Vấn đề đào tạo Linh Mục ở Việt Nam
Mở đầu Sắc Lệnh Optatam Totius, Công Đồng Vatican II khẳng định: “Việc đào tạo linh mục là việc vô cùng quan trọng... Vì tính cách duy nhất của chức linh mục Công Giáo, nên việc đào tạo linh mục là cần thiết cho tất cả các linh mục dòng cũng như triều, thuộc bất cứ lễ chế nào” (OT số 1). Chính vì thế, công cuộc đào tạo con người, đào tạo linh mục và đời sống thánh hiến là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội. Để có thể thực hiện tốt sứ vụ đào tạo nhân sự cho Giáo Hội trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần nhìn lại triết lý giáo dục và những nguy cơ có thể xảy ra trong việc huấn luyện con người.
1. Vấn đề giáo dục ở trong Nước
Nhà văn Nguyên Ngọc cảnh báo tình trạng khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam như sau:
“Giáo dục của chúng ta hiện nay đang có vấn đề trong cả hệ thống của nó, hầu như tất cả các lãnh vực của nó đều có vấn đề, cái hỏng của nó có tính chất hệ thống chứ không phải cục bộ”.[1]
Ông đề cập tới cái “lỗi hệ thống”, một thứ lỗi nền tảng nhất, sâu xa nhất và nguy hại nhất. Theo các nhà giáo dục chân chính, nguyên nhân cuộc khủng hoảng giáo dục ở nước ta là do “triết lý giáo dục” vừa lạc hậu, vừa mất định hướng.[2] Giáo dục của chúng ta không chỉ là “lạc hậu” mà còn “lạc đường”. Đó là một điều tồi tệ nhất và đáng lo ngại nhất! Nếu lạc hậu mà còn đúng đường thì còn ít nguy hại hơn là lạc đường, vì lạc đường là hết cách cứu chữa nếu không có đổi hướng. Bởi vì, giáo dục chỉ là “nhồi nhét kiến thức” mà ít chú trọng đến việc giáo dục con người, không huấn luyện họ trở thành những người tốt, trưởng thành, có đạo đức và có chuyên môn. Phải có sự chuyển hướng và canh tân giáo dục thực sự cách triệt để và tận căn thì mới hy vọng rằng tương lai đất nước ta được sáng sủa hơn.
2. Việc đào tạo ở trong Giáo Hội
Trong công việc đào tạo linh mục – tu sỹ nam nữ của Giáo Hội, chúng ta cũng được cảnh báo về hiện tượng “nín thở qua sông” của ứng sinh; hay mô hình đào tào linh mục – tu sỹ thiếu tính thống nhất và tính toàn vẹn, đã đưa công cuộc đào tạo này rơi vào tình trạng một chiều như duy tri thức, duy tu đức, duy luân lý, hay duy kỹ năng và duy hiệu quả…
Kiểu huấn luyện một chiều thường quá chú trọng đến một phương diện mà lãng quên các phương diện khác. Chẳng hạn, lối huấn luyện duy tu đức là khuynh hướng giảm thiểu một cách nền tảng con người và toàn bộ chương trình đào tạo chỉ trong yếu tố tu đức, tâm linh mà thôi, trong khi đó lại lãng quên những yếu tố khác về nhân bản, tri thức và mục vụ; lối huấn luyện này ít quan tâm tới các vấn đề của con người, như sự trưởng thành tâm sinh lý, tình cảm, tính dục và tương quan liên vị... của ứng sinh. Họ được huấn luyện để trở thành những con người trong trắng như “những thiên thần” vậy, mà không hề biết nhiều về những thực tại “con người”!
Hoặc lối giáo dục duy tri thức là kiểu giáo dục chỉ lo lắng trau dồi tri thức, nhồi nhét kiến thức. Đào tạo chỉ tập trung vào “cái đầu” nhưng lãng quên toàn bộ con người. Đó là “những con mọt sách” hay những người có “đầu to mà đít nhỏ”, thiếu sự quân bình trong nhân cách v.v...
Ngược lại, lối giáo dục duy kỹ năng hay duy hiệu quả là lối huấn luyện chỉ tập trung trang bị cho các thụ huấn sinh những kỹ năng sống, kỹ năng thi hành sứ vụ hay làm việc và đánh giá họ theo chỉ tiêu chuẩn hiệu quả công việc, trong khi đó lại lãng quên huấn luyện căn tính và nhân cách của họ trước. Phải tập trung huấn luyện và hình thành nơi ứng sinh “căn tính tốt” trước khi “làm việc tốt”. Cần tránh lối huấn luyện chạy theo chức năng và vai trò mà lãng quên việc huấn luyện căn tính. Vì như cha ông ta nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Phải “là” linh mục trước khi “làm” linh mục. Cần huấn luyện có căn tính tốt trước khi thi hành sứ vụ.
