Anh em linh mục thân mến,
1. Thật là vui mừng và xúc động khi Cha viết lá thư Thứ Năm Tuần Thánh này cho anh em, theo một truyền thống đã khởi đầu từ ngày lễ Phục Sinh đầu tiên của Cha trong cương vị Giám Mục Rôma hai mươi lăm năm qua. Cuộc gặp gỡ thường niên của chúng ta qua lá thư này là một cuộc gặp gỡ đầy tình huynh đệ, nhờ vào sự thông phần trong Chức Linh Mục của Đức Kitô, và cuộc gặp gỡ này xảy ra trong bối cảnh phụng vụ của một ngày thánh thiêng được đánh dấu bởi hai cử hành quan trọng: Lễ Dầu vào buổi sáng, và Thánh Lễ Tiệc Ly vào ban chiều.
Trước hết, Cha nghĩ đến anh em khi anh em tề tựu trong Vương Cung Thánh Đường của các giáo phận khác nhau chung quanh các Đấng Bản Quyền để lặp lại những lời hứa linh mục. Nghi lễ hùng hồn này xảy ra sau việc thánh hiến các loại Dầu Thánh, cách riêng là dầu Thêm Sức, và là phần thích hợp nhất trong Thánh Lễ Dầu - thánh lễ làm nổi bật hình ảnh của Giáo Hội như một dân tư tế được thánh hóa bởi các bí tích và được sai đi khắp thế giới để lan tỏa hương thơm của Đấng Cứu Độ (2 Cor 2:14-16).
Buổi ban mai, Cha thấy anh em tiến vào Phòng Trên Gác để bắt đầu Tam Nhật Thánh. Đó chính là “căn phòng rộng rãi trên gác” (Lk 22:12) nơi mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta quay về mỗi ngày Thứ Năm Tuần Thánh, và đó là nơi hơn hết mọi nơi khác mà tôi hân hoan gặp gỡ anh em, các huynh đệ thân mến trong hàng linh mục. Trong Bữa Tiệc Ly, chúng ta đã được sinh ra trong hàng linh mục : và vì lý do này vừa là một niềm vui, vừa là một bổn phận của chúng ta phải tề tựu lần nữa trong Phòng Trên Gác này và nhắc nhở cho nhau với một lòng tri ân chân thành về sứ vụ cao cả mà chúng ta cùng chia sẻ.
2. Chúng ta đã được sinh ra từ Bí Tích Thánh Thể. Nếu chúng ta thực sự có thể nói được rằng toàn thể Hội Thánh sống nhờ vào Thánh Thể (“Giáo Hội từ Thánh Thể”), như Cha đã tái khẳng định trong thông điệp gần đây, chúng ta có thể nói tương tự như thế về thừa tác vụ linh mục là thừa tác vụ được sinh ra, sống, hoạt động và đem lại hoa trái “từ Thánh Thể” (x. Công Đồng Trentô, Khoản XXII, triệt 2 DS 1752). “Sẽ không có bí tích Thánh Thể nếu không có chức linh mục, cũng như sẽ không có chức linh mục nếu không có bí tích Thánh Thể” (x. Ân Sủng và Mầu Nhiệm. Kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục, New York, 1996, trang.77-78).
Thừa tác vụ đã được tấn phong, không bao giờ có thể thu hẹp chỉ trong khía cạnh phận sự thi hành vì nó thuộc về một mức độ “hóa thành”, cho phép vị linh mục hành động như chính Chúa Kitô với đỉnh cao là lúc ngài truyền phép bánh và rượu, trong khi lặp lại những cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu nơi Bàn Tiệc Ly.
Đứng trước thực tại ngoại thường này, chúng ta thấy mình kinh ngạc và choáng ngợp, Thiên Chúa thật quá khiêm nhường đến độ “cúi thấp xuống” hầu liên kết chính Ngài với con người! Nếu chúng ta xúc động trước máng cỏ Giáng Sinh, khi chúng ta chiêm niệm về Sự Nhập Thế của Ngôi Lời, chúng ta phải cảm thấy sao đây trước bàn thờ, nơi qua đôi tay nghèo hèn của vị linh mục, Đức Kitô thực hiện Hy Tế của Ngài ngay chính lúc này đây? Chúng ta chỉ có thể quỳ gối xuống mà yên lặng chiêm ngắm mầu nhiệm đức tin cao cả này.
3. “Mầu Nhiệm đức tin “, vị linh mục công bố sau truyền phép.
Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin, nhưng chính chức linh mục, nghĩ cho cùng, cũng là một mầu nhiệm đức tin (x ibid., trang 78). Chính mầu nhiệm liên quan đến sự thánh hóa, tình yêu và hoạt động của Thánh Thần để biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, cũng hoạt động nơi bản thân của thừa tác viên trong nghi lễ thụ phong linh mục. Có một tương quan nội tại đặc biệt giữa bí tích Thánh Thể và chức linh mục, một tương quan xuất phát từ Căn Phòng Trên Gác: hai Bí Tích này đã được thiết lập cùng một lúc và duyên phận của cả hai là liên kết với nhau bất khả phân ly cho tới ngày tận thế.
