SOS Kitô Giáo Irak: “Chúng tôi đang sống trong các hang toại đạo thời mới”.
Baghdad, ngày 26/10/2004 (Zenit) - Tình hình các giáo đoàn Kitô hữu tại Iraq ngày thêm trầm trọng: đời sống đạo và cuộc sống thường ngày càng ngày càng bị đe dọa và phải trốn tránh.
Elias, một Kitô hữu trẻ ở thủ đô Baghdad đã mô tả tình hình bi thảm hiện nay với thông tấn xã Fides của Vatican và đã lên tiếng kêu cứu cộng đồng quốc tế và Giáo hội hoàn vũ phải ra tay cứu vớt.
Elias là một người Kitô hữu dấn thân, gia đình của anh hiện đang sinh sống ở Baghdad và ở Mosul. Anh mô tả tình hình hiện nay ở thủ đô: “Các Kitô hữu Iraq đã phải dâng lễ trong các hầm nhà thờ. Họ sống trong sự đe dọa thường xuyên. Chúng tôi không thể ra khỏi nhà vì ngoài đường phố rất nguy hiểm”.
Theo lời tường thuật của Elias, nguy cơ “cuộc nội chiến dân sự” ngày càng tăng: “các nhân viên công lực, binh sĩ và cả thường dân” bị thảm sát hàng ngày!
Anh nói: “Khi một trong những người Kitô hữu ra khỏi nhà, không ai có thể biết được là người đó sẽ trở về nhà an toàn và lành mạnh hay không… Các gia đình Kitô giáo lo sợ cho con em và những người vợ của họ. Chính vì vậy mà nhiều người đã trốn khỏi đất nước này”.
Anh kể tiếp: “sau cuộc tấn công các nhà thờ ở Baghdad, có hơn 4.000 gia đình Kitô hữu đã trốn sang Syria hay Jordan. Các tín hữu khác cho biết họ muốn ở lại và họ không hề sự chết. Trong lịch sử Iraq, đã có nhiều cuộc thảm sát chống lại cộng đồng Kitô hữu. Vào năm 1915, trong thành phố có nhiều người Kitô hữu là Mardine ở miền bắc đất nước, đã xẩy ra một cuộc diệt chủng thực sự. Ông Bà nội ngọai của tôi đã sinh sống ở đó. Khoảng năm 1950, các Kitô hữu lại bị bách hại nhiều lần và ngày nay trang sử bi thảm này đang được tái diễn”.
Các Kitô hữu mô tả ngày mùng 1 tháng tám vừa qua là “ngày máu” vì tổng cộng 6 nhà thờ bị tấn công: 4 nhà thờ tại thủ đô và 2 ở thành phố Mosul, khiến cho 17 người bị thảm sát và hàng trăm bị thương.
Elias kể tiếp: “Chúng tôi các giáo dân Kitô hữu bị đe dọa vì chúng tôi thường đi nhà thờ để giúp đỡ các linh mục. Ngày nay chúng tôi phải dâng lễ như các tín hữu thời giáo hội sơ khai, trong các hầm trú của các nhà thờ, với lòng tin quả cảm. Chúng tôi đang sống trong các hang toại đạo thời mới”.
Sau hết, Elias lên tiếng khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế và giáo hội hoàn vũ hãy ra tay hành động “để giải quyết tình thế khẩn trương cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn hòa bình và yên ổn. Các người Hồi giáo quá khích muốn xua đuổi chúng tôi ra khỏi Iraq vì họ chủ trương rằng Iraq phải là đất nước theo Hồi giáo. Họ gọi chúng tôi một cách khinh bỉ là “Thập tự quân”. Những nhóm quá khích lôi kéo các người Hồi giáo tin theo họ và họ thường được chính các người đứng đầu nhóm khuyến khích. Tôi tin rằng 80% các đạo sĩ Hồi giáo là những người giảng dạy về chủ trương quá khích đầy hận thù và châm dầu vào lửa”. Quả thực là trầm trọng. Thực đáng buồn, nếu chiều hướng này cứ tiếp diễn, chẳng bao lâu nữa Iraq sẽ trở thành đất nước không có Kitô hữu nữa”.
Cũng nên biết: các Kitô hữu Iraq thuộc giáo hội đông phương Assyrian-Chaldean, là chủng tộc lớn thứ ba sau người Ả Rập, Kurds. Tổng cộng chừng 800.000 người Kitô hữu, khoảng 3% dân số của Iraq. Chừng 70% trong số các Kitô hữu thuộc Giáo hội Canđê, số còn lại thuộc Chính thống giáo.
