“Vực sâu” giữa ĐGH Phanxicô và Thần học Giải phóng
ĐGH Phanxicô vẫn thường được các thần học gia giải phóng ca ngợi, tuy nhiên, ngài luôn bất đồng với họ trong cách diễn giải Phúc Âm.
ROME — ĐGH Phanxicô luôn bày tỏ mối quan tâm dành cho người nghèo. Đó là lý do giới thần học gia giải phóng ưa thích, ca ngợi ngài. Tuy nhiên, theo một chuyên viên phân tích Vatican, luôn tồn tại hố ngăn cách giữa ĐGH và giới thần học giải phóng.
Thần học giải phóng phát triển tại châu Mỹ Latinh từ thập niên 50 của thế kỉ trước như cách diễn giải Phúc Âm theo triết Mác-xít, nhấn mạnh vào sự tự do, thoát cảnh đói nghèo vật chất và bất công hơn là ưu tiên cho sự tự do thiêng liêng.
Nhà báo kỳ cựu chuyên viết về Công giáo và Vatican cho tạp chí L’Espresso bằng tiếng Ý, Sandro Magister, cho hay: “Thực sự là có vực sâu ngăn cách tầm nhìn của các nhà thần học giải phóng châu Mỹ Latinh và tầm nhìn của ĐGH người Argentina. Chỉ ba ngày sau khi đắc cử giáo hoàng, Hồng y Jorge Mario Bergoglio, nay là ĐGH Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi “một giáo hội nghèo và vì người nghèo”; điều này nghe có vẻ như ĐGH đã sẵn sàng đứng vào hàng ngũ các nhà thần học giải phóng.
Chính Leonardo, cựu linh mục dòng Phanxicô và là người đứng đầu nhóm thần học giải phóng, đã không tiếc lời ca ngợi ĐGH. Thế nhưng, vẫn theo Sandro Magister, ĐGH “luôn tỏ ra bất đồng với thần học giải phóng, cho dù ngài có phải chịu sự cô lập. Ngài hiểu tận tường thần học giải phóng; ngài biết nó xuất hiện và lan rộng trong dòng Tên.”
Thay vì chịu ảnh hưởng bởi Boff và các nhà thần học triệt để khác, ĐGH Phanxicô đã đi theo cha Juan Carlos Scannone, một trong những giáo sư của ngài.
Nhà báo Magister viết thêm, cha Scannone “đã xây dựng một nền thần học vì “mọi người” thay vì thần học của giải phóng, dựa trên nền tảng văn hóa và đời tận hiến dành cho mọi người, mà vị trí thứ nhất thuộc về người nghèo, bằng tâm linh truyền thống và ý thức công lý.” Đây mới là thần học vì con người mà vị Giám mục thành Rôma đeo đuổi, chứ không phải thần học giải phóng.
Trong lời tựa cuốn sách của Guzmán Carriquiry xuất bản năm 2006 về di sản và tương lai của châu Mỹ La tinh, ĐGH Phanxicô viết về thần học giải phóng khi còn là tổng giám mục: "Sau khi “chủ nghĩa xã hội thực tế” sụp đổ, những dòng tư tưởng đã rơi vào hỗn loạn. Không thể tái tạo triệt để hay có sự sáng tạo mới, họ tồn tại cách vật vờ. Tuy nhiên, dù lỗi thời, ngày nay vẫn còn một số người vẫn muốn đề xuất nó lần nữa."
Việc ĐGH Phanxicô thường xuyên bận tâm đến các thực tại thiêng liêng là dấu hiệu sự không liên kết với thần học giải phong, mặc dù ngài luôn quan tâm người nghèo cách đặc biệt.
Ngày 16/5 vừa qua, ĐGH nhắc các tân đại sứ đến Tòa Thánh, “ngài yêu thương mọi người, người giàu cũng như người nghèo, nhưng, nhân danh Đức Kitô, ĐGH có nhiệm vụ nhắc người giàu giúp đỡ người nghèo, tôn trọng và thăng tiến người nghèo.”