Ở đây chúng ta tiếp cận với điều mà tôi gọi là “tông đồ tính của bí tích Thánh Thể” (x. Thông Điệp Giáo Hội từ Thánh Thể # 26-33). Bí tích Thánh Thể - cũng như bí tích Hòa Giải – đã được Đức Kitô trao phó cho các Tông Đồ và đã được truyền lại cho các vị kế nhiệm ở mọi thế hệ. Buổi đầu của đời hoạt động công khai, Đấng Messiah đã kêu gọi Nhóm Mười Hai, cho họ ở bên Người và sai họ đi rao giảng (x. Mk 3:14-15). Trong Bữa Tiệc Ly, tính chất “cùng với” Chúa Giêsu trong các Tông Đồ đạt đến đỉnh cao. Qua việc cử hành tiệc Vượt Qua và thiết lập bí tích Thánh Thể, Thầy Chí Thánh đưa ơn gọi của các tông đồ đến mức viên mãn. Qua câu nói “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”, Ngài đã đóng một dấu Thánh Thể lên sứ vụ của các ông, và qua việc liên kết họ với chính Ngài trong sự hiệp thông bí tích này, Ngài giao cho các ông thực hiện đến muôn đời cử chỉ thánh thiêng nhất này để nhớ đến Người.
Khi công bố những lời “Hãy làm việc này...” Đức Giêsu nghĩ xa hơn đến những vị kế nhiệm các Tông Đồ, đến những ai sẽ tiếp tục sứ vụ của họ qua việc phân phối của ăn thiêng liêng đến tận cùng của thế giới. Cách nào đó, anh em linh mục thân mến, tại Căn Phòng Trên Gác, cả chúng ta cũng được mời gọi mỗi người cách riêng với “tình huynh đệ” (Kinh Tiền Tụng Lễ Dầu), để đón nhận Bánh Thánh Thể từ đôi tay thánh thiêng của Chúa và để bẻ Bánh ra làm lương thực cho Dân Chúa trong cuộc lữ hành về quê hương trên trời.
4. Thánh Thể, như chức linh mục, là món quà từ Thiên Chúa “siêu việt cách tận gốc rễ trên quyền của cộng đồng tập hợp” và cộng đồng này “nhờ qua sự tiếp nối quyền các giám mục đi về tới nguồn các thánh Tông Đồ” (Giáo Hội từ Thánh Thể, #29). Công Đồng Vaticanô II dậy rằng “linh mục thừa tác, bởi quyền thánh chức mà linh mục nhận… có hiệu lực tới Hy Lễ Thánh Thể trong con người Đức Kitô và dâng lễ vật này lên Thiên Chúa nhân danh tất cả dân chúng” (Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân -- Lumen Gentium, #10). Công đồng các tín hữu tập hợp lại với nhau, hiệp nhất trong đức tin và trong Thánh Thần và được sung mãn bởi các ơn khác nhau, ngay cả dù là nơi mà Đức Kitô “hiện diện trong Giáo Hội của Ngài, đặc biệt trong các cử hành phụng vụ của Giáo Hội (Hiến Chế Thánh Công Đồng - Sacrosanctum Concilium, #7), thì không phải tự cộng đồng này có thể cử hành Thánh Thể hay là cung ứng một thừa tác thánh chức được.
Vậy thì, hoàn toàn đúng khi dân chúng Kitô giáo cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì món quà Thánh Thể và chức linh mục, đang khi cầu nguyện không ngừng là đừng có bao giờ thiếu linh mục trong Giáo Hội. Số các linh mục không bao giờ đủ cho nhu cầu truyền giáo và chăm sóc mục vụ cho các tín hữu càng ngày càng tăng. Tại một số nơi trên thế giới, sự kiện thiếu linh mục có thể cảm thấy như một cấp bách gia tăng vì số linh mục bớt dần mà không có người thay thế đủ từ những thế hệ người trẻ hơn. Tại một số nơi khác, cám tạ Chúa, chúng ta nhìn thấy một mùa xuân ơn kêu gọi đầy hứa hẹn. Ngoài ra cũng thấy được rằng trong cộng đồng Dân Chúa ý thức được nhu cầu phải cầu nguyện và làm việc tích cực hầu cổ võ các ơn kêu gọi linh mục và việc tận hiến trong đời sống thánh hiến tu trì.
