Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây con đã được bổ nhiệm làm cha xứ của một giáo xứ, với nhà thờ được cung hiến cho Thánh Giá Chúa. Trong các năm trước đây, di tích Thánh giá của giáo xứ đã được trưng bày để tôn kính vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh (nhưng không phải trong phụng vụ), và vào ngày lễ Suy tôn Thánh Giá. Nhưng năm nay, có thêm việc ban phép lành với di tích nữa. Con rất muốn biết tìm ở đâu các hướng dẫn và nghi thức rõ ràng cho việc trưng bày và ban phép lành như thế: thưa cha, con thường không vui sướng để chỉ dựa vào tin đồn, khi nói đến các nghi thức của Hội Thánh! - J. B., Liverpool, Anh Quốc.
Đáp: Mặc dù hòm thánh tích (reliquary) có Thánh giá thật của Chúa Giêsu thường không được dùng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng việc suy tôn là có thể được nếu di tích được nhúng vào thánh giá bằng gỗ hoặc cây thánh giá có tượng Chúa Kitô (tượng Chịu Nạn). Theo cách này, di tích có thể thực sự được công bố: “Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian".
Hầu như chắc chắn nghi thức suy tôn Thánh giá có nguồn gốc từ Giêrusalem vào cuối thế kỷ IV, và ở Rôma vào thế kỷ VII, và nghi thức đã hướng vào các di tích chính của Thánh giá thật được gìn giữ trong các thành phố này.
Chỉ sau đó, khi nghi thức đã trở nên phổ biến, dấu hiệu tôn kính thường được dành riêng cho Thánh giá thật, được mở rộng cho cây thánh giá được sử dụng trong buổi cử hành suy tôn.
Trong khi đối tượng suy tôn hay thờ phượng luôn là Chúa Kitô, sự suy tôn đặc biệt Thánh giá vào các ngày này dường như nói rằng mặc dù nhà tạm là trống trải, tất cả các ảnh tượng khác được che phủ, và Giáo Hội âm thầm chờ đợi sự phục sinh của Chúa, sự hiện diện thiêng liêng của Chúa được biểu tượng bởi hình ảnh của Thánh giá, mà qua đó Chúa đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Mặc dầu không còn được đề cập trong luật lệ hiện hành, tập tục bái gối đơn giản trước một di tích được trưng bày công khai của Thánh giá thật, hoặc một di tích khác của Cuộc Thương Khó, vẫn còn hiệu lực.
Sách Lễ Nghi Giám mục, số 92, nói rằng di tích của Thánh giá thật (và mở rộng cho các di tích khác của Cuộc Thương Khó Chúa) được xông hương với ba cú và mỗi cú hai lắc. Còn các di tích và ảnh tượng khác của các thánh được xông hương với hai cú và mỗi cù hai lắc. Tất cả các di tích đều được xông hương trong vị thế đứng của người xông hương.
Tuy nhiên, Sách Lễ Nghi Giám mục, số 866 và 921 cũng cấm việc đặt các di tích trên bàn thờ, và không có ngoại lệ nào được đề cập cho các di tích của Cuộc Thương Khó.
Vì vậy, nếu hòm thánh tích được trưng bày trong nhà thờ, hòm này phải là nổi bật với một nơi riêng của nó, chẳng hạn một cột hoặc bàn trong cung thánh, một bàn thờ cạnh, hoặc một vị trí nào đó thích hợp.
Quy định cũ hơn về thánh tích có thể được tìm thấy bằng tiếng Ý trong các số 614-618 của bộ sách ngàn trang "Compendium of Practical Liturgy, Toát yếu của phụng vụ thực hành" của Ludovico Trimelloni được xuất bản năm 1962, và gần đây được tái bản vì lợi ích của tất cả các người thực hành hình thức ngoại thường.
Tác phẩm này chứa đựng một số quy chế, vốn không có tương đương hiện nay trong luật lệ phụng vụ, và do đó có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho việc thực hành lịch sử. Chúng tôi đã đề cập đến các luật vẫn còn hữu ích hiện giờ, loại bỏ các thứ không còn phù hợp với quy chế và sự thực hành hiện nay nữa.
Các hòm thánh tích không bao giờ được đặt ở phía trước, hoặc trên nhà tạm, ngay cả khi đó là di tích của Cuộc Thương Khó. Cũng không được đặt chúng trên ngai dành cho việc trưng Mình Thánh để chầu. Trong khi trưng Mình Thánh, không có sự tôn kính di tích nào có thể diễn ra cả.
Trước khi di tích được trưng bày cách trọng thể, ít nhất hai bóng đèn được thắp lên. Các đèn này là khác với đèn nến trong Thánh lễ.
Chỉ di tích của Cuộc Thương Khó có thể được rước đi dưới một tán lộng (canopy) hoặc với khăn phủ vai (humeral veil). Cả tán lộng và khăn phủ vai đều có màu tím vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng có màu đỏ vào các ngày khác.
Các di tích không bao giờ được trưng bày trong đám tang hoặc trong khi cử hành Cuộc Thương Khó. Nơi đâu còn có truyền thống, có thể có một cuộc rước vào các ngày này với di tích Thánh Giá hoặc di tích Cuộc Thương Khó, và sau đó có thể có việc ban phép lành với di tích.
Cách thức trưng bày di tích là như sau: Di tích che phủ được mang cách riêng tư đến nơi tôn kính, trước khi sự trưng bày bắt đầu. Linh mục hoặc thầy phó tế mang áo chùng trắng (alb), áo các phép (surplice) và dây các phép (stole) đến nơi trưng bày, mở di tích ra, và sau đó bái kính và xông hương di tích. Sau đó, ngài có thể vẫn đứng hoặc quỳ cho các lời kinh hoặc bài hát phù hợp, hoắc ngài có thể trở vào phòng thánh.
Các quy định trước đây nói rằng trước khi cất thánh tích, một sự ban phép lành là buộc khi có di tích của Thánh Giá hoặc Cuộc Thương Khó, nhưng việc ban phép lành sẽ là tùy chọn đối với các di tích khác. Sự ban phép lành này có thể được thực hiện bởi một mình linh mục, hoặc với sự trợ giúp của thầy phó tế. Trong trường hợp cuối này, thầy phó tế chuyển di tích cho chủ sự, và rồi nhận lại nó sau ban phép lành, trong khi cả hai vị vẫn đứng.
Tuy nhiên, bởi vì luật hiện hành cho phép thầy phó tế ban phép lành Thánh Thể trong trường hợp không có linh mục, nên không có lý do tại sao thầy phó tế không thể ban phép lành với một di tích trong các trường hợp tương tự.
Trong trường hợp di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó, một khăn phủ vai có thể được sử dụng.
Trước khi ban phép lành, di tích được xông hương.
Chủ sự không nói gì khi ban phép lành hoặc nhận phép lành với một di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, các di tích khác có thể được đi kèm với các công thức khác, chẵng nhạn, như “Nhờ lời bầu cử của thánh N., anh chị em được ban phép lành, nhân danh Cha, Con và Chúa Thánh Thần. Amen”.
Mọi người quỳ khi nhận phép lành.
Trước khi cất di tích, các di tích có thể được đưa ra cho các tín hữu hôn, theo cách tương tự được sử dụng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong khi trưng di tích để hôn, một công thức thích hợp có thể được sử dụng, nhưng không bắt buộc.
Khi cất di tích, hòm thánh tích được che phủ và mang đến phòng thánh, hoặc nơi thường bảo tồn di tích ấy. Nếu không có sự ban phép lành, vẫn có thể xông hương di tích trước cất vào nơi cũ.
Trong quá trình trưng di tích, hôn kính và cất đặt di tích, cộng đoàn có thể hát các bài thánh ca thích hợp. (Zenit.org 23-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Gần đây con đã được bổ nhiệm làm cha xứ của một giáo xứ, với nhà thờ được cung hiến cho Thánh Giá Chúa. Trong các năm trước đây, di tích Thánh giá của giáo xứ đã được trưng bày để tôn kính vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh (nhưng không phải trong phụng vụ), và vào ngày lễ Suy tôn Thánh Giá. Nhưng năm nay, có thêm việc ban phép lành với di tích nữa. Con rất muốn biết tìm ở đâu các hướng dẫn và nghi thức rõ ràng cho việc trưng bày và ban phép lành như thế: thưa cha, con thường không vui sướng để chỉ dựa vào tin đồn, khi nói đến các nghi thức của Hội Thánh! - J. B., Liverpool, Anh Quốc.
Đáp: Mặc dù hòm thánh tích (reliquary) có Thánh giá thật của Chúa Giêsu thường không được dùng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng việc suy tôn là có thể được nếu di tích được nhúng vào thánh giá bằng gỗ hoặc cây thánh giá có tượng Chúa Kitô (tượng Chịu Nạn). Theo cách này, di tích có thể thực sự được công bố: “Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian".
Hầu như chắc chắn nghi thức suy tôn Thánh giá có nguồn gốc từ Giêrusalem vào cuối thế kỷ IV, và ở Rôma vào thế kỷ VII, và nghi thức đã hướng vào các di tích chính của Thánh giá thật được gìn giữ trong các thành phố này.
Chỉ sau đó, khi nghi thức đã trở nên phổ biến, dấu hiệu tôn kính thường được dành riêng cho Thánh giá thật, được mở rộng cho cây thánh giá được sử dụng trong buổi cử hành suy tôn.
Trong khi đối tượng suy tôn hay thờ phượng luôn là Chúa Kitô, sự suy tôn đặc biệt Thánh giá vào các ngày này dường như nói rằng mặc dù nhà tạm là trống trải, tất cả các ảnh tượng khác được che phủ, và Giáo Hội âm thầm chờ đợi sự phục sinh của Chúa, sự hiện diện thiêng liêng của Chúa được biểu tượng bởi hình ảnh của Thánh giá, mà qua đó Chúa đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Mặc dầu không còn được đề cập trong luật lệ hiện hành, tập tục bái gối đơn giản trước một di tích được trưng bày công khai của Thánh giá thật, hoặc một di tích khác của Cuộc Thương Khó, vẫn còn hiệu lực.
Sách Lễ Nghi Giám mục, số 92, nói rằng di tích của Thánh giá thật (và mở rộng cho các di tích khác của Cuộc Thương Khó Chúa) được xông hương với ba cú và mỗi cú hai lắc. Còn các di tích và ảnh tượng khác của các thánh được xông hương với hai cú và mỗi cù hai lắc. Tất cả các di tích đều được xông hương trong vị thế đứng của người xông hương.
Tuy nhiên, Sách Lễ Nghi Giám mục, số 866 và 921 cũng cấm việc đặt các di tích trên bàn thờ, và không có ngoại lệ nào được đề cập cho các di tích của Cuộc Thương Khó.
Vì vậy, nếu hòm thánh tích được trưng bày trong nhà thờ, hòm này phải là nổi bật với một nơi riêng của nó, chẳng hạn một cột hoặc bàn trong cung thánh, một bàn thờ cạnh, hoặc một vị trí nào đó thích hợp.
Quy định cũ hơn về thánh tích có thể được tìm thấy bằng tiếng Ý trong các số 614-618 của bộ sách ngàn trang "Compendium of Practical Liturgy, Toát yếu của phụng vụ thực hành" của Ludovico Trimelloni được xuất bản năm 1962, và gần đây được tái bản vì lợi ích của tất cả các người thực hành hình thức ngoại thường.
Tác phẩm này chứa đựng một số quy chế, vốn không có tương đương hiện nay trong luật lệ phụng vụ, và do đó có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho việc thực hành lịch sử. Chúng tôi đã đề cập đến các luật vẫn còn hữu ích hiện giờ, loại bỏ các thứ không còn phù hợp với quy chế và sự thực hành hiện nay nữa.
Các hòm thánh tích không bao giờ được đặt ở phía trước, hoặc trên nhà tạm, ngay cả khi đó là di tích của Cuộc Thương Khó. Cũng không được đặt chúng trên ngai dành cho việc trưng Mình Thánh để chầu. Trong khi trưng Mình Thánh, không có sự tôn kính di tích nào có thể diễn ra cả.
Trước khi di tích được trưng bày cách trọng thể, ít nhất hai bóng đèn được thắp lên. Các đèn này là khác với đèn nến trong Thánh lễ.
Chỉ di tích của Cuộc Thương Khó có thể được rước đi dưới một tán lộng (canopy) hoặc với khăn phủ vai (humeral veil). Cả tán lộng và khăn phủ vai đều có màu tím vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh, nhưng có màu đỏ vào các ngày khác.
Các di tích không bao giờ được trưng bày trong đám tang hoặc trong khi cử hành Cuộc Thương Khó. Nơi đâu còn có truyền thống, có thể có một cuộc rước vào các ngày này với di tích Thánh Giá hoặc di tích Cuộc Thương Khó, và sau đó có thể có việc ban phép lành với di tích.
Cách thức trưng bày di tích là như sau: Di tích che phủ được mang cách riêng tư đến nơi tôn kính, trước khi sự trưng bày bắt đầu. Linh mục hoặc thầy phó tế mang áo chùng trắng (alb), áo các phép (surplice) và dây các phép (stole) đến nơi trưng bày, mở di tích ra, và sau đó bái kính và xông hương di tích. Sau đó, ngài có thể vẫn đứng hoặc quỳ cho các lời kinh hoặc bài hát phù hợp, hoắc ngài có thể trở vào phòng thánh.
Các quy định trước đây nói rằng trước khi cất thánh tích, một sự ban phép lành là buộc khi có di tích của Thánh Giá hoặc Cuộc Thương Khó, nhưng việc ban phép lành sẽ là tùy chọn đối với các di tích khác. Sự ban phép lành này có thể được thực hiện bởi một mình linh mục, hoặc với sự trợ giúp của thầy phó tế. Trong trường hợp cuối này, thầy phó tế chuyển di tích cho chủ sự, và rồi nhận lại nó sau ban phép lành, trong khi cả hai vị vẫn đứng.
Tuy nhiên, bởi vì luật hiện hành cho phép thầy phó tế ban phép lành Thánh Thể trong trường hợp không có linh mục, nên không có lý do tại sao thầy phó tế không thể ban phép lành với một di tích trong các trường hợp tương tự.
Trong trường hợp di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó, một khăn phủ vai có thể được sử dụng.
Trước khi ban phép lành, di tích được xông hương.
Chủ sự không nói gì khi ban phép lành hoặc nhận phép lành với một di tích của Thánh giá hoặc của Cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, các di tích khác có thể được đi kèm với các công thức khác, chẵng nhạn, như “Nhờ lời bầu cử của thánh N., anh chị em được ban phép lành, nhân danh Cha, Con và Chúa Thánh Thần. Amen”.
Mọi người quỳ khi nhận phép lành.
Trước khi cất di tích, các di tích có thể được đưa ra cho các tín hữu hôn, theo cách tương tự được sử dụng cho việc suy tôn Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong khi trưng di tích để hôn, một công thức thích hợp có thể được sử dụng, nhưng không bắt buộc.
Khi cất di tích, hòm thánh tích được che phủ và mang đến phòng thánh, hoặc nơi thường bảo tồn di tích ấy. Nếu không có sự ban phép lành, vẫn có thể xông hương di tích trước cất vào nơi cũ.
Trong quá trình trưng di tích, hôn kính và cất đặt di tích, cộng đoàn có thể hát các bài thánh ca thích hợp. (Zenit.org 23-10-2018)
Nguyễn Trọng Đa