Đại Hội được Phong Trào Hiệp Thông và Giải Phóng của Giáo Hội Công Giáo tổ chức hàng năm tại Rimini, Ý, có tên là Cuộc Gặp Gỡ Vì Tình Bạn Giữa Các Dân Tộc. Đây là một đại hội gồm nhiều biến cố, kéo dài một tuần lễ vào cuối tháng Tám. Đại Hội lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1980.
Phần lớn công việc tổ chức dựa vào lực lượng hùng hậu của 4,000 thiện nguyện viên, phần lớn là các sinh viên đại học, đến từ Ý và khoảng 10 quốc gia khác trên thế giới. Trong các năm gần đây, số người tham dự vào khoảng 800,000 người. Thành thử Đại Hội tác động mạnh mẽ trên văn hóa và xã hội Ý nói riêng và thế giới nói chung. Các diễn giả được mời nói tại đại hội là đại biểu của hầu hết mọi bộ môn như khoa học, văn hóa, xã hội và chính trị, trong đó có các khôi nguyên Nobel, giáo hoàng (Đức Gioan Phaolô II tham dự năm 1982), chính khách (năm nay có sự tham dự của thủ tướng Ý, Enrico Letta), bộ trưởng, các nhà lãnh đạo quốc tế (Tony Blair có lần tham dự)...
Mỗi năm, Đại Hội đều có chủ đề riêng: Hoà Bình Và Nhân Quyền (1980); Những Người Tìm Kiếm Vô Tận, Những Người Kiến Tạo Lịch Sử (1988); Người Ngưỡng Mộ, Einstein, Thomas Becket (1990); Cuộc Tìm Kiếm Châu Mỹ của Người Da Vàng, Người Da Đen, Người Da Đỏ, Và Người La Tinh (1992); Một Ngàn Năm Giống Như Một Phiên Gác Đêm (1995); Đời Không Phải Là Một Giấc Mơ (1998); 2000 Năm, Một Lý Tưởng Không Bao Giờ Cùng (2000); Tự Do Là Quà Phúc Quí Giá Nhất Mà Trời Cao Ban Cho Con Người (2005); Bản Nhiên Khiến Ta Ước Mơ Những Điều Vĩ Đại Là Trái Tim (2010); Và Hiện Hữu Trở Thành Niềm Chắc Chắn Mênh Mông (2011); Từ Bản Nhiên, Con Người Đã Tương Quan Với Vô Tận (2012) và Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu (2013).
Con người nhân bản: tình trạng cấp cứu
Đại Hội năm nay kéo dài từ ngày 18 tới 24 tháng Tám, với chủ đề Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu. Đại Hội sẽ tìm hiểu con người nhân bản trong nhu cầu hiện hữu như một thực tại độc đáo, con người nhân bản trong tính bất giản lược hoài mong, con người nhân bản cảm nhận rằng điều định tính và điều đặc điểm hóa mình chính là tự do.
Tại các trang cuối của cuốn Mọi Sự Đều Xuôi Chẩy, văn hào Nga Vasily Grossman đã mô tả cảm thức tự do không bao giờ bị hoàn toàn dập tắt nơi trái tim nhân vật chủ đạo của mình, người trở về quê hương sau 30 năm biệt xứ tại Tây Bá Lợi Á : “Điều không làm Ivan Grigoryevich ngạc nhiên là chữ ‘tự do’ từng nằm trên môi anh khi anh bị đày tới Tây Bá Lợi Á trong lúc còn là một sinh viên trẻ và chữ này vẫn sống động ở trong anh, vẫn hiện diện trong tâm trí anh, cho tới tận nay”.
Con người nhân bản hiện nay đang sống trong một tình trạng cấp cứu, không những vì các chế độ độc tài chính trị đang đe dọa cả các điều kiện cơ bản nhất của tự do và sinh tồn, mà còn vì các khát vọng của trái tim có nguy cơ bị gây mê, kiểm duyệt, ngay trong các hệ thống cho rằng mình bảo vệ tự do dân chủ.
Các phân tích xã hội và kinh nghiệm của nhiều nhà giáo dục đã cung cấp nhiều tài liệu cho thấy một trong các cơn bệnh lớn lao nhất đang ảnh hưởng tới người trẻ ngày nay chính là sự yếu kém trong ước mơ, sự giảm thiểu trong đà vươn tới lý tưởng, sự bằng lòng đối với bất cứ sản phẩm nào của xã hội. Quả không thiếu sản phẩm để thoả mãn muôn hình muôn vẻ bản năng con người.
