Phụng Vụ - Mục Vụ
Một sứ điệp được ban trên một dòng sông
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:43 11/01/2025
MỘT SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Đó là SỨ ĐIỆP VỀ ƠN HIỆP THÔNG TRONG BÍ TÍCH RỬA TỘI. Và con sông ấy chính là sông của đức tin, sông của tình yêu nguồn khởi đi từ Thiên Chúa, sông của ơn cứu độ, sông chảy dọc quê hương Dothái, đồng thời cũng là dòng sông chảy dọc lịch sử bất chấp Cựu hay Tân ước: sông Giodan.
Sứ điệp trên dòng sông còn cho ta những hiểu biết về một giá trị cao cả: hiệp thông để được sống. Đó không là một sứ điệp thông thường do Đức Thánh Cha ban hành. Nhưng chính Chúa Giêsu trực tiếp ban hành bằng hành động nơi chính bản thân mình, khi nhận phép rửa của thánh Gioan trên dòng sông Giodan, đó là ơn hiệp thông hoàn hảo: Hiệp thông với con người và hiệp thông với Thiên Chúa. Qua bài Tin Mừng hôm nay, ta biết điều đó.
Hiểu rằng hiệp thông để được sống, ta nhận ra bí tích rửa tội là cả một kho tàng được làm quà tặng quý giá, Chúa Kitô để lại cho Hội Thánh, và Hội Thánh tiếp tục tặng ban cho từng người.
1. HIỆP THÔNG VỚI CON NGƯỜI.
Phép rửa của thánh Gioan là phép rửa “tẩy giả”, nghĩa là phép rửa mời gọi mọi người sám hối, và bất cứ ai tỏ lòng sám hối, đều có thể cùng đến để nhận phép rửa từ tay thánh Gioan.
Chúa Kitô không là tội nhân, không là người cần đến phép rửa của thánh Gioan. Còn hơn thế, vì nếu phép rửa của thánh Gioan chỉ mới “tẩy giả”, thì chính Chúa mới thật là Đấng sáng lập bí tích rửa tội để tha tội thật, để bất cứ ai lãnh nhận bí tích ấy, đều có được mọi quyền lợi của một Kitô hữu.
Chưa hết, chính thánh Gioan từng khẳng định vai trò quan trọng của Chúa Kitô: “Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa”.
Cao trọng là thế, Chúa vẫn hạ mình xuống. Trên bờ sông Giodan, Chúa vẫn xếp hàng cùng dân tộc của mình. Bằng cách ấy, Chúa tự mình đứng chung hàng với tội nhân, để rồi tiếp tục chấp nhận dìm mình xuống cùng một dòng nước với họ. Chúa trở nên khiêm hạ và mất hút trong đám đông.
Có ai ngờ Đấng vô tội lại tỏ lòng sám hối; Đấng xóa tội trần gian lại cúi mình trước một con người để xin phép rửa; Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần lại xin được chịu phép rửa sám hối trong nước; Đấng có quyền tha thứ lại thực hiện hành vi của người cần được tha thứ.
Qua tất cả những hành vi đó, Chúa dạy ta bài học của sự hiệp thông. Chính trong phép rửa, Thiên Chúa nghiêng mình xuống để hiệp thông với con người. Còn hơn như vậy, Chúa hiệp thông hoàn toàn với kẻ tội lỗi. Chúa trở thành một người anh em giữa mọi người.
Bởi thế, phép rửa mà ta lãnh nhận hôm nay cũng sẽ làm cho ta hiệp thông với anh em mình, với những người chia sẻ cùng một đức tin, làm thành Hội Thánh, thân mình của Chúa Kitô.
2. HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA.
Nhưng sứ điệp hiệp thông chưa dừng ở đó. Nó còn cho biết một danh dự vô cùng, danh dự cả thể mà Thiên Chúa ban tặng loài người: Họ được sống trong sự sống của Thiên Chúa. Đây mới là ơn hiệp thông hoàn hảo mà bí tích rửa tội mang lại cho ta.
Hiệp thông với Thiên Chúa đến nỗi được sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa, để như Chúa Kitô, được làm con Thiên Chúa, cùng thừa hưởng gia nghiệp nơi chính Người Con. Nghĩa là con người phải nhờ Chúa Kitô mới có được giá trị lớn lao.
Chúa Kitô đã mạc khải điều đó sau khi bước lên từ dòng nước Giodan: Một cảnh tượng huy hoàng chưa từng có, một khoảnh khắc vinh hiển đã làm cho Chúa Kitô, một con người tưởng như tầm thường ấy, lại quá sức rực rỡ và diệu kỳ: “Trời mở ra, Thánh Thần Chúa dưới hình chim bồ câu, ngự xuống trên Người. Lại có tiếng từ trời phán rằng: ‘Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con’”.
Chính trong phép rửa, Chúa Giêsu hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là sự hiệp thông Ba Ngôi, một sự hiệp thông hoàn hảo mà Thiên Chúa dành cho những ai thuộc về Ngài. Hoàn hảo cho đến mức, từ nay, người lãnh nhận, được Chúa thông ban chính sự sống của Ngài.
Đó là sự sống đã được trao ban cho Chúa Kitô từ nơi Chúa Cha nhờ Chúa thánh Thần. Và Chúa Kitô, một khi lập bí tích rửa tội theo ý Thiên Chúa, thông ban chính sự sống ấy cho chúng ta. Vì lẽ đó, thánh Phaolô không ngần ngại nói rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.
Ai thuộc về Thiên Chúa, người đó có Chúa Kitô, đúng như danh xưng mà họ được diễm phúc khoát vào: “Kitô hữu”. Và bất cứ ai được chìm trong sự sống của Chúa Kitô, được mang lấy Chúa Kitô trong tâm hồn, người đó sống trong sự sống của Thiên Chúa, sự sống mà chính Chúa Kitô sống.
Nói như thế hơi khó hiểu. Ta có thể hiểu một cách nôm na thế này: Nếu một ngày nào ta phải sống xa người mẹ của mình. Sự xa cách ấy làm ta da diết nhớ. Hình ảnh người mẹ nơi quê nhà cứ hiện rõ mồn một trong từng nếp nghĩ, từng lời nói, từng sinh hoạt hàng ngày của ta… Càng nhớ bao nhiêu, ta càng sống theo ý muốn, theo lời răn dạy, ngay cả những gì mà bà đã từng làm, đã từng nói... bấy nhiêu.
Cũng có lúc, những hành động của ta, vì sự thương mến ấy, hình như rập khuôn theo những hành động mà bà đã từng thực hiện. Có thể nói, dù xa mẹ nhưng người mẹ ấy vẫn sống trong sự sống của ta, và ta cũng chìm vào trong tất cả nếp sống của bà.
Chỉ là cách hiểu nôm na, nhưng một ví dụ như thế có thể giúp ta áp dụng để sống Lời Chúa trong cuộc sống của mình: Chỉ có một cách duy nhất giúp ta sống bí tích rửa tội để được hiệp thông với Thiên Chúa là mang lấy tâm tư của Chúa Kitô.
Nghĩa là mỗi người hãy yêu mến Chúa Kitô nhiều hơn nữa, để nhờ lòng yêu mến, ta sẽ sống như Chúa Kitô dạy, như Chúa Kitô hành động, yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người như Chúa Kitô yêu.
Tắt một lời: sống như Chúa Kitô đã sống.
Vì Chúa Kitô sống và hiệp thông hoàn hảo trong tình yêu Ba Ngôi, cũng vậy, bạn và tôi chỉ có thể hiệp thông để được sống chính sự sống của Ba Ngôi, khi bản thân mỗi người chỉ biết mang lấy tâm tư như đã có trong Chúa Kitô.
Sứ điệp về ơn hiệp thông được ban trên dòng sông Giodan là sứ điệp quang trọng, vì nơi đó, Chúa dạy ta bài học của sự hiệp thông trong bí tích rửa tội: Hiệp thông với con người để yêu thương con người hơn. Và hiệp thông với Thiên Chúa để được nhận lãnh chính sự sống của Thiên Chúa và được sống trong sự sống ấy.
Có sống ơn hiệp thông hoàn hảo như thế, mới chứng tỏ rằng, ta sống hoàn hảo bí tích rửa tội.
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Đó là SỨ ĐIỆP VỀ ƠN HIỆP THÔNG TRONG BÍ TÍCH RỬA TỘI. Và con sông ấy chính là sông của đức tin, sông của tình yêu nguồn khởi đi từ Thiên Chúa, sông của ơn cứu độ, sông chảy dọc quê hương Dothái, đồng thời cũng là dòng sông chảy dọc lịch sử bất chấp Cựu hay Tân ước: sông Giodan.
Sứ điệp trên dòng sông còn cho ta những hiểu biết về một giá trị cao cả: hiệp thông để được sống. Đó không là một sứ điệp thông thường do Đức Thánh Cha ban hành. Nhưng chính Chúa Giêsu trực tiếp ban hành bằng hành động nơi chính bản thân mình, khi nhận phép rửa của thánh Gioan trên dòng sông Giodan, đó là ơn hiệp thông hoàn hảo: Hiệp thông với con người và hiệp thông với Thiên Chúa. Qua bài Tin Mừng hôm nay, ta biết điều đó.
Hiểu rằng hiệp thông để được sống, ta nhận ra bí tích rửa tội là cả một kho tàng được làm quà tặng quý giá, Chúa Kitô để lại cho Hội Thánh, và Hội Thánh tiếp tục tặng ban cho từng người.
1. HIỆP THÔNG VỚI CON NGƯỜI.
Phép rửa của thánh Gioan là phép rửa “tẩy giả”, nghĩa là phép rửa mời gọi mọi người sám hối, và bất cứ ai tỏ lòng sám hối, đều có thể cùng đến để nhận phép rửa từ tay thánh Gioan.
Chúa Kitô không là tội nhân, không là người cần đến phép rửa của thánh Gioan. Còn hơn thế, vì nếu phép rửa của thánh Gioan chỉ mới “tẩy giả”, thì chính Chúa mới thật là Đấng sáng lập bí tích rửa tội để tha tội thật, để bất cứ ai lãnh nhận bí tích ấy, đều có được mọi quyền lợi của một Kitô hữu.
Chưa hết, chính thánh Gioan từng khẳng định vai trò quan trọng của Chúa Kitô: “Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa”.
Cao trọng là thế, Chúa vẫn hạ mình xuống. Trên bờ sông Giodan, Chúa vẫn xếp hàng cùng dân tộc của mình. Bằng cách ấy, Chúa tự mình đứng chung hàng với tội nhân, để rồi tiếp tục chấp nhận dìm mình xuống cùng một dòng nước với họ. Chúa trở nên khiêm hạ và mất hút trong đám đông.
Có ai ngờ Đấng vô tội lại tỏ lòng sám hối; Đấng xóa tội trần gian lại cúi mình trước một con người để xin phép rửa; Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần lại xin được chịu phép rửa sám hối trong nước; Đấng có quyền tha thứ lại thực hiện hành vi của người cần được tha thứ.
Qua tất cả những hành vi đó, Chúa dạy ta bài học của sự hiệp thông. Chính trong phép rửa, Thiên Chúa nghiêng mình xuống để hiệp thông với con người. Còn hơn như vậy, Chúa hiệp thông hoàn toàn với kẻ tội lỗi. Chúa trở thành một người anh em giữa mọi người.
Bởi thế, phép rửa mà ta lãnh nhận hôm nay cũng sẽ làm cho ta hiệp thông với anh em mình, với những người chia sẻ cùng một đức tin, làm thành Hội Thánh, thân mình của Chúa Kitô.
2. HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA.
Nhưng sứ điệp hiệp thông chưa dừng ở đó. Nó còn cho biết một danh dự vô cùng, danh dự cả thể mà Thiên Chúa ban tặng loài người: Họ được sống trong sự sống của Thiên Chúa. Đây mới là ơn hiệp thông hoàn hảo mà bí tích rửa tội mang lại cho ta.
Hiệp thông với Thiên Chúa đến nỗi được sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa, để như Chúa Kitô, được làm con Thiên Chúa, cùng thừa hưởng gia nghiệp nơi chính Người Con. Nghĩa là con người phải nhờ Chúa Kitô mới có được giá trị lớn lao.
Chúa Kitô đã mạc khải điều đó sau khi bước lên từ dòng nước Giodan: Một cảnh tượng huy hoàng chưa từng có, một khoảnh khắc vinh hiển đã làm cho Chúa Kitô, một con người tưởng như tầm thường ấy, lại quá sức rực rỡ và diệu kỳ: “Trời mở ra, Thánh Thần Chúa dưới hình chim bồ câu, ngự xuống trên Người. Lại có tiếng từ trời phán rằng: ‘Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con’”.
Chính trong phép rửa, Chúa Giêsu hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là sự hiệp thông Ba Ngôi, một sự hiệp thông hoàn hảo mà Thiên Chúa dành cho những ai thuộc về Ngài. Hoàn hảo cho đến mức, từ nay, người lãnh nhận, được Chúa thông ban chính sự sống của Ngài.
Đó là sự sống đã được trao ban cho Chúa Kitô từ nơi Chúa Cha nhờ Chúa thánh Thần. Và Chúa Kitô, một khi lập bí tích rửa tội theo ý Thiên Chúa, thông ban chính sự sống ấy cho chúng ta. Vì lẽ đó, thánh Phaolô không ngần ngại nói rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.
Ai thuộc về Thiên Chúa, người đó có Chúa Kitô, đúng như danh xưng mà họ được diễm phúc khoát vào: “Kitô hữu”. Và bất cứ ai được chìm trong sự sống của Chúa Kitô, được mang lấy Chúa Kitô trong tâm hồn, người đó sống trong sự sống của Thiên Chúa, sự sống mà chính Chúa Kitô sống.
Nói như thế hơi khó hiểu. Ta có thể hiểu một cách nôm na thế này: Nếu một ngày nào ta phải sống xa người mẹ của mình. Sự xa cách ấy làm ta da diết nhớ. Hình ảnh người mẹ nơi quê nhà cứ hiện rõ mồn một trong từng nếp nghĩ, từng lời nói, từng sinh hoạt hàng ngày của ta… Càng nhớ bao nhiêu, ta càng sống theo ý muốn, theo lời răn dạy, ngay cả những gì mà bà đã từng làm, đã từng nói... bấy nhiêu.
Cũng có lúc, những hành động của ta, vì sự thương mến ấy, hình như rập khuôn theo những hành động mà bà đã từng thực hiện. Có thể nói, dù xa mẹ nhưng người mẹ ấy vẫn sống trong sự sống của ta, và ta cũng chìm vào trong tất cả nếp sống của bà.
Chỉ là cách hiểu nôm na, nhưng một ví dụ như thế có thể giúp ta áp dụng để sống Lời Chúa trong cuộc sống của mình: Chỉ có một cách duy nhất giúp ta sống bí tích rửa tội để được hiệp thông với Thiên Chúa là mang lấy tâm tư của Chúa Kitô.
Nghĩa là mỗi người hãy yêu mến Chúa Kitô nhiều hơn nữa, để nhờ lòng yêu mến, ta sẽ sống như Chúa Kitô dạy, như Chúa Kitô hành động, yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người như Chúa Kitô yêu.
Tắt một lời: sống như Chúa Kitô đã sống.
Vì Chúa Kitô sống và hiệp thông hoàn hảo trong tình yêu Ba Ngôi, cũng vậy, bạn và tôi chỉ có thể hiệp thông để được sống chính sự sống của Ba Ngôi, khi bản thân mỗi người chỉ biết mang lấy tâm tư như đã có trong Chúa Kitô.
Sứ điệp về ơn hiệp thông được ban trên dòng sông Giodan là sứ điệp quang trọng, vì nơi đó, Chúa dạy ta bài học của sự hiệp thông trong bí tích rửa tội: Hiệp thông với con người để yêu thương con người hơn. Và hiệp thông với Thiên Chúa để được nhận lãnh chính sự sống của Thiên Chúa và được sống trong sự sống ấy.
Có sống ơn hiệp thông hoàn hảo như thế, mới chứng tỏ rằng, ta sống hoàn hảo bí tích rửa tội.
Kỷ nguyên ân sủng
Lm. Minh Anh
15:17 11/01/2025
KỶ NGUYÊN ÂN SỦNG
“Khi toàn dân chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa”.
Một nhà giáo dục nói, “Không thành vấn đề bạn ngã xuống một vũng bùn, miễn là bạn nhặt được một thứ gì đó giữa bùn khi đứng lên!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Chúa Giêsu đã ‘ngã xuống một vũng bùn’ và Ngài đã nhặt lên không phải một thứ gì đó, nhưng nhặt lên cả một nhân loại khốn cùng! Với biến cố chịu phép rửa, Ngài mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên các Bí tích - ‘kỷ nguyên ân sủng!’.
Trước khi vào phòng mổ, ai mà không an tâm khi thấy bác sĩ sắp giải phẫu mình kéo áo của ông lên, để lộ một vết sẹo và nói, “Tôi cũng từng như vậy. Bạn sẽ ổn!”. Người lính nào sẽ không dũng cảm, ngẩng cao đầu hơn, khi nhìn thấy những bắc đẩu bội tinh - ghi những chiến công - lấp lánh trên ngực vị chỉ huy? Cũng thế, bạn và tôi muốn Đấng Cứu Độ của chúng ta được như vậy. Thiên Chúa đã ngã xuống! Ngài muốn đồng hành với con người trong tất cả đổ vỡ, yếu đuối, tổn thương vì tội lỗi của nó. Ngài đồng nhất, hiệp hành với nó, ôm lấy nó để có thể cứu nó. Không phải Ngài bất toàn, nhưng vì Ngài toàn năng và yêu thương!
“Vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy” - bài đọc một - và mọi người đã thấy Con Thiên Chúa lặng lẽ xếp hàng như bao tội nhân khác. Trở thành người là trở thành tội! Cho nên, dẫu vô tội, Ngài đồng nhất với tội nhân để có thể đi vào thực tại của tội nhân với tất cả những gì bị tội lỗi kéo theo. Ngài muốn nói với tội nhân rằng, “Đừng sợ, Tôi đang đứng bên cạnh bạn!”. Và đó là lý do tại sao Chúa Giêsu để sang một bên phẩm giá cao trọng hầu có thể dìm mình xuống một dòng nước ‘bẩn thỉu’; rồi đây, Ngài sẽ tiếp tục đồng bàn với những tội nhân ‘bẩn thỉu’; và cuối cùng, chịu đóng đinh vì họ giữa hai tên ‘bẩn thỉu’ hầu cứu cả nhân loại ‘bẩn thỉu’. Ngài biết, sứ vụ của Ngài bắt đầu không phải trên ngai báu mà là từ bùn lầy của những tội nhân nhuốc nha; Ngài chỉ cần họ bắt đầu lại và bắt đầu lại mỗi ngày!
Với biến cố này, sự viên mãn của Ba Ngôi lần đầu tiên được tiết lộ. Phaolô nói, “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” - bài đọc hai. Và kỳ diệu thay! Chính các linh mục được xức dầu của Ngài sẽ tiếp tục công việc ban ân sủng này cho đến tận thế. Thiên Chúa đến với con người bằng nhiều cách, nhưng mãnh liệt nhất vẫn là qua các Bí tích do các linh mục. Như vậy, phép rửa của Chúa Giêsu đã mở ra kỷ nguyên các Bí tích, ‘kỷ nguyên ân sủng!’.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa”. Ngài đã ngã xuống vũng bùn các tội nhân để nhặt tội nhân, đưa họ vào lãnh địa của Thiên Chúa, lãnh địa ân sủng. Ngã xuống dòng nước, Ngài thánh hoá mọi dòng nước; dìm mình trong nước, Ngài mở ra mỏ mạch nước ân sủng. Được dìm xuống với Ngài, chúng ta bước lên, sống một đời sống mới. Cuộc đời mới bắt đầu khi chúng ta cùng chết, mai táng và phục sinh với Ngài qua phép Rửa. Hôm nay, Ngài muốn chúng ta làm mới lại phép Rửa của mình qua việc thường xuyên lãnh nhận các Bí tích; đặc biệt là Hoà Giải và Thánh Thể. Bằng cách lãnh nhận ân sủng của hai Bí tích này, chúng ta củng cố các Bí tích khác.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã ngã xuống để ‘nhặt con lên’, đừng để con ơ hờ với các Bí tích, nhưng biết chạy đến với chúng, hầu kín múc ân sủng mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi toàn dân chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa”.
Một nhà giáo dục nói, “Không thành vấn đề bạn ngã xuống một vũng bùn, miễn là bạn nhặt được một thứ gì đó giữa bùn khi đứng lên!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Chúa Giêsu đã ‘ngã xuống một vũng bùn’ và Ngài đã nhặt lên không phải một thứ gì đó, nhưng nhặt lên cả một nhân loại khốn cùng! Với biến cố chịu phép rửa, Ngài mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên các Bí tích - ‘kỷ nguyên ân sủng!’.
Trước khi vào phòng mổ, ai mà không an tâm khi thấy bác sĩ sắp giải phẫu mình kéo áo của ông lên, để lộ một vết sẹo và nói, “Tôi cũng từng như vậy. Bạn sẽ ổn!”. Người lính nào sẽ không dũng cảm, ngẩng cao đầu hơn, khi nhìn thấy những bắc đẩu bội tinh - ghi những chiến công - lấp lánh trên ngực vị chỉ huy? Cũng thế, bạn và tôi muốn Đấng Cứu Độ của chúng ta được như vậy. Thiên Chúa đã ngã xuống! Ngài muốn đồng hành với con người trong tất cả đổ vỡ, yếu đuối, tổn thương vì tội lỗi của nó. Ngài đồng nhất, hiệp hành với nó, ôm lấy nó để có thể cứu nó. Không phải Ngài bất toàn, nhưng vì Ngài toàn năng và yêu thương!
“Vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy” - bài đọc một - và mọi người đã thấy Con Thiên Chúa lặng lẽ xếp hàng như bao tội nhân khác. Trở thành người là trở thành tội! Cho nên, dẫu vô tội, Ngài đồng nhất với tội nhân để có thể đi vào thực tại của tội nhân với tất cả những gì bị tội lỗi kéo theo. Ngài muốn nói với tội nhân rằng, “Đừng sợ, Tôi đang đứng bên cạnh bạn!”. Và đó là lý do tại sao Chúa Giêsu để sang một bên phẩm giá cao trọng hầu có thể dìm mình xuống một dòng nước ‘bẩn thỉu’; rồi đây, Ngài sẽ tiếp tục đồng bàn với những tội nhân ‘bẩn thỉu’; và cuối cùng, chịu đóng đinh vì họ giữa hai tên ‘bẩn thỉu’ hầu cứu cả nhân loại ‘bẩn thỉu’. Ngài biết, sứ vụ của Ngài bắt đầu không phải trên ngai báu mà là từ bùn lầy của những tội nhân nhuốc nha; Ngài chỉ cần họ bắt đầu lại và bắt đầu lại mỗi ngày!
