Vatican: Vào ngày Chúa Nhật ngày mai 3/10, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ phong 5 vị Tân Chân Phước, trong đó có Hoàng Đế của Nước Áo Charles I. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Thánh và Chân Phước với con số kỷ lục 1337 Chân Phước và 482 vị Thánh, một hạng người đã được đưa vào sổ bộ phong Thánh rất hiếm trong vòng 400 năm qua đó là các quốc vương. Phải chăng dòng dõi quí tộc khó mà nên Thánh!
Đọc lại sổ bộ tiến trình phong Thánh thời cận đại được công bố bắt đầu từ năm 1588, chỉ có 4 vị trong hoàng tộc đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức nâng lên hàng các Thánh. Tất cả 4 vị ấy lại là 4 vị phụ nữ, câu hỏi có lẽ hiển hiện lên là phải chăng nữ giới thánh thiện hơn nam giới! 4 vị trong hoàng tộc đó là : Nữ Hoàng Ba Lan, Thánh Cunegunda (Kunigunde), Nữ Hoàng Ba Lan, Thánh Hedwig, Nữ Hoàng Bồ Đào Nha, Thánh Elizabeth (Isabel), Nữ Hoàng Pháp, Thánh Jane (Jeanne Valois).
Chính Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong 2 vị Thánh quê quán nơi cố hương của Ngài là Thánh Cunegunda và Thánh Hedwig.
Đối với các Quốc Vương "Nam giới" lần đầu tiên được nâng lên hàng Chân Phước trong thời cận đại đó là Hoàng Đế Charles đệ Nhất của nước Áo, ngài cũng là Vua với tước hiệu Charles đệ Tứ cai trị nước Hungary. Hoàng Đế Charles I đã qua đời trong thời kỳ bị lưu đày tại Bồ Đào Nha vào năm 1922.
Theo niên biểu của Giáo Hội Công Giáo kính nhớ các vị Vua Thánh trong phụng vụ chỉ có một số vị gồm có: Hoàng Đế Roma, Thánh Constantine, Hoàng Đế Hungary, Thánh Stephanô, Vua nước Pháp, Thánh Louis IX, Hoàng Đế nước Đức,. Thánh Henry II, Hoàng Đế tại Kiev, Thánh Vladimir và cuối cùng là Vua nước Anh, Thánh Edward.
Các vị Hoàng Đế trên đã được nâng lên hàng các Thánh từ trước thế kỷ thứ 16, vi kể từ khi Đức Giáo Hoàng Sixtus V, Giáo Hoàng thứ 225 từ ngày 24/4/1585 đến 27/8/1590, đã chỉnh đốn lại giáo triều Roma (hệ thống đã không thay đổi cho đến khi có Công Đồng Vaticanô II), ấn định con số tối đa Hồng Y đoàn là 70 (con số tối đa đã được thay đổi cho tới thời Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII), thiết định các giám mục viếng mộ 2 thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô cứ mỗi 5 năm một lần (còn qui định như trong Giáo Luật cho tới ngày nay) và cuối cùng là quyền quyết định và hệ thống hóa trong việc nhận diện và điều tra đến đời sống những người được đề nghị thiết lập hồ sơ phong Thánh.
Và từ đó đến nay chẳng có vị Vua nào được phong Thánh cả ngoại trừ chỉ có 4 hoàng hậu, phải chăng dòng dõi quý tộc hay những người trị vì nước ngoài khó mà nên Thánh?
Andrea Ambrosi, thỉnh nguyện viên cho Hoàng Đế Charles I, đã không nghĩ là dòng dõi quí tộc khó mà nên Thánh.
Ambrosi đã đưa lý do thứ nhất là chỉ có một số Hoàng Đế là vị Thánh bởi vì còn "còn có rất nhiều vị khác được tuyển chọn" trong khi chỉ có một số hoàng tộc và ngay cả đến số người Công Giáo trong Hoàng Gia cũng rất ít.
Thêm vào đó, Ambrosi cũng nhận định là giống như tiến trình hồ sơ phong thánh cho các vị giáo dân Công Giáo, thì tiến trình lập hồ sơ phong thánh cho các hoàng đế rất là khó, vì phải có những nhóm dấn thân làm việc này kể cả việc cung cấp tài chánh để nghiên cứu, điều tra và thiết lập hồ sơ.
