Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình yêu xóa mọi khoảng cách
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
00:02 20/12/2024
TÌNH YÊU XÓA MỌI KHOẢNG CÁCH
LỄ GIÁNG SINH 2024
Lễ Giáng Sinh là trọng tâm của mầu nhiệm nhập thể. Mừng đại lễ này, trong tư thế của người được lãnh nhận, mọi Kitô hữu háo hức chuẩn bị tâm hồn và cả bầu khí bên ngoài để nói lên sự sẵn sàng cho việc mừng lễ.
Nói rằng “trong tư thế của người được lãnh nhận” khi mừng lễ Giáng sinh, là nói đến một ân ban tuyệt diệu mà mầu nhiệm Nhập Thể đã và vẫn tuôn tràn như một dòng chảy không ngơi nghỉ, không suy yếu.
Hơn mọi lễ Giáng Sinh, Đêm mừng Ngôi Hai nhập thể năm nay cũng là thời điểm khai mạc năm Thánh thường niên 2025. Vì thế, nếu lễ Giáng Sinh là giờ khắc hoan ca tình yêu vô cùng đại lượng của Thiên Chúa, thì lễ Giáng Sinh năm 2024 lại càng là ngày mà cả Hội Thánh lắng mình thật sâu và cúi mình thật lâu để thờ lạy Đấng là nguồn mọi sự thánh thiện nay đến trần gian chung chia kiếp người với muôn người, đưa muôn người đi về nẻo thánh thiện và trao ban ơn thánh để muôn người nên thánh thiện như Ngài.
Chính trong mầu nhiệm nhập thể mà Thiên Chúa đã XÓA mọi khoảng cách. Đó là khoảng cách rất dài: THIÊN CHÚA – CON NGƯỜI; Đó cũng là một khoảng cách rất rộng: TẠO HÓA – THỤ TẠO. Và là khoảng cách rất sâu: TRỜI CAO – ĐẤT THẤP.
Một khoảng cách vô cùng như thế, thiêng liêng như thế, cao cả như thế, tưởng chừng không bao giờ có thể gần nhau, lại được xóa đến mức có thể gặp nhau, lại được rút ngắn đến mức không còn một mảy may nào, không còn gì dù chỉ là một sợi chỉ mỏng: THIÊN CHÚA ĐÃ LÀM NGƯỜI.
Một khoảng cách lớn như thế, được gặp nhau, được rút ngắn vô cùng tận, chỉ có thể được thực hiện nhờ tình yêu và trong tình yêu. Thiên Chúa làm người đã yêu, và đã xóa bỏ mọi cách trở chỉ vì yêu!
Chỉ bằng một câu ngắn, nhưng thật chính xác, thánh Gioan đã diễn tả đầy đủ tình yêu của Thiên Chúa về một khoảng cách lẽ ra rất diệu vợi, lại không còn khoảng cách: “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta”.
Thiên Chúa của mọi loài mọi vật đã hóa thành nhục thể, nghĩa là đã làm người! Thiên Chúa làm người không phải như một “siêu nhân”. Thiên Chúa làm người không phải để khác người. Nhưng như một con người giữa mọi người, như tất cả chúng ta là người.
Thiên Chúa làm người bằng tất cả và đầy đủ nhất những gì cần thiết để làm nên một con người, những gì mà con người có thể cần, có thể có để trở nên người hoàn hảo, được gọi là CON NGƯỜI. Đúng là một khoảng cách không còn khoảng cách.
Thánh Vịnh 136 từng khẳng định: “Muôn Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Đấng “Muôn Ngàn đời vẫn trọn tình thương” nay đã giáng thế. Từ sự nhập thể lớn lao, có một không hai này, Ngôi Hai Thiên Chúa đã thực sự và vĩnh viễn mang danh “Emmanuel”, Ngài chính là và luôn luôn là Đấng “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Công bố mầu nhiệm Giáng Sinh trong giờ phút khởi đầu năm Thánh, Hội Thánh thúc giục chúng ta bắt chước Chúa Ngôi Hai sống một nếp sống từ bỏ:
- Chúa từ bỏ mọi vinh quang cao cả, để chia sẻ phận người hèn hạ. Như Chúa, chúng ta không tìm những phù hoa hư ảo trong cuộc đời, mà luôn luôn sống tinh thần nghèo khó, đơn giản, thanh bần.
- Chúa từ bỏ mọi thứ giàu sang để chia sẻ thân phận nghèo túng của con người. Như Chúa, chúng ta không tìm lối sống ích kỷ, không thụ hưởng lợi lộc vật chất cho riêng mình, nhưng luôn biết để tâm sống gần gũi với anh chị em khốn cùng.
- Chúa từ bỏ ý riêng mình để sống trọn một đời vâng phục Thánh Ý. Như Chúa, chúng ta vui nhận những thử thách trong đời, để luôn tìm thánh ý Thiên Chúa mà sẵn sàng phó thác đời mình, sẵn sàng đặt mọi trông cậy vào tình thương quan phòng mà Thiên Chúa thể hiện hiện qua từng biến cố đời ta.
- Chúa từ bỏ chính bản thân để hiến dâng mình, đền tội cho trần thế. Như Chúa, qua tất cả mọi biến cố vui buồn của đời sống, chúng ta sẵn sàng chấp nhận như một hiến lễ toàn thiêu để đền tội chính bản thân ta và đền tội muôn người.
Thời gian hồng ân của lễ Giáng Sinh và nhất là sẽ còn tiếp tục thời gian Thánh trong suốt năm 2025, chúng ta càng thấm thía hơn ý nghĩa của sự TỪ BỎ NHƯ CHÚA. Không phải chỉ là từ bỏ như một lời nói suông, mà là từ bỏ một các thiết thực như Chúa. Bởi chỉ có cách sống và từ bỏ như Chúa Giêsu từ bỏ, mới đúng là lối sống từ bỏ mà Tin Mừng đòi hỏi.
LỄ GIÁNG SINH 2024
Lễ Giáng Sinh là trọng tâm của mầu nhiệm nhập thể. Mừng đại lễ này, trong tư thế của người được lãnh nhận, mọi Kitô hữu háo hức chuẩn bị tâm hồn và cả bầu khí bên ngoài để nói lên sự sẵn sàng cho việc mừng lễ.
Nói rằng “trong tư thế của người được lãnh nhận” khi mừng lễ Giáng sinh, là nói đến một ân ban tuyệt diệu mà mầu nhiệm Nhập Thể đã và vẫn tuôn tràn như một dòng chảy không ngơi nghỉ, không suy yếu.
Hơn mọi lễ Giáng Sinh, Đêm mừng Ngôi Hai nhập thể năm nay cũng là thời điểm khai mạc năm Thánh thường niên 2025. Vì thế, nếu lễ Giáng Sinh là giờ khắc hoan ca tình yêu vô cùng đại lượng của Thiên Chúa, thì lễ Giáng Sinh năm 2024 lại càng là ngày mà cả Hội Thánh lắng mình thật sâu và cúi mình thật lâu để thờ lạy Đấng là nguồn mọi sự thánh thiện nay đến trần gian chung chia kiếp người với muôn người, đưa muôn người đi về nẻo thánh thiện và trao ban ơn thánh để muôn người nên thánh thiện như Ngài.
Chính trong mầu nhiệm nhập thể mà Thiên Chúa đã XÓA mọi khoảng cách. Đó là khoảng cách rất dài: THIÊN CHÚA – CON NGƯỜI; Đó cũng là một khoảng cách rất rộng: TẠO HÓA – THỤ TẠO. Và là khoảng cách rất sâu: TRỜI CAO – ĐẤT THẤP.
Một khoảng cách vô cùng như thế, thiêng liêng như thế, cao cả như thế, tưởng chừng không bao giờ có thể gần nhau, lại được xóa đến mức có thể gặp nhau, lại được rút ngắn đến mức không còn một mảy may nào, không còn gì dù chỉ là một sợi chỉ mỏng: THIÊN CHÚA ĐÃ LÀM NGƯỜI.
Một khoảng cách lớn như thế, được gặp nhau, được rút ngắn vô cùng tận, chỉ có thể được thực hiện nhờ tình yêu và trong tình yêu. Thiên Chúa làm người đã yêu, và đã xóa bỏ mọi cách trở chỉ vì yêu!
Chỉ bằng một câu ngắn, nhưng thật chính xác, thánh Gioan đã diễn tả đầy đủ tình yêu của Thiên Chúa về một khoảng cách lẽ ra rất diệu vợi, lại không còn khoảng cách: “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta”.
Thiên Chúa của mọi loài mọi vật đã hóa thành nhục thể, nghĩa là đã làm người! Thiên Chúa làm người không phải như một “siêu nhân”. Thiên Chúa làm người không phải để khác người. Nhưng như một con người giữa mọi người, như tất cả chúng ta là người.
Thiên Chúa làm người bằng tất cả và đầy đủ nhất những gì cần thiết để làm nên một con người, những gì mà con người có thể cần, có thể có để trở nên người hoàn hảo, được gọi là CON NGƯỜI. Đúng là một khoảng cách không còn khoảng cách.
Thánh Vịnh 136 từng khẳng định: “Muôn Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Đấng “Muôn Ngàn đời vẫn trọn tình thương” nay đã giáng thế. Từ sự nhập thể lớn lao, có một không hai này, Ngôi Hai Thiên Chúa đã thực sự và vĩnh viễn mang danh “Emmanuel”, Ngài chính là và luôn luôn là Đấng “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Công bố mầu nhiệm Giáng Sinh trong giờ phút khởi đầu năm Thánh, Hội Thánh thúc giục chúng ta bắt chước Chúa Ngôi Hai sống một nếp sống từ bỏ:
- Chúa từ bỏ mọi vinh quang cao cả, để chia sẻ phận người hèn hạ. Như Chúa, chúng ta không tìm những phù hoa hư ảo trong cuộc đời, mà luôn luôn sống tinh thần nghèo khó, đơn giản, thanh bần.
- Chúa từ bỏ mọi thứ giàu sang để chia sẻ thân phận nghèo túng của con người. Như Chúa, chúng ta không tìm lối sống ích kỷ, không thụ hưởng lợi lộc vật chất cho riêng mình, nhưng luôn biết để tâm sống gần gũi với anh chị em khốn cùng.
- Chúa từ bỏ ý riêng mình để sống trọn một đời vâng phục Thánh Ý. Như Chúa, chúng ta vui nhận những thử thách trong đời, để luôn tìm thánh ý Thiên Chúa mà sẵn sàng phó thác đời mình, sẵn sàng đặt mọi trông cậy vào tình thương quan phòng mà Thiên Chúa thể hiện hiện qua từng biến cố đời ta.
- Chúa từ bỏ chính bản thân để hiến dâng mình, đền tội cho trần thế. Như Chúa, qua tất cả mọi biến cố vui buồn của đời sống, chúng ta sẵn sàng chấp nhận như một hiến lễ toàn thiêu để đền tội chính bản thân ta và đền tội muôn người.
Thời gian hồng ân của lễ Giáng Sinh và nhất là sẽ còn tiếp tục thời gian Thánh trong suốt năm 2025, chúng ta càng thấm thía hơn ý nghĩa của sự TỪ BỎ NHƯ CHÚA. Không phải chỉ là từ bỏ như một lời nói suông, mà là từ bỏ một các thiết thực như Chúa. Bởi chỉ có cách sống và từ bỏ như Chúa Giêsu từ bỏ, mới đúng là lối sống từ bỏ mà Tin Mừng đòi hỏi.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:34 20/12/2024
3. Đối với bất kỳ ý nguyện tốt đẹp nào, Thiên Chúa cũng nhất định báo đáp.
(Thánh nữ Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:37 20/12/2024
19. PHÁN QUYẾT TỘI CON CHUỘT
Giữa năm Gia Tĩnh có một ngự sứ người Tứ Xuyên, có tài ăn nói.
Có một thái giám có quyền thế muốn làm khó dễ ngự sứ, bèn bắt một con chuột đưa đến và nói:
- “Cái thứ này cắn rách của tôi rất nhiều quần áo, xin ngài phán quyết”.
Ngự sứ liền xét tội:
- “Con chuột này nếu như dùng hình phạt bằng roi hoặc đày đi thì vẫn rất là nhẹ, mà nếu phán quyết tùng xẻo (phanh thây) treo cổ thì lại quá nặng, xem ra dùng hình phạt “hủ” (thiến) cho hắn thì thích hợp nhất”.
Viên thái giám ấy biết ngự sứ đang ám chỉ chế nhạo mình, nên cũng chỉ có thể nén tức giận trong lòng, nhưng trên mặt không thể không bày tỏ cảm phục sự phán quyết chuẩn xác của ông ta.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 19:
Người Việt Nam chúng ta có câu nói “gậy ông đập lưng ông”, ngẫm nghĩ mà thấy hay hay, đúng với câu chuyện trên đây, và chứa đựng nội dung giáo huấn những kẻ có lòng ghen ghét người khác...
Con người ta ai cũng có những giận hờn ghen ghét, nhưng cái giận hờn của người quân tử thì không ồn ào, không giận cá chém thớt, không đem con chuột để nhục mạ đối phương như cái giận hờn của kẻ tiểu nhân luôn ồn ào chửi bới lăng nhục, cho nên khi đụng phải người quân tử thì kẻ tiểu nhân bị gậy ông đập lưng ông, phải hổ thẹn đắng cay mà không nói nên lời.
Người quân tử đã như thế thì người Ki-tô hữu càng phải hơn thế nữa, tức là khi người khác làm không hài lòng mình hoặc vì tranh giành quyền lợi mà ghen ghét mình, thì biết tha thứ và thân thiện với họ, bởi vì khi làm như thế thì chúng ta không phải cố ý lấy gậy ông đập lưng ông, nhưng là đem lửa yêu mến của Đức Chúa Giê-su đổ trên đầu họ, để họ nhận ra sự sai lầm của chính bản thân qua hành động bác ái của chúng ta.
Tội cắn rách áo quần của con chuột không lớn bằng tội ghen ghét của tên hoạn quan, cũng như tội của những người vì tính ích kỷ mà thành ghen tương tha nhân, thì không lớn bằng tội nói hành nói xấu của người Ki-tô hữu, bởi vì không một ai trên thế gian này hiểu biết chân lý nhiều cho bằng những người Ki-tô hữu, vì chính họ đã được Đức Chúa Giê-su dạy bảo mỗi ngày trong thánh lễ, trong các lớp giáo lý và trong cuộc sống của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Giữa năm Gia Tĩnh có một ngự sứ người Tứ Xuyên, có tài ăn nói.
Có một thái giám có quyền thế muốn làm khó dễ ngự sứ, bèn bắt một con chuột đưa đến và nói:
- “Cái thứ này cắn rách của tôi rất nhiều quần áo, xin ngài phán quyết”.
Ngự sứ liền xét tội:
- “Con chuột này nếu như dùng hình phạt bằng roi hoặc đày đi thì vẫn rất là nhẹ, mà nếu phán quyết tùng xẻo (phanh thây) treo cổ thì lại quá nặng, xem ra dùng hình phạt “hủ” (thiến) cho hắn thì thích hợp nhất”.
Viên thái giám ấy biết ngự sứ đang ám chỉ chế nhạo mình, nên cũng chỉ có thể nén tức giận trong lòng, nhưng trên mặt không thể không bày tỏ cảm phục sự phán quyết chuẩn xác của ông ta.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 19:
Người Việt Nam chúng ta có câu nói “gậy ông đập lưng ông”, ngẫm nghĩ mà thấy hay hay, đúng với câu chuyện trên đây, và chứa đựng nội dung giáo huấn những kẻ có lòng ghen ghét người khác...
Con người ta ai cũng có những giận hờn ghen ghét, nhưng cái giận hờn của người quân tử thì không ồn ào, không giận cá chém thớt, không đem con chuột để nhục mạ đối phương như cái giận hờn của kẻ tiểu nhân luôn ồn ào chửi bới lăng nhục, cho nên khi đụng phải người quân tử thì kẻ tiểu nhân bị gậy ông đập lưng ông, phải hổ thẹn đắng cay mà không nói nên lời.
Người quân tử đã như thế thì người Ki-tô hữu càng phải hơn thế nữa, tức là khi người khác làm không hài lòng mình hoặc vì tranh giành quyền lợi mà ghen ghét mình, thì biết tha thứ và thân thiện với họ, bởi vì khi làm như thế thì chúng ta không phải cố ý lấy gậy ông đập lưng ông, nhưng là đem lửa yêu mến của Đức Chúa Giê-su đổ trên đầu họ, để họ nhận ra sự sai lầm của chính bản thân qua hành động bác ái của chúng ta.