5. Ơn gọi thực sự là món quà từ Thiên Chúa mà chúng ta phải liên lỉ cầu nguyện không ngơi. Theo lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta cần cầu nguyện với Chúa của mùa gặt sai thợ gặt đến trên đồng lúa của Người (x. Mt 9:37). Lời cầu nguyện, hợp với của lễ thầm lặng của đau khổ, vẫn là phương thế hữu hiệu và tiên quyết của công việc mục vụ cho ơn kêu gọi. Cầu nguyện tức là dán tầm nhìn vào Đức Kitô, tin tưởng rằng từ Người, Linh Mục Thượng Tế Tối Cao, và từ sự hiến dâng thần thánh của Người, sẽ có sự tăng trưởng sung mãn những hạt giống ơn gọi cần thiết cho mỗi thời trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta hãy dừng lại nơi Lầu Gác Trên Nhà Tiệc Ly và chiêm ngưỡng Đấng Cứu Thế, Người thiết lập Phép Thánh Thể và chức linh mục trong Bữa Tiệc Ly. Trong đêm thánh đó Người đã gọi tên mỗi ngườ và mỗi linh mục ở mỗi thời. Người nhìn mỗi người trong họ với cùng một cái nhìn khích lệ yêu mến, cũng cùng cái nhìn đó Người nhìn Si-mon và An-rê, nhìn thẳng vào Gia-cô-bê và Gio-an, nhìn Na-tha-na-en dưới gốc cây vả, và nhìn Mat-thêu ngồi cạnh bàn thu thuế. Chúa Giêsu tiếp tục gọi tên mỗi người chúng ta và, theo những nẻo đường khác nhau, Người tiếp tục gọi nhiều người khác thành thừa tác viên cho Người.
Từ Phòng Gác Lầu Trên, Đức Kitô tìm kiếm và mời gọi không mỏi mệt. TẠi nơi đây chúng ta tìm thấy gốc tích và nguồn mạch viên mãn về sự thăng chức mục vụ chính hiệu của ơn gọi làm linh mục. Vậy anh em linh mục của Cha, chúng ta hãy xem xét lại chính bản thân chúng ta, vì chúng ta chính là những người trách nhiệm trước hết trong lãnh vực này, sẵn sang để giúp đỡ tất cả những ai mà Đức Kitô muốn liên kết vào chức linh mục của Người hầu họ có thể đáp trả cách quảng đại tiếng Chúa gọi mời.
Thế nhưng, trước tiên và hơn hết mọi nỗ lực khác nhân danh ơn gọi, thì việc trung thành của cá nhân của chúng ta với ơn gọi không thể nào thiếu được. Điều đáng kể nhất là việc dấn thân cá nhân của chúng ta cho Đức Kitô, lòng yêu mến Thánh Thể, lòng sốt mến cử hành Thánh Thể, việc sùng kính chầu Thánh Thể và lòng nhiệt tâm ban phát Thánh Thể cho anh chị em của chúng ta, đặc biệt cho những bệnh nhân. Chúa Giêsu Thượng Tế tiếp tục tự mình kêu gọi các người làm vườn nho của Chúa, nhưng trước tiên Người muốn nhờ vào sự cộng tác tích cực của chúng ta. Các linh mục yêu mến Thánh Thể có khả năng thông truyền cho các em nhỏ và người trẻ rằng “kỳ diệu của Thánh Thể” mà Cha đã muốn khơi dậy lên trong thông điệp “Giáo Hội từ Thánh Thể” (x. số 6). Thường thì những vị linh mục nêu trên sẽ dẫn giới trẻ vào con đường linh mục, như lịch sử của chính ơn kêu gọi của chúng ta đã dễ dàng chứng minh điều đó.
6. Anh em linh mục rất mến, theo ánh sáng nêu trên, Cha xin anh em, trong nhiều các sáng kiến khác, hãy chăm sóc đặc biệt tới các chú giúp lễ, là những người đại diện cho một loại “vườn” của ơn gọi linh mục. Nhóm các trẻ em giúp lễ, dưới sự hướng dẫn của các con như là một thành phần của cộng đồng các con coi sóc, có thể tạo nên một kinh nghiệm giá trị về nền giáo dục Kitô giáo và trở thành một loại tiền chủng viện. Hãy giúp cho giáo xứ, trở nên một gia đình của các gia đình, để rồi coi các em giúp lễ như là con cái của chính họ vậy, giống như “những chồi cây ô-li-vê chung quanh chiếc bàn” của Đức Giêsu Kitô, Bánh Sự Sống (cf. Ps. 127:3).
Với sự trợ giúp của các gia đình dấn thân và các giảng viên giáo lý, hãy đặc biệt quan tâm đến nhóm các em giúp lễ, để rồi qua việc phục vụ tại bàn thánh, mỗi một em giúp lễ sẽ học biết để lớn lên trong tình yêu Đức Giêsu Chúa chúng ta, nhận biết Người thực sự hiện diện trong Phép Thánh Thể và cảm nghiệm được vẻ đẹp của phụng vụ. Các sáng kiến nhằm giúp cho các em giúp lễ trên bình diện giáo phận và giáo xứ cần phải được khích lệ và quảng bá, với sự lưu tâm từ mọi giới mọi thành phần lứa tuổi. Trong những năm Cha phục vụ trong chức giám mục tại giáo phận Krakow, Cha đã nhìn thấu được những lợi ích to lớn phát sinh từ việc để ý và quan tâm tới việc huấn luyện nhân bản, linh thiêng và phụng vụ cho các em. Khi các em bé và giới trẻ phục vụ nơi bàn thánh với niềm vui và lòng nhiệt tâm, chính họ sẽ cống hiến cho bạn bè cùng lứa tuổi một chứng tích hùng hồn về tầm quan trọng và vẻ đẹp của Phép Thánh Thể. Nhờ vào óc sáng tạo, những lời giải thích và gương sáng từ các linh mục và các bạn giúp lễ lớn tuổi hơn, ngay cả các trẻ em còn thanh xuân cũng có thể lớn lên trong đức tin và phát triển lòng yêu mến các thực tại tinh thần thiêng liêng.
Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng chính các con, những linh mục, là những “vị tông đồ” trước tiên của Linh Mục Thượng Phẩm Tối Cao. Chính đời sống chứng nhân của các con có giá trị hơn tất cả những gì khác. Các em giúp lễ nhìn thấy nơi các con trong các Ngày Chúa Nhật đều đặn và các nghi lễ cử hành mỗi ngày; nơi bàn tay của các con, các em giúp lễ thấy được Thánh Thể “xẩy ra”, trên mặt các con, các em thấy mầu nhiệm được phản ánh, và trong trái tim của các con, chúng thấy những kết tinh của một tình yêu lớn lao hơn. Ước chi các con trở nên những người cha của chúng, bậc thầy và là chứng nhân của lòng đạo hạnh kính yêu Thánh Thể và một đời sống thánh thiện!
7. Anh em linh mục qúi mến, sứ mạng đặc biệt của Giáo Hội đòi hỏi các con là những người “bạn hữu” của Đức Kitô, hãy luôn luôn chiêm ngắm dung nhan của Đức Kitô trong trường đào tạo của Đức Maria rất thánh và với lòng dễ dạy bảo. Hãy cầu nguyện không ngừng, như thánh Tông đồ Phaolô đã huấn dụ (cf. 1Th 5:17), và khuyến khích tín hữu cầu nguyện cho ơn gọi, cầu nguyện cho sự bền đỗ của những ai đã được gọi sống cuộc sống linh mục và cho sự thánh hóa của tất cả các linh mục. Hãy giúp các cộng đoàn tín hữu của các con yêu mến càng ngày càng hơn “món quà và mầu nhiệm” độc nhất vô nhị này, chính là chức linh mục thừa tác của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu là Linh mục và Tế Vật,
Lạy Chúa Giêsu là Linh mục, Đấng đã thiết lập hy lễ đời đời trong bữa tiệc ly,
Lạy Chúa Giêsu, Thượng Tế được tuyển chọn từ những con người,
Lạy Chúa Giêsu, Thượng Tế được lập nên cho con người,
Lạy Chúa Giêsu,Thương Tế đã nộp mình làm của dâng và hy lễ cho Thiên Chúa, xin thương xót chúng con!
Xin ban phát những mục tử cho dân Chúa theo như ý Chúa,
Xin sai những người thợ trung thành đi gặt trong cánh đồng của Chúa,
Xin gia tăng những người phân phát trung thành các mầu nhiệm Chúa,
Chúng con cầu xin Chúa, xin nghe lời chúng con!
8. Cha phó thác mỗi một linh mục các con và công tác mục vụ thường ngày của các con cho Đức Maria, Mẹ của các Linh Mục. Trong buổi lần chuỗi Mân Côi, chuỗi thứ năm Mầu Nhiệm Sự Sáng dẫn chúng ta chiêm niệm với ánh mắt của Mẹ về món quà Thánh Thể, và chúng ta thấy lạ lung về về tình yêu mà Đức Giêsu đã biểu lộ “cho tới cùng” (Gioan 13:1 tại Lầu Trên Gác Nhà Tiệc Ly, và sự hiện diện khiêm tốn của Người trong mỗi nhà tạm. Ước chi Đức Trinh Nữ Diễm Phúc ban cho các con ân sủng – ơn mầu nhiệm được đặt nơi chính bàn tay các con – nên các con đừng bao giờ cho rằng mình được nhưng không mà không biết qúi trọng. Với một lòng biết ơn Chúa vô tận vì món quà sửng sốt là Mình và Máu Người, ước cho các con kiên trì cách trung thành trong mục vụ linh mục của các con.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Đức Kitô, Linh Mục Thượng Tế, xin cầu cho Giáo Hội sẽ luôn luôn có nhiều ơn gọi thánh thiện, có những thừa tác trung thành và quảng đại cho bàn thờ Chúa!
Anh em linh mục qúi mến, Cha cầu chúc các con và Cộng Đồng của các con, một Lễ Phục Sinh Thánh Thiện, và cha ưu ái ban Phép Lành của Cha cho tất cả.
