(EWTN News/CNA) Tin Vatican. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày Chúa Nhật 27 tháng Tám, ĐGH Phanxicô đã bày tỏ sự cảm thông của ngài với những đau khổ của người thiểu số Hồi Giáo Rohingya bị bách họ do hậu quả của cuộc bạo động mới đây và thay mặt họ kêu gọi trả lại quyền đầy đủ cho nhóm sắc tộc thiểu số này. Ngài cũng nhắc đến “những tin buồn về việc bách hại anh chị em Rohingya của chúng ta.
“Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với họ” và kêu gọi các tín hữu hành hương hãy cầu nguyện “xin Chúa cứu giúp họ, ban cho những người có lòng thiện tâm giúp họ và cho họ đầy đủ quyền sống làm người.”
Rohingya là nhóm thiểu số sắc tộc Indo-Aryan phần đông sống ở tiểu bang Rahhine thuộc Miến Điện, phía tây của Myanmar. Từ khi bắt đầu cuộc chiến vào năm 2012 giữa cộng đồng Phật Giáo quốc doanh và nhóm thiểu số Hồi Giáo Rohingya bị áp bức lâu năm, hằng trăm ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn, trong lúc số đông khác vượt biên để tỵ nạn ở Myanmar.
Để trốn khỏi sự phân biệt của những người còn xót lại nơi vùng nghèo đói ổ chuột miền quê, nhiều người Rohingya đã phải liều lĩnh vượt biên đầy gian nan nguy hiểm với hy vọng thoát khỏi sự bách hại. Tuy nhiên khi đến Myanmar, họ đã không được chính quyền sở tại công nhận như là một sắc tộc hợp pháp, được đối xử công bằng như một người dân của Myanmar.
Chỉ tính từ năm ngoái, đã có khoảng 87 ngàn người Rohingya trốn thoát sang Bangladesh giữa lúc có những cuộc tiêu diệt quân nổi dậy ở tiểu bang Rakhine thuộc phía tây của Myanmar. Trong hòa cảnh nhiễu nhương đó, nhiều câu chuyện khủng khiếp được kể lại như hãm hiếp, giết người và đốt phá bởi các lực lượng an ninh.
Tuy nhiên ở Bangladesh, người Rohingya nhận được rất ít sự trợ giúp, bởi vì họ không được công nhận là người tỵ nạn ở nước này. Từ tháng Mười năm ngoái, nhiều người trốn sang Bangladesh đã bị cầm tù và bị đưa trở lại biên giới của bang Rakhine.
Lời kêu gọi của ĐGH vào hôm Chúa Nhật theo sau số người chết đã tiếp tục tăng lên khi có cuộc đụng độ vào hôm thứ Sáu ở ngoại ô của thành phố Maungdaw giữa người Rohingya và quân đội Miến. Đây là cuộc đụng độ ác liệt nhất từ tháng Mười năm ngoái, khiến chính quyền Miến phải di tản nhân viên và những người không phải là Hồi Giáo ra khỏi khu vực. Theo tờ Guardian, có gần 100 người chết và hằng ngàn người đã phải di tản khi cuộc chiến đã tiếp tục đến ngày thứ ba. Con số tử vong đã lên tới 98 người, gồm 80 người Rohingya và 18 nhân viên an ninh Miến.
Hiện nay, chính quyền đã phải di tản ít nhất là 4,000 người dân, với khoảng 2,000 người Hồi Giáo Rohingya, hầu hết là đàn bà và trẻ em, chạy trốn qua biên giới Bangladesh. Hiện nay họ đang sống trong các trại tỵ nạn tạm thời dọc theo biến giới.
ĐGH Phanxicô dự trù sẽ thăm cả hai Miến Điện và Bangladesh trong khoảng thời gian trước lễ Giáng Sinh. Ngài thường lên tiếng thay cho người Rohingya về khó khăn cũng như quyền lợi của họ, dường như đây là điểm then chốt trong lần viếng thăm các nước Á Châu của ngài.
Vào hôm Chúa Nhật, ĐGH đã nhấn mạnh đến đoạn Tin Mừng của Thánh Mattheu, trong đó Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa là Đấng Cứu Thế và Chúa nói với Phêrô rằng “Con là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”
Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ của ngài rằng “Anh em nói thày là ai? Ngài biết được câu trả lời của Thánh Phêrô và rằng “Niềm xác tín của con được mặc khải bởi Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời”. Đó là nền tảng vững chắc để xây dựng Hội Thánh của Ngài.
ĐGH nói rằng Chúa Giêsu mong ước tiếp tục xây dựng Hội Thánh của Ngài hôm nay, một ngôi nhà có nền móng vững chắc, nhưng không thiếu những vết nứt và cần phải tiếp tục tu sửa như trong thời đại của Thánh Phanxicô-Assisi.
Chúng ta thường không cảm nhận được những cục đá lớn, chỉ là những viên sỏi nhỏ, nhưng ĐGH nhấn mạnh “không viên sỏi nhỏ nào là vô dụng. Thật ra, trong bàn tay của Chúa Giêsu nó trở nên quý giá, bởi vì Chúa nhặt nó lên, ngắm nhìn nó với ánh mắt nhân lành, ban cho nó thần khí và đặt nó vào đúng vị trí nơi Chúa biết là thích hợp và có hữu ích nhất cho toàn thể dân ngài.
Mỗi người chúng ta, bất kể là nhỏ bé thế nào “hãy trở thành viên đá sống động của tình yêu và do đó chúng ta có một vị trí, một nhiệm vụ trong Giáo Hội. Đây là một cộng đồng sống động, được làm thành bởi nhiều viên đá, rất khác nhau và hình thành nên một tòa nhà duy nhất trong tình huynh đệ và hiệp thông.
