ukraine đứng sau vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm vào căn cứ hải quân của Nga tại Cộng hòa Dagestan vào ngày 6 tháng 11. Máy bay điều khiển từ xa đã tấn công thành phố cảng Kaspiysk, cách tiền tuyến 1.000 km.
Vào tháng 5, một máy bay điều khiển từ xa tầm xa của Ukraine được cho là đã tấn công một hệ thống radar của Nga ở Orsk, với phạm vi hoạt động lên tới 1.800 km.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones can hit targets 2,000 km away, military intelligence claims]
8. Putin xin lỗi về vụ tai nạn của hãng hàng không Azerbaijan mà không nói rằng Nga phải chịu trách nhiệm
Putin đã xin lỗi Azerbaijan vì vụ rơi máy bay “thảm khốc” của hãng hàng không Azerbaijan Airlines vào ngày Giáng Sinh, nhưng ông không nói rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn.
“Vladimir Putin đã xin lỗi vì sự việc thương tâm xảy ra trên không phận Nga và một lần nữa bày tỏ lời chia buồn sâu sắc và chân thành tới gia đình các nạn nhân”, Điện Cẩm Linh cho biết trong một tuyên bố vào thứ Bảy. Lời xin lỗi được đưa ra trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, điện Cẩm Linh cho biết.
Putin cho biết máy bay đang cố gắng hạ cánh tại Grozny trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong khu vực. “Các hệ thống phòng không của Nga đã đẩy lùi các cuộc tấn công này”, ông nói thêm.
Máy bay dân dụng này đang bay vào thứ Tư từ thủ đô Baku của Azerbaijan đến Grozny ở Cộng hòa Chechnya của Nga. Sau khi hành khách báo cáo nghe thấy tiếng nổ, máy bay đã chuyển hướng hàng trăm km khỏi lộ trình và rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan, khiến 38 người thiệt mạng. Có 29 người sống sót.
Ủy ban điều tra của Nga đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ tai nạn, Điện Cẩm Linh cho biết. Azerbaijan đã tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra.
Điện Cẩm Linh cho biết trong tuyên bố: “Các cơ quan liên quan của Nga, Azerbaijan và Kazakhstan đang hợp tác chặt chẽ tại hiện trường thảm họa ở khu vực Aktau”.
Một số báo cáo của phương tiện truyền thông, bao gồm Reuters, hãng tin độc lập Meduza của Nga và hãng thông tấn Caliber của Azerbaijan, tuyên bố máy bay chở khách đã bị hư hại do hỏa tiễn phòng không của Nga tại khu vực mà Mạc Tư Khoa đã tấn công vào máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong những tuần gần đây. NATO đã kêu gọi điều tra vụ tai nạn.
Phát ngôn nhân An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby phát biểu với các phóng viên tại Washington vào thứ sáu rằng các quan chức Mỹ “đã thấy một số dấu hiệu ban đầu chắc chắn chỉ ra khả năng máy bay phản lực này đã bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ”.
Nếu xác nhận được rằng máy bay bị Nga bắn hạ, vụ việc này sẽ gợi nhớ đến thảm họa của Malaysia Airlines năm 2014 khi một máy bay bay qua vùng Donbas của Ukraine đã bị hỏa tiễn Nga bắn hạ, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng. Một tòa án Hòa Lan đã tuyên bố hai điệp viên Nga và một thủ lĩnh ly khai có tội vắng mặt.
[Politico: Putin apologizes for Azerbaijan Airlines crash without saying Russia at fault]
9. Zelenskiy nói: Putin ‘dường như đã ra lệnh cho Fico của Slovakia mở mặt trận năng lượng thứ hai chống lại Ukraine’
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy lên án Thủ tướng Slovakia Robert Fico gần đây đe dọa cắt nguồn cung cấp điện khẩn cấp của Ukraine vào mùa đông, nói rằng có vẻ như ông này đã hành động theo lệnh của Putin.
