Suy Niệm Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Ngày 24 tháng 6 năm 2017
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe tường thuật lại biến cố Thánh Gioan Tẩy Giả được sinh ra. Biến cố này không chỉ là niềm vui cho ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét, mà còn là niềm vui cho cả dòng tộc và làng xóm láng giềng xung quanh. Thánh sử Luca cho ta biết, khi Gioan được sinh ra,“láng giềng bà con nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà” (Lc 1,58). Đoạn Tin mừng hôm nay cũng kể lại việc đặt tên cho con trẻ sau biến cố Gioan được sinh ra tám ngày. Đây cũng là một việc lạ lùng và thể hiện sự quan tâm của ông bà và anh em họ hàng. Thánh Luca kể lại: “Họ lấy tên Da-ca-ri-a của cha nó mà đặt cho nó. Nhưng bà mẹ đáp lại rằng: Không được, nó sẽ gọi tên là Gioan. Họ bảo bà rằng: Không ai trong họ hàng bà có tên đó. Và họ làm hiệu hỏi cha con trẻ muốn gọi tên gì. Ông xin một tấm bảng và viết: Tên nó là Gioan. Và mọi người đều bỡ ngỡ. Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa. Mọi người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết đều để bụng nghĩ rằng: Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó” (Lc 1,59-66). Sau đó, Thánh Luca tóm gọn cuộc sống ẩn dật của Thánh Gioan Tẩy Giả trong câu kết của đoạn Tin mừng: “Con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng: nó ở trong hoang địa cho đến ngày tỏ mình ra cùng dân Israel” (Lc 1, 80).
Cả hai biến cố trên đây (ngày sinh và ngày đặt tên) và việc “con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng” cho chúng ta thấy niềm vui mừng và sự quan tâm săn sóc không chỉ của vợ chồng ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét mà còn là niềm vui và sự quan tâm của cả dòng tộc, của láng giềng đối với sự chào đời và lớn lên của trẻ Gioan. Vậy, thử hỏi phải chăng con trẻ nào cũng được đón chào và quan tâm như thế không? Chắc chắn là không! Thời nào cũng vậy, chúng ta có thể thấy được điều này xuyên qua ba thái độ sau:
Thái độ vui mừng và đón nhận đầy tinh thần trách nhiệm: Mới đây có một đôi vợ chồng trẻ nói với tôi: Chúng con đã cưới nhau được mấy năm rồi mà chưa có “dấu hiệu” gì cả. Xin cha cầu nguyện cho vợ chồng con sớm có em bé. Ước mong của đôi vợ chồng trẻ trên đây cũng là mong ước của rất nhiều cặp vợ chồng khác. Khi mới cưới nhau họ mong muốn sớm có em bé. Vì thế, họ vui mừng khi biết có em bé đã hình thành trong lòng mẹ. Nhất là khi việc đó đến với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Chính bà Ê-li-sa-bét, khi biết mình có thai đã vui mừng thốt lên rằng: “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25). Tâm trạng của các bậc làm cha mẹ lúc này là: Họ vui mừng chờ đợi ngày em bé chào đời. Họ lo lắng làm thế nào để đứa trẻ chào đời được khỏe mạnh. Cũng vì thế, nên họ tạo mọi điều kiện cho đứa trẻ được lớn lên trong môi trường tốt nhất. Khi đứa trẻ được sinh ra, họ cho đứa trẻ được ăn uống điều độ. Họ giáo dục đứa trẻ một cách toàn diện: nhân bản, tri thức và đạo đức. Họ giúp đứa trẻ vui chơi lành mạnh. Nhờ thế, đứa trẻ lớn lên trở thành người tốt, có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội.
