Đức Giáo Hoàng Phanxicô : Chúng ta hãy cảm nhận sự kỳ diệu khi gặp Chúa Giêsu Kitô “ Món Quà tuyệt vời của Thiên Chúa”
(EWTN News/CNA). Trước lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về sự ngạc nhiên của Thiên Chúa và món quà tuyệt vời của Người khi gởi Chúa Giêsu Kitô đến để cứu chuộc nhân loại.
“Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta tất cả. Ngài ban chính mình Người và Con Một yêu dấu của Người cho chúng ta, cùng với trái tim của Đức Maria, Nữ tỳ nghèo nàn và khiêm tốn của Zion, đã trở nên Mẹ của Con Đấng Tối Cao để chúng ta có thể vui mừng và hân hoan vì món quà tuyệt vời của Thiên Chúa và sự kỳ diệu của Người.”
Đức Giáo Hoàng đã cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria ban cho chúng ta ơn “ cảm nhận được điều kỳ diệu ấy.”
Hôm nay ngày 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã nói “Vì vậy, hãy đến với Hài Nhi Giêsu, quà tặng của mọi quà tặng, món quà tưởng như không xứng đáng nhưng mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta, và làm cho chúng ta cảm nhận được sự diều kỳ khi gặp được Chúa Giêsu,”
Theo đài phát thanh Tòa Thánh thì có hàng ngàn khách hành hương và du khách đã đổ về quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng.
Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta sẽ không thể hưởng được sự kỳ diệu khi gặp Chúa Giêsu “ nếu chúng ta không gặp Chúa nơi những người khác, trong lịch sử cứu độ và trong Giáo Hội của Người.” Ngài nhấn mạnh đến ba “ cuộc gặp kỳ diệu đó.”
Một người khác đó là “việc khám phá ra người anh em của mình”. Ngài nói rằng “ Ngay từ giây phút Chúa Giêsu sinh ra thì mỗi người chúng ta đều mang hình ảnh của Con Thiên Chúa – và trên hết đó là hình ảnh của những người nghèo, bởi chính vì những người nghèo mà Thiên Chúa đã đến thế gian này và cũng chính những người nghèo là những người được Chúa Hài Đồng gặp gỡ đầu tiên.”
Nhìn vào lịch sử, “Nếu chúng ta nhìn bằng con mắt đức tin, chúng ta sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu thực sự,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như vậy và nhắc nhở chúng ta coi chừng đi sai đường.
“Rất nhiều lần chúng ta nghĩ rằng chúng ta đi đúng đường mà thực ra mình đã đi ngược. Thí dụ, hình như chúng ta thường xác định lịch sử qua các nền kinh tế thị trường, qua quy định tài chánh và kinh doanh, qua sự chi phối bởi các quyền lực,”
Thế nhưng Thiên Chúa lại chọn cách khác như trong kinh Manificat của Đức Maria: “ Chúa đã hạ người quyền thế xuống khỏi vị cao và đã nâng người hèn mọn lên, Chúa đã cho người đói khó no đầy ơn phúc và để người giàu có trở về tay không.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nói rằng Giáo Hội cũng là một nơi gặp gỡ của sự kỳ diệu.
“Hãy nhìn Giáo Hội với sự kỳ diệu của niềm tin có nghĩa là đừng xem Giáo Hội chỉ là một tổ chức tôn giáo, mà phải xem Giáo Hội như một người mẹ, dù người mẹ ấy có khuôn mặt đầy mụn và những vết nhăn - Giáo Hội có những bất tòan! Giáo Hội vẫn mãi là Thánh vì Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu sẽ trở nên tinh tuyền qua hào quang rạng ngời của Thiên Chúa, Chúa Kitô.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã làm phép “ bambinelli”, là những tượng nhỏ Chúa Hài Đồng dùng trong cảnh hang đá. Theo truyền thống các trẻ em thường mang những tượng này đến để được làm phép vào Chúa Nhật sau cùng của Mùa Vọng. Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các em: “Khi các con cầu nguyện trước hang đá Giáng Sinh, xin các con nhớ cầu nguyện cha và cha cũng sẽ nhớ đến các con trong các kinh nguyện của cha.”
Đức Giáo Hoàng cũng nhắc đến những tai họa và xung đột trên thế giới. Ngài nói rằng “Trái tim tôi hướng về những người dân Ấn Độ thân thương phải trải qua cơn lụt tàn phá vừa qua.”
Được biết trong hai ngày 1 và 2 tháng Mười hai, thành phố Chennai của Ấn Độ đã phải trải qua một trận lụt lớn làm chết khoảng 300 người và hằng ngàn người đã phải di tản. Thành phố với số dân gần 5 triệu người này đang phải đối diện với nguy cơ của dịch bệnh.
Đức Giáo Hoàng đã xin mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lụt trước khi bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em này, những người đang chịu đau khổ vì tai họa vừa qua. Chúng ta hãy phó thác linh hồn những người đã qua đời vào lòng thương xót của Chúa.”
Ngài cũng đề cập đến cuộc nội chiến của “ người anh em yêu quý ở Syria”. Ngài đáng giá cao những cố gắng giải quyết của Liên Hiệp Quốc để bảo trợ cho tiến trình hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã giết chết hơn 300,000 người.
"Tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy tiếp tục, với một tinh thần hào phóng, sẵn sàng tự tin , để hướng tới việc chấm dứt bạo lực qua đàm phán dẫn đến hòa bình."
Nhắc đền Libya, Ngài nói rằng một kế hoạch cho một chính phủ đoàn kết dân tộc “ mang lại nhiều hy vọng cho tương lai.”
Đối với Nicaragua và Costa Rica, nơi đang có tòa án quốc tế đã phán quyết về cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu đời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng “một tinh thần huynh đệ đổi mới” sẽ tăng cường đối thoại và hợp tác giữa hai quốc gia.
