Hôn nhân nôi phát triển nhân cách cùng nuôi dưỡng sự sống con người
Đời sống trong xã hội ngày càng có nhiều thay đổi về nếp sống nhân sinh quan, về ý thức hệ chính trị, kinh tế, về văn hóa và cả luân lý tinh thần nữa.
Xưa nay từ hàng chục thế kỷ, nếp sống hôn nhân gia đình theo truyền thống luân lý tôn giáo ăn rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội con người. Nên khi đề cập đến hôn nhân, hình ảnh một người nam và một người nữ vào lứa tuổi trưởng thành yêu nhau, kết hợp lấy nhau, cùng nhau xây dựng một gia đình nổi bật lên chính yếu, cùng là điều tự nhiên hợp với trật tự thiên nhiên trong đời sống.
Và từ nền tảng đó, họ không chỉ yêu nhau, lo cho nhau, mà họ còn trở thành người cha, người mẹ. Vì Đấng Tạo Hóa đã phú bẩm khắc ghi sẵn mầm sự sống nơi mỗi con người. Nên khi hai yếu tố mầm sự sống - tế bào sự sống gốc - của người nam phối hợp với tế bào mầm sự sống gốc nơi người nữ, sẽ nảy sinh sự sống mới là người con.
Đó là con đường thiên nhiên đã sắp dọn để dòng giống con người nhân loại được phát triển gìn giữ nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và đó cũng là chúc phúc lành của Trời cao cho con người.
Là cha mẹ, họ đón nhận sự sống người con trong niềm vui hạnh phúc. Họ sinh thành nuôi dậy những người con của mình với tình yêu thương và trách nhiệm trong tâm tình tạ ơn Đấng Tạo Hóa.
Đó là theo tiến trình tự nhiên mà Trời cao đã phú ban khắc ghi vào nơi con người.
Nhưng theo đà phát triển văn hóa xã hội con người thời đại, quan niệm về một đời sống hôn nhân gia đình như thế không còn đứng vững nữa.
Con người có suy nghĩ khác về hôn nhân. Hôn nhân không chỉ giới hạn vào một người nam và một người nữ với nhau suốt đời. Hôn nhân có thể là một đời sống trong tình yêu và chung hợp giữa hai người cùng giới tính người nam với người nam, người phụ nữ với người phụ nữ!
Còn con cái không phải là chính yếu của đời hôn nhân. Quan trọng là hai người yêu nhau, lo cho nhau. Còn con cái có thể, nếu muốn, hoặc đi nhận con nuôi, hay đi thuê sinh con mướn…
Trên thế giới ngày nay, nơi nhiều xã hội, chuyện hôn nhân đồng giới tính không còn là một tội luân lý, không còn là điều cấm kỵ nữa.
Về mặt luật pháp, đã có nhiều tranh luận gay cấn từ hàng chục năm nay về vấn đề này. Càng ngày càng có nhiều biểu tình xuống đường đòi cho được quyền bình đẳng như nhau về hai quan niệm hôn nhân giữa hai người khác giới tính cũng như hai người đồng giới tính với nhau. Và nhiều nước đã làm thành luật chấp thuận cho hai người đồng giới tính cưới nhau bình đẳng được hưởng mọi quyền lợi theo luật pháp quy định như hôn nhân giữa hai người khác giới tính xưa nay.
Quốc Hội nước Cộng hòa liên bang Đức hôm 30.06.2017 đã biểu quyết chấp thuận công nhận hôn nhân cho mọi người, hôn nhân có thể là giữa hai người nam và nữ, và cũng có thể là giữa hai người đồng giới tính với nhau, Và vì hôn nhân đồng giới tính không thể sinh con, nên những người chọn hôn nhân theo đồng giới tính được quyền nhận con nuôi, giống như con mình sinh ra.
Cánh cổng, cánh cửa về đời sống hôn nhân theo pháp luật đã mở rộng ra để ngỏ cho mọi người, tùy theo họ lựa chọn. Hay nói cách khác, quan niệm về hôn nhân được những nhà làm luật lệ trong đời sống chính trị xã hội suy diễn thành ra khác ( có thể mới lạ lùng!), không còn theo quan niệm truyền thống xưa nay trong xã hội nữa.
Hội Thánh Công Giáo nước Đức tôn trọng luật pháp quốc gia. Nhưng không đồng ý bằng lòng với việc mở cánh cửa hôn nhân cho mọi người như thế.
