Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb..
02:05 18/12/2024
Chương 16:
“Vì vậy, Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi sự độc ác còn lan tràn, hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào long an hem, lời ấy có sức cứu độ linh hồn an hem.” (Gc 1, 21)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")
-------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
TU ĐỨC
“Vì vậy, Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi sự độc ác còn lan tràn, hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào long an hem, lời ấy có sức cứu độ linh hồn an hem.” (Gc 1, 21)
1. Con phải biết nguyên nhân cao quý của đạo đức chính là tu đức, không thể vì cao quý của đạo đức, nó chỉ là ơn khen ngợi mà thôi.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")
-------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb..
02:12 18/12/2024
17. GIỐNG NHƯ THẦN NÔNG
Thầy thuốc Trần Quân Hựu là người Dương Châu, nói năng rất hài hước.
Giữa năm Hồng Võ, ông ta thường vô ra trong hoàng cung, hoàng đế rất sủng ái tin dùng và thường cùng với ông ta nói chuyện gian nan khốn khó trong quân đội: hồi ấy trong quân thiếu lương thực, hoàng đế và binh sĩ thường ăn vỏ cây rể cỏ.
Một hôm, hoàng đế hỏi:
- “Ta giống quân vương nào ở thời đại trước?”
Trần Quân Hựu nói:
- “Giống ông thần nông”.
Hoàng đế vặn hỏi duyên cớ tại sao, ông ta trả lời:
- “Nếu không giống ông thần nông thì tại sao nếm được bách thảo?”
Hoàng đế nghe xong thì cười ha ha.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 17:
Nhắc nhở hoàng đế khi hoàng đế cao hứng thao thao bất tuyệt nói về những chiến công của mình, thật không dể chút nào, bởi vì như thế sẽ chạm tự ái của hoàng đế và có khi mất đầu như chơi, nhưng thầy thuốc Trần Quân Hựu đã làm được, bởi vì ông ta biết cách khuyên bảo nhắc nhở mà không làm cho nhà vua tự ái.
Có một vài giáo dân có ý tốt lành muốn các linh mục của Giáo Hội ngày càng trổi vượt hơn trong thiên chức linh mục, trong bổn phận và trong cuộc sống của mình, nên có những lời góp ý không mấy tế nhị làm cho các linh mục chạm tự ái và trở nên cố chấp, coi những lời góp ý của giáo dân là không có ký lô gam nào cả, nên lời góp ý trở thành lời phê bình các linh mục.
Mục đích của giáo dân thì tốt nhưng phương pháp làm thì chưa được đẹp nên trở thành “đối thủ” của một vài linh mục, nên chăng phải học hỏi thầy thuốc Trần Quân Hựu góp ý cho hoàng đế, ông ta khôn ngoan lợi dụng khi nhà vua vui vẻ, lợi dụng sự thân cận và sự tin tưởng của hoàng đế để góp ý, làm cho hoàng đế vui vẻ cười ha ha quên mất mình là hoàng đế đánh đông dẹp bắc khi Quân Hựu so sánh mình với...ông thần nông.
Đừng bạ đâu góp ý, cũng đừng nói sau lưng, nhưng góp ý chân thành trong yêu mến, thì chắc chắn lời góp ý của chúng ta sẽ thành công, vì tất cả các linh mục của Đức Chúa Giê-su đều là những người hiểu rất rõ về giá trị của lời góp ý chân thành...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thầy thuốc Trần Quân Hựu là người Dương Châu, nói năng rất hài hước.
Giữa năm Hồng Võ, ông ta thường vô ra trong hoàng cung, hoàng đế rất sủng ái tin dùng và thường cùng với ông ta nói chuyện gian nan khốn khó trong quân đội: hồi ấy trong quân thiếu lương thực, hoàng đế và binh sĩ thường ăn vỏ cây rể cỏ.
Một hôm, hoàng đế hỏi:
- “Ta giống quân vương nào ở thời đại trước?”
Trần Quân Hựu nói:
- “Giống ông thần nông”.
Hoàng đế vặn hỏi duyên cớ tại sao, ông ta trả lời:
- “Nếu không giống ông thần nông thì tại sao nếm được bách thảo?”
Hoàng đế nghe xong thì cười ha ha.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 17:
Nhắc nhở hoàng đế khi hoàng đế cao hứng thao thao bất tuyệt nói về những chiến công của mình, thật không dể chút nào, bởi vì như thế sẽ chạm tự ái của hoàng đế và có khi mất đầu như chơi, nhưng thầy thuốc Trần Quân Hựu đã làm được, bởi vì ông ta biết cách khuyên bảo nhắc nhở mà không làm cho nhà vua tự ái.
Có một vài giáo dân có ý tốt lành muốn các linh mục của Giáo Hội ngày càng trổi vượt hơn trong thiên chức linh mục, trong bổn phận và trong cuộc sống của mình, nên có những lời góp ý không mấy tế nhị làm cho các linh mục chạm tự ái và trở nên cố chấp, coi những lời góp ý của giáo dân là không có ký lô gam nào cả, nên lời góp ý trở thành lời phê bình các linh mục.
Mục đích của giáo dân thì tốt nhưng phương pháp làm thì chưa được đẹp nên trở thành “đối thủ” của một vài linh mục, nên chăng phải học hỏi thầy thuốc Trần Quân Hựu góp ý cho hoàng đế, ông ta khôn ngoan lợi dụng khi nhà vua vui vẻ, lợi dụng sự thân cận và sự tin tưởng của hoàng đế để góp ý, làm cho hoàng đế vui vẻ cười ha ha quên mất mình là hoàng đế đánh đông dẹp bắc khi Quân Hựu so sánh mình với...ông thần nông.
Đừng bạ đâu góp ý, cũng đừng nói sau lưng, nhưng góp ý chân thành trong yêu mến, thì chắc chắn lời góp ý của chúng ta sẽ thành công, vì tất cả các linh mục của Đức Chúa Giê-su đều là những người hiểu rất rõ về giá trị của lời góp ý chân thành...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hừng đông công chính
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:11 18/12/2024
HỪNG ĐÔNG CÔNG CHÍNH
(Mt 1,16.18-24)
Ngày 18 / 12
Giuse là người công chính. Theo nhãn quan nhân loại, người công chính là người ngay thẳng trong tâm hồn và suy nghĩ, công bình và công minh trong lời nói và hành động. Theo Thánh Kinh thì khái niệm về sự công chính vượt lên trên chiều kích nhân bản. Công chính theo Thánh Kinh chính là tình yêu thủy chung. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng Thiên Chúa tỏ bày sự công chính của Người khi Người tín trung với lời đã hứa là yêu thương nhân loại đến cùng và khi đến thời viên mãn đã sai Con của Người xuống thế gian để ban ơn cứu độ. (x.Rm 3,22-26).
Đêm Tiệc Lý Chúa Kitô đã mạc khải một danh xưng Cha trên trời là Đấng Công Chính. “Lạy Cha là Đấng Công Chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết Danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.” (Ga 17, 25-26). Xuống thế gian, một trong những sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô là mạc khải chân dung Cha trên trời. Ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha. Đấng vào trần gian được tôn xưng là “Mặt trời công chính”. Chúa Kitô đã làm sáng tỏ cái tình thủy chung của Thiên Chúa dành cho nhân loại không chỉ qua các việc lành mà Người giáng phúc thi ân mà còn qua việc Người sẵn lòng đón nhận sự phản bội, bất trung và cả những yếu hèn của nhân loại. Phút giây hấp hối trên thập giá, Người không chỉ nghĩ đến mẹ già và người môn đệ thân yêu, Người còn nghĩ đến phạm nhân đang bị treo bên phải Người và nghĩ đến những người đang nhẫn tâm giết Người để ròi nài xin Cha trên trời tha thứ cho họ vì họ lầm chẳng biết. Chính lúc này viên sĩ quan đang thi hành án đã thốt lên: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 22,47)
Để chuẩn bị gần cho Đấng là mặt trời công chính đến trần gian Thiên Chúa chọn gọi một số người nghèo góp phần như là “hừng đông công chính”. Đó là hai vợ chồng Giacaria – Isave, là thánh Giuse, và dĩ nhiên là có Mẹ Maria. Thánh Giuse khi hay tin Mẹ Maria thụ thai thì Tin mừng ghi rằng Giuse không tố giác, nghĩa là cho rằng đây là chuyện không tốt, nhưng ngài vẫn chọn cách thế không làm hại Mẹ Maria. Dĩ nhiên thánh Giuse sẽ bị hứng chịu tiếng xấu cách nào đó như “phường sở khanh”. Và khi được sứ thần báo mộng thì Giuse đã mau mắn đón Maria và Hài nhi trong dạ về nhà với cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm.
Để làm rực sáng Đấng là Mặt Trời Công Chính trong dịp kỷ niệm ngày Người Giáng Sinh, thiết tưởng rằng các trang trí hang đá với đèn đuốc lung linh là tốt, những buỗi lễ long trọng, sốt sắng là rất tốt, nhưng nếu có nhiều mẫu gương là “vầng hừng đông công chính” như Giacaria – Isave – Giuse – Maria thì tốt hơn nhiều. Và chắc chắn sẽ có rất nhiều người nhận ra Thiên Chúa đích thực là Đấng Công Chính, Đấng luôn tín trung với tình của Người dành cho nhân loại chúng ta.
Dẫu cho người mẹ nào có bỏ con mình thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vì Người là Tình Yêu Tín Thành.
Ban Mê Thuột
(Mt 1,16.18-24)
Ngày 18 / 12
Giuse là người công chính. Theo nhãn quan nhân loại, người công chính là người ngay thẳng trong tâm hồn và suy nghĩ, công bình và công minh trong lời nói và hành động. Theo Thánh Kinh thì khái niệm về sự công chính vượt lên trên chiều kích nhân bản. Công chính theo Thánh Kinh chính là tình yêu thủy chung. Thánh Phaolô tông đồ nói rằng Thiên Chúa tỏ bày sự công chính của Người khi Người tín trung với lời đã hứa là yêu thương nhân loại đến cùng và khi đến thời viên mãn đã sai Con của Người xuống thế gian để ban ơn cứu độ. (x.Rm 3,22-26).
