“Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.” Đó là nhận định của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt qua sự kiện nhà cầm quyền huy động côn đồ, các cán bộ của xã, thị xã và tỉnh cũng như an ninh thường phục, công an, các bà trong Hội Phụ Nữ đến đập phá, tháo dỡ Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng của niềm tin Công Giáo và đánh đập các Đan sỹ Đan viện Thiên An, chỉ vì nhà đương quyền đặt lợi ích chính trị, vật chất, kinh tế, lên trên tất cả các giá trị tâm linh, tinh thần.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt cũng nhấn mạnh: “Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn xã hội hiện tại ... Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước”.
Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.
Sau chuyến viếng thăm này, ngài đã đồng ý cho Pv. Huyền Trang - Tin Mừng cho Người Nghèo (GNsP) một cuộc phỏng vấn về thực trạng xã hội Việt Nam dưới lăng kính sự kiện nhà cầm quyền chà đạp niềm tin Tôn giáo và hành hung các Đan sỹ ĐVTA.
Xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn của Huyền Trang:
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, chúng con được biết vào ngày 10.07, phái đoàn của ngài đã vượt hơn 640km đến thăm và dâng lễ tại ĐVTA. Xin Đức TGM có thể kể cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này?
Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trước hết chúng tôi được nghe tin ĐVTA bị tai nạn, chúng tôi luôn ray rứt và muốn đến thăm các anh em. Nhân dịp vừa rồi gần với dịp lễ Thánh Biển Đức là Bổn Mạng của ĐVTA và Đan viện Châu Sơn, chúng tôi đã thu xếp được một số thời gian, quyết tâm đến thăm viếng, chia sẻ, động viên những người anh em của mình.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, nhiều người cho rằng, hình ảnh các Đan sỹ bị đánh đập, đàn áp, biểu tượng Thánh thiêng của niềm tin Công Giáo bị xúc phạm là “bóng dáng của bách đạo thời Văn Thân, triều Nguyễn năm xưa”. Xin ngài cho chúng con nhận xét về ý kiến này?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Khi đi thăm ĐVTA và cho đến khi trở về, cảm giác trong tôi đọng lại là đau và xót. Đau buồn trước hết là Thánh Giá bị đập vỡ. Thánh Giá là biểu tượng cao nhất của Tôn giáo – Đạo chúng ta, là biểu tượng của tình yêu thương, của sự hiền lành khiêm nhường và Lòng thương xót của Thiên Chúa. Với biểu tượng thánh thiêng đẹp như vậy lại bị xúc phạm thì nói lên một điều thật là đáng buồn.
Các Đan sỹ là những người không có một tấc sắt trong tay. Qua những video đã được ghi lại, các thầy rất hiền lành, không có chủ ý đánh ai, không manh động, chỉ bảo vệ Thánh Giá là niềm tin của mình, đó là Thiên Chúa tràn đầy tình yêu thương, Lòng thương xót dâng đầy. Vì thế các Thầy muốn bảo vệ. Thế nhưng tất cả những người đã xúc phạm đến những người hiền lành nhất, đến tình cảm cao quý nhất, thì thật đáng buồn cho xã hội hôm nay.
Tình trạng xót xa vì các giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo ngược. Chúng ta thấy những người quan tâm đến thế giới, đến con người, đến đất nước, không khỏi xót xa khi thấy tất cả những điều cao quý nhất của nhân loại, của con người, của đất nước bị xúc phạm như thế.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, ngay sau sự kiện các Đan sỹ ĐVTA bị đàn áp, đánh đập… trên một tờ báo của Hội Thừa sai Paris, Pháp, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã kể lại sự kiện ĐVTA, ngài còn nêu ra các hiện trạng nhức nhối đã, đang xảy ra tại Giáo Hội VN như: quyền tự do tôn giáo ở VN bị kềm kẹp, thảm họa Formosa, nhiều Kitô Hữu có tiếng nói khác nhà cầm quyền cs bị bắt bỏ tù và trục xuất ra khỏi quê hương… Ngài nhận định ra sao về nội dung bài phỏng vấn đó?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Đức TGM Giuse Linh đã nói tổng quát những băn khoăn, trăn trở của tất cả mọi người không chỉ giới Tôn Giáo, đặc biệt Công Giáo mà còn tất cả của những tâm hồn thành tâm thiện chí đối với những giá trị như tôi vừa nói, bị xúc phạm, bị đảo lộn, bị đảo ngược. Tất cả những ai quan tâm đến thế giới, đến con người, đến Giáo Hội đều phải quan tâm đến những điều này.
