Ngày 15-11-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/11: Đức Tin và Cầu Nguyện – Lm. Phao-lô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:00 15/11/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’ Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc’.”

Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

Đó là lời Chúa
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh ngày tận thế
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
01:46 15/11/2024
Hình ảnh ngày tận thế

Xưa nay thường có nhiều suy đoàn nói về ngày tận thế: ngày kinh hòang tất cả thế giới bị phá hủy tận diệt! Nhưng bao giờ tới ngày đó? Không ai có thể tiên đoán nói trước được. Ngày đó diễn xảy ra như thế nào? Cũng không ai có thể vẽ diễn tả ra được.

Vào ngày Chúa nhật 33. B. năm phụng của Hội Thánh Công Giáo, phúc âm theo Thánh sử Marcus ( Mc 13,21- 28) vẽ ra cảnh tượng kinh hoàng ngày tận thế như lời Chúa Giêsu tiên tri nói ra: "Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển.”

Hình ảnh kinh hoàng như thế này ẩn chứa sứ điệp gì? Đe dọa hay hướng tâm trí đời sống con người tới một phương hướng nào khác hơn nữa…?

Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa,từ trời cao xuống trần gian làm người rao giảng tin mừng tình yêu ơn tha thứ bình an của Thiên Chúa cho con người. Và con người cũng phải có đời sống cùng chung đóng góp xây dựng tình yêu, hòa bình với nhau trong công trình vũ trụ thiên nhiên.

Trong đời sống càng ngày càng có nhiều thay đổi, nhiều tiến bộ, nhiều phúc lợi tiện nghi giầu sang phú qúi, cùng có quyền lực …hưởng dùng. Nhưng những điều đó không là tất cả. Đến ngày sau cùng đời sống những điều đó không giúp gì cho đời sống tinh thần tâm linh.

Chúa Giêsu Kitô qua nhiều lời giảng dạy, cùng qua những hình ảnh dụ ngôn về nước Thiên Chúa, về đời sống tâm linh đã đưa ra hình ảnh nhắc nhở cho con người ngày xưa hôm qua và hôm nay nữa: phải sống sao là người tín hữu Chúa Kitô có lòng bác ái, hoà thuận tha thứ cho nhau. Và như thế đời sống giữa con người với nhau, cùng trong xã hội mới có sự công bằng chính trực. Hôm nay ở đời này và cả ngày sau nữa!

Đoạn phúc theo Thánh sử Marcus trên đây nói về hình ảnh ngày tận thế -Phúc âm theo Thánh sử Marcus được viết theo các nhà sử học Kinh Thánh từ khoảng năm 63. đến sau năm 70. sau Chúa Giáng sinh - theo các nhà chú giải Kinh Thánh có thể được viết trước tác như bài giáo lý sau năm 70. sau Chúa giáng sinh - năm 70. là năm đền thờ Jerusalem bị đế quốc Roma phá hủy tan tành.

Đền thờ Jerusalem với Do Thái giáo là hình ảnh trái tim, trung tâm đức tin của họ. Đền thờ, trái tim bị tàn phá hủy diệt thì có khác chi trời sập, không còn ánh sáng mặt trời chiếu sáng nữa. Tất cả diễn xẩy ra cảnh tối tăm mù mịt như ngày tận thế rồi. Và lúc đó chỉ còn thống khổ, đau buồn kêu la than khóc thôi…

Có thể vì Thánh Marcus đã sống trải qua cảnh tượng kinh hoàng lúc đền thờ Jerusalem năm 70. bị tàn phá, nên Ông đã viết lại những hình ảnh cảnh tượng về chiến tranh, về đau khổ, sự tối tăm thất vọng lúc thời đó. Những hình ảnh cảnh tượng chiến tranh, sự tàn phá hủy diệt đời sống xã hội cùng con người luôn hằng xảy ra như trước đây hàng ngàn năm rồi, và cả bây giờ thời sự khắp nơi trên thế giới. Điều này nói lên một nhận xét đau buồn thương tâm, không còn sự công bình chính trực: Trước hết con người đến và sau đó xảy ra chiến tranh tàn phá đời sống trên địa cầu!

Và phải chăng đó là ngày sau cùng, ngày tận thế, khi những sự đó xẩy ra cho con người nơi đó? Về những sự đó con người sống trong thất vọng hoài nghi, tan hoang đổ nát đống tro tàn mất hết tất cả, không ai có phần gì hết cả!