Đêm Tiệc Lý Chúa Kitô đã mạc khải một danh xưng Cha trên trời là Đấng Công Chính. “Lạy Cha là Đấng Công Chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết Danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.” (Ga 17, 25-26). Xuống thế gian, một trong những sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô là mạc khải chân dung Cha trên trời. Ai thấy Chúa Kitô là thấy Chúa Cha. Đấng vào trần gian được tôn xưng là “Mặt trời công chính”. Chúa Kitô đã làm sáng tỏ cái tình thủy chung của Thiên Chúa dành cho nhân loại không chỉ qua các việc lành mà Người giáng phúc thi ân mà còn qua việc Người sẵn lòng đón nhận sự phản bội, bất trung và cả những yếu hèn của nhân loại. Phút giây hấp hối trên thập giá, Người không chỉ nghĩ đến mẹ già và người môn đệ thân yêu, Người còn nghĩ đến phạm nhân đang bị treo bên phải Người và nghĩ đến những người đang nhẫn tâm giết Người để ròi nài xin Cha trên trời tha thứ cho họ vì họ lầm chẳng biết. Chính lúc này viên sĩ quan đang thi hành án đã thốt lên: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 22,47)
Để chuẩn bị gần cho Đấng là mặt trời công chính đến trần gian Thiên Chúa chọn gọi một số người nghèo góp phần như là “hừng đông công chính”. Đó là hai vợ chồng Giacaria – Isave, là thánh Giuse, và dĩ nhiên là có Mẹ Maria. Thánh Giuse khi hay tin Mẹ Maria thụ thai thì Tin mừng ghi rằng Giuse không tố giác, nghĩa là cho rằng đây là chuyện không tốt, nhưng ngài vẫn chọn cách thế không làm hại Mẹ Maria. Dĩ nhiên thánh Giuse sẽ bị hứng chịu tiếng xấu cách nào đó như “phường sở khanh”. Và khi được sứ thần báo mộng thì Giuse đã mau mắn đón Maria và Hài nhi trong dạ về nhà với cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm.
Để làm rực sáng Đấng là Mặt Trời Công Chính trong dịp kỷ niệm ngày Người Giáng Sinh, thiết tưởng rằng các trang trí hang đá với đèn đuốc lung linh là tốt, những buỗi lễ long trọng, sốt sắng là rất tốt, nhưng nếu có nhiều mẫu gương là “vầng hừng đông công chính” như Giacaria – Isave – Giuse – Maria thì tốt hơn nhiều. Và chắc chắn sẽ có rất nhiều người nhận ra Thiên Chúa đích thực là Đấng Công Chính, Đấng luôn tín trung với tình của Người dành cho nhân loại chúng ta.
Dẫu cho người mẹ nào có bỏ con mình thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vì Người là Tình Yêu Tín Thành.
Ban Mê Thuột
Vui mừng và hy vọng bước vào Năm Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
03:15 18/12/2024
SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG - C
(Lc 1, 39-45)
Vui mừng và hy vọng bước vào Năm Thánh
Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, đặc biệt cửa Năm Thánh 2025 sắp mở ra làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, thôi thúc chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Con Chúa ra đời, và nhất là “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Lời của ngôn sứ Mikha lôi kéo chúng ta hướng nhìn về Belem, châu thành bé nhỏ của nước Giuđê, chứng tá của một biến cố vĩ đại : “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thuỷ, từ muôn đời” (Mk 5,1).
Niềm vui ló rạng
Cách trích dẫn có tính lịch sử của Malaki giúp ta hình dung ra ra ngày Chúa đến gặp dân Ngài. Khi phải sống lưu đày xa Thiên Chúa, con người cảm thấy đau khổ. Nay “tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt” (Dc 2,11). Thiên Chúa chuẩn bị viếng thăm và ra tay cứu thoát.
Không mừng vui sao được, vì nói đến Belem, là người ta nghĩ ngay đến Ðavít đại vương, tổ tiên của Đấng Mêsia đã sinh ra tại đây từ ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và đem niềm vui cho Israel.
Mẹ mừng vui, bà Êlisabeth vui mừng
Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ nơi gia đình Dacaria cho thấy, Thiên Chúa đã đến gần. Tin Mừng ghi lại : “Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabeth” (Lc 1,39-40). Cuộc viếng thăm tưởng như là cuộc thăm viếng giữa người với người; nhưng thực tế, đây là cuộc thăm viếng lịch sử, Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Thiên Chúa đã chuẩn bị biến cố này từ lúc con người sa ngã trong vườn Địa Đàng. Từ đó, con người khao khát Thiên Chúa viếng thăm; vì nhờ Chúa viếng thăm, con người được Thiên Chúa đổi vận mạng: từ chỗ bị lưu đày đến chỗ được vào Đất Hứa, từ chỗ phải xa cách Thiên Chúa đến chỗ được đoàn tụ với Ngài muôn đời, từ chỗ phải chết đến chỗ sống muôn đời,.
Bà Elisabeth đại diện cho dân Chúa đón nhận niềm vui Chúa ban. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, bà nhận ra Người Con Đức Maria đang cưu mang là Đấng Cứu Thế, là Nguồn Vui, gặp Mẹ Maria tràn gập niềm vui, bà Êlisabeth kêu lên : “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực” (Lc 1, 42-45). Bà Elisabeth và Gioan Tẩy Giả vui mừng khi được Đấng Thiên Sai đến viếng thăm. Bà biết rõ lý do tại sao Mẹ Maria thật có phúc: “vì đã tin rằng Chúa phán cũng Bà sẽ được thực hiện” (Lc 1,45).
Mẹ Maria có phúc vì đã tin. Ðức tin được nuôi dưỡng trong đức ái. Mẹ chỗi dậy và vội vã lên đường đến gặp bà Elisabeth. "Chỗi dậy" là một cử chỉ đầy ân cần. Qua những cử chỉ đó Đức Maria chứng tỏ mình đã là môn đệ của Đấng mà Mẹ mang trong lòng. Biến cố Chúa Giêsu sinh ra bắt đầu như thế, với một cử chỉ bác ái đơn sơ là viếng thăm, chia sẻ niềm vui, mang lại hy vọng cho gia đình Dacaria và Elisabeth. Niềm vui, tình yêu và sự sẻ chia ấy được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa giáng sinh làm người tại Belem.
Chúng ta mừng vui
Cánh cửa Năm Thánh sắp mở ra làm cho con cái Chúa hết sức vui mừng và phấn khởi. Với chủ đề “Người Hành Hương Hy Vọng”. Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu sống niềm vui và hy vọng giữa bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. “Ân Xá Năm Thánh” là một cách khám phá bản chất vô hạn của lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi tất cả các Kitô hữu hãy trở thành “những người hành hương” của niềm hy vọng, để đón nhận “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Noi gương Mẹ Maria là người hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Mẹ không ngừng trông cậy và hy vọng nơi Chúa. Dù ý thức mọi khó khăn sẽ xảy đến, Mẹ vẫn tin tưởng chấp nhận thưa tiếng để đón Chúa Giêsu, Đấng là Hy Vọng của Israel và của muôn dân tộc vào lòng dạ mình.
Mẹ không thất vọng, không ngã quỵ mà kiên trì đứng vững trong hy vọng, vì tâm hồn Mẹ luôn âm vang lời thần sứ đã nói với Mẹ trong ngày Truyền Tin: “Maria, xin đừng sợ!” (Lc 1,30). Lòng Mẹ luôn sáng lên niềm tín thác và hy vọng nơi Lời của Con Mẹ. Mẹ là mẫu gương hy vọng cho những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc lữ hành trần gian này.
Mẹ là ngôi sao sáng. Khi Mẹ vội vã, với niềm vui thánh thiện, băng qua núi đồi của miền Giuđa để đến gặp người chị họ Elizabeth, Mẹ đã trở thành hình ảnh của Giáo hội sẽ xuất hiện, mang trong lòng niềm hy vọng của thế giới băng qua các núi đồi lịch sử. Vì vậy, Mẹ ở giữa Giáo hội với tư cách là Mẹ của niềm hy vọng.
Mẹ là niềm hy vọng để Giáo hội cậy nhờ mỗi con thuyền Giáo hội gặp phong ba bão táp, ngay cả lúc thuận buồm xuôi gió. Mẹ là bảo chứng cho niềm hy vọng, là dấu chỉ chắc chắn về ơn cứu độ Thiên Chúa ban xuống cho con người.
Để sống Năm Thánh này, chúng ta hãy đến với Mẹ, cầu xin Mẹ cho tất cả chúng ta khám phá ra niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Mẹ Maria. Toàn bộ cuộc sống Mẹ được hun đúc theo sự hiện diện của Chúa Giêsu đã hóa thành nhục thể.
Lạy Mẹ Maria, xin chỉ cho chúng con đường đến Vương quốc của Con Mẹ! Ôi Người Nữ Hy Vọng, Ngôi Sao sáng, xin hãy chiếu sáng và hướng dẫn chúng con không thất vọng trên hành trình dương thế.
(Lc 1, 39-45)
Vui mừng và hy vọng bước vào Năm Thánh
Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, đặc biệt cửa Năm Thánh 2025 sắp mở ra làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, thôi thúc chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Con Chúa ra đời, và nhất là “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Lời của ngôn sứ Mikha lôi kéo chúng ta hướng nhìn về Belem, châu thành bé nhỏ của nước Giuđê, chứng tá của một biến cố vĩ đại : “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thuỷ, từ muôn đời” (Mk 5,1).
Niềm vui ló rạng
Cách trích dẫn có tính lịch sử của Malaki giúp ta hình dung ra ra ngày Chúa đến gặp dân Ngài. Khi phải sống lưu đày xa Thiên Chúa, con người cảm thấy đau khổ. Nay “tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt” (Dc 2,11). Thiên Chúa chuẩn bị viếng thăm và ra tay cứu thoát.
Không mừng vui sao được, vì nói đến Belem, là người ta nghĩ ngay đến Ðavít đại vương, tổ tiên của Đấng Mêsia đã sinh ra tại đây từ ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và đem niềm vui cho Israel.
Mẹ mừng vui, bà Êlisabeth vui mừng
Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ nơi gia đình Dacaria cho thấy, Thiên Chúa đã đến gần. Tin Mừng ghi lại : “Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabeth” (Lc 1,39-40). Cuộc viếng thăm tưởng như là cuộc thăm viếng giữa người với người; nhưng thực tế, đây là cuộc thăm viếng lịch sử, Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Thiên Chúa đã chuẩn bị biến cố này từ lúc con người sa ngã trong vườn Địa Đàng. Từ đó, con người khao khát Thiên Chúa viếng thăm; vì nhờ Chúa viếng thăm, con người được Thiên Chúa đổi vận mạng: từ chỗ bị lưu đày đến chỗ được vào Đất Hứa, từ chỗ phải xa cách Thiên Chúa đến chỗ được đoàn tụ với Ngài muôn đời, từ chỗ phải chết đến chỗ sống muôn đời,.