Khi đề cập đến những vấn đề của Thiên An có những điều sâu xa hơn và thực sự những người quan tâm lấy làm lo ngại, chẳng hạn như những giá trị bị đảo lộn. Chúng ta vẫn thường có bậc thang giá trị tinh thần cao hơn vật chất. Khi nào vật chất cao hơn tinh thần đó là dấu hiệu suy thoái của xã hội rất đáng ngại. Trong những trường hợp người ta khinh thường những tập tục Tôn giáo, khinh thường những con người hiến thân, điều này nói lên tình trạng đặt vật chất cao hơn tinh thần. Hay xưa nay, người ta vẫn còn đề cao Tôn giáo, kính trọng Tôn giáo, những người tu hành, cũng như những cơ sở Tôn giáo. Khi người ta đề cao tiền bạc, kinh doanh, lợi nhuận. Nếu hai bên không xâm phạm đến nhau thì đã suy thoái rồi. Còn đằng này khi trực diện người ta đặt kinh doanh lợi nhuận để tàn phá Tôn giáo, để làm kinh tế thì phải nói là mức suy thoái nó thê thảm.
Chúng ta phải nói đến khái niệm bị đảo ngược, chẳng hạn như khái niệm về Quốc gia. Quốc gia không phải là cái gì trừu tượng. Ngày xưa chúng ta biểu tượng Quốc gia bằng những từ như đất nước, non sông, là những gì gần gũi thân thương. Quốc gia không phải là một biểu tượng trừu tượng thế nhưng nó là đất, là nước, là sông, là núi. Quê hương gắn liền với Quốc gia sông núi là vẻ đẹp tự nhiên, làm nên vẻ đẹp của Dân tộc. Nếu vì kinh tế mà tàn phá thiên nhiên thì chúng ta tàn phá đất nước. Khi người ta vì kinh tế lợi nhuận mà người ta bán đất, bán rừng thì đó là bán nước rồi. Đó là một hình tượng đất nước cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà chúng ta vẫn thường dùng xưa nay.
Đâu là những ý niệm về khái niệm chính quyền. Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.
Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề của Thiên An ở góc độ sâu xa hơn nhiều như vậy, chúng ta mới thấy đáng sợ và đáng báo động cho tương lai của đất nước, cho tương lai Giáo Hội của chúng ta.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, sau một chuỗi các sự kiện gần đây xảy ra tại Giáo phận Vinh, Đan viện Thiên An, mà đích thân Đức TGM đã đến thăm, chứng kiến và khích lệ ngài có lời nhắn nhủ gì đến các Cha, các Đan sỹ cũng như bà con Giáo dân?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Trong bài phỏng vấn của Đức TGM Giuse Linh, ngài cũng nói nguyên nhân sâu xa đó chính là không công nhận quyền tư hữu [đất đai], đó chính là cái đã xảy ra những xáo trộn tại đất nước chúng ta. Bởi vì, người ta thống kê tất cả những vụ xáo trộn tại đất nước đến 77% là đất đai. Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước. Nếu chúng ta ý thức được vấn đề thì những người tâm huyết, những người thực sự có lòng yêu nước phải giải quyết các vấn đề đó, dù có đụng chạm, đến đâu, đến ai. Vì tương lai và vì những điều tốt đẹp cho dân tộc, cho đất nước thì thấy những điều sai sót phải giải quyết. Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn đất đai hiện tại.