Với biến cố này, sự viên mãn của Ba Ngôi lần đầu tiên được tiết lộ. Phaolô nói, “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” - bài đọc hai. Và kỳ diệu thay! Chính các linh mục được xức dầu của Ngài sẽ tiếp tục công việc ban ân sủng này cho đến tận thế. Thiên Chúa đến với con người bằng nhiều cách, nhưng mãnh liệt nhất vẫn là qua các Bí tích do các linh mục. Như vậy, phép rửa của Chúa Giêsu đã mở ra kỷ nguyên các Bí tích, ‘kỷ nguyên ân sủng!’.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa”. Ngài đã ngã xuống vũng bùn các tội nhân để nhặt tội nhân, đưa họ vào lãnh địa của Thiên Chúa, lãnh địa ân sủng. Ngã xuống dòng nước, Ngài thánh hoá mọi dòng nước; dìm mình trong nước, Ngài mở ra mỏ mạch nước ân sủng. Được dìm xuống với Ngài, chúng ta bước lên, sống một đời sống mới. Cuộc đời mới bắt đầu khi chúng ta cùng chết, mai táng và phục sinh với Ngài qua phép Rửa. Hôm nay, Ngài muốn chúng ta làm mới lại phép Rửa của mình qua việc thường xuyên lãnh nhận các Bí tích; đặc biệt là Hoà Giải và Thánh Thể. Bằng cách lãnh nhận ân sủng của hai Bí tích này, chúng ta củng cố các Bí tích khác.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã ngã xuống để ‘nhặt con lên’, đừng để con ơ hờ với các Bí tích, nhưng biết chạy đến với chúng, hầu kín múc ân sủng mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:58 11/01/2025
21. Tu đức, nếu chúng ta không nghĩ đến phương pháp tiến tới để gia tăng trưởng thành đức hạnh, thì phải thụt lùi phía sau và gia tăng tội ác.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:07 11/01/2025
37. KHÔNG GIỐNG CON CHÁU
Có một quan sứ đào một cái hồ bên nhà và nuôi rất nhiều loại chim nước, nào là chim hạc, chim bồ nông, gà gô xanh, gà gô trắng.v.v...cần có loại nào thì cũng có, nếu có người đến tham quan, thì tất cả chim to chim nhỏ đều được lùa ra.
Một hôm, có người ngoài tộc đến, vì không biết tên của các loại chim nên chỉ con chim hạc và nói với người chăm nom chim:
- “Con này là chim gì?”
Người chăm sóc chim đánh lừa ông ta:
- “Đây là con chim vịt mỏ nhọn.”
Người ấy lại hỏi con bồ nông thì người chăm sóc chim lại nói dối:
- “Đây là con của con chim vịt mỏ nhọn ấy”.
Lại hỏi gà gô xanh, người chăm nom chim lại đánh lừa nói:
- “Đây là cháu của con chim vịt mỏ nhọn ấy”.
Hỏi đến con gà gô trắng thì người ấy lại bị lừa dối:
- “Đây là chắt của con chim vịt mỏ nhọn ấy”.
Người ngoài tộc ấy thở một hơi tiếc rẻ nói:
- “Cái dáng con chim vịt này rõ ràng là dài, nhưng con cái cháu chắt của nó không đời nào giống đời nào cả”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 37:
Người ta thường nói “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, vậy mà cháu chắt mấy đời của con chim vịt mỏ nhọn lại chẳng giống nhau chút nào, không giống nhau là vì nó không cùng một loại, nhưng cái quan trọng nhất khiến chúng nó không giống nhau là vì lời nói dối trá của người nuôi chim.
Lời dối trá có hại rất to lớn, mà cái hại to lớn nhất mà chúng ta thấy được là khi nguyên tổ chúng ta nghe lời dối trá của ma quỷ, để rồi con cháu sau này phải khổ cực phần hồn cũng như phần xác.
Thông thường thì người ta ai cũng đều biết người Ki-tô hữu thì không nói dối, cho nên họ thường hay tin những lời của người Ki-tô hữu nói, cho nên lời nói dối của người công giáo thì tội sẽ nặng hơn những người khác, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều bịa đặt là chuyện của ma quỷ...
Người tham quan tin vào lời nói dối của người chăm nom bầy chim mà hiểu lầm bầy chim nước là cùng một tổ mà ra; cũng vậy, khi người Ki-tô hữu nói dối thì cũng làm cho người khác hiểu lầm rằng Đức Chúa Giê-su dạy họ nói dối, đó là một tai hại không thể lường được.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một quan sứ đào một cái hồ bên nhà và nuôi rất nhiều loại chim nước, nào là chim hạc, chim bồ nông, gà gô xanh, gà gô trắng.v.v...cần có loại nào thì cũng có, nếu có người đến tham quan, thì tất cả chim to chim nhỏ đều được lùa ra.
Một hôm, có người ngoài tộc đến, vì không biết tên của các loại chim nên chỉ con chim hạc và nói với người chăm nom chim:
- “Con này là chim gì?”
Người chăm sóc chim đánh lừa ông ta:
- “Đây là con chim vịt mỏ nhọn.”
Người ấy lại hỏi con bồ nông thì người chăm sóc chim lại nói dối:
- “Đây là con của con chim vịt mỏ nhọn ấy”.
Lại hỏi gà gô xanh, người chăm nom chim lại đánh lừa nói:
- “Đây là cháu của con chim vịt mỏ nhọn ấy”.
Hỏi đến con gà gô trắng thì người ấy lại bị lừa dối:
- “Đây là chắt của con chim vịt mỏ nhọn ấy”.
Người ngoài tộc ấy thở một hơi tiếc rẻ nói:
- “Cái dáng con chim vịt này rõ ràng là dài, nhưng con cái cháu chắt của nó không đời nào giống đời nào cả”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 37:
Người ta thường nói “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, vậy mà cháu chắt mấy đời của con chim vịt mỏ nhọn lại chẳng giống nhau chút nào, không giống nhau là vì nó không cùng một loại, nhưng cái quan trọng nhất khiến chúng nó không giống nhau là vì lời nói dối trá của người nuôi chim.
Lời dối trá có hại rất to lớn, mà cái hại to lớn nhất mà chúng ta thấy được là khi nguyên tổ chúng ta nghe lời dối trá của ma quỷ, để rồi con cháu sau này phải khổ cực phần hồn cũng như phần xác.
Thông thường thì người ta ai cũng đều biết người Ki-tô hữu thì không nói dối, cho nên họ thường hay tin những lời của người Ki-tô hữu nói, cho nên lời nói dối của người công giáo thì tội sẽ nặng hơn những người khác, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều bịa đặt là chuyện của ma quỷ...
Người tham quan tin vào lời nói dối của người chăm nom bầy chim mà hiểu lầm bầy chim nước là cùng một tổ mà ra; cũng vậy, khi người Ki-tô hữu nói dối thì cũng làm cho người khác hiểu lầm rằng Đức Chúa Giê-su dạy họ nói dối, đó là một tai hại không thể lường được.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Ba Lan chỉ trích bản kiến nghị cấm trẻ em xưng tội
Đặng Tự Do
02:24 11/01/2025
Một tổng giám mục Công Giáo đã chỉ trích một bản kiến nghị được đệ trình lên Sejm hay hạ viện của quốc hội Ba Lan yêu cầu cấm trẻ em dưới 18 tuổi xưng tội.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của Poznań mô tả bản kiến nghị đệ trình lên quốc hội là “một sự tái hiện những gì chúng ta phải đối mặt dưới thời Stalin”.
Bản kiến nghị được nghệ sĩ trình diễn Rafał Betlejewski, một nhà phê bình Giáo hội khét tiếng, trình lên Sejm vào tháng 10 sau khi thu thập được hơn 12.000 chữ ký trên trang web hoạt động avaaz.org.
Gądecki nói với hãng thông tấn Ba Lan PAP rằng: “Thậm chí còn khó hiểu khi trong một nền văn hóa Kitô giáo, nơi việc xưng tội đã tồn tại gần 2.000 năm, đột nhiên lại có người xuất hiện và yêu cầu cấm trẻ em xưng tội”.
Bản kiến nghị kêu gọi “cấm trẻ em dưới 18 tuổi xưng tội trong Giáo Hội Công Giáo” và các giáo phái Kitô giáo khác có cung cấp bí tích này.
Tài liệu này mô tả Bí tích Hòa giải là “di tích của thời Trung cổ, khi các mối quan hệ xã hội phong kiến vẫn còn thịnh hành”.
Nó đòi hỏi “bảo vệ trẻ em khỏi các gia đình tôn giáo bị ép buộc bởi truyền thống, Giáo hội và gia đình phải tham gia xưng tội như một yếu tố không thể thiếu của nền giáo dục tôn giáo”.
Gądecki cho biết bản kiến nghị này gợi nhớ đến thái độ của chính quyền cộng sản Ba Lan đối với Giáo Hội Công Giáo.
“Hồi đó người ta cũng nói rằng trẻ em không nên được rửa tội hoặc đến nhà thờ cho đến khi chúng được 18 tuổi,” cựu chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan nhớ lại. “Chỉ sau đó, chúng mới có thể — tất nhiên là những người có thể chịu được áp lực chống giáo sĩ — đến và xưng tội.”
“Đây là những chiến thuật cũ của cộng sản được hỗ trợ bởi tâm lý đáng ngờ.”
Tổng giám mục Adrian Galbas, Tổng giám mục mới của Warsaw, cũng đã chỉ trích bản kiến nghị này, mô tả nó là "vô lý và kỳ quặc".
Bản kiến nghị lần đầu tiên được đệ trình lên quốc hội vào năm 2023, nhưng bị bác bỏ vì không đáp ứng được các yêu cầu chính thức. Bản kiến nghị được đệ trình lại vào ngày 16 tháng 10 năm 2024.
Sau khi đơn kiến nghị được nộp, đơn sẽ được Chủ tịch Sejm, tức Chủ tịch Hạ viện, xem xét và có thể chuyển đơn đến ủy ban kiến nghị hoặc không thực hiện hành động nào nữa.
Bản kiến nghị đã được đệ trình vào ngày 20 tháng 11 năm 2024 lên ủy ban, nơi có thể đệ trình dự luật về chủ đề này hoặc quyết định không hành động. Các nhà lập pháp được cho là có ba tháng để xem xét bản kiến nghị.
Thỉnh cầu này được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm đối với Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan, khi đang trong cuộc chiến gay gắt với chính phủ về kế hoạch cắt giảm các lớp học tôn giáo tại các trường công.
Giáo hội chấp thuận giáo viên và chương trình giảng dạy cho các bài học về tôn giáo, được tài trợ bởi các trường học. Việc tham gia các lớp học là tự nguyện và tùy thuộc vào mong muốn của phụ huynh hoặc chính học sinh trong các lớp học trung học.
Các nhà quan sát chỉ ra rằng nếu một bản kiến nghị cấm xưng tội đối với người dưới 18 tuổi được chấp thuận, thì việc rước lễ lần đầu của trẻ em cũng sẽ bị cấm, vì đây là việc xưng tội lần đầu tiên.
Bất kỳ lệnh cấm nào cũng sẽ bị thách thức trên cơ sở tự do tôn giáo, được bảo vệ trong cả luật pháp Ba Lan và Liên minh Âu Châu, liên minh chính trị và kinh tế gồm 27 quốc gia thành viên, bao gồm Ba Lan.
Vatican, nơi thường xuyên bảo vệ ấn tín tòa giải tội trong những năm gần đây, cũng có khả năng sẽ can thiệp vào cuộc tranh luận.
Ngay cả khi bản kiến nghị được chuyển thành dự luật, nó có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ tại quốc hội Ba Lan, vì 71% trong số 38 triệu dân Ba Lan theo đạo Công Giáo.
Liên minh cầm quyền có thể cảnh giác về vấn đề này trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 18 tháng 5, khi sẽ bầu ra người kế nhiệm Andrzej Duda, một người Công Giáo thực hành có liên hệ với đảng Luật pháp và Công lý đối lập.
Phó thủ tướng Ba Lan Władysław Kosiniak-Kamysz nói với giới truyền thông rằng kiến nghị này vi phạm hiến pháp Ba Lan.
“Tất nhiên là tôi không ủng hộ điều đó. Ba Lan là một quốc gia có tự do tôn giáo và cha mẹ có quyền quyết định cách nuôi dạy con cái của mình”, chủ tịch Đảng Nhân dân Ba Lan, một thành viên trung hữu của liên minh cầm quyền, cho biết.
“Điều này đi ngược lại hiến pháp, lẽ thường và văn hóa của chúng ta.”
Source:Pillar CatholicPolish archbishop criticizes petition to ban children’s confession
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của Poznań mô tả bản kiến nghị đệ trình lên quốc hội là “một sự tái hiện những gì chúng ta phải đối mặt dưới thời Stalin”.
Bản kiến nghị được nghệ sĩ trình diễn Rafał Betlejewski, một nhà phê bình Giáo hội khét tiếng, trình lên Sejm vào tháng 10 sau khi thu thập được hơn 12.000 chữ ký trên trang web hoạt động avaaz.org.
Gądecki nói với hãng thông tấn Ba Lan PAP rằng: “Thậm chí còn khó hiểu khi trong một nền văn hóa Kitô giáo, nơi việc xưng tội đã tồn tại gần 2.000 năm, đột nhiên lại có người xuất hiện và yêu cầu cấm trẻ em xưng tội”.
Bản kiến nghị kêu gọi “cấm trẻ em dưới 18 tuổi xưng tội trong Giáo Hội Công Giáo” và các giáo phái Kitô giáo khác có cung cấp bí tích này.
Tài liệu này mô tả Bí tích Hòa giải là “di tích của thời Trung cổ, khi các mối quan hệ xã hội phong kiến vẫn còn thịnh hành”.
Nó đòi hỏi “bảo vệ trẻ em khỏi các gia đình tôn giáo bị ép buộc bởi truyền thống, Giáo hội và gia đình phải tham gia xưng tội như một yếu tố không thể thiếu của nền giáo dục tôn giáo”.
Gądecki cho biết bản kiến nghị này gợi nhớ đến thái độ của chính quyền cộng sản Ba Lan đối với Giáo Hội Công Giáo.
“Hồi đó người ta cũng nói rằng trẻ em không nên được rửa tội hoặc đến nhà thờ cho đến khi chúng được 18 tuổi,” cựu chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan nhớ lại. “Chỉ sau đó, chúng mới có thể — tất nhiên là những người có thể chịu được áp lực chống giáo sĩ — đến và xưng tội.”
“Đây là những chiến thuật cũ của cộng sản được hỗ trợ bởi tâm lý đáng ngờ.”
Tổng giám mục Adrian Galbas, Tổng giám mục mới của Warsaw, cũng đã chỉ trích bản kiến nghị này, mô tả nó là "vô lý và kỳ quặc".
Bản kiến nghị lần đầu tiên được đệ trình lên quốc hội vào năm 2023, nhưng bị bác bỏ vì không đáp ứng được các yêu cầu chính thức. Bản kiến nghị được đệ trình lại vào ngày 16 tháng 10 năm 2024.
Sau khi đơn kiến nghị được nộp, đơn sẽ được Chủ tịch Sejm, tức Chủ tịch Hạ viện, xem xét và có thể chuyển đơn đến ủy ban kiến nghị hoặc không thực hiện hành động nào nữa.
Bản kiến nghị đã được đệ trình vào ngày 20 tháng 11 năm 2024 lên ủy ban, nơi có thể đệ trình dự luật về chủ đề này hoặc quyết định không hành động. Các nhà lập pháp được cho là có ba tháng để xem xét bản kiến nghị.
Thỉnh cầu này được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm đối với Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan, khi đang trong cuộc chiến gay gắt với chính phủ về kế hoạch cắt giảm các lớp học tôn giáo tại các trường công.
Giáo hội chấp thuận giáo viên và chương trình giảng dạy cho các bài học về tôn giáo, được tài trợ bởi các trường học. Việc tham gia các lớp học là tự nguyện và tùy thuộc vào mong muốn của phụ huynh hoặc chính học sinh trong các lớp học trung học.
Các nhà quan sát chỉ ra rằng nếu một bản kiến nghị cấm xưng tội đối với người dưới 18 tuổi được chấp thuận, thì việc rước lễ lần đầu của trẻ em cũng sẽ bị cấm, vì đây là việc xưng tội lần đầu tiên.
Bất kỳ lệnh cấm nào cũng sẽ bị thách thức trên cơ sở tự do tôn giáo, được bảo vệ trong cả luật pháp Ba Lan và Liên minh Âu Châu, liên minh chính trị và kinh tế gồm 27 quốc gia thành viên, bao gồm Ba Lan.
Vatican, nơi thường xuyên bảo vệ ấn tín tòa giải tội trong những năm gần đây, cũng có khả năng sẽ can thiệp vào cuộc tranh luận.
Ngay cả khi bản kiến nghị được chuyển thành dự luật, nó có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ tại quốc hội Ba Lan, vì 71% trong số 38 triệu dân Ba Lan theo đạo Công Giáo.
Liên minh cầm quyền có thể cảnh giác về vấn đề này trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 18 tháng 5, khi sẽ bầu ra người kế nhiệm Andrzej Duda, một người Công Giáo thực hành có liên hệ với đảng Luật pháp và Công lý đối lập.
Phó thủ tướng Ba Lan Władysław Kosiniak-Kamysz nói với giới truyền thông rằng kiến nghị này vi phạm hiến pháp Ba Lan.
“Tất nhiên là tôi không ủng hộ điều đó. Ba Lan là một quốc gia có tự do tôn giáo và cha mẹ có quyền quyết định cách nuôi dạy con cái của mình”, chủ tịch Đảng Nhân dân Ba Lan, một thành viên trung hữu của liên minh cầm quyền, cho biết.
“Điều này đi ngược lại hiến pháp, lẽ thường và văn hóa của chúng ta.”
Source:Pillar Catholic
Rabbi: Lời của Đức Giáo Hoàng về Israel là mối nguy hiểm lịch sử
Đặng Tự Do
02:30 11/01/2025
Một giáo sĩ Do Thái nổi tiếng đã phát biểu trong một bức thư ngỏ vừa được công bố rằng những phát biểu gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô về hành vi của Israel ở Gaza đại diện cho "một mối nguy hiểm lịch sử".
Trong bức thư gửi Đức Giáo Hoàng, Rabbi Eliezer Simcha Weisz, một thành viên của Hội đồng Giáo sĩ Do Thái trưởng Israel, lập luận rằng những tuyên bố gần đây của Đức Giáo Hoàng đã “làm sống lại những mô hình đen tối nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo—những mô hình trong nhiều thế kỷ đã biến những lời buộc tội sai trái thành bạo lực chống lại người Do Thái”.
Bức thư, được Jewish News Syndicate công bố với tiêu đề “Tôi cáo buộc: Một bức thư ngỏ gửi Đức Thánh Cha Phanxicô”, đã nhấn mạnh những căng thẳng trong quan hệ Công Giáo-Do Thái trong bối cảnh cuộc chiến Israel-Hamas.
Bức thư được đưa ra sau khi Đức Giáo Hoàng phát biểu trong bài phát biểu ngày 21 tháng 12 trước Giáo triều Rôma rằng cái chết của trẻ em trong các vụ đánh bom ở Gaza là "tàn ác". Một số người ở Israel đã coi bình luận của Đức Giáo Hoàng là lời cáo buộc rằng quân đội Israel cố tình nhắm vào trẻ em.
Trong bài phát biểu ngày 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng cũng than thở rằng Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, đã không được phép vào Gaza vào ngày hôm trước, mặc dù chính quyền Israel đã có lời hứa rõ ràng.
Đức Hồng Y Pizzaballa đã được phép vào Gaza vào ngày hôm sau, 22 tháng 12.
Tại Israel, bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng ngày 21 tháng 12 đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt.
Vào đêm Giáng sinh, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa'ar đã triệu tập sứ thần tòa thánh tại Israel, là Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana, để bày tỏ "sự không hài lòng sâu sắc" trước những phát biểu của Đức Giáo Hoàng.
Trong lá thư, Weisz cáo buộc Đức Giáo Hoàng thể hiện "sự thiên vị rõ rệt" kể từ cuộc tấn công do Hamas cầm đầu vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, khiến gần 1.200 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường.
Vị giáo sĩ Do Thái tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng đã "nhiều lần đưa ra sự so sánh sai lầm về mặt đạo đức giữa một quốc gia dân chủ bảo vệ công dân của mình và những kẻ khủng bố đã gây ra vụ thảm sát người Do Thái man rợ nhất kể từ sau cuộc diệt chủng Holocaust".
“Mỗi thương vong trong cuộc chiến này đều là một thảm kịch, nhưng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Hamas, những kẻ cố tình tối đa hóa thương vong dân sự cho mục đích tuyên truyền. Sự im lặng của các vị về những chiến thuật này, cùng với việc các vị liên tục miêu tả Israel là kẻ xâm lược, đã tạo ra những gợn sóng hủy diệt trên khắp ý thức toàn cầu với tốc độ và quy mô không thể tưởng tượng được đối với những người tiền nhiệm của các vị”, ông viết.
Có nhiều ước tính về số người chết ở Gaza, nhưng một nghiên cứu được công bố ngày 9 Tháng Giêng trên tạp chí The Lancet đã kết luận rằng có 64.260 ca tử vong do chấn thương ở Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Đức Thánh Cha Phanxicô được biết đến là người thường xuyên liên lạc, thậm chí là hàng ngày, với giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza, nơi có hàng trăm người tìm nơi trú ẩn.
Weisz trở thành giáo sĩ Do Thái đầu tiên của Anh được bổ nhiệm vào Hội đồng Giáo sĩ Do Thái trưởng Israel vào năm 2018. Hội đồng này hỗ trợ hai giáo sĩ Do Thái trưởng của Israel, một trong số đó là Ashkenazi và một người khác là Sephardi.
Ông sinh ra và lớn lên tại Manchester, Anh, nơi ông là giáo sĩ Do Thái của cộng đồng Whitefield trước khi chuyển đến Israel vào những năm 1980.
Trong bức thư của mình, vị giáo sĩ Do Thái này cũng đặt câu hỏi về mối quan hệ hữu nghị giữa Tòa thánh với Iran, quốc gia đã có những cuộc đối đầu trực tiếp với Israel kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10.
Ông cho biết: “Mỗi cái bắt tay, mỗi cuộc họp đều được chụp ảnh, quay video và phát tán trên toàn thế giới chỉ trong vòng vài phút”.
“Bằng cách gặp gỡ đại diện của một chính phủ công khai kêu gọi tiêu diệt Israel trong khi không phản đối hành vi chiếm đoạt Chúa Giêsu một cách kỳ cục của họ trong chiến dịch chống lại Israel và phương Tây, ngài đã trao quyền lực của giáo hoàng cho chủ nghĩa bài Do Thái hiện đại.”