Cần phải có những nỗ lực canh tân kịp thời để chương trình huấn luyện phải giúp các ứng sinh thực sự được biến đổi toàn vẹn, trở thành những con người tốt, kitô hữu trưởng thành và những linh mục – tu sỹ thánh thiện để có thể đáp ứng cho những đòi hỏi của sứ vụ loan báo Tin Mừng trong bối cảnh của thế giới hôm nay.
Để thực hiện được việc canh tân đào tạo tại các Chủng Viện và Dòng Tu, trước hết chúng ta cần tránh lối đào tạo theo một mô hình một chiều, thiếu tính thống nhất và thiếu tính toàn vẹn. Cha Cencini nói tới những sự thiếu hụt có thể xảy ra trong đào tạo:[3]
Trước hết, đó là nguy cơ mô hình huấn luyện mơ hồ, nghĩa là không xác định được mục đâu là mô hình nền tảng và chính yếu để toàn bộ chương trình huấn luyện dựa vào đó làm mô mẫu và chuẩn mực. Nguy cơ thứ hai là mục tiêu huấn luyện thiếu rõ ràng. Việc huấn luyện không có mục tiêu. Nhà huấn luyện và người thụ huấn không biết sẽ phát xuất từ đâu và sẽ đi về đâu; huấn luyện để làm gì v.v... Ở đây, các mục tiêu huấn luyện không được xác định.
Một nguy cơ khác có thể xảy ra là lẫn lộn các giai đoạn huấn luyện. Trong huấn luyện thời gian tính rất quan trọng. Tiến trình huấn luyện phải được thực hiện theo từng gian đoạn như giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn có một sự đặc trưng riêng. Vì thế, chúng ta cần phải quan tâm và đảm bảo tính phù hợp của nó theo từng giai đoạn. Tránh lẫn lộn giao đoạn hoặc đốt cháy giai đoạn để việc huấn luyện có hiệu quả hơn.
Cuối cùng là phương pháp huấn luyện nghèo nàn. Cần loại bỏ phương pháp huấn luyện cổ điển lỗi thời. Đó là phương pháp theo kiểu:
“Trước tiên là huấn luyện tri thức, rồi huấn luyện mục vụ và nếu còn thời gian thì huấn luyện trưởng thành nhân bản. Vì thế, các giáo sư thì quan tâm đến hoạt động trí tuệ; các nhà huấn luyện quan tâm đến thực hành; các nhà linh hướng thì chăm lo phần hồn; các nhà tâm lý quan tâm đến bệnh lý; và chẳng ai quan tâm đến con người”.[4]
Việc huấn luyện linh mục và tu sỹ ngày hôm nay đòi hỏi phải là việc huấn luyện mang tính toàn vẹn về các phương diện khác nhau và quân bình cách chính đáng từng phương diện. Các thụ huấn sinh phải được huấn luyện trưởng thành và toàn nhập các phương diện tâm lý, tình cảm, tính dục, cảm xúc, ơn gọi, tính liên vị, tương quan, các đức tính nhân bản, tri thức, tu đức, mục vụ v.v... để có thể sống và làm chứng cách hiệu quả cho Tin Mừng giữa một thế giới đầy thách đố và cám dỗ như ngày hôm nay.
Tạm kết
Tương lai của Giáo Hội tùy thuộc rất nhiều vào công cuộc đào tạo nhân sự. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Chủng Viện và các Dòng Tu cần có những nỗ lực cụ thể nhằm canh tân cách đúng đắn và triệt để công cuộc đào tạo linh mục và tu sỹ theo những đòi hỏi của Giáo Hội hiện nay, ngõ hầu việc đào tạo này mang lại nhiều hoa quả tốt đẹp cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội trong thế hiện hôm nay.
[1] Nguyên Ngọc, “Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?”, trong Những vấn đề giáo dục hiện nay…, 261-263.
[2] Cf. Gm. Nguyễn Thái Hợp, Tôn Giáo Giáo Dục. Một cách tiếp cận, CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình 2009, 11-24.
[3] A. Cencini, Tâm Tình Chúa Con, NXB Tôn Giáo, 154.
[4] A. Cencini và A. Manenti, (Lm. Nguyễn Ngọc Kính, ofm chuyển ngữ), Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năng động, Nxb Phương Đông, HCM 2011, 191.