Thái độ vô trách nhiệm hoặc dửng dưng: Rất nhiều bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ trước khi sinh ra. Vô trách nhiệm khi đứa trẻ được chào đời. Họ không sẵn sàng đón nhận đứa trẻ chào đời. Họ không quan tâm giáo dục đứa trẻ nên người. Họ không làm gương sáng. Thậm chí, họ còn làm gương mù gương xấu, đó là lối sống bất hòa, ly thân, ly dị…Để lại hậu quả là: có những đứa trẻ không được chào đời; có những đứa trẻ không được giáo dục về đời sống nhân bản, tri thức và đạo đức; có những đứa đứa trẻ phải trở thành bụi đời, bị băng hoại bởi môi trường xấu; có những đứa trẻ trở thành nạn nhân của sự lạm dụng: lạm dụng tính dục; lạm dụng sức lao động; lạm dụng để làm những điều bất chính. Cuối cùng, chúng trở nên ghánh nặng cho gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Thái độ khước từ sự sống: Nhiều cặp vợ chồng muốn hạn chế việc sinh con cái. Họ muốn theo chủ trương của xã hội là sinh 1 đến 2 con. Có nhiều lý do, nhưng có lẽ lý do trên hết là vì họ ích kỷ không muốn hy sinh. Vì thế, khi vỡ kế hoặch, họ quyết định phá thai. Ngoài ra, có những trường hợp phá thai vì hậu quả của những quan hệ bất chính. Theo thống kê của WHO mỗi năm trên thế giới có khoảng 46 triệu phụ nữ phải nạo phá thai, chỉ có 27 triệu ca nạo phá thai hợp pháp và số còn lại là 19 triệu ca bất hợp pháp. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đứng đầu Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên Thế giới. Bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, chủ yếu là ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên (Nguồn: internet). Thái độ của những người trên đây là thái độ từ chối sự sống. Thái độ của những người này cướp đi quyền sinh tử của Thượng Đế.
Thái độ của chúng ta thì sao? Giáo Hội luôn mời gọi mọi người kitô hữu, nhất là những bậc làm cha mẹ phải biết tôn trọng sự sống ngay từ khi mới hình thành trong lòng mẹ. Không được phép phá thai dưới bất cứ hình thức nào. Vì phá thai là giết người và đó là một tội ác. Giáo luật dạy: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ. 1398). Không chỉ tôn trọng sự sống ngay khi còn ở trong lòng mẹ, mà còn cần phải có trách nhiệm bảo vệ các trẻ em vị thành niên. Phải quan tâm giáo dục chúng nên người, không để chúng rơi vào các tệ nạn xã hội. Không để chúng bị lạm dụng tính dục, sức lao động hay bị lợi dụng để làm những điều bất chính. Thư chung của HĐGM Việt Nam năm 2013 dạy rằng: “Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống, được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống. Vì thế, các bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương sáng của mình” (x. số 6).
Người Mỹ thường nói: “Mỗi một trẻ thơ được sinh ra đều có thể làm Tổng Thống tương lai của Hoa kỳ.” Chúng ta có thể biến hóa câu nói trên thành: “Mỗi đứa trẻ sinh ra có thể là Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, thầy dòng, bà Sr…của Giáo Hội hay trở thành người kitô hữu tốt, một công dân tốt.” Khi có cái nhìn đầy lạc quan và hy vọng như thế, chắc hẳn ai cũng biết tôn trọng sự sống, biết bảo vệ và quan tâm săn sóc các trẻ em. Vì mỗi đứa con sinh ra không đơn giản chỉ là kết quả của tình yêu “tự nhiên”, nhưng là hoa trái, là món quà, và là tặng phẩm mà Thiên Chúa đã thương ban cho chúng ta trong đức tin. Mỗi đứa trẻ còn được Thiên Chúa giao phó cho một sứ mạng tương tự như trẻ Gioan mà chúng ta mừng sinh nhật hôm nay. Ước mong rằng, các bậc cha mẹ luôn biết tôn trọng sự sống của con cái ngay từ khi bắt đầu hình thành trong lòng mẹ. Đồng thời, tất cả các trẻ em ra đời được sự quan tâm và bảo vệ của mọi người.
