Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb..
02:05 18/12/2024
Chương 16:
“Vì vậy, Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi sự độc ác còn lan tràn, hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào long an hem, lời ấy có sức cứu độ linh hồn an hem.” (Gc 1, 21)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")
-------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
TU ĐỨC
“Vì vậy, Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi sự độc ác còn lan tràn, hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào long an hem, lời ấy có sức cứu độ linh hồn an hem.” (Gc 1, 21)
1. Con phải biết nguyên nhân cao quý của đạo đức chính là tu đức, không thể vì cao quý của đạo đức, nó chỉ là ơn khen ngợi mà thôi.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")
-------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb..
02:12 18/12/2024
17. GIỐNG NHƯ THẦN NÔNG
Thầy thuốc Trần Quân Hựu là người Dương Châu, nói năng rất hài hước.
Giữa năm Hồng Võ, ông ta thường vô ra trong hoàng cung, hoàng đế rất sủng ái tin dùng và thường cùng với ông ta nói chuyện gian nan khốn khó trong quân đội: hồi ấy trong quân thiếu lương thực, hoàng đế và binh sĩ thường ăn vỏ cây rể cỏ.
Một hôm, hoàng đế hỏi:
- “Ta giống quân vương nào ở thời đại trước?”
Trần Quân Hựu nói:
- “Giống ông thần nông”.
Hoàng đế vặn hỏi duyên cớ tại sao, ông ta trả lời:
- “Nếu không giống ông thần nông thì tại sao nếm được bách thảo?”
Hoàng đế nghe xong thì cười ha ha.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 17:
Nhắc nhở hoàng đế khi hoàng đế cao hứng thao thao bất tuyệt nói về những chiến công của mình, thật không dể chút nào, bởi vì như thế sẽ chạm tự ái của hoàng đế và có khi mất đầu như chơi, nhưng thầy thuốc Trần Quân Hựu đã làm được, bởi vì ông ta biết cách khuyên bảo nhắc nhở mà không làm cho nhà vua tự ái.
Có một vài giáo dân có ý tốt lành muốn các linh mục của Giáo Hội ngày càng trổi vượt hơn trong thiên chức linh mục, trong bổn phận và trong cuộc sống của mình, nên có những lời góp ý không mấy tế nhị làm cho các linh mục chạm tự ái và trở nên cố chấp, coi những lời góp ý của giáo dân là không có ký lô gam nào cả, nên lời góp ý trở thành lời phê bình các linh mục.
Mục đích của giáo dân thì tốt nhưng phương pháp làm thì chưa được đẹp nên trở thành “đối thủ” của một vài linh mục, nên chăng phải học hỏi thầy thuốc Trần Quân Hựu góp ý cho hoàng đế, ông ta khôn ngoan lợi dụng khi nhà vua vui vẻ, lợi dụng sự thân cận và sự tin tưởng của hoàng đế để góp ý, làm cho hoàng đế vui vẻ cười ha ha quên mất mình là hoàng đế đánh đông dẹp bắc khi Quân Hựu so sánh mình với...ông thần nông.
Đừng bạ đâu góp ý, cũng đừng nói sau lưng, nhưng góp ý chân thành trong yêu mến, thì chắc chắn lời góp ý của chúng ta sẽ thành công, vì tất cả các linh mục của Đức Chúa Giê-su đều là những người hiểu rất rõ về giá trị của lời góp ý chân thành...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thầy thuốc Trần Quân Hựu là người Dương Châu, nói năng rất hài hước.
Giữa năm Hồng Võ, ông ta thường vô ra trong hoàng cung, hoàng đế rất sủng ái tin dùng và thường cùng với ông ta nói chuyện gian nan khốn khó trong quân đội: hồi ấy trong quân thiếu lương thực, hoàng đế và binh sĩ thường ăn vỏ cây rể cỏ.
Một hôm, hoàng đế hỏi:
- “Ta giống quân vương nào ở thời đại trước?”
Trần Quân Hựu nói:
- “Giống ông thần nông”.
Hoàng đế vặn hỏi duyên cớ tại sao, ông ta trả lời:
- “Nếu không giống ông thần nông thì tại sao nếm được bách thảo?”