“Có vẻ như Putin đã ra lệnh cho Fico mở mặt trận năng lượng thứ hai chống lại Ukraine, gây tổn hại đến lợi ích của người dân Slovakia”, Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố được công bố qua kênh Telegram chính thức của ông vào ngày 28 tháng 12.
Zelenskiy cho biết đây là “ý nghĩa duy nhất có thể có” trong lời đe dọa của Fico, được đưa ra trong bối cảnh Nga tấn công các nhà máy điện và mạng lưới phân phối.
Zelenskiy cho biết: “Bất kỳ quyết định tùy tiện nào ở Bratislava hoặc lệnh từ Mạc Tư Khoa tới Fico liên quan đến điện sẽ không dẫn đến việc dừng nhập khẩu điện vào Ukraine”, bởi vì “Slovakia là một phần của thị trường năng lượng chung Âu Châu và Fico phải tôn trọng các quy tắc toàn Âu Châu”.
“Tuy nhiên, chúng chắc chắn có thể dẫn đến sự rạn nứt giữa chính phủ Slovakia hiện tại và cộng đồng Âu Châu,” Zelenskiy nói.
Bộ Ngoại giao Ukraine cũng đã bình luận về vấn đề này, tuyên bố vào ngày 28 tháng 12 rằng “Việc Slovakia cung cấp một lượng điện quan trọng cho Ukraine không phải là bác ái: Ukraine đã trả cho Slovakia rất nhiều tiền cho việc này”.
Tuyên bố cho biết: “Bằng cách đưa ra những lời đe dọa vô nghĩa về việc cắt điện của Ukraine, nguồn điện mà nước này mua chứ không phải được tặng, Thủ tướng Robert Fico thực chất đang đứng về phía nhà độc tài Nga”, đồng thời lưu ý rằng “hiện tại đây là hai nhân vật duy nhất trên thế giới đe dọa sẽ khiến người dân Ukraine không có điện vào mùa đông”, ám chỉ Fico và Putin.
Cả hai tuyên bố trên đều được đưa ra sau tuyên bố của Fico vào ngày 27 tháng 12 rằng chính phủ của ông sẽ xem xét việc ngừng cung cấp điện cho Ukraine, sau khi Kyiv tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Nga sang Âu Châu sau ngày 31 tháng 12.
Tổng thống Slovakia đã có cuộc hội đàm với Putin vào ngày 22 tháng 12 trong chuyến thăm Mạc Tư Khoa, trong đó họ thảo luận về vấn đề vận chuyển khí đốt, chiến tranh ở Ukraine và chuẩn hóa “mối quan hệ song phương” giữa Nga và Slovakia.
Bất chấp những nỗ lực của Liên Hiệp Âu Châu nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga trong bối cảnh cuộc xâm lược đang diễn ra, Slovakia cùng với Hung Gia Lợi vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga.
Slovakia có hợp đồng dài hạn với tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga và ước tính các thỏa thuận thay thế có thể tốn thêm 220 triệu euro, hay 228,73 triệu đô la, phí vận chuyển.
[Kyiv Independent: Putin 'appears to have ordered Slovakia's Fico to open second energy front against Ukraine,' Zelensky says]
10. Putin cáo buộc Ukraine là nguồn gốc chính của ‘chủ nghĩa cực đoan’ trong sắc lệnh mới
Theo cổng thông tin điện tử chính thức của Nga, Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt “Chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan tại Liên bang Nga” được cập nhật vào ngày 28 tháng 12.
Sắc lệnh mới cáo buộc Ukraine là một trong những “nguồn gốc chính của chủ nghĩa cực đoan” và lần đầu tiên đưa khái niệm “chủ nghĩa bài Nga” vào luật pháp.
Chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan trước đây của Nga, được Putin phê duyệt vào năm 2020, không bao gồm thuật ngữ này cũng không coi Ukraine là mối đe dọa.
Phiên bản mới nhất của tài liệu cảnh báo về “mối đe dọa nghiêm trọng” từ Ukraine và lặp lại những tuyên bố tuyên truyền của Nga về sự gia tăng hoạt động của chủ nghĩa phát xít mới trong số người Ukraine. Tài liệu cáo buộc rằng các nhóm vũ trang cực đoan nhận được sự hỗ trợ từ “các thế lực bên ngoài khuyến khích thực hiện các hành vi tội phạm trên lãnh thổ Nga”.