Nguy khốn, nhưng chưa phải là bước đường cùng. Đời sống còn có ánh sáng đốm lửa soi sáng chỉ phương hướng đi: Đức tin vào Thiên Chúa nguồn sự sống, nguồn công bằng chính trực: ” Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang. Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất.”.

Thánh sử Markus trong bài tường thuật về cuộc thương khó chịu nạn của Chúa Giêsu Kitô và chết trên thập gía cũng xảy ra cảnh tối tăm, bức màn nơi cực thánh trong đền thờ Jerusalem bị xé rách ra làm hai từ trên xuống dười.

Thật là một cảnh tượng kinh hoàng hãi hùng ngày tận thế! Nhưng chưa phải là hết, là chấm dứt công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Từ ngữ tận thế ( apokalypse) trong tiếng Hylạp còn ẩn chứa ý nghĩa: Điều hay sự được gì còn ẩn chứa dấu kín sẽ được khai mở ra!

Chúng ta nhận ra, Chúa Giêsu Kitô chết cùng được an táng trong mồ mả dưới lòng đất, như bao con người xưa nay. Nhưng Ngài không nằm yên trong nơi tăm tối, nơi thân xác bị tiêu hủy ra cát bụi: Ngài đã sống lại từ trong cõi kẻ chết. Chỗi dậy từ cõi kẻ chết, Ngài tiếp tục sai các Tông Đồ, Giáo hội đi loan truyền tin mừng tình yêu hòa bình nước Thiên Chúa cho con người trong công trình sáng tạo vũ trụ, để xây dựng mang lại sự công bình, nơi không có công bình.

Đó cũng là sứ mạng của người tín hữu Chúa Kitô chúng ta. Và đồng thời là niềm hy vọng của chúng ta, cùng là tin mừng cho con người trong vũ trụ của Thiên Chúa.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Khăn lau nước mắt
Phạm Bá Nha
03:11 15/11/2024
KHĂN LAU NƯỚC MẮT

Khăn là vật nhỏ nhất mang trong người, sẵn trong túi, khi cần có ngay. Nay bằng giấy màu, tiện, rẻ. Dùng nhiều việc. Đau lòng, xót dạ mới dùng Khăn Lau Nước Mắt. Hai lần lau kỹ-lâu khi sinh ra và lìa đời…Các nhạc sỹ thấy khóc rồi sáng tác. Ai khóc thương ai. Lịch sử VN vui buồn lẫn lộn.

Vui khi ‘Mẹ Tròn Con Vuông’ chào đời

Giọt mưa trên lá tiếng khóc oa oa.
Giọt mưa trên lá tiếng nói thì thầm
Giọt mưa trên lá bối rối bồi hồi
(Giọt Mưa Trên Lá. Phạm Duy)

Trước là yêu quê hương, dân tộc

Huế Saigon Hanoi hai mươi năm tiếng khóc lầm than.
Huế Saigon Hanoi trong ta, đau tim VN
…Ngày mai…. Bàn tay…Ngày vui…Sẽ thấy bình minh lổ ngọt ngào…Dựng nhà chung
(Huế Saigon Hanoi, Trịnh Công Sơn

Quê tôi có ‘lũy tre dài đẹp xinh, con sông xanh, trăng buông lơi, mái tranh nghèo, mẹ quê, cô lái đò, khu chợ, luống cày, bó lúa, trai gái hẹn hò….’(Tôi Yêu, Trịnh Hưng) VN như ‘nước dâng trào, xích kêu vang, máu anh hùng, đoàn quân hiên ngang…
(VN Quê Hương Ta Ngạo Nghễ, Nguyễn Đức Quang)

VN vẫn hoa nở trong đêm dù sương mù, bóng tre, nước sông chảy, đường có người đi, VN gian nan, xác phơi trên cầu, bé thơ gầy còm, tiếng ru trong mưa, tiếng suối-thác, mái tranh nghèo. (Hoa Vẫn Nở, Phạm Thế Mỹ)

VN biết dạy con
Mẹ dạy con ‘ăn nói, đừng quên ơn, là VN, màu da, lễ phép, quên hận thù’
(Gia Tài Của Mẹ, Trịnh Công Sơn)