Tội cắn rách áo quần của con chuột không lớn bằng tội ghen ghét của tên hoạn quan, cũng như tội của những người vì tính ích kỷ mà thành ghen tương tha nhân, thì không lớn bằng tội nói hành nói xấu của người Ki-tô hữu, bởi vì không một ai trên thế gian này hiểu biết chân lý nhiều cho bằng những người Ki-tô hữu, vì chính họ đã được Đức Chúa Giê-su dạy bảo mỗi ngày trong thánh lễ, trong các lớp giáo lý và trong cuộc sống của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 21/12: Hai Bà Mẹ diễm phúc – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ - TGP Hà Nội
Giáo Hội Năm Châu
02:59 20/12/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần. Bà Ê-li-sa-bét kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Đó là lời Chúa
Gặp gỡ : Thành sự tại nhân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:39 20/12/2024
GẶP GỠ: THÀNH SỰ TẠI NHÂN
(Chúa Nhật IV Mùa Vọng C)
Gặp gỡ là cùng có mặt tại một không gian, là sự giáp mặt, tiếp xúc giữa những người thân quen hay cùng có một mối liên hệ nào đó. Bài Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng C này tường thuật hai cuộc gặp gỡ. Một là giữa hai chị em Isave và Maria và hai là giữa Thai Nhi Giêsu với bà Isave và Thai nhi Gioan Tẩy giả. Đã nói đến sự gặp gỡ thì hàm ý mong muốn sẽ có những hiệu quả tốt đẹp phát sinh. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Theo viễn kiến này, người ta cũng có thể nói như người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” hoặc như tác giả Thánh Vịnh: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 126,1). Tuy nhiên dưới cái nhìn của mạc khải thời Tân Ước, chúng ta cũng có thể nói ngược lại: Mưu sự tại thiên. Thành sự tại nhân.
Mưu sự tại thiên: Thiên Chúa đã yêu thương, chọn gọi loài người từ ngàn xưa để ban cho con người hạnh phúc vĩnh cửu là thông phần sự sống với Người trong Con Một của Người là Đức Kitô. Thánh Phaolô đã trình bày ý định nhiệm mầu này bằng bản thánh ca: “ …Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu…(Ep 1,3-14).
Thánh ý của Thiên Chúa là ban cho thế gian chính Con Một dấu yêu, trong một thân xác cụ thể, làm dấu chỉ và làm phương thế cho sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã nói: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7).
Khi ban Người Con Một vào trần gian, Thiên Chúa muốn mạc khải cho biết nguồn gốc đích thực của mọi loài, cách riêng loài người chúng ta chính là Người, vị Thiên Chúa duy nhất đầy quyền năng đáng tôn thờ và cũng là người Cha đầy lòng thương xót đáng mến yêu trên hết mọi sự, đồng thời qua đó, mạc khải cho chúng ta biết mình là anh chị em với nhau, bất phân màu da, sắc tộc, ngôn ngữ…(x.Mt 5,9; 43-48). Một trong những nội hàm của “mưu sự tại thiên”, đó là Thiên Chúa muốn mọi người gặp gỡ Người để được hạnh phúc và gặp gỡ nhau để sống tình huynh đệ.
Thành sự tại nhân: “Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Thánh giáo phụ Âugusstinô vừa nói lên quyền năng cao cả của Thiên Chúa, vừa nói lên đường lối của Người, Đấng là Tình Yêu (x.1Ga 4,8). Thiên Chúa đã thương ban cho loài người trí khôn và ý chí tự do. Tình yêu đòi hỏi có sự ý thức và sự tự nguyện. Dù rằng đầy quyền năng và không có sự gì là không thể, nhưng Thiên Chúa lại muốn có sự tự do cộng tác của con người trong việc gặp gỡ để thi ân, cứu độ con người.
Để chuẩn bị một dân tuyển lựa, Thiên Chúa không bắt ép, nhưng mời gọi Abraham, một người cao niên dấn thân lên đường (x.St 12,1-5). Để cho Ngôi Lời Nhập thể cứu đời, Thiên Chúa không ra chỉ thị mà lại ngỏ ý, đề nghị Maria, một thiếu nữ thôn dã cộng tác (x.Lc 1,26-38). Khi công khai rao giảng tin mừng Chúa Giêsu thường lặp đi lặp lại câu nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!” (Mt 11,15).
Điều gì cần có nơi phía loài người để thánh ý Thiên Chúa được thành sự? Chúng ta có thể nhận ra đó là lòng thành và sự khiêm nhu trong một tâm hồn đầy lửa mến, khát khao sự thiện. Để cho thánh ý Thiên Chúa được thành hiện thực, nghĩa là có sự gặp gỡ thực sự giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau, thì phía con người không thể thiếu:
-Một sự hướng thiện trong tình mến: Biết bao cuộc họp mặt giữa người với người, giữa vị đại diện quốc gia này với quốc gia kia mà vẫn chưa trở thành sự gặp gỡ, nghĩa là chưa mang lại kết quả. Trong nhiều lý do rất có thể có lý do là một trong hai phía chưa thực sự có tình yêu thương nhau hoặc chưa thực sự hướng thiện, nghĩa là tìm kiếm điều tốt trong chân lý.
-Một tấm lòng thành có sự khiêm nhu: Khi sinh thời, cách riêng trong quảng đời rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã tiếp xúc rất nhiều người nhưng vẫn có đó không ít người chưa gặp gỡ Người mà trong số đó có nhiều người biệt phái, luật sĩ. Lý do chính yếu đó là vì họ thiếu lòng thành và sự khiêm hạ. Họ là những người có tai mà không nghe, đúng hơn là không thèm nghe; có mắt mà không thấy, đúng hơn là không muốn thấy. Làm sao có sự gặp gỡ khi một phía cố tình bịt tai, che mắt?
Trở lại với hai bà mẹ đang mang thai, một trẻ, một già là Đức Maria và bà Isave. Tình yêu của của hai bà mẹ dành cho Thiên Chúa, cho con người thì đã quá rõ. Một người tuy như là bất hạnh trước người đời vì son sẻ mà vẫn kiên trung trong sự công chính trước mặt Thiên Chúa và không ai chê trách được điều gì (x.Lc 1,6), một người thì tràn trề ân sủng và cả hai đều đầy ơn Thánh Thần (x.Lc 1,35; 41). Lòng thành và sự khiêm hạ của Maria đã rõ nét qua lời thưa xin vâng và lời ca Magnificat “Chúa đã đoái thương phận hèn tớ nữ…”(x. Lc 1,48). Bà Isave đã nhìn nhận tất cả là ơn Chúa “khi Người đã thương cất nỗi hổ nhục bà phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25).
Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để gặp gỡ con người, đồng thời giúp con người gặp gỡ nhau. Thế nhưng trong vấn đề này, chúng ta có thể nói rằng “mưu sự tại thiên mà thành sự tại nhân” vậy.
Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật IV Mùa Vọng C)
Gặp gỡ là cùng có mặt tại một không gian, là sự giáp mặt, tiếp xúc giữa những người thân quen hay cùng có một mối liên hệ nào đó. Bài Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng C này tường thuật hai cuộc gặp gỡ. Một là giữa hai chị em Isave và Maria và hai là giữa Thai Nhi Giêsu với bà Isave và Thai nhi Gioan Tẩy giả. Đã nói đến sự gặp gỡ thì hàm ý mong muốn sẽ có những hiệu quả tốt đẹp phát sinh. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Theo viễn kiến này, người ta cũng có thể nói như người xưa: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” hoặc như tác giả Thánh Vịnh: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 126,1). Tuy nhiên dưới cái nhìn của mạc khải thời Tân Ước, chúng ta cũng có thể nói ngược lại: Mưu sự tại thiên. Thành sự tại nhân.
Mưu sự tại thiên: Thiên Chúa đã yêu thương, chọn gọi loài người từ ngàn xưa để ban cho con người hạnh phúc vĩnh cửu là thông phần sự sống với Người trong Con Một của Người là Đức Kitô. Thánh Phaolô đã trình bày ý định nhiệm mầu này bằng bản thánh ca: “ …Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giêsu Kitô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu…(Ep 1,3-14).
Thánh ý của Thiên Chúa là ban cho thế gian chính Con Một dấu yêu, trong một thân xác cụ thể, làm dấu chỉ và làm phương thế cho sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã nói: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7).
Khi ban Người Con Một vào trần gian, Thiên Chúa muốn mạc khải cho biết nguồn gốc đích thực của mọi loài, cách riêng loài người chúng ta chính là Người, vị Thiên Chúa duy nhất đầy quyền năng đáng tôn thờ và cũng là người Cha đầy lòng thương xót đáng mến yêu trên hết mọi sự, đồng thời qua đó, mạc khải cho chúng ta biết mình là anh chị em với nhau, bất phân màu da, sắc tộc, ngôn ngữ…(x.Mt 5,9; 43-48). Một trong những nội hàm của “mưu sự tại thiên”, đó là Thiên Chúa muốn mọi người gặp gỡ Người để được hạnh phúc và gặp gỡ nhau để sống tình huynh đệ.
Thành sự tại nhân: “Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Thánh giáo phụ Âugusstinô vừa nói lên quyền năng cao cả của Thiên Chúa, vừa nói lên đường lối của Người, Đấng là Tình Yêu (x.1Ga 4,8). Thiên Chúa đã thương ban cho loài người trí khôn và ý chí tự do. Tình yêu đòi hỏi có sự ý thức và sự tự nguyện. Dù rằng đầy quyền năng và không có sự gì là không thể, nhưng Thiên Chúa lại muốn có sự tự do cộng tác của con người trong việc gặp gỡ để thi ân, cứu độ con người.
Để chuẩn bị một dân tuyển lựa, Thiên Chúa không bắt ép, nhưng mời gọi Abraham, một người cao niên dấn thân lên đường (x.St 12,1-5). Để cho Ngôi Lời Nhập thể cứu đời, Thiên Chúa không ra chỉ thị mà lại ngỏ ý, đề nghị Maria, một thiếu nữ thôn dã cộng tác (x.Lc 1,26-38). Khi công khai rao giảng tin mừng Chúa Giêsu thường lặp đi lặp lại câu nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!” (Mt 11,15).
Điều gì cần có nơi phía loài người để thánh ý Thiên Chúa được thành sự? Chúng ta có thể nhận ra đó là lòng thành và sự khiêm nhu trong một tâm hồn đầy lửa mến, khát khao sự thiện. Để cho thánh ý Thiên Chúa được thành hiện thực, nghĩa là có sự gặp gỡ thực sự giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau, thì phía con người không thể thiếu:
-Một sự hướng thiện trong tình mến: Biết bao cuộc họp mặt giữa người với người, giữa vị đại diện quốc gia này với quốc gia kia mà vẫn chưa trở thành sự gặp gỡ, nghĩa là chưa mang lại kết quả. Trong nhiều lý do rất có thể có lý do là một trong hai phía chưa thực sự có tình yêu thương nhau hoặc chưa thực sự hướng thiện, nghĩa là tìm kiếm điều tốt trong chân lý.
-Một tấm lòng thành có sự khiêm nhu: Khi sinh thời, cách riêng trong quảng đời rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã tiếp xúc rất nhiều người nhưng vẫn có đó không ít người chưa gặp gỡ Người mà trong số đó có nhiều người biệt phái, luật sĩ. Lý do chính yếu đó là vì họ thiếu lòng thành và sự khiêm hạ. Họ là những người có tai mà không nghe, đúng hơn là không thèm nghe; có mắt mà không thấy, đúng hơn là không muốn thấy. Làm sao có sự gặp gỡ khi một phía cố tình bịt tai, che mắt?
Trở lại với hai bà mẹ đang mang thai, một trẻ, một già là Đức Maria và bà Isave. Tình yêu của của hai bà mẹ dành cho Thiên Chúa, cho con người thì đã quá rõ. Một người tuy như là bất hạnh trước người đời vì son sẻ mà vẫn kiên trung trong sự công chính trước mặt Thiên Chúa và không ai chê trách được điều gì (x.Lc 1,6), một người thì tràn trề ân sủng và cả hai đều đầy ơn Thánh Thần (x.Lc 1,35; 41). Lòng thành và sự khiêm hạ của Maria đã rõ nét qua lời thưa xin vâng và lời ca Magnificat “Chúa đã đoái thương phận hèn tớ nữ…”(x. Lc 1,48). Bà Isave đã nhìn nhận tất cả là ơn Chúa “khi Người đã thương cất nỗi hổ nhục bà phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25).
Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách để gặp gỡ con người, đồng thời giúp con người gặp gỡ nhau. Thế nhưng trong vấn đề này, chúng ta có thể nói rằng “mưu sự tại thiên mà thành sự tại nhân” vậy.
Ban Mê Thuột
Bước chân đon đả
Lm Minh Anh
15:23 20/12/2024
BƯỚC CHÂN ĐON ĐẢ
“Hồi ấy, Maria lên đường, vội vã đi đến miền núi”.
Một thiếu nữ tóc vàng xinh đẹp chia sẻ, “Hồi mới quen, khi hẹn hò, chúng tôi tặng nhau những nụ hoa, những thỏi kẹo; gần đính hôn, chúng tôi tặng nhau những vòng bạc xinh xắn; cưới nhau, chúng tôi trao nhau những gì quý nhất hết mức có thể. Nhưng một khi đã trở nên con cái Chúa, chúng tôi tặng nhau và ra đi, tặng trao nhiều người Quà Tặng Giêsu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến việc lên đường, ra đi, trao những quà tặng mà những người đang yêu có thể tặng trao cho nhau, tặng trao cho người khác. Diễm Ca nói đến những ‘bước chân đon đả’ của một người đi tìm người mình yêu; Tin Mừng nói đến bước chân của Maria, một người đang cưu mang Đấng có tên “Thiên Chúa là Tình yêu!”.
“Kìa người tôi yêu đang tới, tung tăng trên núi, nhảy nhót trên đồi!”. Những lời trữ tình của Diễm Ca như thể được sống lại nơi Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế. Luca diễn tả, “Hồi ấy, Maria lên đường, vội vã đi đến miền núi”. Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, nào dâng Chúa một khúc tân ca!”.
Những bước chân của Maria là những sải bước đầy niềm tin. Tại sao? Maria chỉ biết việc Elisabeth mang thai được sáu tháng qua thông tin duy nhất của sứ thần; vậy mà Mẹ vẫn tin cũng như đã tin một hài nhi đang hình thành và lớn lên trong dạ mình. Thật tuyệt vời! Những ‘bước chân đon đả’ của Maria là những bước chân ngôn sứ Isaia đã báo trước, “Đẹp thay trên núi, trên đồi! Bước chân của người loan báo tin mừng, công bố bình an!”. Mang Hài Nhi Giêsu ra đi, Maria trở thành nhà truyền giáo đầu tiên, vị thừa sai tiên khởi mang Tin Mừng tặng trao cho người khác. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi Hội Thánh gọi Mẹ là “Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ”.
Để mang lại niềm vui cho người khác, như Mẹ Maria, chúng ta thực sự phải mang đến cho anh chị em mình chính Chúa Giêsu Kitô - Quà Tặng của các quà tặng - món quà lớn nhất có thể tặng trao. So với Quà Tặng Giêsu, những quà tặng vật chất trên thế gian này đều phải giảm thiểu thứ bậc giá trị của chúng dẫu quý giá đến đâu. Trao tặng thật nhiều nhưng không trao tặng Giêsu, xem ra chưa tặng trao gì cả; bởi lẽ, tất cả sẽ phôi phai theo thời gian, lãng quên cùng năm tháng. Quà Tặng Giêsu mới thật là quà tặng vĩnh cửu; vì lẽ, nó ban sự sống, niềm vui, hy vọng, hạnh phúc đời này và đời sau.
Anh Chị em,
“Maria lên đường, vội vã!”. Cả chúng ta, hãy cầu nguyện, trải nghiệm và hãy để lòng thương xót Chúa thiêu đốt hầu có thể ước ao ra đi, trở nên những môn đệ của Chúa Giêsu! Bạn và tôi được mời gọi ‘chỗi dậy’, ‘vội vã’, ‘lên đường’ như Mẹ Maria, như các tông đồ. Cách riêng trong những ngày hôm nay khi thời tiết lạnh giá, khi thế giới đang đi vào năm mới với những viễn cảnh xám xịt nhiều hơn tươi sáng. Thật cụ thể, hãy bước những bước thật đẹp, đến với những anh chị em đang khó khăn, đói ăn và lạnh lẽo, trao tặng họ Giêsu kèm theo những gì thiết thực nhất trong mùa Giáng Sinh này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cứ quấy rầy con hầu con biết ‘chỗi dậy’, ‘vội vã’, ‘ra đi’ đến với những ai đang thiếu thốn trăm bề, nhất là thiếu Giêsu - Quà Tặng của các quà tặng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hồi ấy, Maria lên đường, vội vã đi đến miền núi”.
Một thiếu nữ tóc vàng xinh đẹp chia sẻ, “Hồi mới quen, khi hẹn hò, chúng tôi tặng nhau những nụ hoa, những thỏi kẹo; gần đính hôn, chúng tôi tặng nhau những vòng bạc xinh xắn; cưới nhau, chúng tôi trao nhau những gì quý nhất hết mức có thể. Nhưng một khi đã trở nên con cái Chúa, chúng tôi tặng nhau và ra đi, tặng trao nhiều người Quà Tặng Giêsu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến việc lên đường, ra đi, trao những quà tặng mà những người đang yêu có thể tặng trao cho nhau, tặng trao cho người khác. Diễm Ca nói đến những ‘bước chân đon đả’ của một người đi tìm người mình yêu; Tin Mừng nói đến bước chân của Maria, một người đang cưu mang Đấng có tên “Thiên Chúa là Tình yêu!”.
“Kìa người tôi yêu đang tới, tung tăng trên núi, nhảy nhót trên đồi!”. Những lời trữ tình của Diễm Ca như thể được sống lại nơi Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế. Luca diễn tả, “Hồi ấy, Maria lên đường, vội vã đi đến miền núi”. Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, nào dâng Chúa một khúc tân ca!”.