Nhưng khi trái tim con người, một trái tim được tạo nên cho sự cao cả, một trái tim không thể bác bỏ việc tìm kiếm ý nghĩa cho đời, thấy mình bị kiềm chế và tiêu chuẩn hóa như thế, thì chẳng sớm cũng muộn, nó sẽ nổi loạn, đôi khi rất bi thảm bằng bạo lực hay tự hủy. Hay một cách đơn giản hơn, ít bi thảm hơn, nó sẽ mất hứng đối với cuộc đời.
Tình trạng cấp cứu mà ta đang sống ngày nay này đủ rõ để ai cũng nhìn thấy.
Tuy nhiên, Cuộc Gặp Gỡ tại Rimini sẽ không nhấn mạnh tới các khía cạnh tiêu cực trên; thay vào đó, nó sẽ chứng tỏ rằng nhân bản là điều có thể có và khắp trên thế giới vẫn có những con người tìm được sức mạnh từ đốm lửa hoài mong của họ, và do đó tỉnh thức nhờ một gặp gỡ, nhờ một sự kiện, nhờ một hoàn cảnh.
Bởi thế, Cuộc Gặp Gỡ sẽ cố gắng lên tài liệu cho thấy tự do của con người nhân bản được phát biểu ra sao trong nhu cầu nhận thức thực tại, phê phán nó và xây dựng trong nó, không theo các khuôn khổ tiên niệm và các dự án áp đặt từ bên ngoài, mà khởi đi từ chính các nhu cầu và hoài mong của họ.
Điều mà Cuộc Gặp Gỡ nhắm là tạo cơ hội để gặp gỡ người khác và gặp gỡ chính mình, để trải nghiệm tính tích cực trong đời và trên hết để chứng thực rằng các dị biệt về văn hóa và truyền thống chỉ nói lên các phương thức khác nhau qua đó mọi người và mọi dân tộc sử dụng các cuộc gặp gỡ mà định mệnh và lịch sử đem lại cho họ để đương đầu với vấn nạn cuộc đời và đưa ra lời giải đáp hữu lý cho nhu cầu tìm kiếm sự thật và hoài mong tìm kiếm ý nghĩa đã được ghi khắc trong trái tim họ.
Chương Trình
Cũng như mọi năm, cuộc gặp gỡ hàng ngày lần này xoay quanh 3 trục chính: diễn thuyết, thể thao, trình diễn (chiếu phim hay triển lãm). Riêng phần diễn thuyết, nhiều đề tài rất thời cuộc sẽ lần lượt được trình bày hàng ngày: Hợp Xướng Từ Tân Thế Giới. Một Âu Châu Thống Nhất, Từ Đại Tây Dương Tới Dẫy Urals; Armenia, Cái Nôi Của Kitô Giáo; Thăng Tiến Tài Năng. Nhóm Nghị Viện Phò Phụ Đới; Cuộc Thách Thức Của Tính Di Động. Cuộc Thách Thức Của Giao Thông Tại Các Khu Đô Thị Chính: Đầu Tư Không Gây Gánh Nặng... Cảm Thức Cộng Đồng và Các Đô Thị Thông Minh; Điều Gì Thức Tỉnh Nhân Loại. Chứng Từ; Đọc Thánh Kinh Với Joseph Weiler: Diễn Trình Giêsu; Kịch Nghệ Và Tự Do: Kinh Nghiệm Của Một Bậc Thầy Vĩ Đại; Hỗ Trợ Tương Lai: Bảo Vệ Tài Nguyên và Phát Triển Kinh Tế; Quan Niệm Về Con Người: Triết Lý Và Tự Do; Nhân Bản, Chính Trị và Công Lý Trong Các Diễn Văn Của Đức Bênêđíctô XVI... Đức Phanxicô: với “Ánh Sáng Đức Tin” tại Các Khu Ngoại Ô Hiện Hữu... Tự Do Tôn Giáo, Đường Dẫn Tới Hòa Bình....
