Đôi điều suy nghĩ sau khi đọc công văn 139 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đọc công văn số 139 của UBND tỉnh Nghệ an, v/v hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chức sắc, giáo dân Công Giáo tại tỉnh Nghệ An, đề ngày 08/09/2013 do phó chủ tịch Thái Văn Hằng ký, tôi thấy nhiều chỗ chưa đúng sự thật; chưa khách quan; từ ngữ thiếu chính xác…
Bởi vậy, nên nói ra đây đôi điều.
Chẳng hạn, công văn có đoạn viết:… “ Nghiêm trọng là ngày 22/5/2013 khi phát hiện được linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (mặc dù chưa được sự đồng ý của linh mục Nguyễn Đình Thăng-quản xứ Mỹ Yên (đi vắng) và giám mục Nguyễn Thái Hợp) nhưng vẫn tổ chức lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương)…)
Điều này không đúng. Vì,
- Giáo luật điều 765: “Các linh mục và phó tế được hưởng năng quyền (làm lễ, loan báo Tin Mừng) khắp nơi với sự đồng ý, ít ra suy đoán của linh mục quản đốc nhà thờ, trừ khi bản quyền hợp pháp hạn chế hay rút lại năng quyền ấy, hoặc luật địa phương đòi hỏi phải có phép minh thị”.
- Linh mục Đặng Hữu Nam lại cùng làm mục vụ trong cùng một giáo hạt, giáo phận với Lm Nguyễn Đình Thăng (giáo hạt Nhân Hoà-gp Vinh).
Như vậy, theo giáo luật hoàn vũ và nhu cầu mục vụ địa phương thì linh mục Đặng Hữu Nam dâng Lễ tại nhà thờ giáo họ Trái Gáo không hề trái với giáo luật.
Linh mục Đặng Hữu Nam đi làm Lễ, chứ phải đi đâu hay làm việc gì sai trái, mà phải dùng từ phát hiện.
Công văn viết tiếp:... “ Tổ công tác của lực lượng công an xuống địa bàn để nắm tình hình, khi đang đi trên tỉnh lộ 534 thuộc địa bàn xã Nghi Phương (cách nhà thờ Trại Gáo khoảng 600 m) thì bị một số giáo dân (giáo xứ Mỹ Yên và một số nơi khác) chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ).
Điều này không khách quan.
Bởi lẽ, dù một người nhận thức bình thường khi đọc câu văn trên cũng phải làm cho họ hoài nghi: làm gì có chuyện người dân lại đi chặn đường cán bộ khi cán bộ đi làm. Hơn nữa, đây lại là cán bộ công an (luật đường bộ gọi là xe ưu tiên).
Thêm vào đó, từ xưa tới nay, tôi chưa bao giờ nghe hay chứng kiến người dân mình làm như thế.
Do vậy, nếu có chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ như công văn đã nêu thì trước đó chắc chắn cán bộ đã làm điều gì đó không đúng luật hoặc đã xúc phạm đến họ.
…
Chừng ấy cũng đủ để nói rằng: đọc là đọc, nhưng đọc để tin những gì công văn nói là điều không hề dễ dàng.
Hà Tĩnh.
Đọc công văn số 139 của UBND tỉnh Nghệ an, v/v hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chức sắc, giáo dân Công Giáo tại tỉnh Nghệ An, đề ngày 08/09/2013 do phó chủ tịch Thái Văn Hằng ký, tôi thấy nhiều chỗ chưa đúng sự thật; chưa khách quan; từ ngữ thiếu chính xác…
Bởi vậy, nên nói ra đây đôi điều.
Chẳng hạn, công văn có đoạn viết:… “ Nghiêm trọng là ngày 22/5/2013 khi phát hiện được linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (mặc dù chưa được sự đồng ý của linh mục Nguyễn Đình Thăng-quản xứ Mỹ Yên (đi vắng) và giám mục Nguyễn Thái Hợp) nhưng vẫn tổ chức lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương)…)
Điều này không đúng. Vì,
- Giáo luật điều 765: “Các linh mục và phó tế được hưởng năng quyền (làm lễ, loan báo Tin Mừng) khắp nơi với sự đồng ý, ít ra suy đoán của linh mục quản đốc nhà thờ, trừ khi bản quyền hợp pháp hạn chế hay rút lại năng quyền ấy, hoặc luật địa phương đòi hỏi phải có phép minh thị”.
- Linh mục Đặng Hữu Nam lại cùng làm mục vụ trong cùng một giáo hạt, giáo phận với Lm Nguyễn Đình Thăng (giáo hạt Nhân Hoà-gp Vinh).
Như vậy, theo giáo luật hoàn vũ và nhu cầu mục vụ địa phương thì linh mục Đặng Hữu Nam dâng Lễ tại nhà thờ giáo họ Trái Gáo không hề trái với giáo luật.
Linh mục Đặng Hữu Nam đi làm Lễ, chứ phải đi đâu hay làm việc gì sai trái, mà phải dùng từ phát hiện.
Công văn viết tiếp:... “ Tổ công tác của lực lượng công an xuống địa bàn để nắm tình hình, khi đang đi trên tỉnh lộ 534 thuộc địa bàn xã Nghi Phương (cách nhà thờ Trại Gáo khoảng 600 m) thì bị một số giáo dân (giáo xứ Mỹ Yên và một số nơi khác) chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ).
Điều này không khách quan.
Bởi lẽ, dù một người nhận thức bình thường khi đọc câu văn trên cũng phải làm cho họ hoài nghi: làm gì có chuyện người dân lại đi chặn đường cán bộ khi cán bộ đi làm. Hơn nữa, đây lại là cán bộ công an (luật đường bộ gọi là xe ưu tiên).
Thêm vào đó, từ xưa tới nay, tôi chưa bao giờ nghe hay chứng kiến người dân mình làm như thế.
Do vậy, nếu có chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ như công văn đã nêu thì trước đó chắc chắn cán bộ đã làm điều gì đó không đúng luật hoặc đã xúc phạm đến họ.
…
Chừng ấy cũng đủ để nói rằng: đọc là đọc, nhưng đọc để tin những gì công văn nói là điều không hề dễ dàng.
Hà Tĩnh.