Những bước chân của Maria là những sải bước đầy niềm tin. Tại sao? Maria chỉ biết việc Elisabeth mang thai được sáu tháng qua thông tin duy nhất của sứ thần; vậy mà Mẹ vẫn tin cũng như đã tin một hài nhi đang hình thành và lớn lên trong dạ mình. Thật tuyệt vời! Những ‘bước chân đon đả’ của Maria là những bước chân ngôn sứ Isaia đã báo trước, “Đẹp thay trên núi, trên đồi! Bước chân của người loan báo tin mừng, công bố bình an!”. Mang Hài Nhi Giêsu ra đi, Maria trở thành nhà truyền giáo đầu tiên, vị thừa sai tiên khởi mang Tin Mừng tặng trao cho người khác. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi Hội Thánh gọi Mẹ là “Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ”.
Để mang lại niềm vui cho người khác, như Mẹ Maria, chúng ta thực sự phải mang đến cho anh chị em mình chính Chúa Giêsu Kitô - Quà Tặng của các quà tặng - món quà lớn nhất có thể tặng trao. So với Quà Tặng Giêsu, những quà tặng vật chất trên thế gian này đều phải giảm thiểu thứ bậc giá trị của chúng dẫu quý giá đến đâu. Trao tặng thật nhiều nhưng không trao tặng Giêsu, xem ra chưa tặng trao gì cả; bởi lẽ, tất cả sẽ phôi phai theo thời gian, lãng quên cùng năm tháng. Quà Tặng Giêsu mới thật là quà tặng vĩnh cửu; vì lẽ, nó ban sự sống, niềm vui, hy vọng, hạnh phúc đời này và đời sau.
Anh Chị em,
“Maria lên đường, vội vã!”. Cả chúng ta, hãy cầu nguyện, trải nghiệm và hãy để lòng thương xót Chúa thiêu đốt hầu có thể ước ao ra đi, trở nên những môn đệ của Chúa Giêsu! Bạn và tôi được mời gọi ‘chỗi dậy’, ‘vội vã’, ‘lên đường’ như Mẹ Maria, như các tông đồ. Cách riêng trong những ngày hôm nay khi thời tiết lạnh giá, khi thế giới đang đi vào năm mới với những viễn cảnh xám xịt nhiều hơn tươi sáng. Thật cụ thể, hãy bước những bước thật đẹp, đến với những anh chị em đang khó khăn, đói ăn và lạnh lẽo, trao tặng họ Giêsu kèm theo những gì thiết thực nhất trong mùa Giáng Sinh này!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cứ quấy rầy con hầu con biết ‘chỗi dậy’, ‘vội vã’, ‘ra đi’ đến với những ai đang thiếu thốn trăm bề, nhất là thiếu Giêsu - Quà Tặng của các quà tặng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mẹ Maria chan hòa ơn phúc
Lm Nguyễn Xuân Trường
15:25 20/12/2024
MẸ MARIA CHAN HÒA ƠN PHÚC
Phúc Âm Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng cho thấy Mẹ Maria chan hòa ơn phúc nhờ đón Chúa vào lòng. Rồi Mẹ đem Chúa cho người khác tràn đầy hy vọng vui mừng.
1. Mẹ đầy ơn phúc. Nguyên tổ cứng lòng phạm tội mất phúc thiên đàng, xa cách Chúa. Phúc đức thay, Mẹ Maria mở lòng hưởng phúc thiên đàng vì đón Chúa ngự vào trong lòng. Nguyên tổ phạm tội không vâng lời Chúa khiến cả gia đình nhân loại thành vô phúc vì không được hưởng phúc đức của ông cha để lại. Phúc đức thay, Mẹ Maria thưa lời xin vâng đón Chúa đến đem ơn phúc cứu độ cả nhân loại. Nguyên tổ vô phúc vì không tin lời Chúa dạy, còn Mẹ Maria có phúc vì tin lời Chúa hứa. Nguyên tổ vô phúc muốn làm theo ý riêng mình, còn Mẹ Maria có phúc vì để Chúa làm chủ cuộc đời Mẹ. Hạnh phúc thật là có Chúa trong lòng dạ, trong cuộc đời mình.
2. Mẹ đem hy vọng. Mẹ đón Chúa, rồi Mẹ đon đả đem Chúa cho người khác qua cuộc Mẹ thăm viếng bà Êlisabét. Một cuộc viếng thăm chan chứa niềm vui. Vui không phải vì thế gian cung cấp, nhưng vui vì Mẹ đem Thiên Chúa đến – một niềm vui thần thánh. Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng vui mừng cho nhân loại: một nhân loại đang cằn cỗi, héo hon, già nua như bà già Êlisabét, giờ đây nhân loại ấy đã vỡ òa niềm vui hy vọng như thai nhi Gioan nhảy mừng trong lòng vì được Đấng Cứu Độ viếng thăm.
Hiệp cùng Mẹ Maria, xin cho chúng ta cảm nhận được niềm vui đầy ơn phúc mừng Chúa giáng sinh cứu độ, đồng thời, chúng ta cũng hân hoan hớn hở đem niềm hy vọng chan chứa mừng vui là chính Chúa Hài Đồng Giêsu cho anh chị em xung quanh. Amen.
Phúc Âm Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng cho thấy Mẹ Maria chan hòa ơn phúc nhờ đón Chúa vào lòng. Rồi Mẹ đem Chúa cho người khác tràn đầy hy vọng vui mừng.
1. Mẹ đầy ơn phúc. Nguyên tổ cứng lòng phạm tội mất phúc thiên đàng, xa cách Chúa. Phúc đức thay, Mẹ Maria mở lòng hưởng phúc thiên đàng vì đón Chúa ngự vào trong lòng. Nguyên tổ phạm tội không vâng lời Chúa khiến cả gia đình nhân loại thành vô phúc vì không được hưởng phúc đức của ông cha để lại. Phúc đức thay, Mẹ Maria thưa lời xin vâng đón Chúa đến đem ơn phúc cứu độ cả nhân loại. Nguyên tổ vô phúc vì không tin lời Chúa dạy, còn Mẹ Maria có phúc vì tin lời Chúa hứa. Nguyên tổ vô phúc muốn làm theo ý riêng mình, còn Mẹ Maria có phúc vì để Chúa làm chủ cuộc đời Mẹ. Hạnh phúc thật là có Chúa trong lòng dạ, trong cuộc đời mình.
2. Mẹ đem hy vọng. Mẹ đón Chúa, rồi Mẹ đon đả đem Chúa cho người khác qua cuộc Mẹ thăm viếng bà Êlisabét. Một cuộc viếng thăm chan chứa niềm vui. Vui không phải vì thế gian cung cấp, nhưng vui vì Mẹ đem Thiên Chúa đến – một niềm vui thần thánh. Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng vui mừng cho nhân loại: một nhân loại đang cằn cỗi, héo hon, già nua như bà già Êlisabét, giờ đây nhân loại ấy đã vỡ òa niềm vui hy vọng như thai nhi Gioan nhảy mừng trong lòng vì được Đấng Cứu Độ viếng thăm.
Hiệp cùng Mẹ Maria, xin cho chúng ta cảm nhận được niềm vui đầy ơn phúc mừng Chúa giáng sinh cứu độ, đồng thời, chúng ta cũng hân hoan hớn hở đem niềm hy vọng chan chứa mừng vui là chính Chúa Hài Đồng Giêsu cho anh chị em xung quanh. Amen.
Chúa Nhật IV Mùa Vọng (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 20/12/2024
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG
Tin mừng: Lc 1, 39-45
“Bởi đâu mà tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ tư mùa vọng, chủ đề của Tin Mừng hôm nay là viếng thăm, chính là đức ái. Cuộc sống của người giữa người với nhau đều có những quan hệ để sống tồn, để yêu thương, để giúp đỡ, để chia vui và để chia buồn, bởi vì không ai là một hòn đảo.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét để trước hết là phục vụ, và sau nữa là loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đã giáng trần, ơn cứu độ đã đến với nhân loại, một cuộc thăm viếng đơn sơ không kèn không trống đón chào nhưng niềm vui ngợp trời đất, không diễn văn khoa trương nhưng lột tả được tất cả những kỳ công của Thiên Chúa đã làm cho con người, đó là tình thương cứu độ.
Tình thương cứu độ này được đón nhận trước hết là thai nhi trong bụng của bà Ê-li-sa-bét –thánh Gioan Tiền Hô- ngài đã nhảy mừng lên khi còn trong bụng mẹ và đã được khỏi tội nguyên tổ, một cuộc viếng thăm tràn ngập niềm vui của Mẹ Ma-ri-a tại nhà người chị họ của mình.
Trong cuộc sống của bạn và tôi, cũng như bất cứ người nào cũng đều có những cuộc thăm viếng nhau trong cuộc sống, những cuộc thăm viếng này rất đa dạng:
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả niềm vui cho người được thăm viếng.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả giận hờn, làm cho người được thăm viếng buồn phiền và lo âu.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả hận thù, làm cho người được thăm viếng sợ hãi...
Tiếp xúc và thăm viếng nhau là cơ hội để đem lại cho nhau niềm vui và sự cảm thông, đó cũng là điều mà Thiên Chúa muốn nơi mỗi người trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người Ki-tô hữu, chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm giáng sinh hơn những người khác, chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa thăm viếng của Đức Mẹ Ma-ri-a với bà Ê-li-sa-bét, nghĩa là chúng ta sẽ đem tình yêu của Chúa đến cho tha nhân khi chúng ta đến viếng thăm hoặc là tiếp xúc với họ, chúng ta đóng vai trò của Đức Mẹ Ma-ri-a đem Chúa đến cho mọi người bằng cung cách phục vụ trong khiêm tốn của chúng ta.
Đức Mẹ Ma-ri-a đón mừng mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa bằng cách phục vụ người chị họ như một “tôi tớ hèn mọn”, Mẹ cũng muốn chúng ta khi chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh con của Mẹ, thì đồng thời cũng giang tay tiếp đón những Giê-su nghèo khó bên vệ đường, những Ê-li-sa-bét lam lũ quần quật giữa cảnh đời không có tương lai...
Đó chính là lời mời gọi đức ái của Đức Mẹ Ma-ri-a trong Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Lc 1, 39-45
“Bởi đâu mà tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ tư mùa vọng, chủ đề của Tin Mừng hôm nay là viếng thăm, chính là đức ái. Cuộc sống của người giữa người với nhau đều có những quan hệ để sống tồn, để yêu thương, để giúp đỡ, để chia vui và để chia buồn, bởi vì không ai là một hòn đảo.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét để trước hết là phục vụ, và sau nữa là loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đã giáng trần, ơn cứu độ đã đến với nhân loại, một cuộc thăm viếng đơn sơ không kèn không trống đón chào nhưng niềm vui ngợp trời đất, không diễn văn khoa trương nhưng lột tả được tất cả những kỳ công của Thiên Chúa đã làm cho con người, đó là tình thương cứu độ.
Tình thương cứu độ này được đón nhận trước hết là thai nhi trong bụng của bà Ê-li-sa-bét –thánh Gioan Tiền Hô- ngài đã nhảy mừng lên khi còn trong bụng mẹ và đã được khỏi tội nguyên tổ, một cuộc viếng thăm tràn ngập niềm vui của Mẹ Ma-ri-a tại nhà người chị họ của mình.
Trong cuộc sống của bạn và tôi, cũng như bất cứ người nào cũng đều có những cuộc thăm viếng nhau trong cuộc sống, những cuộc thăm viếng này rất đa dạng:
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả niềm vui cho người được thăm viếng.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả giận hờn, làm cho người được thăm viếng buồn phiền và lo âu.
- Có người khi đi thăm viếng thì đem theo cả hận thù, làm cho người được thăm viếng sợ hãi...
Tiếp xúc và thăm viếng nhau là cơ hội để đem lại cho nhau niềm vui và sự cảm thông, đó cũng là điều mà Thiên Chúa muốn nơi mỗi người trong chúng ta.
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người Ki-tô hữu, chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm giáng sinh hơn những người khác, chúng ta càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa thăm viếng của Đức Mẹ Ma-ri-a với bà Ê-li-sa-bét, nghĩa là chúng ta sẽ đem tình yêu của Chúa đến cho tha nhân khi chúng ta đến viếng thăm hoặc là tiếp xúc với họ, chúng ta đóng vai trò của Đức Mẹ Ma-ri-a đem Chúa đến cho mọi người bằng cung cách phục vụ trong khiêm tốn của chúng ta.
Đức Mẹ Ma-ri-a đón mừng mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa bằng cách phục vụ người chị họ như một “tôi tớ hèn mọn”, Mẹ cũng muốn chúng ta khi chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh con của Mẹ, thì đồng thời cũng giang tay tiếp đón những Giê-su nghèo khó bên vệ đường, những Ê-li-sa-bét lam lũ quần quật giữa cảnh đời không có tương lai...
Đó chính là lời mời gọi đức ái của Đức Mẹ Ma-ri-a trong Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người tị nạn Syria, người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò nước đôi ở Syria hậu Assad
Vũ Văn An
13:45 20/12/2024
Trên AsiaNews ngày 11 tháng 12 năm 2024, Dario Salvi đã phỏng vấn một linh mục Dòng Đa Minh, Cha Monge, giám đốc Viện nghiên cứu của dòng này tại Istanbul về sự pha trộn giữa "sự tôn vinh" và "sự ngạc nhiên" trước sự sụp đổ của chế độ Assad.
Thực vậy, sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad ở Syria đã được chào đón ở nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ với sự pha trộn giữa "sự tôn vinh" song hành với "sự ngạc nhiên chung" về tốc độ diễn ra của nó.
"Ít nhất là không chính thức", trong ít nhất sáu tháng, "tin tức về một số hành động" nhằm lật đổ chế độ Syria ở Damascus "đã được lưu hành", nhưng "không ai mong đợi nó quá nhanh và đột ngột”, theo Cha Claudio Monge, một tu sĩ dòng Đaminh 56 tuổi và là giám đốc Viện Nghiên cứu Đaminh tại Istanbul (DoSt-I), người đã ở thành phố Thổ Nhĩ Kỳ này hơn 20 năm.
Cha đã nói chuyện với AsiaNews về bầu không khí của vài tuần hỗn loạn vừa qua ở khu vực Trung Đông. "Ankara phủ nhận tin đồn về sự tham gia trực tiếp vào cuộc lật đổ Bashar” trong cuộc tấn công của Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và đã nhấn mạnh "nhu cầu chuyển đổi".
Đối với "Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan" của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này "cần thiết để đất nước có thể lựa chọn tương lai của mình, bao gồm cả các nhóm thiểu số".
Phân tích giai đoạn hỗn loạn sau khi nhà độc tài bị lật đổ sau cuộc tấn công do Abu Mohammad al-Jolani (tên thật là Ahmed al-Sharaa) chỉ huy, Cha Monge nhấn mạnh "tiêu chuẩn kép" của phương Tây.
Một mặt, có mối lo ngại về sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, nhằm kiềm chế các nhóm vũ trang người Kurd, mà phương Tây đã chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo. Mặt khác, hoàn toàn im lặng về hành động của chính phủ Israel, đang thực hiện hàng trăm cuộc tấn công ở Syria với lý do đảm bảo an ninh lãnh thổ của mình bằng hơn 300 cuộc không kích và quân đội cách thủ đô và Cao nguyên Golan của Syria bị chiếm đóng vài chục km.
Có "sự khoan dung lớn hơn" đối với Israel so với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh các cuộc chiến tranh "có tuyên bố và không tuyên bố" được thiết kế để tái thiết Trung Đông.
Sáng nay, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, cho biết việc lật đổ Assad là một phần trong "kế hoạch" của Hoa Kỳ và Israel, và là một trong những "nước láng giềng" của Syria, ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không nêu tên, đã hậu thuẫn cho quân nổi dậy, những người cùng với lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm Deir Ezzor từ người Kurd.
Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh, có mạng lưới người cung cấp thông tin trên thực địa, tuyên bố rằng Israel đã tấn công các căn cứ quân sự của Syria trong ngày thứ tư, hành động mà Nga lên án vì chúng không giúp đạt được hòa bình.
Về phần mình, quân nổi dậy đã bổ nhiệm Muhammad Bashir, 42 tuổi, làm thủ tướng lâm thời để lãnh đạo quá trình chuyển đổi sau nhiều năm ở Idlib.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc lật đổ Assad liên quan đến hai vấn đề quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của đất nước, cụ thể là sự hiện diện của gần năm triệu người tị nạn, trong đó có gần 3.8 triệu người Syria, và vấn đề người Kurd.
Cửa khẩu biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại Yayladağı, đã đóng cửa từ năm 2013, đã đã được mở cửa trở lại, và hàng trăm người tị nạn đã đến Cilvegözü, cũng ở phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tìm cách trở về nhà "với số ít hàng hóa mà họ sở hữu".
"Chúng ta nên nhận ra rằng những luồng di cư này là hậu quả của những tình huống tuyệt vọng, chiến tranh và sự tước đoạt quyền lợi, bên cạnh vấn đề khí hậu", Cha Monge giải thích.