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tôn trọng sự sống, quan tâm bảo vệ các trẻ em và giúp chúng nên người. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 24 tháng 6 năm 2017
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe tường thuật lại biến cố Thánh Gioan Tẩy Giả được sinh ra. Biến cố này không chỉ là niềm vui cho ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét, mà còn là niềm vui cho cả dòng tộc và làng xóm láng giềng xung quanh. Thánh sử Luca cho ta biết, khi Gioan được sinh ra,“láng giềng bà con nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà” (Lc 1,58). Đoạn Tin mừng hôm nay cũng kể lại việc đặt tên cho con trẻ sau biến cố Gioan được sinh ra tám ngày. Đây cũng là một việc lạ lùng và thể hiện sự quan tâm của ông bà và anh em họ hàng. Thánh Luca kể lại: “Họ lấy tên Da-ca-ri-a của cha nó mà đặt cho nó. Nhưng bà mẹ đáp lại rằng: Không được, nó sẽ gọi tên là Gioan. Họ bảo bà rằng: Không ai trong họ hàng bà có tên đó. Và họ làm hiệu hỏi cha con trẻ muốn gọi tên gì. Ông xin một tấm bảng và viết: Tên nó là Gioan. Và mọi người đều bỡ ngỡ. Bỗng chốc lưỡi ông mở ra, và ông liền chúc tụng Chúa. Mọi người lân cận đều kinh hãi. Và trên khắp miền núi xứ Giuđêa, người ta loan truyền mọi việc đó. Hết thảy những ai nghe biết đều để bụng nghĩ rằng: Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó” (Lc 1,59-66). Sau đó, Thánh Luca tóm gọn cuộc sống ẩn dật của Thánh Gioan Tẩy Giả trong câu kết của đoạn Tin mừng: “Con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng: nó ở trong hoang địa cho đến ngày tỏ mình ra cùng dân Israel” (Lc 1, 80).
Cả hai biến cố trên đây (ngày sinh và ngày đặt tên) và việc “con trẻ lớn lên, mạnh mẽ trong lòng” cho chúng ta thấy niềm vui mừng và sự quan tâm săn sóc không chỉ của vợ chồng ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét mà còn là niềm vui và sự quan tâm của cả dòng tộc, của láng giềng đối với sự chào đời và lớn lên của trẻ Gioan. Vậy, thử hỏi phải chăng con trẻ nào cũng được đón chào và quan tâm như thế không? Chắc chắn là không! Thời nào cũng vậy, chúng ta có thể thấy được điều này xuyên qua ba thái độ sau:
Thái độ vui mừng và đón nhận đầy tinh thần trách nhiệm: Mới đây có một đôi vợ chồng trẻ nói với tôi: Chúng con đã cưới nhau được mấy năm rồi mà chưa có “dấu hiệu” gì cả. Xin cha cầu nguyện cho vợ chồng con sớm có em bé. Ước mong của đôi vợ chồng trẻ trên đây cũng là mong ước của rất nhiều cặp vợ chồng khác. Khi mới cưới nhau họ mong muốn sớm có em bé. Vì thế, họ vui mừng khi biết có em bé đã hình thành trong lòng mẹ. Nhất là khi việc đó đến với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Chính bà Ê-li-sa-bét, khi biết mình có thai đã vui mừng thốt lên rằng: “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời” (Lc 1,25). Tâm trạng của các bậc làm cha mẹ lúc này là: Họ vui mừng chờ đợi ngày em bé chào đời. Họ lo lắng làm thế nào để đứa trẻ chào đời được khỏe mạnh. Cũng vì thế, nên họ tạo mọi điều kiện cho đứa trẻ được lớn lên trong môi trường tốt nhất. Khi đứa trẻ được sinh ra, họ cho đứa trẻ được ăn uống điều độ. Họ giáo dục đứa trẻ một cách toàn diện: nhân bản, tri thức và đạo đức. Họ giúp đứa trẻ vui chơi lành mạnh. Nhờ thế, đứa trẻ lớn lên trở thành người tốt, có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội.