Các nhà quan sát cho rằng quan hệ Vatican-Do Thái đang ở mức thấp lịch sử kể từ Công đồng Vatican II, và tình hình trở nên đặc biệt tế nhị kể từ những bình luận của Đức Giáo Hoàng trong bài phát biểu trước Giáo triều.
Vào đêm Giáng sinh, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề di cư và chống chủ nghĩa bài Do Thái của Israel, Amichai Chikli đã cáo buộc Vatican phát tán "những lời vu khống hiện đại" trong bài phát biểu trước Knesset hay Quốc hội Israel.
Chikli nói thêm: “Thật nản lòng khi thấy Đức Giáo Hoàng – người lãnh đạo của một tổ chức đã im lặng trong suốt cuộc diệt chủng Holocaust – giờ đây lại thúc đẩy những lời vu khống đẫm máu hiện đại chống lại nhà nước Do Thái”.
Chỉ một tuần sau đó, vào đêm giao thừa, Hội nghị các Chủ tịch của các Tổ chức Do Thái lớn tại Hoa Kỳ đã viết một lá thư gọi bài phát biểu của Giáo hoàng về Gaza là "gây kích động".
Ngay ngày hôm sau, Jewish News Syndicate đã đăng một bài báo cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô có “tiêu chuẩn kép, đặc biệt là khi so sánh với sự im lặng tương đối của Vatican về các hành vi vi phạm nhân quyền khác”.
Về phần mình, trong nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng, Đức Giáo Hoàng đã lên án mạnh mẽ làn sóng bài Do Thái trên toàn cầu trong bài phát biểu về "tình hình thế giới" vào ngày 9 tháng Giêng.
Đức Giáo Hoàng cho biết: “Những biểu hiện ngày càng gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái, mà tôi lên án mạnh mẽ, và đang ảnh hưởng đến ngày càng nhiều cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới, là nguồn gốc của mối quan ngại sâu sắc”.
Tuy nhiên, Weisz viết rằng mối quan hệ giữa Vatican và cộng đồng Do Thái đang ở mức thấp nhất kể từ Công đồng Vatican II.
“Những tiến bộ đạt được dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII hướng đến việc hàn gắn mối quan hệ Công Giáo-Do Thái đang bị phá hoại một cách có hệ thống bởi triều đại của ngài. Thông qua bục giảng kỹ thuật số rộng lớn của ngài, Giáo Hội đã trở thành một chiếc loa phóng thanh toàn cầu cho những kẻ sử dụng chủ nghĩa bài Do Thái làm vũ khí dưới vỏ bọc ủng hộ những người bị áp bức”, ông lập luận.
“Sự tồn tại của Israel không chỉ đại diện cho sự sống còn, mà còn là sự hồi sinh, một sự bác bỏ sống động đối với quan niệm rằng người Do Thái phải chấp nhận sự đàn áp như số phận của họ. Tuy nhiên, lời nói của bạn, được khuếch đại bởi công nghệ hiện đại, đe dọa chủ quyền khó khăn này với phạm vi và ảnh hưởng chưa từng có”, Weisz nói thêm.
Weisz kết thúc bức thư bằng cách kêu gọi Đức Giáo Hoàng “nhận ra trách nhiệm to lớn đi kèm với phạm vi toàn cầu vô song của ngài. Mỗi lời nói của ngài định hình ý kiến và hành động trên toàn thế giới với tốc độ và quy mô lịch sử.”
“Thế giới cần sự lãnh đạo về mặt đạo đức của ngài hơn bao giờ hết, sự lãnh đạo xứng đáng với tầm ảnh hưởng chưa từng có của ngài. Con đường phía trước đòi hỏi phải tuân thủ sự thật và công lý, chứ không phải là sự khuếch đại những định kiến cũ thông qua các phương tiện hiện đại”, ông kết luận.
Source:Pillar CatholicRabbi: Pope’s words on Israel ‘a historic danger’
Trong bức thư gửi Đức Giáo Hoàng, Rabbi Eliezer Simcha Weisz, một thành viên của Hội đồng Giáo sĩ Do Thái trưởng Israel, lập luận rằng những tuyên bố gần đây của Đức Giáo Hoàng đã “làm sống lại những mô hình đen tối nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo—những mô hình trong nhiều thế kỷ đã biến những lời buộc tội sai trái thành bạo lực chống lại người Do Thái”.
Bức thư, được Jewish News Syndicate công bố với tiêu đề “Tôi cáo buộc: Một bức thư ngỏ gửi Đức Thánh Cha Phanxicô”, đã nhấn mạnh những căng thẳng trong quan hệ Công Giáo-Do Thái trong bối cảnh cuộc chiến Israel-Hamas.
Bức thư được đưa ra sau khi Đức Giáo Hoàng phát biểu trong bài phát biểu ngày 21 tháng 12 trước Giáo triều Rôma rằng cái chết của trẻ em trong các vụ đánh bom ở Gaza là "tàn ác". Một số người ở Israel đã coi bình luận của Đức Giáo Hoàng là lời cáo buộc rằng quân đội Israel cố tình nhắm vào trẻ em.
Trong bài phát biểu ngày 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng cũng than thở rằng Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, đã không được phép vào Gaza vào ngày hôm trước, mặc dù chính quyền Israel đã có lời hứa rõ ràng.
Đức Hồng Y Pizzaballa đã được phép vào Gaza vào ngày hôm sau, 22 tháng 12.
Tại Israel, bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng ngày 21 tháng 12 đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt.
Vào đêm Giáng sinh, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa'ar đã triệu tập sứ thần tòa thánh tại Israel, là Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana, để bày tỏ "sự không hài lòng sâu sắc" trước những phát biểu của Đức Giáo Hoàng.
Trong lá thư, Weisz cáo buộc Đức Giáo Hoàng thể hiện "sự thiên vị rõ rệt" kể từ cuộc tấn công do Hamas cầm đầu vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, khiến gần 1.200 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường.
Vị giáo sĩ Do Thái tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng đã "nhiều lần đưa ra sự so sánh sai lầm về mặt đạo đức giữa một quốc gia dân chủ bảo vệ công dân của mình và những kẻ khủng bố đã gây ra vụ thảm sát người Do Thái man rợ nhất kể từ sau cuộc diệt chủng Holocaust".
“Mỗi thương vong trong cuộc chiến này đều là một thảm kịch, nhưng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Hamas, những kẻ cố tình tối đa hóa thương vong dân sự cho mục đích tuyên truyền. Sự im lặng của các vị về những chiến thuật này, cùng với việc các vị liên tục miêu tả Israel là kẻ xâm lược, đã tạo ra những gợn sóng hủy diệt trên khắp ý thức toàn cầu với tốc độ và quy mô không thể tưởng tượng được đối với những người tiền nhiệm của các vị”, ông viết.
Có nhiều ước tính về số người chết ở Gaza, nhưng một nghiên cứu được công bố ngày 9 Tháng Giêng trên tạp chí The Lancet đã kết luận rằng có 64.260 ca tử vong do chấn thương ở Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Đức Thánh Cha Phanxicô được biết đến là người thường xuyên liên lạc, thậm chí là hàng ngày, với giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza, nơi có hàng trăm người tìm nơi trú ẩn.
Weisz trở thành giáo sĩ Do Thái đầu tiên của Anh được bổ nhiệm vào Hội đồng Giáo sĩ Do Thái trưởng Israel vào năm 2018. Hội đồng này hỗ trợ hai giáo sĩ Do Thái trưởng của Israel, một trong số đó là Ashkenazi và một người khác là Sephardi.
Ông sinh ra và lớn lên tại Manchester, Anh, nơi ông là giáo sĩ Do Thái của cộng đồng Whitefield trước khi chuyển đến Israel vào những năm 1980.
Trong bức thư của mình, vị giáo sĩ Do Thái này cũng đặt câu hỏi về mối quan hệ hữu nghị giữa Tòa thánh với Iran, quốc gia đã có những cuộc đối đầu trực tiếp với Israel kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10.
Ông cho biết: “Mỗi cái bắt tay, mỗi cuộc họp đều được chụp ảnh, quay video và phát tán trên toàn thế giới chỉ trong vòng vài phút”.
“Bằng cách gặp gỡ đại diện của một chính phủ công khai kêu gọi tiêu diệt Israel trong khi không phản đối hành vi chiếm đoạt Chúa Giêsu một cách kỳ cục của họ trong chiến dịch chống lại Israel và phương Tây, ngài đã trao quyền lực của giáo hoàng cho chủ nghĩa bài Do Thái hiện đại.”
Các nhà quan sát cho rằng quan hệ Vatican-Do Thái đang ở mức thấp lịch sử kể từ Công đồng Vatican II, và tình hình trở nên đặc biệt tế nhị kể từ những bình luận của Đức Giáo Hoàng trong bài phát biểu trước Giáo triều.
Vào đêm Giáng sinh, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề di cư và chống chủ nghĩa bài Do Thái của Israel, Amichai Chikli đã cáo buộc Vatican phát tán "những lời vu khống hiện đại" trong bài phát biểu trước Knesset hay Quốc hội Israel.
Chikli nói thêm: “Thật nản lòng khi thấy Đức Giáo Hoàng – người lãnh đạo của một tổ chức đã im lặng trong suốt cuộc diệt chủng Holocaust – giờ đây lại thúc đẩy những lời vu khống đẫm máu hiện đại chống lại nhà nước Do Thái”.
Chỉ một tuần sau đó, vào đêm giao thừa, Hội nghị các Chủ tịch của các Tổ chức Do Thái lớn tại Hoa Kỳ đã viết một lá thư gọi bài phát biểu của Giáo hoàng về Gaza là "gây kích động".
Ngay ngày hôm sau, Jewish News Syndicate đã đăng một bài báo cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô có “tiêu chuẩn kép, đặc biệt là khi so sánh với sự im lặng tương đối của Vatican về các hành vi vi phạm nhân quyền khác”.
Về phần mình, trong nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng, Đức Giáo Hoàng đã lên án mạnh mẽ làn sóng bài Do Thái trên toàn cầu trong bài phát biểu về "tình hình thế giới" vào ngày 9 tháng Giêng.
Đức Giáo Hoàng cho biết: “Những biểu hiện ngày càng gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái, mà tôi lên án mạnh mẽ, và đang ảnh hưởng đến ngày càng nhiều cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới, là nguồn gốc của mối quan ngại sâu sắc”.
Tuy nhiên, Weisz viết rằng mối quan hệ giữa Vatican và cộng đồng Do Thái đang ở mức thấp nhất kể từ Công đồng Vatican II.
“Những tiến bộ đạt được dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII hướng đến việc hàn gắn mối quan hệ Công Giáo-Do Thái đang bị phá hoại một cách có hệ thống bởi triều đại của ngài. Thông qua bục giảng kỹ thuật số rộng lớn của ngài, Giáo Hội đã trở thành một chiếc loa phóng thanh toàn cầu cho những kẻ sử dụng chủ nghĩa bài Do Thái làm vũ khí dưới vỏ bọc ủng hộ những người bị áp bức”, ông lập luận.
“Sự tồn tại của Israel không chỉ đại diện cho sự sống còn, mà còn là sự hồi sinh, một sự bác bỏ sống động đối với quan niệm rằng người Do Thái phải chấp nhận sự đàn áp như số phận của họ. Tuy nhiên, lời nói của bạn, được khuếch đại bởi công nghệ hiện đại, đe dọa chủ quyền khó khăn này với phạm vi và ảnh hưởng chưa từng có”, Weisz nói thêm.
Weisz kết thúc bức thư bằng cách kêu gọi Đức Giáo Hoàng “nhận ra trách nhiệm to lớn đi kèm với phạm vi toàn cầu vô song của ngài. Mỗi lời nói của ngài định hình ý kiến và hành động trên toàn thế giới với tốc độ và quy mô lịch sử.”
“Thế giới cần sự lãnh đạo về mặt đạo đức của ngài hơn bao giờ hết, sự lãnh đạo xứng đáng với tầm ảnh hưởng chưa từng có của ngài. Con đường phía trước đòi hỏi phải tuân thủ sự thật và công lý, chứ không phải là sự khuếch đại những định kiến cũ thông qua các phương tiện hiện đại”, ông kết luận.
Source:Pillar Catholic
Hai Người Công Giáo kỳ lạ
Vũ Văn An
14:32 11/01/2025
David Warren, trên The Catholic Thing, Thứ sáu, ngày 10 tháng 1 năm 2025, nhận xét: Ở cả Canada và Hoa Kỳ, chúng ta có những "chính khách" Công Giáo (tôi dùng thuật ngữ này một cách gần như bông đùa) nghỉ hưu sau nhiều năm "phục vụ" (hiểu như trên). Họ là ông Justin Trudeau, ở đây tại Great White North, và ông Joe Biden, ở dưới kia tại... miền Nam.
Cả hai đều trở nên cực kỳ không được ưa chuộng, và "sự giải thoát tốt đẹp" đã được thể hiện khá nhiều trên khắp các luồng ý kiến. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, không ai trong số họ gặp rắc rối vì là người Công Giáo, hoặc ít nhất là nói với chúng ta rằng ông ta là người Công Giáo.
Thật vậy, đôi khi ông Biden vào nhà thờ, lãnh tro vào Thứ Tư Lễ Tro, và, tôi được biết, đeo tràng hạt bỏ túi đôi khi được mô tả là "Chuỗi Mân Côi". Ông tự tuyên bố mình là một người Công Giáo rất ngoan đạo, trong khi thu thập được một số phiếu bầu nhờ điều đó. Ông cũng tuyên bố mình là người ủng hộ tận tụy cho "quyền" phá thai của phụ nữ.
Về mặt này, ông cũng giống như Trudeau, một nhà nữ quyền công khai khác, và là người đam mê phá thai.
Cả hai đều ủng hộ những người đàn ông phẫu thuật chuyển giới thành phụ nữ, và những người phụ nữ phẫu thuật chuyển giới thành đàn ông, bao gồm cả trẻ em trái với mong muốn của cha mẹ chúng.
Họ "hậu-" theo nhiều cách. Ông Trudeau thích tuyên bố rằng ông là "hậu dân tộc chủ nghĩa" và là bạn của tất cả "mọi người miễn là người [peoplekind=không phân biệt giới tính]". Ông Biden đã kết hợp các nguyên tắc phi giới tính của mình với việc trở thành tổng tư lệnh của quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Ông chào đón đủ thành phần DEI (= Diversity, equity and inclusion, đa dạng, công lý và bao gồm) và "hậu-bất cứ điều gì" vào hàng ngũ và quân đoàn sĩ quan của mình.
Chúng ta đã chịu đựng Justin Trudeau ở Canada trong chín năm (ông ấy vẫn chưa ra đi), nhưng người Mỹ chỉ phải chịu đựng bốn năm Joe Biden.
Hoặc có lẽ tôi nên nói rằng tôi và một vài người bạn đã chịu đựng Justin, người đã giành chiến thắng trong ba cuộc bầu cử toàn quốc và do đó trở thành một trong nhiều lập luận không thể cưỡng lại được chống lại nền dân chủ. Cho đến gần đây, mọi người miễn là người [peoplekind] đã bỏ phiếu ủng hộ "mái tóc đẹp" của ông ấy, và không vì bất cứ điều gì khác mà họ có thể diễn đạt được.
Tuy nhiên, một vị Thiên Chúa nhân từ đã ban cho ngay cả những nhà lãnh đạo bất tài và tai hại nhất cũng phải thể hiện một số đức tính. Nếu Trudeau và Biden không bao giờ như vậy, chúng ta sẽ không ăn mừng chiến thắng của những người mà họ gọi là "cực hữu".
Chúng ta vẫn chưa thấy ông Trudeau ra đi, cũng chưa nhận được sự thay thế "Bảo thủ" của ông. Theo hệ thống nghị viện Anh của Canada, một cuộc bầu cử có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Nhưng theo phiên bản Canada rõ ràng của nó, thủ tướng có quyền lực gần như toàn trị. Đây là lý do tại sao quốc hội đã bị "đình hoãn", và chúng ta vẫn đang chờ cuộc bầu cử được triệu tập.
Ngoài ra, đảng Tự do cầm quyền thực sự có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, bằng cách chọn một "ngôi sao nhạc pop" khác có mái tóc đẹp làm người kế nhiệm Trudeau. Trong khi đó, bà Kamala Harris đã không chứng minh được mình là một ngôi sao nhạc pop đủ để kế nhiệm Biden.
Có lẽ tôi nên cảnh cáo người đọc rằng tôi hơi thiên vị. Tôi phản đối việc bị cai trị bởi những kẻ ngốc, đặc biệt là những kẻ độc ác và dị giáo, mặc dù gần như là một suy nghĩ muộn màng.
Người ta có thể đọc The Art of Being Ruled của Wyndham Lewis để quyết định mức độ tự mãn nào nên áp dụng.
Lewis, người chia sẻ gần đúng quan điểm của tôi về nền dân chủ, lập luận rằng thay vì là "thành tựu đỉnh cao của nền văn minh phương Tây", thì đó là phương tiện để đàn áp những mong muốn và nhu cầu thực sự của dân đen.
Bằng cách đàn áp tính hợp pháp của đẳng cấp, sự phân biệt nghề nghiệp và áp đặt nền giáo dục tuyên truyền phổ quát, nền dân chủ đã tạo ra con người quần chúng "hậu duy nhân bản", những người thậm chí hiếm khi khao khát tự do. Anh ta chỉ "tự do về mặt thể chế", như một phần của các khối bỏ phiếu khu vực rộng lớn có thể tập hợp sự phẫn nộ của họ. Tự do của họ không thuộc về họ, mà trừu tượng thuộc về một khu vực bầu cử.
Những người đàn ông không có ngực hoặc khuôn mặt kiểm soát họ thông qua các trò chơi số. Chỉ thỉnh thoảng mới có một người đàn ông có khuôn mặt xuất hiện để gây ra sự hỗn loạn và nhầm lẫn. Nhưng anh ta cũng là một "Magister Ludi [Chủ trì trò chơi]", người chơi trò chơi chính trị.
Wyndham Lewis không phải là người Công Giáo, mặc dù ông đã bị thu hút một cách đồng cảm bởi Công Giáo trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ rằng tôn giáo có thể làm được điều đó, là khai sáng cho ông về vai trò của Ác quỷ trong xã hội.
Dân chủ mở ra một lĩnh vực cơ hội phong phú cho Ác quỷ, kẻ tham gia vào việc xây dựng mọi khía cạnh của chính sách chính phủ.
Chủ nghĩa duy nữ, cho đến gần đây vẫn thống trị mọi khía cạnh của tư tưởng tiến bộ, "cánh tả", là một ví dụ về công việc của Ác quỷ; nhưng nghịch lý thay, nó ảnh hưởng nhiều hơn đến nam giới hơn là phụ nữ.
Bản thân Lewis đã phải từ bỏ những đam mê ban đầu của mình, đối với chủ nghĩa phát xít và những thứ tương tự, và đối với điều trái ngược với bất cứ điều gì ông từng chào đón. Nhưng ông luôn luôn đào sâu, đặc biệt là khi khó chịu nhất.
Và ông luôn bị đẩy lùi bởi những thái độ thời thượng cấu thành nên sự kiêu ngạo dân chủ. Những thái độ này có xu hướng chấp nhận chủ nghĩa tập thể "phát xít" hoặc "cánh tả" mới nhất, theo đó người dân thường có thể được tổ chức thành một lực lượng nô lệ - bị đè bẹp bởi nợ nần và bị phương tiện truyền thông đại chúng tấn công.
“Chín mươi phần trăm người ta luôn mong muốn có một nhà lãnh đạo... một người sẵn sàng gỡ bỏ mọi trách nhiệm khỏi vai họ và bảo họ phải làm gì”, như Lewis đã viết trong Left Wings Over Europe, hay How to Make a War about Nothing.
Nghệ thuật cai trị – mà Trudeau và Biden dường như tạm thời lướt qua – kém tinh vi hơn nghệ thuật bị cai trị, đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiến thức lịch sử. Kiến thức sau phù hợp hơn với một mẫn cảm Công Giáo.
Cùng lắm, biết điều gì là hoặc có thể chứng minh là điều tốt cho con người, nhưng cũng biết rằng điều đó là không thể đạt được trên thế giới này – và mọi tiến trình hướng tới điều đó sẽ bị đảo ngược – đây không phải là lập trường chính trị dễ dàng nhất. Đôi khi, nó thậm chí có thể cực kỳ khó chịu.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là lập trường duy nhất phù hợp với quan điểm tôn giáo – cụ thể là Công Giáo.
Người ta phải bắt đầu bằng cách nghi ngờ công việc của Ác quỷ, kẻ triệu tập trong tất cả những người theo hắn tham vọng trở thành những vị thần nhỏ. Điều tương phản, phục vụ Thiên Chúa và con người một cách khiêm tốn, thường gần như vô hình đối với những người đương thời của chúng ta.
Tuy nhiên, vẫn có điều tốt hơn và tệ hơn, và hiện tại chúng ta có thể đang nhẩy vào một kỳ nghỉ, khi không cần thiết phải nói dối về những thực tại cơ bản, và chúng ta không bị mắc kẹt trong sự suy thoái áp bức. Hãy tận hưởng!
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời cầu nguyện và chia buồn khi Los Angeles chiến đấu với cháy rừng
Đặng Tự Do
15:20 11/01/2025
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn tới các cộng đồng ở Los Angeles bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng tàn khốc đã phá hủy nhiều ngôi nhà và nhà thờ, bao gồm cả Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi lịch sử.
Trong một bức điện tín do Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, công bố, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài "rất đau buồn trước sự mất mát về sinh mạng và sự tàn phá trên quy mô lớn" do các vụ cháy gần Los Angeles gây ra.
Đức Giáo Hoàng đã phó thác “linh hồn những người đã khuất cho lòng thương xót của Chúa toàn năng” và gửi “lời chia buồn chân thành đến những người đang đau buồn vì mất mát của họ”.
Tổng thống Joe Biden đã hủy chuyến thăm sắp tới tới Ý — trong đó có cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô — để giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Nam California.
Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, khi phát biểu về thảm kịch trong một thánh lễ đặc biệt tại Nhà thờ Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần, đã kêu gọi người Công Giáo trở thành “công cụ” của tình yêu Chúa giữa sự tàn phá.
Tổng giáo phận đã thiết lập một cổng thông tin quyên góp để giúp đỡ cộng đồng.
Các đám cháy bắt đầu vào thứ Ba và lan rộng nhanh chóng do điều kiện khô hạn và gió bão Santa Ana. Nhiều đám cháy vẫn chưa được kiểm soát trên hàng ngàn mẫu Anh khi lính cứu hỏa nỗ lực kiểm soát.
