20/08/2004 -Một trong 11 bài góp ý và bình luận về "tài liệu làm việc" của Hội nghị Toàn Thể lần thứ VIII của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, về chủ đề Gia Ðình, là bài của Ðức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn. Ðức Hồng Y đã đề nghị "Ðối Thoại" như là chìa khóa để giải quyết những vấn đề mà gia đình và xã hội thường gặp phải. Sau đây, trong mục "Thời Sự", kính mời quý vị và các bạn theo dõi thêm những góp ý và nhận định của Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Saigon.
Góp ý với "Tài Liệu Làm Việc" của Hội Nghị Toàn Thể lần thứ tám của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC), Ðức Hồng Y Phạm minh Mẫn cho rằng các phương pháp truyền thống và những phương pháp mới --- cho cả hai bên --- đều có những thuận lợi và bất lợi. Ngài nói phần lớn các vấn đề đặt ra cho gia đình Á châu ngày nay đều liên quan đến sự thay đổi đột ngột từ nền kinh tế cục bộ sang nền kinh tế toàn cầu hóa.
Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn là một trong số khoảng 90 giám mục đại biểu đến tham dự hội nghị, đang được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 8 năm 2004 ở Daejeon (Taejon), cách Seoul 170 kilômét về phía nam. Ngoài ra, còn có những tham dự viên khác, gồm giáo dân, linh mục và tu sĩ nam nữ, đang họp bàn về chủ đề: "Gia Ðình Á Châu Hướng Ðến Một Nền Văn Hóa Sự Sống."
Trong phần góp ý của mình, Ðức Hồng Y Mẫn cho biết các nền kinh tế truyền thống ở châu Á có khuynh hướng củng cố gia đình mở rộng, trong khi toàn cầu hóa đang lan tràn khiến người dân bỏ ruộng vườn lên thành phố, để tranh giành việc làm, nhất là các công việc sản xuất.
Theo Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn, điều này đã thực sự phá vỡ các gia đình mở rộng đông người, và dẫn đến việc con cái bỏ mặc người lớn tuổi. Một "lối sống mới" được hình thành nhấn mạnh đến "chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa khoái lạc,", đi ngược lại các giá trị truyền thống của các xã hội Á châu.
Ðức Hồng Y Mẫn đã phát biểu thêm như sau: phản ứng tự phát của Giáo hội đã phải lên án việc toàn cầu hóa, vì hiện tượng nầy thúc ép thay đổi văn hóa.
Ðức Hồng Y Mẫn nhận định rằng các tham dự viên Hội Nghị Toàn Thể, --- đến từ các nước giàu và từ các nước nghèo --- sẽ tiếp cận các vấn đề từ các thái cực đối lập; nhưng nếu chúng ta "chỉ tay vào Tây phương và toàn cầu hóa", thì sẽ không giải quyết thỏa đáng được các vấn đề.
Ðức Hồng Y đề nghị, thay vì vội vàng lên án hệ thống mới này, người ta nên xem xét những gì là tốt có thể có nơi đó. Ngài muốn các nhân viên Giáo hội, cũng như những người lớn tuổi, thảo luận với những người theo hệ thống mới này, nhằm cứu vớt những gì là tốt đẹp nhất trong phương pháp truyền thống và phương pháp mới. Ðiều này đòi hỏi sự kiên nhẫn hơn là những phản ứng tự phát của bên này bác bỏ bên kia.
Theo Ðức Hồng Y Mẫn, sự mâu thuẫn giữa các giá trị truyền thống và các giá trị mới --- nằm ở ngay cốt lõi của cuộc tranh luận, --- có thể được thấy rất rõ ràng trong khung cảnh gia đình, giữa các thành viên trong gia đình và giữa các thế hệ.
Ðức Hồng Y Mẫn nói rõ thêm như sau: "Những người lớn tuổi hơn thì đề cao các giá trị truyền thống, còn những người trẻ tuổi thì bác bỏ những giá trị truyền thống để bảo vệ quan điểm của mình. Các cuộc xung đột trong gia đình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Kết quả là, mối quan hệ trong gia đình, các nhân đức gia đình và trách nhiệm giáo dục của những người làm cha mẹ, bị phá hỏng nặng nề." Và hậu quả phổ biến nhất, là sự phân cực giữa những người bảo vệ phương pháp truyền thống và những người ủng hộ phương pháp mới, thiên về việc thỏa mãn về tài chính hơn.
