(EWTN News/CNA) Đã từng là nạn nhân của nạn buôn người, chị Rani Hong, người đã bị bắt cóc và bán trong vòng nô lệ khi mới bẩy tuổi đã lên tiếng rằng chúng ta nhận thức về nạn buôn người chưa đủ nhưng phải có hành động để cứu giúp các nạn nhân.
Hong nói rằng “Khi chúng ta biết có tệ nạn này, chúng ta cần phải tiến thêm nữa, chứ không phải chỉ là lên tiếng cảnh báo, mà bây giờ là thời điểm chúng ta phải hành động vì sự an toàn của những trẻ em trên toàn thế giới.”
Chị nói rằng chị bị bắt cóc ra khỏi làng quê của mình ở miền nam Ấn Độ và khi chị kể lại chuyện của đời mình như là một người trưởng thành, thì người ta không tin, bởi vì “ họ không nghĩ rằng vẫn còn có chuyện nô lệ trong thời đại này.”
Nhưng sau vài năm người ta được hiểu biết thêm về tệ nạn này và sau khi biết như vậy thì cần hành động. “Tôi mong mỏi mọi người trên thế giới có thể có những hành động cụ thể để thay đổi đời sống của trẻ em.”
Câu chuyện của chị Hong bắt đầu ở Ấn Độ khi chị còn là một đứa trẻ. Một người đàn bà sang trọng trong cộng đồng đến gặp mẹ của chị, bà cho quần áo, đồ ăn, nhà ở và giúp dạy chị học trong thời gian gia đình túng quẫn. Thế là chị Hong theo về xóm dưới để ở với người đàn bà này. Mẹ chị và gia đình mỗi ngày đến thăm chị.
Nhưng bỗng một ngày kia, bà ấy biến mất. Thực ra người đàn bà ấy là người đi dụ dỗ những trẻ em trên đường phố Ấn Độ và chị đã bị bán qua biến giới.
Chị đã nói tại cuộc họp báo ở Vatican vào ngày 06 tháng Mười Một rằng chị bị nhốt trong một cái chuồng để bắt chị tùng phục. “Lúc ấy tôi không biết tiếng của họ, tôi không biết ai ở đó. Tôi bị lạc lõng trong sợ hãi cô đơn. Tôi gào khóc kêu mẹ và không ai đến cứu tôi cả.”
Chị nói với các phóng viên rằng “Chúng tôi đang nói về một con người, bản thân tôi, một người bị bắt giữ. Đây là những gì mà bọn buôn người thực hiện.” Lúc ấy chị mới lên tám tuổi và chị ốm nặng và súy chết do bị đánh đập và bị bỏ đói vì bọn buôn người muốn chị tùng phục chúng.
Khi chị không còn ích lợi gì cho việc cưỡng bức lao, bọn chúng tìm cách bán chị cho tổ chức nhận con nuôi quốc tế phi pháp để kiếm thêm lợi nhuận.
Hong nói rằng những thống kê cho biết hiện nay kỹ nghệ nô lệ này kiếm khoảng 150 tỉ Mỹ Kim với khoảng 40 triệu người bị ép làm nô lệ trên toàn thế giới, và không ngoại trừ bất cứ quốc gia nào. “Chúng tôi nói về việc mua và bán người.”
Sau đó chị được nhận nuôi bởi một người đàn bà ở Hoa Kỳ và cũng từ đó chị cho cơ hội dần chữa lành và bắt đầu làm lại cuộc đời. Chị nói rằng “Lạ thay, một phép lạ của Thiên Chúa”, chị đã có thể tìm lại mẹ đẻ và gia đình của mình ở Ấn Độ vào năm 1999.
Chính vì tìm lại được gia đình ruột thịt, chị mới có ý định phải làm một điều gì đó để giúp người khác. Với niềm tin vào Thiên Chúa ban cho chị sức mạnh để chữa lành và để có thể chia sẻ câu chuyện của chị.
Chị nói rằng “Đức tin giúp tôi mạnh mẽ hơn. Mỗi ngày là một sự khó khăn. Mỗi ngày tôi đều có sự chọn lựa để làm một điều gì và bởi có đức tin” chúng ta có thể có thể làm một sự thay đổi.
Hiện nay chị và chồng chị, anh cũng là nạn nhân nô lệ sống sót, đã có một tổ chức vô vị lợi có tên là Tronie Foundation. Họ làm việc với các cơ quan khác nhằm bảo đảm cung cấp các dịch vụ không dùng lao đông nô lệ và lao động cưỡng bức.
Một sáng kiến thực tế là lập ra “Con Dấu Tự Do” (Freedom Seal) nhằm giúp cho người tiêu dùng nhận ra sản phẩm được làm bởi các nhà sản xuất có qua kiểm toán độc lập để bảo đảm việc dùng lao động công bằng.
Hong cũng nói với các nhà làm luật về việc tạo ra và thi hành những luật lệ nhằm bảo vệ nạn nhân, giúp cho những người sống sót và kết án bọn buôn người. Vào năm 2011 chị được mời làm cố vấn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc cho sáng kiến toàn cầu chống lại nạn buôn người.
Chị cũng được Tòa Thánh mời tham dự buổi hội thảo tổ chức từ 5-6 tháng Mười Một, tập trung bàn việc giúp các nạn nhân trước đây và điều hành Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội. Chị nói rằng được có mặt tại Vatican là một “bước tiến lớn” và tạo phấn chấn hy vọng cho học viện và các tổ chức khác để giải quyết tệ nạn này với nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn.
Chị nhấn mạnh rằng “Bởi vì hôm nay tôi nói thay cho những người không có tiếng nói. Hằng triệu trẻ em trên thế giới không có mặt ở đây và không thể nói về những câu chuyện đời họ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Hong nói rằng “Khi chúng ta biết có tệ nạn này, chúng ta cần phải tiến thêm nữa, chứ không phải chỉ là lên tiếng cảnh báo, mà bây giờ là thời điểm chúng ta phải hành động vì sự an toàn của những trẻ em trên toàn thế giới.”
Chị nói rằng chị bị bắt cóc ra khỏi làng quê của mình ở miền nam Ấn Độ và khi chị kể lại chuyện của đời mình như là một người trưởng thành, thì người ta không tin, bởi vì “ họ không nghĩ rằng vẫn còn có chuyện nô lệ trong thời đại này.”
Nhưng sau vài năm người ta được hiểu biết thêm về tệ nạn này và sau khi biết như vậy thì cần hành động. “Tôi mong mỏi mọi người trên thế giới có thể có những hành động cụ thể để thay đổi đời sống của trẻ em.”
Câu chuyện của chị Hong bắt đầu ở Ấn Độ khi chị còn là một đứa trẻ. Một người đàn bà sang trọng trong cộng đồng đến gặp mẹ của chị, bà cho quần áo, đồ ăn, nhà ở và giúp dạy chị học trong thời gian gia đình túng quẫn. Thế là chị Hong theo về xóm dưới để ở với người đàn bà này. Mẹ chị và gia đình mỗi ngày đến thăm chị.
Nhưng bỗng một ngày kia, bà ấy biến mất. Thực ra người đàn bà ấy là người đi dụ dỗ những trẻ em trên đường phố Ấn Độ và chị đã bị bán qua biến giới.
Chị đã nói tại cuộc họp báo ở Vatican vào ngày 06 tháng Mười Một rằng chị bị nhốt trong một cái chuồng để bắt chị tùng phục. “Lúc ấy tôi không biết tiếng của họ, tôi không biết ai ở đó. Tôi bị lạc lõng trong sợ hãi cô đơn. Tôi gào khóc kêu mẹ và không ai đến cứu tôi cả.”
Chị nói với các phóng viên rằng “Chúng tôi đang nói về một con người, bản thân tôi, một người bị bắt giữ. Đây là những gì mà bọn buôn người thực hiện.” Lúc ấy chị mới lên tám tuổi và chị ốm nặng và súy chết do bị đánh đập và bị bỏ đói vì bọn buôn người muốn chị tùng phục chúng.
Khi chị không còn ích lợi gì cho việc cưỡng bức lao, bọn chúng tìm cách bán chị cho tổ chức nhận con nuôi quốc tế phi pháp để kiếm thêm lợi nhuận.
Hong nói rằng những thống kê cho biết hiện nay kỹ nghệ nô lệ này kiếm khoảng 150 tỉ Mỹ Kim với khoảng 40 triệu người bị ép làm nô lệ trên toàn thế giới, và không ngoại trừ bất cứ quốc gia nào. “Chúng tôi nói về việc mua và bán người.”
Sau đó chị được nhận nuôi bởi một người đàn bà ở Hoa Kỳ và cũng từ đó chị cho cơ hội dần chữa lành và bắt đầu làm lại cuộc đời. Chị nói rằng “Lạ thay, một phép lạ của Thiên Chúa”, chị đã có thể tìm lại mẹ đẻ và gia đình của mình ở Ấn Độ vào năm 1999.
Chính vì tìm lại được gia đình ruột thịt, chị mới có ý định phải làm một điều gì đó để giúp người khác. Với niềm tin vào Thiên Chúa ban cho chị sức mạnh để chữa lành và để có thể chia sẻ câu chuyện của chị.
Chị nói rằng “Đức tin giúp tôi mạnh mẽ hơn. Mỗi ngày là một sự khó khăn. Mỗi ngày tôi đều có sự chọn lựa để làm một điều gì và bởi có đức tin” chúng ta có thể có thể làm một sự thay đổi.
Hiện nay chị và chồng chị, anh cũng là nạn nhân nô lệ sống sót, đã có một tổ chức vô vị lợi có tên là Tronie Foundation. Họ làm việc với các cơ quan khác nhằm bảo đảm cung cấp các dịch vụ không dùng lao đông nô lệ và lao động cưỡng bức.
Một sáng kiến thực tế là lập ra “Con Dấu Tự Do” (Freedom Seal) nhằm giúp cho người tiêu dùng nhận ra sản phẩm được làm bởi các nhà sản xuất có qua kiểm toán độc lập để bảo đảm việc dùng lao động công bằng.
Hong cũng nói với các nhà làm luật về việc tạo ra và thi hành những luật lệ nhằm bảo vệ nạn nhân, giúp cho những người sống sót và kết án bọn buôn người. Vào năm 2011 chị được mời làm cố vấn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc cho sáng kiến toàn cầu chống lại nạn buôn người.
Chị cũng được Tòa Thánh mời tham dự buổi hội thảo tổ chức từ 5-6 tháng Mười Một, tập trung bàn việc giúp các nạn nhân trước đây và điều hành Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội. Chị nói rằng được có mặt tại Vatican là một “bước tiến lớn” và tạo phấn chấn hy vọng cho học viện và các tổ chức khác để giải quyết tệ nạn này với nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn.
Chị nhấn mạnh rằng “Bởi vì hôm nay tôi nói thay cho những người không có tiếng nói. Hằng triệu trẻ em trên thế giới không có mặt ở đây và không thể nói về những câu chuyện đời họ.”
Giuse Thẩm Nguyễn