Các khó khăn đang đặt ra cho đức tin ở Âu Châu thời nay
Bài Diễn Văn của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tại Cuộc Gặp Gỡ Các Ủy Ban Giáo Lý của Âu Châu (Laxenburg, 2 tháng Năm, 1989)[1]
Là các giám mục chịu trách nhiệm về đức tin của Giáo hội, chúng ta tự hỏi các khó khăn mà người thời nay có về đức tin đặc biệt nằm ở đâu và chúng ta có thể trả lời họ cách đúng đắn ra sao.
Chúng ta không cần tìm kiếm xa xôi để trả lời câu hỏi đầu tiên. Hiện có hàng loạt các chống đối chống lại thực hành và giáo huấn của Giáo Hội, và ngày nay việc thường xuyên nói đến chúng đã trở nên giống như việc thực thi một nghĩa vụ đối với những người Công Giáo có đầu óc cấp tiến. Chúng ta có thể xác định được các yếu tố chủ yếu của loạt chống đối này: bác bỏ giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai, nghĩa là đặt lên cùng một bình diện luân lý mọi loại phương tiện ngăn ngừa việc thụ thai; mà việc áp dụng chỉ đơn thuần tùy thuộc sự quyết định của "lương tâm" cá nhân; bác bỏ mọi hình thức “kỳ thị” như đối với đồng tính luyến ái và việc sau đó quả quyết rằng mọi hình thức hoạt động tình dục đều có giá trị luân lý như nhau, miễn là chúng được thúc đẩy bởi "tình yêu" hoặc ít nhất không làm tổn thương ai; cho phép những người đã ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích của Giáo Hội; và tấn phong phụ nữ làm linh mục.
Như chúng ta có thể đã thấy, có khá nhiều vấn đề khác nhau được liên kết với nhau trong loạt chống đối này. Hai chủ trương đầu tiên liên quan đến lĩnh vực đạo đức tình dục; hai chủ trương sau liên quan đến trật tự bí tích của Giáo hội. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn một chút, ta sẽ thấy rõ: bốn vấn đề này, tuy có khác nhau, vẫn được liên kết với nhau khá nhiều. Chúng phát sinh từ cùng một tầm nhìn về nhân tính trong đó có ý niệm đặc biệt về tự do con người. Khi hậu cảnh này được ghi nhớ, thì điều hiển nhiên là loạt chống đối kia còn sâu xa hơn là mới thoạt nhìn.
Tầm nhìn về nhân tính mà loạt chống đối trên tùy thuộc vào, có hình dáng ra sao khi được xem xét kỹ hơn? Các đặc tính nền tảng của nó khá phổ biến, giống như các chủ trương phát sinh từ nó, vì vậy ta có thể dễ dàng tìm ra. Ta có thể khởi sự bằng cách khẳng định một cách hữu lý rằng con người hiện đại cảm thấy khó có thể có liên quan với nền luân lý tính dục cổ truyền của Giáo Hội. Thay vào đó, người ta nói rằng con người hiện đại đã chấp nhận tính dục của họ theo nghĩa dị biệt hóa và ít bị giới hạn hơn và do đó họ thúc giục phải xem xét lại các tiêu chuẩn không còn được chấp nhận trong hoàn cảnh hiện tại nữa, bất kể chúng có ý nghĩa bao nhiêu trong những điều kiện lịch sử của quá khứ. Do đó, bước tiếp theo hệ ở việc chứng tỏ rằng cuối cùng, vào thời của chúng ta, chúng ta đã khám phá ra các quyền lợi và tự do lương tâm của mình và chúng ta không còn sẵn sàng bắt nó phụ thuộc một thẩm quyền bên ngoài nào nữa. Ngoài ra, nay là lúc mối liên hệ căn bản giữa nam và nữ phải được sắp xếp lại, các mong đợi lỗi thời về vai trò của họ phải bị đánh đổ và sự bình đẳng hoàn toàn về cơ hội phải được dành cho phụ nữ ở mọi bình diện và mọi lĩnh vực. Sự kiện Giáo Hội, một định chế đặc biệt bảo thủ trong bản chất, có thể không phù hợp với đường hướng suy nghĩ này chắc chắn sẽ không làm ai ngạc nhiên. Tuy nhiên, cuối cùng, nếu muốn phát huy tự do của con người, Giáo Hội buộc phải bỏ qua một bên việc mình biện minh các điều cấm kị xã hội cũ về phương diện thần học, và dấu hiệu hợp thời và chủ yếu nhất của đòi hỏi này vào thời buổi này sẽ là việc Giáo Hội bằng lòng tấn phong phụ nữ vào chức linh mục.
Nguồn gốc của sự chống đối này tiếp tục được phát hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và chúng làm rõ điều này: những gì chúng ta đang đối phó trong loạt các chống đối tưởng tượng nhưng khá được nhấn mạnh này không là gì ngoài việc tái định hướng có mạch lạc.
Các khái niệm chính của nó tự biểu lộ trong các chữ "lương tâm" và "tự do", vốn được giả dụ mang lại hào quang luân lý cho các quy tắc ứng xử đã thay đổi, nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua, cũng phải đơn giản coi chúng như việc từ bỏ tính toàn vẹn của luân lý và đơn giản hóa các lương tâm lỏng lẻo.
Lương tâm không còn được hiểu như một nhận thức phát xuất từ một hình thức nhận thức cao hơn. Thay vào đó, nó là sự tự quyết của cá nhân mà không một ai khác có thể điều khiển được, một quyền tự quyết giúp mỗi người quyết định cho mình điều gì hợp luân trong một tình huống nhất định nào đó .
Khái niệm "qui tắc" (norm) - hoặc còn tồi tệ hơn nữa, chính luật luân lý - mặc lấy một số bóng mờ của cường độ đen tối: nó được hiểu như một qui định từ bên ngoài, có thể cung cấp các mô thức hướng dẫn, nhưng không hề được dùng làm trọng tài cuối cùng phân định nghĩa vụ của người ta. Nơi nào lối suy nghĩ như vậy thống trị, mối liên hệ của con người với thân xác họ nhất thiết cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi này được mô tả như một giải phóng, khi so sánh với mối liên hệ có được cho đến bây giờ, giống như thể khai mở một sự tự do từ lâu chưa được ai biết tới. Như thế, thân xác được coi như một sở hữu mà người ta có thể sử dụng bất cứ cách nào được họ coi là hữu dụng nhất trong việc đạt được "chất lượng cho cuộc sống". Thân xác là một điều người ta có và sử dụng. Từ tính thân xác của họ, con người không còn mong nhận được một thông điệp nào về việc họ là ai và họ nên làm gì, nhưng một cách dứt khoát, dựa trên các suy tính hợp lý và với sự độc lập hoàn toàn, họ mong được làm điều đó theo ý muốn riêng của họ. Do đó, thân xác thuộc nam giới hoặc nữ giới quả không có gì khác biệt, thân xác không còn nói lên hữu thể con người nữa, trái lại, nó đã trở thành một mẩu tài sản. Có thể cơn cám dỗ của con người luôn theo hướng sự kiểm soát này và việc khai thác hàng hoá. Tuy nhiên, ở tận nguồn gốc của nó, lối suy nghĩ này lần đầu tiên trở thành một khả thể thực sự với sự tách biệt nền tảng - không phải sự tách biệt lý thuyết mà là sự tách biệt thực tế và được thực hành liên tục – tức tách biệt tính dục ra khỏi việc sinh sản. Sự tách biệt này được dẫn khởi bởi thuốc viên (ngừa thai) và được các kỹ sư di truyền học đưa đến tuyệt đỉnh của nó đến nỗi con người ngày nay có thể “tạo ra” các hữu thể nhân bản trong phòng thí nghiệm. Vật liệu để làm việc này sẽ được cung cấp bởi các hành động cố ý được thực hiện vì các kết quả đã dự kiến mà không còn liên hệ gì đến các mối dây liên kết liên ngã và các quyết định nhân bản nào nữa. Thật vậy, nơi nào lối suy nghĩ này đã được chấp nhận hoàn toàn, sự khác biệt giữa đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái cũng như sự khác biệt giữa liên hệ tình dục ở bên trong hoặc bên ngoài hôn nhân đã trở nên không còn quan trọng nữa.