"Những người tị nạn Syria hiện đang cố gắng trở về, mơ ước tìm thấy vùng đất của họ được giải phóng khỏi nhà độc tài, nhưng thực tế chào đón họ sẽ rất khác so với thực tế mà họ đã rời đi hơn 10 năm trước, với sự tàn phá và các tòa nhà bị san phẳng. Chỉ có sự sụp đổ của Bashar là chắc chắn, nhưng cũng có sự bất ổn sâu sắc về tương lai".
Về giữa chặng đường, việc hồi hương một số người tị nạn Syria chắc chắn sẽ không làm phật lòng một quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, cả chính phủ và dư luận, khi đất nước này đang chao đảo vì một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu xa.
Một bộ phận lớn dân số Thổ Nhĩ Kỳ đang phải vật lộn để sống - hoặc tồn tại - một cách đàng hoàng; trong nhiều trường hợp, người di cư, chủ yếu là người Syria, đã trở thành vật tế thần lý tưởng để trút giận, một điều đã bị lợi dụng trong chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây nhất.
“Cho đến vài năm trước,” vị giáo sĩ lưu ý, “thật không thể tưởng tượng nổi khi thấy mọi người ăn xin trên đường phố Istanbul, trong khi bây giờ một số phụ nữ đang ăn xin với những đứa con nhỏ trên tay,” ngài than thở.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã chi rất nhiều tiền cho người tị nạn Syria trong quá khứ dưới danh nghĩa liên đới Hồi giáo, ngày nay hy vọng rằng “nhiều người sẽ quyết định trở về nhà. Rốt cuộc, trở về quê hương và sống trong hòa bình ở đất nước của mình là một quyền cơ bản của con người,” Cha Mogne lưu ý, và kết nối với mong muốn "xây dựng lại một đất nước phải bắt đầu từ con số không, bao gồm cả cơ sở hạ tầng".
Một vấn đề lớn khác liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực cùng với Iran, Iraq và Syria, là vấn đề người Kurd, vấn đề này chồng chéo với vấn đề người tị nạn. Trước đây, Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) do người Kurd lãnh đạo đã được phương Tây hỗ trợ (và khai thác) trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo.
“Trong một thời gian, chính phủ [Thổ Nhĩ Kỳ] đã tìm cách tạo ra một vùng đệm ở miền bắc Syria để 'kiềm chế' bước tiến của người Kurd và chống lại giấc mơ về một 'Kurdistan Vĩ đại', điều mà ngày nay có vẻ không thể xảy ra”.
“Người Kurd đã được sử dụng trong những năm đầu tiên như một công cụ tấn công trong cuộc chiến chống thánh chiến, sau đó họ cố gắng kiếm tiền, nhưng cũng rõ ràng là Thổ Nhĩ Kỳ không thể chấp nhận sự xói mòn toàn vẹn lãnh thổ của mình". Ngoài ra, "hàng triệu người Kurd sinh ra và lớn lên ở Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không có ý định rời đi".
"Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ vì ở đây cũng có quyền được sống trên chính đất nước của mình, với sự công nhận ngôn ngữ và văn hóa của mình, nhưng đó là một quá trình phải được giải quyết bằng chính trị, không phải bằng đại bác. Chúng ta cần chính trị và ngoại giao để tìm ra giải pháp cho các cuộc khủng hoảng thế giới! Nhưng các chính trị gia thì lại vắng bóng."
Cuối cùng, đối với vị tu sĩ Đa Minh, có vị trí của các Ki-tô hữu, những người "muốn trở thành những người hành động trong tương lai của đất nước họ và không cần phải bị hạ xuống thành nạn nhân, một ngoại lệ khiến họ bị chính quyền địa phương nghi ngờ,"
"Chúng ta cần vượt qua luận lý học Giáo hội sắc tộc, nhưng thay vào đó hãy đấu tranh cho quyền công dân đầy đủ và được công nhận, tôn trọng các đặc tính đặc thù tôn giáo," ngài nói thêm.
Tại Aleppo, cha xứ Bahjat Elia Karakach, cũng lưu ý rằng đây là những ngày "có tầm quan trọng lớn". Trong một thông điệp gửi tới AsiaNews, tu sĩ của Hội đồng Bảo vệ Đất Thánh nhấn mạnh "sự thay đổi mà hầu hết chúng ta chưa từng trải qua, vì chế độ Assad đã cai trị trong 54 năm." Mọi người dường như "mất phương hướng" với "cảm xúc lẫn lộn giữa vui mừng và nhẹ nhõm, nhưng cũng lo lắng về tương lai".
Trong một cuộc họp với các giám mục và giáo sĩ tại nhà thờ giáo xứ St. Francis of Assisi, các nhà lãnh đạo đối lập hiện đang nắm quyền đã nhắc lại ý định "bảo đảm an ninh và đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Sau đó, chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ cần thiết để các hoạt động có thể tiếp tục".
Các tài sản của nhà thờ "sẽ được trả lại và các trường học Kitô giáo tư nhân sẽ tiếp tục sứ mệnh giáo dục của họ", các nhà lãnh đạo mới hứa hẹn, lưu ý rằng "họ không có một dự án được định sẵn, mọi thứ phụ thuộc vào ý chí của người dân Syria", bao gồm cả các Ki-tô hữu không phải là "người nước ngoài" nhưng "là một phần thiết yếu như chúng tôi".
Cuối cùng, Cha Bahjat bày tỏ sự ngỡ ngàng trước những hình ảnh "về các nhà tù ngầm mở cửa để giải thoát các tù nhân chính trị, những nơi tử thần" gợi lên "trại tập trung của Đức Quốc xã".
Biden sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 1 để thảo luận về hòa bình
Vũ Văn An
14:07 20/12/2024
Kate Quiñones của hãng tin CNA, ngày 19 tháng 12 năm 2024, cho hay: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chấp nhận lời mời đến thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng tới và thảo luận về các nỗ lực thúc đẩy hòa bình, Nhà Trắng thông báo vào thứ Năm.
Biden, tổng thống Công Giáo thứ hai của đất nước, sẽ đến Rome từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 1 theo lời mời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Buổi tiếp kiến của ông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ấn định vào ngày 10 tháng 1 và sẽ tập trung vào các nỗ lực thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới.
Thông báo về chuyến đi được đưa ra sau cuộc điện đàm vào thứ Năm giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tổng thống Biden, trong đó hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về "những nỗ lực thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới trong mùa lễ", theo tuyên bố ngày 19 tháng 12 từ Nhà Trắng.
"Tổng thống cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì đã tiếp tục ủng hộ để giảm bớt đau khổ trên hoàn cầu, bao gồm cả công việc thúc đẩy nhân quyền và bảo vệ quyền tự do tôn giáo", tuyên bố viết. "Tổng thống Biden cũng đã vui vẻ chấp nhận lời mời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Vatican vào tháng tới".
Biden cũng sẽ gặp Tổng thống Ý, Sergio Mattarella và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni trong chuyến thăm của mình. Nhà Trắng lưu ý rằng Biden sẽ cảm ơn Meloni vì đã lãnh đạo G7 trong năm qua. Hội nghị thượng đỉnh G7 là cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo chính phủ từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ý.
Các chuyến thăm nước ngoài vào giai đoạn cuối của nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ là rất hiếm. Chuyến thăm nước ngoài gần đây nhất vào tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống là hơn 30 năm trước, khi tổng thống sắp mãn nhiệm George H.W. Bush đã đến thăm Moscow để ký một hiệp ước hạt nhân và Paris để đàm phán với tổng thống Pháp về cuộc chiến tranh Bosnia.
Biden đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô lần cuối vào tháng 6 năm nay, khi hai người thảo luận về chính sách đối ngoại ở Israel, Gaza và Ukraine cũng như biến đổi khí hậu. Trong buổi tiếp kiến riêng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Apulia, Ý, hai nhà lãnh đạo đã "nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về lệnh ngừng bắn ngay lập tức và một thỏa thuận về con tin" ở Gaza và nhu cầu "giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng", theo Nhà Trắng.
Vào thời điểm đó, Biden cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì công việc của Vatican nhằm giải quyết các mối quan ngại về nhân đạo ở Ukraine và những nỗ lực của ngài trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Hai người đã liên tục thảo luận về cuộc chiến tranh Israel-Hamas kể từ tháng 10 năm 2023, khi họ nói chuyện qua điện thoại về việc ngăn chặn leo thang và hướng tới hòa bình sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 năm 2023, trong đó Hamas đã giết chết hơn 1,200 nam giới, phụ nữ và trẻ em.
Biden trước đó đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 10 năm 2021 trong khoảng 75 phút để thảo luận về tình trạng nghèo đói, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác. Đó là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của Biden với vị giáo hoàng với tư cách là tổng thống, nhưng hai nhà lãnh đạo cũng đã nói chuyện qua điện thoại ngay sau cuộc bầu cử tổng thống. Biden đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô ba lần trước khi trở thành tổng thống.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ trích Biden trong quá khứ vì ông thúc đẩy phá thai hợp pháp với tư cách là người Công Giáo, gọi đó là "sự thiếu nhất quán" trong một cuộc phỏng vấn năm 2022. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Hãy để [Biden] nói chuyện với mục tử của ông về sự thiếu nhất quán đó."
Đức Thánh Cha gần đây cũng đã kêu gọi chấm dứt sản xuất và sử dụng thuốc nổ chống cá nhân vào tháng 11, chỉ một tuần sau khi Biden chấp thuận việc Ukraine sử dụng mìn của Mỹ trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
Trong bốn năm qua của chính quyền Biden, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã liên tục bất đồng quan điểm với chính quyền Biden về các vấn đề liên quan đến phá thai và ý thức hệ giới tính.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố các vị tử đạo người Pháp ở Compiègne là thánh thông qua việc phong thánh tương đương
Đặng Tự Do
18:25 20/12/2024
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức tuyên bố 16 nữ tu dòng Cát Minh nhặt phép ở Compiègne, bị hành quyết trong thời kỳ Khủng bố của Cách mạng Pháp, là những vị thánh thông qua thủ tục hiếm hoi là “phong thánh tương đương”.
Mẹ Teresa thành Saint Augustinô và 15 người bạn đồng hành của mẹ, những người bị chém đầu tại Paris khi họ đang hát thánh ca ngợi khen, có thể ngay lập tức được tôn kính trên toàn thế giới như những vị thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
Việc phong thánh “tương đương” từ chuyên môn gọi là “equipollent”, được Vatican công bố vào hôm Thứ Tư, 18 Tháng Mười Hai, nhằm ghi nhận lòng tôn kính lâu đời đối với các vị tử đạo dòng Cát Minh, những người đã chịu chết với đức tin không lay chuyển vào ngày 17 tháng 7 năm 1794.
Hành động dũng cảm và đức tin cuối cùng của họ đã truyền cảm hứng cho vở opera nổi tiếng năm 1957 của Francis Poulenc có tên “Đối thoại của các tu sĩ dòng Cát Minh”, dựa trên cuốn sách cùng tên của tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận Công Giáo nổi tiếng Georges Bernanos.
Giống như quá trình phong thánh thông thường, phong thánh tương đương là lời cầu khẩn xin Chúa ban cho Đức Giáo Hoàng ơn bất khả ngộ khi tuyên bố rằng một người đang được vinh phúc là thánh trên thiên đàng. Tuy nhiên, khác với quá trình phong thánh chính thức, phong thánh tương đương không đòi hỏi một phép lạ nhờ lời cầu bầu của vị thánh, không có lễ tuyên thánh, chỉ có việc công bố một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng.
Sự tôn kính lâu dài đối với vị thánh và nhân đức anh hùng đã được chứng minh vẫn là điều cần thiết, và mặc dù không cần phép lạ hiện đại nào, danh tiếng của những phép lạ xảy ra trước hoặc sau khi vị thánh qua đời cũng được tính đến sau khi bộ phận lịch sử của Thánh bộ Phong thánh Vatican thực hiện một nghiên cứu.
Mặc dù quá trình này rất hiếm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên thánh cho nhiều người khác thông qua việc phong thánh tương đương, chẳng hạn như Thánh Peter Faber và Thánh Margaret xứ Costello. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 cũng đã tuyên thánh tương đương cho Thánh Hildegard xứ Bingen và Đức Giáo Hoàng Pius XI đã tuyên thánh tương đương cho Thánh Albert Cả.
Những vị tử đạo ở Compiègne là ai?
Các vị tử đạo, gồm 11 nữ tu, ba nữ tu giáo dân và hai tập sinh, đã bị bắt trong thời kỳ đàn áp dữ dội chống Công Giáo. Hiến pháp Dân sự của Giáo sĩ trong Cách mạng Pháp đã cấm đời sống tôn giáo, và các tu sĩ dòng Carmelô ở Compiègne đã bị trục xuất khỏi tu viện của họ vào năm 1792.
Mặc dù bị buộc phải ẩn náu, các chị em vẫn bí mật duy trì cuộc sống cộng đoàn cầu nguyện và sám hối. Theo gợi ý của Mẹ Teresa, tu viện trưởng của Dòng Camelô nhặt phép của Thánh Augustinô, các chị em đã lập thêm một lời khấn: hiến dâng cuộc sống của mình để đổi lấy việc chấm dứt Cách mạng Pháp và phục hồi Giáo Hội Công Giáo tại Pháp.
Vào ngày bị hành quyết, các chị em bị đưa đi khắp các đường phố Paris trên những chiếc xe ngựa không mui, chịu đựng những lời lăng mạ từ đám đông tụ tập. Không nao núng, họ hát Miserere, Salve Regina và Veni Creator Spiritus khi họ tiến đến đoạn đầu đài.
Trước khi chết, mỗi chị em đều quỳ xuống trước nữ tu viện trưởng của mình, người đã cho phép họ được chết. Nữ tu viện trưởng là người cuối cùng bị hành quyết, bài thánh ca của bà vẫn tiếp tục cho đến khi lưỡi kiếm rơi xuống.
Trong vài ngày tiếp theo, chính Maximilien Robespierre đã bị hành quyết, chấm dứt thời kỳ Khủng bố đẫm máu.
Thi thể của 16 vị tử đạo được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể tại Nghĩa trang Picpus, nơi có một bia mộ tưởng niệm sự tử đạo của họ. Được phong chân phước vào năm 1906 bởi Giáo hoàng Pius X, câu chuyện của họ kể từ đó đã truyền cảm hứng cho sách, phim và vở opera.
Ngày lễ các Thánh tử đạo Compiègne sẽ được giữ nguyên vào ngày 17 tháng 7, để tưởng nhớ ngày họ tử đạo.
Các án tuyên thánh khác được công nhận
Ngoài việc phong thánh tương đương, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn các sắc lệnh thúc đẩy các án phong thánh khác, bao gồm việc phong chân phước cho hai vị tử đạo thế kỷ 20: Tổng giám mục Eduardo Profittlich, người đã chết dưới sự đàn áp của cộng sản, và Cha Elia Comini, một nạn nhân của chủ nghĩa phát xít Đức.
Profittlich, một tu sĩ dòng Tên và tổng giám mục người Đức, đã chết trong nhà tù Liên Xô vào năm 1942 sau khi chịu tra tấn vì từ chối từ bỏ đàn chiên của mình ở Estonia do Liên Xô xâm lược.
Comini, một linh mục dòng Salêdiêng, đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào năm 1944 vì giúp đỡ dân làng và hỗ trợ tinh thần trong các cuộc thảm sát ở miền bắc nước Ý.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng công nhận các nhân đức anh hùng của ba Tôi tớ Chúa: Tổng giám mục Hung Gia Lợi Áron Márton, hay 1896-1980, linh mục người Ý Cha Giuseppe Maria Leone, hay 1829-1902, và giáo dân người Pháp Pietro Goursat, hay 1914-1991, người sáng lập Cộng đồng Emmanuel.
Márton, một giám mục chống lại cả sự áp bức của Đức Quốc xã và cộng sản ở Rumani, đã bảo vệ quyền tự do tôn giáo và giúp đỡ những người bị đàn áp trước khi bị Cộng sản kết án tù chung thân và lao động cưỡng bức vào năm 1951. Sau đó, ông được thả và qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1980.
Leone, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Ý, đã dành cả cuộc đời để rao giảng, hướng dẫn tâm linh và giúp đỡ các cộng đồng bị tàn phá bởi dịch bệnh. Nổi tiếng là một người giải tội và hướng dẫn tâm linh, ông đã giúp đổi mới đời sống tôn giáo và truyền cảm hứng cho các tín hữu giáo dân ở Ý sau khi thống nhất.
Giáo dân người Pháp Pietro Goursat đã thành lập Cộng đồng Emmanuel, một phong trào thúc đẩy cầu nguyện và truyền giáo, đặc biệt là trong giới trẻ bị thiệt thòi. Bất chấp những khó khăn cá nhân, ông đã biến Đền Thánh Tâm ở Paray-le-Monial thành một trung tâm tâm linh và sống những năm cuối đời trong sự tận tụy lặng lẽ.
Với sắc lệnh này, ba Tôi tớ Chúa hiện có danh hiệu “Đấng đáng kính” trong Giáo Hội Công Giáo.
Source:Catholic News Agency
Nhật ký trừ tà số 322: Con mắt thứ ba huyền bí hay ân sủng thiêng liêng?