Trong số các công trình bị phá hủy có Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi. Tuy nhiên, trong điều mà một số người coi là kỳ diệu, một bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh đã sống sót sau vụ hỏa hoạn thiêu rụi ngôi nhà của một giáo dân — vật duy nhất còn sót lại sau khi ngọn lửa thiêu rụi tòa nhà thành tro bụi.
Tổng giáo phận đang phối hợp với các cơ quan Công Giáo địa phương để cung cấp nguồn lực cho những người bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn.
Source:Catholic News AgencyPope Francis sends prayers, condolences as Los Angeles battles wildfires
Trong một bức điện tín do Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, công bố, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài "rất đau buồn trước sự mất mát về sinh mạng và sự tàn phá trên quy mô lớn" do các vụ cháy gần Los Angeles gây ra.
Đức Giáo Hoàng đã phó thác “linh hồn những người đã khuất cho lòng thương xót của Chúa toàn năng” và gửi “lời chia buồn chân thành đến những người đang đau buồn vì mất mát của họ”.
Tổng thống Joe Biden đã hủy chuyến thăm sắp tới tới Ý — trong đó có cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô — để giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Nam California.
Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, khi phát biểu về thảm kịch trong một thánh lễ đặc biệt tại Nhà thờ Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần, đã kêu gọi người Công Giáo trở thành “công cụ” của tình yêu Chúa giữa sự tàn phá.
Tổng giáo phận đã thiết lập một cổng thông tin quyên góp để giúp đỡ cộng đồng.
Các đám cháy bắt đầu vào thứ Ba và lan rộng nhanh chóng do điều kiện khô hạn và gió bão Santa Ana. Nhiều đám cháy vẫn chưa được kiểm soát trên hàng ngàn mẫu Anh khi lính cứu hỏa nỗ lực kiểm soát.
Trong số các công trình bị phá hủy có Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi. Tuy nhiên, trong điều mà một số người coi là kỳ diệu, một bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh đã sống sót sau vụ hỏa hoạn thiêu rụi ngôi nhà của một giáo dân — vật duy nhất còn sót lại sau khi ngọn lửa thiêu rụi tòa nhà thành tro bụi.
Tổng giáo phận đang phối hợp với các cơ quan Công Giáo địa phương để cung cấp nguồn lực cho những người bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn.
Source:Catholic News Agency
Nhà thờ mới ở Jordan phản ánh mong muốn của quốc gia về mối quan hệ chặt chẽ hơn với Kitô giáo
Đặng Tự Do
15:27 11/01/2025
Lễ khánh thành một nhà thờ lớn vào ngày 10 Tháng Giêng tại chính nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa tội bởi Thánh Gioan Tiền Hô trên sông Jordan là một sự kiện có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, cả về mặt tâm linh lẫn ngoại giao.
Điều này cũng phản ánh quyết tâm của vương quốc Hashemite trong việc thiết lập nơi đây thành điểm dừng chân thiết yếu cho những người hành hương đến Thánh Địa cũng như là thiên đường bình yên cho các tín hữu Kitô giáo trên toàn thế giới, những người ngày càng không muốn đến một khu vực bị chia cắt bởi các cuộc xung đột địa chính trị và sắc tộc-tôn giáo.
“Rất nhiều sự kiện và nhân vật trong Kinh thánh hội tụ tại đây đến nỗi chúng ta có thể nói rằng nơi này bao hàm toàn bộ kỳ vọng của Cựu Ước hướng đến sự giáng sinh của Chúa Kitô, sự biểu hiện của Chúa Cha,” Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, phát biểu tại buổi lễ cung hiến bàn thờ vào sáng thứ Sáu, cũng có sự tham dự của Đức Thượng phụ Giêrusalem, Hồng Y Pierbattista Pizzaballa và Hoàng tử Ghazi bin Muhammad, cháu trai của Vua Talal của Jordan và là anh em họ của Vua Abdullah II của Jordan.
Được khởi xướng sau khi nhà vua tặng một lô đất rộng 30.000 mét vuông (gần 7,5 mẫu Anh) ở ngoại ô di tích lịch sử Al-Maghtas (còn được gọi là Bethany Beyond the Jordan, ở vùng Qafra) vào năm 2003, dự án đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày hành hương lớn hàng năm, diễn ra vào mỗi Tháng Giêng xung quanh lễ kỷ niệm Chúa Kitô chịu phép rửa tội trong 25 năm qua. Lễ kỷ niệm này cũng trùng với lễ kỷ niệm Năm Thánh 2025 của Giáo Hội Công Giáo.
Toàn bộ địa điểm rửa tội lịch sử đã được xác định và phân loại là Di sản Thế giới của UNESCO cách đây khoảng 20 năm. Kể từ đó, nơi này đã trở thành chủ đề của công tác cải tạo mở rộng do chính quyền Jordan thực hiện và chuyển đổi thành một công viên du lịch thiên nhiên vẫn đang trong quá trình mở rộng.
Được điều hành bởi Dòng Ngôi Lời Nhập Thể, gọi tắt là IVE, nhà thờ Công Giáo mới này có diện tích khoảng 2.200 mét vuông và hiện là một trong những nhà thờ lớn nhất ở Trung Đông, bên cạnh Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem và Nhà thờ Giáng sinh ở Bethlehem. Đây là thành quả của nhiều năm hợp tác giữa Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem và kiến trúc sư người Jordan Nadim Muasher, một thành viên của Hội Mộ Thánh. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, trong chuyến thăm Jordan năm 2009, đã đặt viên đá nền móng cho tòa nhà, cùng với Vua Abdullah II.
Dự án, được tài trợ bởi tòa thượng phụ và một số tổ chức bác ái, cũng nhận được khoản tài trợ gần 1 triệu euro từ chính phủ Hung Gia Lợi thông qua chương trình “Hung Gia Lợi Helps”, được thiết kế để hỗ trợ các cộng đồng Kitô giáo đang gặp khó khăn trên khắp thế giới.
Nhà thờ được xây dựng bằng “tafouhi,” một loại đá màu vàng từ Hebron ở Bờ Tây, trong khi các cửa sổ kính màu được làm tại Li Băng theo phong cách có chủ đích giống với Nhà thờ Chartres thời trung cổ ở Pháp. Bàn thờ do Parolin thánh hiến tại Thánh lễ khánh thành là nơi lưu giữ thánh tích của Thánh John Paul II và các Thánh Tử đạo Damascus. Theo ước tính của Ủy ban Du lịch Jordan, buổi lễ có sự tham dự của khoảng 6.000 tín hữu — bao gồm khoảng 1.000 người bên trong tòa nhà. Trong số đó có khoảng 100 linh mục và 15 giám mục từ nhiều quốc gia.
Bài giảng của Đức Hồng Y Parolin tập trung vào mầu nhiệm của một Thiên Chúa đã chọn hiến mình làm của lễ để cứu rỗi nhân loại. Lấy ví dụ về thực tế là vùng Jordan này được coi là điểm địa lý thấp nhất trên thế giới, Đức Hồng Y chỉ ra rằng “chính tại đây, Thiên Chúa đã đến gặp chúng ta, như thể để ôm trọn vào vòng tay Người cả những người từ phương xa” và rằng “sự quan phòng của Thiên Chúa cũng đã bảo đảm rằng Giáo hội mà chúng ta thánh hiến ngày nay chia sẻ cùng một trục với Vương cung thánh đường Mộ Thánh ở Giêrusalem”.
Nhắc lại rằng phép rửa tội đánh dấu “sự khởi đầu của cuộc sống bất tử trong chúng ta”, ngài cũng kêu gọi nơi này trở thành “nơi đặc quyền để tất cả các tín hữu đổi mới phép rửa tội và lời cam kết của mình”, đặc biệt là trong năm thánh vừa mới bắt đầu.
Trên thực tế, nhà thờ mới cũng đã được chỉ định là nơi hành hương cho các tín hữu, những người có thể nhận được ơn toàn xá trong lễ kỷ niệm năm 2025 có chủ đề “Những người hành hương hy vọng”.
Đức Hồng Y Parolin cũng tuyên bố rằng sự hiện diện của ngài tại sự kiện mang tính biểu tượng này nhằm mục đích đưa ra “dấu hiệu hữu hình về sự gần gũi” từ toàn thể Giáo hội đối với các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine đang diễn ra ở bên kia sông Jordan kể từ tháng 10 năm 2023 và có sự tham gia của các nước láng giềng, đặc biệt là Li Băng.
Số phận của các Kitô hữu trong khu vực càng trở nên bấp bênh hơn sau sự sụp đổ gần đây của chế độ Bashar Assad tại quốc gia láng giềng Syria trước các nhóm Hồi giáo cực đoan.
“Tôi muốn khuyến khích mọi người đừng để bị choáng ngợp bởi những khó khăn nghiêm trọng của thời điểm hiện tại và hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử nhân loại, bất kể nó mang nhiều vết sẹo của bạo lực, tội lỗi và cái chết”, Đức Hồng Y Parolin nói.
Lặp lại lời kêu gọi hòa bình và trả tự do cho các tù nhân và con tin sau đó, Pizzaballa kêu gọi cầu nguyện cho "tất cả những người đang phải chịu đau khổ ở đất nước họ do thiếu an ninh, ổn định và hòa bình", đồng thời nhấn mạnh rằng Jordan là một ngoại lệ trong khu vực.
Những nỗ lực bảo tồn di sản Kitô giáo
Quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, cụ thể là 97%, này tuy nhiên lại tự hào có nhiều địa điểm hành hương theo Kinh thánh, đã gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ các cuộc xung đột đang diễn ra, chứng kiến lượng khách du lịch giảm gần 70% trong năm qua.
“Chúng tôi cung hiến nhà thờ này để phục vụ công dân Jordan trước hết và phục vụ người dân khu vực Ả Rập hành hương đến Jordan,” Pizzaballa phát biểu trong một cuộc họp báo trước Thánh lễ cung hiến, đồng thời nói thêm rằng ông cũng muốn gửi lời mời đến các quốc gia thân thiện khác. “Hãy đến và đừng sợ,” ông nói. “Jordan là một quốc gia an toàn và ổn định.”
Và để khuyến khích các Kitô hữu, hay 2,1%, của đất nước — những người trong lịch sử đã hình thành nên một tầng lớp tinh hoa kinh tế xã hội — không di cư và thuyết phục khách du lịch từ thế giới Thiên chúa giáo, đặc biệt là phương Tây, đến thăm, chính quyền Hashemite đã tham gia mạnh mẽ vào một loạt các dự án khôi phục và nâng cao di sản đầy tham vọng. Họ hy vọng những sáng kiến này sẽ biến vương quốc này thành điểm dừng chân thiết yếu cho những người hành hương đến Đất Thánh.
Trong một cuộc phỏng vấn với National Catholic Register, đối tác tin tức chị em của CNA, vào đêm trước lễ khánh thành Nhà thờ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Tổng giám mục Giovanni Pietro Dal Toso, sứ thần tòa thánh tại Jordan, đã ca ngợi những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy sự hiện diện của Kitô giáo tại lãnh thổ này. Ông trích dẫn một ví dụ về tốc độ mà chính phủ phê duyệt một kế hoạch tài trợ cho việc khôi phục hoàn toàn địa điểm khảo cổ Machaerus, nơi giam cầm và hành quyết Thánh John the Baptist, nơi đã bị bỏ hoang trong nhiều thập niên.
“Jordan rất đáng được cảm ơn vì đã hỗ trợ nhân đạo và làm trung gian ngoại giao trong những năm gần đây trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, và điều này có thể đã làm lu mờ những khía cạnh đáng chú ý khác”, ngài nói.
Ngài cũng nhìn thấy trong những cam kết lâu dài này một cơ hội có lợi cho sự xích lại gần nhau giữa quốc gia đóng vai trò chiến lược trong khu vực này và thế giới Kitô giáo.
“Trên hết, chính sách này cho thấy và đánh giá cao bản chất và sở hữu của Jordan”, ông kết luận, đồng thời nói thêm rằng nó giống như một lời nhắc nhở hiệu quả rằng “Kitô giáo không phải là thứ gì đó xa lạ với thế giới Ả Rập mà là một phần không thể thiếu của thế giới này”.
Theo quan điểm của ngài, lời nhắc nhở này càng quan trọng hơn vì việc tái thiết lịch sử hàng thế kỷ chính là nhân tố bảo đảm chính cho sự ổn định của khu vực.
Source:Catholic News AgencyNew church in Jordan reflects national desire for closer ties with Christendom
Điều này cũng phản ánh quyết tâm của vương quốc Hashemite trong việc thiết lập nơi đây thành điểm dừng chân thiết yếu cho những người hành hương đến Thánh Địa cũng như là thiên đường bình yên cho các tín hữu Kitô giáo trên toàn thế giới, những người ngày càng không muốn đến một khu vực bị chia cắt bởi các cuộc xung đột địa chính trị và sắc tộc-tôn giáo.
“Rất nhiều sự kiện và nhân vật trong Kinh thánh hội tụ tại đây đến nỗi chúng ta có thể nói rằng nơi này bao hàm toàn bộ kỳ vọng của Cựu Ước hướng đến sự giáng sinh của Chúa Kitô, sự biểu hiện của Chúa Cha,” Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, phát biểu tại buổi lễ cung hiến bàn thờ vào sáng thứ Sáu, cũng có sự tham dự của Đức Thượng phụ Giêrusalem, Hồng Y Pierbattista Pizzaballa và Hoàng tử Ghazi bin Muhammad, cháu trai của Vua Talal của Jordan và là anh em họ của Vua Abdullah II của Jordan.
Được khởi xướng sau khi nhà vua tặng một lô đất rộng 30.000 mét vuông (gần 7,5 mẫu Anh) ở ngoại ô di tích lịch sử Al-Maghtas (còn được gọi là Bethany Beyond the Jordan, ở vùng Qafra) vào năm 2003, dự án đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày hành hương lớn hàng năm, diễn ra vào mỗi Tháng Giêng xung quanh lễ kỷ niệm Chúa Kitô chịu phép rửa tội trong 25 năm qua. Lễ kỷ niệm này cũng trùng với lễ kỷ niệm Năm Thánh 2025 của Giáo Hội Công Giáo.
Toàn bộ địa điểm rửa tội lịch sử đã được xác định và phân loại là Di sản Thế giới của UNESCO cách đây khoảng 20 năm. Kể từ đó, nơi này đã trở thành chủ đề của công tác cải tạo mở rộng do chính quyền Jordan thực hiện và chuyển đổi thành một công viên du lịch thiên nhiên vẫn đang trong quá trình mở rộng.
Được điều hành bởi Dòng Ngôi Lời Nhập Thể, gọi tắt là IVE, nhà thờ Công Giáo mới này có diện tích khoảng 2.200 mét vuông và hiện là một trong những nhà thờ lớn nhất ở Trung Đông, bên cạnh Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem và Nhà thờ Giáng sinh ở Bethlehem. Đây là thành quả của nhiều năm hợp tác giữa Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem và kiến trúc sư người Jordan Nadim Muasher, một thành viên của Hội Mộ Thánh. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, trong chuyến thăm Jordan năm 2009, đã đặt viên đá nền móng cho tòa nhà, cùng với Vua Abdullah II.
Dự án, được tài trợ bởi tòa thượng phụ và một số tổ chức bác ái, cũng nhận được khoản tài trợ gần 1 triệu euro từ chính phủ Hung Gia Lợi thông qua chương trình “Hung Gia Lợi Helps”, được thiết kế để hỗ trợ các cộng đồng Kitô giáo đang gặp khó khăn trên khắp thế giới.
Nhà thờ được xây dựng bằng “tafouhi,” một loại đá màu vàng từ Hebron ở Bờ Tây, trong khi các cửa sổ kính màu được làm tại Li Băng theo phong cách có chủ đích giống với Nhà thờ Chartres thời trung cổ ở Pháp. Bàn thờ do Parolin thánh hiến tại Thánh lễ khánh thành là nơi lưu giữ thánh tích của Thánh John Paul II và các Thánh Tử đạo Damascus. Theo ước tính của Ủy ban Du lịch Jordan, buổi lễ có sự tham dự của khoảng 6.000 tín hữu — bao gồm khoảng 1.000 người bên trong tòa nhà. Trong số đó có khoảng 100 linh mục và 15 giám mục từ nhiều quốc gia.
Bài giảng của Đức Hồng Y Parolin tập trung vào mầu nhiệm của một Thiên Chúa đã chọn hiến mình làm của lễ để cứu rỗi nhân loại. Lấy ví dụ về thực tế là vùng Jordan này được coi là điểm địa lý thấp nhất trên thế giới, Đức Hồng Y chỉ ra rằng “chính tại đây, Thiên Chúa đã đến gặp chúng ta, như thể để ôm trọn vào vòng tay Người cả những người từ phương xa” và rằng “sự quan phòng của Thiên Chúa cũng đã bảo đảm rằng Giáo hội mà chúng ta thánh hiến ngày nay chia sẻ cùng một trục với Vương cung thánh đường Mộ Thánh ở Giêrusalem”.
Nhắc lại rằng phép rửa tội đánh dấu “sự khởi đầu của cuộc sống bất tử trong chúng ta”, ngài cũng kêu gọi nơi này trở thành “nơi đặc quyền để tất cả các tín hữu đổi mới phép rửa tội và lời cam kết của mình”, đặc biệt là trong năm thánh vừa mới bắt đầu.
Trên thực tế, nhà thờ mới cũng đã được chỉ định là nơi hành hương cho các tín hữu, những người có thể nhận được ơn toàn xá trong lễ kỷ niệm năm 2025 có chủ đề “Những người hành hương hy vọng”.
Đức Hồng Y Parolin cũng tuyên bố rằng sự hiện diện của ngài tại sự kiện mang tính biểu tượng này nhằm mục đích đưa ra “dấu hiệu hữu hình về sự gần gũi” từ toàn thể Giáo hội đối với các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine đang diễn ra ở bên kia sông Jordan kể từ tháng 10 năm 2023 và có sự tham gia của các nước láng giềng, đặc biệt là Li Băng.
Số phận của các Kitô hữu trong khu vực càng trở nên bấp bênh hơn sau sự sụp đổ gần đây của chế độ Bashar Assad tại quốc gia láng giềng Syria trước các nhóm Hồi giáo cực đoan.
“Tôi muốn khuyến khích mọi người đừng để bị choáng ngợp bởi những khó khăn nghiêm trọng của thời điểm hiện tại và hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử nhân loại, bất kể nó mang nhiều vết sẹo của bạo lực, tội lỗi và cái chết”, Đức Hồng Y Parolin nói.
Lặp lại lời kêu gọi hòa bình và trả tự do cho các tù nhân và con tin sau đó, Pizzaballa kêu gọi cầu nguyện cho "tất cả những người đang phải chịu đau khổ ở đất nước họ do thiếu an ninh, ổn định và hòa bình", đồng thời nhấn mạnh rằng Jordan là một ngoại lệ trong khu vực.
Những nỗ lực bảo tồn di sản Kitô giáo
Quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, cụ thể là 97%, này tuy nhiên lại tự hào có nhiều địa điểm hành hương theo Kinh thánh, đã gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ các cuộc xung đột đang diễn ra, chứng kiến lượng khách du lịch giảm gần 70% trong năm qua.
“Chúng tôi cung hiến nhà thờ này để phục vụ công dân Jordan trước hết và phục vụ người dân khu vực Ả Rập hành hương đến Jordan,” Pizzaballa phát biểu trong một cuộc họp báo trước Thánh lễ cung hiến, đồng thời nói thêm rằng ông cũng muốn gửi lời mời đến các quốc gia thân thiện khác. “Hãy đến và đừng sợ,” ông nói. “Jordan là một quốc gia an toàn và ổn định.”
Và để khuyến khích các Kitô hữu, hay 2,1%, của đất nước — những người trong lịch sử đã hình thành nên một tầng lớp tinh hoa kinh tế xã hội — không di cư và thuyết phục khách du lịch từ thế giới Thiên chúa giáo, đặc biệt là phương Tây, đến thăm, chính quyền Hashemite đã tham gia mạnh mẽ vào một loạt các dự án khôi phục và nâng cao di sản đầy tham vọng. Họ hy vọng những sáng kiến này sẽ biến vương quốc này thành điểm dừng chân thiết yếu cho những người hành hương đến Đất Thánh.
Trong một cuộc phỏng vấn với National Catholic Register, đối tác tin tức chị em của CNA, vào đêm trước lễ khánh thành Nhà thờ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Tổng giám mục Giovanni Pietro Dal Toso, sứ thần tòa thánh tại Jordan, đã ca ngợi những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy sự hiện diện của Kitô giáo tại lãnh thổ này. Ông trích dẫn một ví dụ về tốc độ mà chính phủ phê duyệt một kế hoạch tài trợ cho việc khôi phục hoàn toàn địa điểm khảo cổ Machaerus, nơi giam cầm và hành quyết Thánh John the Baptist, nơi đã bị bỏ hoang trong nhiều thập niên.
“Jordan rất đáng được cảm ơn vì đã hỗ trợ nhân đạo và làm trung gian ngoại giao trong những năm gần đây trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, và điều này có thể đã làm lu mờ những khía cạnh đáng chú ý khác”, ngài nói.
Ngài cũng nhìn thấy trong những cam kết lâu dài này một cơ hội có lợi cho sự xích lại gần nhau giữa quốc gia đóng vai trò chiến lược trong khu vực này và thế giới Kitô giáo.
“Trên hết, chính sách này cho thấy và đánh giá cao bản chất và sở hữu của Jordan”, ông kết luận, đồng thời nói thêm rằng nó giống như một lời nhắc nhở hiệu quả rằng “Kitô giáo không phải là thứ gì đó xa lạ với thế giới Ả Rập mà là một phần không thể thiếu của thế giới này”.
Theo quan điểm của ngài, lời nhắc nhở này càng quan trọng hơn vì việc tái thiết lịch sử hàng thế kỷ chính là nhân tố bảo đảm chính cho sự ổn định của khu vực.
Source:Catholic News Agency
Tổng giám mục Los Angeles: Người Công Giáo được kêu gọi trở thành công cụ của Chúa trong các vụ cháy rừng chết người
Đặng Tự Do
15:37 11/01/2025
Các đám cháy ở vùng ngoại ô Los Angeles vẫn tiếp tục bùng phát và thiêu rụi toàn bộ các khu dân cư khi Đức Tổng Giám Mục José Gomez hôm thứ Năm kêu gọi người Công Giáo hãy nhớ đến sự quý giá của mạng sống con người và biến mình thành “công cụ” của Chúa giữa sự tàn phá.
Đức Tổng Giám Mục đã đưa ra những nhận xét trên trong bài giảng tại một Thánh lễ đặc biệt được cử hành tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ các Thiên thần ở trung tâm thành phố Los Angeles. Nhà thờ chính tòa nằm cách rìa ngoài của Đám cháy Eaton hơn một chục dặm, đám cháy đang bùng cháy ở phía đông bắc của trung tâm thành phố.