VN khi còn trong nước

Hát khúc hoan ca thắm tươi vang lên
Chúc mừng mẹ hiền, lính chiến xa nhà, đôi uyên ương ước hẹn, nghệ sỹ mộng mơ...
hòa bình, tự do, hạnh phúc, ấm no, yên vui….
(Ly Rượu mùng. Phạm Hoàng Chương)

VN nhớ ơn người chiến sỹ. Ghi ơn anh Thương Binh

Chết tình cờ… Nghẹn ngào… Như mơ …Không hận thù …Ngoài đồng ruộng…
Lạnh lùng mình cháy như than….Vội vàng dọc theo biên giới…. Là Thương binh
(Tình Ca. Trịnh Công Sơn)

VN hẹn trở về

Ngày trở vể… bên lũy tre…vườn rau…bếp vui…ao bèo… anh nông phu cày bừa... con trâu xanh…chiến sỹ thi đua….Gió mát trặng thanh….Mẹ tưởng là mơ
(Ngày Trở Về. Phạm Duy).

VN lúc khóc

Năm tháng trôi qua
Nay bỗng nhớ lại
Chuyện tình đắng cay
Anh nuốt thương đau
Nhìn tình dở dang
Lòng thêm khóc than
(Sang Ngang, Đỗ Lễ)

VN buồn khóc chồng

Nhớ chàng xưa:
Cháu giống, con dòng
Người kim, chất cổ
(Khóc chồng, Trần Tế Xương)

Đau khi vợ không còn má ấp môi lồng
Nhà chỉn cũng nghèo thay
Nhờ được bà bay hay làm
Thắt lưng xắn váy quai cồng
Tất tả chân nam đá chân siêu
Vì tớ đỡ đần trong mọi việc
(Khóc vợ, Trần Tế Xương)

Khổ lúc khóc mẹ
Nhớ mẹ xưa:
Bây giờ:
Tưởng huệ dạy con
Nhà lan kén rể
(Khóc mẹ, Trần Tế Xương)

VN khi tiễn đưa ai

Tuyết rơi mong manh buồn
Hôn nhau như phút này
Chia tay…
Em ơi khóc đi em
Khóc đi em, khóc đi em
(Tiễn Em, Phạm Duy)

VN có Xuân gia đình ca hát vui tươi,

Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ
Xuân tôi ra góp chung câu gào thiết tha
Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng
Xuân lên cao chót, Xuân nhìn xuống sâu
(Xuân ca, Phạm Duy)

VN còn gì nữa đâu

Còn gì nữa đâu, mà tìm đến nhau
…mà chờ…mà tưởng…mà khóc…mà kể
(Còn Gì Nữa Đâu, Phạm Duy)

VN về nhà

Yêu nhau cởi áo (nón, nhẫn) cho nhau
Về nhà dối cha (mẹ)
Qua cầu gió bay (rơi)
(Qua Cầu. Phạm Duy)

VN hẹn lại

Đường (đồi, núi, rừng, lối) cao (sâu)
Leo trèo, dù nguy hiểm
Mẹ vẫn nguyện cầu
Giơ tay chờ …con
(Mẹ Trong Lòng, Phạm Duy)

VN nhớ vô tận

Bạn bè… Người…Vườn cỏ… Khi bóng anh… Vùng trời...Chỉ còn lại…
Người thành phố…Ôi tháng năm những dấu chân người cũng bụi mờ
Thấy bóng thiên đàng…
(Cho Một Người Nằm Xuống, TCS ²68

VN còn đây

Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ tên em
Gio o I
Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ tên em
Ao xưa
(Chiều Một Mình Qua Phố, TCS 63

VN tương lai sáng ngời

Em nghe (thấy) gì không em
Chim hót (múa) trên đồng
Hoa cúc (vàng) nở trong sân
Nắng lên đi, nắng lên đi…
Trăng muôn đời-nơi
Yêu quê mẹ, yêu quê cha Thắp tim lên, thắp tim lên.
Cho tình người…
Yêu bạn bè như yêu ta…
(Thương Quá VN, Phạm Thế Mỹ)

Kết thúc

VN hy vọng vươn lên:….trong màn đêm bao ưu phiền.… trong nhà hoang… bên ruộng cằn
…trên nương ruộng …trong mộ sâu… trong giòng sông vắng…tim, tay, chân người…lòng thuyền xa bến…Ngày nay-mai… cho cả nhân loại.
(Hy Vọng Đã Vươn Lên. Nguyễn Đức Quang)