Hội Thánh Công Giáo có sứ mạng được Thiên Chúa trao phó gìn giữ bảo vệ sự sống con người, trong đó đời sống hôn nhân là cây cột chính quan trọng căn bản cho niềm vui hạnh phúc cùng phát triển nhân cách đời sống con người
Hôn nhân theo giáo huấn dựa trên nền tảng thiên nhiên do Thiên Chúa đã tạo dựng là giữa một người nam và một người nữ. Nơi nôi tổ ấm này hai người họ bổ túc cho nhau, cùng nhau phát triển nhân cách trở thành cha, mẹ, gìn giữ bảo vệ nhau, và sự sống mới là người con thành hình ra đời được.
Nơi tổ ấm hôn nhân gia đình, người con của họ được chính cha mẹ nuôi dưỡng, bảo vệ, giáo dục. Và người con học được, có kinh nghiệm về tình yêu, về đời sống làm người từ nơi cha mẹ sinh thành ra mình. Nhất là những nền giáo dục về tinh thần tôn gíao, đạo đức sống làm người.
Nhà triết học Kant ( 1724-1804) theo khía cạnh sinh vật học đã cho rằng: Mục đích của thiên nhiên ở nơi những giới tính khác nhau cùng chung hợp với nhau là sự truyền giống duy nhất, theo nghĩa hình thức duy trì. Và như thế được phép rút ra hệ luận: điều xử dụng trái với thiên nhiên về giới tính tự nó phản ảnh làm tổn hại bổn phận tới mức cao độ. Cung cách tự sáng chế ra gánh nặng đó là điều trái với phong tục.
Trong Kinh Thánh, khi tạo dựng vũ trụ, Thiên Chúa đã tạo dựng có người Nam và có người Nữ theo hình ảnh của Người ( St. 1,27). Rồi Thiên Chúa chúc phúc cho họ. Người truyền cho họ sống kết hợp với nhau sinh sôi nẩy nở con cái cho dòng giống được lan truyền, được tiếp tục. Và Thiên Chúa tin tưởng trao vào tay họ trái đất làm khu vườn , làm ngôi nhà cho con người sinh sống.
Sự liên kết giữa người nam và người nữ không chỉ duy cho giống nòi được lưu truyền nối tiếp, nhưng nhiều hơn theo hướng căn bản đời sống tinh thần của con người. Nên sự chung hợp giữa hai giới tính trong khía cạnh tinh thần phát sinh đưa đến những kết qủa lạ lùng tốt đẹp.
Theo nhà thơ Getrud von le Fort ( 1876-1971) đã có suy tư đời sống hôn nhân theo thiên nhiên giữa hai người nam và nữ trong bối cảnh văn hóa phát sinh sự căng thẳng hướng về một thái cực, ở chỗ người chồng là tinh thần cho người vợ, và ngược lại người vợ là cho người chồng. Ở nơi người chồng, người vợ tìm nhận ra một nửa con người mình. Và ngược lại nơi người vợ, người chồng tìm nhận ra một nửa con người mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxico đã khẳng định, hôn nhân là sự chung hợp nên một giữa hai người nam và nữ, như Thiên Chúa đã tạo dựng nên họ giống hình ảnh Người. Hình ảnh của Người không là người nam, nhưng là người nam và người nữ. Hai người chung hợp lại, họ trở nên một xương thịt.
Khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã phân loại giới tính nơi con người khác biệt nhau là tế bào khởi thủy để cho sự sống được phát triển tiếp nối trong tiến trình chung sống hòa hợp giữa yếu tố nam và nữ, âm và dương ( St 1, 27). Nên nếp sống giữa hai người đồng giới tính, theo trật tự thiên nhiên không thể nảy sinh ra sự sống của con cái được, mở ra nguy cơ sự chia rẽ về quan niệm hôn nhân, và cũng có thể gây ra sự hỗn loạn chao đảo về mặt luật lệ.
Hội Thánh Công Giáo tôn trọng nếp sống giữa hai người đồng giới tính. Nhưng không coi đó là hôn nhân.
