Ngày 31-12-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa - Ngày Hòa Bình Thế Giới dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:53 31/12/2021


BÀI ĐỌC I: Ds 6, 22-27

“Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel và Ta sẽ chúc lành cho chúng”.

Bài trích sách Dân Số.

Chúa phán cùng Môsê rằng: “Hãy nói với Aaron và con cái nó rằng: Các ngươi hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con”. Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8

Đáp: Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con (c. 2a).

1) Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con; xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ.

2) Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu.

3) Chư dân, hãy ca tụng Ngài; thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài.

BÀI ĐỌC II: Gl 4, 4-7

“Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ”.

Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, khi đã tới lúc thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ, sinh dưới chế độ Luật, để cứu chuộc những người ở dưới chế độ Luật, hầu cho chúng ta được nhận làm dưỡng tử. Sở dĩ vì anh em được làm con, Thiên Chúa đã sai Thần Trí của Con Ngài vào tâm hồn chúng ta, kêu lên rằng: “Abba!”, nghĩa là “Lạy Cha!” Thế nên, bạn không còn phải là tôi tớ, nhưng là con; mà nếu là con, tất bạn cũng là người thừa kế, nhờ ơn Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Dt 1, 1-2

All. All. – Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau hết, tức là trong những ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi người Con. – All.

PHÚC ÂM: Lc 2, 16-21

“Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi… và tám ngày sau người ta gọi tên Người là Giêsu”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ. Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ. Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.

Đó là lời Chúa.
 
Lối Về Hân Hoan
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
01:00 31/12/2021

Lễ Hiển Linh
Lối Về Hân Hoan

Cách đây hơn hai ngàn năm, Thiên Chúa đã tỏ mình cho muôn dân qua sự dẫn dắt của một ngôi sao lạ: “Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem miền Giuđê thời Vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem và hỏi: Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2,1-2). Các nhà chiêm tinh đi tìm Đấng Cứu Thế, nhờ nhìn thấy ngôi sao. Ngày xưa người ta tin rằng: khi một ngôi sao lạ xuất hiện là có một đấng vị vọng ra đời. Vua Alexandre của Hy lạp hay vua Caesar của Rôma sinh ra, ngườt ta cũng nói có sao lạ xuất hiện. Người Hy lạp gọi những người nổi tiếng là sao. Ngày nay cũng vậy, các tài tử nổi tiếng gọi là “minh tinh màn bạc”, các cầu thủ giỏi gọi là “siêu sao”. Trong nghề bói toán, người ta cũng xem “sao chiếu mệnh” để biết vận mạng con người. Người Do thái cũng vậy, nên sách Dân Số có lời sấm của Bilơam: “Một vì sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng chỗi dậy từ Itraen” (Ds 24,17).

Các nhà chiêm tinh theo ánh sao lên đường. Ngôi sao lạ không đưa họ tới Belem mà đưa tới Giêrusalem.

Giêrusalem được coi là thành thánh, bởi ở đó xưa kia tổ phụ Abraham đã đem con trai Isaác để sát tế cho Thiên Chúa. Chính nơi đây, vua Salomon đã xây dựng đền thờ nguy nga bằng gỗ quý từ Libăng đem về. Vào thời vua Hêrôđê, ngôi đền thờ ấy đã được xây dựng lại, một công trình vĩ đại, phải mất 46 năm mới hoàn tất. Vì là thành thánh và là nơi có đền thờ, nên không lạ gì khi các nhà chiêm tinh đi tìm vua dân Do thái mới sinh lại không dừng chân nơi này.

Tới Giêrusalem, họ hỏi vua Hêrôđê: “Đức vua dân Do thái mới sinh hiện ở đâu?”. Ba nhà chiêm tinh đã đem đến một tin làm chấn động cả dân thành, khiến từ vua chúa quan quyền cho đến bậc thứ dân đều sửng sốt hoang mang. Nhà vua liền triệu tập các học giả vốn được coi là những người đoán biết được mệnh trời.Vua hỏi các thượng tế và kinh sư. Họ trả lời : “Tại Bêlem, miền Giuđê”. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, nhà vua cùng các bậc học giả uyên thâm đó, chẳng một ai nghĩ là chính mình cần phải đi tìm vị tân vương. Họ chỉ hướng cho ba nhà chiêm tinh đi Bêlem.

Các nhà chiêm tinh Đông phương lại nhìn thấy ngôi sao xuất hiện và lên đường theo ánh sao. Họ đã tìm ra Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ hang lừa. Đó chính là vị Cứu tinh mà Israel từ lâu mong đợi. Vị Cứu tinh chào đời tại Bêlem như lời Ngôn sứ Mikha đã loan báo “Phần ngươi, hỡi Bêlem Epratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị lãnh tụ chăn dắt dân Israel” (Mk 5,1). Các nhà chiêm tinh vui mừng tôn kính dâng lễ vật bái thờ Người.

Ngôi sao xuất hiện ở phương Đông được ông Bilơam tiên báo: “Một Vì Sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng trỗi dậy từ Israel” (Ds 24,17). Các nhà chiêm tinh đến từ vùng đất phương Đông, quê hương của Bilơam. Ngôi sao họ nhìn thấy vốn là dấu hiệu chỉ vương quyền. Ngôi sao nhắc lại lời sấm chúc phúc của Bilơam thuở xưa nói về triều đại Đavít và về chính Đấng Mêsia. Một ngôi sao lạ ở phương Đông xuất hiện trên bầu trời đầy sao.Các nhà chiêm tinh nhận ra ngôi sao lạ. Họ tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái. Họ lập tức khởi hành, lên đường tìm kiếm. Con đường đi của họ dẫn qua sa mạc, bụi bặm, nóng bức và giá lạnh. Ðó là một con đường đầy chông gai khó khăn, vất vả và nguy hiểm.

Họ ra đi “Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại”. Họ mừng rỡ vô cùng. Họ gặp Hài Nhi, liền sấp mình bái lạy, với lòng thành họ dâng tiến lễ vật vàng, nhũ hương và mộc dược.

Câu chuyện Phúc âm tuyệt đẹp. Ba nhà chiêm tinh đi tìm Đấng Cứu Thế theo ánh sao lạ. Nếu Thiên Chúa đã dùng cột mây lửa để dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về Đất hứa thì Người cũng có thể dùng ngôi sao lạ để dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh. Nhưng sự thật vô cùng trớ trêu là khi vị Cứu tinh xuất hiện sau bao thế kỷ chờ đợi thì dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm. Các thượng tế, các kinh sư có thái độ dửng dưng thụ động. Họ rành rẽ Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế nhưng họ chẳng cất bước đến Bêlem. Còn Hêrôđê thì hốt hoảng bối rối, sợ ngai vàng bị lung lay nên tìm cách loại trừ với mưu mô cạm bẫy.

Tấn bi kịch cuộc đời Hài Nhi bắt đầu, bị người đồng hương từ khước, bị tẩy chay, bị giết chết. Chỉ có các nhà chiêm tinh hăng hái lên đường lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Họ đã làm tất cả miễn sao gặp được Đấng Cứu Tinh. Cho dù Đấng ấy chẳng uy nghi ngự trong lâu đài điện ngọc nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quý giá với cả tấm lòng thành.

Phụng vụ đọc câu chuyện tuyệt đẹp này trong ngày Lễ Hiển Linh “Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại”. Các nhà chiêm tinh là dân ngoại, họ đại diện cho mọi dân tộc, họ khao khát tìm kiếm ơn cứu độ. Sau này Chúa Giêsu đã xác định: “từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Abraham, Isaac, Giacop trong Nước Trời” (Mt 8,11). Các thượng tế và các kinh sư thông hiểu Thánh Kinh, họ giảng giải thật hay cho Hêrôđê, nhưng chỉ là lý thuyết. Họ tìm Đấng Cứu Thế trong sách vở nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ. Những người chuyên nghiên cứu sách vở đầy sự uyên bác thông thái, nếu không lên đường, không thao thức tìm kiếm thì chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa.Trái lại, những tâm hồn đơn sơ, khó nghèo như các mục đồng, hay cởi mở và khao khát chân lý như các nhà chiêm tinh lại được diễm phúc gặp gỡ Người vì họ đã dám mạo hiểm lên đường tìm kiếm, bước đi theo các dấu chỉ.

Thiên Chúa vẫn luôn tỏ mình ra cho nhân loại qua những dấu chỉ tự nhiên của trời đất, qua từng biến cố lịch sử, qua Lời Người trong Thánh Kinh, qua sự hiện diện của dân Chúa là Giáo Hội, qua các Bí tích. Muốn gặp được Thiên Chúa, nhất thiết phải nổ lực tìm kiếm. Cho dầu có những thử thách, cam go, những hiểm nguy cạm bẫy, vẫn luôn kiên trì trong đức tin, bền đổ trong lòng mến.

Hôm nay, không có ngôi sao Đông phương nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa. Chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp tìm gặp Người. Đó là ánh sáng của Lời Chúa: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”. Bước đi trong ánh sáng Lời Chúa, chúng ta sẽ trở nên ngôi sao dẫn đường cho nhiều người tìm đến Thiên Chúa. Thánh Phaolô mời gọi : “Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).Tại sao các Kitô hữu được gọi là các vì sao? Thánh Gioan giải thích : “Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta”(1Ga 4,12). Nói cách khác, Thiên Chúa của chúng ta là một vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng Người muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác nữa, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18). Cho nên cách sống yêu thương của người Kitô hữu làm cho người ta nhìn thấy và nhận biết được Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã so sánh thế gian như vòm trời tăm tối, và khuyến khích các Kitô hữu hãy sống yêu thương để có thể thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời ấy.

Thời nay, Mẹ thánh Têrêxa Calcutta với tấm lòng yêu thương bao lao là một vì sao chiếu sáng trên vòm trời. Chúa muốn chúng ta là ánh sáng chiếu tỏa cho mọi người chung quanh: “Các con là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Kitô hữu trở nên ánh sao tình yêu, ánh sao tha thứ, ánh sao hy vọng, ánh sao công bình, ánh sao bác ái, ánh sao đạo đức, góp phần dẫn đường cho người khác đến với Chúa. Ngôi sao Đông phương dẫn các nhà chiêm tinh đến gặp Chúa Hài Nhi rồi tiến dâng lễ vật. Chúng ta nhờ ánh sáng Lời Chúa soi dẫn trên hành trình cuộc đời. Lời Chúa là ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp chúng ta sáng lên niềm tin. “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa” (Lc,11,28), Chúa Giêsu chỉ cho thấy sự cao cả đích thực của Đức Maria, như thế mở ra cho mỗi người chúng ta khả năng sống mối phúc phát sinh từ Lời được lắng nghe và đem ra thực hành. (x.Verbum Domini, số 124).

Tin Mừng hôm nay kết thúc bằng ghi nhận, các nhà chiêm tinh trở về bằng một lối đi hân hoan: “Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình”. Khi đã được gặp gỡ Thiên Chúa, con người phải có một quyết định thay đổi đời sống. Họ không thể sống theo con đường cũ, mà phải đi một con đường khác: con đường của niềm tin, con đường của ánh sáng. Một khi đã gặp được Thiên Chúa, con người sẽ được biến đổi. Khi đã có Chúa, các nhà chiêm tinh không đi theo con đường tăm tối trước đây nữa, nhưng đi theo một lối đi mới. Con đường này sẽ đưa các ông bước vào một hành trình mới đó là hành trình sống và loan báo cho mọi người về những gì các ông đã thấy, về đức tin các ông đã lãnh nhận, về niềm vui và hy vọng mà các ông đang được hưởng.

Khi gặp được Chúa rồi, các nhà chiêm tinh đã được biến đổi trong đời sống nên các ông lên đường trở về theo lối khác. Cuộc gặp gỡ Hài Nhi, gặp gỡ Thiên Chúa đã đem lại cho các ông một cuộc đời mới. Đời họ đã chuyển sang một hướng khác. Họ không đi về hướng cũ có sự truy lùng của Hêrôđê. Họ đã không về với con đường đầy hận thù, chia rẽ, quyền lực, danh vọng...Nhưng họ đi về với một con đường khác.Con đường có sự hiện diện của Thiên Chúa, con đường của niềm vui và bình an sâu thẳm trong tâm hồn. Một lối về hân hoan.

Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh kinh, qua Giáo hội, qua các Bí tích, qua cuộc sống hàng ngày. Ðể gặp Ngài, chúng ta cần có Lời Chúa soi dẫn và Đức Tin nâng đỡ. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn đường cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa để đi vào đường lối Tin Mừng.
 
Chúa Tỏ Mình Ra
Lm Vũđình Tường
02:15 31/12/2021
Lễ Chúa tỏ mình ra cho ba nhà chiêm tinh từ Phương Đông mang í nghĩa Chúa tỏ mình ra cho muôn dân. Có nhiều tên gọi cho ba vị này. Khi thì gọi họ là nhà chiêm tinh; lúc khác lại nhắc đến là ba nhà khôn ngoan, khi khác nữa lại gọi họ là ba vua từ phương Đông. Chiêm tinh bởi họ là những chuyên gia về tinh tú. Gọi là nhà khôn ngoan, thông thái bởi họ không đi tìm vinh quang phú quí trần thế, họ đi tìm vinh quang nước trời. Họ đi tìm í nghĩa thực sự của cuộc sống và đi tìm sự sống trường sinh. Khôn ngoan bởi họ bỏ tất cả mọi sự đang có sau lưng, của cải, quyền thế và ngay cả ngai vàng, để đi tìm Vua Trời, người cầm quyền sinh tử con người. Trước khi gặp ấu Chúa, họ đến gặp vua Herôđê hỏi thăm tin tức nơi ấu Chúa sinh ra. Hêrôđê tiếp đãi họ theo đúng phong cách các vua. Ba vị chuẩn bị kĩ cho chuyến đi, cho sự an toàn, cho nhu cầu cần thiết trong chuyến đi. Ngoài ra ba vị còn cẩn trọng chọn lựa lễ vật dâng kính ấu Chúa. Dân chúng phủ phục trước vua của họ. Vua không bao giờ quì gối trước thần dân. Khi gặp ấu Chúa ba vua khiêm nhường phủ phục tôn vinh ấu Chúa. Hành động này cho biết họ tôn kính ấu Chúa là vua của họ và họ là thần dân của Ngài. Họ dâng kính Ngài vàng nhũ hương mộc dược để tỏ tấm chân tình vừa tôn vinh, vừa kính phục hết sức, hết mình, hết trí khôn.

Tuần lễ cuối trong năm phụng vụ, trước Mùa Vọng, là lễ kính Đức Kitô Vua vũ trụ. Ngày lễ kính ba vua từ phương Đông xác nhận Đức Kitô là Vua các vua. Vua trần thế từ khắp tận cùng trái đất, tìm đến bái lậy ấu Chúa, Vua đất trời. Việc thăm viếng của họ cho biết Đức Kitô là Vua toàn thể vũ trụ, Vua toàn thể nhân loại. Ngài không từ chối bất cứ ai thành tâm đón nhận Ngài là Vua đời họ. Muôn dân từ Đông Sang Tây, từ Nam ra Bắc, tất cả đều thờ chung một Chúa Trời. Ngài coi họ ngang hàng, bình đẳng, không phân biệt sắc tộc, mầu da, ngôn ngữ. Tất cả đều bằng nhau trong nước Chúa. Ấu Chúa tỏ mình ra trước tiên cho người nghèo khó nhất xã hội thời đó là các mục đồng. Sau đó Ngài tỏ mình ra cho người sang trọng, quyền thế nhất là vua một nước. Như thế ấu Chúa là Vua chung của người giầu sang, quyền thế cũng như Vua của người nghèo hèn, sống nơi hoang địa.

Ấu Chúa chọn sinh nơi hoang địa để nói lên Ngài đến trần gian làm Vua tâm hồn con người. Ngài từ chối làm vua của cải, vật chất. Ngài từ chối sinh ra nơi cung điện cao sang, nguy nga, mĩ lệ. Ngài chọn sinh nơi máng lừa, nghèo hèn để nói lên Ngài là Vua của tình thương, Vua của lòng mến. Vua của những ai thành tâm tìm kiếm Ngài. Những ai thành tâm tìm kiếm sẽ gặp và ngài ban cho họ ơn trở thành con Thiên Chúa.

Ba vị chiêm tinh tìm gặp ấu Chúa bởi họ chân thành. Ngài ban cho họ ơn nhận biết qua quan sát tinh tú 'Chúng tôi thấy vì sao của Ngài xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lậy Người' Mt 2,3

Các vì sao không mặc khải cho biết Thiên Chúa nhưng ánh sáng chúng dẫn đường đến với Chúa. Điều này cho thấy Chúa tỏ hiện ra cho con người qua chính con Một Chúa và còn qua tạo vật do Chúa dựng nên. Tất cả chúng ta đều biết tinh tú nhưng nhận biết vì tinh tú nào dẫn đường cần có ơn riêng. Ơn riêng đó ba vị chiêm tinh nhận được cách đặc biệt.

Hêrôđê nói với ba vua phương Đông,

'Xin quí ngài đi tìm hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lậy Người' Mt 2,8

Hêrôđê nói với ba vua phương Đông một đàng nhưng ông hành xử hoàn toàn trái ngược điều ông nói. Ông dã tâm, tàn ác với dân ông, khiến cha mẹ của bao trẻ em vô tội mất mạng vì tham vọng cá nhân của ông. Ông không nghe tiếng khóc than của dân ông bởi ông coi ngai vàng trọng hơn mạng sống thần dân, mạng sống trẻ thơ. Hêrôđê có thể gạt được ba vị chiêm tinh, nhưng ông không thể gạt được Thiên Chúa bởi Thiên Chúa đọc được tâm trí ông, đọc được dã tâm của ông. Vì thế Thiên Chúa sai sứ thần đến báo cùng ba vị chiêm tinh hãy tìm đường khác trở về quê nhà.

Hài Nhi dùng sao sáng dẫn đường cho ba vị chiêm tinh tìm đến cùng Ngài. Ngài chính là mặt trời công chính, toả ánh vinh quang dẫn đường và ban sự sống trường sinh cho những tâm hồn thiện tâm.