LM. Petrus Nguyễn Văn Hương
Mở đầu Sắc Lệnh Optatam Totius, Công Đồng Vatican II khẳng định: “Việc đào tạo linh mục là việc vô cùng quan trọng... Vì tính cách duy nhất của chức linh mục Công Giáo, nên việc đào tạo linh mục là cần thiết cho tất cả các linh mục dòng cũng như triều, thuộc bất cứ lễ chế nào” (OT số 1). Chính vì thế, công cuộc đào tạo con người, đào tạo linh mục và đời sống thánh hiến là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội. Để có thể thực hiện tốt sứ vụ đào tạo nhân sự cho Giáo Hội trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần nhìn lại triết lý giáo dục và những nguy cơ có thể xảy ra trong việc huấn luyện con người.
1. Vấn đề giáo dục ở trong Nước
Nhà văn Nguyên Ngọc cảnh báo tình trạng khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam như sau:
“Giáo dục của chúng ta hiện nay đang có vấn đề trong cả hệ thống của nó, hầu như tất cả các lãnh vực của nó đều có vấn đề, cái hỏng của nó có tính chất hệ thống chứ không phải cục bộ”.[1]
Ông đề cập tới cái “lỗi hệ thống”, một thứ lỗi nền tảng nhất, sâu xa nhất và nguy hại nhất. Theo các nhà giáo dục chân chính, nguyên nhân cuộc khủng hoảng giáo dục ở nước ta là do “triết lý giáo dục” vừa lạc hậu, vừa mất định hướng.[2] Giáo dục của chúng ta không chỉ là “lạc hậu” mà còn “lạc đường”. Đó là một điều tồi tệ nhất và đáng lo ngại nhất! Nếu lạc hậu mà còn đúng đường thì còn ít nguy hại hơn là lạc đường, vì lạc đường là hết cách cứu chữa nếu không có đổi hướng. Bởi vì, giáo dục chỉ là “nhồi nhét kiến thức” mà ít chú trọng đến việc giáo dục con người, không huấn luyện họ trở thành những người tốt, trưởng thành, có đạo đức và có chuyên môn. Phải có sự chuyển hướng và canh tân giáo dục thực sự cách triệt để và tận căn thì mới hy vọng rằng tương lai đất nước ta được sáng sủa hơn.
2. Việc đào tạo ở trong Giáo Hội
Trong công việc đào tạo linh mục – tu sỹ nam nữ của Giáo Hội, chúng ta cũng được cảnh báo về hiện tượng “nín thở qua sông” của ứng sinh; hay mô hình đào tào linh mục – tu sỹ thiếu tính thống nhất và tính toàn vẹn, đã đưa công cuộc đào tạo này rơi vào tình trạng một chiều như duy tri thức, duy tu đức, duy luân lý, hay duy kỹ năng và duy hiệu quả…
Kiểu huấn luyện một chiều thường quá chú trọng đến một phương diện mà lãng quên các phương diện khác. Chẳng hạn, lối huấn luyện duy tu đức là khuynh hướng giảm thiểu một cách nền tảng con người và toàn bộ chương trình đào tạo chỉ trong yếu tố tu đức, tâm linh mà thôi, trong khi đó lại lãng quên những yếu tố khác về nhân bản, tri thức và mục vụ; lối huấn luyện này ít quan tâm tới các vấn đề của con người, như sự trưởng thành tâm sinh lý, tình cảm, tính dục và tương quan liên vị... của ứng sinh. Họ được huấn luyện để trở thành những con người trong trắng như “những thiên thần” vậy, mà không hề biết nhiều về những thực tại “con người”!
Hoặc lối giáo dục duy tri thức là kiểu giáo dục chỉ lo lắng trau dồi tri thức, nhồi nhét kiến thức. Đào tạo chỉ tập trung vào “cái đầu” nhưng lãng quên toàn bộ con người. Đó là “những con mọt sách” hay những người có “đầu to mà đít nhỏ”, thiếu sự quân bình trong nhân cách v.v...
Ngược lại, lối giáo dục duy kỹ năng hay duy hiệu quả là lối huấn luyện chỉ tập trung trang bị cho các thụ huấn sinh những kỹ năng sống, kỹ năng thi hành sứ vụ hay làm việc và đánh giá họ theo chỉ tiêu chuẩn hiệu quả công việc, trong khi đó lại lãng quên huấn luyện căn tính và nhân cách của họ trước. Phải tập trung huấn luyện và hình thành nơi ứng sinh “căn tính tốt” trước khi “làm việc tốt”. Cần tránh lối huấn luyện chạy theo chức năng và vai trò mà lãng quên việc huấn luyện căn tính. Vì như cha ông ta nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Phải “là” linh mục trước khi “làm” linh mục. Cần huấn luyện có căn tính tốt trước khi thi hành sứ vụ.
