Giáo xứ Bắc Kạn giáo phận Bắc Ninh mừng lễ bổn mạng thánh Đa Minh
Giáo xứ Bắc Cạn có 788 nhân danh sống rải rác 6 giáo họ: Họ Nhà xứ Bắc Kạn, Họ Na Rì, Họ Chợ Đồn, Họ Nà Phặc, Họ Ba Bể, Họ Pắc Nậm và giáo điểm Hòa Mục (Chợ Mới). Giáo xứ bao trùm trên toàn tỉnh Bắc Kạn nhưng số giáo dân ít đa phần là di cư từ vùng xuôi lên. Từ ngày 29 tháng 10, giáo xứ Bắc Kạn chính thức có cha chính xứ. Hiện nay, giáo xứ Bắc kạn đã có những khởi sắc đáng mừng.
Xem Hình
Nhà xứ Bắc Cạn nằm trên địa bàn hành chính thành phố Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Cạn. Bắc Kạn cách TGM Bắc Ninh chừng 160km về hướng Bắc là nơi khởi nguồn của dòng sông Cầu thơ mộng chảy giữa lòng giáo phận Bắc Ninh.
Với đặc thù là họ đạo trải rộng trên một diện tích lớn với số giáo dân ít ỏi chỉ có chưa đầy 300 nhân danh sống rải rác trong thành phố. Đa phần, giáo dân làm các nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán trên địa bàn thành phố, nhưng do thành phố nhỏ giao thương kém nền kinh tế đang trong thời gian suy thoái nên đời sống của giáo dân ở Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn.
Ngôi nhà thờ nhỏ bé Bắc Kạn nằm cheo leo trên lưng đồi được được tái thiết lai năm 2010. Nhà thờ rộng 7m, dài 16m, cao 9m, không có tháp chuông và cũng không có chuông (ở Bắc Cạn sử dụng chuông điện tử phát qua loa phóng). Tuy nhiên, phần cổng của nhà thờ còn “dang dở” do bị lấn chiếm.
Tin mừng đã được gieo và phát triển mãnh mẽ ở vùng rừng núi Bắc Kạn từ những thập niên cuối thế kỉ 19 và đầu 20. Giáo xứ Bắc Kạn được thành lập năm 1928, thời Đức Cha Teodoro Gordaliza Phúc. Trong thời kì này, giáo xứ Bắc Kạn đã có cha xứ coi sóc, có nhà Thiên Thần (nuôi trẻ mô côi) và nhà mụ. Trước chiến tranh, Bắc Kạn là một giáo xứ lớn sầm uất, đời sống đạo được liệt vào hàng những giáo xứ lớn của giáo phận.
Tuy nhiên, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, mọi sinh hoạt tôn giáo tại Miền Bắc gặp nhiều khó khăn cấm cách. Đặc biệt, Bắc Kạn là vùng đất bị liệt vào hàng “bế quan tỏ cảng”, mọi sinh hoạt của người dân đều nằm trong tầm kiểm soát gắt cao của chính quyền. Cùng với những biến cố thăng trầm của Giáo Hội Việt nam, đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn các giáo phận Miền Bắc, tưởng như Giáo xứ Bắc Kạn đã không còn tồn tại được nữa. Trong hơn nửa thế kỷ, giáo xứ Bắc Kạn không có cha xứ coi sóc và bị cách li hoàn toàn với giáo phận, bởi vì cha xứ và phần lớn giáo dân đã chạy khỏi Bắc Kạn trong thời kỳ chiến tranh Việt - Pháp (1945 -1954). Trong hoàn cảnh bị o ép lại như vậy, một nhóm nhỏ giáo dân ở lại vẫn gìn giữ và duy trì đời sống đức tin trong thời kì khó khăn, song cũng có không ít người vì sợ hãi mà “quên mất” Đạo Chúa. Cây Đức tin trải qua nhiều phong ba bão táp dần “trụi lá, trơ cành”, có lúc tưởng như “chết khô” giữa đời.