Theo catholicnewsagency.com
ĐGH Phanxicô vẫn thường được các thần học gia giải phóng ca ngợi, tuy nhiên, ngài luôn bất đồng với họ trong cách diễn giải Phúc Âm.
ROME — ĐGH Phanxicô luôn bày tỏ mối quan tâm dành cho người nghèo. Đó là lý do giới thần học gia giải phóng ưa thích, ca ngợi ngài. Tuy nhiên, theo một chuyên viên phân tích Vatican, luôn tồn tại hố ngăn cách giữa ĐGH và giới thần học giải phóng.
Thần học giải phóng phát triển tại châu Mỹ Latinh từ thập niên 50 của thế kỉ trước như cách diễn giải Phúc Âm theo triết Mác-xít, nhấn mạnh vào sự tự do, thoát cảnh đói nghèo vật chất và bất công hơn là ưu tiên cho sự tự do thiêng liêng.
Nhà báo kỳ cựu chuyên viết về Công giáo và Vatican cho tạp chí L’Espresso bằng tiếng Ý, Sandro Magister, cho hay: “Thực sự là có vực sâu ngăn cách tầm nhìn của các nhà thần học giải phóng châu Mỹ Latinh và tầm nhìn của ĐGH người Argentina. Chỉ ba ngày sau khi đắc cử giáo hoàng, Hồng y Jorge Mario Bergoglio, nay là ĐGH Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi “một giáo hội nghèo và vì người nghèo”; điều này nghe có vẻ như ĐGH đã sẵn sàng đứng vào hàng ngũ các nhà thần học giải phóng.
Chính Leonardo, cựu linh mục dòng Phanxicô và là người đứng đầu nhóm thần học giải phóng, đã không tiếc lời ca ngợi ĐGH. Thế nhưng, vẫn theo Sandro Magister, ĐGH “luôn tỏ ra bất đồng với thần học giải phóng, cho dù ngài có phải chịu sự cô lập. Ngài hiểu tận tường thần học giải phóng; ngài biết nó xuất hiện và lan rộng trong dòng Tên.”
Thay vì chịu ảnh hưởng bởi Boff và các nhà thần học triệt để khác, ĐGH Phanxicô đã đi theo cha Juan Carlos Scannone, một trong những giáo sư của ngài.
Nhà báo Magister viết thêm, cha Scannone “đã xây dựng một nền thần học vì “mọi người” thay vì thần học của giải phóng, dựa trên nền tảng văn hóa và đời tận hiến dành cho mọi người, mà vị trí thứ nhất thuộc về người nghèo, bằng tâm linh truyền thống và ý thức công lý.” Đây mới là thần học vì con người mà vị Giám mục thành Rôma đeo đuổi, chứ không phải thần học giải phóng.
Trong lời tựa cuốn sách của Guzmán Carriquiry xuất bản năm 2006 về di sản và tương lai của châu Mỹ La tinh, ĐGH Phanxicô viết về thần học giải phóng khi còn là tổng giám mục: "Sau khi “chủ nghĩa xã hội thực tế” sụp đổ, những dòng tư tưởng đã rơi vào hỗn loạn. Không thể tái tạo triệt để hay có sự sáng tạo mới, họ tồn tại cách vật vờ. Tuy nhiên, dù lỗi thời, ngày nay vẫn còn một số người vẫn muốn đề xuất nó lần nữa."
Việc ĐGH Phanxicô thường xuyên bận tâm đến các thực tại thiêng liêng là dấu hiệu sự không liên kết với thần học giải phong, mặc dù ngài luôn quan tâm người nghèo cách đặc biệt.
Ngày 16/5 vừa qua, ĐGH nhắc các tân đại sứ đến Tòa Thánh, “ngài yêu thương mọi người, người giàu cũng như người nghèo, nhưng, nhân danh Đức Kitô, ĐGH có nhiệm vụ nhắc người giàu giúp đỡ người nghèo, tôn trọng và thăng tiến người nghèo.”
Theo catholicnewsagency.com