Về trình diễn, có những buổi nhạc cổ điển và dân ca; nhạc kịch dựa trên thi phẩm Le Porche du Mystère de la duexième vertu của Charles Peguy; các ca đoàn San Nicola, Millennium và ca đoàn Chính Thống tại Rimini... Lễ trao giải thưởng Đại Hội Phim Ngắn Quốc Tế Lần Thứ Sáu... Về thể thao, liên tục có những buổi thi đấu như giải bóng rổ thanh niên lần thứ 19, giải quần vợt tại bãi biển, trình diễn thể dục nhào lộn, giải túc cầu tưởng niệm Giuseppe Fabbri, trình diễn nhu đạo...
Thông điệp của Đức Phanxicô
Nhân danh Đức Phanxicô, Đức HY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gửi tới Đại Hội một thông điệp với nội dung sau đây:
[...] Chủ đề “Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu” cho thấy tính khẩn trương lớn lao của việc phúc âm hóa được Đức Thánh Cha nói tới nhiều lần, theo gương vị tiền nhiệm, và khiến ngài có nhiều suy tư sâu sắc mà tôi xin được kính chuyển như sau.
Con người vốn là đường đi của Giáo Hội: Đức Chân Phúc GH Gioan Phaolô II từng viết như thế trong thông điệp đầu tiên của ngài là “Redemptor hominis” (xem số 14). Sự thật này vẫn còn giá trị, nhất là trong thời ta, thời mà Giáo Hội, giữa một thế giới hoàn cầu hóa và nhiều giả tưởng hơn bao giờ hết, giữa một xã hội duy tục hóa hơn bao giờ hết và thiếu hẳn điểm qui chiếu, đang được kêu gọi tái khám phá ra sứ mệnh riêng của mình, bằng cách tập chú vào những gì chính yếu và tìm ra nhiều con đường mới để tân phúc âm hóa.
Con người vẫn còn là một huyền nhiệm, không thể bị giản lược vào bất cứ hình ảnh nào do xã hội tạo nên và được các thế lực trần gian áp đặt. Họ là một huyền nhiệm của tự do và ơn thánh, của nghèo hèn và cao cả. Nhưng có nghĩa gì khi nói rằng con người là “đường đi của Giáo Hội”? Và trên hết, có nghĩa gì đối với ta khi đi trên con đường này vào ngày hôm nay?
Con người là đường đi của Giáo Hội vì con người là đường đi của chính Thiên Chúa. Từ buổi hừng đông của nhân loại, sau cơn sa ngã của họ, Thiên Chúa đã đi tìm con người rồi. Người hỏi Ađam, kẻ đang ẩn nấp: “Ngươi ở đâu?” (St 3:9). Câu hỏi xuất hiện ở ngay đầu Sách Sáng Thế này, một câu hỏi vẫn tiếp tục vang lên dọc dài suốt bộ Thánh Kinh và trong mọi giây phút của lịch sử mà Thiên Chúa, dọc dài qua mấy thiên niên kỷ qua, vốn dựng xây với nhân loại, đã tìm được biểu thức cao nhất trong cuộc nhập thể của Chúa Con. Thánh Augustinô, trong lời chú giải Tin Mừng Gioan, đã quả quyết rằng: “Ở trong Chúa Cha, Chúa Con là sự thật và là sự sống; khoác lấy xác phàm, Người trở thành đường đi” (I, 34,9). Chúa Giêsu Kitô, do đó, là “đường đi chính của Giáo Hội”, nhưng vì Người “cũng là đường đi của mỗi người” nên con người trở thành “đường đi tiên khởi và nền tảng của Giáo Hội” (Xem Redemptor hominis, 13-14).
Chúa Giêsu cũng nói rằng “Ta là cửa” (Ga 10:7): nghĩa là, Ta là đường dẫn tới mọi con người và mọi sự. Nếu ta không đi qua Chúa Kitô, nếu không tập chú cái nhìn của trái tim ta vào Người, ta sẽ không hiểu bất cứ điều gì liên quan tới huyền nhiệm con người. Và như thế, một cách không chủ ý, ta sẽ bó buộc phải vay mượn các tiêu chuẩn phán đoán và hành động của thế gian, và mỗi lần gặp gỡ anh chị em ta trong nhân loại, ta sẽ như những “tên trộm tên cướp” mà Chúa Giêsu đã nói tới trong Tin Mừng (xem Ga 10:8). Cả thế gian nữa, trong đường lối riêng của nó, cũng lưu tâm tới con người. Các thế lực kinh tế, chính trị, và truyền thông cần con người để vĩnh viễn hóa và lớn lên. Và vì lý do đó, họ tìm cách thao túng quần chúng, khêu gợi lòng dục, loại bỏ sở hữu quí giá nhất của con người: là liên hệ của họ với Thiên Chúa. Quyền lực rất sợ những ai chịu đối thoại với Thiên Chúa vì điều này làm những người này thành tự do và bất khả hội nhập.