Tài liệu này cũng nêu ra định nghĩa về “Russophobia”, được mô tả là “thái độ không thân thiện, thiên vị, thù địch đối với công dân Nga, ngôn ngữ và văn hóa Nga, thể hiện qua nhiều hành động và tình cảm hung hăng của các cá nhân đại diện và lực lượng chính trị, cũng như hành động phân biệt đối xử của chính quyền các quốc gia không thân thiện với Nga”.
Nga đã sử dụng các cáo buộc về “chủ nghĩa cực đoan” để đàn áp nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm các cơ quan đưa tin, nền tảng truyền thông xã hội và cái mà họ gọi là “phong trào xã hội LGBT quốc tế”.
Cơ quan quản lý truyền thông của Nga, Roskomnadzor, đã thông báo vào ngày 13 tháng 12 rằng họ đã chặn quyền truy cập vào ứng dụng nhắn tin Viber do cáo buộc vi phạm các quy định chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Điện Cẩm Linh cũng đang cân nhắc việc chặn WhatsApp, một ứng dụng thuộc sở hữu của Meta, một công ty bị coi là “tổ chức cực đoan” ở Nga.
Chính phủ Nga đã chỉ định 65 tổ chức là “không mong muốn” vào năm 2024, khiến các thành viên và nhân viên có nguy cơ bị truy tố hình sự.
Putin đã tăng cường đàn áp nhà nước đối với những người bất đồng chính kiến kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, bắt giữ hàng ngàn công dân bị buộc tội phạm tội thù hận và hỗ trợ các nhóm “cực đoan”.
[Kyiv Independent: Putin names Ukraine main source of 'extremism' in new decree]
11. Hoa Kỳ cho biết Bắc Hàn mất hơn 1000 quân trong một tuần
Hoa Kỳ cho biết quân đội Bắc Hàn chiến đấu ở khu vực Kursk của Nga đang phải đối mặt với thương vong lớn.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết 1.000 quân lính Bắc Hàn đã “tử trận hoặc bị thương” trong tuần qua khi giao tranh với Ukraine.
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân là đồng minh của Putin và đã đóng góp vào nỗ lực chiến tranh của Nga trước tiên thông qua đạn dược và vũ khí và hiện nay là thông qua nhân sự.
Có nhiều ước tính khác nhau, nhưng từ 10.000 đến 12.000 binh lính Bắc Hàn đã được cử đến chiến đấu cùng lực lượng của Putin tại khu vực Kursk của Nga, nơi Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 6 tháng 8.
Trận chiến đầu tiên được xác nhận giữa quân đội Bắc Hàn và Ukraine diễn ra vào ngày 5 tháng 11.
Ukraine cho biết lực lượng Bắc Hàn chiếm tỷ lệ đáng kể trong số khoảng 50.000 quân mà Mạc Tư Khoa đã điều động tới khu vực biên giới, nơi Kyiv đang mất dần lãnh thổ sau khi đạt được những thành quả ban đầu nhanh chóng.
Việc mất 1.000 quân Bắc Hàn chỉ trong một tuần cho thấy cái giá ngày càng lớn mà Bình Nhưỡng có thể phải trả cho cuộc chiến của Putin.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ sáu rằng các đơn vị Bắc Hàn đã thực hiện các cuộc tấn công “biển người” vào các vị trí của Ukraine ở Tỉnh Kursk.
Ông cho biết quân đội Bắc Hàn mà Nga coi là “có thể hy sinh” đang tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt, không có trang bị vào các vị trí của Ukraine “thực sự không hiệu quả” và khiến 1.000 người thương vong trong tuần qua.
Ông cho biết quân lính Bắc Hàn được nhồi sọ rất kỹ và vẫn tiến hành các cuộc tấn công ngay cả khi rõ ràng là chúng “vô ích”.