Tiến trình lập hộ sơ phong Thánh cho Hoàng Đế Charles I đã được ủng hộ bởi một Nhóm cầu nguyện được phố biến thành hệ thống lớn đó là "Gebetsliga" đã được chính thức thành lập từ lúc sinh thời của Hoàng Đề Charles I. Hệ thống của nhóm cầu nguyện này "ủng hộ ngài qua lời kinh khi ngài phải đương đầu với những trách nhiệm nghiêm trọng" và đã cầu nguyện, ủng hộ ngài trong tiến trình trong tiến trình thiết lập hồ sơ phong Thánh từ khi Hoàng Đế lâm chung.
Linh mục Dòng Tên Paolo Molinari, là môt. trong những thỉng nguyện viện hàng đầu đã cho biết rằng Cha không hề nghĩ là các quốc vương đã bị dìm xuống một chút nào cả nếu xét đến phần trăm tỉ lệ số quốc vương là người Công Giáo.
Cha nói : "nếu xét đến tỉ lệ phần trăm những người trong hoàng thân là người Công Giáo, thì tỉ lệ số Hoàng Đế được phong Thánh thật sự là cao".
Linh Mục Dòng Tên cũng nói rằng Cha thật ngạc nhiên khi số Hoàng Hậu được phong Thánh nhiều hơn số các vị vua, vì điều đơn giản là vì nói một cách chung phụ nữ đã được "Thiên Chúa ban cho sự bén nhạy đối với con người bị đau khổ hay đối với người bị thiếu thốn".
Trong hoàng tộc, vai trò của nữ giới và nam giới cũng khác nhau, hoàng hậu được coi là hoàng nghi, mẹ của dân tộc, trong khi hoàng đế hay vua được coi là người trị vì và là người chỉ huy. Thêm vào đó, nữ giới trong gia đình quý tộc thường có nguồn tài chánh riêng, chính vì thế mà đã cho phép họ trong những nghĩa cử bác ái một cách rộng lớn và đáng được chú ý tới.
Cha Molinary cũng nhận định thêm khi thẩm tra đến tiến trình phong thánh cho những người thi hành quyền bính thế tục "Giáo Hội không đánh giá đến những quyết định chính trị một cách tỉ mỉ, tuy nhiên Giáo Hội xem xét đến thần linh Thiên Chúa tác động nơi trọn cuộc đời của người ấy, bao gồm đến cách cai trị của người ấy".
Ambrosi, thỉnh nguyện viên trong hồ sơ phong Thánh cho Hoàng Đế Charles I, nói rằng hồ sơ phong Thánh nhắm trọng tâm đến đức tin cá nhân và đức tin ấy đã thể hiện qua cuộc đời của Hoàng Đế thế nào, và cũng nhớ cho rằng trách nhiệm thi hành quyền bính thường đôi khi có sự nhượng bộ châm chước làm tổn thương.
Cùng lúc, những khởi xướng chính trị và xã hội đã được Hoàng Đế thi hành đã được kiểm tra cẩn thận để bảo đảm rằng ngài đã không hành động "một cách vô liêm sỉ hay bất công".
Ambrosio nói đến đức tin thẳm sâu của hoàng đế được thể hiện qua công việc bác ái và vâng lời Đức Thánh Cha, đã thể hiện một cách rất đặc biệt trong và ngay sau thời kỳ Đệ Nhất Thế Chiến.
Những gì sẽ đưa tới một "cuộc đổ máu dữ dội, ảnh hưởng một cách nguy hiểm đến tính mạng cư dân hay sử dụng những phương thế tiêu diệt hàng loạt đã bị Hoàng Đế chối từ trong mọi trường hợp, ngay cả đến cậy dựa vào để quân đội hoàng gia có lợi thế hay thay đội thế cuộc cũng bị Hoàng Đế khước từ".
Vị thỉnh nguyện viện nói tiếp sự thánh thiện của Hoàng Đế được chứng từ qua cuộc đời lưu đầy, "nhưng Ngài đã chuẩn bị trong trọn cuộc đời của Ngài để tận hiến cho Thiên Chúa và cho người xung quanh".
Cũng như lời khấn thứ tư của các Linh Mục Dòng Tên là vâng lời Đức Giáo Hoàng, thì Hoàng Đế Charles I Vua nước Áo đã thi hành quyền bính của mình với sự tuân thủ và vâng phục Đức Giáo Hoàng một cách đặc biệt đến Đức Giáo Hoàng Benedictô XV đương thời lúc bấy giờ. Đức Giáo Hoàng Benedictô XV sợ đến sự lan tràn của cộng sản tại Trung Âu và đã bày tỏ ước muốnHoàng Đế Charles I tái lập quyền hành tại Hunggary. Nhưng 2 lần đều thất bại vì Hoàng Đế sợ nội chiến bùng nổ sẽ tàn sát tổn thương cho cư dân.