Đó chính là tình trạng khẩn trương của con người nhân bản mà Cuộc Gặp Gỡ Vì Tình Bạn Giữa Các Dân Tộc đặt làm tâm điểm cho các suy tư của mình: sự khẩn trương phải tái lập con người trở lại với chính họ, với phẩm giá cao cả nhất của họ, với tính độc đáo và quí giá của mọi hiện hữu nhân bản từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Điều cần thiết là phải tái xem sét tính thánh thiêng của con người và đồng thời nói rằng chính trong tương quan với Thiên Chúa, nghĩa là nhờ khám phá ra và trung thành với ơn gọi của mình, con người mới có thể lớn lên theo kích thước thực sự của họ. Giáo Hội, người mà Chúa Kitô đã ủy thác Lời và các Bí Tích của Người, đã gìn giữ niềm hy vọng lớn lao nhất, khả thể chân thực nhất của việc con người có thể tự thể hiện mình ở bất cứ nơi nào và thời nào. Trách nhiệm của ta lớn lao xiết bao! Ta đừng giữ kho tàng châu báu này cho riêng ta, một kho tàng mà ai ai cũng tìm kiếm bất kể có ý thức hay không. Ta hãy can đảm ra đi gặp gỡ mọi người nam nữ của thời ta, trẻ em cũng như người già, người có học cũng như người thất học, thanh thiếu niên và các gia đình. Trong việc này, ta hãy noi gương Thầy Chí Thánh của ta, Đấng đã bỏ cả trời để trở thành người gần gũi với mỗi người chúng ta. Ta hãy đem hương thơm tình yêu Chúa Kitô (xem 2Cor 2:15) không những chỉ tới các Giáo Hội và các giáo xứ mà là tới khắp mọi nơi: trường học, đại học, sở làm, nhà thương, nhà tù; tới cả các tiệm pizza, phố xá, phòng thể dục, bất cứ nơi nào có người tụ tập. Ta không nên keo kiệt trong việc cho đi những gì mình đã lãnh nhận nhưng không! Ta không nên sợ phải công bố Chúa Kitô hết mùa này sang mùa nọ (xem 2Tm 4:2), một cách kính cẩn và mạnh dạn.
Đây là trách nhiệm của Giáo Hội, đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu: phục vụ con người, tìm kiếm họ ngay trong những ngõ hẻm xã hội và tâm linh kín đáo nhất. Tuy nhiên, mức khả tín của Giáo Hội trong sứ mệnh làm mẹ và làm thầy tùy thuộc lòng trung trinh của mình đối với Chúa Kitô. Việc cởi mở đối với thế giới luôn đi đôi, và theo một nghĩa nào đó chỉ có thể có, với việc vâng lời sự thật mà chính Giáo Hội không có quyền kiểm soát. Như thế, “cấp cứu con người nhân bản” có nghĩa là cứu nguy việc trở về với Chúa Kitô, học từ Người sự thật về chính ta và thế giới, và cùng với Người và trong Người, ra đi gặp gỡ con người, nhất là người nghèo, là người mà Chúa Giêsu luôn biểu hiện sự sủng ái. Và sự nghèo khó này không phải chỉ về vật chất. Còn có thứ nghèo khó tâm linh nữa đang nắm lấy con người hiện đại. Chúng ta đang nghèo về tình yêu, đang khát sự thật và công lý, đang là những kẻ ăn mày của Thiên Chúa, như Tôi Tớ Chúa là Đức Cha Luigi Giussani luôn nhấn mạnh. Thực vậy, sự nghèo khó lớn nhất chính là việc thiếu Chúa Kitô, và cho tới khi đem được Chúa Kitô đến cho con người, ta sẽ luôn chỉ làm được rất ít đối với họ.
