Báo KoC Columbia tháng 9, 2016: Mẹ Têresa biết rõ nạn nghèo khó. Sau khi đã hy sinh cả cuộc đời sống trên các hè phố ở Calcutta, Ấn Độ - và các nơi khác trên thế giới – mẹ đã chăm sóc cho những người mà ai ai cũng phải cho là những người nghèo khó nhất trên thế giới.
Người nghèo là mối đam mê và là công trình trọn đời của mẹ. Không có ai gần gũi và thông cảm những người nghèo khó nhiều bằng mẹ. Khi mẹ thuyết trình trong lễ mãn khóa các sinh viên Harvard năm 1982, mẹ đã nói về sự nghèo khó mà đa số sinh viên không thể hình dung ra được.
Mẹ đã nói ngày hôm đó về sự nghèo khó, nhưng không phải là sự nghèo khó ở một nơi nào xa xôi.
Mẹ Têresa giải thích rằng, sự nghèo khó cùng cực không phải ở các khu nghèo nàn tại Ấn Độ, mà ở ngay các khu vực lân cận chúng ta tại Hoa kỳ. Mẹ coi việc phá thai là “một sự nghèo khổ lớn lao nhất. Một quốc gia, một dân tộc, một gia đình cho phép và chấp nhận việc phá thai là những người nghèo khó nhất giữa những người nghèo khó.”
Năm 1981, khi mẹ viếng thăm Hoa Thịnh Đốn, mẹ đã tiếp chuyện với Ông Carl Anderson, Đại Hiệp Tối Cao của Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố. Mẹ đã hết sức cảm động khi nói về sinh họat của mẹ tại Calcutta và nhất là về việc giúp đỡ những thai nhi chưa sinh ra. Mẹ đã kể về những trường hợp hết sức tệ hại, khi một sơ trong dòng đã tìm thấy tám thai nhi sống sót sau vụ phá thai nằm trong một cái chậu bên ngoài một bệnh xá. Mẹ nói mẹ đã có thể cứu sống sáu em và tìm được các gia đình nhận chúng làm con nuôi.
Mẹ tiếp: “Thiên Chúa đã ban cho quốc gia các bạn quá nhiều. Xin đừng sợ hãi có con. Xin đừng quay lưng lại với những thai nhi chưa sinh ra. Sinh hãy bênh vực các trẻ vô tội này. Tôi cầu nguyện cho các bạn và cho toàn thể quốc gia của các bạn có thể thực hiện sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta và cho toàn thế giới.”
Ngôn ngữ này cho thấy một chủ đề kiên trì của mẹ. Năm 1979, khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel về Hoà Bình, mẹ Têresa nói: “Đối với tôi, các quốc gia đã hợp pháp hóa việc phá thai là những quốc gia nghèo khó nhất. Họ sợ hãi những đứa trẻ chưa sinh, và chúng phải chết vì họ không muốn phải nuôi dưỡng và dậy dỗ thêm một đứa trẻ nữa.”
Sự lo lắng cho các đời sống chưa sanh là ưu tư quan trọng nhất của mẹ giữa những lo lắng cho những người nghèo khó và sống ngoài lề xã hội.
Năm 1994, trong bữa ăn sáng của Ngày Cầu Nguyện Toàn Quốc, có sự tham dự của các lãnh tụ quốc hội lưỡng đảng và Tổng Thống và bà Clinton, Mẹ Têresa đã trực tiếp kêu cầu dân tộc Hoa Kỳ: “Tôi nghĩ rằng sự tàn phá nền hoà bình khủng khiếp nhất hiện nay phải là việc phá thai, vì đây là cuộc chiến chống lại các trẻ em, một sự trực tiếp tiêu diệt các trẻ thơ vô tội, một sự sát nhân do người mẹ chủ mưu. Và nếu chúng ta chấp nhận cho người mẹ có thể giết chết chính đứa con của mình, thì làm sao chúng ta có thể bảo người ta không được chém giết lẫn nhau?”
Mẹ tiếp: “Bất cứ quốc gia nào chấp nhận việc phá thai thì không giảng dậy cho dân tộc mình biết yêu thương, và đã khuyến khích họ dùng bạo lực để chiếm đọat những gì họ mong muốn.”
Ông Carl Anderson viết: “Chúng ta cần nghe theo lời khuyên nhủ của Mẹ Têresa khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel năm 1979. Chúng ta hãy lấy một quyết định vững chắc: Chúng ta sẽ cứu sống mọi thai nhi, mọi hài nhi chưa sinh, và cho chúng có cơ hội được sanh ra đời, có cơ hội để biết yêu và được yêu thương, và tôi nghĩ rằng nhờ ơn Chúa chúngta sẽ có thể đem lại hoà bình cho thế giới.