Từ Điện Vatican, ngày 28-3-2004, Chúa nhật thứ V Mùa Chay
Năm 26 triều đại Giáo Hoàng của Cha
1. Thật là vui mừng và xúc động khi Cha viết lá thư Thứ Năm Tuần Thánh này cho anh em, theo một truyền thống đã khởi đầu từ ngày lễ Phục Sinh đầu tiên của Cha trong cương vị Giám Mục Rôma hai mươi lăm năm qua. Cuộc gặp gỡ thường niên của chúng ta qua lá thư này là một cuộc gặp gỡ đầy tình huynh đệ, nhờ vào sự thông phần trong Chức Linh Mục của Đức Kitô, và cuộc gặp gỡ này xảy ra trong bối cảnh phụng vụ của một ngày thánh thiêng được đánh dấu bởi hai cử hành quan trọng: Lễ Dầu vào buổi sáng, và Thánh Lễ Tiệc Ly vào ban chiều.
Trước hết, Cha nghĩ đến anh em khi anh em tề tựu trong Vương Cung Thánh Đường của các giáo phận khác nhau chung quanh các Đấng Bản Quyền để lặp lại những lời hứa linh mục. Nghi lễ hùng hồn này xảy ra sau việc thánh hiến các loại Dầu Thánh, cách riêng là dầu Thêm Sức, và là phần thích hợp nhất trong Thánh Lễ Dầu - thánh lễ làm nổi bật hình ảnh của Giáo Hội như một dân tư tế được thánh hóa bởi các bí tích và được sai đi khắp thế giới để lan tỏa hương thơm của Đấng Cứu Độ (2 Cor 2:14-16).
Buổi ban mai, Cha thấy anh em tiến vào Phòng Trên Gác để bắt đầu Tam Nhật Thánh. Đó chính là “căn phòng rộng rãi trên gác” (Lk 22:12) nơi mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta quay về mỗi ngày Thứ Năm Tuần Thánh, và đó là nơi hơn hết mọi nơi khác mà tôi hân hoan gặp gỡ anh em, các huynh đệ thân mến trong hàng linh mục. Trong Bữa Tiệc Ly, chúng ta đã được sinh ra trong hàng linh mục : và vì lý do này vừa là một niềm vui, vừa là một bổn phận của chúng ta phải tề tựu lần nữa trong Phòng Trên Gác này và nhắc nhở cho nhau với một lòng tri ân chân thành về sứ vụ cao cả mà chúng ta cùng chia sẻ.
2. Chúng ta đã được sinh ra từ Bí Tích Thánh Thể. Nếu chúng ta thực sự có thể nói được rằng toàn thể Hội Thánh sống nhờ vào Thánh Thể (“Giáo Hội từ Thánh Thể”), như Cha đã tái khẳng định trong thông điệp gần đây, chúng ta có thể nói tương tự như thế về thừa tác vụ linh mục là thừa tác vụ được sinh ra, sống, hoạt động và đem lại hoa trái “từ Thánh Thể” (x. Công Đồng Trentô, Khoản XXII, triệt 2 DS 1752). “Sẽ không có bí tích Thánh Thể nếu không có chức linh mục, cũng như sẽ không có chức linh mục nếu không có bí tích Thánh Thể” (x. Ân Sủng và Mầu Nhiệm. Kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục, New York, 1996, trang.77-78).
Thừa tác vụ đã được tấn phong, không bao giờ có thể thu hẹp chỉ trong khía cạnh phận sự thi hành vì nó thuộc về một mức độ “hóa thành”, cho phép vị linh mục hành động như chính Chúa Kitô với đỉnh cao là lúc ngài truyền phép bánh và rượu, trong khi lặp lại những cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu nơi Bàn Tiệc Ly.
Đứng trước thực tại ngoại thường này, chúng ta thấy mình kinh ngạc và choáng ngợp, Thiên Chúa thật quá khiêm nhường đến độ “cúi thấp xuống” hầu liên kết chính Ngài với con người! Nếu chúng ta xúc động trước máng cỏ Giáng Sinh, khi chúng ta chiêm niệm về Sự Nhập Thế của Ngôi Lời, chúng ta phải cảm thấy sao đây trước bàn thờ, nơi qua đôi tay nghèo hèn của vị linh mục, Đức Kitô thực hiện Hy Tế của Ngài ngay chính lúc này đây? Chúng ta chỉ có thể quỳ gối xuống mà yên lặng chiêm ngắm mầu nhiệm đức tin cao cả này.
3. “Mầu Nhiệm đức tin “, vị linh mục công bố sau truyền phép.
Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin, nhưng chính chức linh mục, nghĩ cho cùng, cũng là một mầu nhiệm đức tin (x ibid., trang 78). Chính mầu nhiệm liên quan đến sự thánh hóa, tình yêu và hoạt động của Thánh Thần để biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, cũng hoạt động nơi bản thân của thừa tác viên trong nghi lễ thụ phong linh mục. Có một tương quan nội tại đặc biệt giữa bí tích Thánh Thể và chức linh mục, một tương quan xuất phát từ Căn Phòng Trên Gác: hai Bí Tích này đã được thiết lập cùng một lúc và duyên phận của cả hai là liên kết với nhau bất khả phân ly cho tới ngày tận thế.
