Theo Đài Phát Thanh Vatican, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Ông Greg Burke, vừa cho báo chí hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất quan tâm đối với động thái hạt nhân mới đây của Bắc Hàn, một động thái đang gây căng thẳng cho nền chính trị thế giới.
Lời Ông Burke: “tôi có thể xác nhận rằng nỗi quan ngại của Đức Thánh Cha và của Tòa Thánh về các căng thẳng liên tiếp trong khu vực, do các cuộc thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn gây ra, hôm nay đã được lặp lại bởi Đức Cha Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh, khi ngài nói chuyện ở Vienna tại Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế”.
Trong khi ấy, cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, hôm thứ Hai vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh bên cạnh Liên HIệp Quốc, đã nói với cơ quan này rằng “vũ khí hạch nhân đem lại cho chúng ta một cảm thức giả tạo về an ninh, và nền hòa bình do sự hù họa hạch nhân đem lại là một ảo tưởng bi thảm”.
Theo Đức Tổng Giám Mục, “Vũ khí hạch nhân không thể tạo ra cho ta một thế giới ổn định và an ninh… Hòa bình và an ninh quốc tế không thể được xây dựng trên việc chắc chắn sẽ bị tiêu diệt lẫn nhau hay trên việc đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn”.
Sau đây là trọn bài phát biểu của Đức Tổng Giám Auza tại Phiên Họp Toàn Thể Cao Cấp để kỷ niệm và cổ vũ Ngày Quốc Tế Hoàn Toàn Tiêu Hủy Vũ Khí Hạch Nhân, New York, 26 tháng Chín năm 2016
Kính thưa Ông Chủ Tịch,
Tòa Thánh thiết tha hy vọng rằng lễ kỷ niệm hàng năm Ngày Quốc Tế Hoàn Toàn Tiêu Hủy Vũ Khí Hạch Nhân sẽ góp phần phá vỡ sự bế tắc đang cản trở bộ máy giải giới của Liên Hiệp Quốc quá lâu nay.
Tháng Hai năm 1943, hai năm rưỡi trước cuộc thí nghiệm Trinity, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã bầy tỏ nỗi quan ngại sâu xa đối với việc sử dụng năng lượng nguyên tử để phục vụ bạo lực. Sau (thảm họa) Hiroshima và Nagasaki, và vì các hậu quả không tài nào kiểm soát được và bừa bãi của vũ khí hạch nhân, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã yêu cầu phải ngăn cấm và hữu hiệu bãi bỏ cuộc chiến tranh nguyên tử; ngài gọi cuộc chạy đua vũ khí là mối tương quan quá đắt của việc khủng bố lẫn nhau. Tòa Thánh luôn duy trì chủ trương này kể từ khi xuất hiện các vũ khí nguyên tử.
Phái đoàn của tôi tin rằng vũ khí hạch nhân đem lại một cảm thức giả tạo về an ninh, và nền hòa bình bức xúc mà việc hù họa (deterrence) hạch nhân hứa hẹn chỉ là một ảo tưởng bi thảm. Các vũ khí hạch nhân không thể tạo được cho chúng ta một thế giới ổn định và an ninh. Hòa bình và an ninh quốc tế không thể được xây dựng trên việc chắc chắn sẽ tiêu diệt lẫn nhau hay trên việc đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn. Tòa Thánh tin rằng hoà bình không thể chỉ là việc duy trì cán cân quyền lực. Trái lại, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quả quyết, “Hòa Bình phải được xây dựng trên công lý, trên sự phát triển xã hội và kinh tế, trên tự do, trên việc kính trọng các nhân quyền, trên việc tham gia vào mọi việc công cộng và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa mọi dân tộc”.
Như thế, nền hòa bình lâu dài đòi mọi người phải cố gắng đạt cho được việc giải giới vũ khí một cách tiệm tiến và đồng bộ.
