Ngày 02-05-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 03/05: Chúa là con đường cho con biết theo – Mừng kính Thánh Philípphê và Giacôbê, TĐ – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
01:52 02/05/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,

Khi ấy, đến giờ lìa bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”

Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:11 02/05/2024

33. Linh hồn không có ân sủng của đức ái thì giống như than đá không được đốt cháy, như trong đêm tối không thấy ánh sáng.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 02/05/2024
45. CHỦ XỊ GÙ LƯNG

Có một anh gù lưng đi dự tiệc, thản nhiên đi lên ngồi bàn trên.

Sau khi khách khứa đến đầy đủ thì anh gù cảm thấy trong bụng không yên tâm, nên khiêm nhường xê dịch xuống bên đầu bàn.

Khách nói:

- “Đại thúc gù, xin mời ngồi ở bàn đầu, “cháu trai侄輩 (1) đâu dám vượt quá địa vị”.

(Tiếu lâm)

Suy tư 45:

Cái hay và đáng phục nhất của người khiêm tốn là biết sửa chữa mình khi thấy mình làm sai; cái đáng ghét nhất của người kiêu ngạo là thấy mình sai mà không chịu sửa sai, sáng và tối là ở đó vậy !

Ở đời, có người dùng cái học thức của mình để chế nhạo và khinh dễ người khác vì họ thật thà chất phác; lại có người thích dùng cái ma giáo thủ đoạn để chế giễu người hiền lành, nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn bênh vực những người đơn sơ thật thà và cô thế cô thân...

Chữ nghĩa đầy mình nhưng đem chữ nghĩa để chơi xỏ anh em, thì chữ nghĩa sẽ trở thành bản cáo trạng tố cáo mình trước mặt Thiên Chúa, vì Thiên Chúa chính là Đấng đã làm cho chữ nghĩa có giá trị khi tạo dựng con người và vũ trụ.

Dùng chữ nghĩa để chế giễu tha nhân là một hành động xấu xa, và sẽ trở thành độc ác khi dùng chữ nghĩa để chửi rủa anh em chị em của mình.

(1) Chữ “cháu trai侄輩” phát âm tiếng Hoa là “zhi bei”, giống chữ “lưng thẳng 直背”cũng phát âm "zhi bei", đồng âm khác nghĩa, người khách chơi chữ với anh gù...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh niềm vui tình bằng hữu.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
02:30 02/05/2024
Hình ảnh niềm vui tình bằng hữu.

Niềm vui trong đời sống ai cũng cần, cũng muốn có, khi có thể cũng muốn gây mang đến cho người khác nữa. Nhưng niềm vui là gì vậy? Một câu hỏi nhỏ, nhưng lại có thể nhanh chóng trả lời được.

Có người trả lời: một bữa ăn ngon miệng nhiều món ăn mới lạ hấp dẫn trình bầy bắt mắt, tỏa mùi hương thơm, có đĩa rau sàlát trộn xanh tươi với cà chua, với đủ loại rau thơm lạ…

Người khác cho là đã nghe thưởng thức được âm nhạc bài hát hay gợi nhớ lại những cảm xúc đẹp ngày xưa.

Có người nghĩ là đã tìm được Hobby sở thích như ý mong muốn. Hay học được môn chơi thể thao đúng vừa với khả năng yêu thích cùng có ích cho sức khoẻ.

Tìm được người bạn đồng chí hướng, nhóm những người bạn đồng hành cùng đi chơi nghỉ hè chung với nhau, như có người tâm tình như thế.

Hay thời gian năm mới cùng vào dịp lễ mừng gia đình xum họp ông bà cha mẹ, con cháu gặp gỡ nhau ăn uống hàn huyên tâm sự với nhau.

Và còn nhiều câu trả lời cho câu hỏi về niềm vui là gì, tùy theo hoàn cảnh, tâm tính suy nghĩ cùng cảm xúc mỗi người. Nhưng nó thường diễn xẩy ra trong thời gian chốc lát thôi.

Trong niềm tin đạo giáo hình ảnh niềm vui như thế nào?