Tương tự như thế, sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà cũng đã bị tước hết mọi biểu tượng siêu hình; từ nay, sự phân biệt này chỉ được xem như là sản phẩm của lòng hoài mong vốn được củng cố xưa nay về các vai trò.
Quả là điều đáng lưu ý khi theo dõi trong chi tiết viễn kiến cách mạng này về con người, một viễn kiến vốn xuất hiện phía sau loạt chống đối chống lại giáo huấn của Giáo Hội. Không nghi ngờ gì, đây sẽ là một trong những thách thức chính đối với việc suy tư nhân học trong những năm tới. Việc suy tư này sẽ phải phân biệt một cách tỉ mỉ đâu là những điều chỉnh có ý nghĩa đối với các khái niệm truyền thống và đâu là chỗ bắt đầu có sự chống đối thực sự từ căn bản chống lại viễn kiến của đức tin về con người, một sự chống đối không chấp nhận khả thể nhân nhượng nhưng đặt ngay ngắn trước mắt ta sự lựa chọn giữa tin hay không. Một suy tư như vậy không thể tiến hành được nếu chúng ta chỉ lo lắng đến việc biện phân các câu hỏi mà chúng ta phải đặt ra cho mình ngày hôm nay thay vì tìm kiếm câu trả lời. Bây giờ thiển nghĩ, chúng ta nên tạm bỏ qua cuộc tranh chấp này; thay vào đó, chúng ta nên đặt câu hỏi: làm thế nào các giá trị vốn giả định một bối cảnh như thế lại trở thành hiện hành nơi các Kitô hữu?
Ngay lúc này đây, điều đã trở nên hiển nhiên là loạt chống đối chúng ta đang bàn không nhằm một số cuộc xung đột riêng rẽ về việc thực hành bí tích này hay bí tích nọ trong Giáo hội, cũng không phải là về việc áp dụng rộng rãi qui định này hay qui định nọ. Mỗi cuộc tranh luận này đều hệ ở sự thay đổi sâu rộng các "mô hình" (paradigms), tức là các ý niệm căn bản về hữu thể và nghĩa vụ của con người. Điều này đúng ngay cả khi chỉ có một số ít những người thốt ra những từ ngữ trong loạt chống đối này ý thức được sự thay đổi liên hệ.
Có thể nói, mọi người trong số họ đang hít vào làn khí của viễn kiến đặc biệt này về con người và thế giới, một viễn kiến từng thuyết phục họ tin tính hợp lý của một ý kiến trong khi loại bỏ các quan điểm khác, không xem xét chúng. Ai lại không ủng hộ lương tâm và tự do và chống lại tính vụ luật và hạn chế? Ai muốn đặt mình vào thế bảo vệ những điều cấm kỵ? Nếu các câu hỏi được đặt ra theo cách này, thì đức tin do Huấn Quyền tuyên xưng đã bị nhào nặn thành một chủ trương vô vọng. Nó sẽ tự sụp đổ bởi vì mất hết tính hợp lý theo các mẫu mực suy nghĩ của thế giới hiện đại, và được những người cấp tiến đương thời coi như một điều đã bị thay thế từ lâu.
Như thế, chúng ta có thể đưa ra câu trả lời có ý nghĩa cho những câu hỏi được nêu ra, với điều kiện không để mình bị lôi kéo vào trận chiến chi tiết nhưng thay vào đó có thể nói lên luận lý học đức tin trong sự toàn vẹn của nó và chiều hướng tốt đẹp và tính hợp lý trong quan điểm của nó về thực tại và cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể đưa ra một giải đáp thích đáng và chi tiết cho các xung đột nếu chúng ta duy trì mọi mối liên hệ có liên quan. Chính việc chúng biến mất đã lấy đi tính hợp lý của đức tin.
Trong bối cảnh này, tôi muốn liệt kê ba lĩnh vực trong thế giới quan của Đức Tin, vốn bị rút gọn phần nào trong những thế kỷ qua, một sự rút gọn đang dần dần dọn đường cho một "mô hình" khác.
1. Trước nhất, chúng ta phải nhấn mạnh việc học lý về sáng thế gần như hoàn toàn biến mất khỏi thần học.
Để làm điển hình, chúng ta có thể trích dẫn hai bản tóm lược của thần học hiện đại, trong đó học lý về sáng thế đã bị loại bỏ như là một phần của nội dung đức tin và được thay thế bằng những suy nghĩ mơ hồ của triết học hiện sinh, đó là cuốn "Neues Glaubensbuch", ấn bản đại kết năm 1973, do J. Feiner và L. Vischer xuất bản, và cuốn “La Foi des catholiques”, một tác phẩm giáo lý căn bản được xuất bản ở Paris năm 1984. Vào thời điểm khi chúng ta đang trải qua cảnh hấp hối của sáng thế do việc làm của con người gây ra và khi vấn đề các giới hạn và tiêu chuẩn của sáng thế đối với hoạt động của chúng ta trở thành vấn đề chính cho trách nhiệm đạo đức của chúng ta, thì sự kiện này hẳn khá kỳ lạ. Bất chấp mọi điều ấy, vẫn có sự kiện không vui mấy này là: "thiên nhiên" phải được xem là một vấn đề đạo đức. Phản ứng lo lắng và vô lý chống lại kỹ thuật cũng có liên hệ mật thiết với việc thiếu khả năng biện phân được một thông điệp tinh thần từ thế giới vật chất. Thiên nhiên vẫn còn xuất hiện như một hình thức vô lý cả khi chứng tỏ được các cấu trúc toán học mà chúng ta có thể nghiên cứu về phương diện kỹ thuật. Việc thiên nhiên có một tính khả niệm (intelligibility) toán học là một điều hiển nhiên, tuy nhiên việc khẳng định rằng nó cũng chứa đựng trong nó một tính khả niệm về đạo đức thì bị bác bỏ như là một ảo tưởng siêu hình. Sự hạ bệ siêu hình luôn đi đôi, tay trong tay, với việc loại bỏ giáo huấn về sáng thế. Chỗ đứng của chúng đã bị nền triết lý biến hóa (mà tôi muốn phân biệt với giả thuyết khoa học về biến hóa) chiếm mất. Nền triết lý này dự tính hủy bỏ các định luật tự nhiên để việc quản lý sự phát triển của nó có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thay vào đó, từ chỗ vốn là một bậc thầy về con đường này, thiên nhiên đã trở thành một thê thiếp mù lòa, phối hợp một cách tình cờ và vô tâm điều mà con người giả thiết phải mô phỏng với đầy đủ ý thức. Mối liên hệ của con người với thiên nhiên (chắc chắn không phải là sáng thế) vẫn luôn là một liên hệ của người hành động trên nó; chứ không hề là của người học hỏi nó. Như thế, đây vẫn luôn là mối liên hệ thống trị, dựa trên giả thuyết cho rằng việc tính toán thuần lý cũng có thể khôn khéo như việc “biến hóa” và, do đó, có thể nâng thế giới lên tầm cao mới. Tới điểm này, quá trình phát triển vẫn cố gắng diễn tiến dù không có sự can thiệp của con người.
Lương tâm, mà người ta nại tới, trong căn bản, hoàn toàn câm lặng, giống như thiên nhiên, vị thầy dạy, hoàn toàn mù quáng, nó chỉ tính toán xem hành động nào có cơ may tốt nhất cho việc cải tiến. Điều này có thể xảy ra một cách tập thể (và theo luận lý học khởi điểm, còn nên xẩy ra là đàng khác), vì điều cần thiết là một chính đảng, người, trong tư cách đội tiên phong của lịch sử, nắm trong tay sự biến hóa, trong khi đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của cá nhân đối với mình. Nếu không, sự vật sẽ diễn ra một cách cá thể và, do đó, lương tâm sẽ trở thành tiếng nói của sự tự lập chủ quan, một sự tự lập mà theo hình ảnh thế giới vĩ đại, chỉ có thể là một ngạo mạn phi lý.
Rõ ràng, không có giải pháp nào trong các giải pháp trên hữu ích cả, và đây là cơ sở để nhân loại ngày nay tuyệt vọng sâu xa, một sự tuyệt vọng núp phía sau cái bề mặt lạc quan chính thức. Tuy nhiên, vẫn có một ý thức thầm lặng về việc cần có một giải pháp thay thế, có thể đưa chúng ta ra khỏi các ngõ cụt hữu lý của ta, và, có lẽ, vượt quá suy nghĩ của ta, cũng có 1 niềm hy vọng âm thầm rằng một Kitô Giáo đổi mới có thể cung cấp giải pháp thay thế. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được hoàn thành, nếu giáo huấn về sáng thế được khai triển trở lại. Do đó, một cam kết như vậy phải được coi là một trong những nhiệm vụ khẩn thiết nhất của thần học ngày nay.
Một lần nữa, chúng ta phải làm rõ ý nghĩa của việc thế giới đã được dựng nên “trong sự khôn ngoan” và hành động tạo dựng của Thiên Chúa là một điều hoàn toàn khác với “tiếng beng beng” của vụ nổ nguyên sơ. Chỉ khi đó, lương tâm và quy tắc mới có thể bước vào mối liên hệ đúng đắn một lần nữa. Vì lúc đó, người ta mới rõ lương tâm không phải là một tính toán cá nhân (hoặc tập thể); đúng hơn, nó là một “cùng biết”, “một sự hiểu biết cùng với” sáng thế và, qua sáng thế, với Thiên Chúa Đấng Sáng Thế. Rồi, người ta cũng sẽ khám phá một lần nữa rằng sự vĩ đại của con người không hệ ở sự tự lập tội nghiệp, ở việc hãnh diện tuyên bố mình là chủ nhân độc nhất và duy nhất của chính mình, nhưng thực ra, hữu thể của họ quả có để cho trí tuệ cao nhất, là chính sự thật, chiếu rõi qua. Như thế, người ta thấy rõ: con người càng có khả năng nghe được sứ điệp sâu xa của sáng thế, sứ điệp của Đấng Tạo Thế, họ càng trở nên vĩ đại hơn. Và rồi, ta cũng sẽ thấy điều này hiển nhiên: hòa hợp với sáng thế, mà sự khôn ngoan của nó đã trở thành quy tắc của chúng ta, không có nghĩa tự do của chúng ta bị giới hạn, mà đúng hơn nó nói lên lý lẽ và phẩm giá của chúng ta. Như thế, thân xác cũng được dành cho một vinh dự xứng hợp: nó không còn là một điều gì đó “bị sử dụng”, nhưng là đền thờ của phẩm giá con người đích thực bởi vì đó là công trình của bàn tay Thiên Chúa trong thế giới. Do đó, phẩm giá bình đẳng của nam giới và nữ giới được thể hiện chính vì sự kiện họ khác nhau. Như thế, người ta sẽ bắt đầu hiểu một lần nữa rằng tính thân xác của họ đạt đến một độ sâu sắc siêu hình có tính biểu tượng cao đến nỗi nếu phủ nhận hoặc làm ngơ nó không những không làm cho con người cao thượng mà còn hủy diệt họ nữa.
2. Như chúng ta đã nói, sự suy sụp của học lý về sáng thế bao gồm sự suy sụp của siêu hình học, sự giam hãm con người vào thực nghiệm giới (empirical). Tuy nhiên, khi điều này xảy ra thì nhất thiết cũng diễn ra việc làm yếu Kitô học. Ngôi Lời, Đấng vẫn có từ nguyên thủy, nay bỗng biến mất. Đức khôn ngoan sáng tạo nay không còn là chủ đề để suy tư nữa. Không tránh khỏi việc gương mặt của Chúa Giêsu Kitô, một khi bị tước mất chiều kích siêu hình, sẽ bị rút gọn, chỉ còn là một Chúa Giê-su lịch sử thuần túy, một Chúa Giêsu “thực nghiệm”, người, giống như mọi sự kiện thực nghiệm, chỉ còn chứa những gì có khả năng xảy ra. Tước hiệu chính nói lên phẩm vị của Người, “Chúa Con”, trở nên trống rỗng vì đường dẫn tới siêu hình học đã bị cắt đứt. Ngay cả tước hiệu này cũng trở nên vô nghĩa khi không còn nền thần học nào nói về tư cách làm con Thiên Chúa nữa, vì nó đã bị thay thế bằng khái niệm tự lập.
Mối liên hệ của Chúa Giêsu với Thiên Chúa nay được phát biểu bằng những từ ngữ như “đại diện” hoặc tương tự, nhưng về ý nghĩa của nó, người ta phải tìm câu trả lời bằng việc dựng lại “Chúa Giêsu lịch sử”.
Ngày nay, có hai mô thức chính về gương mặt được gán cho Chúa Giêsu lịch sử: nhà tư sản-cấp tiến và nhà cách mạng Mác-xít. Chúa Giêsu một là người loan báo thứ đạo đức cấp tiến, đấu tranh chống lại mọi loại “chủ nghĩa vụ luật” và các đại biểu của nó; hai là người chuyên lật đổ, một người được coi như thần hóa cuộc đấu tranh giai cấp và là nhân vật biểu tượng cho nó trong tôn giáo.
Điều hiển nhiên ở hậu trường là hai khía cạnh của khái niệm hiện đại về tự do, cả hai đều được thể hiện trong Chúa Giêsu; đó là điều làm cho Người trở thành đại diện của Thiên Chúa. Triệu chứng không thể nhầm lẫn được của sự suy sụp Kitô học hiện nay là sự biến mất của Thập Giá và, do đó, sự vô nghĩa của Phục Sinh, của mầu nhiệm Vượt Qua. Trong mô thức cấp tiến, Thập Giá là một tai nạn, một sai lầm, kết quả của chủ nghĩa vụ luật thiển cận. Do đó, người ta không thể biến nó thành chủ đề cho suy lý thần học; thực vậy, đáng lẽ nó không nên diễn ra và, dù sao, một chủ nghĩa tự do thích đáng cũng làm nó trở thành dư thừa.
Trong mô thức thứ hai, Chúa Giêsu là nhà cách mạng thất bại. Nay, Người có thể biểu tượng cho sự đau khổ của giai cấp bị áp bức và do đó phát huy sự phát triển của ý thức giai cấp. Theo quan điểm này, Thập Giá thậm chí có thể được dành cho một ý nghĩa nào đó, một ý nghĩa quan trọng, nhưng là một ý nghĩa triệt để đối lập với chứng tá của Tân Ước.
Bây giờ, trong cả hai lối giải thích trên, đều có một chủ đề chung, đó là, chúng ta phải được cứu không phải qua (through) Thập Giá, mà từ (from) Thập Giá. Sự Chuộc Tội và sự tha thứ là những hiểu lầm mà Kitô Giáo đã được giải thoát khỏi. Hai điểm căn bản của đức tin Kitô giáo nơi các tác giả Tân Ước và của Giáo Hội mọi thời (tư cách con Thiên Chúa được hiểu theo nghĩa siêu hình và Mầu Nhiệm Vượt Qua) bị loại bỏ hẳn hoặc ít ra không còn bất cứ chức năng nào. Điều hiển nhiên là với việc giải thích lại từ nền tảng như vậy, mọi phần khác của Kitô Giáo cũng bị thay đổi theo - cách hiểu về bản chất Giáo Hội, về phụng vụ, về linh đạo v.v...
Đương nhiên, các bác bỏ thô bạo trên, mà tôi đã mô tả với tất cả sự nghiêm trọng nơi các hậu quả của chúng, hiếm khi được nói ra một cách công khai. Tuy nhiên, các phong trào này rất rõ ràng và chúng không chỉ tự giới hạn vào lĩnh vực thần học mà thôi. Trong một khoảng thời gian khá dài, chúng đã bước vào cả lãnh vực giảng thuyết và giáo lý; nhờ sự dễ dàng truyền đạt (của các lãnh vực này), chúng thậm chí còn được cảm nhận một cách mạnh mẽ hơn là trong các trước tác thần học đúng nghĩa. Do đó, ngày nay, điều rõ ràng là các quyết định thực sự phải một lần nữa được đưa ra trong lĩnh vực Kitô Học; mọi thứ khác sẽ từ đó sẽ được giải quyết sau.
3. Cuối cùng, tôi muốn ngắn gọn đề cập đến một lĩnh vực thứ ba trong suy tư thần học đang bị đe doạ bởi việc rút gọn các nội dung của đức tin, đó là, cánh chung. Niềm tin vào sự sống đời đời hầu như không còn đóng vai trò nào trong việc thuyết giảng ngày nay nữa. Một người bạn của tôi, vừa qua đời, một nhà chú giải có tiếng, có lần nói với tôi về một số bài giảng Mùa Chay mà ngài đã nghe được ở đầu thập niên 1970. Trong bài giảng thứ nhất, nhà giảng thuyết giải thích với các tín hữu rằng Hỏa Ngục không hề có; trong bài giảng thứ hai, Luyện Ngục, cũng vậy, không hề có; trong bài giảng thứ ba, vị giảng thuyết này, cuối cùng, đã đảm nhận một nhiệm vụ khó khăn là cố gắng thuyết phục người nghe rằng thậm chí Thiên Đàng cũng không có luôn và chúng ta nên tìm thiên đường ở đây, ở trên trái đất này. Chắc chắn, ít khi có chuyện quyết liệt như vậy, nhưng sự rụt rè trong việc nói về sự sống đời sau đã trở nên khá phổ biến.
Lời buộc tội của phe Mácxít rằng các Kitô hữu biện minh cho các bất công của thế giới này bằng sự an ủi về một thế giới sẽ đến, có nguồn gốc sâu xa, và các vấn đề xã hội hiện nay thực sự nghiêm trọng đến nỗi chúng đòi mọi sức mạnh của dấn thân luân lý. Đòi hỏi luân lý này sẽ không hề bị nghi ngờ bởi những người nhìn đời sống Kitô hữu trong viễn cảnh vĩnh cửu, vì sự sống đời đời không thể được chuẩn bị cho điều gì khác hơn là cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nicholas Cabasilas, chẳng hạn, đã phát biểu sự thật này trong một suy tư tuyệt vời vào thế kỷ thứ mười bốn. Chỉ những người đạt được nó (nghĩa là, sự sống tương lai), mới là bạn hữu của nó và có tai để nghe. Vì không phải ở đó tình bạn mới bắt đầu, tai mới mở ra, áo cưới mới sẵn sàng và tất cả những thứ khác mới được chuẩn bị, đúng hơn, chính đời này mới là nơi làm việc trong đó, tất cả những điều này được tạo khuôn. Thiên nhiên chuẩn bị cho bào thai sống trong ánh sáng, ngay cả khi nó đang sống một cuộc sống tối tăm và chật hẹp, và tạo hình cho nó, có thể nói như vậy, theo khuôn mẫu của cuộc sống sắp đến thế nào, thì đối với các thánh cũng vậy. Chỉ có tính cấp bách của sự sống đời đời mới đem lại sự khẩn cấp tuyệt đối cho bổn phận luân lý của cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, nếu thiên đường chỉ là một điều gì đó "ở phía trước" chúng ta chứ không còn “ở phiá trên” chúng ta nữa, thì sự căng thẳng bên trong của đời người và trách nhiệm tập thể của nó sẽ bị giảm sút. Vì chúng ta thực sự không “ở phía trước" và chúng ta không ở vị trí có thể xác định liệu viễn ảnh về điều đang ở phía trước có phải là thiên đường cho những người khác mà đối với chúng ta dường như đã đi "ở phía trước", vì họ cũng bất cần và bị cám dỗ như bản thân chúng ta.
Ở đây, chúng ta thấy sự lừa dối cố hữu trong ý niệm "thế giới tốt đẹp hơn", một điều, tuy thế, hiện vẫn đang được một số Kitô hữu coi như mục tiêu thực sự cho niềm hy vọng của chúng ta và là tiêu chuẩn đạo đức chính đáng. Theo như tôi thấy, "Nước của Thiên Chúa" hầu như đã bị thay thế trong ý thức chung bằng Không Tưởng (utopia) về một thế giới tương lai tốt đẹp hơn mà chúng ta đang khổ công tìm kiếm và trở thành điểm tham chiếu đích thực cho luân lý - một nền luân lý, một lần nữa, đã pha trộn với thứ triết lý về biến hóa và lịch sử, và tạo ra các quy tắc cho chính nó bằng cách tính toán xem điều gì có thể cung cấp được điều kiện sống tốt đẹp hơn.
Tôi không phủ nhận rằng chỉ theo cách này, các nghị lực lý tưởng của người trẻ mới được giải phóng và các kết quả thật phong phú trong các khát vọng mới mẻ được hoạt động vị tha. Tuy nhiên, như một quy tắc phổ quát đối với nỗ lực con người, tương lai mà thôi không đủ. Nơi nào trong đó Nước Thiên Chúa bị rút gọn, chỉ còn là một "thế giới tốt đẹp hơn" trong nay mai, thì hiện tại cuối cùng sẽ khẳng định quyền lợi của nó chống lại một thứ tương lai tưởng tượng. Sự trốn thoát vào thế giới ma túy là hậu quả hợp luận lý của việc thần tượng hóa Không Tưởng. Vì điều này khó mà tới được, nên con người kéo nó về phía mình hoặc lao đầu vào nó. Do đó, điều nguy hiểm là khi thuật ngữ thế giới tốt hơn này chiếm ưu thế trong các lời cầu nguyện và bài giảng và vô tình thay thế đức tin bằng thuốc trấn an.
Đối với nhiều người, tất cả những gì nói ở đây có vẻ như quá tiêu cực. Tất nhiên, ở đây không có ý mô tả tình hình của Giáo Hội như một toàn thể, với mọi yếu tố tích cực và tiêu cực. Đúng hơn, ở đây chỉ trình bầy các trở ngại đối với đức tin trong bối cảnh Châu Âu.
Trong chủ đề hạn chế này, tôi không cho rằng mình đã trình bày một phân tích thấu đáo. Ý định duy nhất của tôi là khảo sát các động cơ sâu xa nhất phát sinh ra các khó khăn cá thể trong các hình thức luôn thay đổi, vượt quá các khó khăn cá nhân vốn không ngừng xuất hiện.
Chỉ bằng cách học hỏi để hiểu được đặc điểm căn bản của cuộc sống hiện tại là từ khước chấp nhận đức tin trước khi thảo luận tất cả các nội dung của nó, chúng ta mới có thể giành lại sáng kiến thay vì chỉ đơn giản trả lời các câu hỏi được nêu ra. Chỉ lúc đó, chúng ta mới có thể tỏ bầy đức tin như giải pháp thay thế mà thế giới đang chờ đợi sau sự thất bại của các thử nghiệm cấp tiến và Mácxít. Đây là thách thức của thời nay đối với Kitô giáo, đây là trách nhiệm lớn lao của chúng ta trong tư cách Kitô hữu thời nay.
______________________________________
[1] Communio (Hoa Kỳ) 38 (2011), tr. 728-737
Bài Diễn Văn của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tại Cuộc Gặp Gỡ Các Ủy Ban Giáo Lý của Âu Châu (Laxenburg, 2 tháng Năm, 1989)[1]
Là các giám mục chịu trách nhiệm về đức tin của Giáo hội, chúng ta tự hỏi các khó khăn mà người thời nay có về đức tin đặc biệt nằm ở đâu và chúng ta có thể trả lời họ cách đúng đắn ra sao.
Chúng ta không cần tìm kiếm xa xôi để trả lời câu hỏi đầu tiên. Hiện có hàng loạt các chống đối chống lại thực hành và giáo huấn của Giáo Hội, và ngày nay việc thường xuyên nói đến chúng đã trở nên giống như việc thực thi một nghĩa vụ đối với những người Công Giáo có đầu óc cấp tiến. Chúng ta có thể xác định được các yếu tố chủ yếu của loạt chống đối này: bác bỏ giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai, nghĩa là đặt lên cùng một bình diện luân lý mọi loại phương tiện ngăn ngừa việc thụ thai; mà việc áp dụng chỉ đơn thuần tùy thuộc sự quyết định của "lương tâm" cá nhân; bác bỏ mọi hình thức “kỳ thị” như đối với đồng tính luyến ái và việc sau đó quả quyết rằng mọi hình thức hoạt động tình dục đều có giá trị luân lý như nhau, miễn là chúng được thúc đẩy bởi "tình yêu" hoặc ít nhất không làm tổn thương ai; cho phép những người đã ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích của Giáo Hội; và tấn phong phụ nữ làm linh mục.
Như chúng ta có thể đã thấy, có khá nhiều vấn đề khác nhau được liên kết với nhau trong loạt chống đối này. Hai chủ trương đầu tiên liên quan đến lĩnh vực đạo đức tình dục; hai chủ trương sau liên quan đến trật tự bí tích của Giáo hội. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn một chút, ta sẽ thấy rõ: bốn vấn đề này, tuy có khác nhau, vẫn được liên kết với nhau khá nhiều. Chúng phát sinh từ cùng một tầm nhìn về nhân tính trong đó có ý niệm đặc biệt về tự do con người. Khi hậu cảnh này được ghi nhớ, thì điều hiển nhiên là loạt chống đối kia còn sâu xa hơn là mới thoạt nhìn.
Tầm nhìn về nhân tính mà loạt chống đối trên tùy thuộc vào, có hình dáng ra sao khi được xem xét kỹ hơn? Các đặc tính nền tảng của nó khá phổ biến, giống như các chủ trương phát sinh từ nó, vì vậy ta có thể dễ dàng tìm ra. Ta có thể khởi sự bằng cách khẳng định một cách hữu lý rằng con người hiện đại cảm thấy khó có thể có liên quan với nền luân lý tính dục cổ truyền của Giáo Hội. Thay vào đó, người ta nói rằng con người hiện đại đã chấp nhận tính dục của họ theo nghĩa dị biệt hóa và ít bị giới hạn hơn và do đó họ thúc giục phải xem xét lại các tiêu chuẩn không còn được chấp nhận trong hoàn cảnh hiện tại nữa, bất kể chúng có ý nghĩa bao nhiêu trong những điều kiện lịch sử của quá khứ. Do đó, bước tiếp theo hệ ở việc chứng tỏ rằng cuối cùng, vào thời của chúng ta, chúng ta đã khám phá ra các quyền lợi và tự do lương tâm của mình và chúng ta không còn sẵn sàng bắt nó phụ thuộc một thẩm quyền bên ngoài nào nữa. Ngoài ra, nay là lúc mối liên hệ căn bản giữa nam và nữ phải được sắp xếp lại, các mong đợi lỗi thời về vai trò của họ phải bị đánh đổ và sự bình đẳng hoàn toàn về cơ hội phải được dành cho phụ nữ ở mọi bình diện và mọi lĩnh vực. Sự kiện Giáo Hội, một định chế đặc biệt bảo thủ trong bản chất, có thể không phù hợp với đường hướng suy nghĩ này chắc chắn sẽ không làm ai ngạc nhiên. Tuy nhiên, cuối cùng, nếu muốn phát huy tự do của con người, Giáo Hội buộc phải bỏ qua một bên việc mình biện minh các điều cấm kị xã hội cũ về phương diện thần học, và dấu hiệu hợp thời và chủ yếu nhất của đòi hỏi này vào thời buổi này sẽ là việc Giáo Hội bằng lòng tấn phong phụ nữ vào chức linh mục.
Nguồn gốc của sự chống đối này tiếp tục được phát hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và chúng làm rõ điều này: những gì chúng ta đang đối phó trong loạt các chống đối tưởng tượng nhưng khá được nhấn mạnh này không là gì ngoài việc tái định hướng có mạch lạc.
Các khái niệm chính của nó tự biểu lộ trong các chữ "lương tâm" và "tự do", vốn được giả dụ mang lại hào quang luân lý cho các quy tắc ứng xử đã thay đổi, nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua, cũng phải đơn giản coi chúng như việc từ bỏ tính toàn vẹn của luân lý và đơn giản hóa các lương tâm lỏng lẻo.
Lương tâm không còn được hiểu như một nhận thức phát xuất từ một hình thức nhận thức cao hơn. Thay vào đó, nó là sự tự quyết của cá nhân mà không một ai khác có thể điều khiển được, một quyền tự quyết giúp mỗi người quyết định cho mình điều gì hợp luân trong một tình huống nhất định nào đó .
Khái niệm "qui tắc" (norm) - hoặc còn tồi tệ hơn nữa, chính luật luân lý - mặc lấy một số bóng mờ của cường độ đen tối: nó được hiểu như một qui định từ bên ngoài, có thể cung cấp các mô thức hướng dẫn, nhưng không hề được dùng làm trọng tài cuối cùng phân định nghĩa vụ của người ta. Nơi nào lối suy nghĩ như vậy thống trị, mối liên hệ của con người với thân xác họ nhất thiết cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi này được mô tả như một giải phóng, khi so sánh với mối liên hệ có được cho đến bây giờ, giống như thể khai mở một sự tự do từ lâu chưa được ai biết tới. Như thế, thân xác được coi như một sở hữu mà người ta có thể sử dụng bất cứ cách nào được họ coi là hữu dụng nhất trong việc đạt được "chất lượng cho cuộc sống". Thân xác là một điều người ta có và sử dụng. Từ tính thân xác của họ, con người không còn mong nhận được một thông điệp nào về việc họ là ai và họ nên làm gì, nhưng một cách dứt khoát, dựa trên các suy tính hợp lý và với sự độc lập hoàn toàn, họ mong được làm điều đó theo ý muốn riêng của họ. Do đó, thân xác thuộc nam giới hoặc nữ giới quả không có gì khác biệt, thân xác không còn nói lên hữu thể con người nữa, trái lại, nó đã trở thành một mẩu tài sản. Có thể cơn cám dỗ của con người luôn theo hướng sự kiểm soát này và việc khai thác hàng hoá. Tuy nhiên, ở tận nguồn gốc của nó, lối suy nghĩ này lần đầu tiên trở thành một khả thể thực sự với sự tách biệt nền tảng - không phải sự tách biệt lý thuyết mà là sự tách biệt thực tế và được thực hành liên tục – tức tách biệt tính dục ra khỏi việc sinh sản. Sự tách biệt này được dẫn khởi bởi thuốc viên (ngừa thai) và được các kỹ sư di truyền học đưa đến tuyệt đỉnh của nó đến nỗi con người ngày nay có thể “tạo ra” các hữu thể nhân bản trong phòng thí nghiệm. Vật liệu để làm việc này sẽ được cung cấp bởi các hành động cố ý được thực hiện vì các kết quả đã dự kiến mà không còn liên hệ gì đến các mối dây liên kết liên ngã và các quyết định nhân bản nào nữa. Thật vậy, nơi nào lối suy nghĩ này đã được chấp nhận hoàn toàn, sự khác biệt giữa đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái cũng như sự khác biệt giữa liên hệ tình dục ở bên trong hoặc bên ngoài hôn nhân đã trở nên không còn quan trọng nữa.
Tương tự như thế, sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà cũng đã bị tước hết mọi biểu tượng siêu hình; từ nay, sự phân biệt này chỉ được xem như là sản phẩm của lòng hoài mong vốn được củng cố xưa nay về các vai trò.
Quả là điều đáng lưu ý khi theo dõi trong chi tiết viễn kiến cách mạng này về con người, một viễn kiến vốn xuất hiện phía sau loạt chống đối chống lại giáo huấn của Giáo Hội. Không nghi ngờ gì, đây sẽ là một trong những thách thức chính đối với việc suy tư nhân học trong những năm tới. Việc suy tư này sẽ phải phân biệt một cách tỉ mỉ đâu là những điều chỉnh có ý nghĩa đối với các khái niệm truyền thống và đâu là chỗ bắt đầu có sự chống đối thực sự từ căn bản chống lại viễn kiến của đức tin về con người, một sự chống đối không chấp nhận khả thể nhân nhượng nhưng đặt ngay ngắn trước mắt ta sự lựa chọn giữa tin hay không. Một suy tư như vậy không thể tiến hành được nếu chúng ta chỉ lo lắng đến việc biện phân các câu hỏi mà chúng ta phải đặt ra cho mình ngày hôm nay thay vì tìm kiếm câu trả lời. Bây giờ thiển nghĩ, chúng ta nên tạm bỏ qua cuộc tranh chấp này; thay vào đó, chúng ta nên đặt câu hỏi: làm thế nào các giá trị vốn giả định một bối cảnh như thế lại trở thành hiện hành nơi các Kitô hữu?
Ngay lúc này đây, điều đã trở nên hiển nhiên là loạt chống đối chúng ta đang bàn không nhằm một số cuộc xung đột riêng rẽ về việc thực hành bí tích này hay bí tích nọ trong Giáo hội, cũng không phải là về việc áp dụng rộng rãi qui định này hay qui định nọ. Mỗi cuộc tranh luận này đều hệ ở sự thay đổi sâu rộng các "mô hình" (paradigms), tức là các ý niệm căn bản về hữu thể và nghĩa vụ của con người. Điều này đúng ngay cả khi chỉ có một số ít những người thốt ra những từ ngữ trong loạt chống đối này ý thức được sự thay đổi liên hệ.
Có thể nói, mọi người trong số họ đang hít vào làn khí của viễn kiến đặc biệt này về con người và thế giới, một viễn kiến từng thuyết phục họ tin tính hợp lý của một ý kiến trong khi loại bỏ các quan điểm khác, không xem xét chúng. Ai lại không ủng hộ lương tâm và tự do và chống lại tính vụ luật và hạn chế? Ai muốn đặt mình vào thế bảo vệ những điều cấm kỵ? Nếu các câu hỏi được đặt ra theo cách này, thì đức tin do Huấn Quyền tuyên xưng đã bị nhào nặn thành một chủ trương vô vọng. Nó sẽ tự sụp đổ bởi vì mất hết tính hợp lý theo các mẫu mực suy nghĩ của thế giới hiện đại, và được những người cấp tiến đương thời coi như một điều đã bị thay thế từ lâu.
Như thế, chúng ta có thể đưa ra câu trả lời có ý nghĩa cho những câu hỏi được nêu ra, với điều kiện không để mình bị lôi kéo vào trận chiến chi tiết nhưng thay vào đó có thể nói lên luận lý học đức tin trong sự toàn vẹn của nó và chiều hướng tốt đẹp và tính hợp lý trong quan điểm của nó về thực tại và cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể đưa ra một giải đáp thích đáng và chi tiết cho các xung đột nếu chúng ta duy trì mọi mối liên hệ có liên quan. Chính việc chúng biến mất đã lấy đi tính hợp lý của đức tin.
Trong bối cảnh này, tôi muốn liệt kê ba lĩnh vực trong thế giới quan của Đức Tin, vốn bị rút gọn phần nào trong những thế kỷ qua, một sự rút gọn đang dần dần dọn đường cho một "mô hình" khác.
1. Trước nhất, chúng ta phải nhấn mạnh việc học lý về sáng thế gần như hoàn toàn biến mất khỏi thần học.
Để làm điển hình, chúng ta có thể trích dẫn hai bản tóm lược của thần học hiện đại, trong đó học lý về sáng thế đã bị loại bỏ như là một phần của nội dung đức tin và được thay thế bằng những suy nghĩ mơ hồ của triết học hiện sinh, đó là cuốn "Neues Glaubensbuch", ấn bản đại kết năm 1973, do J. Feiner và L. Vischer xuất bản, và cuốn “La Foi des catholiques”, một tác phẩm giáo lý căn bản được xuất bản ở Paris năm 1984. Vào thời điểm khi chúng ta đang trải qua cảnh hấp hối của sáng thế do việc làm của con người gây ra và khi vấn đề các giới hạn và tiêu chuẩn của sáng thế đối với hoạt động của chúng ta trở thành vấn đề chính cho trách nhiệm đạo đức của chúng ta, thì sự kiện này hẳn khá kỳ lạ. Bất chấp mọi điều ấy, vẫn có sự kiện không vui mấy này là: "thiên nhiên" phải được xem là một vấn đề đạo đức. Phản ứng lo lắng và vô lý chống lại kỹ thuật cũng có liên hệ mật thiết với việc thiếu khả năng biện phân được một thông điệp tinh thần từ thế giới vật chất. Thiên nhiên vẫn còn xuất hiện như một hình thức vô lý cả khi chứng tỏ được các cấu trúc toán học mà chúng ta có thể nghiên cứu về phương diện kỹ thuật. Việc thiên nhiên có một tính khả niệm (intelligibility) toán học là một điều hiển nhiên, tuy nhiên việc khẳng định rằng nó cũng chứa đựng trong nó một tính khả niệm về đạo đức thì bị bác bỏ như là một ảo tưởng siêu hình. Sự hạ bệ siêu hình luôn đi đôi, tay trong tay, với việc loại bỏ giáo huấn về sáng thế. Chỗ đứng của chúng đã bị nền triết lý biến hóa (mà tôi muốn phân biệt với giả thuyết khoa học về biến hóa) chiếm mất. Nền triết lý này dự tính hủy bỏ các định luật tự nhiên để việc quản lý sự phát triển của nó có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thay vào đó, từ chỗ vốn là một bậc thầy về con đường này, thiên nhiên đã trở thành một thê thiếp mù lòa, phối hợp một cách tình cờ và vô tâm điều mà con người giả thiết phải mô phỏng với đầy đủ ý thức. Mối liên hệ của con người với thiên nhiên (chắc chắn không phải là sáng thế) vẫn luôn là một liên hệ của người hành động trên nó; chứ không hề là của người học hỏi nó. Như thế, đây vẫn luôn là mối liên hệ thống trị, dựa trên giả thuyết cho rằng việc tính toán thuần lý cũng có thể khôn khéo như việc “biến hóa” và, do đó, có thể nâng thế giới lên tầm cao mới. Tới điểm này, quá trình phát triển vẫn cố gắng diễn tiến dù không có sự can thiệp của con người.
Lương tâm, mà người ta nại tới, trong căn bản, hoàn toàn câm lặng, giống như thiên nhiên, vị thầy dạy, hoàn toàn mù quáng, nó chỉ tính toán xem hành động nào có cơ may tốt nhất cho việc cải tiến. Điều này có thể xảy ra một cách tập thể (và theo luận lý học khởi điểm, còn nên xẩy ra là đàng khác), vì điều cần thiết là một chính đảng, người, trong tư cách đội tiên phong của lịch sử, nắm trong tay sự biến hóa, trong khi đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của cá nhân đối với mình. Nếu không, sự vật sẽ diễn ra một cách cá thể và, do đó, lương tâm sẽ trở thành tiếng nói của sự tự lập chủ quan, một sự tự lập mà theo hình ảnh thế giới vĩ đại, chỉ có thể là một ngạo mạn phi lý.
Rõ ràng, không có giải pháp nào trong các giải pháp trên hữu ích cả, và đây là cơ sở để nhân loại ngày nay tuyệt vọng sâu xa, một sự tuyệt vọng núp phía sau cái bề mặt lạc quan chính thức. Tuy nhiên, vẫn có một ý thức thầm lặng về việc cần có một giải pháp thay thế, có thể đưa chúng ta ra khỏi các ngõ cụt hữu lý của ta, và, có lẽ, vượt quá suy nghĩ của ta, cũng có 1 niềm hy vọng âm thầm rằng một Kitô Giáo đổi mới có thể cung cấp giải pháp thay thế. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được hoàn thành, nếu giáo huấn về sáng thế được khai triển trở lại. Do đó, một cam kết như vậy phải được coi là một trong những nhiệm vụ khẩn thiết nhất của thần học ngày nay.
Một lần nữa, chúng ta phải làm rõ ý nghĩa của việc thế giới đã được dựng nên “trong sự khôn ngoan” và hành động tạo dựng của Thiên Chúa là một điều hoàn toàn khác với “tiếng beng beng” của vụ nổ nguyên sơ. Chỉ khi đó, lương tâm và quy tắc mới có thể bước vào mối liên hệ đúng đắn một lần nữa. Vì lúc đó, người ta mới rõ lương tâm không phải là một tính toán cá nhân (hoặc tập thể); đúng hơn, nó là một “cùng biết”, “một sự hiểu biết cùng với” sáng thế và, qua sáng thế, với Thiên Chúa Đấng Sáng Thế. Rồi, người ta cũng sẽ khám phá một lần nữa rằng sự vĩ đại của con người không hệ ở sự tự lập tội nghiệp, ở việc hãnh diện tuyên bố mình là chủ nhân độc nhất và duy nhất của chính mình, nhưng thực ra, hữu thể của họ quả có để cho trí tuệ cao nhất, là chính sự thật, chiếu rõi qua. Như thế, người ta thấy rõ: con người càng có khả năng nghe được sứ điệp sâu xa của sáng thế, sứ điệp của Đấng Tạo Thế, họ càng trở nên vĩ đại hơn. Và rồi, ta cũng sẽ thấy điều này hiển nhiên: hòa hợp với sáng thế, mà sự khôn ngoan của nó đã trở thành quy tắc của chúng ta, không có nghĩa tự do của chúng ta bị giới hạn, mà đúng hơn nó nói lên lý lẽ và phẩm giá của chúng ta. Như thế, thân xác cũng được dành cho một vinh dự xứng hợp: nó không còn là một điều gì đó “bị sử dụng”, nhưng là đền thờ của phẩm giá con người đích thực bởi vì đó là công trình của bàn tay Thiên Chúa trong thế giới. Do đó, phẩm giá bình đẳng của nam giới và nữ giới được thể hiện chính vì sự kiện họ khác nhau. Như thế, người ta sẽ bắt đầu hiểu một lần nữa rằng tính thân xác của họ đạt đến một độ sâu sắc siêu hình có tính biểu tượng cao đến nỗi nếu phủ nhận hoặc làm ngơ nó không những không làm cho con người cao thượng mà còn hủy diệt họ nữa.
2. Như chúng ta đã nói, sự suy sụp của học lý về sáng thế bao gồm sự suy sụp của siêu hình học, sự giam hãm con người vào thực nghiệm giới (empirical). Tuy nhiên, khi điều này xảy ra thì nhất thiết cũng diễn ra việc làm yếu Kitô học. Ngôi Lời, Đấng vẫn có từ nguyên thủy, nay bỗng biến mất. Đức khôn ngoan sáng tạo nay không còn là chủ đề để suy tư nữa. Không tránh khỏi việc gương mặt của Chúa Giêsu Kitô, một khi bị tước mất chiều kích siêu hình, sẽ bị rút gọn, chỉ còn là một Chúa Giê-su lịch sử thuần túy, một Chúa Giêsu “thực nghiệm”, người, giống như mọi sự kiện thực nghiệm, chỉ còn chứa những gì có khả năng xảy ra. Tước hiệu chính nói lên phẩm vị của Người, “Chúa Con”, trở nên trống rỗng vì đường dẫn tới siêu hình học đã bị cắt đứt. Ngay cả tước hiệu này cũng trở nên vô nghĩa khi không còn nền thần học nào nói về tư cách làm con Thiên Chúa nữa, vì nó đã bị thay thế bằng khái niệm tự lập.
Mối liên hệ của Chúa Giêsu với Thiên Chúa nay được phát biểu bằng những từ ngữ như “đại diện” hoặc tương tự, nhưng về ý nghĩa của nó, người ta phải tìm câu trả lời bằng việc dựng lại “Chúa Giêsu lịch sử”.
Ngày nay, có hai mô thức chính về gương mặt được gán cho Chúa Giêsu lịch sử: nhà tư sản-cấp tiến và nhà cách mạng Mác-xít. Chúa Giêsu một là người loan báo thứ đạo đức cấp tiến, đấu tranh chống lại mọi loại “chủ nghĩa vụ luật” và các đại biểu của nó; hai là người chuyên lật đổ, một người được coi như thần hóa cuộc đấu tranh giai cấp và là nhân vật biểu tượng cho nó trong tôn giáo.
Điều hiển nhiên ở hậu trường là hai khía cạnh của khái niệm hiện đại về tự do, cả hai đều được thể hiện trong Chúa Giêsu; đó là điều làm cho Người trở thành đại diện của Thiên Chúa. Triệu chứng không thể nhầm lẫn được của sự suy sụp Kitô học hiện nay là sự biến mất của Thập Giá và, do đó, sự vô nghĩa của Phục Sinh, của mầu nhiệm Vượt Qua. Trong mô thức cấp tiến, Thập Giá là một tai nạn, một sai lầm, kết quả của chủ nghĩa vụ luật thiển cận. Do đó, người ta không thể biến nó thành chủ đề cho suy lý thần học; thực vậy, đáng lẽ nó không nên diễn ra và, dù sao, một chủ nghĩa tự do thích đáng cũng làm nó trở thành dư thừa.
Trong mô thức thứ hai, Chúa Giêsu là nhà cách mạng thất bại. Nay, Người có thể biểu tượng cho sự đau khổ của giai cấp bị áp bức và do đó phát huy sự phát triển của ý thức giai cấp. Theo quan điểm này, Thập Giá thậm chí có thể được dành cho một ý nghĩa nào đó, một ý nghĩa quan trọng, nhưng là một ý nghĩa triệt để đối lập với chứng tá của Tân Ước.
Bây giờ, trong cả hai lối giải thích trên, đều có một chủ đề chung, đó là, chúng ta phải được cứu không phải qua (through) Thập Giá, mà từ (from) Thập Giá. Sự Chuộc Tội và sự tha thứ là những hiểu lầm mà Kitô Giáo đã được giải thoát khỏi. Hai điểm căn bản của đức tin Kitô giáo nơi các tác giả Tân Ước và của Giáo Hội mọi thời (tư cách con Thiên Chúa được hiểu theo nghĩa siêu hình và Mầu Nhiệm Vượt Qua) bị loại bỏ hẳn hoặc ít ra không còn bất cứ chức năng nào. Điều hiển nhiên là với việc giải thích lại từ nền tảng như vậy, mọi phần khác của Kitô Giáo cũng bị thay đổi theo - cách hiểu về bản chất Giáo Hội, về phụng vụ, về linh đạo v.v...
Đương nhiên, các bác bỏ thô bạo trên, mà tôi đã mô tả với tất cả sự nghiêm trọng nơi các hậu quả của chúng, hiếm khi được nói ra một cách công khai. Tuy nhiên, các phong trào này rất rõ ràng và chúng không chỉ tự giới hạn vào lĩnh vực thần học mà thôi. Trong một khoảng thời gian khá dài, chúng đã bước vào cả lãnh vực giảng thuyết và giáo lý; nhờ sự dễ dàng truyền đạt (của các lãnh vực này), chúng thậm chí còn được cảm nhận một cách mạnh mẽ hơn là trong các trước tác thần học đúng nghĩa. Do đó, ngày nay, điều rõ ràng là các quyết định thực sự phải một lần nữa được đưa ra trong lĩnh vực Kitô Học; mọi thứ khác sẽ từ đó sẽ được giải quyết sau.
3. Cuối cùng, tôi muốn ngắn gọn đề cập đến một lĩnh vực thứ ba trong suy tư thần học đang bị đe doạ bởi việc rút gọn các nội dung của đức tin, đó là, cánh chung. Niềm tin vào sự sống đời đời hầu như không còn đóng vai trò nào trong việc thuyết giảng ngày nay nữa. Một người bạn của tôi, vừa qua đời, một nhà chú giải có tiếng, có lần nói với tôi về một số bài giảng Mùa Chay mà ngài đã nghe được ở đầu thập niên 1970. Trong bài giảng thứ nhất, nhà giảng thuyết giải thích với các tín hữu rằng Hỏa Ngục không hề có; trong bài giảng thứ hai, Luyện Ngục, cũng vậy, không hề có; trong bài giảng thứ ba, vị giảng thuyết này, cuối cùng, đã đảm nhận một nhiệm vụ khó khăn là cố gắng thuyết phục người nghe rằng thậm chí Thiên Đàng cũng không có luôn và chúng ta nên tìm thiên đường ở đây, ở trên trái đất này. Chắc chắn, ít khi có chuyện quyết liệt như vậy, nhưng sự rụt rè trong việc nói về sự sống đời sau đã trở nên khá phổ biến.
Lời buộc tội của phe Mácxít rằng các Kitô hữu biện minh cho các bất công của thế giới này bằng sự an ủi về một thế giới sẽ đến, có nguồn gốc sâu xa, và các vấn đề xã hội hiện nay thực sự nghiêm trọng đến nỗi chúng đòi mọi sức mạnh của dấn thân luân lý. Đòi hỏi luân lý này sẽ không hề bị nghi ngờ bởi những người nhìn đời sống Kitô hữu trong viễn cảnh vĩnh cửu, vì sự sống đời đời không thể được chuẩn bị cho điều gì khác hơn là cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nicholas Cabasilas, chẳng hạn, đã phát biểu sự thật này trong một suy tư tuyệt vời vào thế kỷ thứ mười bốn. Chỉ những người đạt được nó (nghĩa là, sự sống tương lai), mới là bạn hữu của nó và có tai để nghe. Vì không phải ở đó tình bạn mới bắt đầu, tai mới mở ra, áo cưới mới sẵn sàng và tất cả những thứ khác mới được chuẩn bị, đúng hơn, chính đời này mới là nơi làm việc trong đó, tất cả những điều này được tạo khuôn. Thiên nhiên chuẩn bị cho bào thai sống trong ánh sáng, ngay cả khi nó đang sống một cuộc sống tối tăm và chật hẹp, và tạo hình cho nó, có thể nói như vậy, theo khuôn mẫu của cuộc sống sắp đến thế nào, thì đối với các thánh cũng vậy. Chỉ có tính cấp bách của sự sống đời đời mới đem lại sự khẩn cấp tuyệt đối cho bổn phận luân lý của cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, nếu thiên đường chỉ là một điều gì đó "ở phía trước" chúng ta chứ không còn “ở phiá trên” chúng ta nữa, thì sự căng thẳng bên trong của đời người và trách nhiệm tập thể của nó sẽ bị giảm sút. Vì chúng ta thực sự không “ở phía trước" và chúng ta không ở vị trí có thể xác định liệu viễn ảnh về điều đang ở phía trước có phải là thiên đường cho những người khác mà đối với chúng ta dường như đã đi "ở phía trước", vì họ cũng bất cần và bị cám dỗ như bản thân chúng ta.
Ở đây, chúng ta thấy sự lừa dối cố hữu trong ý niệm "thế giới tốt đẹp hơn", một điều, tuy thế, hiện vẫn đang được một số Kitô hữu coi như mục tiêu thực sự cho niềm hy vọng của chúng ta và là tiêu chuẩn đạo đức chính đáng. Theo như tôi thấy, "Nước của Thiên Chúa" hầu như đã bị thay thế trong ý thức chung bằng Không Tưởng (utopia) về một thế giới tương lai tốt đẹp hơn mà chúng ta đang khổ công tìm kiếm và trở thành điểm tham chiếu đích thực cho luân lý - một nền luân lý, một lần nữa, đã pha trộn với thứ triết lý về biến hóa và lịch sử, và tạo ra các quy tắc cho chính nó bằng cách tính toán xem điều gì có thể cung cấp được điều kiện sống tốt đẹp hơn.
Tôi không phủ nhận rằng chỉ theo cách này, các nghị lực lý tưởng của người trẻ mới được giải phóng và các kết quả thật phong phú trong các khát vọng mới mẻ được hoạt động vị tha. Tuy nhiên, như một quy tắc phổ quát đối với nỗ lực con người, tương lai mà thôi không đủ. Nơi nào trong đó Nước Thiên Chúa bị rút gọn, chỉ còn là một "thế giới tốt đẹp hơn" trong nay mai, thì hiện tại cuối cùng sẽ khẳng định quyền lợi của nó chống lại một thứ tương lai tưởng tượng. Sự trốn thoát vào thế giới ma túy là hậu quả hợp luận lý của việc thần tượng hóa Không Tưởng. Vì điều này khó mà tới được, nên con người kéo nó về phía mình hoặc lao đầu vào nó. Do đó, điều nguy hiểm là khi thuật ngữ thế giới tốt hơn này chiếm ưu thế trong các lời cầu nguyện và bài giảng và vô tình thay thế đức tin bằng thuốc trấn an.
Đối với nhiều người, tất cả những gì nói ở đây có vẻ như quá tiêu cực. Tất nhiên, ở đây không có ý mô tả tình hình của Giáo Hội như một toàn thể, với mọi yếu tố tích cực và tiêu cực. Đúng hơn, ở đây chỉ trình bầy các trở ngại đối với đức tin trong bối cảnh Châu Âu.
Trong chủ đề hạn chế này, tôi không cho rằng mình đã trình bày một phân tích thấu đáo. Ý định duy nhất của tôi là khảo sát các động cơ sâu xa nhất phát sinh ra các khó khăn cá thể trong các hình thức luôn thay đổi, vượt quá các khó khăn cá nhân vốn không ngừng xuất hiện.
Chỉ bằng cách học hỏi để hiểu được đặc điểm căn bản của cuộc sống hiện tại là từ khước chấp nhận đức tin trước khi thảo luận tất cả các nội dung của nó, chúng ta mới có thể giành lại sáng kiến thay vì chỉ đơn giản trả lời các câu hỏi được nêu ra. Chỉ lúc đó, chúng ta mới có thể tỏ bầy đức tin như giải pháp thay thế mà thế giới đang chờ đợi sau sự thất bại của các thử nghiệm cấp tiến và Mácxít. Đây là thách thức của thời nay đối với Kitô giáo, đây là trách nhiệm lớn lao của chúng ta trong tư cách Kitô hữu thời nay.
______________________________________
[1] Communio (Hoa Kỳ) 38 (2011), tr. 728-737