Kirby cũng cho biết họ tự tử thay vì đầu hàng “có thể là vì sợ gia đình họ bị trả thù”.
Ông cũng nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine để hỗ trợ nỗ lực của Kyiv xung quanh Kursk “nhằm đánh bại làn sóng Bắc Hàn”.
Phó Đô đốc Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Robert Murrett nói với Newsweek rằng tổn thất quân sự của Bắc Hàn “phản ánh sự leo thang mới trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, và hơn nữa, phản ánh sự thiếu hụt liên tục mà Mạc Tư Khoa gặp phải trong việc tìm đủ quân cho cuộc chiến với Ukraine.”
Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, gọi tắt là NIS hôm thứ Năm cho biết Ukraine đã bắt giữ một người lính Bắc Hàn bị thương ở Tỉnh Kursk và các nguồn tin Ukraine đã đăng tải những hình ảnh được cho là của người đàn ông này.
Vào ngày 23 tháng 12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hơn 3.000 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi họ được điều động ở Tỉnh Kursk mặc dù điều này chưa được xác nhận độc lập.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết Bắc Hàn đang cho phép bộ chỉ huy Nga sử dụng binh lính Bắc Hàn cấp thấp và cao cấp trong các cuộc tấn công do bộ binh chỉ huy mà không có sự hỗ trợ của xe thiết giáp.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby nhấn mạnh rằng: “Họ đã phải chịu hơn 1.000 người thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc giao tranh đặc biệt này chỉ trong tuần qua khi họ chiến đấu ở tuyến đầu.”
Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định rằng “Bộ tư lệnh Nga đang sử dụng — và chính quyền Bắc Hàn cho phép Nga sử dụng — những người lính Bắc Hàn cấp thấp và cao cấp trong các cuộc tấn công do bộ binh chỉ huy mà không có sự hỗ trợ của xe thiết giáp.”
Robert Murrett, cựu Phó Đô đốc Hoa Kỳ và hiện là giáo sư thực hành tại Trường Công dân và Công vụ Maxwell thuộc Đại học Syracuse, nói với Newsweek: “[Việc] Nga không thể mở rộng việc huy động và nghĩa vụ quân sự, tiếp tục phụ thuộc vào lính đánh thuê, tù nhân và bây giờ là quân đội nước ngoài cho thấy những thách thức sâu sắc mà Điện Cẩm Linh phải đối mặt trong việc duy trì chiến tranh.
“Động thái này sẽ là yếu tố quan trọng trong các cuộc đàm phán có khả năng bước vào giai đoạn mới trong những tuần và tháng tới.”
Theo các quan chức Hoa Kỳ giấu tên được Bloomberg trích dẫn, bất chấp số thương vong cao mà lực lượng Bắc Hàn phải gánh chịu, Ukraine ước tính đã mất khoảng một nửa lãnh thổ mà họ giành được trong cuộc tấn công Kursk và có thể mất phần còn lại chỉ trong vài tháng.
Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào nỗ lực của Kyiv trong việc sử dụng vùng lãnh thổ chiếm được làm con bài mặc cả trong bất kỳ cuộc đàm phán nào vào năm 2025 về việc chấm dứt chiến sự.
[Newsweek: North Korea Loses More Than 1000 Troops in Single Week: US]
Giáo Hội có thêm một vị thánh mới, đặc biệt giúp trừ tà. Tại sao quỷ ghét niềm vui Giáng Sinh?
VietCatholic Media
18:28 30/12/2024
1. Nhật ký trừ tà số 323: Quỷ ghét niềm vui Giáng Sinh
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #323: Demons Hate Christmas Joy”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 323: Quỷ ghét niềm vui Giáng Sinh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi đã cầu nguyện Nghi lễ trừ tà cách đây vài ngày và đọc đến câu: “Xin cho niềm vui bình an nhập vào người đó.” Đây là lời cầu nguyện cầu xin Chúa can thiệp. Trong trường hợp này, chúng ta cầu xin Chúa mang lại niềm vui và bình an cho cuộc sống của người bị quỷ ám. Tôi hơi ngạc nhiên trước phản ứng của quỷ dữ - chúng chắc chắn không thích điều đó!!!