Đọc lại sổ bộ tiến trình phong Thánh thời cận đại được công bố bắt đầu từ năm 1588, chỉ có 4 vị trong hoàng tộc đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức nâng lên hàng các Thánh. Tất cả 4 vị ấy lại là 4 vị phụ nữ, câu hỏi có lẽ hiển hiện lên là phải chăng nữ giới thánh thiện hơn nam giới! 4 vị trong hoàng tộc đó là : Nữ Hoàng Ba Lan, Thánh Cunegunda (Kunigunde), Nữ Hoàng Ba Lan, Thánh Hedwig, Nữ Hoàng Bồ Đào Nha, Thánh Elizabeth (Isabel), Nữ Hoàng Pháp, Thánh Jane (Jeanne Valois).
Chính Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong 2 vị Thánh quê quán nơi cố hương của Ngài là Thánh Cunegunda và Thánh Hedwig.
Đối với các Quốc Vương "Nam giới" lần đầu tiên được nâng lên hàng Chân Phước trong thời cận đại đó là Hoàng Đế Charles đệ Nhất của nước Áo, ngài cũng là Vua với tước hiệu Charles đệ Tứ cai trị nước Hungary. Hoàng Đế Charles I đã qua đời trong thời kỳ bị lưu đày tại Bồ Đào Nha vào năm 1922.
Theo niên biểu của Giáo Hội Công Giáo kính nhớ các vị Vua Thánh trong phụng vụ chỉ có một số vị gồm có: Hoàng Đế Roma, Thánh Constantine, Hoàng Đế Hungary, Thánh Stephanô, Vua nước Pháp, Thánh Louis IX, Hoàng Đế nước Đức,. Thánh Henry II, Hoàng Đế tại Kiev, Thánh Vladimir và cuối cùng là Vua nước Anh, Thánh Edward.
Các vị Hoàng Đế trên đã được nâng lên hàng các Thánh từ trước thế kỷ thứ 16, vi kể từ khi Đức Giáo Hoàng Sixtus V, Giáo Hoàng thứ 225 từ ngày 24/4/1585 đến 27/8/1590, đã chỉnh đốn lại giáo triều Roma (hệ thống đã không thay đổi cho đến khi có Công Đồng Vaticanô II), ấn định con số tối đa Hồng Y đoàn là 70 (con số tối đa đã được thay đổi cho tới thời Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII), thiết định các giám mục viếng mộ 2 thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô cứ mỗi 5 năm một lần (còn qui định như trong Giáo Luật cho tới ngày nay) và cuối cùng là quyền quyết định và hệ thống hóa trong việc nhận diện và điều tra đến đời sống những người được đề nghị thiết lập hồ sơ phong Thánh.
Và từ đó đến nay chẳng có vị Vua nào được phong Thánh cả ngoại trừ chỉ có 4 hoàng hậu, phải chăng dòng dõi quý tộc hay những người trị vì nước ngoài khó mà nên Thánh?
Andrea Ambrosi, thỉnh nguyện viên cho Hoàng Đế Charles I, đã không nghĩ là dòng dõi quí tộc khó mà nên Thánh.
Ambrosi đã đưa lý do thứ nhất là chỉ có một số Hoàng Đế là vị Thánh bởi vì còn "còn có rất nhiều vị khác được tuyển chọn" trong khi chỉ có một số hoàng tộc và ngay cả đến số người Công Giáo trong Hoàng Gia cũng rất ít.
Thêm vào đó, Ambrosi cũng nhận định là giống như tiến trình hồ sơ phong thánh cho các vị giáo dân Công Giáo, thì tiến trình lập hồ sơ phong thánh cho các hoàng đế rất là khó, vì phải có những nhóm dấn thân làm việc này kể cả việc cung cấp tài chánh để nghiên cứu, điều tra và thiết lập hồ sơ.
Tiến trình lập hộ sơ phong Thánh cho Hoàng Đế Charles I đã được ủng hộ bởi một Nhóm cầu nguyện được phố biến thành hệ thống lớn đó là "Gebetsliga" đã được chính thức thành lập từ lúc sinh thời của Hoàng Đề Charles I. Hệ thống của nhóm cầu nguyện này "ủng hộ ngài qua lời kinh khi ngài phải đương đầu với những trách nhiệm nghiêm trọng" và đã cầu nguyện, ủng hộ ngài trong tiến trình trong tiến trình thiết lập hồ sơ phong Thánh từ khi Hoàng Đế lâm chung.