Thái độ vô trách nhiệm hoặc dửng dưng: Rất nhiều bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ trước khi sinh ra. Vô trách nhiệm khi đứa trẻ được chào đời. Họ không sẵn sàng đón nhận đứa trẻ chào đời. Họ không quan tâm giáo dục đứa trẻ nên người. Họ không làm gương sáng. Thậm chí, họ còn làm gương mù gương xấu, đó là lối sống bất hòa, ly thân, ly dị…Để lại hậu quả là: có những đứa trẻ không được chào đời; có những đứa trẻ không được giáo dục về đời sống nhân bản, tri thức và đạo đức; có những đứa đứa trẻ phải trở thành bụi đời, bị băng hoại bởi môi trường xấu; có những đứa trẻ trở thành nạn nhân của sự lạm dụng: lạm dụng tính dục; lạm dụng sức lao động; lạm dụng để làm những điều bất chính. Cuối cùng, chúng trở nên ghánh nặng cho gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Thái độ khước từ sự sống: Nhiều cặp vợ chồng muốn hạn chế việc sinh con cái. Họ muốn theo chủ trương của xã hội là sinh 1 đến 2 con. Có nhiều lý do, nhưng có lẽ lý do trên hết là vì họ ích kỷ không muốn hy sinh. Vì thế, khi vỡ kế hoặch, họ quyết định phá thai. Ngoài ra, có những trường hợp phá thai vì hậu quả của những quan hệ bất chính. Theo thống kê của WHO mỗi năm trên thế giới có khoảng 46 triệu phụ nữ phải nạo phá thai, chỉ có 27 triệu ca nạo phá thai hợp pháp và số còn lại là 19 triệu ca bất hợp pháp. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đứng đầu Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên Thế giới. Bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, chủ yếu là ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên (Nguồn: internet). Thái độ của những người trên đây là thái độ từ chối sự sống. Thái độ của những người này cướp đi quyền sinh tử của Thượng Đế.
Thái độ của chúng ta thì sao? Giáo Hội luôn mời gọi mọi người kitô hữu, nhất là những bậc làm cha mẹ phải biết tôn trọng sự sống ngay từ khi mới hình thành trong lòng mẹ. Không được phép phá thai dưới bất cứ hình thức nào. Vì phá thai là giết người và đó là một tội ác. Giáo luật dạy: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ. 1398). Không chỉ tôn trọng sự sống ngay khi còn ở trong lòng mẹ, mà còn cần phải có trách nhiệm bảo vệ các trẻ em vị thành niên. Phải quan tâm giáo dục chúng nên người, không để chúng rơi vào các tệ nạn xã hội. Không để chúng bị lạm dụng tính dục, sức lao động hay bị lợi dụng để làm những điều bất chính. Thư chung của HĐGM Việt Nam năm 2013 dạy rằng: “Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống, được khơi nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống. Vì thế, các bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương sáng của mình” (x. số 6).
Người Mỹ thường nói: “Mỗi một trẻ thơ được sinh ra đều có thể làm Tổng Thống tương lai của Hoa kỳ.” Chúng ta có thể biến hóa câu nói trên thành: “Mỗi đứa trẻ sinh ra có thể là Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, thầy dòng, bà Sr…của Giáo Hội hay trở thành người kitô hữu tốt, một công dân tốt.” Khi có cái nhìn đầy lạc quan và hy vọng như thế, chắc hẳn ai cũng biết tôn trọng sự sống, biết bảo vệ và quan tâm săn sóc các trẻ em. Vì mỗi đứa con sinh ra không đơn giản chỉ là kết quả của tình yêu “tự nhiên”, nhưng là hoa trái, là món quà, và là tặng phẩm mà Thiên Chúa đã thương ban cho chúng ta trong đức tin. Mỗi đứa trẻ còn được Thiên Chúa giao phó cho một sứ mạng tương tự như trẻ Gioan mà chúng ta mừng sinh nhật hôm nay. Ước mong rằng, các bậc cha mẹ luôn biết tôn trọng sự sống của con cái ngay từ khi bắt đầu hình thành trong lòng mẹ. Đồng thời, tất cả các trẻ em ra đời được sự quan tâm và bảo vệ của mọi người.
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho mỗi người chúng con luôn biết tôn trọng sự sống, quan tâm bảo vệ các trẻ em và giúp chúng nên người. Amen
Lm. Anthony Trung Thành