Bà Elisabeth đại diện cho dân Chúa đón nhận niềm vui Chúa ban. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, bà nhận ra Người Con Đức Maria đang cưu mang là Đấng Cứu Thế, là Nguồn Vui, gặp Mẹ Maria tràn gập niềm vui, bà Êlisabeth kêu lên : “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực” (Lc 1, 42-45). Bà Elisabeth và Gioan Tẩy Giả vui mừng khi được Đấng Thiên Sai đến viếng thăm. Bà biết rõ lý do tại sao Mẹ Maria thật có phúc: “vì đã tin rằng Chúa phán cũng Bà sẽ được thực hiện” (Lc 1,45).
Mẹ Maria có phúc vì đã tin. Ðức tin được nuôi dưỡng trong đức ái. Mẹ chỗi dậy và vội vã lên đường đến gặp bà Elisabeth. "Chỗi dậy" là một cử chỉ đầy ân cần. Qua những cử chỉ đó Đức Maria chứng tỏ mình đã là môn đệ của Đấng mà Mẹ mang trong lòng. Biến cố Chúa Giêsu sinh ra bắt đầu như thế, với một cử chỉ bác ái đơn sơ là viếng thăm, chia sẻ niềm vui, mang lại hy vọng cho gia đình Dacaria và Elisabeth. Niềm vui, tình yêu và sự sẻ chia ấy được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa giáng sinh làm người tại Belem.
Chúng ta mừng vui
Cánh cửa Năm Thánh sắp mở ra làm cho con cái Chúa hết sức vui mừng và phấn khởi. Với chủ đề “Người Hành Hương Hy Vọng”. Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu sống niềm vui và hy vọng giữa bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. “Ân Xá Năm Thánh” là một cách khám phá bản chất vô hạn của lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi tất cả các Kitô hữu hãy trở thành “những người hành hương” của niềm hy vọng, để đón nhận “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Noi gương Mẹ Maria là người hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Mẹ không ngừng trông cậy và hy vọng nơi Chúa. Dù ý thức mọi khó khăn sẽ xảy đến, Mẹ vẫn tin tưởng chấp nhận thưa tiếng để đón Chúa Giêsu, Đấng là Hy Vọng của Israel và của muôn dân tộc vào lòng dạ mình.
Mẹ không thất vọng, không ngã quỵ mà kiên trì đứng vững trong hy vọng, vì tâm hồn Mẹ luôn âm vang lời thần sứ đã nói với Mẹ trong ngày Truyền Tin: “Maria, xin đừng sợ!” (Lc 1,30). Lòng Mẹ luôn sáng lên niềm tín thác và hy vọng nơi Lời của Con Mẹ. Mẹ là mẫu gương hy vọng cho những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc lữ hành trần gian này.
Mẹ là ngôi sao sáng. Khi Mẹ vội vã, với niềm vui thánh thiện, băng qua núi đồi của miền Giuđa để đến gặp người chị họ Elizabeth, Mẹ đã trở thành hình ảnh của Giáo hội sẽ xuất hiện, mang trong lòng niềm hy vọng của thế giới băng qua các núi đồi lịch sử. Vì vậy, Mẹ ở giữa Giáo hội với tư cách là Mẹ của niềm hy vọng.
Mẹ là niềm hy vọng để Giáo hội cậy nhờ mỗi con thuyền Giáo hội gặp phong ba bão táp, ngay cả lúc thuận buồm xuôi gió. Mẹ là bảo chứng cho niềm hy vọng, là dấu chỉ chắc chắn về ơn cứu độ Thiên Chúa ban xuống cho con người.
Để sống Năm Thánh này, chúng ta hãy đến với Mẹ, cầu xin Mẹ cho tất cả chúng ta khám phá ra niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Mẹ Maria. Toàn bộ cuộc sống Mẹ được hun đúc theo sự hiện diện của Chúa Giêsu đã hóa thành nhục thể.
Lạy Mẹ Maria, xin chỉ cho chúng con đường đến Vương quốc của Con Mẹ! Ôi Người Nữ Hy Vọng, Ngôi Sao sáng, xin hãy chiếu sáng và hướng dẫn chúng con không thất vọng trên hành trình dương thế.
Ngày 19/12: Đón Chúa trong tâm tình câm nín – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo hội năm châu
04:22 18/12/2024
Ngày 19/12: Đón Chúa trong tâm tình câm nín – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Lỡ tàu
Lm Minh Anh
15:14 18/12/2024
LỠ TÀU
“Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã cao niên!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Chuyện kể về hai ‘cặp đôi luống tuổi’ là nội dung của Lời Chúa hôm nay. Cựu Ước tường thuật cuộc truyền tin cho một người mẹ son sẻ, rồi đây, sẽ sinh cho Israel một thủ lãnh; Tân Ước tường thuật cuộc truyền tin cho một người cha héo hắt, rồi đây, sẽ tặng cho Israel một vị tiền hô của ‘Cứu Chúa’. Thật thú vị, một đôi ‘kịp tàu’; và đôi kia suýt ‘lỡ tàu!’.
Trong Thánh Kinh, một số bà mẹ chưa từng sinh con - nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa - được diễm phúc sinh con, thông thường là một bé trai. Câu chuyện chào đời của Samson là một ví dụ - bài đọc một. Vợ chồng Manôac - những người ‘kịp tàu’ - đã mau mắn tin lời sứ thần, “Bà sinh một con trai và đặt tên là Samson”.
Với Zacharia, chuyện ly kỳ hơn! Ông dâng hương trong thánh điện, cơ hội ngàn năm một thuở. Đó là khoảnh khắc đặc quyền trong một không gian linh thánh; thậm chí, một Tổng Lãnh Thiên Thần hiện ra cho ông. Vậy mà, không thể tin được, ông không tin! Và nếu đã từng có một ai đó cần được chuẩn bị cho một thông điệp quan trọng nào đó, thì người ấy là Zacharia! Tin Mừng nói, “Hai ông bà là người công chính, không ai chê trách được điều gì”; vậy mà, sự công chính của ông không giúp gì cho ông để ông có một niềm tin vào Chúa ở một thời điểm quan trọng đến thế. Vì vậy, thiếu chút nữa, ông ‘lỡ tàu!’.
Zacharia nghĩ, tuổi tác của ông ắt không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa; ông đánh giá thấp quyền năng Ngài. Vậy mà, Thiên Chúa không bị giới hạn; đúng hơn, con người giới hạn quyền năng vô hạn của Ngài. Vậy, trước một người thiếu niềm tin - như Zacharia - kế hoạch của Thiên Chúa rồi sẽ thế nào? Không sao! Ngài vẫn tiếp tục nó dù con người muốn hay không muốn. Và bấy giờ, điều Ngài cần là con người lặng yên, đừng động đạc! Điều đó đã xảy ra với Zacharia. Ngài buộc ông lặng yên và lặng yên thực sự, “Này đây ông sẽ bị câm cho đến ngày các điều ấy xảy ra!”.
Khi không hiểu, con người cần lặng yên trước hoạt động và sự hiện diện vô hình của Thiên Chúa. Nhờ đó, nó có thể nghe Ngài rõ hơn; vì thông thường, lời Ngài ‘rất sẽ’. Chúa chỉ cần chừng đó! Và nếu chúng ta biết cộng tác ‘phần ít ỏi’ của mình, chí ít như Zacharia, nghĩa là không bướng bỉnh, nổi loạn, một chỉ lặng yên; thì bấy giờ, vận may ắt sẽ đến. Bởi lẽ Thiên Chúa, Đấng xót thương, từ ái, cũng là Đấng không muốn ai ‘lỡ tàu!’.
Anh Chị em,
“Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?”. Như Zacharia, tất cả chúng ta - yếu đuối và tội lỗi - đều hỏi Chúa như thế. Chúng ta thiếu đức tin, một đức tin hoàn hảo như Maria, như Giuse hay các thánh đã có. Và nếu khiêm tốn thừa nhận điều đó, bạn đang ở một vị trí thuận lợi để vượt qua sự yếu kém đức tin mà bạn đang chiến đấu. Zacharia đã chịu tôi luyện vì thiếu đức tin, nhưng những tôi luyện trong thời gian này đã dẫn đến một sự biến đổi, bằng chứng là ông đã vâng lời sứ thần đặt tên cho con mình là Gioan. Nhờ đó, ông ‘kịp tàu’. Cũng thế, một khi biết mình thiếu đức tin, bạn và tôi cứ lặng yên để Thiên Chúa toàn quyền hoạt động; trước sau gì Ngài cũng xót thương và không để ai phải ‘lỡ tàu!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trước một nghi nan, khủng hoảng hay tai ương; cho con biết lặng yên chờ đợi Chúa. Đừng để con bướng bỉnh, nổi loạn mà ‘lỡ tàu’, nhất là ‘chuyến tàu cuối!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã cao niên!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Chuyện kể về hai ‘cặp đôi luống tuổi’ là nội dung của Lời Chúa hôm nay. Cựu Ước tường thuật cuộc truyền tin cho một người mẹ son sẻ, rồi đây, sẽ sinh cho Israel một thủ lãnh; Tân Ước tường thuật cuộc truyền tin cho một người cha héo hắt, rồi đây, sẽ tặng cho Israel một vị tiền hô của ‘Cứu Chúa’. Thật thú vị, một đôi ‘kịp tàu’; và đôi kia suýt ‘lỡ tàu!’.
Trong Thánh Kinh, một số bà mẹ chưa từng sinh con - nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa - được diễm phúc sinh con, thông thường là một bé trai. Câu chuyện chào đời của Samson là một ví dụ - bài đọc một. Vợ chồng Manôac - những người ‘kịp tàu’ - đã mau mắn tin lời sứ thần, “Bà sinh một con trai và đặt tên là Samson”.
Với Zacharia, chuyện ly kỳ hơn! Ông dâng hương trong thánh điện, cơ hội ngàn năm một thuở. Đó là khoảnh khắc đặc quyền trong một không gian linh thánh; thậm chí, một Tổng Lãnh Thiên Thần hiện ra cho ông. Vậy mà, không thể tin được, ông không tin! Và nếu đã từng có một ai đó cần được chuẩn bị cho một thông điệp quan trọng nào đó, thì người ấy là Zacharia! Tin Mừng nói, “Hai ông bà là người công chính, không ai chê trách được điều gì”; vậy mà, sự công chính của ông không giúp gì cho ông để ông có một niềm tin vào Chúa ở một thời điểm quan trọng đến thế. Vì vậy, thiếu chút nữa, ông ‘lỡ tàu!’.