Sau đó ĐGH hướng dẫn đọc kinh Truyền Tin và cùng cầu nguyện cho các nạn nhân bão lụt ở Bangladesh, Napal và Ấn Độ.
Giuse Thẩm Nguyễn
“Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với họ” và kêu gọi các tín hữu hành hương hãy cầu nguyện “xin Chúa cứu giúp họ, ban cho những người có lòng thiện tâm giúp họ và cho họ đầy đủ quyền sống làm người.”
Rohingya là nhóm thiểu số sắc tộc Indo-Aryan phần đông sống ở tiểu bang Rahhine thuộc Miến Điện, phía tây của Myanmar. Từ khi bắt đầu cuộc chiến vào năm 2012 giữa cộng đồng Phật Giáo quốc doanh và nhóm thiểu số Hồi Giáo Rohingya bị áp bức lâu năm, hằng trăm ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn, trong lúc số đông khác vượt biên để tỵ nạn ở Myanmar.
Để trốn khỏi sự phân biệt của những người còn xót lại nơi vùng nghèo đói ổ chuột miền quê, nhiều người Rohingya đã phải liều lĩnh vượt biên đầy gian nan nguy hiểm với hy vọng thoát khỏi sự bách hại. Tuy nhiên khi đến Myanmar, họ đã không được chính quyền sở tại công nhận như là một sắc tộc hợp pháp, được đối xử công bằng như một người dân của Myanmar.
Chỉ tính từ năm ngoái, đã có khoảng 87 ngàn người Rohingya trốn thoát sang Bangladesh giữa lúc có những cuộc tiêu diệt quân nổi dậy ở tiểu bang Rakhine thuộc phía tây của Myanmar. Trong hòa cảnh nhiễu nhương đó, nhiều câu chuyện khủng khiếp được kể lại như hãm hiếp, giết người và đốt phá bởi các lực lượng an ninh.
Tuy nhiên ở Bangladesh, người Rohingya nhận được rất ít sự trợ giúp, bởi vì họ không được công nhận là người tỵ nạn ở nước này. Từ tháng Mười năm ngoái, nhiều người trốn sang Bangladesh đã bị cầm tù và bị đưa trở lại biên giới của bang Rakhine.
Lời kêu gọi của ĐGH vào hôm Chúa Nhật theo sau số người chết đã tiếp tục tăng lên khi có cuộc đụng độ vào hôm thứ Sáu ở ngoại ô của thành phố Maungdaw giữa người Rohingya và quân đội Miến. Đây là cuộc đụng độ ác liệt nhất từ tháng Mười năm ngoái, khiến chính quyền Miến phải di tản nhân viên và những người không phải là Hồi Giáo ra khỏi khu vực. Theo tờ Guardian, có gần 100 người chết và hằng ngàn người đã phải di tản khi cuộc chiến đã tiếp tục đến ngày thứ ba. Con số tử vong đã lên tới 98 người, gồm 80 người Rohingya và 18 nhân viên an ninh Miến.
Hiện nay, chính quyền đã phải di tản ít nhất là 4,000 người dân, với khoảng 2,000 người Hồi Giáo Rohingya, hầu hết là đàn bà và trẻ em, chạy trốn qua biên giới Bangladesh. Hiện nay họ đang sống trong các trại tỵ nạn tạm thời dọc theo biến giới.
ĐGH Phanxicô dự trù sẽ thăm cả hai Miến Điện và Bangladesh trong khoảng thời gian trước lễ Giáng Sinh. Ngài thường lên tiếng thay cho người Rohingya về khó khăn cũng như quyền lợi của họ, dường như đây là điểm then chốt trong lần viếng thăm các nước Á Châu của ngài.
Vào hôm Chúa Nhật, ĐGH đã nhấn mạnh đến đoạn Tin Mừng của Thánh Mattheu, trong đó Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa là Đấng Cứu Thế và Chúa nói với Phêrô rằng “Con là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”
Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ của ngài rằng “Anh em nói thày là ai? Ngài biết được câu trả lời của Thánh Phêrô và rằng “Niềm xác tín của con được mặc khải bởi Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời”. Đó là nền tảng vững chắc để xây dựng Hội Thánh của Ngài.
ĐGH nói rằng Chúa Giêsu mong ước tiếp tục xây dựng Hội Thánh của Ngài hôm nay, một ngôi nhà có nền móng vững chắc, nhưng không thiếu những vết nứt và cần phải tiếp tục tu sửa như trong thời đại của Thánh Phanxicô-Assisi.
Chúng ta thường không cảm nhận được những cục đá lớn, chỉ là những viên sỏi nhỏ, nhưng ĐGH nhấn mạnh “không viên sỏi nhỏ nào là vô dụng. Thật ra, trong bàn tay của Chúa Giêsu nó trở nên quý giá, bởi vì Chúa nhặt nó lên, ngắm nhìn nó với ánh mắt nhân lành, ban cho nó thần khí và đặt nó vào đúng vị trí nơi Chúa biết là thích hợp và có hữu ích nhất cho toàn thể dân ngài.
Mỗi người chúng ta, bất kể là nhỏ bé thế nào “hãy trở thành viên đá sống động của tình yêu và do đó chúng ta có một vị trí, một nhiệm vụ trong Giáo Hội. Đây là một cộng đồng sống động, được làm thành bởi nhiều viên đá, rất khác nhau và hình thành nên một tòa nhà duy nhất trong tình huynh đệ và hiệp thông.
Sau đó ĐGH hướng dẫn đọc kinh Truyền Tin và cùng cầu nguyện cho các nạn nhân bão lụt ở Bangladesh, Napal và Ấn Độ.
Giuse Thẩm Nguyễn