TiengChuong.org

Appearance

The Feast of the Epiphany is the celebration of God who revealed Himself to people from the East. There was no explanation for naming different titles for people who came from the East. Some called them the Magi, others the wise men, and others again, the three kings. They were wise in their search for the purpose and meaning of life. They had everything that people were longing to have, and yet they were able to leave it all behind, including their throne and power and wealth, in searching for the new born King, the author of life. When they found the new born King, they humbled themselves, kneeling in front of a baby to pay Him homage. This revealed the true humility deep in their hearts. Prior to meeting the new born King, they came to consult King Herod on the where abouts of the new born King; they received the royal welcoming protocol. They had prepared well for their journey. They prepared not just for their own safety and needs on the journey. They also thought about gifts which were fitting for the new born King. People kneel before their king, not the other way round. Disregarding their social status as king, meeting the new born King, the earthly kings knelt before the new born King. This act alone meant they confessed Jesus was their King and they were His people. They offered Jesus gifts of gold, frankincense and myrrh to say they were sincere, and honest in their respect.

The final week of the liturgical year, just before the Advent Season, we celebrate the Feast Christ the King of the universe. The Feast of the Epiphany confirmed the Feast Christ the King, where earthly kings, who came from the far end of the earth, went in search to worship the heavenly King. Their visit implied Jesus was born for the whole world. Their visit showed Jesus revealed Himself for people of good will. There is no different between East and West, North and South. We are all the same, all equal before God. Jesus first showed Himself to the poorest of the poor, the shepherds; Jesus then showed Himself to the richest of the rich, kings. Jesus is King of the voiced and the voiceless.

Jesus chose to be born in the wilderness to show He was not king of the material world, but King of eternal love, and those who are thirsting for everlasting love come to Him. Those who come to Him, God makes them His children. Because of their love for God, the three wise kings were able to know God through their observing of the star, 'We saw his star as it rose and have come to do him homage'. Mat 2,3. The star revealed not God but its lights show the way leading the Magi to the Lord. It meant God revealed Himself to the human race in more than one ways. We all see the stars in the sky but decoding the signs of the stars is a mystery.

King Herod told the Magi,

'Go and find out all about the child' he said 'and when you have found him, let me know, so that I too may go and do him homage'. Mat 2,8

He told them that he would act in an honest and honourable way, but in reality he acted in a horrible, corrupted way, that imposed immeasurable pain and suffering for his own people, whose parents mourned day and night for the death of their innocent children. God could see Herod's words and his heart which was in disunity. Herod tried to fool the Magi. He could have fooled them, but not God. In their dream, God's angel told the Magi to return home by a different way.
The baby Jesus was the rising star shining the way leading to the Father. He became the rising sun bringing God's salvation to people of goodwill.
 
Hiển Linh hành trình sống đạo
Lm. Nguyễn Xuân Trường
03:48 31/12/2021
HIỂN LINH HÀNH TRÌNH SỐNG ĐẠO

Phúc Âm lễ Chúa Hiển Linh kể chuyện ba vua hiệp hành tìm kiếm và thờ lạy Chúa Hài Đồng. Đó cũng là hành trình sống đạo của mỗi chúng ta qua 3 điều: Mắt nhìn, chân bước, và lòng dâng.

1. Mắt Nhìn. Xã hội ngày nay đề cao tầm nhìn. Thật ra, từ xưa Kinh Thánh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mắt nhìn. Mắt nhìn sai đã gây nên sa ngã như Evà nhìn trái cấm, nhưng mắt nhìn đúng lại giúp hưởng ơn cứu độ khi nhìn Đấng chịu treo trên thánh giá. Ba vua đã có tầm nhìn cao và sâu khi nhìn thấy “ngôi sao của Chúa” trên cao và thấy Thiên Chúa tối cao nơi Hài Nhi Giêsu bé nhỏ. Quả thật, việc nhìn thấy Chúa trong mọi sự là điều hết sức quan trọng trong đời sống đạo. Cách nhìn hướng dẫn cách sống.

2. Chân Bước. Đạo là đường. Đường để đi chứ không để ngồi ì. Phúc Âm thường kể Chúa Giêsu thi hành sứ vụ trên đường đi. Hơn nữa, chính Chúa công bố: “Thầy là đường.” Nhiều người biết Hài Nhi Giêsu sinh ra ở Bêlem, nhưng vua Hêrôđê và các thượng tế, kinh sư thì ngồi yên ở nhà, còn ba vua dấn bước lên đường tìm Chúa. Hiện nay, Đức Thánh Cha đang mời gọi cả Giáo hội cùng nhau tiến bước lên đường.

3. Lòng Dâng. Khi thấy Hài Nhi, ba vua sấp mình thờ lạy và dâng tiến lễ vật. Sống đạo rất cần một tấm lòng thành kính và quảng đại. Tôn giáo nhằm giúp con người mở lòng quảng đại dâng hiến chứ không phải khép lòng cầu lợi cho mình. Ở đây, chúng ta cần nhìn lại thái độ của mình khi cầu nguyện, khi tham dự thánh lễ, xem lại lòng mình quảng đại ra sao khi đóng góp cho Nhà Chúa.

Hiển Linh là Chúa tỏ mình nơi một trẻ thơ bé nhỏ. Hình ảnh này mời gọi chúng ta cần nhìn thấy Chúa nơi những người xung quanh và nơi chính bản thân mình. Đó là Tin Mừng vĩ đại của Giáng Sinh, để mọi người nhìn nhau, đối xử với nhau một cách yêu thương kính trọng như với Thần Linh, như với Thiên Chúa. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:54 31/12/2021

28. Không nên yêu quý ý kiên riêng mình, nó sẽ làm cho con tê dại say nhào; uống rượu say và tồn đọng ý kiến riêng, cả hai đều sẽ dạy con mất đi lý trí.

(Thánh Frnacis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:13 31/12/2021
53. GIẢ THỊT LỢN NƯỚC

Mễ Nguyên Chương thích viết lại các kiểu chữ của người khác, mà viết rất giống.

Một lần nọ, ông ta đi Đơn Dương có việc, quận thú Đơn Dương là Dương Thứ Ông thiết tiệc đãi ông ta, nói:

- “Hôm nay tôi nấu thịt lợn nước xào rất ngon, mời ngài ăn thử xem sao”.

Mễ nguyên Chương sợ bị độc, từ chối không ăn, Dương Thứ Ông cười nói:

- “Thực ra dĩa thức ăn này là một loại cá khác, ngài đừng có lòng nghi ngờ. Nó chính là “yến bản” (1) đó mà !”

(Lượng Ban Thu Vũ Am Biên bút)

Suy tư 53:

Có những tiệm ăn treo đầu dê bán thịt chó, có những quán nhậu treo đầu chó bán thịt...giả cầy y chang thịt chó, đó gọi là “yến bản” tức là hàng dỏm, thịt chó dỏm.

Có một vài người Ki-tô hữu cũng treo “đầu dê bán thịt chó” khi họ cũng bỏ tiền ra làm việc bác ái, nhưng không phải vì yêu thương, mà là vì để được tiếng tăm, và có khi lợi dụng làm việc từ thiện để quảng cáo công ty, xí nghiệp của mình, họ “yến bản” bác ái dỏm, từ thiện dỏm.

Thời đại vi tính cái gì “yến bản” cũng được, nhưng để làm ra “một quả tim bằng thịt biết yêu thương” thì khoa học hay vi tính đều chịu thua. Chỉ có sự bắt chước gương phục vụ hy sinh đến quên mình của Đức Chúa Giê-su và các môn đệ của Ngài, thì mới có sức mạnh kỳ diệu biến những tấm lòng khô khan tình người, thành những tâm hồn biết yêu mến tha nhân; biến những quả tim sắt đá thành những quả tim bằng thịt biết xúc động trước nổi bất hạnh của tha nhân.

Đó là hàng thật, hàng này chỉ có bắt chước theo quả tim đầy lửa yêu mến của Đức Chúa Giê-su mới làm được mà thôi.

(1) Yến bản: bắt chước cách viết chữ của người khác hoặc sách cổ, thường gọi là hàng hóa giả mạo.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:00 31/12/2021
Ngày 1 tháng 1

LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA


Tin Mừng: Lc 2, 16-21.

“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.


Anh chị em thân mến,

Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ làm mẹ của Đấng cứu thế là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với con mình là Đức Chúa Giê-su.

1. Đức Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.

Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Đức Cha và Đức Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại thì Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Ni-xê-a (325) đã long trọng tuyên bố và xác tín, và mỗi ngày chúa nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ.

Đức Chúa Giê-su là Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Ngài đến sau tôi nhưng có trước tôi” (Ga 1, 30b), cũng có nghĩa là với bản tính loài người Đức Chúa Giê-su sinh sau thánh Gioan Tiền Hô, nhưng với bản tính Thiên Chúa thì Ngài đã có trước thánh Gioan Tiền Hô. Và như thánh Gioan tông đồ đã xác quyết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.(Ga 1, 1) ngài đã xác tín Đức Chúa Giê-su là Ngôi Lời tức là Thiên Chúa.

Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài thật sự là con duy nhất của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Ngài và cũng là Mẹ Thiên Chúa.

2. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa

Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa vốn không một ai có thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại chúng ta.

Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ thật của Đức Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Đức Chúa Giê-su, được Đức Mẹ Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Đức Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)

3. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ của chúng ta

Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Đức Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ (thánh Gioan tông đồ): “Đây là mẹ của anh”, kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Ma-ri-a, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.

Anh chị em thân mến,

Mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc cộng tác với Đức Chúa Giê-su để cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, và là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại.

Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

------------------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Không Bao Giờ Là Mẹ Ghẻ
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
11:04 31/12/2021
Không Bao Giờ Là “Mẹ Ghẻ”

Mẹ Thiên Chúa 2022

Trong những ngày cuối năm Dương lịch 2021 nầy, “khung trời Việt Nam” sao u ám đến lạ thường ! Thì ra, cái u ám, cái “nỗi buồn xã hội” nó đến từ bản tin đang tràn ngập trên các diễn đàn báo giấy, báo mạng, các loại hình sử dụng internet, điện thoại thông minh: Bé Nguyễn Thái Vân Anh 8 tuổi bị mẹ ghẻ bạo hành cho đến tử vong !

Câu chuyện thương tâm bé Vân Anh đã xảy ra liền trước lễ Giáng Sinh hai ngày (22.12.2021). Đối với những Kitô hữu, hình ảnh của Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu trong suốt Mùa Giáng Sinh nầy chắc chắn sẽ mang lại những niềm vui và yên ủi để làm vơi đi những “nỗi buồn xã hội” không chỉ với một câu chuyện “bé Vân Anh” của một ngày 22.12.21 mà có lẽ còn nhiều câu chuyện “mẹ ghẻ con chồng” đang xảy ra từng ngày trên khắp thế giới.

Thật vậy, khi chọn lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa” cho ngày đầu năm Dương lịch nầy, Mẹ Hội Thánh muốn tôn nhận “Đức Maria Mẹ Thiên Chúa” làm “Nữ Vương Hòa Bình”, làm Người Mẹ che chở và bảo bọc thế giới cho cuộc hành trình của cả một năm. Chính danh xưng và tước vị “Mẹ Thiên Chúa” mà Hội Thánh dành riêng cho Mẹ đã nói tất cả ý nghĩa và niềm xác tín nầy. Và đó là câu chuyện cách đây hơn 15 thế kỷ !

Vào thế kỷ thứ năm, Giám mục Constatinople là Nestorio đã chủ trương một giáo lý sai lạc về Chúa Kitô: hai bản tính, hai ngôi vị… Trước thách đố về truyền thống đức tin và hiệp nhất Giáo Hội nầy, Công Đồng Êphêsô được triệu tập để giải quyết. Và rồi, dân thành Êphêsô đã có một đêm rước đuốc tưng bừng, đêm 22.06.431, để vui sướng hân hoan vì sự vinh thắng của đức tin truyền thống về mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể mà trong đó liên quan mật thiết đến Đức Trinh nữ Maria như lời tuyên tín của Công Đồng Êphêsô: “Nếu ai không tuyên xưng Đấng Emmanuel là Thiên Chúa thật, và do đó, Rất Thánh Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sinh ra xác phàm của Ngôi Lời nhập thể, thì mắc vạ tuyệt thông”.

Kể từ cái “đêm không ngủ rực sáng tưng bừng Êphêsô” ấy, một làn gió xuân tươi mát dịu dàng của “Tình Mẹ”, một nền thần học ấm áp tình mẫu tử của “Đấng Đầy ơn phước”, một nền giáo lý đầy tươi vui hy vọng của lời chào thân thương “Ave Maria”… đã rợp bóng trên toàn thể địa cầu. Và rồi, sau hơn 15 thế kỷ từ biến cố Công đồng Êphêsô, tín điều “Mẹ Thiên Chúa”, sau những chặng đường dài được sống, suy tư, cầu nguyện và củng cố trong nhịp sống đức tin của dân Chúa, đã được Công Đồng Vatican II tái tuyên xưng một cách thâm thúy và nhẹ nhàng trong Hiến chế về Hội Thánh: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa… Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo Hội… Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Đức Kitô” (GH 61,63).

Mà không chỉ có ngôn ngữ của tín điều, của thần học, giáo lý, chân lý “Mẹ Thiên Chúa” đã đi vào thi ca, âm nhạc, hội họa…; trong số đó, người Công Giáo Việt Nam tự hào về biết bao khúc hát, bài thơ, tranh họa… diễn tả, trình bày chân lý nầy qua “ngôn ngữ nghệ thuật thánh”. Đơn cử như những lời thật thân thương trong ca khúc “Hội Nhạc Thiên quốc” của cố linh mục nhạc sĩ Hoàng Diệp:

Mẹ lặng chiêm ngắm con ngủ bên lòng

Mắt chẳng còn ngó Mẹ khi con mỉm cười

Dầu vậy hơi thở con như lửa nồng

Yêu đương nung đốt Mẹ thôi

Dịu ngọt khôn ví chứa chan tâm hồn

Lúc ẵm bồng Chúa Mẹ tha thiết áp lòng

Kìa Mẹ yêu Chúa ai hiểu cho cùng

Trên con Thiên Chúa Mẹ hôn…

Vâng, Chúa Ngôi Hai, Hài Nhi Giêsu thật hạnh phúc khi có Mẹ; và chúng ta, “những người em của Chúa Giêsu”, cũng thật vui sướng vì “chúng ta có Mẹ, chúng ta còn Mẹ”, chúng ta xứng đáng có được một “bông hồng cài áo”, như truyền thống của người Nhật Bản mà thiền sư Nhất Hạnh đã kể lại và cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã diễn đạt trong một ca khúc nỗi tiếng về mẹ: “Một bông hồng cho anh, một bông hồng cho em, một bông hồng cho những ai đang còn mẹ… Thì xin em hãy cùng tôi vui sướng lên, hãy cùng tôi vui sướng lên…” (Ca khúc “Bông Hồng cài áo” của Phạm thế Mỹ).

Cái “lý của con tim” là thế, nhưng còn “cái lý của thần học, của truyền thống lịch sử cứu độ” liệu cái tước vị “Mẹ Thiên Chúa” có ổn không? Trước khi truyền thống thần học trả lời và giải đáp cho vấn nạn trên, thì ngay từ buổi đầu khai nguyên Kitô giáo, Thánh Tông Đồ Phaolô đã khẳng định: “khi đã tới lúc thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ, sinh dưới chế độ Luật, để cứu chuộc những người ở dưới chế độ Luật, hầu cho chúng ta được nhận làm dưỡng tử” (Thư Galát của Bài đọc 2). Riêng Thánh sử Luca đã minh họa sự kiện “Người phụ nữ sinh Con Thiên Chúa” qua “bản Tin Vui” thiên thần báo cho các mục đồng Bêlem và một hiện thực được chính các mục đồng chứng kiến: “Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này” (Tin Mừng Luca).

Như vậy, việc Thiên Chúa chọn lựa một “Trinh Nữ Vô Nhiễm” để sinh ra “Ngôi Lời vĩnh cửu mặc lấy xác phàm” chẳng những rất hợp lý mà còn cần thiết để xóa sạch “vết đen” của những người “phụ nữ tổ phụ” của Dòng tộc Đấng Thiên sai. Thật vậy, trong thứ tự gia phả của Đấng Thiên Sai (Mt 1,1-16), đã có ít nhất 4 người phụ nữ không ra gì: Tama loạn luân (St 38, 1-30), Rakháp mãi dâm (Gs 2, 1-21), Rút ngoại đạo (R 3-4), Bátsêba ngoại tình (2 Sm 11,12). Và người phụ nữ cuối cùng trong cái “gia phả đầy tính nhân loại yếu đuối bất toàn” đó chính là Maria: “… Maria, bà là mẹ của Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô” (Mt 1,16).

Cũng thế, nếu Đấng Kitô, “Con chiên vô tội của Thiên Chúa”, lại chấp nhận chen lẫn với đoàn người tội lỗi bước xuống dòng sông Giođan để Gioan Tẩy Giả thanh tẩy, nếu “Đấng Thánh của Thiên Chúa” sẵn sàng chén thù chén tạc với bọn người thu thuế tội lỗi như Matthêô, Giakêu, không ngại tiếp xúc với những người phụ nữ ố danh tai tiếng …, nếu “Con Chiên vẹn tuyền của Thiên Chúa”, lại chấp nhận bị kết án, bị lột trần, bị đánh tan nát và bị đóng đinh chết giữa hai tên trộm cướp…, thì việc Ngài chấp nhận làm Con của một người Trinh Nữ thánh thiện có gì là bất hợp lý đâu ! Và Thánh Giáo Phụ Athanasio đã tóm tắt “luận chứng thần học” về mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa qua những dòng sau: “Ngôi Lời đã nhận lấy dòng giống Ápraham, như thánh Tông Đồ nói, bởi thế Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, và phải mang lấy một thân xác giống chúng ta. Vì vậy, cần phải có Đức Maria để từ nơi Mẹ, Ngôi Lời nhận lấy một thân xác và Người hiến dâng thân xác ấy như của riêng mình để chúng ta được hưởng nhờ” (Bài đọc 2 giờ Kinh Sách lễ Mẹ Thiên Chúa).