Zacharia nghĩ, tuổi tác của ông ắt không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa; ông đánh giá thấp quyền năng Ngài. Vậy mà, Thiên Chúa không bị giới hạn; đúng hơn, con người giới hạn quyền năng vô hạn của Ngài. Vậy, trước một người thiếu niềm tin - như Zacharia - kế hoạch của Thiên Chúa rồi sẽ thế nào? Không sao! Ngài vẫn tiếp tục nó dù con người muốn hay không muốn. Và bấy giờ, điều Ngài cần là con người lặng yên, đừng động đạc! Điều đó đã xảy ra với Zacharia. Ngài buộc ông lặng yên và lặng yên thực sự, “Này đây ông sẽ bị câm cho đến ngày các điều ấy xảy ra!”.
Khi không hiểu, con người cần lặng yên trước hoạt động và sự hiện diện vô hình của Thiên Chúa. Nhờ đó, nó có thể nghe Ngài rõ hơn; vì thông thường, lời Ngài ‘rất sẽ’. Chúa chỉ cần chừng đó! Và nếu chúng ta biết cộng tác ‘phần ít ỏi’ của mình, chí ít như Zacharia, nghĩa là không bướng bỉnh, nổi loạn, một chỉ lặng yên; thì bấy giờ, vận may ắt sẽ đến. Bởi lẽ Thiên Chúa, Đấng xót thương, từ ái, cũng là Đấng không muốn ai ‘lỡ tàu!’.
Anh Chị em,
“Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?”. Như Zacharia, tất cả chúng ta - yếu đuối và tội lỗi - đều hỏi Chúa như thế. Chúng ta thiếu đức tin, một đức tin hoàn hảo như Maria, như Giuse hay các thánh đã có. Và nếu khiêm tốn thừa nhận điều đó, bạn đang ở một vị trí thuận lợi để vượt qua sự yếu kém đức tin mà bạn đang chiến đấu. Zacharia đã chịu tôi luyện vì thiếu đức tin, nhưng những tôi luyện trong thời gian này đã dẫn đến một sự biến đổi, bằng chứng là ông đã vâng lời sứ thần đặt tên cho con mình là Gioan. Nhờ đó, ông ‘kịp tàu’. Cũng thế, một khi biết mình thiếu đức tin, bạn và tôi cứ lặng yên để Thiên Chúa toàn quyền hoạt động; trước sau gì Ngài cũng xót thương và không để ai phải ‘lỡ tàu!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trước một nghi nan, khủng hoảng hay tai ương; cho con biết lặng yên chờ đợi Chúa. Đừng để con bướng bỉnh, nổi loạn mà ‘lỡ tàu’, nhất là ‘chuyến tàu cuối!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta. Con Thiên Chúa đi vào lịch sử
Vũ Văn An
13:39 18/12/2024
Theo tin Tòa Thánh, sáng nay, 18 tháng Mười Hai, 2024, trong buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khởi đầu loạt bài giáo lý mới của ngài về Năm Thánh; và hôm nay, ngài dựa vào gia phả của Chúa Giêsu để nói về Việc Con Thiên Chúa đi vào lịch sử.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý tuần này của ngài, dựa vào bản tiếng Ý do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay chúng ta bắt đầu chu trình dạy giáo lý sẽ diễn ra trong suốt Năm Thánh. Chủ đề là “Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta”: thực vậy, Người là đích điểm cuộc hành hương của chúng ta, và chính Người là đường, là con đường để chúng ta đi theo.
Phần đầu tiên sẽ đề cập đến thời thơ ấu của Chúa Giêsu, được các Thánh sử Mátthêu và Luca thuật lại cho chúng ta (xem Mt 1–2; Lc 1–2). Các Tin Mừng Thời Thơ ấu kể về việc Chúa Giêsu được thụ thai trinh nguyên và việc Người sinh ra từ lòng Đức Maria; họ nhắc lại những lời tiên tri về đấng mê-xi-a đã được ứng nghiệm nơi Người và nói về tư cách làm cha hợp pháp của Thánh Giuse, người đã ghép Con Thiên Chúa vào “thân cây” của triều đại Đavít. Chúng ta được thấy Chúa Giêsu như một trẻ sơ sinh, một trẻ em và một thiếu niên, vâng phục cha mẹ, đồng thời ý thức được việc hoàn toàn tận hiến cho Chúa Cha và Vương quốc của Người. Sự khác biệt giữa hai Thánh sử là trong khi Luca kể lại các sự kiện qua con mắt của Đức Maria, thì Mátthêu lại kể lại qua con mắt của Thánh Giuse, nhấn mạnh vào quan hệ cha con chưa từng có như vậy.
Thánh Matthêu mở đầu Tin Mừng của mình và toàn bộ bộ kinh Tân Ước bằng “gia phả Đức Giêsu Kitô, con vua Đavít, con ông Áp-ra-ham” (Mt 1.1). Đây là danh sách những cái tên đã có trong Kinh thánh tiếng Do Thái, để chỉ ra sự thật về lịch sử và sự thật về đời sống con người. Thực ra, “gia phả của Chúa được tạo thành từ lịch sử đích thực, trong đó có một số cái tên gây vấn nạn ít nhất phải nói như thế và tội lỗi của Vua Đavít được nhấn mạnh (xem Mt 1:6). Tuy nhiên, mọi sự đều kết thúc và phát triển trong Đức Maria và trong Chúa Kitô (xem Mt 1:16)” (Thư về việc đổi mới việc nghiên cứu lịch sử Giáo hội, ngày 21 tháng 11 năm 2024). Rồi, sự thật về cuộc sống con người xuất hiện, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang lại ba điều: một cái tên chứa đựng căn tính và sứ mệnh duy nhất; thuộc về một gia đình và một dân tộc; và cuối cùng là sự gắn bó đức tin với Thiên Chúa của Israel.
Gia phả là một thể loại văn học, tức là một hình thức thích hợp để truyền tải một thông điệp vô cùng quan trọng: không ai tự mình hiến mạng sống mình mà nhận nó như một hồng phúc từ người khác; trong trường hợp này, chúng ta đang nói về những người được chọn và bất cứ ai thừa hưởng kho tàng đức tin từ người cha, trong việc truyền lại sự sống cho con cái, cũng mang lại cho họ niềm tin vào Thiên Chúa.
Tuy nhiên, không giống như các gia phả trong Cựu Ước chỉ xuất hiện tên nam giới, vì ở Israel người cha đặt tên cho con trai, phụ nữ cũng xuất hiện trong danh sách của Thánh Mát-thêu trong số tổ tiên của Chúa Giê-su. Chúng ta tìm thấy năm người trong số họ: Tamar, con dâu của Giu-đa, người từng góa bụa, giả làm gái điếm để đảm bảo có con nối dõi cho chồng (xem Sáng thế 38); Ra-háp, gái điếm thành Giê-ri-cô, người đã cho phép các nhà thám hiểm Do Thái vào đất hứa và chinh phục nó (xem Gio-suê 2); Rút, người Mô-áp, trong cuốn sách cùng tên, luôn chung thủy với mẹ chồng, chăm sóc bà và sẽ trở thành bà cố của Vua Đa-vít; Bát-sê-va, người mà Đa-vít phạm tội ngoại tình và sau khi chồng bà bị giết, đã sinh ra Sa-lô-môn (xem 2 Sa-mu-en 11); và cuối cùng là Đức Maria người Na-da-rét, vợ Thánh Giuse, thuộc nhà Đavít: từ ngài mà Đấng Mê-xi-a, tức Chúa Giêsu, đã được sinh ra.
Bốn người phụ nữ đầu tiên được liên kết với nhau không phải vì họ là tội nhân như người ta thường nói, mà vì họ là người ngoại quốc so với dân tộc Israel. Điều mà Thánh Mát-thêu đưa ra là, như Đức Bênêđíctô XVI đã viết, “qua họ, thế giới của dân ngoại bước vào... gia phả của Chúa Giêsu – sứ mạng của Người đối với người Do Thái và người ngoại đạo trở nên hữu hình” (Thời thơ ấu của Chúa Giêsu, Milan- Thành phố Vatican 2012, 15).
Trong khi bốn người phụ nữ trước đó được nhắc đến cùng với người đàn ông được sinh ra từ họ hoặc người đã sinh ra ông ta, thì mặt khác, Đức Maria lại nổi bật một cách đặc biệt: ngài đánh dấu một khởi đầu mới, bản thân ngài là một khởi đầu mới, bởi vì trong câu chuyện của ngài, không còn việc tạo vật nhân bản trong tư cách nhân vật chính của việc sinh sản, mà là chính Thiên Chúa. Có thể thấy rõ điều này qua động từ “được sinh ra”: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là người sinh ra Chúa Giêsu cũng gọi là Chúa Kitô” (Mt 1:16). Chúa Giêsu là con vua Đavít, được Thánh Giuse đưa vào triều đại đó và được định sẵn là Đấng Mê-xi-a của dân Israel, nhưng Người cũng là con của Áp-ra-ham và của các phụ nữ ngoại quốc, do đó được tiền định làm “Ánh sáng dân ngoại” (xem Lc 2). :32) và là “Đấng Cứu Thế” (Ga 4:42).
Con Thiên Chúa, đã thánh hiến cho Chúa Cha với sứ mệnh mạc khải dung nhan của Người (x. Ga 1:18; Ga 14:9), đã đi vào thế gian như tất cả con cái loài người, đến nỗi ở Na-da-rét Người sẽ được gọi là “con ông Giuse » (Ga 6:42) hay “con trai bác thợ mộc” (Mt 13:55). Thiên Chúa thật và con người thật.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy khơi dậy trong mình những ký ức biết ơn về tổ tiên. Và trên hết chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, Đấng, qua mẹ Giáo Hội, đã sinh ra chúng ta cho sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu, sự sống của Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta.
Các vị chân phước tử đạo của Compiègne được phong thánh tương đẳng.
Vũ Văn An
16:08 18/12/2024
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố các vị tử đạo người Pháp của Compiègne là thánh thông qua việc phong thánh tương đẳng
Courtney Mares của CNA, ngày 18 tháng 12 năm 2024, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức tuyên bố 16 nữ tu dòng Cát Minh không giày của Compiègne, bị hành quyết trong thời kỳ Khủng bố của Cách mạng Pháp, là thánh thông qua thủ tục hiếm hoi là “phong thánh theo lối tương đẳng tính” (equipollent).