Cho nên chúng tôi hy vọng tất cả mọi người cùng góp ý nhất là những người có quyền trong Quốc hội làm sao phải thay đổi, sửa đổi Luật về đất đai để tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] của con người. Có như thế mới có thể khắc phục những rối loạn đang xảy ra cho đất nước chúng ta. Qua những vấn đề đất đai là mồi cho tham nhũng, hối lộ, đàn áp, bất công. Bởi vì, nếu muốn xây dựng xã hội, cần xây trên nền tảng vững vàng, dựa trên định luật chung của con người, nên quyền tư hữu [đất đai] là quyền không thể nào chối bỏ được. Còn nếu chúng ta chỉ xây dựng xã hội trên vật chất, trên ý thức hệ, dùng tất cả mọi thủ đoạn để bảo vệ những sai trái của mình thì xã hội đó không tốt và chắc chắn nó sẽ không vững bền được. Vì thế, tôi mong muốn làm sao tất cả mọi người cùng hiểu biết vấn đề và cùng giải quyết vấn đề thực sự nó như thế.
Tôi rất ấn tượng hình ảnh các Đan sỹ ôm lấy cây Thánh giá, bảo vệ Thánh giá bất chấp tất cả những bạo lực ở xung quanh. Đó là một biểu tượng đẹp của các giá trị. Lời cuối tôi cũng mong sao cho đất nước, xã hội của chúng ta tôn trọng những giá trị cao đẹp của Tâm linh, Tôn giáo và Dân tộc vì khi xã hội được xây dựng trên những giá trị cao đẹp mới có thể bền vững. Còn chúng ta không xây dựng trên những giá trị cao đẹp thay vào đó là những giá trị quá tầm thường thì sẽ mau chóng tàn lụi. Cho nên chúng ta phải luôn luôn xây dựng xã hội trên những giá trị cao quý như là Tôn giáo, Sự thật, Công lý. Mấu chốt của tất cả mọi rắc rối trong xã hội VN hôm nay là quyền tư hữu [đất đai] không có. Thế thì mọi người cùng nhận thức vấn đề và cùng quyết tâm sửa sai cũng như làm lại một nền tảng vững chắc là điều mà tôi mong muốn. Như thế đất nước chúng ta sẽ vững vàng và những giá trị Tôn giáo được đề cao, những giá trị tâm linh tinh thần mới có thể phát huy thì con người mới có thể sống cao quý được.
GNsP: Chúng con xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khỏe ngài.
ĐTGM Giuse viếng Tượng Chúa ở Thiên An. |
ĐTGM Giuse viếng Tượng Chúa ở Thiên An. |
Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.
Sau chuyến viếng thăm này, ngài đã đồng ý cho Pv. Huyền Trang - Tin Mừng cho Người Nghèo (GNsP) một cuộc phỏng vấn về thực trạng xã hội Việt Nam dưới lăng kính sự kiện nhà cầm quyền chà đạp niềm tin Tôn giáo và hành hung các Đan sỹ ĐVTA.
Xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn của Huyền Trang:
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, chúng con được biết vào ngày 10.07, phái đoàn của ngài đã vượt hơn 640km đến thăm và dâng lễ tại ĐVTA. Xin Đức TGM có thể kể cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này?
Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trước hết chúng tôi được nghe tin ĐVTA bị tai nạn, chúng tôi luôn ray rứt và muốn đến thăm các anh em. Nhân dịp vừa rồi gần với dịp lễ Thánh Biển Đức là Bổn Mạng của ĐVTA và Đan viện Châu Sơn, chúng tôi đã thu xếp được một số thời gian, quyết tâm đến thăm viếng, chia sẻ, động viên những người anh em của mình.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, nhiều người cho rằng, hình ảnh các Đan sỹ bị đánh đập, đàn áp, biểu tượng Thánh thiêng của niềm tin Công Giáo bị xúc phạm là “bóng dáng của bách đạo thời Văn Thân, triều Nguyễn năm xưa”. Xin ngài cho chúng con nhận xét về ý kiến này?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Khi đi thăm ĐVTA và cho đến khi trở về, cảm giác trong tôi đọng lại là đau và xót. Đau buồn trước hết là Thánh Giá bị đập vỡ. Thánh Giá là biểu tượng cao nhất của Tôn giáo – Đạo chúng ta, là biểu tượng của tình yêu thương, của sự hiền lành khiêm nhường và Lòng thương xót của Thiên Chúa. Với biểu tượng thánh thiêng đẹp như vậy lại bị xúc phạm thì nói lên một điều thật là đáng buồn.
Các Đan sỹ là những người không có một tấc sắt trong tay. Qua những video đã được ghi lại, các thầy rất hiền lành, không có chủ ý đánh ai, không manh động, chỉ bảo vệ Thánh Giá là niềm tin của mình, đó là Thiên Chúa tràn đầy tình yêu thương, Lòng thương xót dâng đầy. Vì thế các Thầy muốn bảo vệ. Thế nhưng tất cả những người đã xúc phạm đến những người hiền lành nhất, đến tình cảm cao quý nhất, thì thật đáng buồn cho xã hội hôm nay.
Tình trạng xót xa vì các giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo ngược. Chúng ta thấy những người quan tâm đến thế giới, đến con người, đến đất nước, không khỏi xót xa khi thấy tất cả những điều cao quý nhất của nhân loại, của con người, của đất nước bị xúc phạm như thế.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, ngay sau sự kiện các Đan sỹ ĐVTA bị đàn áp, đánh đập… trên một tờ báo của Hội Thừa sai Paris, Pháp, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã kể lại sự kiện ĐVTA, ngài còn nêu ra các hiện trạng nhức nhối đã, đang xảy ra tại Giáo Hội VN như: quyền tự do tôn giáo ở VN bị kềm kẹp, thảm họa Formosa, nhiều Kitô Hữu có tiếng nói khác nhà cầm quyền cs bị bắt bỏ tù và trục xuất ra khỏi quê hương… Ngài nhận định ra sao về nội dung bài phỏng vấn đó?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Đức TGM Giuse Linh đã nói tổng quát những băn khoăn, trăn trở của tất cả mọi người không chỉ giới Tôn Giáo, đặc biệt Công Giáo mà còn tất cả của những tâm hồn thành tâm thiện chí đối với những giá trị như tôi vừa nói, bị xúc phạm, bị đảo lộn, bị đảo ngược. Tất cả những ai quan tâm đến thế giới, đến con người, đến Giáo Hội đều phải quan tâm đến những điều này.
Khi đề cập đến những vấn đề của Thiên An có những điều sâu xa hơn và thực sự những người quan tâm lấy làm lo ngại, chẳng hạn như những giá trị bị đảo lộn. Chúng ta vẫn thường có bậc thang giá trị tinh thần cao hơn vật chất. Khi nào vật chất cao hơn tinh thần đó là dấu hiệu suy thoái của xã hội rất đáng ngại. Trong những trường hợp người ta khinh thường những tập tục Tôn giáo, khinh thường những con người hiến thân, điều này nói lên tình trạng đặt vật chất cao hơn tinh thần. Hay xưa nay, người ta vẫn còn đề cao Tôn giáo, kính trọng Tôn giáo, những người tu hành, cũng như những cơ sở Tôn giáo. Khi người ta đề cao tiền bạc, kinh doanh, lợi nhuận. Nếu hai bên không xâm phạm đến nhau thì đã suy thoái rồi. Còn đằng này khi trực diện người ta đặt kinh doanh lợi nhuận để tàn phá Tôn giáo, để làm kinh tế thì phải nói là mức suy thoái nó thê thảm.
Chúng ta phải nói đến khái niệm bị đảo ngược, chẳng hạn như khái niệm về Quốc gia. Quốc gia không phải là cái gì trừu tượng. Ngày xưa chúng ta biểu tượng Quốc gia bằng những từ như đất nước, non sông, là những gì gần gũi thân thương. Quốc gia không phải là một biểu tượng trừu tượng thế nhưng nó là đất, là nước, là sông, là núi. Quê hương gắn liền với Quốc gia sông núi là vẻ đẹp tự nhiên, làm nên vẻ đẹp của Dân tộc. Nếu vì kinh tế mà tàn phá thiên nhiên thì chúng ta tàn phá đất nước. Khi người ta vì kinh tế lợi nhuận mà người ta bán đất, bán rừng thì đó là bán nước rồi. Đó là một hình tượng đất nước cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà chúng ta vẫn thường dùng xưa nay.
Đâu là những ý niệm về khái niệm chính quyền. Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.
Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề của Thiên An ở góc độ sâu xa hơn nhiều như vậy, chúng ta mới thấy đáng sợ và đáng báo động cho tương lai của đất nước, cho tương lai Giáo Hội của chúng ta.
GNsP: Kính thưa Đức TGM Giuse, sau một chuỗi các sự kiện gần đây xảy ra tại Giáo phận Vinh, Đan viện Thiên An, mà đích thân Đức TGM đã đến thăm, chứng kiến và khích lệ ngài có lời nhắn nhủ gì đến các Cha, các Đan sỹ cũng như bà con Giáo dân?
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Trong bài phỏng vấn của Đức TGM Giuse Linh, ngài cũng nói nguyên nhân sâu xa đó chính là không công nhận quyền tư hữu [đất đai], đó chính là cái đã xảy ra những xáo trộn tại đất nước chúng ta. Bởi vì, người ta thống kê tất cả những vụ xáo trộn tại đất nước đến 77% là đất đai. Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước. Nếu chúng ta ý thức được vấn đề thì những người tâm huyết, những người thực sự có lòng yêu nước phải giải quyết các vấn đề đó, dù có đụng chạm, đến đâu, đến ai. Vì tương lai và vì những điều tốt đẹp cho dân tộc, cho đất nước thì thấy những điều sai sót phải giải quyết. Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn đất đai hiện tại.
Cho nên chúng tôi hy vọng tất cả mọi người cùng góp ý nhất là những người có quyền trong Quốc hội làm sao phải thay đổi, sửa đổi Luật về đất đai để tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] của con người. Có như thế mới có thể khắc phục những rối loạn đang xảy ra cho đất nước chúng ta. Qua những vấn đề đất đai là mồi cho tham nhũng, hối lộ, đàn áp, bất công. Bởi vì, nếu muốn xây dựng xã hội, cần xây trên nền tảng vững vàng, dựa trên định luật chung của con người, nên quyền tư hữu [đất đai] là quyền không thể nào chối bỏ được. Còn nếu chúng ta chỉ xây dựng xã hội trên vật chất, trên ý thức hệ, dùng tất cả mọi thủ đoạn để bảo vệ những sai trái của mình thì xã hội đó không tốt và chắc chắn nó sẽ không vững bền được. Vì thế, tôi mong muốn làm sao tất cả mọi người cùng hiểu biết vấn đề và cùng giải quyết vấn đề thực sự nó như thế.
Tôi rất ấn tượng hình ảnh các Đan sỹ ôm lấy cây Thánh giá, bảo vệ Thánh giá bất chấp tất cả những bạo lực ở xung quanh. Đó là một biểu tượng đẹp của các giá trị. Lời cuối tôi cũng mong sao cho đất nước, xã hội của chúng ta tôn trọng những giá trị cao đẹp của Tâm linh, Tôn giáo và Dân tộc vì khi xã hội được xây dựng trên những giá trị cao đẹp mới có thể bền vững. Còn chúng ta không xây dựng trên những giá trị cao đẹp thay vào đó là những giá trị quá tầm thường thì sẽ mau chóng tàn lụi. Cho nên chúng ta phải luôn luôn xây dựng xã hội trên những giá trị cao quý như là Tôn giáo, Sự thật, Công lý. Mấu chốt của tất cả mọi rắc rối trong xã hội VN hôm nay là quyền tư hữu [đất đai] không có. Thế thì mọi người cùng nhận thức vấn đề và cùng quyết tâm sửa sai cũng như làm lại một nền tảng vững chắc là điều mà tôi mong muốn. Như thế đất nước chúng ta sẽ vững vàng và những giá trị Tôn giáo được đề cao, những giá trị tâm linh tinh thần mới có thể phát huy thì con người mới có thể sống cao quý được.
GNsP: Chúng con xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khỏe ngài.