Nhưng ai cũng biết, trong sâu thẳm trái tim của các bà mẹ, lý trí thường nhường bước cho tiếng nói của trái tim. Trái tim của Mẹ Maria đã từng không cần biết “con có bổn phận ở nhà của Cha Con” (Lc 2,49), mà chỉ cần muốn biết “Sao con lại xử với cha mẹ con như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con” (Lc 2,48). Và suốt 2000 năm nay, Mẹ Maria cũng đã ứng xử như vậy với tất cả chúng ta, những đứa con nhân loại đang đi lạc xa đàng rỗi. Chính vì thế, mà Mẹ đã không tìm kiếm trên khắp vạn nẻo đường thế giới: Từ Lộ Đức tới La Vang, từ Trà Kiệu tới Fatima, từ Măng đen tới Tà Pao… Mẹ luôn dõi theo từng bước chân của Hội Thánh để chăm sóc giữ gìn, để động viên an ủi, để dạy bảo khuyên răn... Nói cách khác, Mẹ không ngừng đem cho Giáo Hội những làn gió mát của Thánh Thần để chiếc sáo Giáo Hội rung lên những giai điệu tuyệt vời hầu chuyển tải sứ điệp Tin Mừng cho muôn dân tộc, như cách diễn tả của thi sĩ Xuân Diệu, một người ngoại giáo, đã cảm nhận sâu sắc về Mẹ Trà Kiệu qua mấy câu thơ mượt mà thanh thoát:

Nên hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ,

Giữa đáy trưa trong lòng Mẹ vô cùng.

Con là sáo mẹ là ngàn vạn gió,

Mẹ là trời con là hạt sương rung.

Phải chi bé Vân Anh được sống với người “mẹ thật” chứ không là “mẹ ghẻ V.N.Q.T” thì em sẽ lớn lên và sẽ trở thành một cây sáo mang cho đời những giai điệu đẹp đẽ cao quý chứ không bị bạo hành và chết cách tức tưởi ! Và hôm nay, trong ngày đầu năm mới Dương lịch, ngày cầu cho hòa bình thế giới, ước gì mỗi người chúng ta hãy đón nhận Đức Mẹ vào cuộc đời mình như “người mẹ thật” chứ đừng như một “mẹ ghẻ”; và như thế, cuộc sống mỗi người, hay toàn nhân loại, sẽ lấp lánh đẹp đẽ như “những hạt sương rung” khi được ấp yêu bảo bọc dưới tia nắng ấm mặt trời là chính Mẹ, Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa ! Amen.

Trương Đình Hiền
 
Ơn Chữa Lành: Chưa Đủ…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:28 31/12/2021
Ơn Chữa Lành: Chưa Đủ…

Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh – Mt 4,12-17.23-25

`Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật lời rao giảng của Chúa Giêsu: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng, vì Nước Trời đã gần đến” (x.Mc 1,15; Mt 4,17). Nghĩa của hạn từ ăn năn sám hối – Métanoia – là thay đổi đời sống cách triệt để, từ cái nhìn, cảm nghĩ đến hành động. Đây là một sự đổi thay như quay ngược lối đi của mình với góc 180 độ.

Để mời gọi người ta đổi thay thì Chúa Giêsu lúc khởi đầu rao giảng đã dùng phương thế là chữa lành bệnh tật cho dân chúng về cả thể lý lần tình thần. Người chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền cho dân chúng và xua trừ các thần dữ. Nói đến ơn chữa lành thì không chỉ Kitô hữu mà hầu như bất cứ ai thuộc niềm tin tôn giáo nào đều cũng cảm nhận là hồng ân quý giá khiến nhiều người cảm mến và rồi đổi thay cuộc đời.

Dữ kiện này cũng như đang tái diễn trên nhiều nơi, cách riêng tại các trung tâm hành hương kính Chúa, Đức Mẹ hay các Thánh. Tuy nhiên cần chân nhận hiện thực này đó là số người được ơn chữa lành, các riêng về tật bệnh thể lý thì không nhiều. Và trong số được chữa lành thì không phải tất cả đều hoán cải ăn năn thay đổi đời sống một cách hữu hiệu. Và hơn nữa trong số người thay đổi đời sống thì vẫn có không ít người thay đổi một thời gian rồi sau đó đâu lại hoàn đấy, nếu không muốn nói là “ngựa theo đường cũ”. Ngoài ra chúng ta cần phải nói đến tình trạng rất, rất nhiều người vì quá bám víu vào ơn chữa lành tật bệnh thể lý mà không nhận được ơn nên đã chán nản và thất vọng, có khi là bị lung lay đức tin.

Dù không xem nhẹ ơn chữa lành là dấu chỉ tỏ bày lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đã dần dà nhận ra sự hạn chế của phương thế này. Và Người đã tìm ra phương thế tốt đẹp nhất để tỏ bày chân dung Cha trên trời, Đấng đầy lòng thương xót đó là liên đới với nhân loại đến cùng qua việc “gánh lấy” và “chia phần”. Người đã tự nguyện gánh lấy mọi bệnh hoạn tật nguyền nhân gian và cả hậu quả tội lỗi con người vào chính bản thân mình với tấm thân chẳng còn hình tượng người ta nữa trên cây thập giá. Người đã dùng chính tấm thân mình với trái tim vắt kiệt đến giọt máu, giọt nước cuối cùng để thông chia sự sống thần linh cho nhân trần.

Đây chính là Tin Mừng, tin vui cho mọi người trong mọi hoàn cảnh. Khi đón nhận Tin Mừng với lòng thành và sự khiêm hạ thì chúng ta sẽ biết cách thay đổi đời sống cách hữu hiệu và bền lâu. Giáo hội vẫn xác nhận ơn chữa lành các tật bệnh là một dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa. Tuy nhiên Giáo hội luôn nhắc nhở đoàn tín hữu cẩn trọng với hình thức sống đạo có phần mang tính “vụ lợi” này. Một sự hoán cải, đổi thay dựa trên nền tảng là tin vào Tin Mừng, tức là tin vào tình yêu liên đới, hiệp thông, chia sẻ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô thì bền lâu và sâu đậm hơn nhiều.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Và là Thầy dạy
Lm. Minh Anh
23:23 31/12/2021

VÀ LÀ THẦY DẠY
“Các mục đồng gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ”.

Judith Swanson tâm sự, “Từ ngày vào lớp Giải Phẫu học, chúng tôi thấy một bức hình gồm tên và vị trí của xương và cơ chính trên cơ thể con người. Nó ở đó suốt học kỳ, dù không bao giờ được đề cập. Hôm thi cuối cấp, nó biến mất. Đề thi, “Gọi tên và xác định vị trí của xương và cơ chính!”. Cả lớp phản đối, “Chúng tôi chưa bao giờ học cái đó!”. “Đó không phải là lời bào chữa!”, giáo sư nói; “Kiến thức đã có trong nhiều tháng”. Sau khi chúng tôi vật lộn với bài kiểm tra, ông thu bài và xé chúng. Ông nói, “Hãy nhớ, giáo dục không chỉ đơn thuần là học những gì bạn được chỉ bảo!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Giáo dục không chỉ đơn thuần là học những gì bạn được chỉ bảo!”. Ngày đầu năm Dương lịch, Hội Thánh mời gọi chúng ta chiêm ngắm và học nơi Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa ‘và là thầy dạy’ của mọi môn đệ. Nhiều lần, chúng ta đánh giá cao Đức Maria là môn đệ của Chúa Giêsu; tuy nhiên, trước khi trở thành môn đệ của Ngài, Maria là người đã sinh, dưỡng, dục, ‘và là thầy dạy’ của Đấng mà Mẹ là môn sinh của Ngài. Thật thú vị, Mẹ còn được gọi là “Ái Nữ của Con mình!”.

Tin Mừng hôm nay nói, “Hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ”. Trong hài nhi này, bản tính nhân loại kết hợp với bản tính thần linh. Maria là mẹ của Giêsu, một Giêsu có hai bản tính, hoàn toàn người và hoàn toàn Chúa. Ở đây phải xác định và bác bỏ hai thái cực. Chúa Giêsu không thực sự và thực sự chỉ là một Thiên Chúa vờ làm người; Ngài cũng không thực sự là một con người chỉ giả vờ là Chúa. Ngài không mang thần tính như chiếc áo có thể cởi ra khi vào cửa; và Con Thiên Chúa đã không đeo mặt nạ bằng da thịt để che giấu sự rạng rỡ của khuôn mặt thần linh. Không, Chúa Giêsu hoàn toàn là Chúa, hoàn toàn là người trong mầu nhiệm đức tin được gọi là “hiệp nhất bản thể”. Và bởi là mẹ của một người, không phải là mẹ của một bản tính, nên Maria là Mẹ của Chúa. Đây là giáo lý không suy suyển của Giáo Hội từ Công Đồng Êphêsô, thế kỷ thứ 5.

Qua thư Galata hôm nay, Phaolô nói, “Khi đã tới lúc thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ”. Chúa Giêsu không thể cứu chuộc những gì xa lạ với Ngài; Ngài đã mặc lấy thân phận con người của chúng ta. Vì vậy, thật phù hợp khi Ngài được sinh ra như tất cả mọi người, từ một người mẹ. Và nếu Maria biến mất khỏi các trang Tin Mừng sau khi sinh Chúa Giêsu thì Mẹ vẫn hoàn thành vai trò của mình trong lịch sử cứu độ. Sự vâng phục, quảng đại của Mẹ đã cho phép Thiên Chúa sử dụng cả xác lẫn hồn để viết chương đầu tiên của câu chuyện có thật của một con người, câu chuyện về một Giáo Hội. Như tất cả câu chuyện có thật; một nhân vật đến trước, một cuộc sống được sống, và sau đó, ‘cuốn sách’ ra đời!

Mẹ Thiên Chúa ban cho chúng ta một người mẹ khác, Mẹ Giáo Hội, người đã rửa chúng ta trong dòng nước Thánh Tẩy, nhận chúng ta vào gia đình Thiên Chúa. Thiên chức làm mẹ của Maria ban cho thế giới Chúa Giêsu; Chúa Giêsu ban cho chúng ta Giáo Hội. Chúng ta có Chúa Giêsu là anh trưởng và có Thiên Chúa là Cha; mỗi người chúng ta có thể nói, Mẹ là Mẹ Giáo Hội ‘và là thầy dạy’ của tôi. Tôn vinh Mẹ vì ơn gọi làm mẹ của Mẹ, chúng ta tuyên xưng Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Giêsu, Đấng mà Mẹ đã nựng trên đầu gối, cũng là Đấng quay cả thế giới trên ngón tay của Ngài!

Anh Chị em,

“Các mục đồng gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ”, không có gì lạ thường nơi gia đình nghèo này! Cũng thế, hài nhi Giêsu, được Maria nuôi nấng, dạy dỗ cũng không có gì lạ thường; nhưng quả là quá phi thường khi Đức Maria dưỡng dục Con Một Thiên Chúa, một Thiên Chúa làm người. Thiên Chúa thường làm những điều vĩ đại nơi những điều nhỏ bé. Năm mới có lẽ cũng không có gì lạ thường, nhưng sẽ rất khác thường, nếu mỗi người chúng ta nhìn nó trong viễn cảnh của đức tin. Nhờ lời cầu bầu của “Đức Bà là toà Đấng Khôn Ngoan”, ‘và là thầy dạy’ của mỗi người, chúng ta hãy liên kết công việc của mình, trái tim của mình với Chúa Giêsu, hẳn cuộc đời chúng ta cũng sẽ vĩ đại trong chương trình vĩ đại của Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ Maria, “giáo dục không chỉ đơn thuần là học những gì bạn được chỉ bảo!”, xin dạy con những bài học không lời của Mẹ; giúp con như Mẹ, để tâm suy đi nghĩ lại những việc Chúa làm trên con và trên người khác, dù chúng tầm thường nhỏ bé!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chỉ có thiện tâm
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:27 31/12/2021
Chúa nhật lễ Hiển Linh 2021

CHỈ CÓ THIỆN TÂM...

Nhà bác học Newton, sau khi làm ra kính viễn vọng, sau khi quan sát vũ trụ và sau khi nhìn thấy mọi huy hoàng rực rỡ vẻ đẹp diệu kỳ của muôn thụ tạo, đã thốt lên: Tôi thấy Thiên Chúa ở đầu kính viễn vọng của tôi.

Ông là một người thông thái. Ông làm khoa học, nhưng khoa học của ông là khoa học của đức tin. Khác một số người, bởi khi nghiêng cứu khoa học, họ chối từ đức tin, chối bỏ Thiên Chúa, Đấng là nguồn cội của mình, của mọi loài thụ tạo.

Câu chuyện của Newton có phần giống câu chuyện của ba nhà đạo sĩ mà Tin Mừng lễ Hiển Linh giới thiệu nhằm giúp chúng ta suy niệm. Thánh Mathêô cho biết, ba nhà Đạo Sĩ lần theo ánh sao lạ trên bầu trời để tìm gặp Chúa. Khi đến thủ đô Giêrusalem, họ dừng lại tại đền vua Hêrôđê vì ngỡ, Thiên Chúa làm người phải sinh ra ở nơi sang trọng, đài các.

Nhưng không, Thiên Chúa làm người mà Hêrôđê sợ Ngài tranh giành ngôi vua của mình, chẳng màn chi đến vinh hoa trần thế, chẳng thèm một chút bã phù phiếm thế gian.

Hêrôđê, kẻ có quyền trong dân Chúa, kẻ nắm giữ kho tàng mạc khải, kẻ thuộc nằm lòng truyền thống đức tin. Xung quanh ông có quá nhiều những cố vấn. Dù họ sẵn sàng giúp ông thấu hiểu Kinh Thánh và Lề Luật của Thiên Chúa, nhưng lòng ông không hề có Chúa mà chỉ có mọi thứ đam mê trần thế thống trị.

Cả những thượng tế, kinh sư thông hiểu Thánh Kinh, họ giảng giải thật hay cho Hêrôđê, nhưng chỉ là lý thuyết. Họ tìm Đấng Cứu Thế trong sách vở, nhưng không tin Thiên Chúa hiện diện giữa cõi đời.

Còn các Luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các Thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Tất cả họ cùng chung những điểm giống nhau, đó là: Hiểu biết về luật Chúa, về Kinh Thánh, gìn giữ đền thờ là nơi thờ phượng Thiên Chúa, được dân chúng kính trọng, được hưởng lợi lộc từ tôn giáo… nhưng thật trớ trêu, thật nghịc lý: Tất cả họ đều xa cách Thiên Chúa, giuột mất ơn cứu độ.

Lòng Hêrôđê và cả hoàng triều của ông chỉ đầy thủ đoạn, độc ác, tranh giành, say sưa trong vinh quang trần thế. Đến muôn đời, Hêrôđê không bao giờ gặp được Đấng mà lẽ ra mình phải tôn thờ, phải thần phục. Cả hoàng triều của ông sẽ chẳng bao giờ gặp được Đấng Thiên Chúa làm người, mặc dù Đấng ấy giáng trần sát cạnh hoàng triều của ông.

Còn các Đạo Sĩ, dù thuộc thành phần dân ngoại và rất xa xôi về mặt địa lý cũng như sự hiểu biết mạc khải, lại mặc lấy đức tin trong nghiên cứu khoa học của mình. Họ đã lên đường đi tìm, không chỉ hiện tượng thiên nhiên, nhưng qua hiện tượng thiên nhiên, họ tìm kiếm Đấng Minh Quân của lòng mình và của trần thế. Họ tin tưởng Ngài là Đấng Cứu Chuộc. Lòng thành đã đưa họ đến với Chúa Hài Nhi.

Đối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người khôn ngoan, khiêm tốn, đó là một dấu chỉ để nhận ra Thiên Chúa. Dù ngôi sao có sáng, nhưng lòng các đạo sĩ còn sáng hơn ánh sao. Họ đã lên đường, đã vượt qua bao nhiêu gian lao, đã đối mặt bao nhiêu mạo hiểm. Họ đã đến hang Bêlem, đã quỳ trên nệm rơm mà khấu đầu thờ lạy Thiên Chúa làm người trong thân phận mong manh của một hài nhi.

Ánh sáng của tâm hồn, ánh sáng của lòng tin đã cho họ gặp Chúa. Họ đã chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp điều gì. Nhưng họ tin, đó là Đấng Cứu Chúa của mình. Họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian. Tặng phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng, vì Hài Nhi là vua. Nhũ hương, vì Ngài là Tư Tế. Mộc dược, Ngài sẽ chết như mọi người.

Thời nay cũng thế, đầy dẫy những người học rộng, nghiêng cứu giỏi, hoạt bát, tinh ranh… Thế giới không thiếu gì những triết gia lý luận sắc bén, những người vô thần có quyền to lộng đẹp, những chánh trị gia lãnh nhiều chức tước tha hồ thao túng trong bàn tay sắt, nhiều nhà khoa học tài giỏi, nhiều người thành đạt trong nhung lụa, nhiều người đỗ đạt hết bằng cấp này đến bằng cấp khác… Họ được thế gian coi là xuất chúng, uyên thâm...

Nhưng họ thuộc nòi giống Hêrôđê. Có mấy ai trong họ đã nhìn thấy ánh sáng từ trời cao chiếu soi cõi lòng người. Có mấy ai trong họ đã nhìn thấy bất cứ một ánh sáng nào của lòng tin, của con đường về hạnh phúc trường cửu...

Dòng dõi của Hêrôđê kiêu ngạo, cho tới muôn đời vẫn không tìm thấy Thiên Chúa, vẫn sống trong u tối, vẫn là những kẻ ngu dốt dù họ đầy những tri thức thực nghệm…

Mừng lễ Hiển Linh, suy niệm lại việc Chúa tỏ mình cho dân ngoại qua những đại diện là các Đạo Sĩ, chúng ta học lấy bài học khiêm nhường. Xin Chúa ban cho chúng ta một tình yêu nồng nàn, một đức tin đơn sơ, một cõi lòng mềm dẻo sẵn sàng để Chúa uốn nắn thành những con người biết tha thiết đi tìm Chúa qua tất cả mọi thời gian sống, nơi mọi hoàn cảnh, mọi biến cố của đời mình.

Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của tất cả mọi người đơn sơ, tâm thành, hướng thiện mà thôi. Ba Đạo Sĩ đã cúi mình bước vào hang đá để kính thờ Hài Nhi không ngai vàng, không quyền lực, nghèo đến nỗi phải sinh ra nơi hang lừa, máng cỏ… Các Đạo Sĩ có tình yêu, có lòng sốt mến, có sự chân thành. Họ đã gặp Đấng là Thiên Chúa của lòng họ.