Mẹ Teresa Augustine và 15 người bạn đồng hành của bà, những người đã bị chém đầu tại Paris khi họ hát thánh ca ngợi khen, có thể ngay lập tức được tôn kính trên toàn thế giới là thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
Việc phong thánh tương đẳng tính, hay “tương giá trị”, được Vatican công bố vào thứ Tư, ghi nhận lòng tôn kính lâu đời đối với các vị tử đạo dòng Cát Minh, những người đã chết với đức tin không lay chuyển vào ngày 17 tháng 7 năm 1794.
Hành động dũng cảm và đức tin cuối cùng của họ đã truyền cảm hứng cho vở opera nổi tiếng năm 1957 của Francis Poulenc “Đối thoại của các nữ tu Cát Minh”, dựa trên cuốn sách cùng tên do tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận Công Giáo nổi tiếng Georges Bernanos chấp bút.
Giống như quá trình phong thánh thông thường, phong thánh tương đẳng tính là việc nại tới ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, trong đó giáo hoàng tuyên bố rằng một người nằm trong số các vị thánh trên thiên đàng. Nó tránh được quá trình phong thánh chính thức cũng như nghi lễ, vì nó diễn ra bằng cách công bố một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng.
Sự tôn kính lâu dài đối với vị thánh và đức tính anh hùng đã được chứng minh vẫn là điều cần thiết, và mặc dù không cần phép lạ hiện đại nào, danh tiếng của những phép lạ xảy ra trước hoặc sau khi vị thánh qua đời cũng được tính đến sau khi bộ phận lịch sử của Bộ Phong thánh Vatican thực hiện một nghiên cứu.
Mặc dù quá trình này rất hiếm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố những người khác là thánh thông qua việc phong thánh tương đẳng, chẳng hạn như Thánh Peter Faber và Thánh Margaret of Costello, điều mà Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng đã làm cho Thánh Hildegard of Bingen và được Đức Piô XI ban cho Thánh Albertô Cả.
Những vị tử đạo của Compiègne là ai?
Những vị tử đạo, bao gồm 11 nữ tu, ba nữ tu giáo dân và hai người ngoại trú, đã bị bắt trong thời kỳ đàn áp dữ dội chống Công Giáo. Hiến pháp Dân sự của Giáo sĩ trong Cách mạng Pháp đã cấm đời sống tu trì, và các nữ tu dòng Cát Minh Compiègne đã bị trục xuất khỏi tu viện của họ vào năm 1792.
Mặc dù bị buộc phải ẩn náu, các nữ tu vẫn bí mật duy trì đời sống cộng đồng cầu nguyện và sám hối của mình. Theo lời đề nghị của nữ tu viện trưởng Mẹ Teresa Augustine, các chị em đã lập thêm một lời khấn: hiến dâng mạng sống của mình để đổi lấy sự kết thúc của Cách mạng Pháp và cho Giáo Hội Công Giáo tại Pháp.
Vào ngày bị hành quyết, các chị em đã được đưa qua các đường phố của Paris trên những chiếc xe ngựa không mui, chịu đựng những lời lăng mạ từ đám đông tụ tập. Không nao núng, họ hát Miserere, Salve Regina và Veni Creator Spiritus khi họ tiến đến đoạn đầu đài.
Trước khi chết, mỗi chị em đã quỳ xuống trước nữ tu viện trưởng của mình, người đã cho phép họ được chết. Nữ tu viện trưởng là người cuối cùng bị hành quyết, bài thánh ca của bà vẫn tiếp tục cho đến khi lưỡi kiếm rơi xuống.
Trong vài ngày sau đó, chính Maximilien Robespierre đã bị hành quyết, chấm dứt Triều đại khủng bố đẫm máu.
Thi thể của 16 vị tử đạo được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể tại Nghĩa trang Picpus, nơi có một bia mộ tưởng niệm sự tử đạo của họ. Được Đức Giáo Hoàng Pius X phong chân phước vào năm 1906, câu chuyện của họ kể từ đó đã truyền cảm hứng cho các cuốn sách, bộ phim và vở opera.
Ngày lễ của các vị tử đạo Compiègne sẽ vẫn là ngày 17 tháng 7, kỷ niệm ngày tử đạo của họ.
Các án phong thánh khác được công nhận
Ngoài việc phong thánh tương đẳng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã phê chuẩn các sắc lệnh thúc đẩy các án phong thánh khác, bao gồm việc phong chân phước cho hai vị tử đạo thế kỷ 20: Tổng giám mục Eduardo Profittlich, người đã chết dưới sự đàn áp của cộng sản, và Cha Elia Comini, một nạn nhân của chủ nghĩa phát xít Đức.
Profittlich, một tu sĩ Dòng Tên người Đức và là tổng giám mục, đã chết trong một nhà tù Liên Xô vào năm 1942 sau khi chịu đựng sự tra tấn vì từ chối từ bỏ đàn chiên của mình ở Estonia do Liên Xô chiếm đóng.
Comini, một linh mục dòng Salêdiêng, đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào năm 1944 vì đã giúp đỡ dân làng và hỗ trợ tinh thần trong các cuộc thảm sát ở miền bắc nước Ý.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng công nhận các nhân đức anh hùng của ba Tôi tớ Chúa: Tổng giám mục Hungary Áron Márton (1896-1980), linh mục người Ý Cha Giuseppe Maria Leone (1829-1902), và giáo dân người Pháp Pietro Goursat (1914-1991), người sáng lập Cộng đồng Emmanuel.
Márton, một giám mục đã chống lại cả sự áp bức của Đức Quốc xã và cộng sản ở Romania, đã bảo vệ quyền tự do tôn giáo và giúp đỡ những người bị đàn áp trước khi bị Cộng sản kết án tù chung thân và lao động cưỡng bức vào năm 1951. Sau đó, ông được thả và qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1980.
Leone, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Ý, đã cống hiến cuộc đời mình cho việc rao giảng, chỉ đạo tinh thần và giúp đỡ các cộng đồng bị tàn phá bởi dịch bệnh. Nổi tiếng là một người giải tội và hướng dẫn tinh thần, ngài đã giúp đổi mới đời sống tôn giáo và truyền cảm hứng cho các tín hữu giáo dân ở Ý sau khi thống nhất.
Giáo dân người Pháp Pietro Goursat đã thành lập Emmanuel Community, một phong trào thúc đẩy cầu nguyện và truyền giáo, đặc biệt là trong giới trẻ bị thiệt thòi. Bất chấp những khó khăn cá nhân, ngài đã biến Đền Thánh Tâm ở Paray-le-Monial thành một trung tâm linh đạo và sống những năm cuối đời trong sự tận tụy thầm lặng. Với sắc lệnh này, ba Tôi tớ Chúa hiện có danh hiệu “Đấng đáng kính” trong Giáo Hội Công Giáo.
Courtney Mares của CNA, ngày 18 tháng 12 năm 2024, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính thức tuyên bố 16 nữ tu dòng Cát Minh không giày của Compiègne, bị hành quyết trong thời kỳ Khủng bố của Cách mạng Pháp, là thánh thông qua thủ tục hiếm hoi là “phong thánh theo lối tương đẳng tính” (equipollent).
Mẹ Teresa Augustine và 15 người bạn đồng hành của bà, những người đã bị chém đầu tại Paris khi họ hát thánh ca ngợi khen, có thể ngay lập tức được tôn kính trên toàn thế giới là thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
Việc phong thánh tương đẳng tính, hay “tương giá trị”, được Vatican công bố vào thứ Tư, ghi nhận lòng tôn kính lâu đời đối với các vị tử đạo dòng Cát Minh, những người đã chết với đức tin không lay chuyển vào ngày 17 tháng 7 năm 1794.
Hành động dũng cảm và đức tin cuối cùng của họ đã truyền cảm hứng cho vở opera nổi tiếng năm 1957 của Francis Poulenc “Đối thoại của các nữ tu Cát Minh”, dựa trên cuốn sách cùng tên do tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận Công Giáo nổi tiếng Georges Bernanos chấp bút.
Giống như quá trình phong thánh thông thường, phong thánh tương đẳng tính là việc nại tới ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, trong đó giáo hoàng tuyên bố rằng một người nằm trong số các vị thánh trên thiên đàng. Nó tránh được quá trình phong thánh chính thức cũng như nghi lễ, vì nó diễn ra bằng cách công bố một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng.
Sự tôn kính lâu dài đối với vị thánh và đức tính anh hùng đã được chứng minh vẫn là điều cần thiết, và mặc dù không cần phép lạ hiện đại nào, danh tiếng của những phép lạ xảy ra trước hoặc sau khi vị thánh qua đời cũng được tính đến sau khi bộ phận lịch sử của Bộ Phong thánh Vatican thực hiện một nghiên cứu.
Mặc dù quá trình này rất hiếm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố những người khác là thánh thông qua việc phong thánh tương đẳng, chẳng hạn như Thánh Peter Faber và Thánh Margaret of Costello, điều mà Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng đã làm cho Thánh Hildegard of Bingen và được Đức Piô XI ban cho Thánh Albertô Cả.
Những vị tử đạo của Compiègne là ai?
Những vị tử đạo, bao gồm 11 nữ tu, ba nữ tu giáo dân và hai người ngoại trú, đã bị bắt trong thời kỳ đàn áp dữ dội chống Công Giáo. Hiến pháp Dân sự của Giáo sĩ trong Cách mạng Pháp đã cấm đời sống tu trì, và các nữ tu dòng Cát Minh Compiègne đã bị trục xuất khỏi tu viện của họ vào năm 1792.
Mặc dù bị buộc phải ẩn náu, các nữ tu vẫn bí mật duy trì đời sống cộng đồng cầu nguyện và sám hối của mình. Theo lời đề nghị của nữ tu viện trưởng Mẹ Teresa Augustine, các chị em đã lập thêm một lời khấn: hiến dâng mạng sống của mình để đổi lấy sự kết thúc của Cách mạng Pháp và cho Giáo Hội Công Giáo tại Pháp.
Vào ngày bị hành quyết, các chị em đã được đưa qua các đường phố của Paris trên những chiếc xe ngựa không mui, chịu đựng những lời lăng mạ từ đám đông tụ tập. Không nao núng, họ hát Miserere, Salve Regina và Veni Creator Spiritus khi họ tiến đến đoạn đầu đài.
Trước khi chết, mỗi chị em đã quỳ xuống trước nữ tu viện trưởng của mình, người đã cho phép họ được chết. Nữ tu viện trưởng là người cuối cùng bị hành quyết, bài thánh ca của bà vẫn tiếp tục cho đến khi lưỡi kiếm rơi xuống.
Trong vài ngày sau đó, chính Maximilien Robespierre đã bị hành quyết, chấm dứt Triều đại khủng bố đẫm máu.