Ở đây chúng ta tiếp cận với điều mà tôi gọi là “tông đồ tính của bí tích Thánh Thể” (x. Thông Điệp Giáo Hội từ Thánh Thể # 26-33). Bí tích Thánh Thể - cũng như bí tích Hòa Giải – đã được Đức Kitô trao phó cho các Tông Đồ và đã được truyền lại cho các vị kế nhiệm ở mọi thế hệ. Buổi đầu của đời hoạt động công khai, Đấng Messiah đã kêu gọi Nhóm Mười Hai, cho họ ở bên Người và sai họ đi rao giảng (x. Mk 3:14-15). Trong Bữa Tiệc Ly, tính chất “cùng với” Chúa Giêsu trong các Tông Đồ đạt đến đỉnh cao. Qua việc cử hành tiệc Vượt Qua và thiết lập bí tích Thánh Thể, Thầy Chí Thánh đưa ơn gọi của các tông đồ đến mức viên mãn. Qua câu nói “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”, Ngài đã đóng một dấu Thánh Thể lên sứ vụ của các ông, và qua việc liên kết họ với chính Ngài trong sự hiệp thông bí tích này, Ngài giao cho các ông thực hiện đến muôn đời cử chỉ thánh thiêng nhất này để nhớ đến Người.
Khi công bố những lời “Hãy làm việc này...” Đức Giêsu nghĩ xa hơn đến những vị kế nhiệm các Tông Đồ, đến những ai sẽ tiếp tục sứ vụ của họ qua việc phân phối của ăn thiêng liêng đến tận cùng của thế giới. Cách nào đó, anh em linh mục thân mến, tại Căn Phòng Trên Gác, cả chúng ta cũng được mời gọi mỗi người cách riêng với “tình huynh đệ” (Kinh Tiền Tụng Lễ Dầu), để đón nhận Bánh Thánh Thể từ đôi tay thánh thiêng của Chúa và để bẻ Bánh ra làm lương thực cho Dân Chúa trong cuộc lữ hành về quê hương trên trời.
4. Thánh Thể, như chức linh mục, là món quà từ Thiên Chúa “siêu việt cách tận gốc rễ trên quyền của cộng đồng tập hợp” và cộng đồng này “nhờ qua sự tiếp nối quyền các giám mục đi về tới nguồn các thánh Tông Đồ” (Giáo Hội từ Thánh Thể, #29). Công Đồng Vaticanô II dậy rằng “linh mục thừa tác, bởi quyền thánh chức mà linh mục nhận… có hiệu lực tới Hy Lễ Thánh Thể trong con người Đức Kitô và dâng lễ vật này lên Thiên Chúa nhân danh tất cả dân chúng” (Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân -- Lumen Gentium, #10). Công đồng các tín hữu tập hợp lại với nhau, hiệp nhất trong đức tin và trong Thánh Thần và được sung mãn bởi các ơn khác nhau, ngay cả dù là nơi mà Đức Kitô “hiện diện trong Giáo Hội của Ngài, đặc biệt trong các cử hành phụng vụ của Giáo Hội (Hiến Chế Thánh Công Đồng - Sacrosanctum Concilium, #7), thì không phải tự cộng đồng này có thể cử hành Thánh Thể hay là cung ứng một thừa tác thánh chức được.
Vậy thì, hoàn toàn đúng khi dân chúng Kitô giáo cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì món quà Thánh Thể và chức linh mục, đang khi cầu nguyện không ngừng là đừng có bao giờ thiếu linh mục trong Giáo Hội. Số các linh mục không bao giờ đủ cho nhu cầu truyền giáo và chăm sóc mục vụ cho các tín hữu càng ngày càng tăng. Tại một số nơi trên thế giới, sự kiện thiếu linh mục có thể cảm thấy như một cấp bách gia tăng vì số linh mục bớt dần mà không có người thay thế đủ từ những thế hệ người trẻ hơn. Tại một số nơi khác, cám tạ Chúa, chúng ta nhìn thấy một mùa xuân ơn kêu gọi đầy hứa hẹn. Ngoài ra cũng thấy được rằng trong cộng đồng Dân Chúa ý thức được nhu cầu phải cầu nguyện và làm việc tích cực hầu cổ võ các ơn kêu gọi linh mục và việc tận hiến trong đời sống thánh hiến tu trì.