Tương tự như vậy, trong một trường hợp khó khăn khác, tôi nhận thấy rằng bất cứ khi nào người bị quỷ ám có một trải nghiệm tích cực và thực sự cảm thấy tốt trong một khoảnh khắc, thì bọn quỷ tấn công cô ấy và cố gắng phá hủy những cảm xúc tốt đẹp đó. Tôi đã bắt đầu nhận ra rằng bọn quỷ không chỉ không muốn chúng ta trải nghiệm niềm vui, mà chính chúng cũng không muốn điều đó. Niềm vui là điều đáng ghê tởm đối với chúng.
Các nhà thần học cho chúng ta biết rằng các thiên thần đã được ban cho kiến thức truyền thụ về tất cả những gì sẽ xảy ra nếu họ từ chối Chúa, nhưng Satan và những người theo hắn vẫn làm như vậy. Họ tự nguyện chọn sự khốn khổ và bóng tối. Bây giờ ma quỷ cố gắng làm cho chúng ta khốn khổ giống như chúng. Nếu linh hồn bị chiếm hữu mà chúng đang cư ngụ có những khoảnh khắc vui vẻ, thì đó là một trải nghiệm không mong muốn và đáng ghét đối với những con quỷ hiện diện và chúng cố gắng dập tắt nó.
Đáng buồn thay, chúng ta có thể thấy những lựa chọn đen tối tương tự ở con người như tìm kiếm cảm giác hưng phấn và những trải nghiệm huyền bí trong ma túy, tình dục bất hợp pháp, “giác ngộ” kundalini, ma thuật, huyền bí và nhiều thứ thay thế khác cho nguồn vui và sự bình yên thực sự.
Một trong những khách hàng của chúng tôi đã tham gia vào thế giới huyền bí trong nhiều năm để tìm kiếm “sự giác ngộ” và sự viên mãn về mặt tinh thần. Sau đó, cô ấy đã có một trải nghiệm mạnh mẽ về nguồn gốc của tình yêu và sự bình yên thực sự:
Tôi đã tràn ngập tình yêu của Chúa Kitô dành cho tôi. Cảm giác như một tình yêu rất riêng tư. Không ai từng yêu tôi như thế. Tôi đã “biết” Ngài một chút trong trải nghiệm này. Tôi nhận ra rằng có điều gì đó rất khác biệt về mặt tâm linh về Ngài so với những trải nghiệm tâm linh khác hoặc những “sinh vật” khác mà tôi đã có. Tôi nhận ra rằng những gì Ngài nói về chính mình là sự thật. Ngài là Con của Thiên Chúa, là Đấng Độc Sinh. Điều đó đã để lại dấu ấn trong tâm hồn tôi, làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi phải nói rằng - nếu bạn là một người theo chủ nghĩa thời đại mới đang đọc bài viết này và đang tìm kiếm những trải nghiệm tâm linh - KHÔNG CÓ GÌ giống như những trải nghiệm tâm linh mà bạn có thể có được với tư cách là một Kitô hữu. Không có gì. Chúng hoàn toàn đổi mới bạn, thay đổi bạn, khiến bạn yêu Đấng Tạo Hóa của chúng ta.
Giáng Sinh là thời điểm chúng ta hát “Niềm vui cho thế giới” và khi Hoàng tử hòa bình ban tặng sự bình an dồi dào trên khắp đất nước. Ma quỷ ghét Giáng Sinh. Con cái Chúa chào đón lễ này. Chúng ta vui mừng - nguồn vui và bình an đích thực mà chúng ta mong đợi đã ở trong tầm tay. Mong rằng niềm vui hòa bình sẽ đến với bạn. Mong rằng nó sẽ phát triển và sâu sắc hơn mãi mãi.
