VATICAN (CNS) – Đức Hồng Y Giuse Zen Ze-kiun, tổng giám mục đã về hưu tại Hồng Kông, một người mạnh dạn bênh vực cho tự do tôn giáo tại Trung Quốc, đã kêu gọi Vatican lên tiếng rõ ràng hơn để bảo vệ cho người Công Giáo tại đây, nhất là các cộng đồng mệnh danh là “hầm trú” hay lén lút, đã từ chối không ghi danh với Hội Công Giáo Yêu Nước do chính phủ kiểm xoát.
Ngài đã nói với Catholic News Service vào ngày 13 tháng 11 như sau: "Tòa Thánh cần phải lựa chọn giữa việc minh định rõ ràng và việc chấp nhận một sự dung hòa. Rất tiếc, về phía hành chánh, người ta lại thấy có nhiều sự dung hòa. Ở đây có bóng tối của hình thức chính trị 'Ostpolitik.'"
Danh từ "Ostpolitik," trong khuôn khổ của ngoại giao Tòa Thánh, đề cập đến các nỗ lực nhằm cải tiến mối tương quan với các quốc gia trong khối Sô Viết trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với mục tiêu cải tiến tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại đây.
Đức Hồng Y nhấn mạnh về sự chia rẽ trong số khoảng 10 triệu người Công Giáo Trung Hoa, không chỉ giữa “cộng đồng hầm trú và cộng đồng chấp nhận sự kiểm xoát của chính phủ,” mà còn ngay cả giữa những người đã tuân hành lệnh ghi danh với Hội Công Giáo Yêu Nước.
Ngài nói: "Thành phần phục tùng chính phủ cũng không hiệp nhất. Vẫn còn những người còn chống đối ít nhiều, không hợp tác với những người cam chịu sự bách hại của chính phủ. Có những bọn lợi dụng thời cơ đã hợp tác với chính phủ, và chăm lo cho lợi ích riêng tư thay vì sự yên vui của Giáo Hội."
Đức Hồng Y ngợi khen các nỗ lực của Đức Thánh Cha về hưu Benedict XVI trong việc đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội Trung Hoa và đạt được những nhân nhượng về phía Bắc Kinh, nhưng một số các giới chức Vatican vẫn nói rằng Tòa Thánh “vẫn tiếp tục thông cảm và hòa hoãn đối với chính phủ cộng sản.
Đức Hồng Y Zen nói: "Điều chúng ta có thể nói là các cộng đồng hấm trú chịu đau khổ, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Hành động của Rôma không có lợi cho họ. Chẳng hạn, đặc biệt là vấn đề nhiều giám mục qua đời nhưng không có ai được bổ nhiệm thay thế.”
Ngài nói: "Theo ý tôi, chính sách này lầm lẫn, và kết quả là Giáo Hội ngày càng yếu kém hơn."
Đức Hồng Y Zen ngợi khen Đức Hồng Y Fernando Filoni, bộ trưởng bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, một nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm bên Trung Quốc, và thư ký của thánh bộ này là tổng giám mục Savio Hon Tai-Fai, nhân vật Trung Quốc cao cấp nhất tại Vatican, là những người “hiểu rõ tình trạng hơn” các giới chức khác.
Ngài cũng nói là Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm một sự lựa chọn rất tốt khi bổ nhiệm Tổng Giám Mục Pietro Parolin làm bộ trưởng bộ ngoại giao, ngài là người đã nhận niệm sở vào tháng 10 nhưng sẽ chỉ chính thức làm việc vào ngày 16 tháng 11, sau khi hồi phục một cuộc giải phẫu.
Đức Hồng Y Zen nói: "Đức Thánh Cha Phanxicô chưa lên tiếng. Dĩ nhiên ngài là một vị lãnh đạo khôn ngoan. Chắc ngài đang nghiên cứu, đang lắng nghe.Chúng ta hy vọng Chúa sẽ giúp ngài."