Đặng Tự Do
18:26 20/12/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #322: Occult Third Eye or Divine Charism?”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 322: Con mắt thứ ba huyền bí hay ân sủng thiêng liêng?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Gần đây tôi nhận được câu hỏi này từ một độc giả và đã được phép sử dụng trên mạng xã hội.
Nữ độc giả viết: Nhiều năm trước khi con làm liệu pháp mát-xa, con thường chạm vào chân mọi người và con có thể thấy ma quỷ rời khỏi cơ thể họ. Con đã làm việc trong thế giới New Age hay Thời Đại Mới và thậm chí còn làm nhà ngoại cảm vào thời điểm đó. Con đã từ bỏ mọi thứ cách đây vài năm và quay trở lại với đức tin Công Giáo. Con biết mình vẫn còn những khả năng này và con cảm thấy được kêu gọi quay trở lại với công việc chữa lành với mọi người. Con muốn làm công việc này ngay bây giờ với sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Thánh Thần.
Thưa anh chị em,
Người phụ nữ này tin rằng bà có một đặc sủng chữa lành với những “khả năng” đặc biệt từ Chúa và cảm thấy được kêu gọi sử dụng chúng để giúp đỡ mọi người. Bà nói rằng bà sẽ làm điều đó với sự hướng dẫn của “Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Thánh Thần”. Ý tưởng hay đấy chứ? Chắc chắn là ý định của bà là tốt, là điều mà người ta nên hoan nghênh. Tuy nhiên, nhiều điều xấu xa đã được thực hiện trên thế giới này với những người có ý định làm điều tốt, chẳng hạn như cái gọi là “phù thủy tốt”. Tuy nhiên, tôi muốn nói với anh chị em rằng bất kể ý định của một người là gì không có phép thuật nào là cả.
Trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng, điều này đã được truyền đạt cho cô ấy. Một số người thực sự có một đặc ân chữa lành từ Chúa bao gồm nhìn thấy quỷ dữ và hỗ trợ đuổi chúng ra, mặc dù điều này tương đối hiếm. Tuy nhiên, người phụ nữ này có một lịch sử đáng kể về các hoạt động tâm linh của New Age bao gồm cả việc làm nhà ngoại cảm! Một số người thực hành huyền bí có “khả năng” đặc biệt nhưng chúng đến từ quỷ dữ và việc mở con mắt thứ ba huyền bí của họ.
Trong trường hợp của người này, sẽ là khôn ngoan khi cho rằng “năng lực” của cô ấy đến từ thế giới đen tối chứ không phải từ Chúa. Có thể mất 3-4 năm sống Công Giáo vững chắc, bao gồm cả việc xưng tội và cầu nguyện giải thoát thường xuyên, trước khi những tác động ma quỷ của nhiều năm thực hành huyền bí được “xóa bỏ”. Điều này bao gồm việc đóng lại con mắt thứ ba huyền bí. Tôi đã khuyên cô ấy nên tham gia vào các buổi cầu nguyện giải thoát liên tục và tiếp tục sống đời sống bí tích một cách tích cực. Nếu cô ấy tham gia vào một mục vụ chữa lành quá sớm, có chủ ý hay không, bằng cách sử dụng con mắt thứ ba huyền bí, cô ấy có khả năng sẽ trở thành một kênh cho sự lừa dối và gây hại về mặt tâm linh.
Mọi người đánh giá thấp cái ác do thực hành ma thuật gây ra. Tác hại là gì? Đó là sự vi phạm Điều răn thứ nhất chống lại Chúa, và sự tàn phá về mặt tinh thần của nó không nên bị đánh giá thấp. Một nguyên tắc thần học được đức tin Công Giáo hiểu rõ nói với chúng ta rằng: Trong khi một lời thú tội đúng đắn thực sự xóa bỏ tội lỗi, thì những tác động xấu xa của những tội lỗi như vậy thường không bị xóa bỏ ngay lập tức và hoàn toàn.
Source:Catholic Exorcism
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành trình 50 năm viễn xứ - Phỏng vấn cha Văn Chi – Giám đốc VietCatholic
VietCatholic Media
16:09 20/12/2024
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt cung lòng nội tâm
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:08 20/12/2024
Khuôn mặt cung lòng nội tâm
Đấng Tạo Hóa tạo dựng nên con người, cùng cả thú vật nữa, có tứ chi thân xác với những cơ quan bộ phận khung sườn xương cứng, và các bộ phận cơ quan nội tạng tựa như một xưởng với nhiều nhà máy xếp liền nối kết tương quan với nhau cùng mềm uốn khúc co giãn đàn giải cho công việc thu nhận thẩm hút thức ăn nước uống khí trời, rồi tiêu hóa chất dinh dưỡng nuôi sống phát triển sự sốngkhắp cùng thân thể. Một trong những cơ quan bộ phận nội tạng quan trọng đó là đường ruột.
Một vị nữ bác sĩ chuyên khoa đã kể một câu chuyện vui vui theo khía cạnh chuyên môn khoa học về một cơ quan bộ phận nội tạng con người mà không mấy được để ý biết đến, nhưng lại đóng vai trò có nhiều tiếng nói góp phần vào cho đời sống. Đó là cơ quan bộ phận đường ruột.
Bộ phận ruột mềm dài cùng co giãn được Đấng Tạo Hóa xếp uốn khúc rất thứ tự liền sát cùng với những bộ phận cơ quan nội tạng khác ở sâu kín trong bụng. Từ đường ruột phát ra hơi mùi vị gây cảm giác khó chịu nồng nặc cho khứu gíac cùng thần kinh…Chính vì thế không ai nói đến ruột, trừ ra những nhà y khoa chuyên môn chữa trị bệnh ruột.
Dẫu vậy ruột không chỉ là cơ quan bộ phận nội tạng quan trọng cho việc tiêu hóa các thức ăn, nhưng còn gây ảnh hưởng, mà y khoa tân tiến có nhận định, đến sự suy nghĩ nội tâm tâm hồn nữa. Và do đó có suy nghĩ cho ruột là một bộ óc nữa. Sự trao đổi suy nghĩ trí óc trong đầu và cùng với đường ruột điều khiển phát sinh những cảm gíac thông thường cũng như hiếm qúi lạ lùng! Như khi ăn uống no đủ ngon miệng, chúng ta có cảm giác “ no và thỏa mãn vui mừng”, hay ngược lại…
Cảm gíac phát xuất từ bụng không là điều gì mới xưa nay, ai cũng biết và có cả, nhất là cho điều gì quan trọng tế nhị, mà không thế cắt nghĩa lý giải theo lý trí suy nghĩ được. Cảm giác, tiếng nói trừ trong bụng cũng là một phần khía cạnh quan trọng trong thực hành việc đạo đức linh thiêng của đức tin tôn giáo. Việc suy niệm suy ngắm trong đức tin đạo đức từ trí óc chạy xuống bụng. Nơi đó bụng không chỉ là một thành phần của thân thể, nhưng còn là trung tâm của thần khí tinh thần được ánh sáng cảm gíac soi chiếu tỏa.
Kinh thánh phúc âm thuật lại cảnh hai người phụ nữ mang bào thai trong bụng đến thăm nhau: Mẹ Maria mang bào thai nhi Giêsu đến thăm người chị họ Elisabeth cũng đang mang bào thai Gioan. Hai chị em gặp nhau mừng rỡ. Vẻ bên ngoài họ mừng rỡ chào hỏi nhau không có gì là đặc biệt khác thường. Nhưng trong nội tâm, trong cung lòng hai người bừng lên ngọn lửa vui mừng hân hoan ẩn chứa chiều kích vừa con người cùng vừa thần thánh nữa.
Hai trẻ còn là bào thao trong cung lòng hai người mẹ đã qua cung cách thần giao cách cảm đầy bí ẩn nhiệm mầu giao hảo thông thương với nhau. Điều đó nảy sinh cảm gíac từ trong bụng cung lòng của hai người mẹ cũng phát đi tín hiệu rộn rã, truyền đi cho nhau cảm giác hân hoan vui mừng, niềm vui hạnh phúc. Điều này thật rất khó diễn tả chiết giải theo khía cạnh suy luận bằng trí óc lý luận. Tất cả là cảm giác phát sinh từ trong bụng.
“ Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
46 Bấy giờ, bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
47 thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
48 Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.
49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!...( Lc 1,39-49)
Trong đời sống xưa nay, rất nhiều người vào nhiều hoàn cảnh tế nhị khó khăn, cũng hay thường nói: tôi có quyết định được như vậy, vì tôi nghe (tiếng) cảm giác từ trong bụng nói phát ra!
Phúc âm thuật lại trong vụ án xử Chúa Giêsu Kitô, quan tổng trấn Philato, sau những can thiệp muốn hóa giải tha Chúa Giêsu mà không thành công, đã rửa tay buông xuôi để cho Chúa Giêsu Kitô phải chịu án tử hình: bị đóng đinh vào thập gía như dân chúng đòi hỏi. Không ai đòi hỏi nói gì thêm nữa. Ông giữ yên lặng và truyền cho viết tấm bảng trên đầu cây thập gía Chúa Giêsu Kito: ” INRI - Jesus Nazarenus Rex Iudaeorum - Chúa Giesu Kito thành Nazareth vua dân Do Thái”. Người Do Thái phản đối dòng chữ bản viết này cùng đòi sửa đổi như ý họ muốn. Nhưng quan Philato chỉ ngắn gọn đáp: Điều gì ta đã viết, đã viết, cứ để như thế! Ông đã làm như thế có lẽ theo cảm giác từ bụng đã nói cho biết là đúng, không biện luận tranh cãi. Những dòng chữ đó lại trở thành thời danh đi vào lịch sử xã hội cho mọi thế hệ con người xưa nay.
Những dịp mừng lễ, hay đi hành hương, tĩnh tâm cấm phòng…tiếng nói cảm giác từ bụng góp phần quan trọng cho cung cách sống cảm nhận được có Ơn Trên soi sáng, chúc phúc lành phù hộ cho đời sống. Và qua đó có niềm vui, cùng nhận ra dấu hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ở mọi nơi chốn trong thiên nhiên.
Con đường từ sự suy nghĩ với những tính toán và cả ồn ào trong đầu óc trải đi xuống tới bụng dạ nơi trung tâm, là nội dung việc tập luyện tâm linh nếp sống đức tin tôn gíao. Nhà chiêm niệm Angelius Silesius đã có suy niệm: Nếu Chúa có giáng sinh bao nhiêu ngàn lần ở Bethlehem và không trong nơi cung lòng dạ Bạn, thì mãi mãi Ngài chưa sinh ra trong tâm hồn Bạn!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đấng Tạo Hóa tạo dựng nên con người, cùng cả thú vật nữa, có tứ chi thân xác với những cơ quan bộ phận khung sườn xương cứng, và các bộ phận cơ quan nội tạng tựa như một xưởng với nhiều nhà máy xếp liền nối kết tương quan với nhau cùng mềm uốn khúc co giãn đàn giải cho công việc thu nhận thẩm hút thức ăn nước uống khí trời, rồi tiêu hóa chất dinh dưỡng nuôi sống phát triển sự sốngkhắp cùng thân thể. Một trong những cơ quan bộ phận nội tạng quan trọng đó là đường ruột.
Một vị nữ bác sĩ chuyên khoa đã kể một câu chuyện vui vui theo khía cạnh chuyên môn khoa học về một cơ quan bộ phận nội tạng con người mà không mấy được để ý biết đến, nhưng lại đóng vai trò có nhiều tiếng nói góp phần vào cho đời sống. Đó là cơ quan bộ phận đường ruột.
Bộ phận ruột mềm dài cùng co giãn được Đấng Tạo Hóa xếp uốn khúc rất thứ tự liền sát cùng với những bộ phận cơ quan nội tạng khác ở sâu kín trong bụng. Từ đường ruột phát ra hơi mùi vị gây cảm giác khó chịu nồng nặc cho khứu gíac cùng thần kinh…Chính vì thế không ai nói đến ruột, trừ ra những nhà y khoa chuyên môn chữa trị bệnh ruột.
Dẫu vậy ruột không chỉ là cơ quan bộ phận nội tạng quan trọng cho việc tiêu hóa các thức ăn, nhưng còn gây ảnh hưởng, mà y khoa tân tiến có nhận định, đến sự suy nghĩ nội tâm tâm hồn nữa. Và do đó có suy nghĩ cho ruột là một bộ óc nữa. Sự trao đổi suy nghĩ trí óc trong đầu và cùng với đường ruột điều khiển phát sinh những cảm gíac thông thường cũng như hiếm qúi lạ lùng! Như khi ăn uống no đủ ngon miệng, chúng ta có cảm giác “ no và thỏa mãn vui mừng”, hay ngược lại…
Cảm gíac phát xuất từ bụng không là điều gì mới xưa nay, ai cũng biết và có cả, nhất là cho điều gì quan trọng tế nhị, mà không thế cắt nghĩa lý giải theo lý trí suy nghĩ được. Cảm giác, tiếng nói trừ trong bụng cũng là một phần khía cạnh quan trọng trong thực hành việc đạo đức linh thiêng của đức tin tôn giáo. Việc suy niệm suy ngắm trong đức tin đạo đức từ trí óc chạy xuống bụng. Nơi đó bụng không chỉ là một thành phần của thân thể, nhưng còn là trung tâm của thần khí tinh thần được ánh sáng cảm gíac soi chiếu tỏa.
Kinh thánh phúc âm thuật lại cảnh hai người phụ nữ mang bào thai trong bụng đến thăm nhau: Mẹ Maria mang bào thai nhi Giêsu đến thăm người chị họ Elisabeth cũng đang mang bào thai Gioan. Hai chị em gặp nhau mừng rỡ. Vẻ bên ngoài họ mừng rỡ chào hỏi nhau không có gì là đặc biệt khác thường. Nhưng trong nội tâm, trong cung lòng hai người bừng lên ngọn lửa vui mừng hân hoan ẩn chứa chiều kích vừa con người cùng vừa thần thánh nữa.
Hai trẻ còn là bào thao trong cung lòng hai người mẹ đã qua cung cách thần giao cách cảm đầy bí ẩn nhiệm mầu giao hảo thông thương với nhau. Điều đó nảy sinh cảm gíac từ trong bụng cung lòng của hai người mẹ cũng phát đi tín hiệu rộn rã, truyền đi cho nhau cảm giác hân hoan vui mừng, niềm vui hạnh phúc. Điều này thật rất khó diễn tả chiết giải theo khía cạnh suy luận bằng trí óc lý luận. Tất cả là cảm giác phát sinh từ trong bụng.
“ Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
46 Bấy giờ, bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
47 thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
48 Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.
49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!...( Lc 1,39-49)
Trong đời sống xưa nay, rất nhiều người vào nhiều hoàn cảnh tế nhị khó khăn, cũng hay thường nói: tôi có quyết định được như vậy, vì tôi nghe (tiếng) cảm giác từ trong bụng nói phát ra!
Phúc âm thuật lại trong vụ án xử Chúa Giêsu Kitô, quan tổng trấn Philato, sau những can thiệp muốn hóa giải tha Chúa Giêsu mà không thành công, đã rửa tay buông xuôi để cho Chúa Giêsu Kitô phải chịu án tử hình: bị đóng đinh vào thập gía như dân chúng đòi hỏi. Không ai đòi hỏi nói gì thêm nữa. Ông giữ yên lặng và truyền cho viết tấm bảng trên đầu cây thập gía Chúa Giêsu Kito: ” INRI - Jesus Nazarenus Rex Iudaeorum - Chúa Giesu Kito thành Nazareth vua dân Do Thái”. Người Do Thái phản đối dòng chữ bản viết này cùng đòi sửa đổi như ý họ muốn. Nhưng quan Philato chỉ ngắn gọn đáp: Điều gì ta đã viết, đã viết, cứ để như thế! Ông đã làm như thế có lẽ theo cảm giác từ bụng đã nói cho biết là đúng, không biện luận tranh cãi. Những dòng chữ đó lại trở thành thời danh đi vào lịch sử xã hội cho mọi thế hệ con người xưa nay.
Những dịp mừng lễ, hay đi hành hương, tĩnh tâm cấm phòng…tiếng nói cảm giác từ bụng góp phần quan trọng cho cung cách sống cảm nhận được có Ơn Trên soi sáng, chúc phúc lành phù hộ cho đời sống. Và qua đó có niềm vui, cùng nhận ra dấu hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ở mọi nơi chốn trong thiên nhiên.
Con đường từ sự suy nghĩ với những tính toán và cả ồn ào trong đầu óc trải đi xuống tới bụng dạ nơi trung tâm, là nội dung việc tập luyện tâm linh nếp sống đức tin tôn gíao. Nhà chiêm niệm Angelius Silesius đã có suy niệm: Nếu Chúa có giáng sinh bao nhiêu ngàn lần ở Bethlehem và không trong nơi cung lòng dạ Bạn, thì mãi mãi Ngài chưa sinh ra trong tâm hồn Bạn!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Tướng Syrskyi: Nga tiếp tục thua ở Kursk. Vụ ám sát Tướng Nga: Putin công khai sỉ nhục đặc vụ FSB
VietCatholic Media
03:02 20/12/2024
1. Putin lên án những ‘sai lầm nghiêm trọng’ sau khi vị tướng hàng đầu bị ám sát
Putin đã lên án vụ ám sát một trong những vị tướng hàng đầu của Mạc Tư Khoa là một “sai lầm nghiêm trọng” của các cơ quan đặc vụ, theo hãng tin Meduza của Nga. Putin đưa ra lập trường trên hôm Thứ Năm, 19 Tháng Mười Hai.