Đến thập niên 90 của thế kỉ trước, giáo phận có thêm linh mục và các cha mới có điều kiện lên được vùng Bắc Kạn. Các ngài đã cố gắng liên lạc và tìm những giáo dân còn sót lại, và đã cho làm lại ngôi nhà nguyện khoảng 20 mét vuông trên mảnh đất nhà thờ còn giữ lại được, để khi các cha lên có nơi dâng lễ và bà con hàng ngày đến cầu nguyện.
Nhưng Mảnh đất của nhà thờ bị chiếm dụng và bị biến dạng, mọi sinh hoạt đạo gần như tê liệt. Về sau, những o ép có phần giảm xuống lại thêm có các cha thường xuyên lui tới cộng với nhiều giáo dân dưới xuôi di cư đến nên đời sống Đức tin của Bắc Kạn có những dấu hiệu đáng mừng. Năm 2008, Cha Giuse Hà Mạnh Hoàn lên ở trực tiếp tại Bắc Kạn, sau khi cha Hoàn được củ đi du học, giáo phận lại gửi cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Quân lên coi sóc. Từ khi có các cha về ở trực tiếp, tinh thần đạo đức của bà con được nâng cao. Sau một thời gian vắng bóng linh mục, ngày 29 tháng 10 năm 2013, Đức cha giáo phận bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Văn Tĩnh làm Chánh xứ Bắc Kạn. Như vậy, sau hơn 60 năm Bắc Kạn mới lại chính thức có cha chính xứ.
Hiện nay, Bắc Kạn thường xuyên có thánh lễ các ngày trong tuần. Bắc Kạn cũng đã có một số hội đoàn được thành lập và đang hoạt động gồm Hội Giuse, Hội Mân Côi, Giới Trẻ.. Dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng Bắc Kạn còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể tái thiết lại đời sống Đức tin cho bằng với thời kỳ vàng son.
Hôm nay, cảnh trời hân hoan, đoàn con giáo xứ Bắc Kạn mừng thánh Đaminh đấng Bảo Trợ giáo xứ. Vì thế, ngược dòng lịch sử để giáo xứ có được như ngày hôm nay đó là nhờ vào sự che chở của cha thánh Đa Minh.
Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, giáo xứ Bắc Kạn đã long trọng mừng lễ thánh Đa Minh – Đấng bảo trợ của giáo xứ. Thánh lễ có sự hiện diện của cha xứ Giuse Nguyễn Văn Tĩnh, cha phó Giuse Nguyễn Quốc Toản cùng quý thầy, quý Dì và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ. Đặc biệt giáo xứ vui mừng có 6 em thiếu nhi xưng tội rước lễ lần đầu – là 6 bông hoa tươi thắm dâng lên thánh Đa Minh trong ngày mừng lễ.
Trước khi bước vào Thánh lễ, cộng đoàn được lắng nghe lược sử giáo xứ Bắc Kạn với những đổi thay và biến cố thăng trầm theo dòng lịch sử. Có những khi phát triển mạnh mẽ, là giáo xứ sầm uất như những ngày đầu thành lập dưới thời Cha Teodoro Gordaliza Phúc (1928) cho đến những khi chiến tranh loạn lạc chỉ còn một vài người và tưởng như không còn sự tồn tại của giáo xứ nữa. Rồi sau hơn nửa thế kỷ, giáo xứ mới có linh mục lui tới dâng lễ cho giáo dân và điểm son đánh dấu bước phát triển của giáo xứ là khi có Cha xứ về coi sóc.