Source:Catholic Exorcism
2. Nhật ký trừ tà số 324: Vị thánh mới giúp trừ tà
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #324: New Saint Helps Cast Out Demon”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 324: Vị thánh mới giúp trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đó là một loạt dài các buổi trừ tà xấu xí. Con quỷ ở phía trước rất mạnh nhưng lại có một điểm yếu đặc biệt khi nhắc đến Chúa Thánh Thần. Bất cứ khi nào Chúa Thánh Thần được nhắc đến, con quỷ đều hú lên. Tôi ra lệnh cho nó nói với tôi: “Ngươi có ở đó vào Lễ Ngũ Tuần không?” Con quỷ thực sự hét lên. Khi cầu nguyện Nghi thức trừ tà, tôi đã cầu xin Chúa: “Xin đừng để ngôi đền của Chúa Thánh Thần này bị một linh hồn ô uế chiếm giữ.” Một lần nữa, con quỷ lại hét lên.
Ma quỷ rất mạnh. Chúng không phải là phàm nhân và không thể chết, và chúng có thể chịu RẤT NHIỀU đau đớn. Ma quỷ đã quen với hàng triệu năm đau khổ ở địa ngục. Chúng sợ hãi sự phán xét cuối cùng, vì vậy chúng tuyệt vọng bám chặt vào người bị ám. Khi chúng cuối cùng bị đuổi ra, đó là sự báo trước về sự phán xét và sự nguyền rủa cuối cùng của chúng.
Tôi đã đến Lucca, Ý vào tuần trước và mang về một thánh tích hạng nhất của Thánh Elena Guerra mới được phong thánh, nhờ lòng hảo tâm của hội dòng các nữ tu mà bà thành lập: Dòng Oblates of the Holy Spirit. Thánh Elena thường được gọi là “Tông đồ của Chúa Thánh Thần”. Bà nhiệt thành thúc đẩy lòng sùng kính Chúa Thánh Thần và sự đổi mới của Giáo hội thông qua một Lễ Hiện Xuống mới.
Giữa lúc trừ tà, Đội đã đặt thánh tích hạng nhất của Thánh Elena lên trán người bị quỷ ám, hết lần này đến lần khác. Tôi có thang đo độ to của tiếng hét của quỷ từ 1 đến 5. Mức trung bình trong một cuộc trừ tà là 3. Khi đạt đến mức 5, tiếng hét sẽ chói tai. Khi thánh tích được sử dụng, nó đã vượt ra khỏi thang đo. Ngay sau đó, con quỷ cuối cùng đã rời đi, nhờ vào Chúa Thánh Thần vô cùng quyền năng và sự chuyển cầu của vị thánh mới này.
Thánh Elena Guerra chắc chắn sẽ được thêm vào danh sách các vị thánh mà chúng ta “cần tìm đến” trong các cuộc trừ tà trong tương lai.
Source:Catholic Exorcism
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật, 29 Tháng Tháng Mười Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Lễ Thánh Gia.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Gia Thất Nazareth. Tin Mừng kể về lúc Chúa Giêsu, lúc mười hai tuổi, vào cuối cuộc hành hương hằng năm lên Giêrusalem, đã mất tích khỏi Mẹ Maria và Thánh Giuse, sau đó các vị đã tìm thấy Người trong Đền Thờ đang trò chuyện với các thầy dạy (x. Lc 2:41-52). Thánh sử Luca cho thấy tâm trạng của Mẹ Maria khi hỏi Chúa Giêsu: “Con ơi, sao con lại làm thế với chúng ta? Cha con và mẹ đã phải lo lắng tìm con” (câu 48). Và Chúa Giêsu trả lời: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải ở nhà của Cha con sao?” (câu 49).
Đây là một trải nghiệm gần như bình thường của một gia đình xen kẽ giữa những khoảnh khắc bình lặng và những khoảnh khắc kịch tính. Có vẻ như đây là câu chuyện về một cuộc khủng hoảng gia đình, một cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta, của một thiếu niên khó tính và hai bậc phụ huynh không thể hiểu được cậu bé. Chúng ta hãy dừng lại để nhìn vào gia đình này. Bạn có biết tại sao Gia đình Nazareth lại là một hình mẫu không? Bởi vì đó là một gia đình trò chuyện, lắng nghe, nói chuyện. Đối thoại là một yếu tố quan trọng đối với một gia đình! Một gia đình không giao tiếp không thể là một gia đình hạnh phúc.