Người nghèo là mối đam mê và là công trình trọn đời của mẹ. Không có ai gần gũi và thông cảm những người nghèo khó nhiều bằng mẹ. Khi mẹ thuyết trình trong lễ mãn khóa các sinh viên Harvard năm 1982, mẹ đã nói về sự nghèo khó mà đa số sinh viên không thể hình dung ra được.
Mẹ đã nói ngày hôm đó về sự nghèo khó, nhưng không phải là sự nghèo khó ở một nơi nào xa xôi.
Mẹ Têresa giải thích rằng, sự nghèo khó cùng cực không phải ở các khu nghèo nàn tại Ấn Độ, mà ở ngay các khu vực lân cận chúng ta tại Hoa kỳ. Mẹ coi việc phá thai là “một sự nghèo khổ lớn lao nhất. Một quốc gia, một dân tộc, một gia đình cho phép và chấp nhận việc phá thai là những người nghèo khó nhất giữa những người nghèo khó.”
Năm 1981, khi mẹ viếng thăm Hoa Thịnh Đốn, mẹ đã tiếp chuyện với Ông Carl Anderson, Đại Hiệp Tối Cao của Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố. Mẹ đã hết sức cảm động khi nói về sinh họat của mẹ tại Calcutta và nhất là về việc giúp đỡ những thai nhi chưa sinh ra. Mẹ đã kể về những trường hợp hết sức tệ hại, khi một sơ trong dòng đã tìm thấy tám thai nhi sống sót sau vụ phá thai nằm trong một cái chậu bên ngoài một bệnh xá. Mẹ nói mẹ đã có thể cứu sống sáu em và tìm được các gia đình nhận chúng làm con nuôi.
Mẹ tiếp: “Thiên Chúa đã ban cho quốc gia các bạn quá nhiều. Xin đừng sợ hãi có con. Xin đừng quay lưng lại với những thai nhi chưa sinh ra. Sinh hãy bênh vực các trẻ vô tội này. Tôi cầu nguyện cho các bạn và cho toàn thể quốc gia của các bạn có thể thực hiện sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta và cho toàn thế giới.”
Ngôn ngữ này cho thấy một chủ đề kiên trì của mẹ. Năm 1979, khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel về Hoà Bình, mẹ Têresa nói: “Đối với tôi, các quốc gia đã hợp pháp hóa việc phá thai là những quốc gia nghèo khó nhất. Họ sợ hãi những đứa trẻ chưa sinh, và chúng phải chết vì họ không muốn phải nuôi dưỡng và dậy dỗ thêm một đứa trẻ nữa.”
Sự lo lắng cho các đời sống chưa sanh là ưu tư quan trọng nhất của mẹ giữa những lo lắng cho những người nghèo khó và sống ngoài lề xã hội.
Năm 1994, trong bữa ăn sáng của Ngày Cầu Nguyện Toàn Quốc, có sự tham dự của các lãnh tụ quốc hội lưỡng đảng và Tổng Thống và bà Clinton, Mẹ Têresa đã trực tiếp kêu cầu dân tộc Hoa Kỳ: “Tôi nghĩ rằng sự tàn phá nền hoà bình khủng khiếp nhất hiện nay phải là việc phá thai, vì đây là cuộc chiến chống lại các trẻ em, một sự trực tiếp tiêu diệt các trẻ thơ vô tội, một sự sát nhân do người mẹ chủ mưu. Và nếu chúng ta chấp nhận cho người mẹ có thể giết chết chính đứa con của mình, thì làm sao chúng ta có thể bảo người ta không được chém giết lẫn nhau?”
Mẹ tiếp: “Bất cứ quốc gia nào chấp nhận việc phá thai thì không giảng dậy cho dân tộc mình biết yêu thương, và đã khuyến khích họ dùng bạo lực để chiếm đọat những gì họ mong muốn.”
Ông Carl Anderson viết: “Chúng ta cần nghe theo lời khuyên nhủ của Mẹ Têresa khi mẹ lãnh giải thưởng Nobel năm 1979. Chúng ta hãy lấy một quyết định vững chắc: Chúng ta sẽ cứu sống mọi thai nhi, mọi hài nhi chưa sinh, và cho chúng có cơ hội được sanh ra đời, có cơ hội để biết yêu và được yêu thương, và tôi nghĩ rằng nhờ ơn Chúa chúngta sẽ có thể đem lại hoà bình cho thế giới.