Ngài nói: "Chúng ta hãy hy vọng là sẽ có gì thay đổi xẩy ra tại Trung Quốc, và họ sẽ bắt đầu đối thoại chân thành với Tòa Thánh. Nếu điều này xẩy ra thì sẽ có một vài hy vọng."
Ngài đã nói với Catholic News Service vào ngày 13 tháng 11 như sau: "Tòa Thánh cần phải lựa chọn giữa việc minh định rõ ràng và việc chấp nhận một sự dung hòa. Rất tiếc, về phía hành chánh, người ta lại thấy có nhiều sự dung hòa. Ở đây có bóng tối của hình thức chính trị 'Ostpolitik.'"
Danh từ "Ostpolitik," trong khuôn khổ của ngoại giao Tòa Thánh, đề cập đến các nỗ lực nhằm cải tiến mối tương quan với các quốc gia trong khối Sô Viết trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với mục tiêu cải tiến tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại đây.
Đức Hồng Y nhấn mạnh về sự chia rẽ trong số khoảng 10 triệu người Công Giáo Trung Hoa, không chỉ giữa “cộng đồng hầm trú và cộng đồng chấp nhận sự kiểm xoát của chính phủ,” mà còn ngay cả giữa những người đã tuân hành lệnh ghi danh với Hội Công Giáo Yêu Nước.
Ngài nói: "Thành phần phục tùng chính phủ cũng không hiệp nhất. Vẫn còn những người còn chống đối ít nhiều, không hợp tác với những người cam chịu sự bách hại của chính phủ. Có những bọn lợi dụng thời cơ đã hợp tác với chính phủ, và chăm lo cho lợi ích riêng tư thay vì sự yên vui của Giáo Hội."
Đức Hồng Y ngợi khen các nỗ lực của Đức Thánh Cha về hưu Benedict XVI trong việc đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội Trung Hoa và đạt được những nhân nhượng về phía Bắc Kinh, nhưng một số các giới chức Vatican vẫn nói rằng Tòa Thánh “vẫn tiếp tục thông cảm và hòa hoãn đối với chính phủ cộng sản.
Đức Hồng Y Zen nói: "Điều chúng ta có thể nói là các cộng đồng hấm trú chịu đau khổ, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Hành động của Rôma không có lợi cho họ. Chẳng hạn, đặc biệt là vấn đề nhiều giám mục qua đời nhưng không có ai được bổ nhiệm thay thế.”
Ngài nói: "Theo ý tôi, chính sách này lầm lẫn, và kết quả là Giáo Hội ngày càng yếu kém hơn."
Đức Hồng Y Zen ngợi khen Đức Hồng Y Fernando Filoni, bộ trưởng bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, một nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm bên Trung Quốc, và thư ký của thánh bộ này là tổng giám mục Savio Hon Tai-Fai, nhân vật Trung Quốc cao cấp nhất tại Vatican, là những người “hiểu rõ tình trạng hơn” các giới chức khác.
Ngài cũng nói là Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm một sự lựa chọn rất tốt khi bổ nhiệm Tổng Giám Mục Pietro Parolin làm bộ trưởng bộ ngoại giao, ngài là người đã nhận niệm sở vào tháng 10 nhưng sẽ chỉ chính thức làm việc vào ngày 16 tháng 11, sau khi hồi phục một cuộc giải phẫu.
Đức Hồng Y Zen nói: "Đức Thánh Cha Phanxicô chưa lên tiếng. Dĩ nhiên ngài là một vị lãnh đạo khôn ngoan. Chắc ngài đang nghiên cứu, đang lắng nghe.Chúng ta hy vọng Chúa sẽ giúp ngài."
Ngài nói: "Chúng ta hãy hy vọng là sẽ có gì thay đổi xẩy ra tại Trung Quốc, và họ sẽ bắt đầu đối thoại chân thành với Tòa Thánh. Nếu điều này xẩy ra thì sẽ có một vài hy vọng."