Đức Hồng Y Bertone hy vọng những suy tư trên sẽ được các tham dự viên của Cuộc Gặp Gỡ lần này sử dụng, để đốt lên một ngọn lửa trong tâm hồn họ, nuôi dưỡng và hỗ trợ việc làm chứng cho Tin Mừng giữa thế gian.
Phần lớn công việc tổ chức dựa vào lực lượng hùng hậu của 4,000 thiện nguyện viên, phần lớn là các sinh viên đại học, đến từ Ý và khoảng 10 quốc gia khác trên thế giới. Trong các năm gần đây, số người tham dự vào khoảng 800,000 người. Thành thử Đại Hội tác động mạnh mẽ trên văn hóa và xã hội Ý nói riêng và thế giới nói chung. Các diễn giả được mời nói tại đại hội là đại biểu của hầu hết mọi bộ môn như khoa học, văn hóa, xã hội và chính trị, trong đó có các khôi nguyên Nobel, giáo hoàng (Đức Gioan Phaolô II tham dự năm 1982), chính khách (năm nay có sự tham dự của thủ tướng Ý, Enrico Letta), bộ trưởng, các nhà lãnh đạo quốc tế (Tony Blair có lần tham dự)...
Mỗi năm, Đại Hội đều có chủ đề riêng: Hoà Bình Và Nhân Quyền (1980); Những Người Tìm Kiếm Vô Tận, Những Người Kiến Tạo Lịch Sử (1988); Người Ngưỡng Mộ, Einstein, Thomas Becket (1990); Cuộc Tìm Kiếm Châu Mỹ của Người Da Vàng, Người Da Đen, Người Da Đỏ, Và Người La Tinh (1992); Một Ngàn Năm Giống Như Một Phiên Gác Đêm (1995); Đời Không Phải Là Một Giấc Mơ (1998); 2000 Năm, Một Lý Tưởng Không Bao Giờ Cùng (2000); Tự Do Là Quà Phúc Quí Giá Nhất Mà Trời Cao Ban Cho Con Người (2005); Bản Nhiên Khiến Ta Ước Mơ Những Điều Vĩ Đại Là Trái Tim (2010); Và Hiện Hữu Trở Thành Niềm Chắc Chắn Mênh Mông (2011); Từ Bản Nhiên, Con Người Đã Tương Quan Với Vô Tận (2012) và Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu (2013).
Con người nhân bản: tình trạng cấp cứu
Đại Hội năm nay kéo dài từ ngày 18 tới 24 tháng Tám, với chủ đề Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu. Đại Hội sẽ tìm hiểu con người nhân bản trong nhu cầu hiện hữu như một thực tại độc đáo, con người nhân bản trong tính bất giản lược hoài mong, con người nhân bản cảm nhận rằng điều định tính và điều đặc điểm hóa mình chính là tự do.
Tại các trang cuối của cuốn Mọi Sự Đều Xuôi Chẩy, văn hào Nga Vasily Grossman đã mô tả cảm thức tự do không bao giờ bị hoàn toàn dập tắt nơi trái tim nhân vật chủ đạo của mình, người trở về quê hương sau 30 năm biệt xứ tại Tây Bá Lợi Á : “Điều không làm Ivan Grigoryevich ngạc nhiên là chữ ‘tự do’ từng nằm trên môi anh khi anh bị đày tới Tây Bá Lợi Á trong lúc còn là một sinh viên trẻ và chữ này vẫn sống động ở trong anh, vẫn hiện diện trong tâm trí anh, cho tới tận nay”.
Con người nhân bản hiện nay đang sống trong một tình trạng cấp cứu, không những vì các chế độ độc tài chính trị đang đe dọa cả các điều kiện cơ bản nhất của tự do và sinh tồn, mà còn vì các khát vọng của trái tim có nguy cơ bị gây mê, kiểm duyệt, ngay trong các hệ thống cho rằng mình bảo vệ tự do dân chủ.
Các phân tích xã hội và kinh nghiệm của nhiều nhà giáo dục đã cung cấp nhiều tài liệu cho thấy một trong các cơn bệnh lớn lao nhất đang ảnh hưởng tới người trẻ ngày nay chính là sự yếu kém trong ước mơ, sự giảm thiểu trong đà vươn tới lý tưởng, sự bằng lòng đối với bất cứ sản phẩm nào của xã hội. Quả không thiếu sản phẩm để thoả mãn muôn hình muôn vẻ bản năng con người.