“Đây là những ngày khó khăn và đầy thử thách đối với thành phố, quận và Giáo hội địa phương của chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục cho biết. “Trong khi chúng ta cầu nguyện, các đám cháy rừng vẫn tiếp tục bùng cháy xung quanh chúng ta và, như chúng ta biết, thiệt hại vẫn tiếp tục tàn phá.”
“Hôm nay chúng ta được nhắc nhở rằng mỗi cuộc sống đều quý giá và mong manh biết bao,” ngài nói tiếp. “Chúng ta cũng được nhắc nhở rằng chúng ta là anh chị em, rằng mỗi người chúng ta — tất cả chúng ta đều thuộc về gia đình trong Thiên Chúa.”
Khi đặt ra câu hỏi tại sao Chúa “để những điều xấu xảy ra”, vị giám mục thừa nhận, “không có câu trả lời dễ dàng nào cả”.
“Nhưng điều đó không có nghĩa là không có câu trả lời”, ông nói, lập luận rằng “tình yêu là điều chúng ta cần ở thời điểm này”.
“Vào thời điểm này, Chúa đang kêu gọi mỗi người chúng ta trở thành công cụ để Người thể hiện tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự quan tâm của Người đối với những người đang đau khổ”, Đức Tổng Giám Mục nói.
Tượng Đức Mẹ Đồng Trinh của gia đình sống sót sau vụ cháy
Phần lớn tổng giáo phận đã phải vật lộn với đám cháy, đã phá hủy nhiều dãy nhà trong thành phố và khiến vô số tòa nhà bị đổ nát.
Các đám cháy bắt đầu vào thứ Ba và nhanh chóng lan rộng qua điều kiện khô hạn và gió bão Santa Ana thổi từ phía đông. Vào thứ Sáu, nhiều đám cháy đã bùng phát không được kiểm soát trên hàng ngàn mẫu Anh khi lính cứu hỏa nỗ lực kiểm soát đám cháy.
Trong số các công trình bị phá hủy có Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi. Cư dân Los Angeles Sam Laganà nói với Angelus News, tạp chí của tổng giáo phận, rằng sự phá hủy là "quá nhiều" và "quá sức chịu đựng".
Laganà nổi tiếng trong khu vực vì cung cấp "giọng nói sân vận động" cho Los Angeles Rams. Ông lớn lên ở Corpus Christi Parish và được dạy giáo lý ở đó.
Ông nói với Angelus rằng khi đám cháy bắt đầu vào đầu tuần này, ông đã "sử dụng nước từ vòi tưới vườn và bồn tắm nước nóng ở sân sau để dập tắt ngọn lửa bao quanh ngôi nhà mà ông đã ở 28 năm", tạp chí đưa tin.
“Khi tôi rời đi, tôi đã cố gắng bảo vệ ngôi nhà của mình và hy vọng giữ cho ngôi trường Corpus Christi không bị cháy bằng cách tưới nước xuống sườn đồi,” ông nói. Ngôi trường hầu như không bị phá hủy.
Trong khi đó, giáo dân Corpus Christi Rick McGeagh nói với Angelus rằng gia đình ông phát hiện ngôi nhà của họ đã bị thiêu rụi vào thứ Tư.
Tuy nhiên, “phần duy nhất còn sót lại trong ngôi nhà của ông” là bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh mà gia đình ông đã lắp đặt lần đầu tiên khi họ chuyển đến đây gần 30 năm trước.
McGeagh chia sẻ với tạp chí rằng: "Bức tượng đó là của bà tôi, bà đã mất năm 1997".
“Việc pho tượng sống sót, khi mọi thứ, ngay cả bếp lò Viking của chúng tôi, đều cháy rụi, tôi nghĩ là điều kỳ diệu. Không có cách nào giải thích được điều đó.”
Người dân Los Angeles đã tham dự Thánh lễ của Đức Tổng Giám Mục tại nhà thờ chính tòa ở trung tâm thành phố.
“Tôi cần sức mạnh của Chúa, như tất cả chúng ta đều cần,” ngài nói. “Tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt với một chặng đường khó khăn phía trước để xây dựng lại nhà cửa, và Cha Liam Kidney phải xây dựng lại Giáo xứ Corpus Christi, và ngài ấy không đơn độc. Chúng tôi sẽ ở đó để giúp đỡ.”
Kidney, người đã là cha sở của giáo xứ kể từ năm 1999, nói với hãng tin rằng sự tàn phá của giáo xứ — và cả ngôi nhà của ngài sau gần một phần tư thế kỷ — “vẫn chưa thể nguôi ngoai”.
Nhưng vị linh mục cho biết thảm kịch này cuối cùng sẽ mang lại điều tốt đẹp cho một giáo xứ vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng COVID-19 gần năm năm trước.
“COVID đã xé nát chúng ta,” ngài nói. “Điều này sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn.”
Phó tế, giáo dân cứu giáo xứ khi đám cháy bùng phát
Trong ít nhất một trường hợp khác, một giáo xứ đã được cứu bởi những giáo dân nhanh trí và may mắn có đủ nguồn lực để bảo vệ giáo xứ.
Angelus đưa tin rằng Phó tế José Luis Díaz và một nhóm giáo dân đã nỗ lực cứu Nhà thờ Sacred Heart ở Altadena khỏi đám cháy. Nỗ lực đó bao gồm việc phá vỡ ngói lợp và sử dụng vòi nước áp suất thấp để ngăn ngọn lửa.
Mặc dù giáo dân anh hùng đã cứu được nhà thờ, Diaz nói với Angelus rằng phần lớn phần còn lại của thành phố trông giống như một bãi chiến trường.
“Trông như chúng ta đang ở giữa chiến trường vậy. Mọi thứ đều bị xóa sổ,” anh nói. “Có rất nhiều ngôi nhà bị cháy, chỉ còn lại ống khói.”
Các nhân viên cấp cứu liên bang đã có mặt để hỗ trợ lực lượng ứng phó của tiểu bang và địa phương trong việc chống lại các đám cháy. Trực thăng đã xuất hiện trong suốt tuần để dội nước vào các bức tường lửa chỉ cách nhà vài feet. Thống đốc California Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về các đám cháy vào thứ Ba.
Tổng thống Joe Biden đã hủy chuyến thăm sắp tới tới Ý — chuyến đi ngoại giao cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và bao gồm cuộc gặp đã lên kế hoạch với Đức Thánh Cha Phanxicô — để giải quyết các vụ cháy rừng chết người đang diễn ra ở Nam California.
Trong khi đó, Tổng giáo phận đang làm việc với các cơ quan Công Giáo địa phương để mang nguồn lực đến cho những người bị ảnh hưởng bởi đám cháy. Tổng giáo phận đã thiết lập một cổng thông tin quyên góp để nhận tiền giúp cộng đồng "phục hồi và xây dựng lại".
Trong bài giảng hôm thứ năm, Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết những người Công Giáo ở Los Angeles “phải là những người mang lại niềm an ủi cho những người hàng xóm của chúng ta trong thời điểm thảm họa này”.
“Và chúng ta cũng phải là những người đứng bên cạnh họ và giúp họ xây dựng lại và tiến về phía trước với lòng can đảm, đức tin và hy vọng vào Chúa,” ngài nói. “Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.”
Source:Catholic News AgencyLos Angeles archbishop: Catholics called to be God’s ‘instruments’ during deadly wildfires
Đức Tổng Giám Mục đã đưa ra những nhận xét trên trong bài giảng tại một Thánh lễ đặc biệt được cử hành tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ các Thiên thần ở trung tâm thành phố Los Angeles. Nhà thờ chính tòa nằm cách rìa ngoài của Đám cháy Eaton hơn một chục dặm, đám cháy đang bùng cháy ở phía đông bắc của trung tâm thành phố.
“Đây là những ngày khó khăn và đầy thử thách đối với thành phố, quận và Giáo hội địa phương của chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục cho biết. “Trong khi chúng ta cầu nguyện, các đám cháy rừng vẫn tiếp tục bùng cháy xung quanh chúng ta và, như chúng ta biết, thiệt hại vẫn tiếp tục tàn phá.”
“Hôm nay chúng ta được nhắc nhở rằng mỗi cuộc sống đều quý giá và mong manh biết bao,” ngài nói tiếp. “Chúng ta cũng được nhắc nhở rằng chúng ta là anh chị em, rằng mỗi người chúng ta — tất cả chúng ta đều thuộc về gia đình trong Thiên Chúa.”
Khi đặt ra câu hỏi tại sao Chúa “để những điều xấu xảy ra”, vị giám mục thừa nhận, “không có câu trả lời dễ dàng nào cả”.
“Nhưng điều đó không có nghĩa là không có câu trả lời”, ông nói, lập luận rằng “tình yêu là điều chúng ta cần ở thời điểm này”.
“Vào thời điểm này, Chúa đang kêu gọi mỗi người chúng ta trở thành công cụ để Người thể hiện tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự quan tâm của Người đối với những người đang đau khổ”, Đức Tổng Giám Mục nói.
Tượng Đức Mẹ Đồng Trinh của gia đình sống sót sau vụ cháy
Phần lớn tổng giáo phận đã phải vật lộn với đám cháy, đã phá hủy nhiều dãy nhà trong thành phố và khiến vô số tòa nhà bị đổ nát.
Các đám cháy bắt đầu vào thứ Ba và nhanh chóng lan rộng qua điều kiện khô hạn và gió bão Santa Ana thổi từ phía đông. Vào thứ Sáu, nhiều đám cháy đã bùng phát không được kiểm soát trên hàng ngàn mẫu Anh khi lính cứu hỏa nỗ lực kiểm soát đám cháy.
Trong số các công trình bị phá hủy có Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi. Cư dân Los Angeles Sam Laganà nói với Angelus News, tạp chí của tổng giáo phận, rằng sự phá hủy là "quá nhiều" và "quá sức chịu đựng".
Laganà nổi tiếng trong khu vực vì cung cấp "giọng nói sân vận động" cho Los Angeles Rams. Ông lớn lên ở Corpus Christi Parish và được dạy giáo lý ở đó.
Ông nói với Angelus rằng khi đám cháy bắt đầu vào đầu tuần này, ông đã "sử dụng nước từ vòi tưới vườn và bồn tắm nước nóng ở sân sau để dập tắt ngọn lửa bao quanh ngôi nhà mà ông đã ở 28 năm", tạp chí đưa tin.
“Khi tôi rời đi, tôi đã cố gắng bảo vệ ngôi nhà của mình và hy vọng giữ cho ngôi trường Corpus Christi không bị cháy bằng cách tưới nước xuống sườn đồi,” ông nói. Ngôi trường hầu như không bị phá hủy.
Trong khi đó, giáo dân Corpus Christi Rick McGeagh nói với Angelus rằng gia đình ông phát hiện ngôi nhà của họ đã bị thiêu rụi vào thứ Tư.
Tuy nhiên, “phần duy nhất còn sót lại trong ngôi nhà của ông” là bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh mà gia đình ông đã lắp đặt lần đầu tiên khi họ chuyển đến đây gần 30 năm trước.
McGeagh chia sẻ với tạp chí rằng: "Bức tượng đó là của bà tôi, bà đã mất năm 1997".
“Việc pho tượng sống sót, khi mọi thứ, ngay cả bếp lò Viking của chúng tôi, đều cháy rụi, tôi nghĩ là điều kỳ diệu. Không có cách nào giải thích được điều đó.”
Người dân Los Angeles đã tham dự Thánh lễ của Đức Tổng Giám Mục tại nhà thờ chính tòa ở trung tâm thành phố.
“Tôi cần sức mạnh của Chúa, như tất cả chúng ta đều cần,” ngài nói. “Tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt với một chặng đường khó khăn phía trước để xây dựng lại nhà cửa, và Cha Liam Kidney phải xây dựng lại Giáo xứ Corpus Christi, và ngài ấy không đơn độc. Chúng tôi sẽ ở đó để giúp đỡ.”
Kidney, người đã là cha sở của giáo xứ kể từ năm 1999, nói với hãng tin rằng sự tàn phá của giáo xứ — và cả ngôi nhà của ngài sau gần một phần tư thế kỷ — “vẫn chưa thể nguôi ngoai”.
Nhưng vị linh mục cho biết thảm kịch này cuối cùng sẽ mang lại điều tốt đẹp cho một giáo xứ vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng COVID-19 gần năm năm trước.
“COVID đã xé nát chúng ta,” ngài nói. “Điều này sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn.”
Phó tế, giáo dân cứu giáo xứ khi đám cháy bùng phát
Trong ít nhất một trường hợp khác, một giáo xứ đã được cứu bởi những giáo dân nhanh trí và may mắn có đủ nguồn lực để bảo vệ giáo xứ.
Angelus đưa tin rằng Phó tế José Luis Díaz và một nhóm giáo dân đã nỗ lực cứu Nhà thờ Sacred Heart ở Altadena khỏi đám cháy. Nỗ lực đó bao gồm việc phá vỡ ngói lợp và sử dụng vòi nước áp suất thấp để ngăn ngọn lửa.
Mặc dù giáo dân anh hùng đã cứu được nhà thờ, Diaz nói với Angelus rằng phần lớn phần còn lại của thành phố trông giống như một bãi chiến trường.
“Trông như chúng ta đang ở giữa chiến trường vậy. Mọi thứ đều bị xóa sổ,” anh nói. “Có rất nhiều ngôi nhà bị cháy, chỉ còn lại ống khói.”
Các nhân viên cấp cứu liên bang đã có mặt để hỗ trợ lực lượng ứng phó của tiểu bang và địa phương trong việc chống lại các đám cháy. Trực thăng đã xuất hiện trong suốt tuần để dội nước vào các bức tường lửa chỉ cách nhà vài feet. Thống đốc California Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về các đám cháy vào thứ Ba.
Tổng thống Joe Biden đã hủy chuyến thăm sắp tới tới Ý — chuyến đi ngoại giao cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và bao gồm cuộc gặp đã lên kế hoạch với Đức Thánh Cha Phanxicô — để giải quyết các vụ cháy rừng chết người đang diễn ra ở Nam California.
Trong khi đó, Tổng giáo phận đang làm việc với các cơ quan Công Giáo địa phương để mang nguồn lực đến cho những người bị ảnh hưởng bởi đám cháy. Tổng giáo phận đã thiết lập một cổng thông tin quyên góp để nhận tiền giúp cộng đồng "phục hồi và xây dựng lại".
Trong bài giảng hôm thứ năm, Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết những người Công Giáo ở Los Angeles “phải là những người mang lại niềm an ủi cho những người hàng xóm của chúng ta trong thời điểm thảm họa này”.
“Và chúng ta cũng phải là những người đứng bên cạnh họ và giúp họ xây dựng lại và tiến về phía trước với lòng can đảm, đức tin và hy vọng vào Chúa,” ngài nói. “Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.”
Source:Catholic News Agency
‘Ngài là một người xây dựng’: Đức Hồng Y George Pell được người viết tiểu sử nhớ đến 2 năm sau khi qua đời
Đặng Tự Do
15:51 11/01/2025
Đức Hồng Y George Pell, người qua đời đột ngột khiến thế giới Công Giáo bàng hoàng cách đây hai năm, được người viết tiểu sử nhớ đến vì lòng trung thành dưới áp lực, những nỗ lực cải cách và vì là “một người xây dựng” — cả ở Vatican và tại hai tổng giáo phận mà ngài lãnh đạo tại quê hương Úc.
“Ngài có tư duy cải cách... Đức Hồng Y Pell sẽ nhìn xung quanh và nghĩ, ừ thì, phải làm gì đây? Chúng ta có thể làm gì?... Tại sao nhiều trẻ em và thanh thiếu niên rời khỏi trường Công Giáo mà không thực hành đức tin?... Tại sao ơn gọi lại giảm mạnh như vậy? Tôi cho rằng ngài là một nhà cải cách thực tế”, Tess Livingstone nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn.
Là một nhà báo và tác giả người Úc, cuốn tiểu sử đầy đủ của Livingstone về vị Hồng Y đáng kính này đã được Ignatius Press xuất bản vào ngày 4 tháng 11 năm 2024.
Phát biểu với CNA tại Rôma vào ngày 10 tháng Giêng, kỷ niệm hai năm ngày mất của Đức Hồng Y Pell vì ngừng tim sau ca phẫu thuật thay khớp háng ở tuổi 81, Livingstone đã liệt kê nhiều tổ chức và không gian mà Đức Hồng Y Pell đã giúp xây dựng trong gần sáu thập niên phục vụ Giáo hội.
Tại Tổng giáo phận Melbourne từ năm 1996–2001 và sau đó là tại Sydney từ năm 2001–2014 — một sự thay đổi lãnh thổ đáng chú ý trong lịch sử đối với một tổng giám mục, chưa từng xảy ra trước đây ở Úc — Đức Hồng Y Pell đã thành lập các trường đại học, chủng viện, cao đẳng và giáo xứ Công Giáo.
Ngài đã khôi phục một nhà nguyện và xây dựng một khu vườn điêu khắc ở Melbourne. Ngài cũng là động lực thúc đẩy việc biên soạn sách giáo khoa giáo dục tôn giáo từ mẫu giáo đến lớp 12 tại Tổng giáo phận Melbourne.
Tại Rôma, Đức Hồng Y Pell đã xây dựng Domus Australia, một nhà thờ Công Giáo và nhà khách ở Rôma.
Tác giả cho biết việc mô tả vị Hồng Y này là không được ưa chuộng hoặc không được ưa chuộng ở chính đất nước của ngài “là một sự khái quát quá đáng. Rất nhiều, rất nhiều người nhận ra phẩm chất của ngài”.
“Ngài là người đóng góp rất hùng hồn cho quảng trường công cộng ở Úc,” Livingstone nói. “Ngài có một chuyên mục hàng tuần trên tờ báo bán chạy nhất cả nước, The Sunday Telegraph. Ngài được cả người không theo Công Giáo và người theo Công Giáo biết đến và kính trọng.”
“Và,” bà nói thêm, “đã có sự phẫn nộ dữ dội đối với quá trình tố tụng tại Victoria” vì kết tội Đức Hồng Y Pell về tội lạm dụng tình dục mặc dù không nhận được bất kỳ khiếu nại nào chống lại ngài trước cuộc điều tra của chính cảnh sát Victoria trong “Chiến dịch Tethering”.
Bà cho biết "không có gì ngạc nhiên khi Tòa án cao cấp tuyên bố ngài vô tội" đối với cáo buộc tội lạm dụng tình dục.
“George Cardinal Pell: Pax Invictis” (“Hòa bình cho những người bất khuất”), được xây dựng dựa trên cuốn tiểu sử xuất bản năm 2002 của Livingstone để kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của vị Hồng Y này, từ thời thơ ấu ở Ballarat, Victoria, đến vai trò lãnh đạo hai tổng giáo phận quan trọng nhất của Úc, cho đến cuộc cải cách tài chính của Vatican tại Rôma.
Tiểu sử cũng đề cập đến những năm cuối đời của ngài, bao gồm cả những gì mà các nhà phê bình gọi là một phiên tòa và bản án bất công tiếp theo là 13 tháng tù giam, trong đó có tám tháng biệt giam — cùng với những gì mà những người ủng hộ mô tả là lệnh cấm cử hành Thánh lễ một cách tàn nhẫn không cần thiết — trước khi ngài được minh oan khi tòa án tối cao của Úc hủy bỏ bản án.
'Hành động thiết thực vì người nghèo'
Người viết tiểu sử của Đức Hồng Y Pell cho biết một khía cạnh của vị Hồng Y thực tế này bị "bỏ qua và coi nhẹ" là sự quan tâm cụ thể của ngài đến người nghèo.
Livingstone cho biết: “Vì ngài có học thuyết chính thống nên mọi người bỏ qua tính thực tế của ngài, không chỉ là sự ủng hộ dành cho người nghèo giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà còn là hành động thực tế của ngài dành cho người nghèo”.
Bà cho biết, ngài đã điều hành Caritas, cơ quan cứu trợ Công Giáo tại Úc, trong chín năm khi ngài còn là tổng giám mục Công Giáo, và ngài đã phải cải cách số tiền được trao cho Phi Luật Tân, mà trước đó một phần vô tình được chuyển cho các nhóm cộng sản.
Trong khuôn khổ công việc này, ngài đã nhiều lần đến Phi Luật Tân, Campuchia, Ấn Độ và những nơi đầy thử thách khác “vào những thời điểm rất khó khăn”.
Nỗ lực mà ngài bỏ ra để quản lý hợp lý tài chính của tổ chức bác ái tại Úc chính là động lực to lớn thúc đẩy ngài chấp nhận lời bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô làm nhà lãnh đạo đầu tiên của Ban Kinh tế Vatican vào năm 2014.
Livingstone cho biết: “Ngài rất coi trọng sở thích của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho người nghèo và muốn có nhiều tiền hơn dành cho người nghèo và muốn chi ít hơn cho công tác hành chính và bộ máy quan liêu tại Vatican”.
Bà giải thích rằng ngài cũng muốn thấy nhiều tiền hơn từ quỹ đồng tiền Thánh Phêrô, là quỹ bác ái cá nhân của giáo hoàng, được chuyển đến tay người nghèo.
“Khi ngài xem xét, hơn 75% số tiền thu được cho quỹ đồng tiền Thánh Phêrô đang được sử dụng cho các mục đích khác, ngoài việc giúp đỡ người nghèo, thì ngài nói, hãy xem, tôi muốn có một kế hoạch theo thời gian để giảm số tiền đó từ 75 xuống còn 50 đến 25%. Ngài thực tế như vậy”.
Đức Hồng Y cũng là một người bạn thân thiết của người nghèo, cả ở Sydney và Rôma. Mặc dù ngài không phải là kiểu người "khoe lòng bác ái của mình trên tay áo", ngài vẫn chăm sóc một số người vô gia cư, đặc biệt là một người đàn ông, người thường tụ tập quanh khu vực gần căn nhà của ngài ở Rôma.
“Như ngài vẫn nói, 'Thỉnh thoảng tôi cho anh ta vài đồng.' Trên thực tế, ngài rất hào phóng với ông ta,” tác giả cho biết.
'Lòng trung thành dưới áp lực'
Livingstone cho biết bà nghĩ vị giám mục này cũng sẽ được nhớ đến vì cách ngài giải quyết thử thách đáng kinh ngạc khi phải ngồi tù hơn một năm, phần lớn thời gian là bị giam giữ biệt lập, trong khi vẫn giữ vững đức tin và sự bình tĩnh của mình.
“Ngài là hình mẫu ân sủng dưới áp lực và đức tin dưới áp lực,” bà nói. “Ngài chắc chắn đã dựa vào nguồn đức tin dự trữ của mình” và kiến thức sâu rộng của mình — có được qua nhiều thập niên đọc ngấu nghiến — về các vị thánh, Kinh thánh và các nhà tư tưởng.