Thật tốt khi một người mẹ không bắt đầu bằng một lời khiển trách, mà bằng một câu hỏi. Đức Maria không buộc tội và không phán xét, nhưng cố gắng hiểu cách chấp nhận Người Con này, người rất khác biệt, bằng cách lắng nghe. Bất chấp nỗ lực này, Phúc âm nói rằng Đức Maria và Thánh Giuse “không hiểu những gì Người nói với họ” (câu 50), cho thấy rằng trong gia đình, lắng nghe quan trọng hơn là hiểu. Lắng nghe là coi trọng người khác, nhận ra quyền tồn tại và suy nghĩ độc lập của người khác. Trẻ em cần điều này. Hãy suy nghĩ kỹ, cha mẹ: hãy lắng nghe con cái của bạn, những người cần điều này!
Giờ ăn là thời điểm đặc biệt để đối thoại trong gia đình. Thật tốt khi được quây quần bên bàn ăn và trò chuyện. Điều này có thể giải quyết nhiều vấn đề, và trên hết là đoàn kết các thế hệ: con cái nói chuyện với cha mẹ, cháu nói chuyện với ông bà… Đừng bao giờ khép kín bản thân hoặc tệ hơn là, cúi đầu vào điện thoại di động. Điều này sẽ không hiệu quả, không bao giờ, không bao giờ. Hãy nói chuyện, lắng nghe nhau, đây là cuộc đối thoại tốt cho bạn và giúp bạn trưởng thành!
Gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là thánh thiện. Nhưng chúng ta đã thấy rằng ngay cả cha mẹ của Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng hiểu Người. Chúng ta có thể suy ngẫm về điều này, và đừng ngạc nhiên nếu đôi khi chúng ta không hiểu nhau. Khi điều đó xảy ra, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta đã lắng nghe nhau chưa? Chúng ta có đối mặt với các vấn đề bằng cách lắng nghe nhau hay chúng ta khép kín trong im lặng, đôi khi trong sự oán giận và kiêu hãnh? Chúng ta có dành một chút thời gian để trò chuyện không? Điều chúng ta có thể học được từ Thánh Gia Thất ngày nay là lắng nghe lẫn nhau.
Chúng ta hãy phó thác bản thân cho Đức Trinh Nữ Maria và cầu xin cho gia đình chúng ta ơn biết lắng nghe.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Xin chào mừng tất cả mọi người, người Rôma và những người hành hương. Hôm nay tôi xin gửi lời chào đặc biệt đến các gia đình có mặt ở đây, và những người kết nối từ nhà qua phương tiện truyền thông. Gia đình là tế bào của xã hội, là kho báu quý giá cần được hỗ trợ và bảo vệ!
Suy nghĩ của tôi hướng đến nhiều gia đình ở Nam Hàn đang đau buồn hôm nay sau vụ tai nạn hàng không thảm khốc. Tôi cùng cầu nguyện cho những người sống sót và những người đã khuất.
Và chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những gia đình đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh: tại những đất nước Ukraine, Palestine, Israel, Miến Điện, Sudan, Bắc Kivu đang chịu đau khổ: chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những gia đình đang bị cuốn vào chiến tranh.
Tôi chào các tín hữu của Pero-Cerchiate, nhóm của Giáo hạt Varese, những người trẻ của Cadoneghe và San Pietro ở Cariano; các ứng viên cho Bí tích Thêm sức của Clusone, Chiudono, Adrara San Martino và Almenno San Bartolomeo; và các Hướng đạo sinh từ Latina, Vasto và Soviore. Và tôi chào những người trẻ của Immacolata!
Tôi chúc tất cả mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành và một kết thúc thanh thản cho năm mới. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Thánh Ca
Thánh ca Lễ Hiển Linh
Lm Thái Nguyên
15:35 30/12/2024
THÁNH CA PHỤNG VỤ CHÚA NHẬT LỄ CHÚA HIỂN LINH