Nói về những biến cố trong quá trình hình thành và phát triển giáo xứ, Cha phó Giuse trong bài chia sẻ của mình đã nhấn mạnh một điều rằng: khi hạt giống Tin Mừng đã được gieo trên mảnh đất này thì mãi mãi sẽ không bao giờ mất đi cho đến khi sinh hoa kết trái. Cũng như thánh lễ mừng kình Thánh Đa Minh – đấng bảo trợ của giáo xứ nhắc nhớ cho chúng ta rằng bằng mẫu gương về sự hy sinh, cầu nguyện, bằng vũ khí là tình yêu Thiên Chúa và sức mạnh của tràng chuỗi Mân Côi, Thánh Đá Minh đã thay đổi được những con người có tư tưởng lạc giáo, những bè rối trong Giáo Hội trước kia và cũng chính nhờ lời bầu cử của Ngài mà Thiên Chúa đã gìn giữ và đổ tràn ơn phúc của Ngài trên giáo xứ Bắc Kạn để từ một giáo xứ gần như tàn lụi nay đã khởi sắc và phát triển mạnh mẽ như trong lời thơ của một giáo dân đã xúc động viết lên rằng:
Đất Bắc Kạn núi đồi trùng điệp
Tổ tiên gieo xứ điệp Tin Mừng
Một thời gió kín mây bưng
Giờ đây đã tỏ như vầng Trời Đông
Tiếng chuông điểm trong chiều gió lộng
Dù là ai cũng động tâm can
Nghe như ơn Chúa đã tràn
Vén mây tre phủ xua tan cõi lòng
Tiếng chuông đó mãi còn vang vọng
Cho mỗi người sâu đọng con tim
Để ai thống khổ đi tìm
Thoát trong bể khổ đắm chìm hồng ân
Chuông đã điểm báo người hết bận
Về Thánh đường đón nhận bình an
Đời vui sống đạo an bình
Chúa luôn tuôn đổ dư tràn muôn ơn.
Nguyện xin Chúa với lời bầu cử của thánh Đa Minh, xin cho chúng con ngày càng mạnh mẽ trong Đức tin, nồng nàn trong Đức ái, biết xây dựng đời sống mình và đời sống giáo xứ trong ơn nghĩa và đường lối của Ngài.
Đặng Hằng, BK
Giáo xứ Bắc Cạn có 788 nhân danh sống rải rác 6 giáo họ: Họ Nhà xứ Bắc Kạn, Họ Na Rì, Họ Chợ Đồn, Họ Nà Phặc, Họ Ba Bể, Họ Pắc Nậm và giáo điểm Hòa Mục (Chợ Mới). Giáo xứ bao trùm trên toàn tỉnh Bắc Kạn nhưng số giáo dân ít đa phần là di cư từ vùng xuôi lên. Từ ngày 29 tháng 10, giáo xứ Bắc Kạn chính thức có cha chính xứ. Hiện nay, giáo xứ Bắc kạn đã có những khởi sắc đáng mừng.
Xem Hình
Nhà xứ Bắc Cạn nằm trên địa bàn hành chính thành phố Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Cạn. Bắc Kạn cách TGM Bắc Ninh chừng 160km về hướng Bắc là nơi khởi nguồn của dòng sông Cầu thơ mộng chảy giữa lòng giáo phận Bắc Ninh.
Với đặc thù là họ đạo trải rộng trên một diện tích lớn với số giáo dân ít ỏi chỉ có chưa đầy 300 nhân danh sống rải rác trong thành phố. Đa phần, giáo dân làm các nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán trên địa bàn thành phố, nhưng do thành phố nhỏ giao thương kém nền kinh tế đang trong thời gian suy thoái nên đời sống của giáo dân ở Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn.
Ngôi nhà thờ nhỏ bé Bắc Kạn nằm cheo leo trên lưng đồi được được tái thiết lai năm 2010. Nhà thờ rộng 7m, dài 16m, cao 9m, không có tháp chuông và cũng không có chuông (ở Bắc Cạn sử dụng chuông điện tử phát qua loa phóng). Tuy nhiên, phần cổng của nhà thờ còn “dang dở” do bị lấn chiếm.