5. Ơn gọi thực sự là món quà từ Thiên Chúa mà chúng ta phải liên lỉ cầu nguyện không ngơi. Theo lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta cần cầu nguyện với Chúa của mùa gặt sai thợ gặt đến trên đồng lúa của Người (x. Mt 9:37). Lời cầu nguyện, hợp với của lễ thầm lặng của đau khổ, vẫn là phương thế hữu hiệu và tiên quyết của công việc mục vụ cho ơn kêu gọi. Cầu nguyện tức là dán tầm nhìn vào Đức Kitô, tin tưởng rằng từ Người, Linh Mục Thượng Tế Tối Cao, và từ sự hiến dâng thần thánh của Người, sẽ có sự tăng trưởng sung mãn những hạt giống ơn gọi cần thiết cho mỗi thời trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta hãy dừng lại nơi Lầu Gác Trên Nhà Tiệc Ly và chiêm ngưỡng Đấng Cứu Thế, Người thiết lập Phép Thánh Thể và chức linh mục trong Bữa Tiệc Ly. Trong đêm thánh đó Người đã gọi tên mỗi ngườ và mỗi linh mục ở mỗi thời. Người nhìn mỗi người trong họ với cùng một cái nhìn khích lệ yêu mến, cũng cùng cái nhìn đó Người nhìn Si-mon và An-rê, nhìn thẳng vào Gia-cô-bê và Gio-an, nhìn Na-tha-na-en dưới gốc cây vả, và nhìn Mat-thêu ngồi cạnh bàn thu thuế. Chúa Giêsu tiếp tục gọi tên mỗi người chúng ta và, theo những nẻo đường khác nhau, Người tiếp tục gọi nhiều người khác thành thừa tác viên cho Người.
Từ Phòng Gác Lầu Trên, Đức Kitô tìm kiếm và mời gọi không mỏi mệt. TẠi nơi đây chúng ta tìm thấy gốc tích và nguồn mạch viên mãn về sự thăng chức mục vụ chính hiệu của ơn gọi làm linh mục. Vậy anh em linh mục của Cha, chúng ta hãy xem xét lại chính bản thân chúng ta, vì chúng ta chính là những người trách nhiệm trước hết trong lãnh vực này, sẵn sang để giúp đỡ tất cả những ai mà Đức Kitô muốn liên kết vào chức linh mục của Người hầu họ có thể đáp trả cách quảng đại tiếng Chúa gọi mời.
Thế nhưng, trước tiên và hơn hết mọi nỗ lực khác nhân danh ơn gọi, thì việc trung thành của cá nhân của chúng ta với ơn gọi không thể nào thiếu được. Điều đáng kể nhất là việc dấn thân cá nhân của chúng ta cho Đức Kitô, lòng yêu mến Thánh Thể, lòng sốt mến cử hành Thánh Thể, việc sùng kính chầu Thánh Thể và lòng nhiệt tâm ban phát Thánh Thể cho anh chị em của chúng ta, đặc biệt cho những bệnh nhân. Chúa Giêsu Thượng Tế tiếp tục tự mình kêu gọi các người làm vườn nho của Chúa, nhưng trước tiên Người muốn nhờ vào sự cộng tác tích cực của chúng ta. Các linh mục yêu mến Thánh Thể có khả năng thông truyền cho các em nhỏ và người trẻ rằng “kỳ diệu của Thánh Thể” mà Cha đã muốn khơi dậy lên trong thông điệp “Giáo Hội từ Thánh Thể” (x. số 6). Thường thì những vị linh mục nêu trên sẽ dẫn giới trẻ vào con đường linh mục, như lịch sử của chính ơn kêu gọi của chúng ta đã dễ dàng chứng minh điều đó.
6. Anh em linh mục rất mến, theo ánh sáng nêu trên, Cha xin anh em, trong nhiều các sáng kiến khác, hãy chăm sóc đặc biệt tới các chú giúp lễ, là những người đại diện cho một loại “vườn” của ơn gọi linh mục. Nhóm các trẻ em giúp lễ, dưới sự hướng dẫn của các con như là một thành phần của cộng đồng các con coi sóc, có thể tạo nên một kinh nghiệm giá trị về nền giáo dục Kitô giáo và trở thành một loại tiền chủng viện. Hãy giúp cho giáo xứ, trở nên một gia đình của các gia đình, để rồi coi các em giúp lễ như là con cái của chính họ vậy, giống như “những chồi cây ô-li-vê chung quanh chiếc bàn” của Đức Giêsu Kitô, Bánh Sự Sống (cf. Ps. 127:3).
Với sự trợ giúp của các gia đình dấn thân và các giảng viên giáo lý, hãy đặc biệt quan tâm đến nhóm các em giúp lễ, để rồi qua việc phục vụ tại bàn thánh, mỗi một em giúp lễ sẽ học biết để lớn lên trong tình yêu Đức Giêsu Chúa chúng ta, nhận biết Người thực sự hiện diện trong Phép Thánh Thể và cảm nghiệm được vẻ đẹp của phụng vụ. Các sáng kiến nhằm giúp cho các em giúp lễ trên bình diện giáo phận và giáo xứ cần phải được khích lệ và quảng bá, với sự lưu tâm từ mọi giới mọi thành phần lứa tuổi. Trong những năm Cha phục vụ trong chức giám mục tại giáo phận Krakow, Cha đã nhìn thấu được những lợi ích to lớn phát sinh từ việc để ý và quan tâm tới việc huấn luyện nhân bản, linh thiêng và phụng vụ cho các em. Khi các em bé và giới trẻ phục vụ nơi bàn thánh với niềm vui và lòng nhiệt tâm, chính họ sẽ cống hiến cho bạn bè cùng lứa tuổi một chứng tích hùng hồn về tầm quan trọng và vẻ đẹp của Phép Thánh Thể. Nhờ vào óc sáng tạo, những lời giải thích và gương sáng từ các linh mục và các bạn giúp lễ lớn tuổi hơn, ngay cả các trẻ em còn thanh xuân cũng có thể lớn lên trong đức tin và phát triển lòng yêu mến các thực tại tinh thần thiêng liêng.
Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng chính các con, những linh mục, là những “vị tông đồ” trước tiên của Linh Mục Thượng Phẩm Tối Cao. Chính đời sống chứng nhân của các con có giá trị hơn tất cả những gì khác. Các em giúp lễ nhìn thấy nơi các con trong các Ngày Chúa Nhật đều đặn và các nghi lễ cử hành mỗi ngày; nơi bàn tay của các con, các em giúp lễ thấy được Thánh Thể “xẩy ra”, trên mặt các con, các em thấy mầu nhiệm được phản ánh, và trong trái tim của các con, chúng thấy những kết tinh của một tình yêu lớn lao hơn. Ước chi các con trở nên những người cha của chúng, bậc thầy và là chứng nhân của lòng đạo hạnh kính yêu Thánh Thể và một đời sống thánh thiện!
7. Anh em linh mục qúi mến, sứ mạng đặc biệt của Giáo Hội đòi hỏi các con là những người “bạn hữu” của Đức Kitô, hãy luôn luôn chiêm ngắm dung nhan của Đức Kitô trong trường đào tạo của Đức Maria rất thánh và với lòng dễ dạy bảo. Hãy cầu nguyện không ngừng, như thánh Tông đồ Phaolô đã huấn dụ (cf. 1Th 5:17), và khuyến khích tín hữu cầu nguyện cho ơn gọi, cầu nguyện cho sự bền đỗ của những ai đã được gọi sống cuộc sống linh mục và cho sự thánh hóa của tất cả các linh mục. Hãy giúp các cộng đoàn tín hữu của các con yêu mến càng ngày càng hơn “món quà và mầu nhiệm” độc nhất vô nhị này, chính là chức linh mục thừa tác của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu là Linh mục và Tế Vật,
Lạy Chúa Giêsu là Linh mục, Đấng đã thiết lập hy lễ đời đời trong bữa tiệc ly,
Lạy Chúa Giêsu, Thượng Tế được tuyển chọn từ những con người,
Lạy Chúa Giêsu, Thượng Tế được lập nên cho con người,
Lạy Chúa Giêsu,Thương Tế đã nộp mình làm của dâng và hy lễ cho Thiên Chúa, xin thương xót chúng con!
Xin ban phát những mục tử cho dân Chúa theo như ý Chúa,
Xin sai những người thợ trung thành đi gặt trong cánh đồng của Chúa,
Xin gia tăng những người phân phát trung thành các mầu nhiệm Chúa,
Chúng con cầu xin Chúa, xin nghe lời chúng con!
8. Cha phó thác mỗi một linh mục các con và công tác mục vụ thường ngày của các con cho Đức Maria, Mẹ của các Linh Mục. Trong buổi lần chuỗi Mân Côi, chuỗi thứ năm Mầu Nhiệm Sự Sáng dẫn chúng ta chiêm niệm với ánh mắt của Mẹ về món quà Thánh Thể, và chúng ta thấy lạ lung về về tình yêu mà Đức Giêsu đã biểu lộ “cho tới cùng” (Gioan 13:1 tại Lầu Trên Gác Nhà Tiệc Ly, và sự hiện diện khiêm tốn của Người trong mỗi nhà tạm. Ước chi Đức Trinh Nữ Diễm Phúc ban cho các con ân sủng – ơn mầu nhiệm được đặt nơi chính bàn tay các con – nên các con đừng bao giờ cho rằng mình được nhưng không mà không biết qúi trọng. Với một lòng biết ơn Chúa vô tận vì món quà sửng sốt là Mình và Máu Người, ước cho các con kiên trì cách trung thành trong mục vụ linh mục của các con.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Đức Kitô, Linh Mục Thượng Tế, xin cầu cho Giáo Hội sẽ luôn luôn có nhiều ơn gọi thánh thiện, có những thừa tác trung thành và quảng đại cho bàn thờ Chúa!
Anh em linh mục qúi mến, Cha cầu chúc các con và Cộng Đồng của các con, một Lễ Phục Sinh Thánh Thiện, và cha ưu ái ban Phép Lành của Cha cho tất cả.
Từ Điện Vatican, ngày 28-3-2004, Chúa nhật thứ V Mùa Chay
Năm 26 triều đại Giáo Hoàng của Cha