Ðức Hồng Y Mẫn nhấn mạnh rằng: "Thực ra, cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp mới đều đưa đến những khía cạnh tích cực và tiêu cực cho đời sống gia đình," và điều cần thiết là đối thoại thành thật giữa các bên có liên hệ, bao gồm: Giáo hội, cha mẹ và con cái.
Ðức Hồng Y Mẫn công nhận rằng đối thoại sẽ không phải là việc dễ, bởi vì nó đòi hỏi tính kiên nhẫn và lòng thương cảm cả trong gia đình lẫn trong việc mục vụ.
Ðức Hồng Y Mẫn lưu ý đến một thực tại đặc biệt trong Giáo hội, với những lời như sau: "Có những hoạt động mục vụ làm cho giáo dân bị tách ra xa gia đình, hơn là giúp cho đương sự tìm kiếm hay được củng cố trong đời sống gia đình. Có những gia đình, mà trong đó mỗi thành viên tham gia các nhóm tông đồ của giáo xứ. Họ có thể cầu nguyện với các thành viên trong nhóm của họ, nhưng không thể cầu nguyện chung với các thành viên trong chính gia đình của họ."
Vì thế, Ðức Hồng Y Mẫn đề nghị cần phải có một sự thay đổi ngay lập tức; đó là tất cả các chương trình của giáo xứ phải được tập trung lại theo hướng củng cố gia đình, và tránh việc gây chia rẽ các thành viên trong gia đình.
Ðức Hồng Y Mẫn nhận định một khía cạnh tích cực khác nữa của Tài Liệu Làm Việc, như sau: "Tài liệu làm việc" của Hội Nghị Toàn Thể của các Giám Mục Á Châu, đề cao vai trò quan trọng của các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản và các Cộng đoàn nhân bản Cơ bản, bởi vì các cộng đoàn này giúp các gia đình trong cùng một vùng, được đến với nhau, để chia sẻ và hỗ trợ nhau, trong việc đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống.
(LM. Ðặng Thế Dũng soạn thảo theo bản văn của hãng tin UCAN)
Góp ý với "Tài Liệu Làm Việc" của Hội Nghị Toàn Thể lần thứ tám của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC), Ðức Hồng Y Phạm minh Mẫn cho rằng các phương pháp truyền thống và những phương pháp mới --- cho cả hai bên --- đều có những thuận lợi và bất lợi. Ngài nói phần lớn các vấn đề đặt ra cho gia đình Á châu ngày nay đều liên quan đến sự thay đổi đột ngột từ nền kinh tế cục bộ sang nền kinh tế toàn cầu hóa.
Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn là một trong số khoảng 90 giám mục đại biểu đến tham dự hội nghị, đang được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 8 năm 2004 ở Daejeon (Taejon), cách Seoul 170 kilômét về phía nam. Ngoài ra, còn có những tham dự viên khác, gồm giáo dân, linh mục và tu sĩ nam nữ, đang họp bàn về chủ đề: "Gia Ðình Á Châu Hướng Ðến Một Nền Văn Hóa Sự Sống."
Trong phần góp ý của mình, Ðức Hồng Y Mẫn cho biết các nền kinh tế truyền thống ở châu Á có khuynh hướng củng cố gia đình mở rộng, trong khi toàn cầu hóa đang lan tràn khiến người dân bỏ ruộng vườn lên thành phố, để tranh giành việc làm, nhất là các công việc sản xuất.
Theo Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài Gòn, điều này đã thực sự phá vỡ các gia đình mở rộng đông người, và dẫn đến việc con cái bỏ mặc người lớn tuổi. Một "lối sống mới" được hình thành nhấn mạnh đến "chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa khoái lạc,", đi ngược lại các giá trị truyền thống của các xã hội Á châu.
Ðức Hồng Y Mẫn đã phát biểu thêm như sau: phản ứng tự phát của Giáo hội đã phải lên án việc toàn cầu hóa, vì hiện tượng nầy thúc ép thay đổi văn hóa.