Chỉ có thiện tâm mới có thể gặp Thiên Chúa, Chân Lý trường tồn của đời người...!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tay súng không rõ danh tính giết linh mục Công Giáo 38 tuổi ở Ogun
Đặng Tự Do
05:38 31/12/2021


Cha Luke Adeleke, 38 tuổi, đã bị bắn chết bởi một tay súng vẫn chưa được xác định vào đêm Giáng Sinh, trong khi trở về sau khi dâng thánh lễ.

Các phương tiện truyền thông địa phương cho rằng các tay súng đã phục kích vị linh mục Công Giáo tại Khu vực Ogunmakin Obafemi Owode của bang Ogun, phía tây Nam Nigeria.

Quan chức Quan hệ Công chúng của Cảnh sát Bang, Abimbola Oyeyemi, xác nhận vụ việc, và nói rằng các tay súng trong khi chạy trốn khỏi hiện trường vụ việc, đã giao tranh với Cảnh sát trong một cuộc đấu súng.

Ông cho biết các thành viên của băng nhóm này đã trốn thoát với những vết thương nghiêm trọng.

Nigeria đã và đang trải qua tình trạng mất an ninh ngày càng nghiêm trọng kể từ năm 2009, khi Boko Haram, một trong những nhóm Hồi giáo lớn nhất châu Phi, phát động một cuộc nổi dậy tìm cách biến quốc gia đông dân nhất châu Phi thành một nhà nước Hồi giáo.

Nhóm này đã tổ chức các cuộc tấn công khủng bố bừa bãi vào nhiều mục tiêu, bao gồm các nhóm tôn giáo và chính trị, cũng như dân thường.

Tình hình càng thêm phức tạp do sự tham gia của những người chăn gia súc chủ yếu là người Hồi giáo Fulani, còn được gọi là Dân quân Fulani, những người thường xuyên đụng độ với nông dân Kitô Hữu.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân của các vụ tấn công, trong một lời kêu gọi được đưa ra vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm 28 tháng 9.

Ngài nói: “Tôi đã nhận được với nỗi buồn về tin tức của các cuộc tấn công vũ trang vào Chúa Nhật tuần trước nhằm vào các làng Madamai và Abun, ở miền bắc Nigeria”.

“Tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương, và cho toàn bộ người dân Nigeria. Tôi hy vọng rằng sự an toàn của mọi người dân có thể được bảo đảm trên đất nước này”.
Source:Tribuneonlineng.com
 
Kochi: Các linh mục Syro-Malabar tuyệt thực vào ngày lễ Giáng Sinh
Đặng Tự Do
05:39 31/12/2021


KOCHI: Các linh mục của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã tuyệt thực vào ngày lễ Giáng Sinh từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều để phản đối các cải cách phụng vụ đang được thực hiện bởi ban lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar.

Cuộc biểu tình được tổ chức bởi linh mục đoàn của tổng giáo phận. Các linh mục nói rằng cuộc tuyệt thực này được tổ chức để phản đối sự lạm quyền cũng như quyết định áp đặt các thực hành phụng vụ của Đức Hồng Y George Alencherry, Tổng Giám Mục, và các thành viên Thượng hội đồng.

Cuộc tuyệt thực bắt đầu gần máng cỏ Giáng Sinh đặt tại trụ sở Tổng giáo phận. Khoảng 200 linh mục đã nhanh chóng tham gia. Các linh mục tham gia cuộc tuyệt thực nói “Việc cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn đã ăn sâu vào trái tim, văn hóa và tâm linh của chúng tôi. Nó đã bị cấm mà thậm chí không cần lắng nghe ý kiến của các linh mục và giáo dân”.

Linh mục đoàn của tổng giáo phận cho biết, cuộc tuyệt thực nhằm truyền đi thông điệp rằng chúng tôi sẽ không cúi đầu trước nhánh phía nam của Giáo Hội Syro-Malabar, là nhánh bị chỉ trích áp dụng các thực hành lỗi thời của người Chanđê.

Nhiều giáo phận trong Giáo Hội Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.

Cách thức hợp nhất là sự kết hợp của cả hai và nó được ấn định có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.

Thượng Hội Đồng Giáo Hội Syro-Malabar đã biểu quyết một cách áp đảo cách thức hợp nhất này. Nhưng chống đối đã lập tức nổi lên. Trong một diễn biến phức tạp khác vị Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã chính thức tuyên bố rằng ngài đã ban hành một ngoại lệ đối với phong cách thống nhất của thánh lễ cho tổng giáo phận của ngài, và đã nhận được sự cho phép từ Rôma. Các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ tiếp tục quay xuống như từ trước đến nay, nghĩa là giống như trong các thánh lễ của Công Giáo nghi lễ Latinh. Ngoại lệ tương tự sau đó cũng được cấp cho giáo phận Irinjalakuda.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Alencherry vào ngày 10 tháng 12 đã ban hành một chỉ thị bác bỏ các các miễn trừ. Ngài nói rằng đã nhận được một lá thư từ Rôma, trong đó tuyên bố rằng toàn bộ Giáo Hội Syro-Malabar áp dụng chung cách thức hợp nhất, một có miễn trừ gì cho bất cứ ai. Tất cả đều phải áp dụng các quy tắc phụng vụ đã được Thượng hội đồng phê chuẩn.
Source:Times of India
 
Chuông Giáng Sinh vang lên sau 30 năm tại nhà thờ lâu đời nhất ở Kashmir do Ấn Độ quản lý
Đặng Tự Do
05:39 31/12/2021


Nhà thờ Thánh Luca 125 tuổi ở Kashmir trong vùng do Ấn Độ quản lý, là ngôi thánh đường lâu đời nhất trong vùng, đã tổ chức Thánh lễ Giáng Sinh lần đầu tiên sau 30 năm vào hôm thứ Bảy 25 tháng 12, sau khi tòa nhà được mở cửa trở lại vào đầu tuần này.

Các tín hữu Công Giáo trong vùng đã yêu cầu trùng tu nhà thờ từ năm 2016. Công việc tu bổ đã được bắt đầu vào năm 2019 bởi Sở du lịch Jammu và Kashmir, với chi phí khoảng 80,000 đô la.

Ấn Độ là quê hương của một trong những cộng đồng Kitô lâu đời nhất và lớn thứ nhì Á Châu, với hơn 30 triệu tín hữu.

Tin tức về việc mở cửa trở lại của nhà thờ được đưa ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đưa tin về việc cộng đồng Kitô bị đàn áp trên một quy mô rộng lớn, lên đến 21 trong 28 bang của Ấn Độ.

Tờ New York Times đã đưa tin về những kẻ bài Kitô Giáo đang càn quét khắp các làng mạc, xông vào nhà thờ, đốt tài liệu Kitô Giáo, tấn công trường học và hành hung những người thờ phượng.

“Chúng tôi cảm ơn chính phủ ở Kashmir đã cải tạo và khôi phục nhà thờ,” Linh mục Eric Tarsem, là Cha Sở của giáo xứ, nói với Arab News hôm thứ Bảy. “Cả cộng đồng chúng tôi đều rất hạnh phúc. Nó giống như một giấc mơ được trở thành sự thật “.

Viên đá đầu tiên của Nhà thờ Thánh Luca, nằm trong khu vực Dalgate của thành phố Srinagar, được đặt bởi hai anh em Earnest và Arthur Neve vào ngày 12 tháng 9 năm 1896.

Họ là những người đầu tiên giới thiệu y học hiện đại ở Kashmir, và chủng ngừa bệnh tả và đậu mùa vào cuối thế kỷ 19. Họ cũng thành lập Bệnh viện Truyền giáo Kashmir vào năm 1888.

Nhà thờ bị đóng cửa vào đầu những năm 1990 khi quân nổi dậy tiến hành một cuộc tấn công vũ trang chống lại sự cai trị của Tân Đề Li ở khu vực duy nhất của Ấn Độ trong đó đa số dân theo Hồi Giáo.

Kashmir là tâm điểm của những căng thẳng giữa Ấn Độ, nơi đa số theo Ấn Giáo; và Pakistan, nơi đa số dân theo Hồi Giáo trong nhiều thập kỷ qua, và là nguyên nhân của hai trong ba cuộc chiến giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực, nhưng mỗi nước chỉ chiếm được một phần.

Hôm thứ Bảy, chỉ ba ngày sau khi nhà thờ mở cửa trở lại, hơn 100 người đã tập trung ở đó để cử hành lễ Giáng Sinh.

“Việc mở cửa nhà thờ có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi”, Grace Palijor, một Kitô Hữu thế hệ thứ tư ở Srinagar, nói với Arab News. “Đó là sự công nhận rằng những nhà truyền giáo Kitô đã phục vụ và phát triển vùng đất này suốt những năm qua.”

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chúc mừng Giáng Sinh tới các tín hữu Kitô của đất nước với dòng tweet: “Lời chúc Giáng Sinh đến tất cả mọi người! Chúng ta nhớ lại cuộc đời và những lời dạy cao quý của Chúa Giêsu Kitô, trong đó đặt trọng tâm hàng đầu là sự phục vụ, lòng tốt và sự khiêm nhường. Cầu mong mọi người luôn mạnh khỏe, an khang thịnh vượng. Cầu mong có sự hòa hợp trong cộng đồng chúng ta”.

Palijor, người điều hành một trường học ở Srinagar và hát trong dàn hợp xướng tại Nhà thờ Thánh Luca hôm thứ Bảy, gọi việc mở cửa trở lại của nhà thờ là “một điềm lành” cho Kashmir.

“Chúng tôi cảm thấy được chấp nhận trong cộng đồng,” cô nói. “Đó là một cử chỉ rất tốt và nó mang lại hy vọng và hòa bình, đặc biệt là trong mùa lễ hội Giáng Sinh.”
Source:VOA News
 
Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum 31/12/2021
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
14:38 31/12/2021


Theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum vào ngày cuối cùng của năm, với các nhà lãnh đạo của Giáo triều Rôma cùng tham gia với ngài trong lời cầu nguyện tạ ơn vì những phước lành trong năm qua.

Chương trình cho sự kiện đã thông báo rằng Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cử hành này tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5g chiều ngày 31 tháng 12. Tuy nhiên, giờ chót ngài đã không chủ sự và chỉ đọc một bài giảng được soạn sẵn. Thay vào đó, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã chủ sự buổi lễ.

Sự thay đổi vào phút chót có khả năng làm gia tăng suy đoán về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng — đặc biệt là vì ngài cũng đã hủy bỏ kế hoạch đến thăm Cảnh Chúa Giáng Sinh ở Quảng trường Thánh Phêrô cùng ngày.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Trong những ngày này, Phụng vụ mời gọi chúng ta đánh thức trong nội tâm sự kinh ngạc, sự ngạc nhiên trước mầu nhiệm Nhập thể. Lễ Giáng Sinh có lẽ là lễ khơi dậy thái độ nội tâm này nhiều nhất: ngạc nhiên, suy đi nghĩ lại trong lòng, và chiêm ngắm... Giống như thái độ của những mục đồng ở Bêlem, những người đầu tiên nhận được thông báo sáng chói của thiên thần, sau đó chạy đi và thực sự tìm thấy những dấu chỉ đã báo cho họ biết đó là Hài nhi được bọc trong tã và được đặt nằm trong máng cỏ. Với đôi mắt ngấn lệ, họ quỳ gối trước Đấng Cứu Thế mới sinh. Nhưng không chỉ họ, ngay cả Đức Maria và Thánh Giuse cũng đầy kinh ngạc trước những gì các mục đồng kể lại về Chúa Hài Đồng mà họ đã nghe từ sứ thần Chúa.

Vậy đó: Giáng Sinh không thể được cử hành mà không có sự ngạc nhiên. Nhưng đó là một sự ngạc nhiên không chỉ giới hạn ở một cảm xúc hời hợt - đó không phải là sự ngạc nhiên, cũng không chỉ giới hạn trong một cảm xúc liên quan đến sự xa xỉ của các bữa tiệc, hoặc tệ hơn là sự điên cuồng của chủ nghĩa tiêu dùng. Không. Nếu Giáng Sinh bị giản lược đến mức này, thì không có gì thay đổi: ngày mai sẽ giống như ngày hôm qua, năm sau sẽ giống như quá khứ, v.v. Nó chỉ có nghĩa là ấm lên trong chốc lát như thể một chớp nhoáng ở trong chảo, chứ không phơi bày toàn bộ con người chúng ta trước tác động của sự kiện, không nắm bắt được trung tâm của mầu nhiệm Giáng Sinh của Chúa Kitô.

Và trung tâm của mầu nhiệm ấy là điều này: “Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14). Chúng ta nghe mầu nhiệm ấy được lặp đi lại nhiều lần trong phụng vụ chiều hôm nay, mở đầu cho lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Chí Thánh của Thiên Chúa. Mẹ là chứng nhân đầu tiên, người đầu tiên và vĩ đại nhất, đồng thời cũng là người khiêm tốn nhất. Vĩ đại nhất bởi vì khiêm tốn nhất. Trái tim Mẹ tràn ngập sự kinh ngạc, nhưng không có bóng dáng của lãng mạn, của sự ngọt ngào, của chủ nghĩa duy linh. Không. Mẹ đưa chúng ta trở lại thực tại, về sự thật của Lễ Giáng Sinh, được ẩn chứa trong những từ này của Thánh Phaolô: “sinh ra bởi một người phụ nữ” (Gl 4: 4). Kỳ quan của Kitô Giáo không bắt nguồn từ những hiệu ứng đặc biệt, từ những thế giới kỳ diệu, mà từ mầu nhiệm của thực tại: không có gì tuyệt vời và đáng kinh ngạc hơn thực tại! Một bông hoa, một mảnh đất, một câu chuyện cuộc đời, một cuộc gặp gỡ... Khuôn mặt nhăn nheo của một cụ già và khuôn mặt chớm nở tươi mới của một đứa trẻ. Một người mẹ ôm con trong tay và cho con bú. Mầu nhiệm tỏa sáng từ đó.

Thưa anh chị em, sự kinh ngạc của Đức Maria, sự kinh ngạc của Giáo hội tràn đầy lòng biết ơn. Lòng biết ơn của người Mẹ, khi chiêm ngắm Chúa Con, cảm nhận được sự gần gũi của Thiên Chúa, cảm thấy Thiên Chúa đã không bỏ rơi dân Người, Thiên Chúa đã đến, Thiên Chúa ở gần, Người là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khó khăn không biến mất, không thiếu những khó khăn và lo lắng, nhưng chúng ta không đơn độc: Chúa Cha đã “sai Con của Người” (Gl 4:4) đến cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và phục hồi phẩm giá làm con cái của chúng ta. Ngài, Con Một Thiên Chúa, đã trở thành con đầu lòng giữa nhiều anh em, để dẫn tất cả chúng ta, những người đang lạc lối và tản mác, trở về nhà Cha.

Lần đại dịch này đã làm tăng cảm giác hoang mang trên toàn thế giới. Sau giai đoạn phản ứng đầu tiên, sau cám dỗ lan rộng “mọi người tự cứu lấy mình”, chúng ta cảm thấy đoàn kết trên cùng một con thuyền. Tạ ơn Chúa, chúng ta đã phản ứng một lần nữa, với tinh thần trách nhiệm. Quả thật chúng ta có thể và phải nói “tạ ơn Chúa”, bởi vì sự lựa chọn trách nhiệm chung không đến từ thế gian: nó đến từ Thiên Chúa; quả thật, điều đó đến từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã ghi dấu ấn một lần và mãi mãi trong lịch sử của chúng ta về “lộ trình” ơn gọi ban đầu của Người là tất cả trở thành chị em và anh em, là con cái của cùng một Cha.

Ơn gọi này được ghi khắc vào trái tim của thành phố Rôma này. Ở Rôma dường như mọi người đều cảm thấy mình như anh em với nhau; theo một nghĩa nào đó, tất cả mọi người đều cảm thấy như ở nhà, bởi vì thành phố này giữ trong mình một sự cởi mở phổ quát. Tôi dám khẳng định: đó là một thành phố toàn cầu. Nó đến từ lịch sử của nó, từ văn hóa của nó; và chủ yếu đến từ Phúc Âm của Chúa Kitô, Đấng đã bắt rễ sâu ở đây và được bón bằng máu của các vị tử đạo, bắt đầu từ hai Thánh Phêrô và Phaolô.

Nhưng ngay cả trong trường hợp này, chúng ta cũng phải cẩn thận: một thành phố chào đón và huynh đệ không thể được nhận ra bằng “bề ngoài”, bằng lời nói, bằng những sự kiện vang dội. Không. Nó được ghi nhận bởi sự quan tâm hàng ngày, sự quan tâm “thường nhật” đến những người gặp khó khăn nhất, đến những gia đình cảm thấy nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng, những người khuyết tật nghiêm trọng và gia đình của họ, những người cần vận chuyển hàng ngày để đi làm, những người sống ở vùng ngoại ô, những người đã bị đè nặng bởi một số thất bại trong cuộc sống và cần các dịch vụ xã hội, v.v. Đó là thành phố thực sự nhìn vào từng đứa con, từng cư dân, và từng vị khách của mình.

Rôma là một thành phố tuyệt vời, không bao giờ hết mê hoặc; nhưng đối với những người sống ở đó, nó cũng là một thành phố mệt mỏi, và tiếc là không phải lúc nào cũng lịch thiệp với người dân và những người khách, một thành phố mà đôi khi dường như từ chối. Hy vọng rằng tất cả mọi người, những người sống ở đó và những người ở lại đó để làm việc, hành hương hoặc du lịch, tất cả đều có thể đánh giá cao hơn nữa sự quan tâm đến lòng hiếu khách, đến phẩm giá cuộc sống, đến ngôi nhà chung, đến hầu hết những người mỏng manh và dễ bị tổn thương. Mong mọi người sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra ở thành phố này một vẻ đẹp mà tôi có thể nói là “nhất quán”, và điều đó khơi dậy lòng biết ơn. Đây là mong muốn của tôi cho năm nay.