Tòa Thánh vốn là một bên ký vào Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân (NPT) kể từ lúc ban đầu, nhằm khuyến khích các quốc gia có vũ khí hạch nhân bãi bỏ các vũ khí loại này, thuyết phục các quốc gia không có vũ khí hạch nhân đừng mua hay phát triển các khả năng hạch nhân, và khuyến khích việc hợp tác quốc tế trong việc sử dụng cách hòa bình các chất liệu hạch nhân. Trong khi vững tin rằng Hiệp Ước NPT vẫn còn có tính sinh tử đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế và lấy làm tiếc một cách sâu xa đối với sự thất bại tập thể của chúng ta trong việc đẩy mạnh nghị trình giải giới tích cực, Tòa Thánh sẽ tiếp tục tranh đấu chống cả việc sở hữu lẫn việc sử dụng các vũ khí hạch nhân, cho tới lúc đạt được việc hoàn toàn hủy diệt các vũ khí hạch nhân này.
Thực thế, Tòa Thánh coi việc đẩy mạnh các cố gắng hướng tới mục tiêu sau cùng là hủy diệt hoàn toàn các vũ khí hạch nhân là một mệnh lệnh hợp luân lý và hợp nhân đạo. Các hiệp ước giải giới không phải chỉ là các nghĩa vụ có tính luật pháp; chúng còn là các cam kết luân lý dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, bắt nguồn từ sự tin tưởng mà các công dân vốn đặt nơi chính phủ của họ. Nếu các cam kết đối với việc giải giới hạch nhân không được đưa ra một cách có thiện chí và kết cục sẽ đem tới các vụ phá vỡ lòng tin tưởng, thì việc lan tràn các loại vũ khí này chắc chắn chỉ là hệ quả hợp luận lý mà thôi.
Vì thiện ích của chính chúng ta và của các thế hệ tương lai, ta không có chọn lựa hữu lý hay hợp luân nào khác hơn là bãi bỏ các vũ khí hạch nhân. Các vũ khí này là một vấn nạn hoàn cầu và chúng tác động tới mọi quốc gia và mọi dân tộc, kể cả các thế hệ tương lai. Sự liên lập và hoàn cầu hóa ngày một gia tăng đòi hỏi rằng bất cứ đáp ứng nào chúng ta đưa ra đối với sự đe dọa của các vũ khí hạch nhân cũng phải có tính tập thể và đồng bộ, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, và bên trong khuôn khổ giải giới tổng quát và hoàn toàn, như Điều VI của NPT đã đòi buộc. Hơn nữa, nguy cơ thực sự và hiện nay là các vũ khí hạch nhân và các vũ khí giết người hàng loạt khác có thể rơi vào tay những nhóm khủng bố cực đoan và nhiều tác nhân bạo động khác không có tư cách nhà nước.
Nghị Trình Phát Triển Lâu Dài 2030 đòi hỏi tất cả chúng ta bắt tay vào việc thực thi tham vọng đầy khó khăn là cải thiện mọi đời sống, nhất là đời sống của những người đã và đang bị bỏ rơi. Sẽ là điều ngây thơ và thiển cận nếu ta tìm cách bảo đảm nền hòa bình và an ninh thế giới bằng vũ khí hạch nhân thay vì tận diệt cảnh nghèo cùng cực, gia tăng quyền được hưởng việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và cổ vũ các định chế và xã hội yêu hòa bình bằng đối thoại và tình liên đới.
Thưa ông chủ tịch,
Không ai xưa nay có thể nói rằng thế giới không có vũ khí hạch nhân là thế giới có thể tạo lập cách dễ dàng. Không dễ chút nào; nó cực kỳ khó khăn; với một số người, thậm chí nó còn là một không tưởng. Nhưng ta sẽ không có một giải pháp nào khác hơn là không ngừng cố gắng nhằm đạt được nó cho bằng được.
Xin cho phép tôi được kết luận bằng cách tái khẳng định xác tín mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu trong thông điệp tháng Mười Hai năm 2014 gửi Chủ Tịch Hội Nghị Vienna về Tác Động của Các Vũ Khí Hạch Nhân về phương diện Nhân Đạo: “Tôi xác tín rằng ước nguyện hòa bình và tình huynh đệ vốn nằm sâu trong trái tim con người sẽ sinh hoa trái một cách cụ thể để bảo đảm việc này: các vũ khí hạch nhân bị ngăn cấm một lần vĩnh viễn, vì lợi ích của căn nhà chung của chúng ta”.