Nhưng khi trái tim con người, một trái tim được tạo nên cho sự cao cả, một trái tim không thể bác bỏ việc tìm kiếm ý nghĩa cho đời, thấy mình bị kiềm chế và tiêu chuẩn hóa như thế, thì chẳng sớm cũng muộn, nó sẽ nổi loạn, đôi khi rất bi thảm bằng bạo lực hay tự hủy. Hay một cách đơn giản hơn, ít bi thảm hơn, nó sẽ mất hứng đối với cuộc đời.
Tình trạng cấp cứu mà ta đang sống ngày nay này đủ rõ để ai cũng nhìn thấy.
Tuy nhiên, Cuộc Gặp Gỡ tại Rimini sẽ không nhấn mạnh tới các khía cạnh tiêu cực trên; thay vào đó, nó sẽ chứng tỏ rằng nhân bản là điều có thể có và khắp trên thế giới vẫn có những con người tìm được sức mạnh từ đốm lửa hoài mong của họ, và do đó tỉnh thức nhờ một gặp gỡ, nhờ một sự kiện, nhờ một hoàn cảnh.
Bởi thế, Cuộc Gặp Gỡ sẽ cố gắng lên tài liệu cho thấy tự do của con người nhân bản được phát biểu ra sao trong nhu cầu nhận thức thực tại, phê phán nó và xây dựng trong nó, không theo các khuôn khổ tiên niệm và các dự án áp đặt từ bên ngoài, mà khởi đi từ chính các nhu cầu và hoài mong của họ.
Điều mà Cuộc Gặp Gỡ nhắm là tạo cơ hội để gặp gỡ người khác và gặp gỡ chính mình, để trải nghiệm tính tích cực trong đời và trên hết để chứng thực rằng các dị biệt về văn hóa và truyền thống chỉ nói lên các phương thức khác nhau qua đó mọi người và mọi dân tộc sử dụng các cuộc gặp gỡ mà định mệnh và lịch sử đem lại cho họ để đương đầu với vấn nạn cuộc đời và đưa ra lời giải đáp hữu lý cho nhu cầu tìm kiếm sự thật và hoài mong tìm kiếm ý nghĩa đã được ghi khắc trong trái tim họ.
Chương Trình
Cũng như mọi năm, cuộc gặp gỡ hàng ngày lần này xoay quanh 3 trục chính: diễn thuyết, thể thao, trình diễn (chiếu phim hay triển lãm). Riêng phần diễn thuyết, nhiều đề tài rất thời cuộc sẽ lần lượt được trình bày hàng ngày: Hợp Xướng Từ Tân Thế Giới. Một Âu Châu Thống Nhất, Từ Đại Tây Dương Tới Dẫy Urals; Armenia, Cái Nôi Của Kitô Giáo; Thăng Tiến Tài Năng. Nhóm Nghị Viện Phò Phụ Đới; Cuộc Thách Thức Của Tính Di Động. Cuộc Thách Thức Của Giao Thông Tại Các Khu Đô Thị Chính: Đầu Tư Không Gây Gánh Nặng... Cảm Thức Cộng Đồng và Các Đô Thị Thông Minh; Điều Gì Thức Tỉnh Nhân Loại. Chứng Từ; Đọc Thánh Kinh Với Joseph Weiler: Diễn Trình Giêsu; Kịch Nghệ Và Tự Do: Kinh Nghiệm Của Một Bậc Thầy Vĩ Đại; Hỗ Trợ Tương Lai: Bảo Vệ Tài Nguyên và Phát Triển Kinh Tế; Quan Niệm Về Con Người: Triết Lý Và Tự Do; Nhân Bản, Chính Trị và Công Lý Trong Các Diễn Văn Của Đức Bênêđíctô XVI... Đức Phanxicô: với “Ánh Sáng Đức Tin” tại Các Khu Ngoại Ô Hiện Hữu... Tự Do Tôn Giáo, Đường Dẫn Tới Hòa Bình....
Về trình diễn, có những buổi nhạc cổ điển và dân ca; nhạc kịch dựa trên thi phẩm Le Porche du Mystère de la duexième vertu của Charles Peguy; các ca đoàn San Nicola, Millennium và ca đoàn Chính Thống tại Rimini... Lễ trao giải thưởng Đại Hội Phim Ngắn Quốc Tế Lần Thứ Sáu... Về thể thao, liên tục có những buổi thi đấu như giải bóng rổ thanh niên lần thứ 19, giải quần vợt tại bãi biển, trình diễn thể dục nhào lộn, giải túc cầu tưởng niệm Giuseppe Fabbri, trình diễn nhu đạo...