Linh mục Dòng Tên Paolo Molinari, là môt. trong những thỉng nguyện viện hàng đầu đã cho biết rằng Cha không hề nghĩ là các quốc vương đã bị dìm xuống một chút nào cả nếu xét đến phần trăm tỉ lệ số quốc vương là người Công Giáo.
Cha nói : "nếu xét đến tỉ lệ phần trăm những người trong hoàng thân là người Công Giáo, thì tỉ lệ số Hoàng Đế được phong Thánh thật sự là cao".
Linh Mục Dòng Tên cũng nói rằng Cha thật ngạc nhiên khi số Hoàng Hậu được phong Thánh nhiều hơn số các vị vua, vì điều đơn giản là vì nói một cách chung phụ nữ đã được "Thiên Chúa ban cho sự bén nhạy đối với con người bị đau khổ hay đối với người bị thiếu thốn".
Trong hoàng tộc, vai trò của nữ giới và nam giới cũng khác nhau, hoàng hậu được coi là hoàng nghi, mẹ của dân tộc, trong khi hoàng đế hay vua được coi là người trị vì và là người chỉ huy. Thêm vào đó, nữ giới trong gia đình quý tộc thường có nguồn tài chánh riêng, chính vì thế mà đã cho phép họ trong những nghĩa cử bác ái một cách rộng lớn và đáng được chú ý tới.
Cha Molinary cũng nhận định thêm khi thẩm tra đến tiến trình phong thánh cho những người thi hành quyền bính thế tục "Giáo Hội không đánh giá đến những quyết định chính trị một cách tỉ mỉ, tuy nhiên Giáo Hội xem xét đến thần linh Thiên Chúa tác động nơi trọn cuộc đời của người ấy, bao gồm đến cách cai trị của người ấy".
Ambrosi, thỉnh nguyện viên trong hồ sơ phong Thánh cho Hoàng Đế Charles I, nói rằng hồ sơ phong Thánh nhắm trọng tâm đến đức tin cá nhân và đức tin ấy đã thể hiện qua cuộc đời của Hoàng Đế thế nào, và cũng nhớ cho rằng trách nhiệm thi hành quyền bính thường đôi khi có sự nhượng bộ châm chước làm tổn thương.
Cùng lúc, những khởi xướng chính trị và xã hội đã được Hoàng Đế thi hành đã được kiểm tra cẩn thận để bảo đảm rằng ngài đã không hành động "một cách vô liêm sỉ hay bất công".
Ambrosio nói đến đức tin thẳm sâu của hoàng đế được thể hiện qua công việc bác ái và vâng lời Đức Thánh Cha, đã thể hiện một cách rất đặc biệt trong và ngay sau thời kỳ Đệ Nhất Thế Chiến.
Những gì sẽ đưa tới một "cuộc đổ máu dữ dội, ảnh hưởng một cách nguy hiểm đến tính mạng cư dân hay sử dụng những phương thế tiêu diệt hàng loạt đã bị Hoàng Đế chối từ trong mọi trường hợp, ngay cả đến cậy dựa vào để quân đội hoàng gia có lợi thế hay thay đội thế cuộc cũng bị Hoàng Đế khước từ".
Vị thỉnh nguyện viện nói tiếp sự thánh thiện của Hoàng Đế được chứng từ qua cuộc đời lưu đầy, "nhưng Ngài đã chuẩn bị trong trọn cuộc đời của Ngài để tận hiến cho Thiên Chúa và cho người xung quanh".
Cũng như lời khấn thứ tư của các Linh Mục Dòng Tên là vâng lời Đức Giáo Hoàng, thì Hoàng Đế Charles I Vua nước Áo đã thi hành quyền bính của mình với sự tuân thủ và vâng phục Đức Giáo Hoàng một cách đặc biệt đến Đức Giáo Hoàng Benedictô XV đương thời lúc bấy giờ. Đức Giáo Hoàng Benedictô XV sợ đến sự lan tràn của cộng sản tại Trung Âu và đã bày tỏ ước muốnHoàng Đế Charles I tái lập quyền hành tại Hunggary. Nhưng 2 lần đều thất bại vì Hoàng Đế sợ nội chiến bùng nổ sẽ tàn sát tổn thương cho cư dân.