Cần phải có những nỗ lực canh tân kịp thời để chương trình huấn luyện phải giúp các ứng sinh thực sự được biến đổi toàn vẹn, trở thành những con người tốt, kitô hữu trưởng thành và những linh mục – tu sỹ thánh thiện để có thể đáp ứng cho những đòi hỏi của sứ vụ loan báo Tin Mừng trong bối cảnh của thế giới hôm nay.
Để thực hiện được việc canh tân đào tạo tại các Chủng Viện và Dòng Tu, trước hết chúng ta cần tránh lối đào tạo theo một mô hình một chiều, thiếu tính thống nhất và thiếu tính toàn vẹn. Cha Cencini nói tới những sự thiếu hụt có thể xảy ra trong đào tạo:[3]
Trước hết, đó là nguy cơ mô hình huấn luyện mơ hồ, nghĩa là không xác định được mục đâu là mô hình nền tảng và chính yếu để toàn bộ chương trình huấn luyện dựa vào đó làm mô mẫu và chuẩn mực. Nguy cơ thứ hai là mục tiêu huấn luyện thiếu rõ ràng. Việc huấn luyện không có mục tiêu. Nhà huấn luyện và người thụ huấn không biết sẽ phát xuất từ đâu và sẽ đi về đâu; huấn luyện để làm gì v.v... Ở đây, các mục tiêu huấn luyện không được xác định.
Một nguy cơ khác có thể xảy ra là lẫn lộn các giai đoạn huấn luyện. Trong huấn luyện thời gian tính rất quan trọng. Tiến trình huấn luyện phải được thực hiện theo từng gian đoạn như giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn có một sự đặc trưng riêng. Vì thế, chúng ta cần phải quan tâm và đảm bảo tính phù hợp của nó theo từng giai đoạn. Tránh lẫn lộn giao đoạn hoặc đốt cháy giai đoạn để việc huấn luyện có hiệu quả hơn.
Cuối cùng là phương pháp huấn luyện nghèo nàn. Cần loại bỏ phương pháp huấn luyện cổ điển lỗi thời. Đó là phương pháp theo kiểu:
“Trước tiên là huấn luyện tri thức, rồi huấn luyện mục vụ và nếu còn thời gian thì huấn luyện trưởng thành nhân bản. Vì thế, các giáo sư thì quan tâm đến hoạt động trí tuệ; các nhà huấn luyện quan tâm đến thực hành; các nhà linh hướng thì chăm lo phần hồn; các nhà tâm lý quan tâm đến bệnh lý; và chẳng ai quan tâm đến con người”.[4]
Việc huấn luyện linh mục và tu sỹ ngày hôm nay đòi hỏi phải là việc huấn luyện mang tính toàn vẹn về các phương diện khác nhau và quân bình cách chính đáng từng phương diện. Các thụ huấn sinh phải được huấn luyện trưởng thành và toàn nhập các phương diện tâm lý, tình cảm, tính dục, cảm xúc, ơn gọi, tính liên vị, tương quan, các đức tính nhân bản, tri thức, tu đức, mục vụ v.v... để có thể sống và làm chứng cách hiệu quả cho Tin Mừng giữa một thế giới đầy thách đố và cám dỗ như ngày hôm nay.
Tạm kết
Tương lai của Giáo Hội tùy thuộc rất nhiều vào công cuộc đào tạo nhân sự. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Chủng Viện và các Dòng Tu cần có những nỗ lực cụ thể nhằm canh tân cách đúng đắn và triệt để công cuộc đào tạo linh mục và tu sỹ theo những đòi hỏi của Giáo Hội hiện nay, ngõ hầu việc đào tạo này mang lại nhiều hoa quả tốt đẹp cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội trong thế hiện hôm nay.
[1] Nguyên Ngọc, “Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?”, trong Những vấn đề giáo dục hiện nay…, 261-263.
[2] Cf. Gm. Nguyễn Thái Hợp, Tôn Giáo Giáo Dục. Một cách tiếp cận, CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình 2009, 11-24.
[3] A. Cencini, Tâm Tình Chúa Con, NXB Tôn Giáo, 154.
[4] A. Cencini và A. Manenti, (Lm. Nguyễn Ngọc Kính, ofm chuyển ngữ), Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năng động, Nxb Phương Đông, HCM 2011, 191.
LM. Petrus Nguyễn Văn Hương