Bà giải thích rằng ngài chỉ có thể có sáu cuốn sách cùng một lúc khi ở trong tù, bao gồm cả Kinh thánh và sách cầu nguyện, nhưng trong các nhật ký trong tù hiện đã xuất bản của ngài, “ngài đã viết rất nhiều… trích dẫn từ các vị thánh, các đoạn thánh thư khác… các quan sát khác của các vị lãnh đạo Giáo hội khác. Đức tin của ngài vô cùng mạnh mẽ trong thời gian đó.”
Bất chấp “chế độ khá khắc nghiệt” bao gồm cả việc không được phép cử hành Thánh lễ, “sức mạnh đức tin của ngài vẫn tỏa sáng”.
Livingstone nhớ lại rằng phong cách cầu nguyện của Đức Hồng Y, theo đánh giá của bà, là “truyền thống”, không theo nghĩa Thánh lễ La tinh truyền thống, mà theo nghĩa ngài “bám sát vào những lời cầu nguyện mà ngài biết khi còn nhỏ” và những lời ngài học được khi còn là chủng sinh. “Ngài từng nói với tôi rằng ngài chủ yếu cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ chúng ta hơn là với các vị thánh để xin cầu bầu.”
“Họ đã đọc kinh mân côi trong nhà khi ngài còn nhỏ. Tôi nghĩ rằng trong những năm sau đó, ngài đã đọc kinh mân côi. Có thể không phải lúc nào cũng vậy, nhưng chắc chắn là nhiều ngày, đặc biệt là khi ngài đang trải qua những thời điểm tồi tệ.”
Bà giải thích rằng một trong những “trận chiến lớn đầu tiên” của Đức Hồng Y Pell khi ngài tiếp quản chủng viện ở Melbourne là yêu cầu các chủng sinh cầu nguyện buổi tối hàng đêm và tham dự Thánh lễ hàng ngày. Ngài thích sự trật tự trong đời sống cầu nguyện của sinh viên.”
Và mặc dù Đức Hồng Y có “tính cách phi thường”, Livingstone cho biết ngài cũng “rất nhân văn”.
“Có một phần ở cuối nhật ký trong tù, trong đó ngài trích dẫn lời Thánh Phanxicô De Sales nói rằng ngài muốn kết thúc cuộc đời mình mà không có thù hận với bất kỳ ai, ngài muốn mọi thứ được giải quyết ổn thỏa, v.v. Và sau đó ngài chỉ nói thêm: 'Bánh nướng nóng cho bữa trưa. Tuyệt.'”
Source:Catholic News Agency‘He was a builder’: Cardinal George Pell remembered by biographer 2 years after death
“Ngài có tư duy cải cách... Đức Hồng Y Pell sẽ nhìn xung quanh và nghĩ, ừ thì, phải làm gì đây? Chúng ta có thể làm gì?... Tại sao nhiều trẻ em và thanh thiếu niên rời khỏi trường Công Giáo mà không thực hành đức tin?... Tại sao ơn gọi lại giảm mạnh như vậy? Tôi cho rằng ngài là một nhà cải cách thực tế”, Tess Livingstone nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn.
Là một nhà báo và tác giả người Úc, cuốn tiểu sử đầy đủ của Livingstone về vị Hồng Y đáng kính này đã được Ignatius Press xuất bản vào ngày 4 tháng 11 năm 2024.
Phát biểu với CNA tại Rôma vào ngày 10 tháng Giêng, kỷ niệm hai năm ngày mất của Đức Hồng Y Pell vì ngừng tim sau ca phẫu thuật thay khớp háng ở tuổi 81, Livingstone đã liệt kê nhiều tổ chức và không gian mà Đức Hồng Y Pell đã giúp xây dựng trong gần sáu thập niên phục vụ Giáo hội.
Tại Tổng giáo phận Melbourne từ năm 1996–2001 và sau đó là tại Sydney từ năm 2001–2014 — một sự thay đổi lãnh thổ đáng chú ý trong lịch sử đối với một tổng giám mục, chưa từng xảy ra trước đây ở Úc — Đức Hồng Y Pell đã thành lập các trường đại học, chủng viện, cao đẳng và giáo xứ Công Giáo.
Ngài đã khôi phục một nhà nguyện và xây dựng một khu vườn điêu khắc ở Melbourne. Ngài cũng là động lực thúc đẩy việc biên soạn sách giáo khoa giáo dục tôn giáo từ mẫu giáo đến lớp 12 tại Tổng giáo phận Melbourne.
Tại Rôma, Đức Hồng Y Pell đã xây dựng Domus Australia, một nhà thờ Công Giáo và nhà khách ở Rôma.
Tác giả cho biết việc mô tả vị Hồng Y này là không được ưa chuộng hoặc không được ưa chuộng ở chính đất nước của ngài “là một sự khái quát quá đáng. Rất nhiều, rất nhiều người nhận ra phẩm chất của ngài”.
“Ngài là người đóng góp rất hùng hồn cho quảng trường công cộng ở Úc,” Livingstone nói. “Ngài có một chuyên mục hàng tuần trên tờ báo bán chạy nhất cả nước, The Sunday Telegraph. Ngài được cả người không theo Công Giáo và người theo Công Giáo biết đến và kính trọng.”
“Và,” bà nói thêm, “đã có sự phẫn nộ dữ dội đối với quá trình tố tụng tại Victoria” vì kết tội Đức Hồng Y Pell về tội lạm dụng tình dục mặc dù không nhận được bất kỳ khiếu nại nào chống lại ngài trước cuộc điều tra của chính cảnh sát Victoria trong “Chiến dịch Tethering”.
Bà cho biết "không có gì ngạc nhiên khi Tòa án cao cấp tuyên bố ngài vô tội" đối với cáo buộc tội lạm dụng tình dục.
“George Cardinal Pell: Pax Invictis” (“Hòa bình cho những người bất khuất”), được xây dựng dựa trên cuốn tiểu sử xuất bản năm 2002 của Livingstone để kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của vị Hồng Y này, từ thời thơ ấu ở Ballarat, Victoria, đến vai trò lãnh đạo hai tổng giáo phận quan trọng nhất của Úc, cho đến cuộc cải cách tài chính của Vatican tại Rôma.
Tiểu sử cũng đề cập đến những năm cuối đời của ngài, bao gồm cả những gì mà các nhà phê bình gọi là một phiên tòa và bản án bất công tiếp theo là 13 tháng tù giam, trong đó có tám tháng biệt giam — cùng với những gì mà những người ủng hộ mô tả là lệnh cấm cử hành Thánh lễ một cách tàn nhẫn không cần thiết — trước khi ngài được minh oan khi tòa án tối cao của Úc hủy bỏ bản án.
'Hành động thiết thực vì người nghèo'
Người viết tiểu sử của Đức Hồng Y Pell cho biết một khía cạnh của vị Hồng Y thực tế này bị "bỏ qua và coi nhẹ" là sự quan tâm cụ thể của ngài đến người nghèo.
Livingstone cho biết: “Vì ngài có học thuyết chính thống nên mọi người bỏ qua tính thực tế của ngài, không chỉ là sự ủng hộ dành cho người nghèo giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà còn là hành động thực tế của ngài dành cho người nghèo”.
Bà cho biết, ngài đã điều hành Caritas, cơ quan cứu trợ Công Giáo tại Úc, trong chín năm khi ngài còn là tổng giám mục Công Giáo, và ngài đã phải cải cách số tiền được trao cho Phi Luật Tân, mà trước đó một phần vô tình được chuyển cho các nhóm cộng sản.
Trong khuôn khổ công việc này, ngài đã nhiều lần đến Phi Luật Tân, Campuchia, Ấn Độ và những nơi đầy thử thách khác “vào những thời điểm rất khó khăn”.
Nỗ lực mà ngài bỏ ra để quản lý hợp lý tài chính của tổ chức bác ái tại Úc chính là động lực to lớn thúc đẩy ngài chấp nhận lời bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô làm nhà lãnh đạo đầu tiên của Ban Kinh tế Vatican vào năm 2014.
Livingstone cho biết: “Ngài rất coi trọng sở thích của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho người nghèo và muốn có nhiều tiền hơn dành cho người nghèo và muốn chi ít hơn cho công tác hành chính và bộ máy quan liêu tại Vatican”.
Bà giải thích rằng ngài cũng muốn thấy nhiều tiền hơn từ quỹ đồng tiền Thánh Phêrô, là quỹ bác ái cá nhân của giáo hoàng, được chuyển đến tay người nghèo.
“Khi ngài xem xét, hơn 75% số tiền thu được cho quỹ đồng tiền Thánh Phêrô đang được sử dụng cho các mục đích khác, ngoài việc giúp đỡ người nghèo, thì ngài nói, hãy xem, tôi muốn có một kế hoạch theo thời gian để giảm số tiền đó từ 75 xuống còn 50 đến 25%. Ngài thực tế như vậy”.
Đức Hồng Y cũng là một người bạn thân thiết của người nghèo, cả ở Sydney và Rôma. Mặc dù ngài không phải là kiểu người "khoe lòng bác ái của mình trên tay áo", ngài vẫn chăm sóc một số người vô gia cư, đặc biệt là một người đàn ông, người thường tụ tập quanh khu vực gần căn nhà của ngài ở Rôma.
“Như ngài vẫn nói, 'Thỉnh thoảng tôi cho anh ta vài đồng.' Trên thực tế, ngài rất hào phóng với ông ta,” tác giả cho biết.
'Lòng trung thành dưới áp lực'
Livingstone cho biết bà nghĩ vị giám mục này cũng sẽ được nhớ đến vì cách ngài giải quyết thử thách đáng kinh ngạc khi phải ngồi tù hơn một năm, phần lớn thời gian là bị giam giữ biệt lập, trong khi vẫn giữ vững đức tin và sự bình tĩnh của mình.
“Ngài là hình mẫu ân sủng dưới áp lực và đức tin dưới áp lực,” bà nói. “Ngài chắc chắn đã dựa vào nguồn đức tin dự trữ của mình” và kiến thức sâu rộng của mình — có được qua nhiều thập niên đọc ngấu nghiến — về các vị thánh, Kinh thánh và các nhà tư tưởng.
Bà giải thích rằng ngài chỉ có thể có sáu cuốn sách cùng một lúc khi ở trong tù, bao gồm cả Kinh thánh và sách cầu nguyện, nhưng trong các nhật ký trong tù hiện đã xuất bản của ngài, “ngài đã viết rất nhiều… trích dẫn từ các vị thánh, các đoạn thánh thư khác… các quan sát khác của các vị lãnh đạo Giáo hội khác. Đức tin của ngài vô cùng mạnh mẽ trong thời gian đó.”
Bất chấp “chế độ khá khắc nghiệt” bao gồm cả việc không được phép cử hành Thánh lễ, “sức mạnh đức tin của ngài vẫn tỏa sáng”.
Livingstone nhớ lại rằng phong cách cầu nguyện của Đức Hồng Y, theo đánh giá của bà, là “truyền thống”, không theo nghĩa Thánh lễ La tinh truyền thống, mà theo nghĩa ngài “bám sát vào những lời cầu nguyện mà ngài biết khi còn nhỏ” và những lời ngài học được khi còn là chủng sinh. “Ngài từng nói với tôi rằng ngài chủ yếu cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ chúng ta hơn là với các vị thánh để xin cầu bầu.”
“Họ đã đọc kinh mân côi trong nhà khi ngài còn nhỏ. Tôi nghĩ rằng trong những năm sau đó, ngài đã đọc kinh mân côi. Có thể không phải lúc nào cũng vậy, nhưng chắc chắn là nhiều ngày, đặc biệt là khi ngài đang trải qua những thời điểm tồi tệ.”
Bà giải thích rằng một trong những “trận chiến lớn đầu tiên” của Đức Hồng Y Pell khi ngài tiếp quản chủng viện ở Melbourne là yêu cầu các chủng sinh cầu nguyện buổi tối hàng đêm và tham dự Thánh lễ hàng ngày. Ngài thích sự trật tự trong đời sống cầu nguyện của sinh viên.”
Và mặc dù Đức Hồng Y có “tính cách phi thường”, Livingstone cho biết ngài cũng “rất nhân văn”.
“Có một phần ở cuối nhật ký trong tù, trong đó ngài trích dẫn lời Thánh Phanxicô De Sales nói rằng ngài muốn kết thúc cuộc đời mình mà không có thù hận với bất kỳ ai, ngài muốn mọi thứ được giải quyết ổn thỏa, v.v. Và sau đó ngài chỉ nói thêm: 'Bánh nướng nóng cho bữa trưa. Tuyệt.'”
Source:Catholic News Agency
Hồng Y McElroy đến Washington như thế nào
Vũ Văn An
17:48 11/01/2025
Ed. Condon, đồng chủ bút của The Pillar, ngày 8 tháng 1 năm 2025, cho hay: Hôm thứ Hai, Tòa thánh đã công bố Hồng Y Robert McElroy là Tổng giám mục tiếp theo của Washington, chấm dứt nhiều tháng đồn đoán về việc bổ nhiệm và quá trình hậu trường gây tranh cãi để chỉ định người kế nhiệm Hồng Y Wilton Gregory.
Mặc dù McElroy từ lâu đã được biết đến là ứng viên được một số giám mục cấp cao của Hoa Kỳ ưa thích, đáng chú ý nhất là Hồng Y Blase Cupich của Chicago, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô được cho là đã đưa ra quyết định chắc chắn chống lại người bản xứ California này vào tháng 10.
Vậy McElroy đã làm thế nào để lấy được tòa thủ đô và việc bổ nhiệm ngài nói lên điều gì về bối cảnh chính trị-giáo hội ở Hoa Kỳ và Rome?
Trong một thời gian, trong giới giám mục, người ta đã biết rộng rãi rằng vị tổng giám mục sắp mãn nhiệm của Washington, Hồng Y Wilton Gregory, 77 tuổi, hy vọng sẽ nghỉ hưu, sau khi phục vụ kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 2019, sau khi Đức Giáo Hoàng miễn cưỡng chấp nhận đơn từ chức của Hồng Y Donald Wuerl sau vụ tai tiếng McCarrick.
Tổng giáo phận Washington luôn là một trong những cuộc bổ nhiệm nhạy cảm nhất trong Giáo hội Hoa Kỳ.
Mặc dù có thể không có quy mô như New York hay Chicago, hoặc tầm quan trọng về mặt văn hóa lịch sử như Boston, nhưng vị trí gần với quyền lực chính trị khiến nơi này trở thành trung tâm của sân khấu tôn giáo quốc gia.
Theo mọi thông tin, việc tìm người kế nhiệm Gregory sẽ không bao giờ dễ dàng hay đơn giản, với tình trạng bế tắc trong các cuộc bổ nhiệm giám mục lớn của Hoa Kỳ đang trở thành chuẩn mực mới — hiện tại có tám tổng giám mục trên 75 tuổi, với năm vị nữa sẽ đến tuổi theo giáo luật để nộp đơn từ chức trong năm tới.
Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thân cận với quá trình bổ nhiệm tại Hoa Kỳ và Rome, tình hình trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn sau khi hội đồng giám mục Hoa Kỳ chia rẽ công khai và gay gắt về nhiệm kỳ tổng thống của Biden, bắt đầu từ ngày nhậm chức của ông và kéo dài đến cuộc tranh luận về "sự nhất quán Thánh Thể".
Các nguồn tin thân cận với Bộ Giám mục đã nói với The Pillar trong nhiều tháng về các khuyến nghị và chương trình nghị sự mâu thuẫn giữa các thành viên người Mỹ của bộ, Hồng Y Blase Cupich và Joseph Tobin của Newark, và sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, Hồng Y Christophe Pierre.
Quá trình bổ nhiệm người kế nhiệm Hồng Y Sean O'Malley của Boston, mà một số nguồn tin cho biết cũng bao gồm McElroy là một ứng viên khả hữu, đã bế tắc trong nhiều năm, cho đến sinh nhật lần thứ 80 của O'Malley.
Trong quá trình này đối với Washington, một bế tắc tương tự đã hình thành, với các nguồn tin thân cận với cả Bộ Giám mục và Văn phòng Quốc vụ khanh nói với The Pillar rằng một lần nữa không có thỏa thuận nào giữa sứ thần, người có chức vụ thẩm tra và đề xuất các ứng cử viên bổ nhiệm cho bộ, và các thành viên người Mỹ của bộ.
Một viên chức cấp cao nói với The Pillar rằng "[Đức Hồng Y] Cupich kiên quyết ủng hộ McElroy", "và sứ thần cũng rõ ràng phản đối ngài". Viên chức này cho biết rằng Đức Hồng Y Pierre tin rằng McElroy sẽ là một lựa chọn "gây chia rẽ" cho công việc tại D.C., vì ngài được coi là một nhân vật gây tranh cãi trong số các giám mục anh em của mình và lên tiếng về các vấn đề chính trị.
Một viên chức thân cận với quá trình này cho biết tuổi tác là một yếu tố khác khiến sứ thần phản đối McElroy. "[McElroy] đã 70, 71 tuổi vào tháng 2, tức là bằng tuổi Gregory khi ngài được bổ nhiệm", viên chức này nhận xét.
Ông cho biết "Việc tìm một ứng viên phù hợp cho Washington là một cơn đau đầu ngay cả trong thời điểm tốt nhất, một cơn ác mộng trong thời buổi ngày nay". “Không ai muốn phải trải qua tất cả những điều này một lần nữa trong vài năm nữa, và vị sứ thần đã tranh luận về một người trẻ hơn, một người có thể mang lại sự ổn định.”
Một quan chức khác đã xác nhận mối quan ngại rõ ràng của Pierre về McElroy, và cho biết sau kết quả bầu cử của Hoa Kỳ, chính Phủ Quốc vụ khanh đã mong muốn có một cách tiếp cận “không đối đầu” với chính quyền Trump sắp tới.
Lần cuối cùng Trump tại nhiệm, các quan chức chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đáng chú ý nhất là Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã công khai xung đột với Vatican về các vấn đề ngoại giao, đặc biệt là thỏa thuận mục vụ gây tranh cãi năm 2018 của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục và chính phủ đàn áp các quyền tự do dân sự ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, với mục tiêu ngoại giao quan trọng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và là mục tiêu đã nêu của chính quyền Trump sắp tới, Phủ Quốc vụ khanh Vatican đang tìm kiếm sự tham gia có khả năng mang tính xây dựng, các quan chức nói với The Pillar.
Một quan chức cho biết: “Làm việc vì hòa bình là ưu tiên tuyệt đối của Đức Thánh Cha”. “Nếu có thể hợp tác ở đó [ở Ukraine] hoặc ở Đất Thánh, thì đó phải là ưu tiên hàng đầu.”
Nhiều nguồn tin nói với The Pillar rằng sau cuộc tiếp kiến được công khai vào tháng 10 với Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành cho các Hồng Y Cupich, Tobin và McElroy trong hội nghị thượng đỉnh về tính đồng nghị, tại đó cuộc bổ nhiệm ở Washington đã được thảo luận, Đức Phanxicô đã quyết định không chuyển giám mục San Diego đến Washington.
Tuy nhiên, cùng một nguồn tin cho biết rằng, bất chấp những lo ngại của Phủ Quốc vụ khanh và sứ thần tại Washington, và quyết tâm rõ ràng của Đức Phanxicô trong việc bổ nhiệm một người khác, không có phương án thay thế mạnh mẽ nào được đưa ra.
"[Đức Hồng Y Pierre] tất nhiên có một số lựa chọn", một viên chức Vatican quen thuộc với quá trình này cho biết, "nhưng không có ai mà ngài có vẻ hoàn toàn cam kết".
Tờ Pillar trước đây đã đưa tin rằng Tổng giám mục Shelton Fabre của Louisville đã xuất hiện như một ứng viên tiềm năng cho Washington. Khi được hỏi về việc cân nhắc Fabre cho vai trò này, viên chức đó cho biết vị tổng giám mục này "có lý trên lý thuyết" nhưng ngài thiếu một người ủng hộ nhiệt tình trong các cuộc thảo luận.
"Có thể ngài là ứng viên hoàn hảo", viên chức này cho biết, "nhưng ngài chỉ là một lựa chọn trong số nhiều lựa chọn. Sứ thần chắc chắn không thúc đẩy ngài tiến lên như những người khác đã thúc đẩy McElroy".
Việc không có một phương án thay thế rõ ràng đã khiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô giao nhiệm vụ cho cựu tổng giám mục Washington là Hồng Y Donald Wuerl xác định một lựa chọn phù hợp. Wuerl, như The Pillar đã đưa tin trước đó, đã xác định Giám mục Shawn McKnight của Jefferson City, với Hồng Y Gregory cũng ký vào khuyến nghị.
Tuy nhiên, các nguồn tin tại Văn phòng Ngoại giao nói với The Pillar rằng mặc dù McElroy ban đầu đã bị loại một phần vì ngài có thể bị chính quyền mới coi là một lựa chọn khiêu khích, nhưng chính các sự kiện ngoại giao đã đưa ngài trở lại cuộc trò chuyện.
Vào ngày 20 tháng 12, Donald Trump đã tuyên bố chọn Brian Burch làm đại sứ Hoa Kỳ tiếp theo tại Tòa thánh. Burch, chủ tịch của nhóm vận động chính trị CatholicVote, là người ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch của Trump. Tuy nhiên, ông và tổ chức của mình cũng đôi khi chỉ trích gay gắt Vatican và Giáo hoàng Phanxicô và đặc biệt chỉ trích công tác cứu trợ của Giáo Hội Công Giáo tại biên giới phía nam Hoa Kỳ.
Một nguồn tin thân cận với Phủ Quốc vụ khanh nói với The Pillar rằng thông báo về Burch là đại sứ mới đã "mở lại toàn bộ cuộc trò chuyện".
“Người ta cho rằng đã giải quyết ổn thỏa [có lợi cho McKnight], sẵn sàng đưa ra quyết định, rồi đột nhiên lại không như vậy nữa”.
Vị quan chức này cho biết việc bổ nhiệm Burch được Phủ Quốc vụ khanh coi là “hung hăng” và “thiếu ngoại giao”.
“Nó đã chấm dứt kỳ vọng về một loại ‘khởi đầu mới’”, ông cho biết. Đồng thời, các nguồn tin thân cận với quá trình này nói với The Pillar, Hồng Y Cupich đã riêng tư tuyên bố đề cử này là đối đầu với chính bản thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đòi hỏi phải có cuộc bổ nhiệm Washington để đáp trả.
Kết quả là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đảo ngược quyết định trước đó của ngài và chọn McElroy, The Pillar được cho biết như thế.
—
Bất kể những lo ngại về ứng viên McElroy trước khi được bổ nhiệm, và bất kể lý do nào khiến ngài cuối cùng được chọn làm Tổng giám mục Washington, thì việc ngài sẽ chọn giọng điệu nào khi nhậm chức vẫn còn phải chờ xem.