Anh chị em thân mến, hôm nay những người Mẹ - Đức Mẹ và Giáo Hội Mẹ - chỉ cho chúng ta thấy Chúa Hài đồng đang mỉm cười, và nói với chúng ta rằng “Ngài là Đường. Hãy đi theo Ngài, hãy tin tưởng. Ngài không làm chúng ta thất vọng”. Chúng ta hãy dõi theo Người trên hành trình hàng ngày: Người mang lại sự viên mãn cho thời gian, mang lại ý nghĩa cho công việc và ngày tháng. Chúng ta hãy có đức tin, trong những khoảnh khắc hạnh phúc và đau khổ vì niềm hy vọng mà Ngài ban cho chúng ta là niềm hy vọng không bao giờ gây thất vọng.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Cuộc gặp gỡ thanh niên Âu Châu của phong trào Taizé
Đặng Tự Do
16:00 31/12/2021


Vì ảnh hưởng tai hại của biến thể Omicron, cuộc gặp gỡ Thanh niên Âu Châu của phong trào Taizé phải diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu vào hôm thứ Ba 28 tháng 12 và sẽ kết thúc vào ngày 2 tháng Giêng với các cử hành trực tuyến, từ thành phố Turinô của Italia. Giai đoạn thứ hai có sự tham gia trực tiếp cũng tại thành phố này của Ý, từ ngày 7 đến 10 tháng 7 năm 2022.

Cộng đồng đại kết cho biết như sau: “Với những hạn chế mới liên quan đến sự tiến triển của đại dịch, rất tiếc là chúng ta sẽ không thể trải nghiệm Cuộc họp Âu Châu ở Turinô như chúng ta đã dự định”.

Các sư huynh trong cộng đồng rất tiếc vì “không thể chào đón” những người đã tổ chức chuyến đi của họ vào cuối năm nay tại Turinô, và họ cảm ơn các Nhà thờ và cư dân của thành phố Ý này vì “tất cả những nỗ lực của họ trong những tháng gần đây”.

Từ ngày 28 tháng 12 đến ngày 1 tháng 1 năm 2022, một cuộc gặp gỡ trực tuyến sẽ được tổ chức, với sự truyền tải được thực hiện từ Turinô, “với một số anh em và thanh niên trong khu vực”, và có thể theo dõi từ kênh cộng đồng trên Youtube.

Buổi họp trực tuyến bắt đầu bằng buổi cầu nguyện buổi tối, bắt đầu lúc 8:30 tối giờ địa phương.

Theo chương trình, mỗi buổi sáng có phần giới thiệu Kinh thánh và buổi chiều, các hội thảo chuyên đề được truyền hình trực tiếp từ thành phố Ý với các đề tài như: “Tôi là một ngoại kiều và bạn đã chào đón tôi”, “hãy thể hiện tình đoàn kết với thế giới của những người di cư và “Cùng hành động để chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta”.

Cộng đồng đại kết cho biết thêm rằng các Nhà thờ ở Turinô mời những người Âu Châu trẻ tuổi tham gia vào “giai đoạn mới của Cuộc hành hương Niềm tin trên Trái đất”.

“Những người tham gia sẽ được chào đón bởi các gia đình và giáo xứ trong khu vực và sẽ tụ tập để cầu nguyện, có thời gian chia sẻ và hội thảo chuyên đề”, họ cho biết như trên và nhấn mạnh rằng chương trình sẽ bao gồm cuộc viếng thăm Tấm vải liệm Thánh.

Cuộc họp Âu Châu của Taizé ở Turinô, lần thứ bảy do cộng đồng đại kết ở Ý tổ chức, đã bị hoãn một năm vì đại dịch Covid-19. Trước đó, cuộc gặp gỡ được dự trù diễn ra vào cuối năm 2020 và đầu năm nay.

Cuộc họp thường niên là một phần của 'Cuộc hành hương niềm tin qua Trái đất', được các tu sĩ Taizé thúc đẩy trong hơn 40 năm, và bao gồm những giây phút cầu nguyện tại các giáo xứ của thành phố chủ nhà và suy ngẫm về các chủ đề như đối thoại giữa các dân tộc, hòa bình, đức tin, và cam kết xã hội.

Trên trang web trực tuyến của mình, cộng đồng, cách Paris khoảng 360 km, quy tụ hàng trăm tu sĩ, từ các Giáo hội Kitô khác nhau và từ hơn 30 quốc gia, đã công bố ngày cho các cuộc họp khác nhau ở Taizé vào năm 2022.

Cộng đồng Taizé được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1940, bởi Sư huynh Roger Schutz, một mục sư Tin lành người Thụy Sĩ, và bắt đầu bằng việc chào đón những người bị bách hại vì chính trị, người Do Thái và sau đó là các tù nhân Đức.
Source:Agencia Ecclesia
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh cánh cửa năm mới
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:00 31/12/2021
Hình ảnh cánh cửa năm mới

Vào đúng nửa đêm ngày 31.12. hằng năm, năm cũ kết thúc đi vào lịch sử qúa khứ, và năm mới ngày 01.01. bắt đầu xuất hiện, một tương lai thời gian mới mở ra cho đất trời cùng cho lòng người.

Tùy theo tục lệ văn hóa mỗi dân tộc đất nước, cùng tâm tính mỗi người, đón mừng năm mới theo cách thế khác biệt nhau theo như tập tục văn hóa mỗi nước, mỗi dân tộc.

Có những người tư lự suy nghĩ về thời gian qúa khứ vừa trôi qua và về tương lai đang tới. Có người vui mừng cười nói, nhưng cũng có người lộ nét mặt tư lự lo âu…Nhất là từ hai năm nay ( từ 2020) nhân loại sống trong lo sợ, vì vi trùng bệnh dịch Covid lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khỏe đời sống con người trên hoàn cầu. Vì thế phải sống trong giới hạn về mọi mặt để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và cho người khác nữa. Nên không khí đón mừng Năm Mới không tưng bừng nhộn nhịp ăn mừng như trước nữa.

Đón mừng năm mới với niềm hy vọng cùng lòng cầu xin khấn nguyện cho có được đời sống bằng an khỏe mạnh, không còn bị đe dọa hạn chế giới hạn nữa.

Trước ngưỡng cửa bước sang thời gian lịch sử năm mới, con người tư lự hỏi vậy phải sống năm mới như thế nào?

Tên gọi tháng thứ nhất của năm theo tiếng Tây phương: Januar, Janvier, January… mang tiềm ẩn hai ý nghĩa.

Ngày xưa người Rôma kính thờ thần Janus, vị thần này có hai khuôn mặt được vẽ hay khắc bên ngoài và bên trong cánh cửa chính ra vào nhà có ý nghĩa: Thần của khởi đầu và Thần của tận cùng. Một mặt vị thần này nhìn ra phía trước, và một mặt vị thần nhìn lại phía đàng sau. Theo dòng thời gian đầu thần Janus được dùng làm biểu tượng không chỉ khắc vẽ trên cửa nhà như thần canh giữ cửa nhà, nhưng còn muốn diễn tả đặc tính hay cách cư xử ẩn chứa hai ý nghĩa nữa.

Ngày 01.01. hằng năm là ngày Hòa bình thế giới. Mọi người khắp nơi trên hòan cầu đều cầu chúc mong ước hòa bình đến cho nhân loại. Nền Hòa bình được kiến tạo với hai chiều ý nghĩ: hòa bình không chỉ là lời nói xuông thôi, nhưng còn phải có hành động xây dựng đi kèm theo nữa. Có thế nền hòa bình mới tỏ hiện trong đời sống. Và Thánh Phanxicô thành Assi đã có tâm tư cầu nguyện hòa bình: „ Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa“.

Cánh cửa năm mới sau nửa đêm ngày 31.tháng 12. của năm cũ mở sang năm mới với tầm nhìn quay trở lại năm cũ đi vào dĩ vãng, và tầm nhìn hướng về tương lai phía trước đang tới. Một tầm nhìn với lòng biết ơn hay chút tâm tình ăn năn thống hối làm hòa với tất cả những gì đã xảy, và tầm nhìn đầy niềm tin tưởng cùng niềm hy vọng những gì đang cùng sẽ tới.

Tin lành bình an của Năm Mới mang đến cho con người chúng ta cũng như một cánh cửa mở ra với hai khuôn mặt. Lòng tin tưởng và niềm hy vọng của chúng ta có tên là Chúa Giêsu ( Lc 2,21).

Tên của năm mới như một cánh cửa, như một cửa sổ mở ra một khung cảnh thế giới khác.

Tên đó là tên của sự hứa hẹn ban ân đức: Giêsu – Thiên Chúa cứu độ! „ Không có tên nào khác ban cho nhân loại mang đến ơn cứu độ“ (Công vụ tồng đồ 4,12).

Và trong tên Giêsu chúng ta cầu nguyện cùng xin ơn tha thứ bình an phù hộ cho đời sống mình. Cũng cùng trong danh Giêsu, chúng ta từ ngày lãnh nhận làn nước bí tích rửa tội, đi vào cánh đồng truyền giáo như nhân chứng cho tình yêu: Thiên Chúa là nguồn ơn cứu chuộc và bình an.

Trong dân gian có suy tư đầy kinh nghiệm thực tế về đời sống mỗi người: Tất cả những bước đi cần thiết đều khởi đầu từ bước thứ nhất!

Vào ngày đầu Năm Mới sự suy tư đầy khôn ngoan này là một nhắc nhở về bước đường đời sống tương lai đang tới.

Lẽ tất nhiên kho tàng khôn ngoan của nhân loại có nhiều tên tuổi khác nhau. Nhưng tên của một người phụ nữ, mà hằng năm vào ngày 01. Tháng Giêng năm mới trong nếp sống Giáo Hội Công Giáo mừng kính trọng thể: Đức Mẹ Maria, đấng là mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu ở trần gian.

Trước ngưỡng cửa Năm Mới chúng ta chào đón Đức Mẹ Maria, người đã mở cánh cửa lòng mình tiếp nhận Chúa Giêsu, con Thiên Chúa xuống thế làm người qua lời truyền tin của tổng lãnh Thiên Thần Gabriel.

Qua Đức Mẹ, Thiên Chúa đã có khuôn mặt của con người, khuôn mặt của một hài nhi. Con đường đời sống của Đức Mẹ Maria đã sống trải qua là con đường chan chứa sự tin tưởng và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa về một tương lai mù mịt không biết sự gì sẽ xảy tới. ( Lc 1,37-38)

Trong kinh cầu Đức Bà, có câu ca ngợi „Đức Bà là cửa thiên đàng“. Câu ca ngợi này ẩn chứa hai ý nghĩa: Đức Mẹ Maria là cánh cửa thiên đàng, khi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian làm người. Đức Mẹ Maria là cánh cửa thiên đàng cho những ai tin tưởng cùng đặt niềm hy vọng nơi lời bầu cử của Đức Mẹ: Hễ Chúa Giêsu bảo gì, xin cứ làm như ngài nói! (Gioan 2,5).

Và cuộc đời Đức Mẹ tuy mở cửa ra cho Con Thiên Chúa mang ơn tin lành cứu độ đến cho nhân trần, nhưng Đức Mẹ sống yên lặng giữ kín mọi sự trong tâm hồn mình, để suy nghĩ học hỏi. (Lc 2,19 )

Phải chăng cung cách nếp sống lòng khiêm nhượng đó của Đức Mẹ cũng là mẫu gương bước khởi đầu cho đời sống chúng ta ngày bắt đầu Năm Mới 01.01.2022?

Chúc mừng Năm Mới 2022.

Lm. Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Một…
Sơn Ca Linh
10:57 31/12/2021
Một…

Chút cảm nhận về mầu nhiệm Nhập Thể - Giáng Sinh

Một lối đi, một con đường,
Chúa đi xuống thế, người vươn lên trời.
Một xác thân, một cuộc đời,
“Nầy con xin đến vâng lời ý Cha”.
Một khúc nhạc, một bài ca,
“Vinh danh Thiên Chúa an hòa chúng sinh”.
Một thủy chung, một cuộc tình,
Tình sâu nghĩa nặng thập hình nát thân.
Một quà tặng, một hồng ân,
Hồng ân cứu độ muôn dân muôn đời.
Một khát vọng, một niềm vui,
Tương lai ngời sáng, Nước Trời khai hoa.
Một Hội Thánh, một mái nhà,
Một Đoàn Dân mới, một Cha nhân hiền.
Một Phép Rửa, một niềm tin,
Đường đi, Sự thật, tác sinh muôn loài.
Một Sự Sáng, một Ngôi Lời,
Hóa thân nhập thể soi đời u minh.
Ba Ngôi một Chúa quang vinh,
Cha, Con cùng với Thánh Linh uy hùng.
Nghìn thu chỉ một Tin Mừng,
Giêsu Cứu Thế xin đừng lãng quên !

Sơn Ca Linh (GS 2021)
 
Năm Mới Kể Chuyện Nhà Tôi - Nt Anna Hiền Linh
Nt. Anna Hiền Linh MTGQN
21:20 31/12/2021
Năm Mới Kể Chuyện “Nhà Tôi”

Thế là một năm cũ đã kết thúc, một năm mới lại mở ra ! Một thoáng nhìn lại chợt nhận ra biết bao hồng ân Chúa đã thương ban trên từng người chúng ta, đặc biệt là nơi cộng đoàn Hưu dưỡng Ghềnh Ráng.

Quỳ trước Thánh Thể Chúa hôm nay đang miên man suy nghĩ tổng kết và lượt lại những gì trong một năm qua đối với Chúa, với chị em và với sứ vụ của mình hiện tại là nơi cộng đoàn Nhà hưu, tôi chợt nghĩ đến mấy “câu Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Một cách vô tình hay cố ý nhà thơ Nguyễn Du đã dùng ngòi bút khéo léo của mình với nghệ thuật ước lệ tượng trưng thông qua hai hình ảnh “mai” và “tuyết” để diễn tả cho người đọc thấy được vẻ đẹp tuyệt mỹ của hai người con gái dòng họ Vương Gia là Thúy Kiều và Thúy Vân. Cả hai đều hoàn mỹ “mười phân vẹn mười”, mỗi người mang một nét đẹp riêng “Mỗi người mỗi vẻ”:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

Vâng, hôm nay nhà tôi không những hai ả tố nga như dòng họ Vương Gia của chị em Thúy Kiều mà có ba mươi “ả” thuộc dòng tộc của Vương Đế. Và điều đặc biệt ở đây là tuy cùng một dòng tộc nhưng lại đa văn hóa, đa quan điểm, đa “lý luận”, đa tuổi tác, đa phong cách, đa bệnh tật và có cả đa “trí tuệ”… Có “ả” ngoài 100 tuổi, có “ả” 90 tuổi, có “ả” 80 tuổi, “ả” thì ngoài 70 tuổi... Mỗi “ả” mang một vẻ đẹp, một tính cách riêng mà Thượng Đế đã ban tặng theo ý Người đã định.

Một chút dí dỏm cho thấy được vẻ phong phú đa dạng của đời tu sĩ khi đã đến tuổi xế chiều nơi nhà Hưu dưỡng. Sau một cuộc đời bôn ba phục vụ đây đó khắp nơi giờ đây quý bà đã đến lúc phải tạm dừng chân nơi nhà hưu. Nghỉ hưu không có nghĩa là chấm hết đời phục vụ nhưng quý bà đã chuyển sang một hình thức phục vụ khác khiêm tốn hơn, âm thầm hơn, gắn bó mật thiết với Chúa hơn qua những giờ kinh hạt, giờ Viếng Thánh Thể…Tất cả đều chỉ thực hiện trong giới hạn của tuổi tác. Nơi đây cũng chừng đó công việc và những giờ kinh nguyện như bao nhiêu năm trong cuộc đời dâng hiến; cũng những con người đó, những chị em đó có khi trước đây “hét ra lửa”, trí khôn sắc xảo, uy nghi đạo mạo, lanh lẹ, thông minh hơn người, ngoại ngữ thông suốt, giao tiếp khôn ngoan, nhiều người quý mến, tương quan rộng rãi, thành công rạng rỡ… Nhưng giờ chỉ còn lại điều duy nhất lúc này là tình yêu, lòng trung thành cùng với nụ cười của “kẻ vô tư” đi ra đi vào, bỏ đâu quên đó, nói xong cũng chẳng biết mình nói gì, từng trang sách kinh gắn bó với mình bao nhiêu năm với từng ấy ngày lễ giờ lật hoài cũng không ra, tay cầm chuỗi hạt lần hoài cũng chẳng xong, một kinh kính mừng đọc cũng không nổi…; nếu trước đây bao nhiêu cái có thể làm thì giờ chỉ còn lại là bao nhiêu cái không: Không nghe, không nhớ, không đi nổi, không tự phục vụ, không thấy… không và không thể, tất cả chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của chị em. Tuổi già là thế! Nếu ai đã một lần sống với, sống cùng thì chúng ta mới có thể cảm nhận được thế nào là tuổi xế chiều của đời người tu sĩ và nơi tâm hồn những bậc cao niên ấy có rất nhiều điều tuyệt vời mà người trẻ chúng ta đôi khi vô tình hay cố ý lãng quên.

Trong Tông huấn Christus Vivit Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến mối tương quan giữa tuổi già và tuổi trẻ: “Người cao tuổi có những giấc mơ được dệt từ các ký ức và hình ảnh mang dấu ấn kinh nghiệm lâu năm của họ. Nếu người trẻ tìm kiếm gốc rễ nơi các giấc mơ ấy, họ có thể sánh vai đi vào tương lai; họ có thể có những thị kiến mở rộng các chân trời của mình và chỉ cho mình những nẻo đường mới. Nhưng nếu người già không mơ, người trẻ sẽ mất khả năng nhìn chân trời”(CV, số 193)

Trong quyển Chia sẻ sự khôn ngoan của Thời gian, tôi đã diễn tả một ý tưởng trong hình thức câu hỏi “Tôi đề nghị gì với các người già thuộc nhóm tuổi của mình? Tôi cho rằng chúng tôi là những người giữ gìn ký ức. Chúng ta, những ông bà nội, ngoại cần phải lập một ca đoàn. Tôi hình dung những người già như một ca đoàn thường trực của một cung thánh tâm linh tuyệt vời, ở đó các lời cầu nguyện khẩn nài và các bài ca tán tạ nâng đỡ cộng đoàn rộng lớn hơn đang làm việc và chiến đấu trong trường đời”(CV, số 197)

Vâng, tuổi già tuyệt vời là thế đó nếu chúng ta biết khám phá, trân trọng, chịu đựng và dung hòa thì cuộc sống sẽ đem lại nhiều niềm vui và sự bình an.