Xưa nay hằng có những tâm niệm: Niềm vui trong Chúa! Niềm vui với đức tin vào Thiên Chúa. Niềm vui với lễ nghi phụng vụ. Niềm vui với việc suy niệm học hỏi kinh thánh. Niềm vui khi cùng nhau đọc kinh, cùng nhau hành hương kính viếng nơi thánh địa. Niềm vui nhận được ân đức chúc lành, ơn an ủi của Thiên Chúa, như lời mong ước cầu xin khấn khứa….

Chúa Giêsu ngày xưa rao giảng loan báo tin mừng tình yêu Thiên Chúa cho con người, nhưng không hỏi về niềm vui.

Ngài cũng không có hứa hẹn gì về niềm vui. Niềm vui của Ngài ở nơi các Tông đồ ngài đã kêu gọi, cùng không phải là bất cứ niềm vui nào, hay một niềm vui nhỏ, nhưng là niềm vui trọn vẹn.

Trong đời sống hằng ngày dù khi tìm gặp được những hoàn cảnh, những sự việc cùng cả những người gây mang đến niềm vui cho chúng ta, niềm vui đó thường không trọn vẹn. Những giây phút, giờ đó nhanh chóng trôi qua đi, và rồi có khi những sự việc khác tiếp theo đang chuẩn bị xẩy đến tiếp với sự lo âu hay khủng hoảng nữa.... Điều này ai cũng có kinh nghiệm trong đời sống của mình.

Chúa Giêsu Kitô không hứa niềm vui trong một khoảnh khắc chốc lát, nhưng là niềm vui trọn vẹn. Niềm vui đó không có cùng tận chấm dứt, và niềm vui đó làm đời sống con người được trọn vẹn.

Với Chúa Giêsu Kitô niềm vui có trong sự liên kết với tình bằng hữu. Tình bằng hữu này phát xuất từ nơi Ngài. Các Tông đồ được Ngài kêu gọi vào trong vòng thân hữu tình bạn với ngài. Trong vòng tình bạn hữu thiêng liêng này không có gì bí mật ẩn dấu. Trái lại Chúa Giêsu thuật kể cho các Tông đồ, những người bạn của ngài, những gì về tình yêu nước Thiên Chúa: Thầy thuật kể cho anh em tất cả những gì Thầy đã nghe biết từ nơi Cha thầy.”

Chúa Giêsu đoan hứa tình bằng hữu cùng liên kết trong cộng đoàn chung hợp. Chúa Giêsu không tìm kiếm hay thiết lập cộng đòan tình bằng hữu với một cá nhân riêng lẻ nào, nhưng với con số nhiều, với nhiều mọi người. Các Tông đồ, ngài kêu gọi, thành lập như cộng đoàn của những bạn hữu.

Và trong cộng đòan tình bằng hữu này Ngài đã sẵn sàng chia sẻ với họ đời sống dấn thân qua sự hy sinh của chính mình, mà Ngài gọi đó là tình yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa. Tình yêu đó của Chúa Giêsu mang lại niềm vui cho các Bạn hữu ngài thể hiện trong đời sống, sự hy sinh chịu đau khổ, sau cùng chịu chết và phục sinh sống lại, vì niềm vui cho sự sống phần linh hồn con người được trọn vẹn, được Thiên Chúa cứu độ.

Những người tín hữu Chúa Kitô qua Bí tích Rửa tội ở trong vòng tình bằng hữu thiêng liêng nơi cộng đoàn của Chúa trần gian. Niềm vui nơi tình bằng hữu thiêng liêng này triển nở phát triển sống động lớn mạnh lên dựa trên sự liên kết với Chúa Giesu, Đấng là nền tảng, niềm vui của tình bằng hữu thiêng liêng.

Sự liên kết này Thánh nữ Tersa thành Avila đã có suy niệm qua kinh nghiệm nếp sống đạo đức: “Theo tôi, sự cầu nguyện không là gì khác hơn là cuộc đàm thoại trò truyện với một người bạn. Đàm thoại nói chuyện với người bạn đó, vì ngài yêu thương chúng ta.”

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long