Trong buổi lễ chính thức trình diện với tư cách là tổng giám mục mới vào thứ Hai, Hồng Y McElroy đã nói rõ rằng ngài không có ý định đối đầu với chính quyền trong vai trò mới của mình.
Trích dẫn nhu cầu “tạo ra sự thống nhất lớn hơn trong xã hội của chúng ta trong lĩnh vực chính trị-văn hóa”, vị Hồng Y cho biết rằng “tất cả chúng ta với tư cách là người Mỹ nên hy vọng và cầu nguyện để chính phủ của chúng ta sẽ thành công trong việc giúp nâng cao xã hội, văn hóa và cuộc sống của chúng ta cho toàn thể quốc gia”.
“Tôi cầu nguyện để chính quyền của Tổng thống Trump, và tất cả các nhà lập pháp và thống đốc tiểu bang và địa phương trên toàn quốc, sẽ cùng nhau làm việc để khiến quốc gia của chúng ta thực sự tốt đẹp hơn”.
Vị Hồng Y cũng nhấn mạnh vấn đề nhập cư là một “vấn đề lớn” có khả năng “tương phản” với chính quyền sắp tới. Thừa nhận “nỗ lực đúng đắn” và “hợp pháp” của chính phủ Hoa Kỳ nhằm kiểm soát biên giới, vị Hồng Y lưu ý rằng “chúng ta luôn được kêu gọi phải có ý thức về phẩm giá của mỗi con người” và nhắc lại mối quan ngại mà nhiều giám mục Hoa Kỳ, bao gồm cả ban lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, bày tỏ về các chính sách “trục xuất hàng loạt và bừa bãi” được đề xuất.
“Chúng ta sẽ phải xem điều gì sẽ xảy ra”, McElroy nói.
Vị tổng giám mục mới chọn trở thành một nhà phê bình gay gắt như thế nào đối với chính phủ vẫn chưa được biết, và chắc chắn sẽ được định hình bởi các lựa chọn chính sách của Trump và việc thực hiện chúng. Nhưng, như một lần xuất hiện đầu tiên và như một tuyên bố về ý định, những phát biểu của vị Hồng Y vào thứ Hai đã đưa ngài thẳng thắn đồng tình với phần lớn các giám mục Hoa Kỳ — ngài đã đề cập một cách rõ ràng đến “những đứa trẻ chưa chào đời” trước tiên trong một danh sách ngắn gọn về những người mà Giáo hội được kêu gọi bảo vệ với tư cách là người bênh vực cho.
Ở cấp địa phương hơn, nhiều người Công Giáo Washington đã bày tỏ mối quan ngại ngay lập tức về những ưu tiên mục vụ của ngài đối với tổng giáo phận có thể là gì. Tổng giáo phận là nơi sinh sống của các cộng đồng duy truyền thống về phụng vụ đáng kể và một số gia đình dạy con học tại nhà — cả hai vấn đề mà McElroy thường bị coi là không đồng tình.
Bản thân McElroy đã nhấn mạnh hôm thứ Hai rằng ngài không có kế hoạch cụ thể nào cho Washington và mối quan tâm đầu tiên của ngài là tìm hiểu về bản chất "đa dạng" của tổng giáo phận.
Vị Hồng Y ban đầu bị loại khỏi cuộc chạy đua cho chức vụ mà ngài hiện đang nắm giữ, chủ yếu là vì ngài được coi là một lựa chọn có khả năng gây chia rẽ và gây tranh cãi. Thời gian sẽ cho biết liệu ngài có xác nhận hay làm đảo lộn những nghi ngờ đó, giữa những người mới của ngài, cùng với các giám mục anh em của ngài, và với chính quyền tổng thống sắp tới.
Tại buổi tiếp kiến Năm Thánh Đức Thánh Cha chia sẻ: ‘Năm Thánh mời gọi chúng ta bắt đầu lại’
Thanh Quảng sdb
18:36 11/01/2025
Tại buổi tiếp kiến Năm Thánh Đức Thánh Cha chia sẻ: ‘Năm Thánh mời gọi chúng ta bắt đầu lại’
Trong buổi tiếp kiến Năm Thánh đầu tiên vào thứ Bảy (11/1/2025), Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh Năm Thánh là thời gian cho một khởi đầu mới, bắt nguồn từ sức mạnh biến đổi của Vương quốc Thiên Chúa, dựa trên tấm gương của Thánh Gioan Tẩy Giả, một “nhà tiên tri vĩ đại của hy vọng”.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Trong buổi tiếp kiến đầu tiên của Năm Thánh vào thứ Bảy, ngày 11 tháng 1, Đức Thánh Cha Phanxicô đã định hình Năm Thánh như một khoảnh khắc ân sủng, một lời mời gọi "bắt đầu lại". Những lời này vang vọng trong suốt Bài giáo lý của ngài, vừa là lời kêu gọi hành động vừa là lời nhắc nhở về bản chất của Năm Thánh: cơ hội để mọi người bắt đầu lại từ Thiên Chúa, nguồn hy vọng cuối cùng của chúng ta.
Hy vọng là bắt đầu lại
Hy vọng, chủ đề nền tảng của Năm Thánh 2025, sẽ là trọng tâm của chu kỳ tiếp kiến hai tuần một lần mới này, sẽ kết hợp các buổi giáo lý truyền thống vào thứ Tư trong suốt cả năm, đại diện cho lý tưởng dành cho những người hành hương về Rome để tìm lại "một khởi đầu mới".
Phát biểu trước 8.000 người qui tụ tại Hội trường thánh Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung suy ngẫm của mình vào thánh Gioan Tẩy Giả, người mà ngài mô tả là "một nhà tiên tri vĩ đại của hy vọng".
Gioan Tẩy Giả, một nhà tiên tri vĩ đại của hy vọng
Nêu bật vai trò quan trọng của Gioan trong lịch sử Kinh thánh, Đức Thánh Cha nhắc lại lời khen ngợi của Chúa Giêsu về thánh nhân, là "một người vĩ đại nhất trong số những người được sinh ra từ người nữ" (Lc 7:24,26-28).
Sứ mệnh của Gioan, được đánh dấu bằng lời kêu gọi sám hối và đổi mới tượng trưng bằng việc dìm mình trong Sông Jordan, phản ánh cuộc hành hương của những người Công Giáo khi đi qua Cửa Thánh trong Năm Thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng hành động này tượng trưng cho một khởi đầu mới, một sự thiết lập lại sâu sắc về mặt tinh thần.
Hy vọng, một món quà của Chúa
Đức Thánh Cha giải thích rằng hy vọng không chỉ đơn thuần là “một thói quen hay một đặc điểm”, mà là “sức mạnh (virtus) trong tiếng Latin) cần được cầu xin”, một món quà của Chúa thúc đẩy những người theo chúa “bắt đầu lại hành trình của cuộc sống”.
Đức Thánh Cha nói: Như Phúc âm Luca đã nói với chúng ta, điều đó đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận sự nhỏ bé của con người trước sự vĩ đại của Chúa. “Điều đó không phụ thuộc vào chúng ta, mà phụ thuộc vào Vương quốc của Chúa”, nơi mà ngay cả những người “nhỏ bé” nhất cũng trở nên vĩ đại.
“Chào đón Vương quốc của Chúa dẫn chúng ta đến một trật tự mới của sự vĩ đại. Thế giới của chúng ta, tất cả chúng ta đều cần điều này!”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến những cuộc đấu tranh của đức tin, dựa trên những khoảnh khắc nghi ngờ của chính Gioan Tẩy Giả trong thời gian bị giam cầm. Đức Thánh Cha lưu ý rằng những nghi ngờ này cộng hưởng với những thách thức mà các Kitô hữu ngày nay phải đối mặt khi điều hướng một thế giới mà “nhiều Hêrôđê” vẫn “chống lại Vương quốc Thiên Chúa”.
Nhận ra sự nhỏ bé của chúng ta
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng Phúc âm cung cấp một liều thuốc giải độc cho sự tuyệt vọng này thông qua những lời dạy mang tính biến đổi của nó, đặc biệt là các Mối phúc, vạch ra một con đường mới của hy vọng.
Lời kêu gọi tình huynh đệ và trách nhiệm đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bằng lời kêu gọi hãy đón nhận hy vọng và sự đổi mới thông qua việc phục vụ và tình huynh đệ, đặc biệt là đối với những người nhỏ bé nhất, và thông qua trách nhiệm đối với "ngôi nhà chung" của chúng ta, Trái đất “bị lạm dụng và tổn thương”.
Ngài nói rằng đây chính là bản chất của Năm Thánh: một khởi đầu mới dựa trên Thiên Chúa và cam kết yêu thương và phục vụ.
“Chúng ta hãy bắt đầu lại từ bản chất độc đáo này của Thiên Chúa, điều đã tỏa sáng trong Chúa Giêsu và giờ đây ràng buộc chúng ta phải phục vụ, yêu thương trong tình huynh đệ, thừa nhận mình nhỏ bé. Và nhìn thấy những người nhỏ bé nhất, lắng nghe họ và trở thành tiếng nói của họ. Đây chính là khởi đầu mới, Năm Thánh của chúng ta!”
Trong buổi tiếp kiến Năm Thánh đầu tiên vào thứ Bảy (11/1/2025), Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh Năm Thánh là thời gian cho một khởi đầu mới, bắt nguồn từ sức mạnh biến đổi của Vương quốc Thiên Chúa, dựa trên tấm gương của Thánh Gioan Tẩy Giả, một “nhà tiên tri vĩ đại của hy vọng”.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Trong buổi tiếp kiến đầu tiên của Năm Thánh vào thứ Bảy, ngày 11 tháng 1, Đức Thánh Cha Phanxicô đã định hình Năm Thánh như một khoảnh khắc ân sủng, một lời mời gọi "bắt đầu lại". Những lời này vang vọng trong suốt Bài giáo lý của ngài, vừa là lời kêu gọi hành động vừa là lời nhắc nhở về bản chất của Năm Thánh: cơ hội để mọi người bắt đầu lại từ Thiên Chúa, nguồn hy vọng cuối cùng của chúng ta.
Hy vọng là bắt đầu lại
Hy vọng, chủ đề nền tảng của Năm Thánh 2025, sẽ là trọng tâm của chu kỳ tiếp kiến hai tuần một lần mới này, sẽ kết hợp các buổi giáo lý truyền thống vào thứ Tư trong suốt cả năm, đại diện cho lý tưởng dành cho những người hành hương về Rome để tìm lại "một khởi đầu mới".
Phát biểu trước 8.000 người qui tụ tại Hội trường thánh Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung suy ngẫm của mình vào thánh Gioan Tẩy Giả, người mà ngài mô tả là "một nhà tiên tri vĩ đại của hy vọng".
Gioan Tẩy Giả, một nhà tiên tri vĩ đại của hy vọng
Nêu bật vai trò quan trọng của Gioan trong lịch sử Kinh thánh, Đức Thánh Cha nhắc lại lời khen ngợi của Chúa Giêsu về thánh nhân, là "một người vĩ đại nhất trong số những người được sinh ra từ người nữ" (Lc 7:24,26-28).
Sứ mệnh của Gioan, được đánh dấu bằng lời kêu gọi sám hối và đổi mới tượng trưng bằng việc dìm mình trong Sông Jordan, phản ánh cuộc hành hương của những người Công Giáo khi đi qua Cửa Thánh trong Năm Thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng hành động này tượng trưng cho một khởi đầu mới, một sự thiết lập lại sâu sắc về mặt tinh thần.
Hy vọng, một món quà của Chúa
Đức Thánh Cha giải thích rằng hy vọng không chỉ đơn thuần là “một thói quen hay một đặc điểm”, mà là “sức mạnh (virtus) trong tiếng Latin) cần được cầu xin”, một món quà của Chúa thúc đẩy những người theo chúa “bắt đầu lại hành trình của cuộc sống”.
Đức Thánh Cha nói: Như Phúc âm Luca đã nói với chúng ta, điều đó đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận sự nhỏ bé của con người trước sự vĩ đại của Chúa. “Điều đó không phụ thuộc vào chúng ta, mà phụ thuộc vào Vương quốc của Chúa”, nơi mà ngay cả những người “nhỏ bé” nhất cũng trở nên vĩ đại.
“Chào đón Vương quốc của Chúa dẫn chúng ta đến một trật tự mới của sự vĩ đại. Thế giới của chúng ta, tất cả chúng ta đều cần điều này!”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến những cuộc đấu tranh của đức tin, dựa trên những khoảnh khắc nghi ngờ của chính Gioan Tẩy Giả trong thời gian bị giam cầm. Đức Thánh Cha lưu ý rằng những nghi ngờ này cộng hưởng với những thách thức mà các Kitô hữu ngày nay phải đối mặt khi điều hướng một thế giới mà “nhiều Hêrôđê” vẫn “chống lại Vương quốc Thiên Chúa”.
Nhận ra sự nhỏ bé của chúng ta
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng Phúc âm cung cấp một liều thuốc giải độc cho sự tuyệt vọng này thông qua những lời dạy mang tính biến đổi của nó, đặc biệt là các Mối phúc, vạch ra một con đường mới của hy vọng.
Lời kêu gọi tình huynh đệ và trách nhiệm đối với ngôi nhà chung của chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bằng lời kêu gọi hãy đón nhận hy vọng và sự đổi mới thông qua việc phục vụ và tình huynh đệ, đặc biệt là đối với những người nhỏ bé nhất, và thông qua trách nhiệm đối với "ngôi nhà chung" của chúng ta, Trái đất “bị lạm dụng và tổn thương”.
Ngài nói rằng đây chính là bản chất của Năm Thánh: một khởi đầu mới dựa trên Thiên Chúa và cam kết yêu thương và phục vụ.
“Chúng ta hãy bắt đầu lại từ bản chất độc đáo này của Thiên Chúa, điều đã tỏa sáng trong Chúa Giêsu và giờ đây ràng buộc chúng ta phải phục vụ, yêu thương trong tình huynh đệ, thừa nhận mình nhỏ bé. Và nhìn thấy những người nhỏ bé nhất, lắng nghe họ và trở thành tiếng nói của họ. Đây chính là khởi đầu mới, Năm Thánh của chúng ta!”
Văn Hóa
Nước!
Nguyễn Trung Tây
15:54 11/01/2025
Nước!
Lm Nguyễn Trung Tây
https://www.youtube.com/watch?v=UbJdkcF_uQc
Em hỏi,
— Cha ơi! Sao lại Rửa Tội bằng Nước, có Dầu, có Nến Phục Sinh và Khăn Trắng?
Nghe em hỏi, tôi chỉ tay ra bên ngoài, hỏi lại em,
— Con thấy gì ở bên ngoài?
Nhìn thấy em ngơ ngác, tôi nói thêm,
— Bây giờ Úc Châu đang là mùa gì?
Em lần này nói ngay,
— Cha! Úc Châu đang là mùa hè... Cha biết mà, sao cha lại hỏi con. Mà năm nay mùa hè nóng quá cha ơi!
Em nói đúng. Úc Châu năm nay nóng thật! Mà không chỉ nước Úc nóng, cả thế giới cũng nóng. Nóng đến nỗi nước Mỹ vẫn đang chớm đông, nhưng gió sa mạc Santa Ana thổi về khiến lửa bốc cao đốt cháy nhà cửa của cư dân khu vực Los Angeles.
NƯỚC
Gió nóng mùa hè gợi nhớ vùng đất Trung Đông nhiều sa mạc. Nước bình thường đã quan trọng, nơi sa mạc, nước lại càng thêm quan trọng. Nơi sa mạc, hạt nước cũng là hạt vàng. Nơi sa mạc, cư dân có phong tục tẩy rửa, tẩy rửa người, tẩy rửa hồn. Không lạ chi tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo thường xuyên dùng nước để thanh tẩy. Đặc biệt Israel có dòng sông Jordan bắt nguồn từ thượng nguồn núi Hermon đổ vào Biển Hồ Galilee. Sông xuôi nguồn kéo dài xuống phương Nam, dừng lại những dòng nước tại Biển Chết. Dọc theo hai bên bờ sông Jordan, ngôn sứ sa mạc Gioan đã từng mời gọi đồng hương nhận nước thanh tẩy. Nhiều người đã tới nhận dòng nước mát từ hai bàn tay ngôn sứ sa mạc. Đức Giêsu từ Galilee cũng tới. Nước mát dòng sông đã từng tắm mát tâm hồn người truyền giáo một đời lấm lem đất bùn để cho đời sạch hơn...
Không nước, không tất cả. Không lạ chi Sách Sáng Thế Ký mở ra câu chuyện Sáng Thế 2:4b-25 với bối cảnh khô khốc! Sách kể,
...Vào ngày Thiên Chúa làm ra trời và đất, (khi đó) chưa có cây cối trên mặt đất, chưa có cỏ cây ngoài đồng, vì Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và chưa có người để canh tác… Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên, tưới khắp cả mặt đất (2:5-6).
Từ khi nước xuất hiện, bối cảnh khô khốc biến dạng. Nước gặp đất khô biến thành bùn đất. Từ bùn đất, Thiên Chúa nặn ra con người. Ngài thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành sinh vật (2:7-8). Bởi có nước, hạt mầm nứt vỏ, cỏ xanh vươn cao. Mầu khô khốc biến mất nhường chỗ cho mầu xanh sự sống. Vườn Địa Đàng xanh tươi được Thiên Chúa tạo dựng. Vườn có con người và cây trái. Cây cỏ, con người, vườn Địa Đàng lần lượt xuất hiện. Tất cả cũng bởi vì có NƯỚC.
Bốn năm tu sĩ làm việc trong sa mạc Úc Châu. Bốn năm vừa đủ dài để cảm nghiệm trực tiếp và thường xuyên về một đời sống nếu có hoặc nếu không có nước. Mưa không đổ xuống, sa mạc Úc Châu cỏ chết khô trải thảm mênh mông mầu chết khô. Nhưng chỉ cần một trận mưa đổ xuống. Chỉ một trận thôi! Qua một đêm. Mặt trời vươn vai chiếu sáng rực rỡ một vùng hừng hực ngút ngàn mầu xanh mới. Mầu xanh sự sống mới trải thảm nguyên cả một sa mạc bao la. Mầu xanh cỏ non ngút ngàn kéo dài tới tận cuối đường chân trời. Tu sĩ mê sa mạc vào những giây phút đó. Tu sĩ thích đứng giữa trời sa mạc khi đang mưa. Giơ tay ra hứng lấy những hạt mưa trời. Nếm vị nước của trời. Say lâng lâng bởi những hạt nước sa mạc Thổ dân Úc Châu…
…Bước vào nguyện đường Thổ dân, tu sĩ đổ những hạt Nước lạnh lên đầu em bé thổ dân tóc và mắt mầu đen lay láy,
— Teresa, cha rửa tội con. Nhân danh Cha…
Ngoài trời nắng gắt. Nguyện đường Thổ dân không máy lạnh. Khí ẩm ngột ngạt nguyện đường. Những hạt Nước lạnh đầu tiên đổ lên đầu tắm mát em. Nước mát, bé mở miệng cười toe toe! Những ngón tay hồng hồng nhỏ xíu vẫy vẫy. Em toét miệng cười nhìn dòng Nước rơi. Một lần nữa Nước mát lại đổ xuống trên đầu em, lần này tu sĩ đọc,
— Và Con…
Em vẫy vẫy hai chân bé tí xíu. Em cười rộn ràng! Tu sĩ lại nghiêng người, đổ xuống những hạt Nước mát lên cái đầu bé tí ti, tóc đen rậm rạp xoăn xoăn có lọn. Lần này tu sĩ đọc,
— Và Thánh Thần.
Nước tắm mát em, em đôi mắt hạt nhãn cười tươi roi rói, em cười nhe hai lợi răng trống chưa mọc răng…
Tu sĩ giải thích với cộng đoàn,
— Nước ban tặng sự sống, sự sống mới trong Đức Kitô.
Tu sĩ nhìn mọi người,
— Sáng, ai cũng tắm. Không tắm, không ai muốn đứng gần…
Tu sĩ bịt mũi, nói rõ,
— Bởi hôi!
Nguyện đường Thổ dân rộn ràng tiếng cười với câu nhận xét của linh mục chủ tế. Tu sĩ gợi ý suy tư,
— Nước thanh tẩy những vết dơ của tội…
Tu sĩ kết luận vai trò của Nước trong Bí tích Rửa Tội,
— Trong Nước và bởi Nước, con người được sinh ra và thanh tẩy trở nên một người môn đệ, một Kitô hữu của Đức Kitô.
Nguồn: https://nguyentrungtay.blogspot.com/2021/01/nuoc-dau-ao-lu.html
Lm Nguyễn Trung Tây
https://www.youtube.com/watch?v=UbJdkcF_uQc
Em hỏi,
— Cha ơi! Sao lại Rửa Tội bằng Nước, có Dầu, có Nến Phục Sinh và Khăn Trắng?
Nghe em hỏi, tôi chỉ tay ra bên ngoài, hỏi lại em,
— Con thấy gì ở bên ngoài?
Nhìn thấy em ngơ ngác, tôi nói thêm,
— Bây giờ Úc Châu đang là mùa gì?
Em lần này nói ngay,
— Cha! Úc Châu đang là mùa hè... Cha biết mà, sao cha lại hỏi con. Mà năm nay mùa hè nóng quá cha ơi!
Em nói đúng. Úc Châu năm nay nóng thật! Mà không chỉ nước Úc nóng, cả thế giới cũng nóng. Nóng đến nỗi nước Mỹ vẫn đang chớm đông, nhưng gió sa mạc Santa Ana thổi về khiến lửa bốc cao đốt cháy nhà cửa của cư dân khu vực Los Angeles.
NƯỚC
Gió nóng mùa hè gợi nhớ vùng đất Trung Đông nhiều sa mạc. Nước bình thường đã quan trọng, nơi sa mạc, nước lại càng thêm quan trọng. Nơi sa mạc, hạt nước cũng là hạt vàng. Nơi sa mạc, cư dân có phong tục tẩy rửa, tẩy rửa người, tẩy rửa hồn. Không lạ chi tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo thường xuyên dùng nước để thanh tẩy. Đặc biệt Israel có dòng sông Jordan bắt nguồn từ thượng nguồn núi Hermon đổ vào Biển Hồ Galilee. Sông xuôi nguồn kéo dài xuống phương Nam, dừng lại những dòng nước tại Biển Chết. Dọc theo hai bên bờ sông Jordan, ngôn sứ sa mạc Gioan đã từng mời gọi đồng hương nhận nước thanh tẩy. Nhiều người đã tới nhận dòng nước mát từ hai bàn tay ngôn sứ sa mạc. Đức Giêsu từ Galilee cũng tới. Nước mát dòng sông đã từng tắm mát tâm hồn người truyền giáo một đời lấm lem đất bùn để cho đời sạch hơn...