Trung tướng Igor Kirillov, 54 tuổi, đã thiệt mạng vào hôm thứ Ba 17 Tháng Mười Hai, khi một quả bom được giấu trong một chiếc xe tay ga bên ngoài tòa nhà của ông phát nổ. Nga đã bắt giữ một nghi phạm, một công dân Uzbekistan sinh năm 1995, họ tin rằng nghi phạm này đã hành động theo chỉ thị của những người điều khiển Ukraine.
Bình luận của Putin về vụ ám sát Kirillov có ý nghĩa quan trọng vì đó là lời chỉ trích trực tiếp đối với lực lượng thực thi pháp luật và các dịch vụ đặc biệt của Nga, đây là sự thừa nhận về một điểm yếu. Thông điệp của ông cũng có thể không được các thành viên trong những cộng đồng tương ứng đó đồng tình.
Putin đã nói về vụ ám sát Kirillov tại cuộc họp báo thường niên của ông vào thứ năm và gọi đây là một “cuộc tấn công khủng bố” có thể dẫn đến nhiều thương vong khác, theo như RBC-Ukraine đưa tin.
Kirillov là chỉ huy lực lượng bảo vệ hạt nhân, sinh học và hóa học của Nga, và phần thưởng được cho là 100.000 đô la và cơ hội chuyển đến một quốc gia thuộc Liên minh Âu Châu để đổi lấy việc thực hiện vụ giết người. Kirillov đã bị giết chỉ một ngày sau khi Kyiv đưa ra cáo buộc hình sự đối với ông. Cơ quan đặc biệt của Ukraine, gọi tắt là SBU kể từ đó đã nhận trách nhiệm về vụ giết người.
SBU cáo buộc Kirillov giám sát việc điều động vũ khí hóa học bị cấm ở Ukraine. Ông đã bị một số quốc gia trừng phạt, bao gồm Vương quốc Anh và Canada, vì liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Mặc dù Ukraine đã buộc tội Kirillov vắng mặt vì sử dụng vũ khí hóa học bị cấm, Nga cũng đã cáo buộc Kyiv làm như vậy nhiều lần, gần đây nhất là vào tháng 10. Trong trường hợp đó, Nga cáo buộc Ukraine chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học với sự hỗ trợ của liên minh quân sự NATO do Hoa Kỳ đứng đầu và tìm cách đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa. Nga cũng cáo buộc Kyiv sử dụng vũ khí hóa học ở Kursk vào tháng 8.
Putin nói về vụ ám sát: “Điều này, tất nhiên, có nghĩa là lực lượng thực thi pháp luật và các dịch vụ đặc biệt của chúng ta đang bỏ lỡ những cuộc tấn công này. Chúng ta chỉ cần cải thiện công việc này và không cho phép những sai lầm nghiêm trọng như vậy xảy ra với chúng ta.”
Bộ Ngoại giao Nga đã viết trong một bài đăng trên X, : “Tổng thống #Putin về vụ ám sát Trung tướng Igor Kirillov: Chế độ Kyiv đã nhiều lần thực hiện các cuộc tấn công khủng bố như vậy đối với nhiều công dân Nga. Không một lời lên án nào được các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây đưa ra, không một lời nào cả.”
Chad Scott, một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ và cựu nhà lập kế hoạch tập trận của NATO, đã viết: “Bạn còn nhớ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giết Tướng Iran Qasem Soleimani bằng máy bay điều khiển từ xa ở Iraq tại Sân bay quốc tế Baghdad không? Đó không được gọi là khủng bố, mà được gọi là phản ứng và ông ta được coi là mục tiêu hợp pháp. Vụ ám sát Kirillov là một phản ứng [một vụ ám sát quân sự vào một mục tiêu quân sự] và Nga đã làm TỆ HẠI NHIỀU với Ukraine hơn nhiều so với những gì Iran đã làm với Hoa Kỳ Kirillov đã làm với Ukraine tệ hơn nhiều so với những gì Soleimani đã làm với Hoa Kỳ Vì vậy, tốt cho Ukraine, hãy làm lại lần nữa. Các bạn đang ở trong chiến tranh. Cuộc chiến tồi tệ nhất trong một thế hệ. Các bạn đang cố gắng sống sót, vì vậy hãy tiếp tục giết mọi vị tướng Nga nếu điều đó có nghĩa là các bạn có thêm một ngày nữa với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, bởi vì Hoa Kỳ giết những vị tướng địch khủng khiếp với giá rẻ hơn, và tôi cũng ổn với điều đó. “
Keith Kellogg, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm đặc phái viên về cuộc chiến ở Ukraine, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business: “Có những quy tắc chiến tranh, và có những điều nhất định mà bạn không được phép làm”. Ông nói thêm rằng ông nghĩ rằng “thuê lính đánh thuê để làm điều đó không phải là một ý kiến hay chút nào”.
Người ta vẫn chưa biết Mạc Tư Khoa sẽ giải quyết nghi phạm bị bắt trong vụ ám sát Kirillov như thế nào và hình phạt này sẽ gửi thông điệp gì tới đối phương của Nga.
[Newsweek: Putin Decries 'Serious Blunder' After Top General Assassinated]
2. Putin đề xuất ‘thử nghiệm’ hệ thống phòng không phương Tây bằng cách phóng hỏa tiễn Oreshnik vào Kyiv
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Mười Hai, trùm mafia Vladimir Putin đã chế giễu việc “đấu tay đôi công nghệ cao” với phương Tây bằng cách phóng hỏa tiễn Oreshnik vào Kyiv để chứng minh rằng hệ thống phòng không phương Tây không thể đánh chặn được hỏa tiễn này.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường niên và chương trình trực tuyến, Putin một lần nữa tuyên bố rằng hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, gọi tắt là IRBM Oreshnik “mới” của Nga không thể bị phòng không đánh chặn.
“Và những chuyên gia phương Tây nghĩ rằng (Oreshnik có thể bị chặn lại), hãy để họ gợi ý với chúng tôi và những người ở phương Tây trả tiền cho họ để tiến hành một thử nghiệm công nghệ”, Putin nói.
“Chúng ta hãy gọi đó là cuộc đấu công nghệ cao của thế kỷ 21. Hãy để họ xác định một số địa điểm để tấn công, chẳng hạn như ở Kyiv, tập trung tất cả các hệ thống phòng không của họ ở đó, và chúng ta sẽ tấn công ở đó bằng Oreshnik và xem điều gì sẽ xảy ra.”
Nga đã phóng một hỏa tiễn Oreshnik vào Dnipro ở Ukraine vào ngày 21 tháng 11, được cho là để đáp trả việc Hoa Kỳ và Anh dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine bên trong nước Nga. Cuộc tấn công Oreshnik được theo sau bởi một cuộc tấn công tuyên truyền được cho là nhằm mục đích hù dọa sự ủng hộ của phương Tây đối với Kyiv.
Bất chấp tuyên bố của Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đã có hệ thống phòng không có thể hạ gục thành công hỏa tiễn
Hoa Kỳ vận hành Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tầm cao giai đoạn cuối, gọi tắt là THAAD, được thiết kế để đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo tầm trung. Hệ thống này chưa được cung cấp cho Ukraine và do đó chưa bao giờ được thử nghiệm với Oreshnik.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng thống Nga cho biết hệ thống phòng không của Hoa Kỳ “đắt đỏ và không hiệu quả” và cho biết ông “không thấy vấn đề gì” nếu Washington cung cấp THAAD cho Ukraine.
Putin cũng nhấn mạnh rằng hỏa tiễn Oreshnik, mà ông nói có tầm bắn 5.500 km, hay 3.400 dặm, là một vũ khí hoàn toàn mới. Các chuyên gia phản bác tuyên bố này, nói rằng vũ khí này dựa trên hệ thống RS-26 Rubezh hiện có.
Nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh trước đó đã đe dọa sẽ tấn công “các trung tâm ra quyết định” của Kyiv bằng Oreshnik và cho biết Nga sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vũ khí này. Các quan chức Nga giấu tên nói với tờ The Moscow Times rằng việc sản xuất hàng loạt là không thể do những thiếu sót về công nghệ của Nga.
[Kyiv Independent: Putin proposes to 'experiment' on Western air defenses by launching Oreshnik at Kyiv]
3. Zelenskiy đến Brussels để thảo luận về các bảo đảm an ninh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Brussels để củng cố sự ủng hộ từ các đồng minh Âu Châu trước khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.
Trong lần xuất hiện ngắn ngủi cùng tổng thống Ukraine vào tối thứ Tư, nhà lãnh đạo NATO Mark Rutte nhấn mạnh rằng các đối tác của Ukraine có kế hoạch tiếp tục cung cấp vũ khí cho nước này để hỗ trợ quốc phòng trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga.
Theo Rutte, ưu tiên trong chuyến thăm Brussels của Zelenskiy là làm “mọi thứ”, bao gồm cung cấp hệ thống phòng không và các hệ thống vũ khí khác, để bảo đảm rằng Ukraine sẽ ở “vị trí tốt nhất có thể một ngày nào đó, khi họ quyết định như vậy, để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình” với Mạc Tư Khoa.
Sự bảo đảm tiếp tục hỗ trợ quân sự đặc biệt quan trọng đối với Ukraine hiện nay khi Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp trở lại Washington.
Tổng thống đắc cử đã nói rõ rằng chính quyền của ông sẽ mong đợi Âu Châu dẫn đầu trong việc hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine và giám sát bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào trong tương lai giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa, một sự tương phản hoàn toàn với lập trường của Tổng thống hiện tại Tổng thống Joe Biden. Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ trở lại Tòa Bạch Ốc vào ngày 20 tháng Giêng, chỉ để lại cho Zelenskiy vài tuần để bảo đảm rằng các đồng minh Âu Châu đã sẵn sàng tiếp quản với tư cách là những người ủng hộ chính của Ukraine.
Rutte chỉ là một trong số nhiều nhà lãnh đạo Âu Châu mà tổng thống Ukraine sẽ gặp khi ông tìm cách củng cố sự ủng hộ từ các đồng minh.
Zelenskiy đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào đầu ngày và có kế hoạch gặp một số nhà lãnh đạo khác, bao gồm các nhà lãnh đạo Đức, Ý và Ba Lan, cũng như Chủ tịch Hội đồng Âu Châu António Costa và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen khi ở Brussels.
“Đây là cơ hội rất tốt để nói về các bảo đảm an ninh cho Ukraine cho hôm nay và ngày mai”, Zelenskiy nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông dự định sử dụng hai ngày ở Brussels để bảo đảm rằng các đối tác của Ukraine “có cùng lập trường chung” trong đường lối của họ đối với vấn đề quốc phòng của đất nước.
[Politico: Zelenskyy in Brussels to discuss security guarantees]
4. Tướng Syrskyi nói: Nga không thể phá vỡ các tuyến phòng thủ của Ukraine trong các cuộc tấn công đồng thời
Quân đội Nga đã tăng cường tấn công vào một số khu vực dọc tiền tuyến trong vài ngày qua, nhưng không thể đột phá qua tuyến phòng thủ của Ukraine, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào ngày 19 tháng 12.
Syrskyi mô tả tình hình chiến trường là “cực kỳ khó khăn”.
Tuyên bố của ông được đưa ra khi Nga tiếp tục tiến vào Donetsk trong nỗ lực xâm lược các thị trấn chính là Pokrovsk và Kurakhove. Bộ Tổng tham mưu Ukraine đã ghi nhận tổng cộng 250 cuộc đụng độ ở tiền tuyến trong ngày qua.
“Trong những trận chiến ác liệt, lực lượng phòng thủ Ukraine không cho phép lực lượng Nga xâm phạm phòng thủ và đạt được thành công trong hoạt động theo bất kỳ hướng nào”, Syrskyi cho biết sau cuộc điện đàm với Đô đốc Tony Radakin, nhà lãnh đạo Quân đội Anh.
Syrskyi cho biết, theo Radakin, Luân Đôn sẽ “tăng đáng kể” một số khía cạnh hỗ trợ cho Ukraine vào năm 2025.
Trong suốt năm 2024, Ukraine đã phải đối mặt với một tình huống đầy thách thức trong việc bảo vệ tiền tuyến. Ngoài Tỉnh Donetsk, Ukraine dự kiến lực lượng Nga sẽ tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn hơn ở các tỉnh Kherson và Zaporizhzhia.
Syrskyi cho biết vào ngày 17 tháng 12 rằng lực lượng Nga cũng đang tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ vào Tỉnh Kursk, điều động quân đội Bắc Hàn để giúp đẩy lùi quân đội Ukraine đang chiến đấu ở khu vực của Nga kể từ đầu tháng 8.
[Kyiv Independent: Russia fails to breach Ukraine's defense lines in simultaneous attacks, Syrskyi says]
5. Căn cứ không quân và tổng kho dầu của Nga bốc cháy sau cuộc tấn công chung của Ukraine
Theo báo cáo, máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine đã nhắm vào nhà máy lọc dầu lớn nhất miền Nam nước Nga và các phi trường gần đó vào tối Thứ Năm, 19 Tháng Mười Hai.
Video trên mạng xã hội cho thấy nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk ở khu vực Rostov bốc cháy vào đêm thứ năm, người dân địa phương báo cáo có nhiều vụ nổ xảy ra.
Nhà máy lọc dầu này đã trở thành mục tiêu tấn công vào tháng 7 mà Kyiv cho biết đã phá hủy 1,5 triệu tấn dầu và các sản phẩm nhiên liệu trị giá 540 triệu đô la.
Mặc dù không trực tiếp nhận trách nhiệm, Kyiv đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa bên trong nước Nga bằng các loại máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV sản xuất trong nước nhằm vào các cơ sở chế biến dầu mỏ vốn đóng vai trò thiết yếu trong nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Andriy Yusov, thuộc cơ quan tình báo HUR của Ukraine, cho biết vào ngày 6 tháng 12 rằng một phần ba cơ sở nhiên liệu của Nga đã bị tấn công hoặc hư hại trong các hoạt động quân sự của Ukraine.
Những nhà máy lọc dầu này ngày càng khó sửa chữa vì lệnh trừng phạt đã cản trở việc tiếp cận thiết bị nhập khẩu.
Novoshakhtinsk cùng với hai nhà máy khác là Tuapse và Ilyich đã tạm dừng hoặc giảm sản lượng trong những tháng gần đây, dẫn đến lượng nhiên liệu xuất khẩu giảm và doanh thu của các công ty cũng như ngân sách nhà nước cũng giảm, Reuters đưa tin vào tháng 11.
Chính quyền Nga mô tả các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa là hành động khủng bố nhưng hành động của Ukraine diễn ra trong bối cảnh Mạc Tư Khoa tiếp tục tấn công Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng trong mùa đông.
Theo các nhân chứng được kênh tin tức Astra của Nga Telegram trích dẫn, kênh này đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh nhà máy lọc dầu bốc cháy, người ta nghe thấy tiếng nổ gần khu vực Novoshakhtinsk ngay sau nửa đêm thứ Tư.
Quyền thống đốc Rostov Yuri Golubev đăng trên Telegram rằng hơn ba chục máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn đã tham gia vào cuộc tấn công trên không của Ukraine và các mảnh vỡ rơi xuống đã làm một người bị thương.
Kênh Mash Telegram cho biết máy bay điều khiển từ xa cũng bay về phía các phi trường ở Batasyk và Taganrog, cũng ở khu vực Rostov, mặc dù “hệ thống phòng không đang giải quyết chúng”.
“Lực lượng phòng không đã hoạt động trong khu vực trong giờ thứ ba và ít nhất chín mục tiêu đã bị phá hủy”, bài đăng cho biết thêm.
Vasily Golubev, Thống đốc khu vực Rostov của Nga, cho biết: “Khu vực Rostov phải đối mặt với một cuộc tấn công lớn của đối phương, chúng sử dụng hơn ba chục UAV và 3 hỏa tiễn.
“Lực lượng phòng không đã được điều động để bảo vệ Taganrog, Bataysk, Rostov, Shakhty, Kamensk, Millerovo và Novoshakhtinsk. Hầu hết các mục tiêu trên không đã bị vô hiệu hóa nhưng một đám cháy đã bùng phát tại nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk,” ông nói thêm.
Cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko cho biết trên X: “Đã có một số cuộc tấn công trước đó vào nhà máy lọc dầu này vào đầu năm nay. Kể từ đó, nó không còn hoạt động đầy đủ nữa”.
Một nhân chứng được kênh Astra Telegram trích dẫn cho biết: “Có một biển tiếng nổ... (và) tiếng hỏa tiễn bị bắn hạ.”
Vụ tấn công diễn ra sau vụ tấn công được cho là nhằm vào cơ sở công nghiệp Kamensky Combine ở khu vực Rostov. Andriy Kovalenko, nhà lãnh đạo trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, cho biết cơ sở này đã bị tấn công vào thứ Tư.