Lời Ông Burke: “tôi có thể xác nhận rằng nỗi quan ngại của Đức Thánh Cha và của Tòa Thánh về các căng thẳng liên tiếp trong khu vực, do các cuộc thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn gây ra, hôm nay đã được lặp lại bởi Đức Cha Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh, khi ngài nói chuyện ở Vienna tại Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế”.
Trong khi ấy, cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, hôm thứ Hai vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh bên cạnh Liên HIệp Quốc, đã nói với cơ quan này rằng “vũ khí hạch nhân đem lại cho chúng ta một cảm thức giả tạo về an ninh, và nền hòa bình do sự hù họa hạch nhân đem lại là một ảo tưởng bi thảm”.
Theo Đức Tổng Giám Mục, “Vũ khí hạch nhân không thể tạo ra cho ta một thế giới ổn định và an ninh… Hòa bình và an ninh quốc tế không thể được xây dựng trên việc chắc chắn sẽ bị tiêu diệt lẫn nhau hay trên việc đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn”.
Sau đây là trọn bài phát biểu của Đức Tổng Giám Auza tại Phiên Họp Toàn Thể Cao Cấp để kỷ niệm và cổ vũ Ngày Quốc Tế Hoàn Toàn Tiêu Hủy Vũ Khí Hạch Nhân, New York, 26 tháng Chín năm 2016
Kính thưa Ông Chủ Tịch,
Tòa Thánh thiết tha hy vọng rằng lễ kỷ niệm hàng năm Ngày Quốc Tế Hoàn Toàn Tiêu Hủy Vũ Khí Hạch Nhân sẽ góp phần phá vỡ sự bế tắc đang cản trở bộ máy giải giới của Liên Hiệp Quốc quá lâu nay.
Tháng Hai năm 1943, hai năm rưỡi trước cuộc thí nghiệm Trinity, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã bầy tỏ nỗi quan ngại sâu xa đối với việc sử dụng năng lượng nguyên tử để phục vụ bạo lực. Sau (thảm họa) Hiroshima và Nagasaki, và vì các hậu quả không tài nào kiểm soát được và bừa bãi của vũ khí hạch nhân, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã yêu cầu phải ngăn cấm và hữu hiệu bãi bỏ cuộc chiến tranh nguyên tử; ngài gọi cuộc chạy đua vũ khí là mối tương quan quá đắt của việc khủng bố lẫn nhau. Tòa Thánh luôn duy trì chủ trương này kể từ khi xuất hiện các vũ khí nguyên tử.
Phái đoàn của tôi tin rằng vũ khí hạch nhân đem lại một cảm thức giả tạo về an ninh, và nền hòa bình bức xúc mà việc hù họa (deterrence) hạch nhân hứa hẹn chỉ là một ảo tưởng bi thảm. Các vũ khí hạch nhân không thể tạo được cho chúng ta một thế giới ổn định và an ninh. Hòa bình và an ninh quốc tế không thể được xây dựng trên việc chắc chắn sẽ tiêu diệt lẫn nhau hay trên việc đe dọa sẽ hủy diệt hoàn toàn. Tòa Thánh tin rằng hoà bình không thể chỉ là việc duy trì cán cân quyền lực. Trái lại, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quả quyết, “Hòa Bình phải được xây dựng trên công lý, trên sự phát triển xã hội và kinh tế, trên tự do, trên việc kính trọng các nhân quyền, trên việc tham gia vào mọi việc công cộng và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa mọi dân tộc”.
Như thế, nền hòa bình lâu dài đòi mọi người phải cố gắng đạt cho được việc giải giới vũ khí một cách tiệm tiến và đồng bộ.