Thi thể của 16 vị tử đạo được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể tại Nghĩa trang Picpus, nơi có một bia mộ tưởng niệm sự tử đạo của họ. Được Đức Giáo Hoàng Pius X phong chân phước vào năm 1906, câu chuyện của họ kể từ đó đã truyền cảm hứng cho các cuốn sách, bộ phim và vở opera.
Ngày lễ của các vị tử đạo Compiègne sẽ vẫn là ngày 17 tháng 7, kỷ niệm ngày tử đạo của họ.
Các án phong thánh khác được công nhận
Ngoài việc phong thánh tương đẳng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã phê chuẩn các sắc lệnh thúc đẩy các án phong thánh khác, bao gồm việc phong chân phước cho hai vị tử đạo thế kỷ 20: Tổng giám mục Eduardo Profittlich, người đã chết dưới sự đàn áp của cộng sản, và Cha Elia Comini, một nạn nhân của chủ nghĩa phát xít Đức.
Profittlich, một tu sĩ Dòng Tên người Đức và là tổng giám mục, đã chết trong một nhà tù Liên Xô vào năm 1942 sau khi chịu đựng sự tra tấn vì từ chối từ bỏ đàn chiên của mình ở Estonia do Liên Xô chiếm đóng.
Comini, một linh mục dòng Salêdiêng, đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào năm 1944 vì đã giúp đỡ dân làng và hỗ trợ tinh thần trong các cuộc thảm sát ở miền bắc nước Ý.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng công nhận các nhân đức anh hùng của ba Tôi tớ Chúa: Tổng giám mục Hungary Áron Márton (1896-1980), linh mục người Ý Cha Giuseppe Maria Leone (1829-1902), và giáo dân người Pháp Pietro Goursat (1914-1991), người sáng lập Cộng đồng Emmanuel.
Márton, một giám mục đã chống lại cả sự áp bức của Đức Quốc xã và cộng sản ở Romania, đã bảo vệ quyền tự do tôn giáo và giúp đỡ những người bị đàn áp trước khi bị Cộng sản kết án tù chung thân và lao động cưỡng bức vào năm 1951. Sau đó, ông được thả và qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1980.
Leone, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Ý, đã cống hiến cuộc đời mình cho việc rao giảng, chỉ đạo tinh thần và giúp đỡ các cộng đồng bị tàn phá bởi dịch bệnh. Nổi tiếng là một người giải tội và hướng dẫn tinh thần, ngài đã giúp đổi mới đời sống tôn giáo và truyền cảm hứng cho các tín hữu giáo dân ở Ý sau khi thống nhất.
Giáo dân người Pháp Pietro Goursat đã thành lập Emmanuel Community, một phong trào thúc đẩy cầu nguyện và truyền giáo, đặc biệt là trong giới trẻ bị thiệt thòi. Bất chấp những khó khăn cá nhân, ngài đã biến Đền Thánh Tâm ở Paray-le-Monial thành một trung tâm linh đạo và sống những năm cuối đời trong sự tận tụy thầm lặng. Với sắc lệnh này, ba Tôi tớ Chúa hiện có danh hiệu “Đấng đáng kính” trong Giáo Hội Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng châu phê án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục người Estonia đã tử đạo
Thanh Quảng sdb
17:03 18/12/2024
Đức Giáo Hoàng châu phê án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục người Estonia đã tử đạo
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã châu phê án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Eduard Profittlich, một tu sĩ Dòng Tên người Đức, phục vụ tại Estonia và tử đạo tại Liên Xô vào năm 1942.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến với Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, và châu phê các sắc lệnh liên quan đến việc phong chân phước cho 21 ứng viên.
Đức Giáo Hoàng chính thức công nhận sự tử đạo của Đức Tổng Giám Mục Eduard Profittlich, SJ, người đã phục vụ với tư cách là Giám quản Tông tòa của Estonia từ năm 1931 cho đến khi qua đời vào năm 1942, mở đường cho việc phong chân phước cho ngài.
Chính quyền Liên Xô đã bắt giữ Đức Tổng Giám Mục người Đức một năm sau khi xâm chiếm Estonia, và ngài đã bị trục xuất đến một nhà tù ở Siberia và bị kết án tử hình. Tổng giám mục Profittlic đã chết vì bị phơi nắng trong tù Kirov vào ngày 22 tháng 2 năm 1942 trước khi bản án của ngài được thực hiện.
Phong chân phước là thông điệp cho các vùng ngoại vi của Giáo hội
Giám mục Philippe Jourdan, giám mục của Tallinn, hoan nghênh việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô châu phê án phong chân phước cho Tổng giám mục Profittlich, sự kiện này diễn ra khi Giáo hội địa phương kỷ niệm 100 năm thành lập Giám Quản Tông tòa Estonia vào năm 1924.
Phát biểu với đài Vatican, Giám mục Jourdan bày tỏ niềm vui khi Giáo hội tại Estonia sẽ có vị Chân phước đầu tiên.
Ngài nói: “Điều này rất quan trọng đối với Giáo hội địa phương, vì mục tiêu của Giáo hội là giúp mọi người được cứu rỗi và nên thánh”.
Ngài nói thêm rằng việc có một Chân phước từ Giáo hội Estonia là thừa nhận sứ mệnh nên thánh Kitô giáo thời hiện tại và giúp mọi người tin rằng sự thánh thiện là điều có thể đạt được.
Tin này được xuất hiện chỉ ba tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng Giám Quản Tông tòa Estonia lên Giáo phận Tallinn. "Tổng giám mục Profittlich cũng giống như Moses", vị Giám mục sinh ra ở Pháp cho biết. "Ngài muốn nhìn thấy Đất Hứa, nhưng Ngài không thể tận mắt nhìn thấy công việc này được thực hiện".
Với dân số nhỏ, Giám mục Jourdan cho biết Estonia theo một cách nào đó nằm ở "ngoại vi" của Giáo hội, nên việc phong chân phước sẽ khiến họ cảm thấy mình ở trung tâm của đất nước.
"Ngay cả khi tình hình hiện tại phức tạp", ngài nói, "tôi cho rằng đây là tin tuyệt vời đối với những người Công Giáo ở Nga, vì Tổng giáo phận Moscow đã bắt đầu quá trình phong chân phước cho Tổng giám mục Profittlich cách đây 21 năm".
Mẫu gương về đức tin, hy vọng và hòa bình
Marge-Marie Paas, Giám đốc Truyền thông của Giáo phận Tallinn, là người tiên phong thúc đẩy quá trình phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Profittlich, với tư cách là thỉnh nguyện của giáo phận, người đã thu tập các sự kiện lịch sử về cuộc đời của ĐTGM và nêu bật nội dung thần học trong các sự kiện của ĐTGM.
Bà Paas nói với đài Vatican rằng Đức Tổng Giám Mục đã tử đạo sẽ là "một mẫu gương về đức tin và hy vọng cho nhiều người".
"Phương châm giám mục của ĐTGM là 'Đức tin và Hòa bình'", bà lưu ý. "Tôi chắc chắn rằng Đức Tổng Giám Mục Profittlich đang khuyến khích chúng ta sống đức tin và hòa bình trong trái tim mình, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất".
Các vị tử đạo của vùng Compiègne
Vào thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng châu phê cho Giáo hội hoàn vũ việc tôn sùng các vị tử đạo của vùng Compiègne: - Chân phước Teresa của Thánh Augustine (tên thật là Maria Maddalena Claudia Lidoine) và 15 người bạn đồng hành thuộc Dòng Cát Minh nhiệm nhặt ở Compiègne, những vị tử đạo này bị giết vì lòng căm thù đức tin vào ngày 17 tháng 7 năm 1794, tại Paris (Pháp), tên của các ngài được ghi vào danh sách các vị tử đạo.
Đức Giáo Hoàng cũng châu phê sự tử đạo của Tôi tớ Chúa Elia Comini, một linh mục của Tu Hội Thánh Phanxicô de Sales, sinh ra tại Calvenzano di Vergato (Ý) vào ngày 7 tháng 5 năm 1910 và bị giết trong phòng hơi ngạt vào ngày 1 tháng 10 năm 1944, tại Pioppe di Salvaro (Ý).
ĐTC cũng châu phê các sắc lệnh liên quan đến các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Áron Márton, Giám mục Alba Iulia, sinh ngày 28 tháng 8 năm 1896, tại Csíkszentdomokos (ngày nay là Romania) và mất ngày 29 tháng 9 năm 1980, tại Alba Iulia (Romania);
Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Giuseppe Maria Leone, Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế, sinh ngày 23 tháng 5 năm 1829, tại Casaltrinità (ngày nay là Trinitapoli, Ý) và mất tại Angri (Ý) vào ngày 9 tháng 8 năm 1902;
và các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Pierre Goursat, Giáo dân, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1914, tại Paris (Pháp) và mất tại đó vào ngày 25 tháng 3 năm 1991.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã châu phê án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Eduard Profittlich, một tu sĩ Dòng Tên người Đức, phục vụ tại Estonia và tử đạo tại Liên Xô vào năm 1942.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến với Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, và châu phê các sắc lệnh liên quan đến việc phong chân phước cho 21 ứng viên.
Đức Giáo Hoàng chính thức công nhận sự tử đạo của Đức Tổng Giám Mục Eduard Profittlich, SJ, người đã phục vụ với tư cách là Giám quản Tông tòa của Estonia từ năm 1931 cho đến khi qua đời vào năm 1942, mở đường cho việc phong chân phước cho ngài.
Chính quyền Liên Xô đã bắt giữ Đức Tổng Giám Mục người Đức một năm sau khi xâm chiếm Estonia, và ngài đã bị trục xuất đến một nhà tù ở Siberia và bị kết án tử hình. Tổng giám mục Profittlic đã chết vì bị phơi nắng trong tù Kirov vào ngày 22 tháng 2 năm 1942 trước khi bản án của ngài được thực hiện.
Phong chân phước là thông điệp cho các vùng ngoại vi của Giáo hội
Giám mục Philippe Jourdan, giám mục của Tallinn, hoan nghênh việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô châu phê án phong chân phước cho Tổng giám mục Profittlich, sự kiện này diễn ra khi Giáo hội địa phương kỷ niệm 100 năm thành lập Giám Quản Tông tòa Estonia vào năm 1924.
Phát biểu với đài Vatican, Giám mục Jourdan bày tỏ niềm vui khi Giáo hội tại Estonia sẽ có vị Chân phước đầu tiên.