Baghdad, ngày 26/10/2004 (Zenit) - Tình hình các giáo đoàn Kitô hữu tại Iraq ngày thêm trầm trọng: đời sống đạo và cuộc sống thường ngày càng ngày càng bị đe dọa và phải trốn tránh.
Elias, một Kitô hữu trẻ ở thủ đô Baghdad đã mô tả tình hình bi thảm hiện nay với thông tấn xã Fides của Vatican và đã lên tiếng kêu cứu cộng đồng quốc tế và Giáo hội hoàn vũ phải ra tay cứu vớt.
Elias là một người Kitô hữu dấn thân, gia đình của anh hiện đang sinh sống ở Baghdad và ở Mosul. Anh mô tả tình hình hiện nay ở thủ đô: “Các Kitô hữu Iraq đã phải dâng lễ trong các hầm nhà thờ. Họ sống trong sự đe dọa thường xuyên. Chúng tôi không thể ra khỏi nhà vì ngoài đường phố rất nguy hiểm”.
Theo lời tường thuật của Elias, nguy cơ “cuộc nội chiến dân sự” ngày càng tăng: “các nhân viên công lực, binh sĩ và cả thường dân” bị thảm sát hàng ngày!
Anh nói: “Khi một trong những người Kitô hữu ra khỏi nhà, không ai có thể biết được là người đó sẽ trở về nhà an toàn và lành mạnh hay không… Các gia đình Kitô giáo lo sợ cho con em và những người vợ của họ. Chính vì vậy mà nhiều người đã trốn khỏi đất nước này”.
Anh kể tiếp: “sau cuộc tấn công các nhà thờ ở Baghdad, có hơn 4.000 gia đình Kitô hữu đã trốn sang Syria hay Jordan. Các tín hữu khác cho biết họ muốn ở lại và họ không hề sự chết. Trong lịch sử Iraq, đã có nhiều cuộc thảm sát chống lại cộng đồng Kitô hữu. Vào năm 1915, trong thành phố có nhiều người Kitô hữu là Mardine ở miền bắc đất nước, đã xẩy ra một cuộc diệt chủng thực sự. Ông Bà nội ngọai của tôi đã sinh sống ở đó. Khoảng năm 1950, các Kitô hữu lại bị bách hại nhiều lần và ngày nay trang sử bi thảm này đang được tái diễn”.
Các Kitô hữu mô tả ngày mùng 1 tháng tám vừa qua là “ngày máu” vì tổng cộng 6 nhà thờ bị tấn công: 4 nhà thờ tại thủ đô và 2 ở thành phố Mosul, khiến cho 17 người bị thảm sát và hàng trăm bị thương.
Elias kể tiếp: “Chúng tôi các giáo dân Kitô hữu bị đe dọa vì chúng tôi thường đi nhà thờ để giúp đỡ các linh mục. Ngày nay chúng tôi phải dâng lễ như các tín hữu thời giáo hội sơ khai, trong các hầm trú của các nhà thờ, với lòng tin quả cảm. Chúng tôi đang sống trong các hang toại đạo thời mới”.
Sau hết, Elias lên tiếng khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế và giáo hội hoàn vũ hãy ra tay hành động “để giải quyết tình thế khẩn trương cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn hòa bình và yên ổn. Các người Hồi giáo quá khích muốn xua đuổi chúng tôi ra khỏi Iraq vì họ chủ trương rằng Iraq phải là đất nước theo Hồi giáo. Họ gọi chúng tôi một cách khinh bỉ là “Thập tự quân”. Những nhóm quá khích lôi kéo các người Hồi giáo tin theo họ và họ thường được chính các người đứng đầu nhóm khuyến khích. Tôi tin rằng 80% các đạo sĩ Hồi giáo là những người giảng dạy về chủ trương quá khích đầy hận thù và châm dầu vào lửa”. Quả thực là trầm trọng. Thực đáng buồn, nếu chiều hướng này cứ tiếp diễn, chẳng bao lâu nữa Iraq sẽ trở thành đất nước không có Kitô hữu nữa”.
Cũng nên biết: các Kitô hữu Iraq thuộc giáo hội đông phương Assyrian-Chaldean, là chủng tộc lớn thứ ba sau người Ả Rập, Kurds. Tổng cộng chừng 800.000 người Kitô hữu, khoảng 3% dân số của Iraq. Chừng 70% trong số các Kitô hữu thuộc Giáo hội Canđê, số còn lại thuộc Chính thống giáo.