Điều này cho thấy Ukraine có khả năng sẽ tiếp tục tấn công vào các cơ sở đóng vai trò trung tâm trong cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
[Newsweek: Russian Air Bases, Oil Terminal in Flames After Combined Ukraine Attack]
6. Zelenskiy chỉ trích lời đe dọa của Putin về Oreshnik, gọi ông là ‘kẻ ngu ngốc’
Tại cuộc họp báo ở Brussels ngày 19 tháng 12, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã chỉ trích gay gắt lời đe dọa gần đây của Putin về việc sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, gọi tắt là IRBM Oreshnik mới nhằm vào Kyiv để thử nghiệm các hệ thống phòng không của phương Tây trong cái mà ông gọi là “cuộc đấu tay đôi công nghệ cao” với phương Tây.
Putin đã đề xuất “cuộc đấu công nghệ cao” trong cuộc họp báo thường niên của ông vào ngày 19 tháng 12. Ông đề xuất phóng một hỏa tiễn Oreshnik tại một địa điểm ở Kyiv trong khi thách thức phương Tây điều động hệ thống phòng không để đánh chặn nó, tuyên bố rằng hỏa tiễn này là bất khả chiến bại.
“Bạn có nghĩ đây là một người đủ tiêu chuẩn không? Họ chỉ là những tên côn đồ”, Zelenskiy nói khi bình luận về những lời đe dọa của Putin.
Sau đó, Zelenskiy đã công bố một đoạn video clip với lời gợi ý của Putin về một “cuộc đấu tay đôi” trên X, gọi ông là “kẻ ngu ngốc”.
“Mọi người đang chết, và ông ta nghĩ điều đó 'thú vị'. Thật ngu ngốc,” Zelenskiy viết.
Phát biểu của Putin được đưa ra sau lời đe dọa trước đó của ông về việc sử dụng hỏa tiễn Oreshnik để tấn công vào “các trung tâm ra quyết định” ở Kyiv.
Nga lần đầu tiên phóng hỏa tiễn Oreshnik vào thành phố Dnipro vào ngày 21 tháng 11. Cuộc tấn công diễn ra kèm theo chiến dịch tuyên truyền của Nga tuyên bố rằng cuộc tấn công được thực hiện để đáp trả quyết định của Hoa Kỳ và Anh dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine bên trong nước Nga và nhằm mục đích làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây đối với Kyiv.
Zelenskiy cũng bình luận về các cuộc đàm phán Istanbul năm 2022 giữa Ukraine và Nga cũng như đề xuất hòa bình của Putin khi đó, coi đó là trò lừa bịp.
“Ông ấy chỉ đơn giản đề nghị Ukraine đầu hàng, đóng băng xung đột, chuyển lòng trung thành sang Nga và từ bỏ nền độc lập của chúng tôi”, Zelenskiy nói.
“Người này gọi đây là một số loại thỏa thuận. Ông ta chỉ là một người mơ mộng già nua sống trong bể cá của riêng mình.”
Bản dự thảo thỏa thuận Istanbul đã được tờ The New York Times công bố đầy đủ vào tháng 6. Theo đó, cả hai bên đã đồng thanh loại Crimea của Ukraine khỏi hiệp ước, để lại Crimea dưới sự xâm lược của Nga mà không cần Ukraine công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea trong khi tình trạng của các vùng lãnh thổ khác bị Nga tạm chiếm của Ukraine sẽ được quyết định trong các cuộc đàm phán sau đó giữa tổng thống Zelenskiy và Putin.
Ukraine đề nghị từ bỏ tham vọng gia nhập NATO hoặc bất kỳ liên minh quân sự nào khác, nhưng hiệp ước cho phép Kyiv gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Nga cũng yêu cầu dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt, bãi bỏ luật của Kyiv liên quan đến ngôn ngữ và bản sắc dân tộc, và hạn chế Quân đội của Ukraine.
[Kyiv Independent: Zelensky blasts Putin’s Oreshnik threats, calling him ‘dumbass’]
7. Starmer của Anh kêu gọi Tổng thống đắc cử Donald Trump đứng về phía Ukraine
Thủ tướng Anh nói với Ông Donald Trump vào thứ Tư rằng các đồng minh phương Tây phải “đoàn kết” về vấn đề Ukraine.
Phát biểu qua điện thoại với tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ - trong cuộc gọi thứ hai kể từ chiến thắng vang dội của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào tháng 11 - Thủ tướng Keir Starmer “nhắc lại sự cần thiết của các đồng minh trong việc sát cánh cùng Ukraine trước sự xâm lược của Nga và bảo đảm Ukraine ở vị thế mạnh nhất có thể”, theo bản ghi cuộc gọi của Anh.
Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ tìm kiếm một thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine khi ông nhậm chức vào tháng tới, và đã công khai chỉ trích chính sách đồng thuận của phương Tây về cuộc xung đột này — bao gồm cả việc bật đèn xanh cho hỏa tiễn phương Tây vào lãnh thổ Nga.
Vương quốc Anh từ lâu đã là nước ủng hộ trung thành của Ukraine. Starmer là một trong những người vận động chính quyền Tổng thống Biden cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn do Anh sản xuất bên trong biên giới Nga.
“Tổng thống đắc cử Donald Trump và Starmer đã nói về “tham vọng chung của họ nhằm củng cố mối quan hệ chặt chẽ và lịch sử giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ”.
Starmer bắt đầu bằng lời chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump về “những bổ nhiệm gần đây của ông vào nhóm.” Tổng thống đắc cử đáp lại bằng cách “nồng nhiệt kể lại” cuộc gặp của ông với Hoàng tử xứ Wales, Hoàng tử William, tại Paris vào đầu tháng này, No.10 cho biết.
Ông Donald Trump dự kiến sẽ tìm kiếm một thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine khi ông nhậm chức vào tháng tới và đã công khai chỉ trích chính sách đồng thuận của phương Tây về cuộc xung đột này. | Andrew Harnik/Getty Images
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Sun hôm thứ Ba, Starmer cho biết ông hy vọng sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán với chính quyền mới của Hoa Kỳ về một thỏa thuận thương mại — sau khi Tổng thống đương nhiệm Tổng thống Joe Biden đã tạm dừng các cuộc đàm phán cách đây hai năm.
Trong lời kêu gọi, các nhà lãnh đạo cho biết họ mong muốn được gặp nhau “vào thời điểm sớm nhất”.
Tờ báo của Anh đưa tin hôm thứ Tư rằng Starmer có thể đến thăm Hoa Kỳ sớm nhất là vào tháng 2.
Hai người đàn ông gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 9 trong một bữa tối kéo dài hai giờ ở New York, khi Starmer và đảng của ông theo đuổi một cuộc tấn công quyến rũ với tổng thống đắc cử và các đồng minh của ông trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
Cuộc gọi của Starmer với Tổng thống đắc cử Donald Trump diễn ra trong bối cảnh đối thủ chính trị chủ chốt, Nigel Farage, đã nói về tình bạn của ông với Tổng thống đắc cử Donald Trump và ứng cử viên hiệu quả của chính phủ Elon Musk, người đã nhiều lần hạ thấp Starmer và có thái độ nồng nhiệt đối với đảng Cải cách Vương quốc Anh cánh hữu của Farage.
[Politico: Britain’s Starmer tells Trump to stand with Ukraine]
8. Báo cáo về vụ cháy tại nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk ở tỉnh Rostov của Nga trong bối cảnh có cáo buộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa
Vasily Golubev, Thống đốc khu vực Rostov của Nga, cho biết, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk ở tỉnh Rostov, Nga vào sáng sớm ngày 19 tháng 12 sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn.
Tiếng nổ ban đầu vang lên gần nhà máy lọc dầu ngay sau nửa đêm, kênh tin tức Telegram của Nga Astra đưa tin, trích dẫn lời nhân chứng. Kênh này cũng đăng tải đoạn video ghi lại cảnh khu vực này bốc cháy.
Ông cho biết rằng một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà máy lọc dầu sau một cuộc tấn công trên không quy mô lớn của Ukraine, được cho là sử dụng “hơn ba chục” máy bay điều khiển từ xa cũng như ba hỏa tiễn.
Ông cho biết thêm rằng lính cứu hỏa hiện đang có mặt tại hiện trường để cố gắng dập tắt đám cháy lớn.
Ngay trước khi các báo cáo về cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk bắt đầu lan truyền, Slyusar tuyên bố rằng hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ bảy máy bay điều khiển từ xa trên khu vực này.
Vụ tấn công được báo cáo xảy ra sau vụ tấn công được cho là nhằm vào Kamensky Combine, một cơ sở công nghiệp khác của Nga tại Rostov. Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, cho biết nhà máy lọc dầu này đã bị tấn công vào ngày 18 tháng 12.
Kamensky Combine là một trong những nhà máy hóa chất lớn nhất ở Nga. Cơ sở này sản xuất nhiên liệu hỏa tiễn, bao gồm nhiên liệu cho hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, Kovalenko cho biết.
Ukraine trước đây đã tấn công vào nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk bằng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa. Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine tuyên bố rằng một cuộc tấn công vào tháng 7 vào nhà máy lọc dầu đã phá hủy 1,5 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu trị giá 540 triệu đô la.
Nhà máy lọc dầu đã đóng cửa một phần sau vụ tấn công vào tháng 3.
Lực lượng Ukraine thường xuyên nhắm vào các kho dầu của Nga ngoài các cuộc tấn công vào các nhà máy vũ khí và phi trường quân sự. Xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là động lực chính của nền kinh tế Nga và là nguồn thu nhập chính cho cỗ máy chiến tranh của Điện Cẩm Linh.
[Kyiv Independent: Fire reported at Novoshakhtinsk oil refinery in Russia's Rostov Oblast amid alleged drone strike]
9. Liên Hiệp Âu Châu: Không có thỏa thuận hòa bình nào nếu không có sự đồng ý của Ukraine
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Mười Hai, các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu tái khẳng định rằng không có quyết định nào liên quan đến tương lai của Ukraine có thể được đưa ra mà không có sự tham gia trực tiếp của nước này. Tuyên bố được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh tại Brussels với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nhấn mạnh sự đoàn kết với quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.
Trong bối cảnh Ukraine đang phải đối mặt với những thách thức liên tục về quân sự và cơ sở hạ tầng, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã nhấn mạnh cam kết củng cố vị thế của Ukraine trước bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng nào.
Cuộc họp diễn ra khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump chuẩn bị nhậm chức vào tháng Giêng, làm dấy lên mối lo ngại về kế hoạch chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến ở Ukraine của ông. Sự ngưỡng mộ trước đây của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với Putin đã làm dấy lên mối lo ngại trên khắp Âu Châu về một giải pháp tiềm năng có thể khiến Ukraine suy yếu.
Ukraine đã phải chịu đựng hơn 1.000 ngày xung đột với Nga, nước này liên tục tiến về phía tây, gây ra thiệt hại đáng kể cho mạng lưới năng lượng của đất nước và làm căng thẳng khả năng quân sự của nước này. Liên Hiệp Âu Châu đã cung cấp hơn 187 tỷ đô la viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine, nhưng sự hỗ trợ quân sự của họ không đáng kể so với những gì Hoa Kỳ cung cấp.
Các nhà lãnh đạo Âu Châu đang cảnh giác về việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc có thể có ý nghĩa gì đối với Ukraine. Các quyết định chính sách đối ngoại trước đây của ông, chẳng hạn như thỏa thuận năm 2020 với Taliban, đã để lại những nghi ngờ dai dẳng về đường lối của ông đối với các cuộc xung đột toàn cầu. Ngoài ra, bất kỳ giai đoạn bất ổn tạm thời nào cũng có thể tạo cơ hội cho Nga tập hợp lại và leo thang xung đột.
Tin đồn về các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra vào đầu năm 2025 đã làm dấy lên đồn đoán về khả năng điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu thận trọng không tiết lộ chiến lược của họ một cách công khai, nhấn mạnh nhu cầu trao quyền cho Ukraine để đàm phán.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ lâu dài, đặc biệt là về phòng không, pháo binh và đạn dược.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng: “Chỉ có Hoa Kỳ và Âu Châu cùng nhau mới có thể ngăn chặn Putin và cứu Ukraine. Rất khó để hỗ trợ Ukraine nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.”
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: “Nguyên tắc luôn là: không có quyết định nào nằm trên đầu người dân Ukraine, và tất nhiên điều đó có nghĩa là nằm trên đầu các quốc gia Âu Châu.”
Thủ tướng Luxembourg Luc Frieden nhận xét rằng: “Mọi bước đi cần phải được thực hiện với Ukraine và với sự hiện diện của Liên minh Âu Châu.”
Thủ tướng Hòa Lan Dick Schoof tuyên bố: Khẳng định rằng Ukraine phải là quốc gia “quyết định các điều kiện có thể diễn ra đàm phán. Và chúng tôi không có thẩm quyền nói về điều đó. Hiện tại, Ukraine vẫn chưa cho biết họ đã sẵn sàng làm như vậy”.
Trọng tâm của Liên Hiệp Âu Châu vẫn là củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine và bảo đảm sự liên kết với chính quyền Hoa Kỳ sắp tới. Mặc dù con đường phía trước vẫn chưa chắc chắn, các nhà lãnh đạo Âu Châu vẫn tiếp tục chuẩn bị cho các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng, bảo đảm lợi ích của Ukraine được ưu tiên trong bất kỳ nghị quyết nào.
[Newsweek: No Peace Deals Without Ukraine's Agreement: EU]
10. Umerov cho biết Ukraine đã chuyển giao 200.000 máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước cho các đơn vị tiền tuyến trong tháng 12
Hôm Thứ Tư, 18 Tháng Mười Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết tính đến thời điểm hiện tại, Ukraine đã chuyển giao hơn 200.000 máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước cho các đơn vị tiền tuyến.
Umerov cho biết: “Cùng với các thiết bị từ các đối tác của chúng tôi, ngày càng có nhiều vũ khí do Ukraine sản xuất được đưa vào sử dụng ở tiền tuyến — một nỗ lực chung của lực lượng phòng vệ và nhà sản xuất”.
Máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước giúp Kyiv thu hẹp khoảng cách về đạn dược khi họ đối mặt với lực lượng Nga có nhiều đạn pháo hơn trên chiến trường.
Ukraine cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn tầm xa như một phần trong kế hoạch phục hồi của đất nước.
Zelenskiy trước đó cho biết Ukraine đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 30.000 máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào năm 2025, được sử dụng để tấn công các tàu chiến, căn cứ hải quân, nhà máy lọc dầu và phi trường của Nga bên trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm và sâu trong lãnh thổ của đối phương.
Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa được thành lập vào tháng 9 nhằm cải thiện công tác sử dụng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, thành lập các đơn vị chuyên trách về máy bay điều khiển từ xa và cải thiện sản xuất, đào tạo và đổi mới các phương tiện điều khiển từ xa.
Nhiều loại máy bay điều khiển từ xa trên không, trên biển và trên bộ đã được phát triển và thường được sử dụng thành công cho nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu và các nhiệm vụ khác trên toàn diện với Nga.
Quân đội Ukraine đã chứng tỏ mình là người tiên phong trong công nghệ máy bay điều khiển từ xa, sử dụng những cách thức sáng tạo để làm suy yếu lợi thế về vật chất và số lượng của Nga.
Máy bay điều khiển từ xa đã được sử dụng để đâm vào trực thăng của Nga hoặc thả kim loại nóng chảy xuống các vị trí trên mặt đất, trong khi thuyền điều khiển từ xa của hải quân là thành phần chủ chốt trong việc đảo ngược sự thống trị của Nga ở Hắc Hải.
Đổi lại, Nga cũng đã điều động rộng rãi năng lực máy bay điều khiển từ xa trong cuộc xâm lược toàn diện, cả trên chiến trường và để tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine delivered 200,000 domestically-produced drones to front-line units so far in December, Umerov says]
Tin Vui: 16 nữ tu được tuyên thánh. Nhà trừ tà: Những ai có con mắt thứ ba huyền bí là phước hay họa
VietCatholic Media
18:23 20/12/2024
1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố các vị tử đạo người Pháp ở Compiègne là thánh thông qua việc phong thánh tương đương
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức tuyên bố 16 nữ tu dòng Cát Minh nhặt phép ở Compiègne, bị hành quyết trong thời kỳ Khủng bố của Cách mạng Pháp, là những vị thánh thông qua thủ tục hiếm hoi là “phong thánh tương đương”.
Mẹ Teresa thành Saint Augustinô và 15 người bạn đồng hành của mẹ, những người bị chém đầu tại Paris khi họ đang hát thánh ca ngợi khen, có thể ngay lập tức được tôn kính trên toàn thế giới như những vị thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
Việc phong thánh “tương đương” từ chuyên môn gọi là “equipollent”, được Vatican công bố vào hôm Thứ Tư, 18 Tháng Mười Hai, nhằm ghi nhận lòng tôn kính lâu đời đối với các vị tử đạo dòng Cát Minh, những người đã chịu chết với đức tin không lay chuyển vào ngày 17 tháng 7 năm 1794.
Hành động dũng cảm và đức tin cuối cùng của họ đã truyền cảm hứng cho vở opera nổi tiếng năm 1957 của Francis Poulenc có tên “Đối thoại của các tu sĩ dòng Cát Minh”, dựa trên cuốn sách cùng tên của tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận Công Giáo nổi tiếng Georges Bernanos.