Thông điệp của Đức Phanxicô
Nhân danh Đức Phanxicô, Đức HY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gửi tới Đại Hội một thông điệp với nội dung sau đây:
[...] Chủ đề “Con Người Nhân Bản: Tình Trạng Cấp Cứu” cho thấy tính khẩn trương lớn lao của việc phúc âm hóa được Đức Thánh Cha nói tới nhiều lần, theo gương vị tiền nhiệm, và khiến ngài có nhiều suy tư sâu sắc mà tôi xin được kính chuyển như sau.
Con người vốn là đường đi của Giáo Hội: Đức Chân Phúc GH Gioan Phaolô II từng viết như thế trong thông điệp đầu tiên của ngài là “Redemptor hominis” (xem số 14). Sự thật này vẫn còn giá trị, nhất là trong thời ta, thời mà Giáo Hội, giữa một thế giới hoàn cầu hóa và nhiều giả tưởng hơn bao giờ hết, giữa một xã hội duy tục hóa hơn bao giờ hết và thiếu hẳn điểm qui chiếu, đang được kêu gọi tái khám phá ra sứ mệnh riêng của mình, bằng cách tập chú vào những gì chính yếu và tìm ra nhiều con đường mới để tân phúc âm hóa.
Con người vẫn còn là một huyền nhiệm, không thể bị giản lược vào bất cứ hình ảnh nào do xã hội tạo nên và được các thế lực trần gian áp đặt. Họ là một huyền nhiệm của tự do và ơn thánh, của nghèo hèn và cao cả. Nhưng có nghĩa gì khi nói rằng con người là “đường đi của Giáo Hội”? Và trên hết, có nghĩa gì đối với ta khi đi trên con đường này vào ngày hôm nay?
Con người là đường đi của Giáo Hội vì con người là đường đi của chính Thiên Chúa. Từ buổi hừng đông của nhân loại, sau cơn sa ngã của họ, Thiên Chúa đã đi tìm con người rồi. Người hỏi Ađam, kẻ đang ẩn nấp: “Ngươi ở đâu?” (St 3:9). Câu hỏi xuất hiện ở ngay đầu Sách Sáng Thế này, một câu hỏi vẫn tiếp tục vang lên dọc dài suốt bộ Thánh Kinh và trong mọi giây phút của lịch sử mà Thiên Chúa, dọc dài qua mấy thiên niên kỷ qua, vốn dựng xây với nhân loại, đã tìm được biểu thức cao nhất trong cuộc nhập thể của Chúa Con. Thánh Augustinô, trong lời chú giải Tin Mừng Gioan, đã quả quyết rằng: “Ở trong Chúa Cha, Chúa Con là sự thật và là sự sống; khoác lấy xác phàm, Người trở thành đường đi” (I, 34,9). Chúa Giêsu Kitô, do đó, là “đường đi chính của Giáo Hội”, nhưng vì Người “cũng là đường đi của mỗi người” nên con người trở thành “đường đi tiên khởi và nền tảng của Giáo Hội” (Xem Redemptor hominis, 13-14).
Chúa Giêsu cũng nói rằng “Ta là cửa” (Ga 10:7): nghĩa là, Ta là đường dẫn tới mọi con người và mọi sự. Nếu ta không đi qua Chúa Kitô, nếu không tập chú cái nhìn của trái tim ta vào Người, ta sẽ không hiểu bất cứ điều gì liên quan tới huyền nhiệm con người. Và như thế, một cách không chủ ý, ta sẽ bó buộc phải vay mượn các tiêu chuẩn phán đoán và hành động của thế gian, và mỗi lần gặp gỡ anh chị em ta trong nhân loại, ta sẽ như những “tên trộm tên cướp” mà Chúa Giêsu đã nói tới trong Tin Mừng (xem Ga 10:8). Cả thế gian nữa, trong đường lối riêng của nó, cũng lưu tâm tới con người. Các thế lực kinh tế, chính trị, và truyền thông cần con người để vĩnh viễn hóa và lớn lên. Và vì lý do đó, họ tìm cách thao túng quần chúng, khêu gợi lòng dục, loại bỏ sở hữu quí giá nhất của con người: là liên hệ của họ với Thiên Chúa. Quyền lực rất sợ những ai chịu đối thoại với Thiên Chúa vì điều này làm những người này thành tự do và bất khả hội nhập.