Ngài nói: “Điều này rất quan trọng đối với Giáo hội địa phương, vì mục tiêu của Giáo hội là giúp mọi người được cứu rỗi và nên thánh”.
Ngài nói thêm rằng việc có một Chân phước từ Giáo hội Estonia là thừa nhận sứ mệnh nên thánh Kitô giáo thời hiện tại và giúp mọi người tin rằng sự thánh thiện là điều có thể đạt được.
Tin này được xuất hiện chỉ ba tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng Giám Quản Tông tòa Estonia lên Giáo phận Tallinn. "Tổng giám mục Profittlich cũng giống như Moses", vị Giám mục sinh ra ở Pháp cho biết. "Ngài muốn nhìn thấy Đất Hứa, nhưng Ngài không thể tận mắt nhìn thấy công việc này được thực hiện".
Với dân số nhỏ, Giám mục Jourdan cho biết Estonia theo một cách nào đó nằm ở "ngoại vi" của Giáo hội, nên việc phong chân phước sẽ khiến họ cảm thấy mình ở trung tâm của đất nước.
"Ngay cả khi tình hình hiện tại phức tạp", ngài nói, "tôi cho rằng đây là tin tuyệt vời đối với những người Công Giáo ở Nga, vì Tổng giáo phận Moscow đã bắt đầu quá trình phong chân phước cho Tổng giám mục Profittlich cách đây 21 năm".
Mẫu gương về đức tin, hy vọng và hòa bình
Marge-Marie Paas, Giám đốc Truyền thông của Giáo phận Tallinn, là người tiên phong thúc đẩy quá trình phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Profittlich, với tư cách là thỉnh nguyện của giáo phận, người đã thu tập các sự kiện lịch sử về cuộc đời của ĐTGM và nêu bật nội dung thần học trong các sự kiện của ĐTGM.
Bà Paas nói với đài Vatican rằng Đức Tổng Giám Mục đã tử đạo sẽ là "một mẫu gương về đức tin và hy vọng cho nhiều người".
"Phương châm giám mục của ĐTGM là 'Đức tin và Hòa bình'", bà lưu ý. "Tôi chắc chắn rằng Đức Tổng Giám Mục Profittlich đang khuyến khích chúng ta sống đức tin và hòa bình trong trái tim mình, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất".
Các vị tử đạo của vùng Compiègne
Vào thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng châu phê cho Giáo hội hoàn vũ việc tôn sùng các vị tử đạo của vùng Compiègne: - Chân phước Teresa của Thánh Augustine (tên thật là Maria Maddalena Claudia Lidoine) và 15 người bạn đồng hành thuộc Dòng Cát Minh nhiệm nhặt ở Compiègne, những vị tử đạo này bị giết vì lòng căm thù đức tin vào ngày 17 tháng 7 năm 1794, tại Paris (Pháp), tên của các ngài được ghi vào danh sách các vị tử đạo.
Đức Giáo Hoàng cũng châu phê sự tử đạo của Tôi tớ Chúa Elia Comini, một linh mục của Tu Hội Thánh Phanxicô de Sales, sinh ra tại Calvenzano di Vergato (Ý) vào ngày 7 tháng 5 năm 1910 và bị giết trong phòng hơi ngạt vào ngày 1 tháng 10 năm 1944, tại Pioppe di Salvaro (Ý).
ĐTC cũng châu phê các sắc lệnh liên quan đến các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Áron Márton, Giám mục Alba Iulia, sinh ngày 28 tháng 8 năm 1896, tại Csíkszentdomokos (ngày nay là Romania) và mất ngày 29 tháng 9 năm 1980, tại Alba Iulia (Romania);
Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Giuseppe Maria Leone, Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế, sinh ngày 23 tháng 5 năm 1829, tại Casaltrinità (ngày nay là Trinitapoli, Ý) và mất tại Angri (Ý) vào ngày 9 tháng 8 năm 1902;
và các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Pierre Goursat, Giáo dân, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1914, tại Paris (Pháp) và mất tại đó vào ngày 25 tháng 3 năm 1991.
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười Một, tiếp theo
Vũ Văn An
14:04 18/12/2024
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương Mười Một. Loạt bài Sự sống siêu nhiên, tiếp theo
11.7. Trung tâm linh hồn
Ba ơn phúc lớn nhất
Khi hoán cải và rửa tội, chúng ta được tái sinh và nhận được ân sủng sự sống dưới dạng đức tin, đức cậy và đức mến. Những nhân đức đối thần này là trung tâm và cốt lõi của linh hồn chúng ta trong tiến trình đời sống thiêng liêng: bản chất mà chúng ta đang được đồng nhất hóa theo hình ảnh của Chúa Kitô (Rm. 8:29). Được nhận làm con của Chúa Cha, chúng ta chia sẻ bản tính của Thiên Chúa Ba Ngôi bên trong qua các nhân đức: đức tin, đức cậy và đức mến (1 Cr. 13:13; 1 Tx. 1:3).
Ơn Đức Tin giúp chúng ta tin rằng Thiên Chúa “hiện hữu” và mở rộng khả năng tin vào lời Chúa và những lời hứa của Người. Đức tin khẳng định những gì trí tuệ không thể hiểu được (vượt quá sự khôn ngoan của con người) và có được sự khôn ngoan của Thiên Chúa (Dt. 11:1).
Ơn Đức Cậy mang lại khả năng tin tưởng vào Thiên Chúa: rằng những lời hứa của Người sẽ được thực hiện, rằng Người ở cùng tôi trong những thử thách và khó khăn, và rằng cuộc sống vĩnh cửu là của tôi bây giờ và trên thiên đàng. Niềm hy vọng trút bỏ mọi sở hữu tự nhiên để được thể thần linh chiếm hữu., Chúng ta sở hữu Thiên Chúa theo mức độ trí nhớ của chúng ta bị lấy đi khỏi mọi sự (Rm. 8:23-25; Mt. 10:34-39).
Ơn Đức Mến là khả năng yêu Chúa trên hết mọi sự: đáp lại mọi cuộc gặp gỡ trong cuộc sống bằng sự tốt lành, kiên nhẫn và nhân từ (Lc. 14:33; 1 Cr. 1:30).
Bốn nhân đức chính
Các nhân đức hay lâu đài đức tin, đức cậy và đức mến được bao quanh bởi bốn nhân đức khôn ngoan, công chính, sức mạnh và tiết độ. Đây là những trung tâm thể dục hoặc cốt lõi đặc trưng cho sự phát triển tâm linh của chúng ta:
Sự thận trọng khôn ngoan là nguồn gốc. Công chính, sức mạnh và tiết độ là những đặc tính. Sự thận trọng [prudence], trạng thái hiện hữu của chúng ta, gắn liền với lương tâm của chúng ta, là tiếng nói của tinh thần chúng ta. Thành thử, lương tâm của chúng ta phải ngoan ngoãn, nhạy cảm và có khả năng đáp ứng những thúc giục nhỏ nhất của Chúa Thánh Thần.
Công chính là thiết lập ý muốn của Thiên Chúa trên trái đất, chăm sóc người góa bụa và trẻ mồ côi, bảo vệ những người không có khả năng tự vệ, bảo đảm và thực thi danh dự, sự liêm chính và công bằng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội của cuộc sống.
Sức mạnh hay sự dũng cảm là sự phát triển các cơ bắp của ý chí để luôn chung thủy, chống lại những cám dỗ, chịu đựng thử thách, vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng, và trải qua những thử thách và bách hại: luôn ở trong tình yêu thương.
Tiết độ là sợi dây thắt chặt trong việc học cách cân bằng và kiểm soát các kỹ năng sử dụng đam mê, xung lực, bản năng và do đó mang lại trật tự và hài hòa cho mong muốn và lý luận của chúng ta.
Bốn nhân đức này giúp chúng ta có thể hành động phù hợp với ân sủng của Thiên Chúa để thiết lập vương quốc và ý muốn của Người trên mặt đất (2 Pr. 1:3-10).
Bảy đặc tính mở rộng
Khôn ngoan, Thông hiểu, Lo liệu, Dũng cảm, Suy biết, Đạo đức, Kính sợ Chúa : Đây là những đặc tính mở rộng của bốn nhân đức hay lâu đài trên mà chúng ta có thể bước vào bất cứ lúc nào. Các dinh thự tràn ngập Ánh sáng của Chúa Thánh Thần, ánh sáng chạm tới những góc khuất bên trong linh hồn chúng ta, mang lại vẻ đẹp, ánh sáng và điều kỳ diệu cho con người chúng ta. Chúng ta càng bước vào ánh sáng, nó càng gia tăng và dự phần vào ánh hào quang của Chúa Thánh Thần - bản chất thiêng liêng - nhờ đó, thoát khỏi sự bại hoại của thế gian (Is. 11:1-5).
Hoa trái Chúa Thánh Thần
Tình yêu, Niềm vui, Bình an, Kiên nhẫn, Nhân từ, Tốt lành, Trung tín, Dịu dàng, Tự chủ: Khi thực hành những đức tính này, chúng cho phép hoa trái Chúa Thánh Thần tuôn chảy. Sự thánh thiện của Vinh Quang Thiên Chúa xâm chiếm tâm hồn và xua tan bóng tối và tội lỗi, nhờ đó, linh hồn được tràn đầy ân sủng của Người trong mọi dinh thự. Hoa trái Chúa Thánh Thần phản ảnh sự tràn đầy này. Khi thực hành những nhân đức này, nó mang lại vinh quang cho Thiên Chúa, bày tỏ tình yêu đối với Thiên Chúa và với mọi người khác. Vì vậy, chúng ta được bao quanh bởi ánh sáng, bởi sự kỳ diệu, lạc vào những làn sóng tôn thờ bất tận trong đám mây thiên thần (Gl. 5:22-26).
Xem thêm Phần A.12, “Các đăng tải đáng tin cậy [Anchor Posts]”.
Tham khảo: Xem [30] [StTeresa1] và [31] [StThomas1] để đọc thêm.
11.8. Các ham muốn vô trật tự
Điều hòa linh hồn
Điều kiện tiên quyết cho cuộc hành trình của linh hồn là một ngôi nhà “tĩnh lặng”. Đạt được sự tĩnh lặng này là loại bỏ tâm hồn khỏi mọi ham muốn cản trở ân sủng và sự Hiện diện của Thiên Chúa. Mong muốn không phải là những yêu cầu lớn lao và thu hút ý chí của chúng ta. Vì vậy, nó phải thoát khỏi những 'ham muốn' vô trật tự, cụ thể là tất cả những thứ "đối với những thứ bên ngoài của thế giới, những thú vui của xác thịt và sự thỏa mãn của ý chí." (1 Ga. 2:15-17).