Tin mừng đã được gieo và phát triển mãnh mẽ ở vùng rừng núi Bắc Kạn từ những thập niên cuối thế kỉ 19 và đầu 20. Giáo xứ Bắc Kạn được thành lập năm 1928, thời Đức Cha Teodoro Gordaliza Phúc. Trong thời kì này, giáo xứ Bắc Kạn đã có cha xứ coi sóc, có nhà Thiên Thần (nuôi trẻ mô côi) và nhà mụ. Trước chiến tranh, Bắc Kạn là một giáo xứ lớn sầm uất, đời sống đạo được liệt vào hàng những giáo xứ lớn của giáo phận.
Tuy nhiên, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, mọi sinh hoạt tôn giáo tại Miền Bắc gặp nhiều khó khăn cấm cách. Đặc biệt, Bắc Kạn là vùng đất bị liệt vào hàng “bế quan tỏ cảng”, mọi sinh hoạt của người dân đều nằm trong tầm kiểm soát gắt cao của chính quyền. Cùng với những biến cố thăng trầm của Giáo Hội Việt nam, đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn các giáo phận Miền Bắc, tưởng như Giáo xứ Bắc Kạn đã không còn tồn tại được nữa. Trong hơn nửa thế kỷ, giáo xứ Bắc Kạn không có cha xứ coi sóc và bị cách li hoàn toàn với giáo phận, bởi vì cha xứ và phần lớn giáo dân đã chạy khỏi Bắc Kạn trong thời kỳ chiến tranh Việt - Pháp (1945 -1954). Trong hoàn cảnh bị o ép lại như vậy, một nhóm nhỏ giáo dân ở lại vẫn gìn giữ và duy trì đời sống đức tin trong thời kì khó khăn, song cũng có không ít người vì sợ hãi mà “quên mất” Đạo Chúa. Cây Đức tin trải qua nhiều phong ba bão táp dần “trụi lá, trơ cành”, có lúc tưởng như “chết khô” giữa đời.
Đến thập niên 90 của thế kỉ trước, giáo phận có thêm linh mục và các cha mới có điều kiện lên được vùng Bắc Kạn. Các ngài đã cố gắng liên lạc và tìm những giáo dân còn sót lại, và đã cho làm lại ngôi nhà nguyện khoảng 20 mét vuông trên mảnh đất nhà thờ còn giữ lại được, để khi các cha lên có nơi dâng lễ và bà con hàng ngày đến cầu nguyện.
Nhưng Mảnh đất của nhà thờ bị chiếm dụng và bị biến dạng, mọi sinh hoạt đạo gần như tê liệt. Về sau, những o ép có phần giảm xuống lại thêm có các cha thường xuyên lui tới cộng với nhiều giáo dân dưới xuôi di cư đến nên đời sống Đức tin của Bắc Kạn có những dấu hiệu đáng mừng. Năm 2008, Cha Giuse Hà Mạnh Hoàn lên ở trực tiếp tại Bắc Kạn, sau khi cha Hoàn được củ đi du học, giáo phận lại gửi cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Quân lên coi sóc. Từ khi có các cha về ở trực tiếp, tinh thần đạo đức của bà con được nâng cao. Sau một thời gian vắng bóng linh mục, ngày 29 tháng 10 năm 2013, Đức cha giáo phận bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Văn Tĩnh làm Chánh xứ Bắc Kạn. Như vậy, sau hơn 60 năm Bắc Kạn mới lại chính thức có cha chính xứ.
Hiện nay, Bắc Kạn thường xuyên có thánh lễ các ngày trong tuần. Bắc Kạn cũng đã có một số hội đoàn được thành lập và đang hoạt động gồm Hội Giuse, Hội Mân Côi, Giới Trẻ.. Dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng Bắc Kạn còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể tái thiết lại đời sống Đức tin cho bằng với thời kỳ vàng son.