Tòa Thánh vốn là một bên ký vào Hiệp Ước Cấm Lan Tràn Vũ Khí Hạch Nhân (NPT) kể từ lúc ban đầu, nhằm khuyến khích các quốc gia có vũ khí hạch nhân bãi bỏ các vũ khí loại này, thuyết phục các quốc gia không có vũ khí hạch nhân đừng mua hay phát triển các khả năng hạch nhân, và khuyến khích việc hợp tác quốc tế trong việc sử dụng cách hòa bình các chất liệu hạch nhân. Trong khi vững tin rằng Hiệp Ước NPT vẫn còn có tính sinh tử đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế và lấy làm tiếc một cách sâu xa đối với sự thất bại tập thể của chúng ta trong việc đẩy mạnh nghị trình giải giới tích cực, Tòa Thánh sẽ tiếp tục tranh đấu chống cả việc sở hữu lẫn việc sử dụng các vũ khí hạch nhân, cho tới lúc đạt được việc hoàn toàn hủy diệt các vũ khí hạch nhân này.
Thực thế, Tòa Thánh coi việc đẩy mạnh các cố gắng hướng tới mục tiêu sau cùng là hủy diệt hoàn toàn các vũ khí hạch nhân là một mệnh lệnh hợp luân lý và hợp nhân đạo. Các hiệp ước giải giới không phải chỉ là các nghĩa vụ có tính luật pháp; chúng còn là các cam kết luân lý dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, bắt nguồn từ sự tin tưởng mà các công dân vốn đặt nơi chính phủ của họ. Nếu các cam kết đối với việc giải giới hạch nhân không được đưa ra một cách có thiện chí và kết cục sẽ đem tới các vụ phá vỡ lòng tin tưởng, thì việc lan tràn các loại vũ khí này chắc chắn chỉ là hệ quả hợp luận lý mà thôi.
Vì thiện ích của chính chúng ta và của các thế hệ tương lai, ta không có chọn lựa hữu lý hay hợp luân nào khác hơn là bãi bỏ các vũ khí hạch nhân. Các vũ khí này là một vấn nạn hoàn cầu và chúng tác động tới mọi quốc gia và mọi dân tộc, kể cả các thế hệ tương lai. Sự liên lập và hoàn cầu hóa ngày một gia tăng đòi hỏi rằng bất cứ đáp ứng nào chúng ta đưa ra đối với sự đe dọa của các vũ khí hạch nhân cũng phải có tính tập thể và đồng bộ, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, và bên trong khuôn khổ giải giới tổng quát và hoàn toàn, như Điều VI của NPT đã đòi buộc. Hơn nữa, nguy cơ thực sự và hiện nay là các vũ khí hạch nhân và các vũ khí giết người hàng loạt khác có thể rơi vào tay những nhóm khủng bố cực đoan và nhiều tác nhân bạo động khác không có tư cách nhà nước.
Nghị Trình Phát Triển Lâu Dài 2030 đòi hỏi tất cả chúng ta bắt tay vào việc thực thi tham vọng đầy khó khăn là cải thiện mọi đời sống, nhất là đời sống của những người đã và đang bị bỏ rơi. Sẽ là điều ngây thơ và thiển cận nếu ta tìm cách bảo đảm nền hòa bình và an ninh thế giới bằng vũ khí hạch nhân thay vì tận diệt cảnh nghèo cùng cực, gia tăng quyền được hưởng việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và cổ vũ các định chế và xã hội yêu hòa bình bằng đối thoại và tình liên đới.
Thưa ông chủ tịch,
Không ai xưa nay có thể nói rằng thế giới không có vũ khí hạch nhân là thế giới có thể tạo lập cách dễ dàng. Không dễ chút nào; nó cực kỳ khó khăn; với một số người, thậm chí nó còn là một không tưởng. Nhưng ta sẽ không có một giải pháp nào khác hơn là không ngừng cố gắng nhằm đạt được nó cho bằng được.
Xin cho phép tôi được kết luận bằng cách tái khẳng định xác tín mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu trong thông điệp tháng Mười Hai năm 2014 gửi Chủ Tịch Hội Nghị Vienna về Tác Động của Các Vũ Khí Hạch Nhân về phương diện Nhân Đạo: “Tôi xác tín rằng ước nguyện hòa bình và tình huynh đệ vốn nằm sâu trong trái tim con người sẽ sinh hoa trái một cách cụ thể để bảo đảm việc này: các vũ khí hạch nhân bị ngăn cấm một lần vĩnh viễn, vì lợi ích của căn nhà chung của chúng ta”.