Chú Lừa và cuộc sống
Ngày còn niên thiếu, tôi hay nghe noí: Sao mà chậm chạp như lư, như lừa thế!
Từ ngày sang bên Âu Châu, tôi lại cũng hay nghe và đọc trong sách báo câu nói: „Du Esel! - xin tạm dịch: Như chú lừa! “ ý nói không những chậm chạp mà còn kém trí khôn nữa!
Như thế nói „như lừa“ là có ý muốn chửi rồi! Ôi thật buồn thảm thay!
Có thật sự con lừa chậm chạp và tối dạ dốt nát như thường hiểu không? Chú lừa có thể giúp ích gì cho ta trong cuộc sống không?
So sánh bảo chậm chạp dốt như lừa cũng là điều không đúng, không cao thượng tình người. Vì Chú lừa là loài vật đựợc Thiên Chúa dựng nên trong công trình sáng tạo của Người.
Lừa cũng có gía trị kinh tế cho cuộc sống lắm chứ. Lừa là loài vật nhỏ, nhưng hiền lành và sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ. Lừa được dùng để chuyên chở hàng hóa ở những vùng núi non thung lũng hiểm trở, nơi xe cộ, hay ngựa trâu bò không đi vượt qua được như ở bên vùng Trung Ðông, miền núi cao.
Như thế bảo lừa dốt nát thì qủa không công bằng, không đẹp chút nào!
Trong Kinh Thánh lừa được những người của Thiên Chúa xử dụng. Vì thế lừa được nổi tiếng hơn nữa.
Tiên Trí Bileam cưỡi lừa, nhân danh Thiên Chúa mang chúc lành cho dân. Vua Ða-Vít và nhiều vị sứ gỉa được Thiên Chúa tuyển chọn cũng cưỡi lừa đi đến với dân chúng.
Gia đình thánh gia Chúa Giêsu, đức mẹ Maria và thánh cả Giuse cũng cưỡi lừa băng đường đèo núi đến Bethlehem, rồi sang Ai Cập và trở về Na-da-rét. Lừa đã trở thành con vật nhân chứng khi Chúa sinh ra. Chú có mặt trong hang đá nơi Chúa Giêsu sinh ra và trong cuộc sống của Ngài. Khi Chúa Giêsu vào thành thánh Giê-ru-sa-lem như một vị vua, Ngài cũng cỡi lừa. Hình ảnh này trái ngược với vua chúa xưa nay thường hay cưỡi ngựa để chứng tỏ vẻ uy quyền sức mạnh của mình.
Tại sao Vua Giêsu lại cỡi lừa mà không cỡi ngựa? Phải chăng lừa là hình ảnh của Chúa cứu thế?
Giữa Chúa Giêsu và những đức tính của lừa có nhiều sự trùng hợp giống nhau:
- Chúa Giêsu đến trần gian với sứ mạng phục vụ con người. Hiền lành khiêm nhường là đức tính của Ngài. Ngài không đến với quyền hành sức mạnh súng đạn hay lời nói luật lệ dọa nạt đe loi.
Lừa hiền lành và được dùng vào việc chở đồ phục vụ con người.
- Bài thương khó trong Kinh Thánh thuật lại cuộc khổ hình, chịu đánh đòn hành hạ tàn nhẫn, vác thánh gía của Chúa gánh tội trần gian, nói lên sức chịu đựng sự nhục nhã dẻo dai không thể tưởng tượng của Chúa Giêsu.
Lừa có sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ, dù đi xa nơi vùng hiểm trở, đồ chất nặng trên lưng.
Người tín hữu tin Chúa Kitô, có thể cũng bị liệt vào hạng „như lừa“, như cổ lỗ lỗi thời, không theo kịp đã tiến bộ văn minh thời đại, nhất là khi noi gương Chúa Giêsu, sống bác ái tha thứ, sống chịu đựng phục vụ giúp đỡ!
Chúa Giêsu sống đời sống phục vụ, hiền lành kiên nhẫn chịu đựng, vì tình yêu Thiên Chúa và con người, như chú Lừa có tính tốt kiên nhẫn chịu đựng phục vụ con người.
Ðức giáo hoàng Gioan 23 đã dí dỏm nói: Nơi nào ngựa không tới được, cần đến chú lừa!