Đã có người từng hỏi tôi: Tuổi già của người đời và người tu sĩ có gì giống và khác nhau? Lúc đầu tôi nghe chợt nghĩ rằng tuổi già thì ai cũng như ai chứ có gì giống với khác. Cũng già, bệnh, lẫn, điếc, quên,… quanh quẩn bao nhiêu sự chứ có gì khác hơn đâu. Nhưng không! Khác lắm chứ! Nếu như tuổi già của người đời khi lẫn thì điều họ có thể nhắc đến là con cháu, tiền bạc của cải và nhiều mối lo toan khác trong cuộc sống mà khi còn trẻ họ đã từng trải qua, từng đối diện…, nhưng đối với người tu sĩ khi lẫn họ chỉ còn duy nhất là tình Chúa và tình chị em. Cái lẫn của người tu sĩ dễ thương, dí dỏm, đơn sơ và đôi khi là bài học thâm sâu cho chúng ta, những người tu sĩ trẻ. Một lần kia, có hai Bà nơi nhà Hưu dưỡng vào một ngày nọ nói chuyện với nhau trong cơn đau nhức của nhiều căn bệnh phải mang trong mình lâu năm đang hành hạ hầu như không chịu nổi, và trong cơn đau quái ác đó một Bà đã bộc bạch: “Thôi em đi về không tu nữa, tu gì mà khổ quá, Chúa để con đau quá Chúa ơi ! Chúa có thấy con không? Con không tu nữa…”. Bà kia liền khuyên rằng: “Thôi, cố gắng chịu đựng vì Chúa, đừng nói vậy Chúa buồn, mình tu chừng ấy tuổi và trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu rồi mà giờ đòi về coi sao được, Chúa buồn lắm đó. Nhen!....”. Nghe xong lời khuyên, Bà đầu tiên liền khóc (Trích lời của bà Lucie và bà Nathalie).

Điều muốn nói ở đây là cả hai đều lẫn ở mức độ rất cao. Ta thấy đó, dù lẫn đến mức nào, bất cứ trong hoàn cảnh nào, những thứ khác họ có thể quên nhưng một điều người tu sĩ rất tỉnh táo và không bao giờ quên đó là lòng trung thành với Chúa. Để có được như vậy quý bà đã dành tình yêu và cuộc đời của mình trọn vẹn cho Chúa với hết cả trí khôn, hết linh hồn nên giây phút cuối đời chỉ còn lại trong tâm trí một trí nhớ tinh ròng là Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh, Đấng mà mình đã đánh đổi cả cuộc đời để bước theo.

Ước gì những “bóng hình đi qua đi lại” hay nằm một chỗ trên giường bệnh nơi cộng đoàn Hưu dưỡng là những bài học quý giá cho chúng ta, những người tu sĩ trẻ trên hành trình dâng hiến. Vì, “nay chị mai em”, tất cả chúng ta ít nhiều rồi cũng sẽ trải qua những ngày tháng nhớ nhớ quên quên nơi nhà Hưu dưỡng… Đây cũng là những gì tôi muốn chia sẻ “chuyện nhà tôi”, một câu chuyện có thể so sánh với “Nghìn lẻ một đêm” của nhà Đông Phương học Antoine Galland, người Pháp, luôn luôn mới mẻ và mang tính thời sự cho những ai đã và đang bước theo Đức Kitô trên đường dâng hiến.

Nt. Anna Hiền Linh MTGQN
 
VietCatholic TV
Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới 2022
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:26 31/12/2021


Ngày 4 tháng 10 năm 1965, trong diễn văn lịch sử đọc trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của tổ chức này, Đức Phaolô VI đã long trọng nhắc lại sứ vụ khó khăn, nhưng là sứ mệnh cao quý nhất của Liên hiệp quốc: đó là “Hành động để nối kết các quốc gia, để liên kết nước này với nước khác, là nhịp cầu, là mạng lưới tương giao giữa các dân tộc, là kiến tạo tình huynh đệ không phải chỉ cho một số, mà cho tất cả các dân tộc…” và ngài tha thiết kêu gọi: “Đừng bao giờ có chiến tranh! Hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh các dân tộc và của toàn thể nhân loại”.

Để biểu lộ quyết tâm của Giáo Hội đối với vấn đề công lý và hòa bình, năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”. Kể từ năm 1968, ngài thiết lập thêm ngày “Hoà bình Thế giới”. Hằng năm theo thông lệ, vào ngày 01 tháng Giêng, các vị Giáo hoàng công bố một sứ điệp hòa bình với một chủ đề rõ ràng.

Chủ đề của Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 55 là “Đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công ăn việc làm là các khí cụ để xây dựng hòa bình lâu dài”.

Bản tiếng Anh có thể xem tại đây: Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


1. “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người công bố bình an” (Is 52: 7).

Những lời của tiên tri Isaia đề cập đến niềm an ủi; những lời ấy nói lên tiếng thở phào nhẹ nhõm của một dân tộc lưu vong, mệt mỏi vì bạo lực và áp bức, phải chịu đựng sự căm phẫn và chết chóc. Tiên tri Barúc đã thắc mắc: “Israel hỡi, vì đâu ngươi phải nương thân trên đất thù, phải hao mòn nơi xứ lạ quê người? Vì đâu ngươi bị nhiễm uế giữa đám thây ma, phải nằm chung với những người ở trong âm phủ?” (3: 10-11). Đối với người dân Israel, sự xuất hiện của sứ giả hòa bình mang ý nghĩa hứa hẹn về sự tái sinh từ đống đổ nát của lịch sử, khởi đầu cho một tương lai tươi sáng.

Ngày nay, con đường hòa bình, mà Thánh Phaolô Đệ Lục gọi bằng danh xưng mới là phát triển toàn diện, [1] vẫn còn xa xôi một cách đáng buồn với cuộc sống thực của nhiều người nam nữ, nghĩa là với gia đình nhân loại của chúng ta, hiện đã hoàn toàn gắn kết với nhau. Bất chấp cơ man các nỗ lực hướng đến tiến trình đối thoại mang tính xây dựng giữa các quốc gia, tiếng ồn chói tai của chiến tranh và xung đột đang ngày càng gia tăng. Trong khi các căn bệnh theo tỷ lệ đại dịch đang lan rộng, tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng, thảm cảnh đói khát ngày càng gia tăng, và mô hình kinh tế dựa trên chủ nghĩa cá nhân thay vì liên đới chia sẻ tiếp tục thịnh hành. Như trong thời của các vị tiên tri xa xưa thế nào, thì trong thời đại của chúng ta cũng vậy, tiếng kêu của người nghèo và tiếng kêu của trái đất [2] không ngừng vang lên, cầu xin công lý và hòa bình.

Trong mọi thời đại, hòa bình vừa là ân sủng từ trên cao vừa là hoa trái của dấn thân chia sẻ. Thật vậy, chúng ta có thể nói về một “kiến trúc” của hòa bình, trong đó các thể chế khác nhau của xã hội đóng góp vào, và về một “nghệ thuật” của hòa bình liên quan trực tiếp đến mỗi người chúng ta. [3] Tất cả có thể cùng nhau hợp tác để xây dựng một thế giới hòa bình hơn, bắt đầu từ trái tim của các cá nhân và các mối quan hệ trong gia đình, sau đó là trong xã hội và với môi trường, và tiến tới mối quan hệ giữa các dân tộc và quốc gia.

Ở đây, tôi muốn đề xuất ba con đường để xây dựng một nền hòa bình lâu dài. Thứ nhất, đối thoại giữa các thế hệ làm cơ sở cho việc hiện thực hóa các dự án chia sẻ. Thứ hai, giáo dục như một yếu tố của tự do, trách nhiệm và phát triển. Cuối cùng, công ăn việc làm như một phương tiện để hiện thức hóa đầy đủ phẩm giá của con người. Đây là ba yếu tố không thể thiếu để “có thể tạo ra một giao ước xã hội”, [4] nếu không có giao ước ấy thì mọi dự án hòa bình đều trở nên vô ích.

2. Đối thoại giữa các thế hệ để xây dựng hòa bình

Trong một thế giới vẫn còn bị bao trùm bởi một trận đại dịch đã tạo ra những vấn đề chưa kể xiết, “một số người cố gắng trốn chạy khỏi thực tế, trú ẩn trong thế giới nhỏ bé của riêng họ; những người khác phản ứng lại bằng bạo lực hủy diệt. Tuy nhiên, giữa sự thờ ơ ích kỷ và sự phản kháng bạo lực luôn có một lựa chọn khả thi khác: đó là đối thoại. Đối thoại giữa các thế hệ”. [5]

Tất cả các cuộc đối thoại trung thực, ngoài sự trao đổi quan điểm đúng đắn và tích cực, còn đòi hỏi sự tin tưởng cơ bản giữa những người tham gia. Chúng ta cần học cách lấy lại sự tin tưởng lẫn nhau này. Cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay đã làm gia tăng cảm giác bị cô lập và xu hướng tự hấp thụ của chúng ta. Đối ứng với sự cô đơn nơi người già, là cảm giác bơ vơ và thiếu tầm nhìn chung về tương lai nơi người trẻ. Cuộc khủng hoảng thực sự rất đau đớn, nhưng nó cũng giúp mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người. Thật vậy, trong trận đại dịch này, chúng ta đã bắt gặp những tấm gương nhân ái, chia sẻ và đoàn kết một cách quảng đại ở mọi nơi trên thế giới.

Đối thoại đòi hỏi sự lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ quan điểm khác nhau, đi đến thống nhất và cùng nhau bước đi. Thúc đẩy cuộc đối thoại như vậy giữa các thế hệ bao gồm việc phá bỏ mảnh đất khô cứng và cằn cỗi của xung đột và sự thờ ơ ngõ hầu có thể gieo hạt giống của một nền hòa bình lâu dài và chia sẻ.

Mặc dù sự phát triển công nghệ và kinh tế có xu hướng tạo ra sự chia rẽ giữa các thế hệ, nhưng các cuộc khủng hoảng hiện nay của chúng ta cho thấy nhu cầu cấp thiết về mối quan hệ đối tác giữa các thế hệ. Người trẻ cần trí tuệ và kinh nghiệm của người già, còn những người cao tuổi lại cần sự hỗ trợ, tình cảm, sự sáng tạo và năng động của lớp trẻ.

Những thách thức xã hội lớn và các tiến trình hòa bình nhất thiết đòi hỏi sự đối thoại giữa những người lưu giữ ký ức - là những người già - và những người đưa lịch sử tiến lên – là những người trẻ. Mỗi người phải sẵn sàng nhường chỗ cho người khác và không khăng khăng muốn độc chiếm toàn bộ khung cảnh bằng cách theo đuổi tư lợi trước mắt của riêng mình, như thể không hề có quá khứ và cũng chẳng hề có tương lai. Cuộc khủng hoảng toàn cầu mà chúng ta đang trải qua cho thấy rõ ràng rằng cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa các thế hệ phải là động lực thúc đẩy một nền chính trị lành mạnh, điều đó không phải là hài lòng trong việc quản lý hiện tại “bằng các giải pháp từng phần hoặc các sửa chữa tạm bợ”, [6] mà xem bản thân chính trị như một hình thức nổi bật của tình yêu đối với người khác, [7] trong việc tìm kiếm các dự án được chia sẻ và bền vững cho tương lai.

Nếu giữa những khó khăn, chúng ta có thể thực hành kiểu đối thoại giữa các thế hệ này, “chúng ta có thể bám rễ vững chắc vào hiện tại, và từ đây, nhìn lại quá khứ và nhìn về tương lai. Nhìn lại quá khứ để rút kinh nghiệm và chữa lành những vết thương cũ mà đôi khi chúng ta vẫn còn trăn trở. Nhìn về tương lai để nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của chúng ta, khiến ước mơ xuất hiện, đánh thức những lời tiên tri và giúp hy vọng nở rộ. Cùng nhau, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau”. [8] Vì không có rễ, làm sao cây cối sinh trưởng và kết trái?

Chỉ cần nghĩ đến việc chăm sóc cho ngôi nhà chung, chúng ta cũng đã có thể nhận ra vấn đề. Trên thực tế, môi trường “cho từng thế hệ vay mượn, rồi thế hệ này phải chuyển giao nó cho thế hệ sau”. [9] Chúng ta nên đánh giá cao và khuyến khích tất cả những người trẻ tuổi làm việc cho một thế giới công bằng hơn, một thế giới cẩn thận trong việc bảo vệ thiên nhiên được giao phó cho sự quản lý của chúng ta. Họ làm việc này với sự bồn chồn, nhiệt tình và hơn hết là tinh thần trách nhiệm trước sự thay đổi phương hướng khẩn cấp [10] trước những thách thức nảy sinh từ cuộc khủng hoảng đạo đức và môi trường xã hội hiện nay. [11]

Mặt khác, cơ hội để cùng nhau xây dựng những nẻo đường hòa bình không thể bỏ qua giáo dục và lao động, vốn là những điều kiện và bối cảnh đặc quyền cho đối thoại giữa các thế hệ. Giáo dục cung cấp ngữ pháp để đối thoại giữa các thế hệ, và trong kinh nghiệm lao động, những người nam nữ thuộc các thế hệ khác nhau thấy mình có thể hợp tác và chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng vì lợi ích chung.

3. Giảng dạy và giáo dục như những động lực của hòa bình

Trong những năm gần đây, nguồn tài trợ cho giáo dục và đào tạo đã giảm đáng kể trên toàn thế giới; người ta xem chúng là những chi tiêu hơn là các khoản đầu tư. Tuy nhiên, chúng là phương tiện chính để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người; chúng làm cho các cá nhân trở nên tự do và có trách nhiệm hơn, và chúng rất cần thiết cho việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình. Nói một cách dễ hiểu, giảng dạy và giáo dục là nền tảng của một xã hội dân sự gắn kết có khả năng tạo ra hy vọng, thịnh vượng và tiến bộ.

Trong khi đó, chi tiêu quân sự đã tăng vượt quá mức vào cuối Chiến tranh Lạnh và chúng dường như chắc chắn sẽ tăng lên một cách quá đáng. [12]

Do đó, đã đến lúc các chính phủ phải đề ra các chính sách kinh tế nhằm đảo ngược tỷ lệ ngân quỹ công dành cho giáo dục và vũ khí. Việc theo đuổi một quá trình giải trừ quân bị quốc tế thực sự sẽ chứng tỏ có lợi cho sự phát triển của các dân tộc và quốc gia, giải phóng các nguồn tài chính, để có thể được sử dụng tốt hơn cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ sở hạ tầng, chăm sóc đất đai, v.v.

Tôi hy vọng rằng đầu tư vào giáo dục cũng sẽ đi kèm với những nỗ lực lớn hơn để thúc đẩy văn hóa chăm sóc [13], mà trước những chia rẽ xã hội và các thể chế thờ ơ, có thể trở thành một ngôn ngữ chung để phá bỏ các rào cản và xây dựng cầu nối. “Một quốc gia phát triển mạnh mẽ khi đối thoại mang tính xây dựng diễn ra giữa nhiều thành phần văn hóa phong phú của nó: văn hóa đại chúng, văn hóa đại học, văn hóa thanh niên, văn hóa nghệ thuật, văn hóa công nghệ, văn hóa kinh tế, văn hóa gia đình và văn hóa truyền thông”. [14] Do đó, điều cần thiết là phải xây dựng một mô hình văn hóa mới thông qua “một hiệp ước toàn cầu về giáo dục cho và với các thế hệ tương lai, một hiệp ước hướng đến các gia đình, cộng đồng, trường học, trường đại học, tổ chức, tôn giáo, chính phủ và toàn bộ gia đình nhân loại, và hướng đến sự đào tạo của những người nam nữ trưởng thành”. [15] Chúng ta cần một chương trình tổng hợp có thể thúc đẩy giáo dục trong hệ sinh thái toàn diện, theo một mô hình văn hóa hòa bình, phát triển và bền vững tập trung vào tình huynh đệ và giao ước giữa con người và môi trường. [16]

Bằng cách đầu tư vào việc giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ, chúng ta có thể giúp họ - thông qua một chương trình đào tạo tập trung - có vị trí xứng đáng trên thị trường lao động. [17]

4. Tạo ra và bảo đảm công ăn việc làm kiến tạo hòa bình

Lao động là nhân tố không thể thiếu trong việc xây dựng và giữ gìn hòa bình. Đó là sự thể hiện bản thân và những tài năng của chúng ta, nhưng cũng là sự cam kết, tự đầu tư và hợp tác của chúng ta với những người khác, vì chúng ta luôn làm việc với hoặc vì ai đó. Nhìn ở góc độ xã hội rõ ràng này, nơi làm việc cho phép chúng ta học cách đóng góp của mình cho một thế giới tươi đẹp và đáng sống hơn.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động vốn đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng triệu hoạt động kinh tế và sản xuất đã thất bại; những người lao động ngắn hạn ngày càng dễ bị tổn thương; nhiều người trong số những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu lại thiếu các hồ sơ xã hội và chính trị [để có thể kiếm được công ăn việc làm]; và trong nhiều trường hợp, việc dạy học từ xa đã dẫn đến tình trạng khiếm khuyết trong học tập và chậm hoàn thành chương trình học. Hơn nữa, những người trẻ tuổi tham gia thị trường việc làm và những người trưởng thành thất nghiệp gần đây hiện đang đối mặt với các triển vọng ảm đạm.

Đặc biệt, tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế phi chính thức, vốn thường liên quan đến lao động nhập cư, đã rất nghiêm trọng. Nhiều người trong số họ thậm chí không được pháp luật quốc gia công nhận; như thể họ không tồn tại. Họ và gia đình phải sống trong những điều kiện vô cùng bấp bênh, là con mồi cho nhiều hình thức nô lệ khác nhau và không có hệ thống phúc lợi nào bảo vệ họ. Hiện chỉ có một phần ba dân số thế giới trong độ tuổi lao động được hưởng hệ thống bảo trợ xã hội, hoặc chỉ được hưởng lợi từ hệ thống này theo những cách thức hạn chế. Bạo lực và tội phạm có tổ chức đang gia tăng ở nhiều quốc gia, ảnh hưởng đến tự do và phẩm giá của con người, đầu độc nền kinh tế và cản trở sự phát triển của công ích. Câu trả lời duy nhất cho điều này là sự mở rộng của các cơ hội việc làm phù hợp với phẩm giá.