Từ khi sinh ra linh hồn chúng ta đã là 'những phiến đá trống rỗng'. Qua nhiều năm, các giác quan của chúng ta lưu giữ vô số “chữ viết” trên phiến đá. Khi tiếp nhận thông tin từ cả năm giác quan, linh hồn nhận thức được rất nhiều đối tượng ở thế giới bên ngoài, những đối tượng này sẽ in sâu vào linh hồn. Khi đó, linh hồn có khả năng mong muốn những gì nó đã trải qua. Khi làm như vậy, nó thu hút ý chí theo những gì nó mong muốn. Bản thân đồ vật không bao giờ có thể làm tổn hại đến linh hồn, nhưng việc hướng ý chí về chúng một cách thái quá thì có thể (1 Ga. 5:21).
Các ham muốn có thể làm tổn hại linh hồn theo hai cách. Trước hết, chúng tước đi ân sủng và hoạt động của linh hồn; thứ hai, chúng ảnh hưởng đến linh hồn theo nhiều cách khác nhau - tất cả đều có hại. Về bản chất, những ham muốn này luôn khắt khe và không ngừng nghỉ. Làm thỏa mãn chúng không loại bỏ được chúng. Ngược lại, càng hài lòng thì chúng càng đòi hỏi nhiều hơn. Khi chúng lớn lên, chúng quấy rối linh hồn và ngăn cản nó hoạt động tốt. Những gì chúng ảnh hưởng đặc biệt là trí tuệ, trí nhớ và ý chí (Pl. 2:2-5).
Tiêu chuẩn linh hồn
Thánh Gioan cũng chỉ ra những hoạt động lý tưởng của ba khả năng này: trí tuệ là tiếp nhận “sự soi sáng của sự khôn ngoan của Thiên Chúa”; ký ức phải mang “ấn tượng một cách thanh thản về hình ảnh của Thiên Chúa”; và ý chí ôm lấy "Thiên Chúa bên trong trong tình yêu thuần khiết". Mỗi khả năng phải hoàn toàn cởi mở với Thiên Chúa. Trí tuệ chỉ được lấp đầy bằng "sự khôn ngoan" thiêng liêng - kiến thức của nó phải lấy Thiên Chúa làm trung tâm; ký ức là sự phản ảnh hoàn hảo chỉ một mình Thiên Chúa; ý muốn là chỉ chọn Thiên Chúa - ý chí con người và thần thiêng trở thành một (Ga 17:23).
Đây không phải là trạng thái thông thường của linh hồn. Những ham muốn (dục vọng) làm rối loạn nó và ngăn cản nó hành động một cách ân sủng với một mục tiêu và trọng tâm duy nhất: Thiên Chúa. Số lượng ham muốn càng nhiều và đối tượng của chúng càng đa dạng thì linh hồn càng ít tập chú hơn và ít tự do hành động hơn dưới sự thúc đẩy của ân sủng (Cl. 3:5-10).
Mt. 11:28-29 tóm tắt lời dạy này. Suy gẫm về đoạn văn này, Thánh Gioan viết: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng”.. (Ascent, trang 134 [29] [StGa.1])
Kiểm tra linh hồn
Thánh Gioan kêu gọi chúng ta nhìn ra nguồn gốc của những ham muốn (dục vọng) của tác phong tiêu cực - để phân định và chống lại chúng. Nhận diện những lực lượng kiểm soát đó là bước đầu tiên. Sau đó, bạn định vị chúng và đặt chúng vào một vị trí cần loại bỏ khỏi cuộc sống của bạn. Để làm điều này, các bước thực tế sau đây có thể hữu ích:
1. Lập danh sách thất bại gồm khoảng 6 ham muốn mà chúng ta nghi ngờ đang gây tổn hại cho sự phát triển tâm linh của mình. Danh sách này có thể bao gồm những thứ như nhu cầu quá cần được khẳng định, được chấp thuận, được chấp nhận, quyền lực, thành công và của cải. Những yếu tố này dẫn đến mặc cảm tội lỗi, xấu hổ, tham lam, đố kỵ, thiếu kiên nhẫn, không khoan dung, giận dữ, oán giận và nhiều dạng nghiện khác nhau. Đưa bóng tối này ra ánh sáng sẽ làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của nó đối với chúng ta. Với cảm thức hy vọng, chúng ta có thể mong đợi chúng biến mất khỏi linh hồn chúng ta hoặc chúng ta khéo léo kiểm soát chúng.
2. Hãy xem xét cẩn thận lý do tại sao chúng ta lại ham muốn hoặc quá mức hay một cách vô trật tự đối với những đồ vật đó. Bằng cách đánh giá nguồn gốc tác phong của chúng ta, chúng ta có thể hiểu đầy đủ hơn lý do tại sao chúng ta lại hành động như vậy.
3. Chúng ta đem ước muốn cùng với nguồn gốc và biểu hiện của nó vào lời cầu nguyện. Đặt mình trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, chúng ta có thể cầu xin: “Xin giải thoát con khỏi ước muốn này”. Khi chúng ta cầu nguyện. “Xin đừng để con ước muốn điều này”, chúng ta đang mời gọi ân sủng hành động. Dần dần chúng ta có thể thấy rằng dục vọng không còn kiểm soát tâm hồn chúng ta ở bất cứ mức độ nào nữa. Ngược lại, bây giờ chính ý chí của chúng ta hợp nhất với ý chí của Thiên Chúa mới điều khiển được ước muốn.
4. Để thực hiện diễn trình chữa lành này cho từng ham muốn hoặc dục vọng vô trật tự, hãy nhận ra rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần cho cuộc sống và lòng sùng đạo. Khi chúng ta chia sẻ bản chất thần thiêng của Người, quyền năng của Người giúp chúng ta thoát khỏi sự hư hoại mà những ham muốn tội lỗi gây ra cho thế gian (2 Pr. 1:3-10).
Nhưng việc thực hiện ơn cứu rỗi của chúng ta là tùy thuộc vào chúng ta bằng cách thêm vào những gì Ngươi đã làm cho chúng ta trên thập giá. Theo đó, khi ân sủng Thiên Chúa bước vào đời sống chúng ta, chúng ta có trách nhiệm:
• Thêm sự chính trực vào đức tin của chúng ta, và điều này bằng sự xuất sắc về mặt đạo đức và sự tốt lành của tính cách, sức mạnh đạo đức và lòng dũng cảm về mặt đạo đức (1 Tx 4:1-7).
• Bổ sung kiến thức: trí hiểu thực tế, sự sáng suốt. Nó có nghĩa là biết phải làm gì trong mọi tình huống và thực hiện nó; đó là kiến thức thực tế hàng ngày để nhìn thấy các tình huống và biết cách xử lý chúng. Đó là nhìn thấy những thử thách và cám dỗ của cuộc sống, biết phải làm gì với chúng và thực hiện nó (Ga. 8:31; Rm. 12:9-21).
• Thêm tiết độ: làm chủ và kiểm soát cơ thể hoặc xác thịt với mọi dục vọng và ham muốn của nó. Nó có nghĩa là tự chủ, là chủ nhân của ham muốn, ham muốn và đam mê, đặc biệt là những ham muốn và thôi thúc nhục dục. Nó có nghĩa là chống lại sự mê tham xác thịt, mê tham của mắt và sự kiêu ngạo của đời sống (1 Ga. 2:15-16).
• Thêm tính kiên nhẫn: sức chịu đựng, sự dũng cảm, sự kiên định, kiên định và kiên trì. Chính tinh thần đứng vững và đối đầu với những thử thách của cuộc sống, tích cực chinh phục và vượt qua chúng. Chính những thử thách trong cuộc sống dạy người ta cách kiên nhẫn (Lc. 21:19; Rm. 12:1-2; Gcb. 1:2-4).
• Thêm lòng sùng đạo. Điều này thực ra có nghĩa là sống trong sự tôn kính và kính sợ Thiên Chúa; ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa khiến người ta sống giống như Thiên Chúa sẽ sống nếu Người bước đi trên trái đất. Nó có nghĩa là sống tìm cách giống như Thiên Chúa; tìm cách sở hữu đặc tính, bản chất và tác phong của Thiên Chúa. Con người phải tìm cách có được ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa - một ý thức mãnh liệt đến mức họ thực sự sống như Thiên Chúa sẽ sống nếu Người ở trên mặt đất (2 Cr. 3:18; 2 Pr. 2:3,11; Tt. 2:12 -13).
• Thêm lòng nhân từ huynh đệ. Điều này có nghĩa là yêu thương người khác vô điều kiện như Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Tình yêu vị tha hay agape này là một ơn phúc của Thiên Chúa. Nó có thể chỉ cảm nghiệm được nếu người ta biết Thiên Chúa một cách bản thân chỉ khi họ đã tiếp nhận tình yêu của Thiên Chúa, tức là Chúa Giêsu Kitô, vào trái tim và cuộc sống của mình.
Các giá trị của linh hồn
Việc đáp lại những nhân đức và giá trị sùng đạo này cũng như việc thực hành những phẩm chất này sẽ dần dần thay thế và loại bỏ những ham muốn vô trật tự đang bủa vây nhiều cuộc đời. Con đường phát triển tâm linh đang rộng mở trước mắt chúng ta. Chúng ta có thể tiến bộ như Thánh Phaolô mô tả khi chúng ta trở nên ít bị thống trị bởi những ham muốn trong tâm hồn và cởi mở hơn với hoạt động của ân sủng: “Bạn đã được dạy phải từ bỏ lối sống cũ, con người cũ, hư hỏng và bị mê hoặc bởi những ham muốn, và phải đổi mới trong tinh thần tâm trí mình, và mặc lấy bản ngã mới, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, trong sự công chính và thánh thiện đích thật” (Eph. 4:22-24; Rm. 8:29).
Chúa Thánh Thần đã được ban cho; Chúa được tôn vinh - sự chờ đợi của chúng ta không phụ thuộc vào sự quan phòng của Thiên Chúa, mà vào tình trạng sung sức tâm linh của chính chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần nhìn lại chính mình và thực hiện sự cứu rỗi của chúng ta hàng ngày. Xem Phần A.5, “Chết cho Bản Thân”.
Tham khảo: Xem bài “Những ước muốn: Sự hướng dẫn của Thánh Gioan Thánh Giá”, của Shirley D. Sullivan, tạp chí ‘Đời sống Tâm linh’. 2131 Đường Lincoln, NE, Washington, DC 20002)
Còn 1 kỳ