Đó chính là tình trạng khẩn trương của con người nhân bản mà Cuộc Gặp Gỡ Vì Tình Bạn Giữa Các Dân Tộc đặt làm tâm điểm cho các suy tư của mình: sự khẩn trương phải tái lập con người trở lại với chính họ, với phẩm giá cao cả nhất của họ, với tính độc đáo và quí giá của mọi hiện hữu nhân bản từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Điều cần thiết là phải tái xem sét tính thánh thiêng của con người và đồng thời nói rằng chính trong tương quan với Thiên Chúa, nghĩa là nhờ khám phá ra và trung thành với ơn gọi của mình, con người mới có thể lớn lên theo kích thước thực sự của họ. Giáo Hội, người mà Chúa Kitô đã ủy thác Lời và các Bí Tích của Người, đã gìn giữ niềm hy vọng lớn lao nhất, khả thể chân thực nhất của việc con người có thể tự thể hiện mình ở bất cứ nơi nào và thời nào. Trách nhiệm của ta lớn lao xiết bao! Ta đừng giữ kho tàng châu báu này cho riêng ta, một kho tàng mà ai ai cũng tìm kiếm bất kể có ý thức hay không. Ta hãy can đảm ra đi gặp gỡ mọi người nam nữ của thời ta, trẻ em cũng như người già, người có học cũng như người thất học, thanh thiếu niên và các gia đình. Trong việc này, ta hãy noi gương Thầy Chí Thánh của ta, Đấng đã bỏ cả trời để trở thành người gần gũi với mỗi người chúng ta. Ta hãy đem hương thơm tình yêu Chúa Kitô (xem 2Cor 2:15) không những chỉ tới các Giáo Hội và các giáo xứ mà là tới khắp mọi nơi: trường học, đại học, sở làm, nhà thương, nhà tù; tới cả các tiệm pizza, phố xá, phòng thể dục, bất cứ nơi nào có người tụ tập. Ta không nên keo kiệt trong việc cho đi những gì mình đã lãnh nhận nhưng không! Ta không nên sợ phải công bố Chúa Kitô hết mùa này sang mùa nọ (xem 2Tm 4:2), một cách kính cẩn và mạnh dạn.
Đây là trách nhiệm của Giáo Hội, đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu: phục vụ con người, tìm kiếm họ ngay trong những ngõ hẻm xã hội và tâm linh kín đáo nhất. Tuy nhiên, mức khả tín của Giáo Hội trong sứ mệnh làm mẹ và làm thầy tùy thuộc lòng trung trinh của mình đối với Chúa Kitô. Việc cởi mở đối với thế giới luôn đi đôi, và theo một nghĩa nào đó chỉ có thể có, với việc vâng lời sự thật mà chính Giáo Hội không có quyền kiểm soát. Như thế, “cấp cứu con người nhân bản” có nghĩa là cứu nguy việc trở về với Chúa Kitô, học từ Người sự thật về chính ta và thế giới, và cùng với Người và trong Người, ra đi gặp gỡ con người, nhất là người nghèo, là người mà Chúa Giêsu luôn biểu hiện sự sủng ái. Và sự nghèo khó này không phải chỉ về vật chất. Còn có thứ nghèo khó tâm linh nữa đang nắm lấy con người hiện đại. Chúng ta đang nghèo về tình yêu, đang khát sự thật và công lý, đang là những kẻ ăn mày của Thiên Chúa, như Tôi Tớ Chúa là Đức Cha Luigi Giussani luôn nhấn mạnh. Thực vậy, sự nghèo khó lớn nhất chính là việc thiếu Chúa Kitô, và cho tới khi đem được Chúa Kitô đến cho con người, ta sẽ luôn chỉ làm được rất ít đối với họ.
Đức Hồng Y Bertone hy vọng những suy tư trên sẽ được các tham dự viên của Cuộc Gặp Gỡ lần này sử dụng, để đốt lên một ngọn lửa trong tâm hồn họ, nuôi dưỡng và hỗ trợ việc làm chứng cho Tin Mừng giữa thế gian.