Trên thực tế, lao động là nền tảng để xây dựng công bằng và tình đoàn kết trong mọi cộng đồng. Vì lý do này, mục tiêu của chúng ta không nên là “tiến bộ công nghệ ngày càng thay thế công việc của con người, vì điều này sẽ gây bất lợi cho nhân loại. Công việc là nhu cầu thiết yếu, là một phần ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, là con đường để trưởng thành, phát triển con người và hoàn thiện bản thân”. [18] Chúng ta cần kết hợp các ý tưởng và nỗ lực của mình để tạo ra các giải pháp và điều kiện có thể cung cấp cho mọi người trong độ tuổi lao động cơ hội, thông qua công việc của họ, đóng góp cho cuộc sống của gia đình họ và của toàn xã hội.

Điều cấp bách hơn bao giờ hết là thúc đẩy, trên khắp thế giới của chúng ta, các điều kiện làm việc đàng hoàng và xứng đáng với phẩm giá, hướng đến lợi ích chung và bảo vệ thiên nhiên. Quyền tự do của các sáng kiến kinh doanh cần được bảo đảm và hỗ trợ; đồng thời, phải nỗ lực khuyến khích ý thức trách nhiệm xã hội được đổi mới, để lợi nhuận không phải là tiêu chí chỉ đạo duy nhất.

Vì vậy, cần phải thúc đẩy, hoan nghênh và hỗ trợ các sáng kiến, ở tất cả các cấp, kêu gọi các công ty tôn trọng các nhân quyền cơ bản của người lao động, nâng cao nhận thức không chỉ của các tổ chức, mà còn của người tiêu dùng, xã hội dân sự và các thực thể doanh nhân. Khi các doanh nhân càng ý thức được vai trò của mình trong xã hội, họ sẽ càng trở thành những người tôn trọng phẩm giá con người. Bằng cách này, họ sẽ góp phần xây dựng hòa bình. Ở đây, chính trị được kêu gọi đóng một vai trò tích cực bằng cách thúc đẩy sự cân bằng thích đáng giữa tự do kinh tế và công bằng xã hội. Tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực này, bắt đầu từ những công nhân và doanh nhân Công Giáo, đều có thể tìm thấy những hướng dẫn chắc chắn trong học thuyết xã hội của Giáo hội.

Anh chị em thân mến, khi chúng ta tìm cách kết hợp những nỗ lực của mình để thoát khỏi đại dịch, tôi xin lặp lại lời cảm ơn tới tất cả những người tiếp tục làm việc với lòng hảo tâm và trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, an toàn và bảo vệ quyền lợi, trong việc cung cấp dịch vụ y tế, tạo điều kiện gặp gỡ giữa các thành viên trong gia đình và bệnh nhân, và hỗ trợ kinh tế cho những người khó khăn và những người bị mất việc làm. Tôi tiếp tục nhớ đến các nạn nhân và gia đình của họ trong những lời cầu nguyện của tôi.

Đối với các nhà lãnh đạo chính phủ và tất cả những người chịu trách nhiệm chính trị và xã hội, các linh mục và nhân viên mục vụ, cũng như đối với tất cả những người nam nữ có thiện chí, tôi đưa ra lời kêu gọi này: chúng ta hãy đồng hành cùng nhau với lòng can đảm và trí sáng tạo trên con đường đối thoại giữa các thế hệ, cung ứng giáo dục và công ăn việc làm. Cầu mong cho ngày càng nhiều những người nam nữ phấn đấu hàng ngày, với sự khiêm tốn thầm lặng và lòng dũng cảm, trở thành những nghệ nhân của hòa bình. Và cầu mong họ luôn được soi dẫn và được đồng hành với các phước lành của Thiên Chúa bình an!

Từ Vatican, ngày 8 tháng 12 năm 2021

+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô

[1] Xem Thông điệp Populorum Progressio – Phát triển các dân nước (ngày 26 tháng 3 năm 1967), 76ff.

[2] Xem Thông điệp Laudato Si '(24 tháng 5, 2015), 49.

[3] Xem Thông điệp Fratelli Tutti (ngày 3 tháng 10 năm 2020), 231.

[4] Thượng dẫn, 218.

[5] Thượng dẫn, 199.

[6] Thượng dẫn, 179.

[7] Thượng dẫn, 180.

[8] Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christus Vivit (25 tháng 3 năm 2019), 199.

[9] Thông điệp Laudato Si ', 159.

[10] Thượng dẫn, 163; 202.

[11] Thượng dẫn, 139.

[12] Xem Thông điệp gửi tới các bên tham gia Diễn đàn Hòa bình Paris lần thứ 4, ngày 11-13 / 11/2021.

[13] Xem Thông điệp Laudato Si '(24 tháng 5, 2015), 231; Thông điệp cho Ngày hòa bình thế giới năm 2021: Văn hóa coi trọng như một con đường dẫn đến hòa bình (8 tháng 12 năm 2020).

[14] Thông điệp Fratelli Tutti (ngày 3 tháng 10 năm 2020), 199.

[15] Xem Thông điệp video cho Hiệp ước toàn cầu về giáo dục: Cùng nhau nhìn xa hơn (15 tháng 10 năm 2020).

[16] Xem Thông điệp video cho Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu ảo cấp cao (ngày 13 tháng 12 năm 2020).

[17] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Laborem Exercens – Lao động của con người (14 tháng 9 năm 1981), 18.

[18] Thông điệp Laudato Si '(ngày 24 tháng 5 năm 2015), 128.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
405 linh mục Ấn tuyệt thực ngày Giáng Sinh. Linh mục bị phục kích sau khi cử hành Lễ Đêm Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:36 31/12/2021


1. Tay súng không rõ danh tính giết linh mục Công Giáo 38 tuổi ở Ogun

Cha Luke Adeleke, 38 tuổi, đã bị bắn chết bởi một tay súng vẫn chưa được xác định vào đêm Giáng Sinh, trong khi trở về sau khi dâng thánh lễ.

Các phương tiện truyền thông địa phương cho rằng các tay súng đã phục kích vị linh mục Công Giáo tại Khu vực Ogunmakin Obafemi Owode của bang Ogun, phía tây Nam Nigeria.

Quan chức Quan hệ Công chúng của Cảnh sát Bang, Abimbola Oyeyemi, xác nhận vụ việc, và nói rằng các tay súng trong khi chạy trốn khỏi hiện trường vụ việc, đã giao tranh với Cảnh sát trong một cuộc đấu súng.

Ông cho biết các thành viên của băng nhóm này đã trốn thoát với những vết thương nghiêm trọng.

Nigeria đã và đang trải qua tình trạng mất an ninh ngày càng nghiêm trọng kể từ năm 2009, khi Boko Haram, một trong những nhóm Hồi giáo lớn nhất châu Phi, phát động một cuộc nổi dậy tìm cách biến quốc gia đông dân nhất châu Phi thành một nhà nước Hồi giáo.

Nhóm này đã tổ chức các cuộc tấn công khủng bố bừa bãi vào nhiều mục tiêu, bao gồm các nhóm tôn giáo và chính trị, cũng như dân thường.

Tình hình càng thêm phức tạp do sự tham gia của những người chăn gia súc chủ yếu là người Hồi giáo Fulani, còn được gọi là Dân quân Fulani, những người thường xuyên đụng độ với nông dân Kitô Hữu.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân của các vụ tấn công, trong một lời kêu gọi được đưa ra vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm 28 tháng 9.

Ngài nói: “Tôi đã nhận được với nỗi buồn về tin tức của các cuộc tấn công vũ trang vào Chúa Nhật tuần trước nhằm vào các làng Madamai và Abun, ở miền bắc Nigeria”.

“Tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương, và cho toàn bộ người dân Nigeria. Tôi hy vọng rằng sự an toàn của mọi người dân có thể được bảo đảm trên đất nước này”.
Source:Tribuneonlineng.com

2. Kochi: Các linh mục Syro-Malabar tuyệt thực vào ngày lễ Giáng Sinh

KOCHI: Các linh mục của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã tuyệt thực vào ngày lễ Giáng Sinh từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều để phản đối các cải cách phụng vụ đang được thực hiện bởi ban lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar.

Cuộc biểu tình được tổ chức bởi linh mục đoàn của tổng giáo phận. Các linh mục nói rằng cuộc tuyệt thực này được tổ chức để phản đối sự lạm quyền cũng như quyết định áp đặt các thực hành phụng vụ của Đức Hồng Y George Alencherry, Tổng Giám Mục, và các thành viên Thượng hội đồng.

Cuộc tuyệt thực bắt đầu gần máng cỏ Giáng Sinh đặt tại trụ sở Tổng giáo phận. Khoảng 200 linh mục đã nhanh chóng tham gia. Các linh mục tham gia cuộc tuyệt thực nói “Việc cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn đã ăn sâu vào trái tim, văn hóa và tâm linh của chúng tôi. Nó đã bị cấm mà thậm chí không cần lắng nghe ý kiến của các linh mục và giáo dân”.

Linh mục đoàn của tổng giáo phận cho biết, cuộc tuyệt thực nhằm truyền đi thông điệp rằng chúng tôi sẽ không cúi đầu trước nhánh phía nam của Giáo Hội Syro-Malabar, là nhánh bị chỉ trích áp dụng các thực hành lỗi thời của người Chanđê.

Nhiều giáo phận trong Giáo Hội Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.

Cách thức hợp nhất là sự kết hợp của cả hai và nó được ấn định có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.

Thượng Hội Đồng Giáo Hội Syro-Malabar đã biểu quyết một cách áp đảo cách thức hợp nhất này. Nhưng chống đối đã lập tức nổi lên. Trong một diễn biến phức tạp khác vị Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly đã chính thức tuyên bố rằng ngài đã ban hành một ngoại lệ đối với phong cách thống nhất của thánh lễ cho tổng giáo phận của ngài, và đã nhận được sự cho phép từ Rôma. Các linh mục trong tổng giáo phận của ngài sẽ tiếp tục quay xuống như từ trước đến nay, nghĩa là giống như trong các thánh lễ của Công Giáo nghi lễ Latinh. Ngoại lệ tương tự sau đó cũng được cấp cho giáo phận Irinjalakuda.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Alencherry vào ngày 10 tháng 12 đã ban hành một chỉ thị bác bỏ các các miễn trừ. Ngài nói rằng đã nhận được một lá thư từ Rôma, trong đó tuyên bố rằng toàn bộ Giáo Hội Syro-Malabar áp dụng chung cách thức hợp nhất, một có miễn trừ gì cho bất cứ ai. Tất cả đều phải áp dụng các quy tắc phụng vụ đã được Thượng hội đồng phê chuẩn.
Source:Times of India

3. Chuông Giáng Sinh vang lên sau 30 năm tại nhà thờ lâu đời nhất ở Kashmir do Ấn Độ quản lý

Nhà thờ Thánh Luca 125 tuổi ở Kashmir trong vùng do Ấn Độ quản lý, là ngôi thánh đường lâu đời nhất trong vùng, đã tổ chức Thánh lễ Giáng Sinh lần đầu tiên sau 30 năm vào hôm thứ Bảy 25 tháng 12, sau khi tòa nhà được mở cửa trở lại vào đầu tuần này.

Các tín hữu Công Giáo trong vùng đã yêu cầu trùng tu nhà thờ từ năm 2016. Công việc tu bổ đã được bắt đầu vào năm 2019 bởi Sở du lịch Jammu và Kashmir, với chi phí khoảng 80,000 đô la.

Ấn Độ là quê hương của một trong những cộng đồng Kitô lâu đời nhất và lớn thứ nhì Á Châu, với hơn 30 triệu tín hữu.

Tin tức về việc mở cửa trở lại của nhà thờ được đưa ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đưa tin về việc cộng đồng Kitô bị đàn áp trên một quy mô rộng lớn, lên đến 21 trong 28 bang của Ấn Độ.

Tờ New York Times đã đưa tin về những kẻ bài Kitô Giáo đang càn quét khắp các làng mạc, xông vào nhà thờ, đốt tài liệu Kitô Giáo, tấn công trường học và hành hung những người thờ phượng.

“Chúng tôi cảm ơn chính phủ ở Kashmir đã cải tạo và khôi phục nhà thờ,” Linh mục Eric Tarsem, là Cha Sở của giáo xứ, nói với Arab News hôm thứ Bảy. “Cả cộng đồng chúng tôi đều rất hạnh phúc. Nó giống như một giấc mơ được trở thành sự thật “.

Viên đá đầu tiên của Nhà thờ Thánh Luca, nằm trong khu vực Dalgate của thành phố Srinagar, được đặt bởi hai anh em Earnest và Arthur Neve vào ngày 12 tháng 9 năm 1896.

Họ là những người đầu tiên giới thiệu y học hiện đại ở Kashmir, và chủng ngừa bệnh tả và đậu mùa vào cuối thế kỷ 19. Họ cũng thành lập Bệnh viện Truyền giáo Kashmir vào năm 1888.

Nhà thờ bị đóng cửa vào đầu những năm 1990 khi quân nổi dậy tiến hành một cuộc tấn công vũ trang chống lại sự cai trị của Tân Đề Li ở khu vực duy nhất của Ấn Độ trong đó đa số dân theo Hồi Giáo.

Kashmir là tâm điểm của những căng thẳng giữa Ấn Độ, nơi đa số theo Ấn Giáo; và Pakistan, nơi đa số dân theo Hồi Giáo trong nhiều thập kỷ qua, và là nguyên nhân của hai trong ba cuộc chiến giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực, nhưng mỗi nước chỉ chiếm được một phần.

Hôm thứ Bảy, chỉ ba ngày sau khi nhà thờ mở cửa trở lại, hơn 100 người đã tập trung ở đó để cử hành lễ Giáng Sinh.

“Việc mở cửa nhà thờ có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi”, Grace Palijor, một Kitô Hữu thế hệ thứ tư ở Srinagar, nói với Arab News. “Đó là sự công nhận rằng những nhà truyền giáo Kitô đã phục vụ và phát triển vùng đất này suốt những năm qua.”

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chúc mừng Giáng Sinh tới các tín hữu Kitô của đất nước với dòng tweet: “Lời chúc Giáng Sinh đến tất cả mọi người! Chúng ta nhớ lại cuộc đời và những lời dạy cao quý của Chúa Giêsu Kitô, trong đó đặt trọng tâm hàng đầu là sự phục vụ, lòng tốt và sự khiêm nhường. Cầu mong mọi người luôn mạnh khỏe, an khang thịnh vượng. Cầu mong có sự hòa hợp trong cộng đồng chúng ta”.

Palijor, người điều hành một trường học ở Srinagar và hát trong dàn hợp xướng tại Nhà thờ Thánh Luca hôm thứ Bảy, gọi việc mở cửa trở lại của nhà thờ là “một điềm lành” cho Kashmir.

“Chúng tôi cảm thấy được chấp nhận trong cộng đồng,” cô nói. “Đó là một cử chỉ rất tốt và nó mang lại hy vọng và hòa bình, đặc biệt là trong mùa lễ hội Giáng Sinh.”
Source:VOA News
 
Giao thừa trên thế giới. Lời Chúc Đầu Năm. Kinh Chiều Tạ Ơn tại Thánh Địa Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:59 31/12/2021


1. Giao thừa tại Sydney

Từ New Delhi đến Paris và Berlin, một số thành phố lớn nhất thế giới đang hủy bỏ tất cả các lễ kỷ niệm đêm giao thừa công khai do sự xuất hiện của biến chủng Omicron COVID-19.

Năm ngoái, tại Sydney, bất chấp lời cầu xin của bà Thủ hiến Gladys Berejiklian, người ta chen chúc nhau xem pháo bông. Sau một năm tang thương vì COVID-19 với 143,000 trường hợp nhiễm bệnh và 653 trường hợp tử vong, năm nay, người dân có khuynh hướng ở nhà bất chấp lời thúc giục của tân Thủ hiến New South Wales Dominic Perrottet hãy ra ngoài ăn mừng để kích thích nền kinh tế đang bị vùi dập của thành phố sau khi chịu đựng 107 ngày khóa cửa.

Trong 24g của ngày 28 tháng 12, tiểu bang New South Wales ghi nhận đến 11,201 ca nhiễm mới vượt rất xa con số vài trăm trường hợp của năm 2020. Tuy nhiên, chỉ có 625 người phải vào bệnh viện nên Thủ hiến Dominic Perrottet tỏ ra xem thường biến thể Omicron.

Xem pháo hoa đêm giao thừa ở Sydney từ một vài địa điểm thượng hạng có thể tốn một khoản tài chính nhỏ, nhưng thưởng thức màn trình diễn từ một công viên bên bến cảng từ lâu đã là một lựa chọn của số đông vì nó miễn phí.

Tuy nhiên, chính phủ tiểu bang New South Wales đã bắt buộc dân chúng phải mua vé ở một vài địa điểm với lý do là chính sách này sẽ cho phép kiểm soát đám đông.

Thành phố Sydney tỏ ra bực mình và tuyên bố không thu phí người dân xem pháo hoa từ các khu vực do hội đồng thành phố kiểm soát. Họ đã loại bỏ hình thức bán vé trong năm nay và đang sử dụng mô hình ai đến trước được phục vụ trước

Tờ Sydney Morning Herald cho rằng ngành du lịch và khách sạn của Sydney đang chuẩn bị cho một năm mới còi cọc khác mặc dù Thủ hiến khuyến khích người dân tổ chức tiệc tùng.

Bất chấp lời khẩn cầu của Thủ hiến, hàng trăm nghìn lượt hủy bỏ các buổi tiệc tùng cho thấy thành phố đang chuẩn bị đóng cửa thay vì nhảy múa trong năm mới.

Đêm giao thừa là đêm lớn nhất trong năm của ngành du lịch biển Sydney.

Tổng giám đốc của Captain Cook Cruises, Nick Lester, người điều hành du thuyền đêm Giao Thừa với giá khởi điểm 300 đô la, rất vui khi thấy Thủ hiến khuyến khích người dân Sydney hỗ trợ cộng đồng du lịch nhưng không ngạc nhiên vì số lượng hủy tăng đột biến. “Nó giống như Sydney đang tự nhốt mình lại,” ông nói.

Ông Lester cho biết “Từ 20 đến 30% số vé đã bị hủy nhưng như thế thì không sao, các chuyến tầu vẫn đang hoạt động và có thể vượt qua cơn bão này.”

“Chúng tôi là nhà điều hành lớn nhất ở Sydney và là một phần của doanh nghiệp quốc gia. Các nhà khai thác nhỏ hơn không may mắn như vậy và đêm giao thừa thường là đêm họ tạo ra doanh thu đáng giá trong năm”, ông nói.