Đời sống hôn nhân theo trật tự thiên nhiên cùng truyền thống giữa người nam và người nữ là căn bản, là chúc lành của Thiên Chúa, phải được duy trì và cùng được luật pháp xã hội tôn trọng bảo vệ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đời sống trong xã hội ngày càng có nhiều thay đổi về nếp sống nhân sinh quan, về ý thức hệ chính trị, kinh tế, về văn hóa và cả luân lý tinh thần nữa.
Xưa nay từ hàng chục thế kỷ, nếp sống hôn nhân gia đình theo truyền thống luân lý tôn giáo ăn rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội con người. Nên khi đề cập đến hôn nhân, hình ảnh một người nam và một người nữ vào lứa tuổi trưởng thành yêu nhau, kết hợp lấy nhau, cùng nhau xây dựng một gia đình nổi bật lên chính yếu, cùng là điều tự nhiên hợp với trật tự thiên nhiên trong đời sống.
Và từ nền tảng đó, họ không chỉ yêu nhau, lo cho nhau, mà họ còn trở thành người cha, người mẹ. Vì Đấng Tạo Hóa đã phú bẩm khắc ghi sẵn mầm sự sống nơi mỗi con người. Nên khi hai yếu tố mầm sự sống - tế bào sự sống gốc - của người nam phối hợp với tế bào mầm sự sống gốc nơi người nữ, sẽ nảy sinh sự sống mới là người con.
Đó là con đường thiên nhiên đã sắp dọn để dòng giống con người nhân loại được phát triển gìn giữ nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và đó cũng là chúc phúc lành của Trời cao cho con người.
Là cha mẹ, họ đón nhận sự sống người con trong niềm vui hạnh phúc. Họ sinh thành nuôi dậy những người con của mình với tình yêu thương và trách nhiệm trong tâm tình tạ ơn Đấng Tạo Hóa.
Đó là theo tiến trình tự nhiên mà Trời cao đã phú ban khắc ghi vào nơi con người.
Nhưng theo đà phát triển văn hóa xã hội con người thời đại, quan niệm về một đời sống hôn nhân gia đình như thế không còn đứng vững nữa.
Con người có suy nghĩ khác về hôn nhân. Hôn nhân không chỉ giới hạn vào một người nam và một người nữ với nhau suốt đời. Hôn nhân có thể là một đời sống trong tình yêu và chung hợp giữa hai người cùng giới tính người nam với người nam, người phụ nữ với người phụ nữ!
Còn con cái không phải là chính yếu của đời hôn nhân. Quan trọng là hai người yêu nhau, lo cho nhau. Còn con cái có thể, nếu muốn, hoặc đi nhận con nuôi, hay đi thuê sinh con mướn…
Trên thế giới ngày nay, nơi nhiều xã hội, chuyện hôn nhân đồng giới tính không còn là một tội luân lý, không còn là điều cấm kỵ nữa.
Về mặt luật pháp, đã có nhiều tranh luận gay cấn từ hàng chục năm nay về vấn đề này. Càng ngày càng có nhiều biểu tình xuống đường đòi cho được quyền bình đẳng như nhau về hai quan niệm hôn nhân giữa hai người khác giới tính cũng như hai người đồng giới tính với nhau. Và nhiều nước đã làm thành luật chấp thuận cho hai người đồng giới tính cưới nhau bình đẳng được hưởng mọi quyền lợi theo luật pháp quy định như hôn nhân giữa hai người khác giới tính xưa nay.
Quốc Hội nước Cộng hòa liên bang Đức hôm 30.06.2017 đã biểu quyết chấp thuận công nhận hôn nhân cho mọi người, hôn nhân có thể là giữa hai người nam và nữ, và cũng có thể là giữa hai người đồng giới tính với nhau, Và vì hôn nhân đồng giới tính không thể sinh con, nên những người chọn hôn nhân theo đồng giới tính được quyền nhận con nuôi, giống như con mình sinh ra.
Cánh cổng, cánh cửa về đời sống hôn nhân theo pháp luật đã mở rộng ra để ngỏ cho mọi người, tùy theo họ lựa chọn. Hay nói cách khác, quan niệm về hôn nhân được những nhà làm luật lệ trong đời sống chính trị xã hội suy diễn thành ra khác ( có thể mới lạ lùng!), không còn theo quan niệm truyền thống xưa nay trong xã hội nữa.
Hội Thánh Công Giáo nước Đức tôn trọng luật pháp quốc gia. Nhưng không đồng ý bằng lòng với việc mở cánh cửa hôn nhân cho mọi người như thế.