Giống như quá trình phong thánh thông thường, phong thánh tương đương là lời cầu khẩn xin Chúa ban cho Đức Giáo Hoàng ơn bất khả ngộ khi tuyên bố rằng một người đang được vinh phúc là thánh trên thiên đàng. Tuy nhiên, khác với quá trình phong thánh chính thức, phong thánh tương đương không đòi hỏi một phép lạ nhờ lời cầu bầu của vị thánh, không có lễ tuyên thánh, chỉ có việc công bố một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng.
Sự tôn kính lâu dài đối với vị thánh và nhân đức anh hùng đã được chứng minh vẫn là điều cần thiết, và mặc dù không cần phép lạ hiện đại nào, danh tiếng của những phép lạ xảy ra trước hoặc sau khi vị thánh qua đời cũng được tính đến sau khi bộ phận lịch sử của Thánh bộ Phong thánh Vatican thực hiện một nghiên cứu.
Mặc dù quá trình này rất hiếm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên thánh cho nhiều người khác thông qua việc phong thánh tương đương, chẳng hạn như Thánh Peter Faber và Thánh Margaret xứ Costello. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 cũng đã tuyên thánh tương đương cho Thánh Hildegard xứ Bingen và Đức Giáo Hoàng Pius XI đã tuyên thánh tương đương cho Thánh Albert Cả.
Những vị tử đạo ở Compiègne là ai?
Các vị tử đạo, gồm 11 nữ tu, ba nữ tu giáo dân và hai tập sinh, đã bị bắt trong thời kỳ đàn áp dữ dội chống Công Giáo. Hiến pháp Dân sự của Giáo sĩ trong Cách mạng Pháp đã cấm đời sống tôn giáo, và các tu sĩ dòng Carmelô ở Compiègne đã bị trục xuất khỏi tu viện của họ vào năm 1792.
Mặc dù bị buộc phải ẩn náu, các chị em vẫn bí mật duy trì cuộc sống cộng đoàn cầu nguyện và sám hối. Theo gợi ý của Mẹ Teresa, tu viện trưởng của Dòng Camelô nhặt phép của Thánh Augustinô, các chị em đã lập thêm một lời khấn: hiến dâng cuộc sống của mình để đổi lấy việc chấm dứt Cách mạng Pháp và phục hồi Giáo Hội Công Giáo tại Pháp.
Vào ngày bị hành quyết, các chị em bị đưa đi khắp các đường phố Paris trên những chiếc xe ngựa không mui, chịu đựng những lời lăng mạ từ đám đông tụ tập. Không nao núng, họ hát Miserere, Salve Regina và Veni Creator Spiritus khi họ tiến đến đoạn đầu đài.
Trước khi chết, mỗi chị em đều quỳ xuống trước nữ tu viện trưởng của mình, người đã cho phép họ được chết. Nữ tu viện trưởng là người cuối cùng bị hành quyết, bài thánh ca của bà vẫn tiếp tục cho đến khi lưỡi kiếm rơi xuống.
Trong vài ngày tiếp theo, chính Maximilien Robespierre đã bị hành quyết, chấm dứt thời kỳ Khủng bố đẫm máu.
Thi thể của 16 vị tử đạo được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể tại Nghĩa trang Picpus, nơi có một bia mộ tưởng niệm sự tử đạo của họ. Được phong chân phước vào năm 1906 bởi Giáo hoàng Pius X, câu chuyện của họ kể từ đó đã truyền cảm hứng cho sách, phim và vở opera.
Ngày lễ các Thánh tử đạo Compiègne sẽ được giữ nguyên vào ngày 17 tháng 7, để tưởng nhớ ngày họ tử đạo.
Các án tuyên thánh khác được công nhận
Ngoài việc phong thánh tương đương, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã phê chuẩn các sắc lệnh thúc đẩy các án phong thánh khác, bao gồm việc phong chân phước cho hai vị tử đạo thế kỷ 20: Tổng giám mục Eduardo Profittlich, người đã chết dưới sự đàn áp của cộng sản, và Cha Elia Comini, một nạn nhân của chủ nghĩa phát xít Đức.
Profittlich, một tu sĩ dòng Tên và tổng giám mục người Đức, đã chết trong nhà tù Liên Xô vào năm 1942 sau khi chịu tra tấn vì từ chối từ bỏ đàn chiên của mình ở Estonia do Liên Xô xâm lược.
Comini, một linh mục dòng Salêdiêng, đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào năm 1944 vì giúp đỡ dân làng và hỗ trợ tinh thần trong các cuộc thảm sát ở miền bắc nước Ý.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng công nhận các nhân đức anh hùng của ba Tôi tớ Chúa: Tổng giám mục Hung Gia Lợi Áron Márton, hay 1896-1980, linh mục người Ý Cha Giuseppe Maria Leone, hay 1829-1902, và giáo dân người Pháp Pietro Goursat, hay 1914-1991, người sáng lập Cộng đồng Emmanuel.
Márton, một giám mục chống lại cả sự áp bức của Đức Quốc xã và cộng sản ở Rumani, đã bảo vệ quyền tự do tôn giáo và giúp đỡ những người bị đàn áp trước khi bị Cộng sản kết án tù chung thân và lao động cưỡng bức vào năm 1951. Sau đó, ông được thả và qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1980.
Leone, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Ý, đã dành cả cuộc đời để rao giảng, hướng dẫn tâm linh và giúp đỡ các cộng đồng bị tàn phá bởi dịch bệnh. Nổi tiếng là một người giải tội và hướng dẫn tâm linh, ông đã giúp đổi mới đời sống tôn giáo và truyền cảm hứng cho các tín hữu giáo dân ở Ý sau khi thống nhất.
Giáo dân người Pháp Pietro Goursat đã thành lập Cộng đồng Emmanuel, một phong trào thúc đẩy cầu nguyện và truyền giáo, đặc biệt là trong giới trẻ bị thiệt thòi. Bất chấp những khó khăn cá nhân, ông đã biến Đền Thánh Tâm ở Paray-le-Monial thành một trung tâm tâm linh và sống những năm cuối đời trong sự tận tụy lặng lẽ.
Với sắc lệnh này, ba Tôi tớ Chúa hiện có danh hiệu “Đấng đáng kính” trong Giáo Hội Công Giáo.
Source:Catholic News Agency
2. Nhật ký trừ tà số 322: Con mắt thứ ba huyền bí hay ân sủng thiêng liêng?
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #322: Occult Third Eye or Divine Charism?”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 322: Con mắt thứ ba huyền bí hay ân sủng thiêng liêng?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Gần đây tôi nhận được câu hỏi này từ một độc giả và đã được phép sử dụng trên mạng xã hội.
Nữ độc giả viết: Nhiều năm trước khi con làm liệu pháp mát-xa, con thường chạm vào chân mọi người và con có thể thấy ma quỷ rời khỏi cơ thể họ. Con đã làm việc trong thế giới New Age hay Thời Đại Mới và thậm chí còn làm nhà ngoại cảm vào thời điểm đó. Con đã từ bỏ mọi thứ cách đây vài năm và quay trở lại với đức tin Công Giáo. Con biết mình vẫn còn những khả năng này và con cảm thấy được kêu gọi quay trở lại với công việc chữa lành với mọi người. Con muốn làm công việc này ngay bây giờ với sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Thánh Thần.
Thưa anh chị em,
Người phụ nữ này tin rằng bà có một đặc sủng chữa lành với những “khả năng” đặc biệt từ Chúa và cảm thấy được kêu gọi sử dụng chúng để giúp đỡ mọi người. Bà nói rằng bà sẽ làm điều đó với sự hướng dẫn của “Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Thánh Thần”. Ý tưởng hay đấy chứ? Chắc chắn là ý định của bà là tốt, là điều mà người ta nên hoan nghênh. Tuy nhiên, nhiều điều xấu xa đã được thực hiện trên thế giới này với những người có ý định làm điều tốt, chẳng hạn như cái gọi là “phù thủy tốt”. Tuy nhiên, tôi muốn nói với anh chị em rằng bất kể ý định của một người là gì không có phép thuật nào là cả.
Trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng, điều này đã được truyền đạt cho cô ấy. Một số người thực sự có một đặc ân chữa lành từ Chúa bao gồm nhìn thấy quỷ dữ và hỗ trợ đuổi chúng ra, mặc dù điều này tương đối hiếm. Tuy nhiên, người phụ nữ này có một lịch sử đáng kể về các hoạt động tâm linh của New Age bao gồm cả việc làm nhà ngoại cảm! Một số người thực hành huyền bí có “khả năng” đặc biệt nhưng chúng đến từ quỷ dữ và việc mở con mắt thứ ba huyền bí của họ.
Trong trường hợp của người này, sẽ là khôn ngoan khi cho rằng “năng lực” của cô ấy đến từ thế giới đen tối chứ không phải từ Chúa. Có thể mất 3-4 năm sống Công Giáo vững chắc, bao gồm cả việc xưng tội và cầu nguyện giải thoát thường xuyên, trước khi những tác động ma quỷ của nhiều năm thực hành huyền bí được “xóa bỏ”. Điều này bao gồm việc đóng lại con mắt thứ ba huyền bí. Tôi đã khuyên cô ấy nên tham gia vào các buổi cầu nguyện giải thoát liên tục và tiếp tục sống đời sống bí tích một cách tích cực. Nếu cô ấy tham gia vào một mục vụ chữa lành quá sớm, có chủ ý hay không, bằng cách sử dụng con mắt thứ ba huyền bí, cô ấy có khả năng sẽ trở thành một kênh cho sự lừa dối và gây hại về mặt tâm linh.
Mọi người đánh giá thấp cái ác do thực hành ma thuật gây ra. Tác hại là gì? Đó là sự vi phạm Điều răn thứ nhất chống lại Chúa, và sự tàn phá về mặt tinh thần của nó không nên bị đánh giá thấp. Một nguyên tắc thần học được đức tin Công Giáo hiểu rõ nói với chúng ta rằng: Trong khi một lời thú tội đúng đắn thực sự xóa bỏ tội lỗi, thì những tác động xấu xa của những tội lỗi như vậy thường không bị xóa bỏ ngay lập tức và hoàn toàn.
Source:Catholic Exorcism
3. Các Thượng phụ Thánh Địa kêu gọi ngừng bắn trên khắp Trung Đông vào dịp Giáng Sinh
Trong thông điệp Giáng Sinh năm nay, các nhà lãnh đạo giáo hội và thượng phụ Giêrusalem đã bày tỏ lòng biết ơn về lệnh ngừng bắn gần đây giữa Israel và Li Băng và kêu gọi mở rộng lệnh ngừng bắn trên khắp khu vực.
Trong thông điệp Giáng Sinh năm 2024 của họ, được công bố vào ngày 13 tháng 12, các thượng phụ và người đứng đầu các giáo hội ở Giêrusalem đã cảm ơn Thiên Chúa “vì lệnh ngừng bắn gần đây giữa hai bên tham chiến trong khu vực của chúng tôi và chúng tôi kêu gọi mở rộng lệnh ngừng bắn sang Gaza và nhiều nơi khác, chấm dứt các cuộc chiến đã tàn phá khu vực của chúng tôi trên thế giới”.
Vào ngày 27 tháng 11, Israel và Li Băng đã ký một thỏa thuận ngừng bắn cùng với một số quốc gia trung gian khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, sau khi xung đột giữa lực lượng Israel và Hezbollah nổ ra vào tháng 10 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về cuộc chiến ở Gaza.
Tuy nhiên, các cuộc không kích đang diễn ra ở một số khu vực đã đặt ra câu hỏi về tính ổn định của lệnh ngừng bắn, vì cả hai bên đều cáo buộc nhau vi phạm nhiều lần và những người hòa giải cố gắng duy trì thỏa thuận mong manh này.
Trong khi đó, cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza, bùng phát sau cuộc tấn công bất ngờ vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 của các chiến binh Hamas, đã khiến hơn 45,000 người Palestine thiệt mạng, theo các quan chức y tế.
Với số người chết tiếp tục tăng trong bối cảnh giao tranh vẫn tiếp diễn và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng, các bên trung gian như Qatar, Ai Cập và Hoa Kỳ đã tăng cường nỗ lực làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Israel đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc tấn công cho đến khi tất cả các con tin bị bắt cóc trong cuộc tấn công vào tháng 10 năm 2023, khiến 1,200 người thiệt mạng và hơn 250 người khác bị bắt cóc, được thả và Hamas hoàn toàn bị lật đổ khỏi quyền lực.
Các quan chức y tế Palestine cho biết số người chết ở Gaza hiện đã lên tới 45,028, phần lớn là dân thường và khoảng 106,962 người đã bị thương kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào mùa thu năm ngoái.
Tuy nhiên, các quan chức cho biết số thương vong thực tế có thể cao hơn, vì nhiều người có thể vẫn bị chôn vùi dưới đống đổ nát ở những khu vực mà lực lượng y tế vẫn chưa thể tiếp cận.
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, các nhà lãnh đạo giáo hội Thánh Địa tập trung vào ánh sáng được mang đến cho thế giới thông qua sự ra đời của Chúa Giêsu, nói rằng Chúa Giêsu là “Ánh sáng đích thực chiếu rọi trong bóng tối”.
Họ đã lên tiếng cam kết tiếp tục rao giảng thông điệp này cho người dân của họ “giữa những ngày đen tối của xung đột và bất ổn liên tục trong khu vực của chúng tôi”.
“Trong sự ra đời của Chúa Kitô, ánh sáng cứu rỗi của Chúa lần đầu tiên đến với thế giới, soi sáng cho tất cả những ai tiếp nhận Người, cả lúc đó và bây giờ, và ban cho họ ‘hết ân sủng này đến ân sủng khác’ để chiến thắng các thế lực đen tối của cái ác không ngừng âm mưu hủy diệt tạo vật của Chúa”, họ nói.
Họ nói rằng ánh sáng của Chúa Kitô này lần đầu tiên chiếu rọi trên tổ tiên tâm linh của họ, “những người đã tiếp nhận thông điệp cứu rỗi khi sống ‘trong vùng và bóng tối của sự chết.’”
“Chịu đựng nhiều gian khổ, họ tiếp tục truyền bá ánh sáng thánh thiện của sự phục sinh của Chúa Kitô, trở thành nhân chứng của Người tại Giêrusalem, khắp Thánh Địa và đến tận cùng trái đất”, họ nói.
Con đường ánh sáng và cứu chuộc này, các nhà lãnh đạo giáo hội cho biết, không phải là di tích của quá khứ, mà đúng hơn, nó “dẫn chúng ta quay lại thời đại của mình, khi chiến tranh vẫn hoành hành và hàng triệu người vô danh trong khu vực của chúng tôi và trên toàn cầu tiếp tục phải chịu đau khổ đau đớn”.
“Bề ngoài, có vẻ như không có gì thay đổi. Nhưng bên trong, sự ra đời thánh thiện của Chúa Giêsu Ki-tô đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng tâm linh tiếp tục biến đổi vô số trái tim và khối óc hướng đến con đường công lý, lòng thương xót và hòa bình”, họ cho biết.
Đối với những gia đình đã chọn ở lại Thánh Địa mặc dù chiến tranh đang diễn ra và đối với những người đã gia nhập cộng đồng mặc dù bạo lực, các nhà lãnh đạo giáo hội trong khu vực cho biết đối với họ, được ở đó là một vinh dự.
“Chúng tôi có đặc ân được tiếp tục làm chứng về ánh sáng thiêng liêng của Chúa Kitô tại chính những nơi Người sinh ra, phục vụ và hiến dâng chính mình vì chúng ta, chiến thắng từ nấm mồ để đến một cuộc sống phục sinh mới”, họ cho biết.
Họ cho biết họ gửi thông điệp này bằng cách thờ phượng Chúa tại các địa điểm linh thiêng và chào đón những người hành hương, quá khứ và hiện tại, và bằng cách công bố Tin Mừng cho tất cả những người họ gặp, đồng thời thực hiện các công việc từ thiện và bác ái, và ủng hộ “tự do cho những người bị giam cầm và trả tự do cho các tù nhân”.
Ngoài việc kêu gọi ngừng bắn khu vực vào dịp Giáng Sinh, các nhà lãnh đạo giáo hội cũng yêu cầu “trả tự do cho tất cả các tù nhân và người bị giam cầm, trả lại những người vô gia cư và người di dời, điều trị cho người bệnh và người bị thương, cứu trợ những người đói khát, khôi phục lại các tài sản bị tịch thu hoặc đe dọa một cách bất công, và xây dựng lại tất cả các công trình dân sự công cộng và tư nhân đã bị hư hại hoặc phá hủy.”
Họ kêu gọi các Ki-tô hữu và tất cả những người có thiện chí, trong suốt mùa Giáng Sinh và sau đó, hãy cùng họ cầu nguyện và làm việc “hướng tới sứ mệnh cao cả này, cả ở quê hương của Chúa Kitô và bất cứ nơi nào có xung đột và đấu tranh.”
“Vì khi cùng nhau làm như vậy, chúng ta thực sự sẽ tôn vinh Hoàng tử của Hòa bình, người đã sinh ra một cách khiêm nhường trong một chuồng ngựa ở Bêlem hơn hai thiên niên kỷ trước,” họ nói.