Ðức Hồng Y Mẫn nhận định rằng các tham dự viên Hội Nghị Toàn Thể, --- đến từ các nước giàu và từ các nước nghèo --- sẽ tiếp cận các vấn đề từ các thái cực đối lập; nhưng nếu chúng ta "chỉ tay vào Tây phương và toàn cầu hóa", thì sẽ không giải quyết thỏa đáng được các vấn đề.
Ðức Hồng Y đề nghị, thay vì vội vàng lên án hệ thống mới này, người ta nên xem xét những gì là tốt có thể có nơi đó. Ngài muốn các nhân viên Giáo hội, cũng như những người lớn tuổi, thảo luận với những người theo hệ thống mới này, nhằm cứu vớt những gì là tốt đẹp nhất trong phương pháp truyền thống và phương pháp mới. Ðiều này đòi hỏi sự kiên nhẫn hơn là những phản ứng tự phát của bên này bác bỏ bên kia.
Theo Ðức Hồng Y Mẫn, sự mâu thuẫn giữa các giá trị truyền thống và các giá trị mới --- nằm ở ngay cốt lõi của cuộc tranh luận, --- có thể được thấy rất rõ ràng trong khung cảnh gia đình, giữa các thành viên trong gia đình và giữa các thế hệ.
Ðức Hồng Y Mẫn nói rõ thêm như sau: "Những người lớn tuổi hơn thì đề cao các giá trị truyền thống, còn những người trẻ tuổi thì bác bỏ những giá trị truyền thống để bảo vệ quan điểm của mình. Các cuộc xung đột trong gia đình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Kết quả là, mối quan hệ trong gia đình, các nhân đức gia đình và trách nhiệm giáo dục của những người làm cha mẹ, bị phá hỏng nặng nề." Và hậu quả phổ biến nhất, là sự phân cực giữa những người bảo vệ phương pháp truyền thống và những người ủng hộ phương pháp mới, thiên về việc thỏa mãn về tài chính hơn.
Ðức Hồng Y Mẫn nhấn mạnh rằng: "Thực ra, cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp mới đều đưa đến những khía cạnh tích cực và tiêu cực cho đời sống gia đình," và điều cần thiết là đối thoại thành thật giữa các bên có liên hệ, bao gồm: Giáo hội, cha mẹ và con cái.
Ðức Hồng Y Mẫn công nhận rằng đối thoại sẽ không phải là việc dễ, bởi vì nó đòi hỏi tính kiên nhẫn và lòng thương cảm cả trong gia đình lẫn trong việc mục vụ.
Ðức Hồng Y Mẫn lưu ý đến một thực tại đặc biệt trong Giáo hội, với những lời như sau: "Có những hoạt động mục vụ làm cho giáo dân bị tách ra xa gia đình, hơn là giúp cho đương sự tìm kiếm hay được củng cố trong đời sống gia đình. Có những gia đình, mà trong đó mỗi thành viên tham gia các nhóm tông đồ của giáo xứ. Họ có thể cầu nguyện với các thành viên trong nhóm của họ, nhưng không thể cầu nguyện chung với các thành viên trong chính gia đình của họ."
Vì thế, Ðức Hồng Y Mẫn đề nghị cần phải có một sự thay đổi ngay lập tức; đó là tất cả các chương trình của giáo xứ phải được tập trung lại theo hướng củng cố gia đình, và tránh việc gây chia rẽ các thành viên trong gia đình.
Ðức Hồng Y Mẫn nhận định một khía cạnh tích cực khác nữa của Tài Liệu Làm Việc, như sau: "Tài liệu làm việc" của Hội Nghị Toàn Thể của các Giám Mục Á Châu, đề cao vai trò quan trọng của các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản và các Cộng đoàn nhân bản Cơ bản, bởi vì các cộng đoàn này giúp các gia đình trong cùng một vùng, được đến với nhau, để chia sẻ và hỗ trợ nhau, trong việc đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống.
(LM. Ðặng Thế Dũng soạn thảo theo bản văn của hãng tin UCAN)