Hội Thánh Công Giáo có sứ mạng được Thiên Chúa trao phó gìn giữ bảo vệ sự sống con người, trong đó đời sống hôn nhân là cây cột chính quan trọng căn bản cho niềm vui hạnh phúc cùng phát triển nhân cách đời sống con người
Hôn nhân theo giáo huấn dựa trên nền tảng thiên nhiên do Thiên Chúa đã tạo dựng là giữa một người nam và một người nữ. Nơi nôi tổ ấm này hai người họ bổ túc cho nhau, cùng nhau phát triển nhân cách trở thành cha, mẹ, gìn giữ bảo vệ nhau, và sự sống mới là người con thành hình ra đời được.
Nơi tổ ấm hôn nhân gia đình, người con của họ được chính cha mẹ nuôi dưỡng, bảo vệ, giáo dục. Và người con học được, có kinh nghiệm về tình yêu, về đời sống làm người từ nơi cha mẹ sinh thành ra mình. Nhất là những nền giáo dục về tinh thần tôn gíao, đạo đức sống làm người.
Nhà triết học Kant ( 1724-1804) theo khía cạnh sinh vật học đã cho rằng: Mục đích của thiên nhiên ở nơi những giới tính khác nhau cùng chung hợp với nhau là sự truyền giống duy nhất, theo nghĩa hình thức duy trì. Và như thế được phép rút ra hệ luận: điều xử dụng trái với thiên nhiên về giới tính tự nó phản ảnh làm tổn hại bổn phận tới mức cao độ. Cung cách tự sáng chế ra gánh nặng đó là điều trái với phong tục.
Trong Kinh Thánh, khi tạo dựng vũ trụ, Thiên Chúa đã tạo dựng có người Nam và có người Nữ theo hình ảnh của Người ( St. 1,27). Rồi Thiên Chúa chúc phúc cho họ. Người truyền cho họ sống kết hợp với nhau sinh sôi nẩy nở con cái cho dòng giống được lan truyền, được tiếp tục. Và Thiên Chúa tin tưởng trao vào tay họ trái đất làm khu vườn , làm ngôi nhà cho con người sinh sống.
Sự liên kết giữa người nam và người nữ không chỉ duy cho giống nòi được lưu truyền nối tiếp, nhưng nhiều hơn theo hướng căn bản đời sống tinh thần của con người. Nên sự chung hợp giữa hai giới tính trong khía cạnh tinh thần phát sinh đưa đến những kết qủa lạ lùng tốt đẹp.
Theo nhà thơ Getrud von le Fort ( 1876-1971) đã có suy tư đời sống hôn nhân theo thiên nhiên giữa hai người nam và nữ trong bối cảnh văn hóa phát sinh sự căng thẳng hướng về một thái cực, ở chỗ người chồng là tinh thần cho người vợ, và ngược lại người vợ là cho người chồng. Ở nơi người chồng, người vợ tìm nhận ra một nửa con người mình. Và ngược lại nơi người vợ, người chồng tìm nhận ra một nửa con người mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxico đã khẳng định, hôn nhân là sự chung hợp nên một giữa hai người nam và nữ, như Thiên Chúa đã tạo dựng nên họ giống hình ảnh Người. Hình ảnh của Người không là người nam, nhưng là người nam và người nữ. Hai người chung hợp lại, họ trở nên một xương thịt.
Khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã phân loại giới tính nơi con người khác biệt nhau là tế bào khởi thủy để cho sự sống được phát triển tiếp nối trong tiến trình chung sống hòa hợp giữa yếu tố nam và nữ, âm và dương ( St 1, 27). Nên nếp sống giữa hai người đồng giới tính, theo trật tự thiên nhiên không thể nảy sinh ra sự sống của con cái được, mở ra nguy cơ sự chia rẽ về quan niệm hôn nhân, và cũng có thể gây ra sự hỗn loạn chao đảo về mặt luật lệ.
Hội Thánh Công Giáo tôn trọng nếp sống giữa hai người đồng giới tính. Nhưng không coi đó là hôn nhân.
Đời sống hôn nhân theo trật tự thiên nhiên cùng truyền thống giữa người nam và người nữ là căn bản, là chúc lành của Thiên Chúa, phải được duy trì và cùng được luật pháp xã hội tôn trọng bảo vệ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long