Hôm nay, cảnh trời hân hoan, đoàn con giáo xứ Bắc Kạn mừng thánh Đaminh đấng Bảo Trợ giáo xứ. Vì thế, ngược dòng lịch sử để giáo xứ có được như ngày hôm nay đó là nhờ vào sự che chở của cha thánh Đa Minh.
Với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, giáo xứ Bắc Kạn đã long trọng mừng lễ thánh Đa Minh – Đấng bảo trợ của giáo xứ. Thánh lễ có sự hiện diện của cha xứ Giuse Nguyễn Văn Tĩnh, cha phó Giuse Nguyễn Quốc Toản cùng quý thầy, quý Dì và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ. Đặc biệt giáo xứ vui mừng có 6 em thiếu nhi xưng tội rước lễ lần đầu – là 6 bông hoa tươi thắm dâng lên thánh Đa Minh trong ngày mừng lễ.
Trước khi bước vào Thánh lễ, cộng đoàn được lắng nghe lược sử giáo xứ Bắc Kạn với những đổi thay và biến cố thăng trầm theo dòng lịch sử. Có những khi phát triển mạnh mẽ, là giáo xứ sầm uất như những ngày đầu thành lập dưới thời Cha Teodoro Gordaliza Phúc (1928) cho đến những khi chiến tranh loạn lạc chỉ còn một vài người và tưởng như không còn sự tồn tại của giáo xứ nữa. Rồi sau hơn nửa thế kỷ, giáo xứ mới có linh mục lui tới dâng lễ cho giáo dân và điểm son đánh dấu bước phát triển của giáo xứ là khi có Cha xứ về coi sóc.
Nói về những biến cố trong quá trình hình thành và phát triển giáo xứ, Cha phó Giuse trong bài chia sẻ của mình đã nhấn mạnh một điều rằng: khi hạt giống Tin Mừng đã được gieo trên mảnh đất này thì mãi mãi sẽ không bao giờ mất đi cho đến khi sinh hoa kết trái. Cũng như thánh lễ mừng kình Thánh Đa Minh – đấng bảo trợ của giáo xứ nhắc nhớ cho chúng ta rằng bằng mẫu gương về sự hy sinh, cầu nguyện, bằng vũ khí là tình yêu Thiên Chúa và sức mạnh của tràng chuỗi Mân Côi, Thánh Đá Minh đã thay đổi được những con người có tư tưởng lạc giáo, những bè rối trong Giáo Hội trước kia và cũng chính nhờ lời bầu cử của Ngài mà Thiên Chúa đã gìn giữ và đổ tràn ơn phúc của Ngài trên giáo xứ Bắc Kạn để từ một giáo xứ gần như tàn lụi nay đã khởi sắc và phát triển mạnh mẽ như trong lời thơ của một giáo dân đã xúc động viết lên rằng:
Đất Bắc Kạn núi đồi trùng điệp
Tổ tiên gieo xứ điệp Tin Mừng
Một thời gió kín mây bưng
Giờ đây đã tỏ như vầng Trời Đông
Tiếng chuông điểm trong chiều gió lộng
Dù là ai cũng động tâm can
Nghe như ơn Chúa đã tràn
Vén mây tre phủ xua tan cõi lòng
Tiếng chuông đó mãi còn vang vọng
Cho mỗi người sâu đọng con tim
Để ai thống khổ đi tìm
Thoát trong bể khổ đắm chìm hồng ân
Chuông đã điểm báo người hết bận
Về Thánh đường đón nhận bình an
Đời vui sống đạo an bình
Chúa luôn tuôn đổ dư tràn muôn ơn.
Nguyện xin Chúa với lời bầu cử của thánh Đa Minh, xin cho chúng con ngày càng mạnh mẽ trong Đức tin, nồng nàn trong Đức ái, biết xây dựng đời sống mình và đời sống giáo xứ trong ơn nghĩa và đường lối của Ngài.
Đặng Hằng, BK