Ngày còn niên thiếu, tôi hay nghe noí: Sao mà chậm chạp như lư, như lừa thế!
Từ ngày sang bên Âu Châu, tôi lại cũng hay nghe và đọc trong sách báo câu nói: „Du Esel! - xin tạm dịch: Như chú lừa! “ ý nói không những chậm chạp mà còn kém trí khôn nữa!
Như thế nói „như lừa“ là có ý muốn chửi rồi! Ôi thật buồn thảm thay!
Có thật sự con lừa chậm chạp và tối dạ dốt nát như thường hiểu không? Chú lừa có thể giúp ích gì cho ta trong cuộc sống không?
So sánh bảo chậm chạp dốt như lừa cũng là điều không đúng, không cao thượng tình người. Vì Chú lừa là loài vật đựợc Thiên Chúa dựng nên trong công trình sáng tạo của Người.
Lừa cũng có gía trị kinh tế cho cuộc sống lắm chứ. Lừa là loài vật nhỏ, nhưng hiền lành và sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ. Lừa được dùng để chuyên chở hàng hóa ở những vùng núi non thung lũng hiểm trở, nơi xe cộ, hay ngựa trâu bò không đi vượt qua được như ở bên vùng Trung Ðông, miền núi cao.
Như thế bảo lừa dốt nát thì qủa không công bằng, không đẹp chút nào!
Trong Kinh Thánh lừa được những người của Thiên Chúa xử dụng. Vì thế lừa được nổi tiếng hơn nữa.
Tiên Trí Bileam cưỡi lừa, nhân danh Thiên Chúa mang chúc lành cho dân. Vua Ða-Vít và nhiều vị sứ gỉa được Thiên Chúa tuyển chọn cũng cưỡi lừa đi đến với dân chúng.
Gia đình thánh gia Chúa Giêsu, đức mẹ Maria và thánh cả Giuse cũng cưỡi lừa băng đường đèo núi đến Bethlehem, rồi sang Ai Cập và trở về Na-da-rét. Lừa đã trở thành con vật nhân chứng khi Chúa sinh ra. Chú có mặt trong hang đá nơi Chúa Giêsu sinh ra và trong cuộc sống của Ngài. Khi Chúa Giêsu vào thành thánh Giê-ru-sa-lem như một vị vua, Ngài cũng cỡi lừa. Hình ảnh này trái ngược với vua chúa xưa nay thường hay cưỡi ngựa để chứng tỏ vẻ uy quyền sức mạnh của mình.
Tại sao Vua Giêsu lại cỡi lừa mà không cỡi ngựa? Phải chăng lừa là hình ảnh của Chúa cứu thế?
Giữa Chúa Giêsu và những đức tính của lừa có nhiều sự trùng hợp giống nhau:
- Chúa Giêsu đến trần gian với sứ mạng phục vụ con người. Hiền lành khiêm nhường là đức tính của Ngài. Ngài không đến với quyền hành sức mạnh súng đạn hay lời nói luật lệ dọa nạt đe loi.
Lừa hiền lành và được dùng vào việc chở đồ phục vụ con người.
- Bài thương khó trong Kinh Thánh thuật lại cuộc khổ hình, chịu đánh đòn hành hạ tàn nhẫn, vác thánh gía của Chúa gánh tội trần gian, nói lên sức chịu đựng sự nhục nhã dẻo dai không thể tưởng tượng của Chúa Giêsu.
Lừa có sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ, dù đi xa nơi vùng hiểm trở, đồ chất nặng trên lưng.
Người tín hữu tin Chúa Kitô, có thể cũng bị liệt vào hạng „như lừa“, như cổ lỗ lỗi thời, không theo kịp đã tiến bộ văn minh thời đại, nhất là khi noi gương Chúa Giêsu, sống bác ái tha thứ, sống chịu đựng phục vụ giúp đỡ!
Chúa Giêsu sống đời sống phục vụ, hiền lành kiên nhẫn chịu đựng, vì tình yêu Thiên Chúa và con người, như chú Lừa có tính tốt kiên nhẫn chịu đựng phục vụ con người.
Ðức giáo hoàng Gioan 23 đã dí dỏm nói: Nơi nào ngựa không tới được, cần đến chú lừa!