(EWTN News/CNA). Trước lễ Giáng Sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về sự ngạc nhiên của Thiên Chúa và món quà tuyệt vời của Người khi gởi Chúa Giêsu Kitô đến để cứu chuộc nhân loại.
“Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta tất cả. Ngài ban chính mình Người và Con Một yêu dấu của Người cho chúng ta, cùng với trái tim của Đức Maria, Nữ tỳ nghèo nàn và khiêm tốn của Zion, đã trở nên Mẹ của Con Đấng Tối Cao để chúng ta có thể vui mừng và hân hoan vì món quà tuyệt vời của Thiên Chúa và sự kỳ diệu của Người.”
Đức Giáo Hoàng đã cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria ban cho chúng ta ơn “ cảm nhận được điều kỳ diệu ấy.”
Hôm nay ngày 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã nói “Vì vậy, hãy đến với Hài Nhi Giêsu, quà tặng của mọi quà tặng, món quà tưởng như không xứng đáng nhưng mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta, và làm cho chúng ta cảm nhận được sự diều kỳ khi gặp được Chúa Giêsu,”
Theo đài phát thanh Tòa Thánh thì có hàng ngàn khách hành hương và du khách đã đổ về quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng.
Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta sẽ không thể hưởng được sự kỳ diệu khi gặp Chúa Giêsu “ nếu chúng ta không gặp Chúa nơi những người khác, trong lịch sử cứu độ và trong Giáo Hội của Người.” Ngài nhấn mạnh đến ba “ cuộc gặp kỳ diệu đó.”
Một người khác đó là “việc khám phá ra người anh em của mình”. Ngài nói rằng “ Ngay từ giây phút Chúa Giêsu sinh ra thì mỗi người chúng ta đều mang hình ảnh của Con Thiên Chúa – và trên hết đó là hình ảnh của những người nghèo, bởi chính vì những người nghèo mà Thiên Chúa đã đến thế gian này và cũng chính những người nghèo là những người được Chúa Hài Đồng gặp gỡ đầu tiên.”
Nhìn vào lịch sử, “Nếu chúng ta nhìn bằng con mắt đức tin, chúng ta sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu thực sự,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như vậy và nhắc nhở chúng ta coi chừng đi sai đường.
“Rất nhiều lần chúng ta nghĩ rằng chúng ta đi đúng đường mà thực ra mình đã đi ngược. Thí dụ, hình như chúng ta thường xác định lịch sử qua các nền kinh tế thị trường, qua quy định tài chánh và kinh doanh, qua sự chi phối bởi các quyền lực,”
Thế nhưng Thiên Chúa lại chọn cách khác như trong kinh Manificat của Đức Maria: “ Chúa đã hạ người quyền thế xuống khỏi vị cao và đã nâng người hèn mọn lên, Chúa đã cho người đói khó no đầy ơn phúc và để người giàu có trở về tay không.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nói rằng Giáo Hội cũng là một nơi gặp gỡ của sự kỳ diệu.
“Hãy nhìn Giáo Hội với sự kỳ diệu của niềm tin có nghĩa là đừng xem Giáo Hội chỉ là một tổ chức tôn giáo, mà phải xem Giáo Hội như một người mẹ, dù người mẹ ấy có khuôn mặt đầy mụn và những vết nhăn - Giáo Hội có những bất tòan! Giáo Hội vẫn mãi là Thánh vì Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu sẽ trở nên tinh tuyền qua hào quang rạng ngời của Thiên Chúa, Chúa Kitô.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã làm phép “ bambinelli”, là những tượng nhỏ Chúa Hài Đồng dùng trong cảnh hang đá. Theo truyền thống các trẻ em thường mang những tượng này đến để được làm phép vào Chúa Nhật sau cùng của Mùa Vọng. Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các em: “Khi các con cầu nguyện trước hang đá Giáng Sinh, xin các con nhớ cầu nguyện cha và cha cũng sẽ nhớ đến các con trong các kinh nguyện của cha.”
Đức Giáo Hoàng cũng nhắc đến những tai họa và xung đột trên thế giới. Ngài nói rằng “Trái tim tôi hướng về những người dân Ấn Độ thân thương phải trải qua cơn lụt tàn phá vừa qua.”
Được biết trong hai ngày 1 và 2 tháng Mười hai, thành phố Chennai của Ấn Độ đã phải trải qua một trận lụt lớn làm chết khoảng 300 người và hằng ngàn người đã phải di tản. Thành phố với số dân gần 5 triệu người này đang phải đối diện với nguy cơ của dịch bệnh.
Đức Giáo Hoàng đã xin mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lụt trước khi bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em này, những người đang chịu đau khổ vì tai họa vừa qua. Chúng ta hãy phó thác linh hồn những người đã qua đời vào lòng thương xót của Chúa.”
Ngài cũng đề cập đến cuộc nội chiến của “ người anh em yêu quý ở Syria”. Ngài đáng giá cao những cố gắng giải quyết của Liên Hiệp Quốc để bảo trợ cho tiến trình hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã giết chết hơn 300,000 người.
"Tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy tiếp tục, với một tinh thần hào phóng, sẵn sàng tự tin , để hướng tới việc chấm dứt bạo lực qua đàm phán dẫn đến hòa bình."
Nhắc đền Libya, Ngài nói rằng một kế hoạch cho một chính phủ đoàn kết dân tộc “ mang lại nhiều hy vọng cho tương lai.”
Đối với Nicaragua và Costa Rica, nơi đang có tòa án quốc tế đã phán quyết về cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu đời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng “một tinh thần huynh đệ đổi mới” sẽ tăng cường đối thoại và hợp tác giữa hai quốc gia.