Hoàng đế nghe xong thì cười ha ha.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 17:
Nhắc nhở hoàng đế khi hoàng đế cao hứng thao thao bất tuyệt nói về những chiến công của mình, thật không dể chút nào, bởi vì như thế sẽ chạm tự ái của hoàng đế và có khi mất đầu như chơi, nhưng thầy thuốc Trần Quân Hựu đã làm được, bởi vì ông ta biết cách khuyên bảo nhắc nhở mà không làm cho nhà vua tự ái.
Có một vài giáo dân có ý tốt lành muốn các linh mục của Giáo Hội ngày càng trổi vượt hơn trong thiên chức linh mục, trong bổn phận và trong cuộc sống của mình, nên có những lời góp ý không mấy tế nhị làm cho các linh mục chạm tự ái và trở nên cố chấp, coi những lời góp ý của giáo dân là không có ký lô gam nào cả, nên lời góp ý trở thành lời phê bình các linh mục.
Mục đích của giáo dân thì tốt nhưng phương pháp làm thì chưa được đẹp nên trở thành “đối thủ” của một vài linh mục, nên chăng phải học hỏi thầy thuốc Trần Quân Hựu góp ý cho hoàng đế, ông ta khôn ngoan lợi dụng khi nhà vua vui vẻ, lợi dụng sự thân cận và sự tin tưởng của hoàng đế để góp ý, làm cho hoàng đế vui vẻ cười ha ha quên mất mình là hoàng đế đánh đông dẹp bắc khi Quân Hựu so sánh mình với...ông thần nông.
Đừng bạ đâu góp ý, cũng đừng nói sau lưng, nhưng góp ý chân thành trong yêu mến, thì chắc chắn lời góp ý của chúng ta sẽ thành công, vì tất cả các linh mục của Đức Chúa Giê-su đều là những người hiểu rất rõ về giá trị của lời góp ý chân thành...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hừng đông công chính
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:11 18/12/2024
HỪNG ĐÔNG CÔNG CHÍNH
(Mt 1,16.18-24)
Giuse là người công chính. Theo nhãn quan nhân loại, người công chính là người ngay thẳng trong tâm hồn và suy nghĩ, công bình và công minh trong lời nói và hành động. Theo Thánh Kinh thì khái niệm về sự công chính vượt lên trên chiều kích nhân bản. Công chính theo Thánh Kinh chính là tình yêu thủy chung. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng Thiên Chúa tỏ bày sự công chính của Người khi Người tín trung với lời đã hứa là yêu thương nhân loại đến cùng và khi đến thời viên mãn đã sai Con của Người xuống thế gian để ban ơn cứu độ. (x.Rm 3,22-26).
Đêm Tiệc Lý Chúa Kitô đã mạc khải một danh xưng Cha trên trời là Đấng Công Chính. “Lạy Cha là Đấng Công Chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết Danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.” (Ga 17, 25-26). Xuống thế gian, một trong những sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô là mạc khải chân dung Cha trên trời. Ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha. Đấng vào trần gian được tôn xưng là “Mặt trời công chính”. Chúa Kitô đã làm sáng tỏ cái tình thủy chung của Thiên Chúa dành cho nhân loại không chỉ qua các việc lành mà Người giáng phúc thi ân mà còn qua việc Người sẵn lòng đón nhận sự phản bội, bất trung và cả những yếu hèn của nhân loại. Phút giây hấp hối trên thập giá, Người không chỉ nghĩ đến mẹ già và người môn đệ thân yêu, Người còn nghĩ đến phạm nhân đang bị treo bên phải Người và nghĩ đến những người đang nhẫn tâm giết Người để ròi nài xin Cha trên trời tha thứ cho họ vì họ lầm chẳng biết. Chính lúc này viên sĩ quan đang thi hành án đã thốt lên: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 22,47)
Để chuẩn bị gần cho Đấng là mặt trời công chính đến trần gian Thiên Chúa chọn gọi một số người nghèo góp phần như là “hừng đông công chính”. Đó là hai vợ chồng Giacaria – Isave, là thánh Giuse, và dĩ nhiên là có Mẹ Maria. Thánh Giuse khi hay tin Mẹ Maria thụ thai thì Tin mừng ghi rằng Giuse không tố giác, nghĩa là cho rằng đây là chuyện không tốt, nhưng ngài vẫn chọn cách thế không làm hại Mẹ Maria. Dĩ nhiên thánh Giuse sẽ bị hứng chịu tiếng xấu cách nào đó như “phường sở khanh”. Và khi được sứ thần báo mộng thì Giuse đã mau mắn đón Maria và Hài nhi trong dạ về nhà với cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm.