Không nước, không tất cả. Không lạ chi Sách Sáng Thế Ký mở ra câu chuyện Sáng Thế 2:4b-25 với bối cảnh khô khốc! Sách kể,
...Vào ngày Thiên Chúa làm ra trời và đất, (khi đó) chưa có cây cối trên mặt đất, chưa có cỏ cây ngoài đồng, vì Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và chưa có người để canh tác… Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên, tưới khắp cả mặt đất (2:5-6).
Từ khi nước xuất hiện, bối cảnh khô khốc biến dạng. Nước gặp đất khô biến thành bùn đất. Từ bùn đất, Thiên Chúa nặn ra con người. Ngài thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành sinh vật (2:7-8). Bởi có nước, hạt mầm nứt vỏ, cỏ xanh vươn cao. Mầu khô khốc biến mất nhường chỗ cho mầu xanh sự sống. Vườn Địa Đàng xanh tươi được Thiên Chúa tạo dựng. Vườn có con người và cây trái. Cây cỏ, con người, vườn Địa Đàng lần lượt xuất hiện. Tất cả cũng bởi vì có NƯỚC.
Bốn năm tu sĩ làm việc trong sa mạc Úc Châu. Bốn năm vừa đủ dài để cảm nghiệm trực tiếp và thường xuyên về một đời sống nếu có hoặc nếu không có nước. Mưa không đổ xuống, sa mạc Úc Châu cỏ chết khô trải thảm mênh mông mầu chết khô. Nhưng chỉ cần một trận mưa đổ xuống. Chỉ một trận thôi! Qua một đêm. Mặt trời vươn vai chiếu sáng rực rỡ một vùng hừng hực ngút ngàn mầu xanh mới. Mầu xanh sự sống mới trải thảm nguyên cả một sa mạc bao la. Mầu xanh cỏ non ngút ngàn kéo dài tới tận cuối đường chân trời. Tu sĩ mê sa mạc vào những giây phút đó. Tu sĩ thích đứng giữa trời sa mạc khi đang mưa. Giơ tay ra hứng lấy những hạt mưa trời. Nếm vị nước của trời. Say lâng lâng bởi những hạt nước sa mạc Thổ dân Úc Châu…
…Bước vào nguyện đường Thổ dân, tu sĩ đổ những hạt Nước lạnh lên đầu em bé thổ dân tóc và mắt mầu đen lay láy,
— Teresa, cha rửa tội con. Nhân danh Cha…
Ngoài trời nắng gắt. Nguyện đường Thổ dân không máy lạnh. Khí ẩm ngột ngạt nguyện đường. Những hạt Nước lạnh đầu tiên đổ lên đầu tắm mát em. Nước mát, bé mở miệng cười toe toe! Những ngón tay hồng hồng nhỏ xíu vẫy vẫy. Em toét miệng cười nhìn dòng Nước rơi. Một lần nữa Nước mát lại đổ xuống trên đầu em, lần này tu sĩ đọc,
— Và Con…
Em vẫy vẫy hai chân bé tí xíu. Em cười rộn ràng! Tu sĩ lại nghiêng người, đổ xuống những hạt Nước mát lên cái đầu bé tí ti, tóc đen rậm rạp xoăn xoăn có lọn. Lần này tu sĩ đọc,
— Và Thánh Thần.
Nước tắm mát em, em đôi mắt hạt nhãn cười tươi roi rói, em cười nhe hai lợi răng trống chưa mọc răng…
Tu sĩ giải thích với cộng đoàn,
— Nước ban tặng sự sống, sự sống mới trong Đức Kitô.
Tu sĩ nhìn mọi người,
— Sáng, ai cũng tắm. Không tắm, không ai muốn đứng gần…
Tu sĩ bịt mũi, nói rõ,
— Bởi hôi!
Nguyện đường Thổ dân rộn ràng tiếng cười với câu nhận xét của linh mục chủ tế. Tu sĩ gợi ý suy tư,
— Nước thanh tẩy những vết dơ của tội…
Tu sĩ kết luận vai trò của Nước trong Bí tích Rửa Tội,
— Trong Nước và bởi Nước, con người được sinh ra và thanh tẩy trở nên một người môn đệ, một Kitô hữu của Đức Kitô.
Nguồn: https://nguyentrungtay.blogspot.com/2021/01/nuoc-dau-ao-lu.html
VietCatholic TV
ĐTGM Gomez: Đám cháy kinh hoàng ở Los Angeles thiêu rụi nhà thờ lịch sử. Thảm họa khi LM cầm súng
VietCatholic Media
17:07 11/01/2025
1. Đám cháy Palisades thiêu rụi nhà thờ Công Giáo Corpus Christi, làm hư hại trường học
Một nhà thờ ở Pacific Palisades dường như đã bị phá hủy hoàn toàn và hơn sáu mươi trường Công Giáo đã phải đóng cửa khi một số đám cháy lớn ở khu vực Los Angeles bùng phát vào đêm thứ Tư.
Hình ảnh chia sẻ với Angelus cho thấy chỉ còn lại phần khung của Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi cho đến sáng thứ Tư. Cũng có những báo cáo chưa được xác minh về thiệt hại đối với trường giáo xứ Corpus Christi.
Ngoài ra, ít nhất 65 trường Công Giáo đã đóng cửa vào sáng thứ Tư do một số vụ cháy xảy ra ở khu vực Los Angeles, bao gồm vụ cháy Eaton gần Altadena và vụ cháy Hurst ở phía bắc Thung lũng San Fernando.
Hiệu trưởng trường Công Giáo Paul Escala nói với Angelus rằng giáo phận đang cân nhắc một số yếu tố khi quyết định trường nào nên đóng cửa do hỏa hoạn, bao gồm vị trí gần đám cháy, phẩm chất không khí kém và thiệt hại do gió, khó khăn về nhân sự và tình trạng mất điện gần đó. Escala cho biết: “Chúng tôi không kêu gọi đóng cửa toàn hệ thống vì diện tích quận của chúng tôi rất lớn”, bao gồm ba quận.
Escala giải thích rằng ở một số cộng đồng chịu tác động ít hơn của hỏa hoạn, “nơi an toàn nhất cho trẻ em trong trường hợp khẩn cấp như thế này là trường học”. Ông cho biết: “Trường học cung cấp thói quen và sự chăm sóc nhất quán mà trẻ em cần trong những thời điểm khủng hoảng và chấn thương”.
Sở giáo dục đã yêu cầu các trường học vẫn học vào thứ Tư tránh các hoạt động ngoài trời ở những khu vực có phẩm chất không khí kém và cân nhắc hủy các chương trình sau giờ học.
Nhà thờ bị cháy, Corpus Christi, nằm ở trung tâm Pacific Palisades, một khu phố giàu có giữa Santa Monica và Malibu ở phía tây Los Angeles. Nhà thờ được xây dựng vào những năm 1950 và từ lâu đã là nơi sinh sống của một số người nổi tiếng Hollywood, ngôi sao thể thao và những người Angelenos nổi tiếng khác.
Theo cuộc họp báo sáng thứ Tư với các quan chức thành phố và quận LA, khi đám cháy lan về phía tây hướng tới Malibu, ít nhất 11.000 mẫu Anh đã bị thiêu rụi và ước tính 1.000 công trình - phần lớn là nhà ở - đã bị phá hủy trong đám cháy Palisades.
Mặc dù chưa có báo cáo về trường hợp tử vong do hỏa hoạn, nhưng có “một số lượng lớn người dân bị thương đáng kể do không di tản” khỏi khu vực xảy ra hỏa hoạn.
Tính đến sáng thứ Tư, hai người đã thiệt mạng và ước tính 100 công trình bị phá hủy bởi Đám cháy Eaton, đã thiêu rụi hơn 2.200 mẫu Anh. Một giáo xứ và trường học, Thánh Elizabeth của Hung Gia Lợi ở Altadena, nằm trong vùng di tản bắt buộc của Đám cháy Eaton và được các viên chức cứu hỏa theo dõi chặt chẽ.
Đám cháy Hurst bùng phát quanh Sylmar ở phía bắc Thung lũng San Fernando đã thiêu rụi hơn 500 mẫu Anh kể từ khuya thứ Ba. Các đám cháy trong khu vực lan nhanh do “gió Santa Ana” cực kỳ khô ở Nam California, làm tăng nguy cơ cháy rừng sau nhiều tháng hầu như không có mưa ở khu vực Los Angeles.
“Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho tất cả những người đang đau khổ trong các vụ cháy rừng đang quét qua Nam California,” Đức Tổng Giám Mục Los Angeles José H. Gomez kêu gọi. “Tôi xin gửi lời chia buồn đến những người hàng xóm đã mất nhà cửa và sinh kế. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cầu nguyện cho lính cứu hỏa và những người ứng cứu đầu tiên của chúng ta. Xin Chúa gìn giữ tất cả anh chị em chúng ta được an toàn và chấm dứt những vụ cháy này.”
Source:Angelus News
2. Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm đồng minh là Hồng Y cấp tiến Hồng Y McElroy làm Tổng Giám Mục Washington
Hôm Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Hồng Y Robert McElroy của San Diego làm Tổng giám mục Washington, đưa tổng giáo phận thủ đô Hoa Kỳ này dưới quyền một trong những đồng minh cấp tiến nhất của ngài.
Việc bổ nhiệm, được công bố vào lễ Hiển linh, đưa Hồng Y McElroy lên vị trí hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ khi Ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị tổng thống.
Tổng giáo phận Washington đóng vai trò quan trọng trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm hơn 670.000 người Công Giáo trên khắp Washington, DC và một số khu vực của Maryland.
Hồng Y McElroy nổi tiếng là người ủng hộ các vấn đề công lý xã hội, bao gồm cả việc bác bỏ các nỗ lực nhằm cấm các chính trị gia Công Giáo ủng hộ quyền phá thai không được rước lễ. Ngài cũng chỉ trích các giám mục Hoa Kỳ vì đặt trọng tâm không cân xứng vào phá thai như mối quan tâm “nổi bật” của họ trong khi hạ thấp các vấn đề xã hội quan trọng khác như phân biệt chủng tộc, nghèo đói và biến đổi khí hậu. Quan điểm của ngài phản ánh tầm nhìn rộng hơn của Đức Thánh Cha Phanxicô về một Giáo Hội bao trùm và gắn kết xã hội hơn.
Hồng Y McElroy, 70 tuổi, thay thế Hồng Y Wilton Gregory, người sắp nghỉ hưu sau khi lãnh đạo tổng giáo phận vượt qua giai đoạn hỗn loạn được đánh dấu bằng các vụ bê bối lạm dụng của hàng giáo sĩ. Trong cuộc họp báo giới thiệu, Hồng Y McElroy đã ám chỉ những điểm bất đồng tiềm ẩn với chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, đặc biệt là về vấn đề nhập cư và biến đổi khí hậu. Trước nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống đắc cử, ngài cho biết xã hội đang phải chịu đựng “căn bệnh sâu sắc” của sự thiên vị đảng phái quá mức.
Là người gốc San Francisco, ngài có bằng cấp từ Harvard, Stanford và Đại học Giáo hoàng Grêgôriô ở Rôma. Ngài đã phục vụ trong nhiều vai trò giáo xứ và hành chính ở California trước khi trở thành giám mục của San Diego, nơi ngài giám sát một giáo phận phục vụ hơn 1,3 triệu người Công Giáo, vào năm 2015.
Việc bổ nhiệm ngài diễn ra khi chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump ra tín hiệu về các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, bao gồm cả việc trục xuất hàng loạt. Hồng Y McElroy bày tỏ lo ngại về các biện pháp như vậy, nói rằng: “Các kế hoạch đã được thảo luận ở một mức độ nào đó về việc trục xuất hàng loạt, bừa bãi trên khắp đất nước sẽ là điều không phù hợp với giáo lý Công Giáo.”
Hồng Y McElroy cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mô tả nó là “một trong những thách thức lớn nhất” mà cộng đồng toàn cầu đang phải đối mặt. Nhận xét của ngài phù hợp với thông điệp Laudato Si' của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó coi quản lý môi trường là nghĩa vụ đạo đức.
Natalia Imperatori-Lee, một học giả tôn giáo tại Đại học Manhattan, đã ăn mừng đề cử của Hồng Y McElroy, gọi ngài là “người có năng lực, tốt bụng, đồng cảm và sẵn sàng chiến đấu vì những người dễ bị tổn thương [...] Tôi không thể nghĩ ra một thách thức nào lớn hơn việc đến rất gần trụ sở của chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2025.”
Cha James Martin, linh mục dòng Tên, tác giả và người ủng hộ LGBTQ+, đã ca ngợi trình độ học vấn và mục vụ của Hồng Y McElroy, lưu ý rằng ngài có “bằng tiến sĩ về cả thần học và khoa học chính trị “ và mô tả ngài là “một trong những giáo sĩ thông minh và có năng lực nhất” trong nhà thờ Hoa Kỳ.
Nhiệm kỳ của Hồng Y McElroy với tư cách là tổng giám mục Washington sẽ được theo dõi chặt chẽ khi ngài điều hướng giao điểm giữa đức tin và chính trị tại thủ đô của quốc gia. Đường lối của ngài có thể sẽ tập trung vào việc thúc đẩy sự thống nhất trong Giáo Hội trong khi thúc đẩy các ưu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô về tính bao gồm và công lý xã hội.
Phát biểu trước cộng đồng người Mỹ gốc La-tinh đông đảo tại Washington bằng tiếng Tây Ban Nha trong buổi họp báo, Hồng Y McElroy khẳng định cam kết của mình đối với một Giáo Hội cởi mở và chào đón. “Todos, todos, todos,” ngài nói, trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô, nhấn mạnh rằng mọi người đều được chào đón trong Giáo Hội, không ai bị loại trừ.
Source:Newsweek
3. Cảnh sát bắt giữ một linh mục Công Giáo ở Nigeria vì vụ nổ súng giết người vào đêm giao thừa
Một linh mục giáo xứ ở Nigeria đã bị bắt vì có liên quan đến cái chết của một cậu bé vào đêm giao thừa.
Cha Joseph Enyinaya thuộc Giáo xứ St. Columba ở thị trấn Amaimo thuộc Giáo phận Oweri, bang Imo, Nigeria đã bị bắt giữ.
Thiếu niên này đã bị bắn chết sau khi đốt pháo hoa trong một buổi lễ nhà thờ, bất chấp lệnh của linh mục. Vụ việc xảy ra khi anh chị em tín hữu tụ tập để đánh dấu sự kết thúc của năm.
Các nguồn tin tức địa phương trích dẫn lời nhân chứng cho biết vị linh mục đã bắn hai phát súng lên không trung để giải tán nhóm trẻ em đang đốt pháo hoa bên trong nhà thờ. Sau đó, ngài mất kiểm soát vũ khí và bắn trúng cậu bé.
Trong tuyên bố ngày 2 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Lucius Ugorji của Oweri đã nói về vụ xả súng.
“Tổng giáo phận Công Giáo Owerri vô cùng lấy làm tiếc về vụ nổ súng xảy ra vào đêm giao thừa tại khuôn viên Nhà thờ Công Giáo St. Columba ở Amaimo, khiến một thanh niên thiệt mạng và một người khác bị thương”, tuyên bố viết.
“Tổng giáo phận Owerri xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân và cầu nguyện cho những người đã khuất được an nghỉ, cũng như những người bị thương sớm bình phục”, Đức Cha Ugorji cho biết.
Ngài cho biết cảnh sát đã mở cuộc điều tra về cái chết này.
“Vị linh mục đã bị bắt giữ và thi thể của cậu bé đã được đưa đến nhà xác ở Atta Ikeduru,” phát ngôn nhân của cảnh sát, Henry Okoye cho biết.
Vụ giết người đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội, đặc biệt là người dùng Facebook. Ibeh Polycarp cho biết vụ giết người là “một tình huống rất đáng tiếc”.
“Tại sao một Linh mục lại bóp cò súng vào một cậu bé? Việc cậu bé làm là sai trái và phải bị lên án, nhưng không đáng để một Linh mục giết cậu bé. Điều này thực sự khiến Tổng giáo phận Công Giáo Owerri phải chịu sự chỉ trích rất tệ”, ông viết.
Ngay từ đầu, người ta không thể hiểu tại sao một linh mục lại mang theo súng, trong khi Owonikoko Kingsley Nostory – người tự nhận là một người Công Giáo ngoan đạo – muốn vị linh mục này phải chịu án tù.
Temitope Nicholas Ogundeji đã đăng rằng cậu bé nên tôn trọng chỉ dẫn của vị linh mục.
“Khi Kinh thánh nói rằng vâng lời tốt hơn hy sinh, bạn có nghĩ đó chỉ là lời nói suông không? Một hành động vâng lời đơn giản của cậu bé có thể ngăn chặn được cái chết không thể tránh khỏi và không đúng lúc này”, ông viết.
Việc một linh mục giết chết cậu bé có vẻ như là một vụ việc riêng lẻ. Theo truyền thống, các linh mục và phần lớn là các Kitô hữu nói chung luôn là mục tiêu bị chỉ trích.
Theo Release International – một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Anh hỗ trợ các Kitô hữu bị đàn áp trên toàn thế giới – ít nhất 50 người theo Kitô giáo đã bị giết ở Nigeria vào đêm Giáng Sinh và ngày Giáng Sinh. Vào ngày 22 tháng 12, 15 người theo Kitô giáo đã bị giết tại một thị trấn ở tiểu bang Plateau. Vào ngày Giáng Sinh, ít nhất 33 người đã bị giết trong một cuộc tấn công riêng biệt vào các thị trấn ở tiểu bang Benue.
“Các cuộc tấn công vào những cộng đồng này xảy ra khi người dân đang bận rộn đón Giáng Sinh cùng những người thân yêu của họ,” cư dân Adam Kpandev nói với Christian Daily International-Morning Star News.
Thống đốc bang Benue – một linh mục Công Giáo, Cha Hyacinth Alia – đã ra tuyên bố vào ngày 27 tháng 12 mô tả các cuộc tấn công là “tàn ác”.
“Những cuộc tấn công này là hành động tấn công tàn bạo vào những công dân vô tội, không có vũ khí của bang Benue do những người chăn nuôi có vũ trang thực hiện”, ông nói.
“Tôi có thể bảo đảm với bạn rằng những kẻ thực hiện hành vi này sẽ phải trả giá đắt. Chúng có thể nghĩ rằng chúng không được biết đến, nhưng chúng không thể được phép tiếp tục thực hiện hành vi này. Đây chỉ là vấn đề thời gian”, Alia nói thêm.
Tình trạng bất ổn gia tăng ở Nigeria được tóm tắt trong báo cáo gần đây của tổ chức phi chính phủ Công Giáo - Hiệp hội Quốc tế về Tự do Dân sự và Pháp quyền, Liên xã hội.
Báo cáo cáo buộc quân đội Nigeria và các tổ chức dân quân đã giết hại ít nhất 32.300 thường dân ở phía đông nam đất nước trong chín năm qua.
Được đặt tên là “Nigeria: Đại dương máu vô tội chảy ở phía Đông” và được công bố vào ngày 22 tháng 12, báo cáo cho biết quân đội đã phạm tội ác chống lại thường dân dưới vỏ bọc là các hoạt động chống lại Người dân bản địa ly khai Biafra và quân đội của họ, Mạng lưới an ninh phía Đông.
“Hàng chục ngàn người đã bị bắt giữ và tra tấn bất hợp pháp, hơn 6.000 người bị bịt mắt hoặc bịt mặt và bị trói vào đêm khuya từ phía đông và bị bỏ lại, không được điều tra và xét xử, tại các địa điểm quân sự bí mật và nhà tù ở bảy tiểu bang phía bắc”, báo cáo cho biết.
Trong những bình luận gần đây với Crux, Giám mục người Nigeria Matthew Hassan Kukah của Sokoto cho biết việc chính phủ không ngăn chặn được làn sóng giết người đang gia tăng “đang biến đất nước chúng ta thành một nhà tang lễ lớn”.
Ông cho biết: “Việc thiếu ý chí chính trị và cam kết rõ ràng để chấm dứt thảm kịch này đang biến đất nước chúng ta thành một nhà tang lễ rộng lớn” và kêu gọi đưa ra mốc thời gian cụ thể, có thể đo lường được để đạt được tiến triển.
Kukah cho biết: “Chúng tôi sẽ đánh giá chính phủ này không phải bằng những lời hứa mà bằng những dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ có thể chấm dứt thảm kịch này”.
Source:Crux
4. Anh giáo chuẩn bị bầu Tổng giám mục Giáo chủ mới
Giáo hội Anh giáo tại Anh quốc đang chuẩn bị bầu vị Tổng giám mục mới cho Giáo phận Canterbury, cũng là Giáo chủ Anh giáo tại Anh quốc, cũng như Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo thế giới. Ngài sẽ kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Justin Welby, sẽ tròn 69 tuổi vào ngày 06 tháng Giêng này, đã phải từ chức vì đã không giải quyết một vụ lạm dụng tính dục trong quá khứ.
Một luật sư thuộc quyền của Đức Tổng Giám Mục Welby là John Smyth đã lạm dụng tính dục hàng trăm trẻ vị thành niên, trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2024, nhưng Đức Tổng Giám Mục đã không giải quyết. Nay ngài lãnh nhận trách nhiệm và xin từ nhiệm.
Theo thủ tục: Ban Bổ nhiệm của Hoàng gia Anh sẽ lập một ban Giám mục Anh giáo để chọn tên hai ứng viên, rồi gửi lên Thủ tướng Anh, ông Keir Starmer, một người tự xưng là vô thần. Thủ tướng sẽ chọn một trong hai ứng viên đó để Vua Charles III phê chuẩn. Tiến trình bổ nhiệm này có thể kéo dài vài tháng.
Ví dụ, vị tiền nhiệm của Đức Tổng Giám Mục Justin Welby là Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams từ chức hồi tháng Ba năm 2012, nhưng mãi tám tháng sau đó, tức là tháng Mười Một năm 2012, Đức Tổng Giám Mục Welby mới được bổ nhiệm.
Sau khi Đức Tổng Giám Mục Welby từ nhiệm, thì Đức Tổng Giám Mục Giáo phận York sẽ tạm thời điều hành Giáo hội, Đức Giám Mục Giáo phận Luân Đôn sẽ đảm nhận công việc của Giáo phận York và Đức Giám Mục Giáo phận Dover đảm trách Giáo phận Luân Đôn.
Liên hiệp Anh giáo trên thế giới hiện có khoảng 80 triệu tín hữu, nhưng Liên hiệp này hiện bị chia rẽ vì các giáo phận Anh giáo, đặc biệt tại Phi châu, đã thiết lập Liên hiệp Anh giáo Nam Ban Cầu, vì không chấp nhận lập trường của Đức Tổng Giám Mục Justin Welby ủng hộ đồng tính luyến ái.