“Tôi đã điều hành các công ty tàu thuyền trong 16 năm qua và hai năm qua là thách thức lớn nhất đối với ngành du lịch”.

Phillip Fikkers, chủ sở hữu của nhà hàng Potts Point Macleay Street Bistro, nơi đã chứng kiến hơn 70% các bàn được đặt bị hủy kể từ khi tiểu bang nới lỏng một số hạn chế COVID-19 vào ngày 17 tháng 12”.

“Hiện tại, chúng tôi mất gần 80% lượng đặt bàn mỗi ngày, rất may 50% được đặt lại vì chúng tôi là nơi duy nhất còn mở cửa, nhưng mức lỗ vẫn là ít nhất 30%,” ông Fikkers cho biết thực tế là nhiều nhà hàng lân cận khác đã buộc phải đóng cửa.

“Với các quy tắc liên tục thay đổi, mọi người rất sợ hãi và thành thật mà nói, bạn có thể đổ lỗi cho họ được không?”

Fikkers cho biết Macleay Street Bistro thường kiếm được hơn 14,000 đô la trong ngày 31 tháng 12. Năm 2020, con số này chỉ là 2,500 đô la và ông nghĩ năm nay cũng thế mà thôi.
Source:Sydney Morning Herald

2. Đêm giao thừa chào năm mới 2022 tại Times Square

Mỗi năm, khi đồng hồ điểm gần nửa đêm ngày 31 tháng 12, con mắt của thế giới lại một lần nữa hướng về ánh đèn năng lượng rực rỡ, lấp lánh của Times Square. Đêm giao thừa tại trung tâm biểu tượng của Thành phố New York đã trở thành không chỉ là một lễ kỷ niệm - đó là một truyền thống toàn cầu.

Thế giới nín thở và reo hò khi đồng hồ điểm 12 giờ.

Khi Quả bóng đêm giao thừa nổi tiếng rơi xuống từ đỉnh tháp của Times Square, vô số người xem trên toàn quốc và trên toàn thế giới đoàn kết lại để chào tạm biệt một năm cũ, và bày tỏ niềm vui và hy vọng cho năm sắp tới.

Đêm Giao thừa năm 2022 thành phố ra thông báo mời những người vui chơi trở lại Times Square để xem trực tiếp quả bóng rơi. Thông báo nhấn mạnh rằng sức khỏe và sự an toàn của những người vui chơi trong đêm giao thừa là ưu tiên hàng đầu của Đêm giao thừa tại Times Square năm 2022. Thành ra, những người muốn tham dự trực tiếp cần có bằng chứng đã tiêm phòng đầy đủ và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ.

Những người tham dự cũng sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang y tế. Các khu vực xem sẽ có ít người hơn để tạo điều kiện giữ khoảng cách an toàn xã hội. Dân chúng được phép vào cửa từ 3g chiều.

Lễ hội được mong đợi trên toàn thế giới cũng được phát sóng cho khán giả truyền hình và internet, đồng thời sẽ bao gồm các trải nghiệm đa phương tiện ảo.
Source:Timessquarenyc.org

3. Kinh Chiều Tạ Ơn tại Giêrusalem

Chiều cuối năm, Cha Marcelo Cichineli, Bề trên tu viện Thánh Saviour tại Giêrusalem đã cử hành kinh chiều tạ ơn sau một năm đầy sóng gió vì coronavirus.

Hồi đầu tháng Mười Hai này, chính phủ Israel đã thông báo cấm các du khách từ nước ngoài, sau khi biến thể Omicron được phát hiện tại Nam Phi. Lệnh cấm, kéo dài đến tận 22 tháng Mười Hai, đã chấm dứt những hy vọng của nhiều người ở Thánh địa mong các cuộc hành hương và du lịch quốc tế sẽ được mở lại vào cuối năm, nhất là các cuộc hành hương đến Bethlehem vào dịp lễ Giáng Sinh.

Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa Đức Thượng Phụ nhận định rằng: điều quan trọng là nghĩ đến việc tái khởi hành trong năm 2022, với hy vọng tìm được một phương thế mới với chính quyền Israel để khởi sự những hình thức sống chung với đại dịch và mở cửa lại cho ngành du lịch và hành hương trong năm tới”.

Đức Thượng Phụ Pizzaballa bày tỏ hy vọng rằng các cuộc viếng thăm, hành hương có thể được tái lên chương trình, kể cả trong đại dịch, mặc dù với một sự không chắc chắn và phải có những biện pháp an ninh cần thiết và thích ứng. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô, khi gặp những người di dân và người tuyệt vọng, người lớn và trẻ em, trong chuyến tông du mới đây của ngài tại Síp và Hy Lạp, đã chứng tỏ rằng điều thiết yếu là “cần đón nhận nhau mà không sợ hãi”.

Về phần cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, cha cũng nói với Asia News rằng cần vượt qua các tiêu chuẩn khẩn cấp để sống chung với coronavirus, và bày tỏ lo ngại rằng thứ virus quái ác này hiện nay là một cái cớ để phong tỏa thế giới.

Asia News cũng như Trung tâm của Hội Thừa sai Pime ở bắc Ý, đang phát động một cuộc hành hương Thánh địa vào tháng Ba tới đây, dù Covid-19 tiếp tục hoành hành và thúc đẩy nhiều chính phủ đóng cửa.

4. Cuộc gặp gỡ thanh niên Âu Châu của phong trào Taizé

Vì ảnh hưởng tai hại của biến thể Omicron, cuộc gặp gỡ Thanh niên Âu Châu của phong trào Taizé phải diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu vào hôm thứ Ba 28 tháng 12 và sẽ kết thúc vào ngày 2 tháng Giêng với các cử hành trực tuyến, từ thành phố Turinô của Italia. Giai đoạn thứ hai có sự tham gia trực tiếp cũng tại thành phố này của Ý, từ ngày 7 đến 10 tháng 7 năm 2022.

Cộng đồng đại kết cho biết như sau: “Với những hạn chế mới liên quan đến sự tiến triển của đại dịch, rất tiếc là chúng ta sẽ không thể trải nghiệm Cuộc họp Âu Châu ở Turinô như chúng ta đã dự định”.

Các sư huynh trong cộng đồng rất tiếc vì “không thể chào đón” những người đã tổ chức chuyến đi của họ vào cuối năm nay tại Turinô, và họ cảm ơn các Nhà thờ và cư dân của thành phố Ý này vì “tất cả những nỗ lực của họ trong những tháng gần đây”.

Từ ngày 28 tháng 12 đến ngày 1 tháng 1 năm 2022, một cuộc gặp gỡ trực tuyến sẽ được tổ chức, với sự truyền tải được thực hiện từ Turinô, “với một số anh em và thanh niên trong khu vực”, và có thể theo dõi từ kênh cộng đồng trên Youtube.

Buổi họp trực tuyến bắt đầu bằng buổi cầu nguyện buổi tối, bắt đầu lúc 8:30 tối giờ địa phương.

Theo chương trình, mỗi buổi sáng có phần giới thiệu Kinh thánh và buổi chiều, các hội thảo chuyên đề được truyền hình trực tiếp từ thành phố Ý với các đề tài như: “Tôi là một ngoại kiều và bạn đã chào đón tôi”, “hãy thể hiện tình đoàn kết với thế giới của những người di cư và “Cùng hành động để chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta”.

Cộng đồng đại kết cho biết thêm rằng các Nhà thờ ở Turinô mời những người Âu Châu trẻ tuổi tham gia vào “giai đoạn mới của Cuộc hành hương Niềm tin trên Trái đất”.

“Những người tham gia sẽ được chào đón bởi các gia đình và giáo xứ trong khu vực và sẽ tụ tập để cầu nguyện, có thời gian chia sẻ và hội thảo chuyên đề”, họ cho biết như trên và nhấn mạnh rằng chương trình sẽ bao gồm cuộc viếng thăm Tấm vải liệm Thánh.

Cuộc họp Âu Châu của Taizé ở Turinô, lần thứ bảy do cộng đồng đại kết ở Ý tổ chức, đã bị hoãn một năm vì đại dịch Covid-19. Trước đó, cuộc gặp gỡ được dự trù diễn ra vào cuối năm 2020 và đầu năm nay.

Cuộc họp thường niên là một phần của 'Cuộc hành hương niềm tin qua Trái đất', được các tu sĩ Taizé thúc đẩy trong hơn 40 năm, và bao gồm những giây phút cầu nguyện tại các giáo xứ của thành phố chủ nhà và suy ngẫm về các chủ đề như đối thoại giữa các dân tộc, hòa bình, đức tin, và cam kết xã hội.

Trên trang web trực tuyến của mình, cộng đồng, cách Paris khoảng 360 km, quy tụ hàng trăm tu sĩ, từ các Giáo hội Kitô khác nhau và từ hơn 30 quốc gia, đã công bố ngày cho các cuộc họp khác nhau ở Taizé vào năm 2022.

Cộng đồng Taizé được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1940, bởi Sư huynh Roger Schutz, một mục sư Tin lành người Thụy Sĩ, và bắt đầu bằng việc chào đón những người bị bách hại vì chính trị, người Do Thái và sau đó là các tù nhân Đức.
Source:Agencia Ecclesia
 
Ngỡ ngàng: Đức Thánh Cha lại nhờ Hồng Y Re cử hành Kinh Chiều Tạ Ơn thay ngài. Sức khoẻ của ngài có vấn đề?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:53 31/12/2021

Theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum vào ngày cuối cùng của năm, với các nhà lãnh đạo của Giáo triều Rôma cùng tham gia với ngài trong lời cầu nguyện tạ ơn vì những phước lành trong năm qua.

Chương trình cho sự kiện đã thông báo rằng Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cử hành này tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5g chiều ngày 31 tháng 12. Tuy nhiên, giờ chót ngài đã không chủ sự và chỉ đọc một bài giảng được soạn sẵn. Thay vào đó, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã chủ sự buổi lễ.

Sự thay đổi vào phút chót có khả năng làm gia tăng suy đoán về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng — đặc biệt là vì ngài cũng đã hủy bỏ kế hoạch đến thăm Cảnh Chúa Giáng Sinh ở Quảng trường Thánh Phêrô cùng ngày.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Trong những ngày này, Phụng vụ mời gọi chúng ta đánh thức trong nội tâm sự kinh ngạc, sự ngạc nhiên trước mầu nhiệm Nhập thể. Lễ Giáng Sinh có lẽ là lễ khơi dậy thái độ nội tâm này nhiều nhất: ngạc nhiên, suy đi nghĩ lại trong lòng, và chiêm ngắm... Giống như thái độ của những mục đồng ở Bêlem, những người đầu tiên nhận được thông báo sáng chói của thiên thần, sau đó chạy đi và thực sự tìm thấy những dấu chỉ đã báo cho họ biết đó là Hài nhi được bọc trong tã và được đặt nằm trong máng cỏ. Với đôi mắt ngấn lệ, họ quỳ gối trước Đấng Cứu Thế mới sinh. Nhưng không chỉ họ, ngay cả Đức Maria và Thánh Giuse cũng đầy kinh ngạc trước những gì các mục đồng kể lại về Chúa Hài Đồng mà họ đã nghe từ sứ thần Chúa.

Vậy đó: Giáng Sinh không thể được cử hành mà không có sự ngạc nhiên. Nhưng đó là một sự ngạc nhiên không chỉ giới hạn ở một cảm xúc hời hợt - đó không phải là sự ngạc nhiên, cũng không chỉ giới hạn trong một cảm xúc liên quan đến sự xa xỉ của các bữa tiệc, hoặc tệ hơn là sự điên cuồng của chủ nghĩa tiêu dùng. Không. Nếu Giáng Sinh bị giản lược đến mức này, thì không có gì thay đổi: ngày mai sẽ giống như ngày hôm qua, năm sau sẽ giống như quá khứ, v.v. Nó chỉ có nghĩa là ấm lên trong chốc lát như thể một chớp nhoáng ở trong chảo, chứ không phơi bày toàn bộ con người chúng ta trước tác động của sự kiện, không nắm bắt được trung tâm của mầu nhiệm Giáng Sinh của Chúa Kitô.

Và trung tâm của mầu nhiệm ấy là điều này: “Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14). Chúng ta nghe mầu nhiệm ấy được lặp đi lại nhiều lần trong phụng vụ chiều hôm nay, mở đầu cho lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Chí Thánh của Thiên Chúa. Mẹ là chứng nhân đầu tiên, người đầu tiên và vĩ đại nhất, đồng thời cũng là người khiêm tốn nhất. Vĩ đại nhất bởi vì khiêm tốn nhất. Trái tim Mẹ tràn ngập sự kinh ngạc, nhưng không có bóng dáng của lãng mạn, của sự ngọt ngào, của chủ nghĩa duy linh. Không. Mẹ đưa chúng ta trở lại thực tại, về sự thật của Lễ Giáng Sinh, được ẩn chứa trong những từ này của Thánh Phaolô: “sinh ra bởi một người phụ nữ” (Gl 4: 4). Kỳ quan của Kitô Giáo không bắt nguồn từ những hiệu ứng đặc biệt, từ những thế giới kỳ diệu, mà từ mầu nhiệm của thực tại: không có gì tuyệt vời và đáng kinh ngạc hơn thực tại! Một bông hoa, một mảnh đất, một câu chuyện cuộc đời, một cuộc gặp gỡ... Khuôn mặt nhăn nheo của một cụ già và khuôn mặt chớm nở tươi mới của một đứa trẻ. Một người mẹ ôm con trong tay và cho con bú. Mầu nhiệm tỏa sáng từ đó.

Thưa anh chị em, sự kinh ngạc của Đức Maria, sự kinh ngạc của Giáo hội tràn đầy lòng biết ơn. Lòng biết ơn của người Mẹ, khi chiêm ngắm Chúa Con, cảm nhận được sự gần gũi của Thiên Chúa, cảm thấy Thiên Chúa đã không bỏ rơi dân Người, Thiên Chúa đã đến, Thiên Chúa ở gần, Người là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khó khăn không biến mất, không thiếu những khó khăn và lo lắng, nhưng chúng ta không đơn độc: Chúa Cha đã “sai Con của Người” (Gl 4:4) đến cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và phục hồi phẩm giá làm con cái của chúng ta. Ngài, Con Một Thiên Chúa, đã trở thành con đầu lòng giữa nhiều anh em, để dẫn tất cả chúng ta, những người đang lạc lối và tản mác, trở về nhà Cha.

Lần đại dịch này đã làm tăng cảm giác hoang mang trên toàn thế giới. Sau giai đoạn phản ứng đầu tiên, sau cám dỗ lan rộng “mọi người tự cứu lấy mình”, chúng ta cảm thấy đoàn kết trên cùng một con thuyền. Tạ ơn Chúa, chúng ta đã phản ứng một lần nữa, với tinh thần trách nhiệm. Quả thật chúng ta có thể và phải nói “tạ ơn Chúa”, bởi vì sự lựa chọn trách nhiệm chung không đến từ thế gian: nó đến từ Thiên Chúa; quả thật, điều đó đến từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã ghi dấu ấn một lần và mãi mãi trong lịch sử của chúng ta về “lộ trình” ơn gọi ban đầu của Người là tất cả trở thành chị em và anh em, là con cái của cùng một Cha.

Ơn gọi này được ghi khắc vào trái tim của thành phố Rôma này. Ở Rôma dường như mọi người đều cảm thấy mình như anh em với nhau; theo một nghĩa nào đó, tất cả mọi người đều cảm thấy như ở nhà, bởi vì thành phố này giữ trong mình một sự cởi mở phổ quát. Tôi dám khẳng định: đó là một thành phố toàn cầu. Nó đến từ lịch sử của nó, từ văn hóa của nó; và chủ yếu đến từ Phúc Âm của Chúa Kitô, Đấng đã bắt rễ sâu ở đây và được bón bằng máu của các vị tử đạo, bắt đầu từ hai Thánh Phêrô và Phaolô.

Nhưng ngay cả trong trường hợp này, chúng ta cũng phải cẩn thận: một thành phố chào đón và huynh đệ không thể được nhận ra bằng “bề ngoài”, bằng lời nói, bằng những sự kiện vang dội. Không. Nó được ghi nhận bởi sự quan tâm hàng ngày, sự quan tâm “thường nhật” đến những người gặp khó khăn nhất, đến những gia đình cảm thấy nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng, những người khuyết tật nghiêm trọng và gia đình của họ, những người cần vận chuyển hàng ngày để đi làm, những người sống ở vùng ngoại ô, những người đã bị đè nặng bởi một số thất bại trong cuộc sống và cần các dịch vụ xã hội, v.v. Đó là thành phố thực sự nhìn vào từng đứa con, từng cư dân, và từng vị khách của mình.

Rôma là một thành phố tuyệt vời, không bao giờ hết mê hoặc; nhưng đối với những người sống ở đó, nó cũng là một thành phố mệt mỏi, và tiếc là không phải lúc nào cũng lịch thiệp với người dân và những người khách, một thành phố mà đôi khi dường như từ chối. Hy vọng rằng tất cả mọi người, những người sống ở đó và những người ở lại đó để làm việc, hành hương hoặc du lịch, tất cả đều có thể đánh giá cao hơn nữa sự quan tâm đến lòng hiếu khách, đến phẩm giá cuộc sống, đến ngôi nhà chung, đến hầu hết những người mỏng manh và dễ bị tổn thương. Mong mọi người sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra ở thành phố này một vẻ đẹp mà tôi có thể nói là “nhất quán”, và điều đó khơi dậy lòng biết ơn. Đây là mong muốn của tôi cho năm nay.

Anh chị em thân mến, hôm nay những người Mẹ - Đức Mẹ và Giáo Hội Mẹ - chỉ cho chúng ta thấy Chúa Hài đồng đang mỉm cười, và nói với chúng ta rằng “Ngài là Đường. Hãy đi theo Ngài, hãy tin tưởng. Ngài không làm chúng ta thất vọng”. Chúng ta hãy dõi theo Người trên hành trình hàng ngày: Người mang lại sự viên mãn cho thời gian, mang lại ý nghĩa cho công việc và ngày tháng. Chúng ta hãy có đức tin, trong những khoảnh khắc hạnh phúc và đau khổ vì niềm hy vọng mà Ngài ban cho chúng ta là niềm hy vọng không bao giờ gây thất vọng.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.
Nội dung thánh thi Te Deum như sau:

Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.
“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.”

Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana