WASHINGTON -- Một cuộc nghiên cứu xã hộI được các Tổ Chức Các Cơ Quan Những Người Cho Tìền và Tha Thiết đến Hoạt Động Công Giáo (Foundations and Donors Interested in Catholic Activities, được viết tắt là FADICA, đã đứng ra bảo trợ cuộc nghiên cứu để tìm hiểu xem những người Công Giáo thường xuyên đi lễ nhận định thế nào về vấn đề tài chánh của Giáo Hội, việc họ đóng góp ra sao, vụ lạm dụng tính dục ảnh hưởng như thế nào?


Cuộc nghiên cứu khoa học này được tổ chức Zogby International đứng ta thực hiện vào 2 tuần đầu trong tháng 12 năm 2004, họ phỏng vấn 803 người tự nhận là người Công Giáo, trong số người này: 81% nói họ đi lễ ít nhất 1 lần trong 1 tuần, 19% số người còn lại nói họ đi lễ hầu như 1 lần 1 tuần. Thành phần Công giáo này có thể nói là những người giữ đạo tốt và quan tâm đến Giáo Hội. Và kết quả cho thấy rằng: những người thường xuyên đi lễ tỏ ra mối quan tâm lớn hơn về khả năng tài chánh của Giáo Hội có thể thực thi sứ mạng của mình bởi vì ngân qũi có thể mất đi do vụ lạm dụng tính dục gây ra.


Giáo sư kinh tế Charles E. Zech thuộc đại học công giáo Villanova University ở Philadelphia, một chuyên gia về mức độ đóng góp cho nhà thờ, nhận định rằng: "Sự kiện rõ ràng là, sau 3 năm vụ xì-căng-đan vi phạm tính dục bùng nổ, một trong những yếu tố vẫn còn đọng lại là các giáo dân giáo xứ vẫn không hài lòng với vấn đề tài chánh của Giáo Hội".


Kết quả cuộc nghiên cứu đưa ra những nhận định sau đây:
  • 14% đã giảm số tiền đóng góp vào nhà thờ hàng tuần nơi giáo xứ địa phương,
  • 19% đã giảm số tiền đóng góp cho các cuộc lạc quyên cho Giáo Hội trên bình diện quốc gia vì vụ lạm dụng tính dục,
  • Tuy nhiên:
  • 8% đã tăng số tiền đóng góp vào ngân sách giáo xứ của mình,
  • 5% cho thêm tiền cho các cuộc lạc quyên quốc gia
Tuy nhiên những người cho thêm đóng góp số tiền nhiều hơn, và vì thế dù số phần trăm người giảm tiền cho nhà thờ có đông hơn, nhưng ngân qũi tại giáo xứ địa phương và trên bình diện quốc gia vẫn cân bằng. Kết luận này cũng phản ảnh đúng với báo cáo của Giáo Hội Hoa Kỳ cho biết rằng: "số người cho tiền có giảm đi hơn, nhưng số tiền dâng cúng không giảm".


Dầu vậy, để trả lời câu hỏi quan trọng sau đây: "đâu là vấn đề có tầm mức ảnh hưởng nhất tới việc quyết định của bạn cho việc hỗ trợ tài chánh cho Giáo Hội" thì câu trả lời như sau:
  • 8% người trả lời nói: "vì vụ tai tiếng tình dục",
  • 41% nói "Giáo Hội cần tiền dâng cúng của tôi",
    20% nói "vì lý do kinh tế".
Kết quả cuộc nghiên cứu cũng cho thấy là:
  • 65% tỏ vẻ quan tâm rằng vụ tai tiếng tình dục và các vụ kiện các linh mục vi phạm tính dục sẽ làm hại cho khả năng tài chánh của Giáo Hội để thực thi sứ mạng của mình. (So với kết quả cuộc nghiên cứu năm 2002, thì lúc đó chỉ có 55% số người quan tâm về vấn đề nêu trên mà thôi).
  • 70% số người cho rằng các viên chức Giáo hội cần phải có hệ thống sổ sách minh bạch và trách nhiệm về tài chánh của Giáo Hội.
  • 76% cho rằng mỗi giáo phận phải trách nhiệm hoàn toàn về sổ chi phí liên quan tới vụ lạm dụng tính dục.
  • 61% cho rằng mỗi năm giáo phận nên có cuộc soát sổ sách do một Ủy Ban độc lập duyệt xét trên mọi cấp của Giáo Hội.
Ý kiến của giáo dân về vấn đề "dùng phương thế nào để trả tiền bồi thường cho những vụ kiện liên quan tới vi phạm tính dục?". Kết quả trả lời như sau:
  • 38% nói là: bán đi tài sản của Giáo hội mà bồi thường,
  • 36% nói: nên có cuộc lạc quyên đặc biệt trong giáo phận
  • 35% nói là: nên tuyên bố: giáo phận vỡ nợ (bankruptcy)
  • 28% nói: nên đóng cửa một số các giáo xứ.
Một số các kết quả khác trong cuộc nghiên cứu cho thấy là:
  • -- 47% những người trả lời cho biết họ hiểu khá rõ số tiền dâng cúng của họ được sử dụng ra sao,
  • -- 27% nói không hay biết gì là việc đã có một số giáo phận tuyên bố vỡ nợ do kết quả của vụ lạm dụng tính dục,
  • -- 57% cho biết việc tuyên bố vỡ nợ không ảnh hưởng tới quyết định đóng góp và dâng cúng tiền bạc của họ,
  • -- 17% nói rằng họ sẽ không thay đổi việc dâng cúng của họ, tuy nhiên nếu biết rằng số tiền dâng cúng này để trả vào các vụ kiện thì họ có thể thay đổi,