Để làm rực sáng Đấng là Mặt Trời Công Chính trong dịp kỷ niệm ngày Người Giáng Sinh, thiết tưởng rằng các trang trí hang đá với đèn đuốc lung linh là tốt, những buỗi lễ long trọng, sốt sắng là rất tốt, nhưng nếu có nhiều mẫu gương là “vầng hừng đông công chính” như Giacaria – Isave – Giuse – Maria thì tốt hơn nhiều. Và chắc chắn sẽ có rất nhiều người nhận ra Thiên Chúa đích thực là Đấng Công Chính, Đấng luôn tín trung với tình của Người dành cho nhân loại chúng ta.
Dẫu cho người mẹ nào có bỏ con mình thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vì Người là Tình Yêu Tín Thành.
Ban Mê Thuột
(Mt 1,16.18-24)
Giuse là người công chính. Theo nhãn quan nhân loại, người công chính là người ngay thẳng trong tâm hồn và suy nghĩ, công bình và công minh trong lời nói và hành động. Theo Thánh Kinh thì khái niệm về sự công chính vượt lên trên chiều kích nhân bản. Công chính theo Thánh Kinh chính là tình yêu thủy chung. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng Thiên Chúa tỏ bày sự công chính của Người khi Người tín trung với lời đã hứa là yêu thương nhân loại đến cùng và khi đến thời viên mãn đã sai Con của Người xuống thế gian để ban ơn cứu độ. (x.Rm 3,22-26).
Đêm Tiệc Lý Chúa Kitô đã mạc khải một danh xưng Cha trên trời là Đấng Công Chính. “Lạy Cha là Đấng Công Chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết Danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.” (Ga 17, 25-26). Xuống thế gian, một trong những sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô là mạc khải chân dung Cha trên trời. Ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha. Đấng vào trần gian được tôn xưng là “Mặt trời công chính”. Chúa Kitô đã làm sáng tỏ cái tình thủy chung của Thiên Chúa dành cho nhân loại không chỉ qua các việc lành mà Người giáng phúc thi ân mà còn qua việc Người sẵn lòng đón nhận sự phản bội, bất trung và cả những yếu hèn của nhân loại. Phút giây hấp hối trên thập giá, Người không chỉ nghĩ đến mẹ già và người môn đệ thân yêu, Người còn nghĩ đến phạm nhân đang bị treo bên phải Người và nghĩ đến những người đang nhẫn tâm giết Người để ròi nài xin Cha trên trời tha thứ cho họ vì họ lầm chẳng biết. Chính lúc này viên sĩ quan đang thi hành án đã thốt lên: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 22,47)
Để chuẩn bị gần cho Đấng là mặt trời công chính đến trần gian Thiên Chúa chọn gọi một số người nghèo góp phần như là “hừng đông công chính”. Đó là hai vợ chồng Giacaria – Isave, là thánh Giuse, và dĩ nhiên là có Mẹ Maria. Thánh Giuse khi hay tin Mẹ Maria thụ thai thì Tin mừng ghi rằng Giuse không tố giác, nghĩa là cho rằng đây là chuyện không tốt, nhưng ngài vẫn chọn cách thế không làm hại Mẹ Maria. Dĩ nhiên thánh Giuse sẽ bị hứng chịu tiếng xấu cách nào đó như “phường sở khanh”. Và khi được sứ thần báo mộng thì Giuse đã mau mắn đón Maria và Hài nhi trong dạ về nhà với cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm.
Để làm rực sáng Đấng là Mặt Trời Công Chính trong dịp kỷ niệm ngày Người Giáng Sinh, thiết tưởng rằng các trang trí hang đá với đèn đuốc lung linh là tốt, những buỗi lễ long trọng, sốt sắng là rất tốt, nhưng nếu có nhiều mẫu gương là “vầng hừng đông công chính” như Giacaria – Isave – Giuse – Maria thì tốt hơn nhiều. Và chắc chắn sẽ có rất nhiều người nhận ra Thiên Chúa đích thực là Đấng Công Chính, Đấng luôn tín trung với tình của Người dành cho nhân loại chúng ta.
Dẫu cho người mẹ nào có bỏ con mình thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vì Người là Tình Yêu Tín Thành.
Ban Mê Thuột