ĐHY Pietro Parolin đưa ra những nhận định trong diễn văn khai mạc hai ngày hội thảo về những thoả thuận ngoại giáo của Vatican, được tổ chức ngày 28 tháng 2 và 1 tháng 3 tại Đại Học Giáo Hoàng Gregorian và École Français tại Roma. ĐHY trình bầy tóm lược tổng quát về những thỏa thuận giữa Toà Thánh và các quốc gia, trước khi thảo luận về thỏa thuận dự phòng (provisional agreement) giữa Vatican và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc. Nhiều người nhận xét rằng dù thỏa thuận Vatican – Trung Hoa có thể xem là một giải pháp mục vụ nhưng nó vẫn có tính cách chính trị.
Chính phủ Trung Quốc và Tòa thánh đã ký kết một thoả thuận vào ngày 22 tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên, những chi tiết của thoả thuận không được công bố. Một kết quả của thoả thuận là Toà Thánh công nhận bẩy giám mục Trung Cộng được tấn phong giám mục không có phép của Tòa Thánh. Những giám mục này đã được trao trách nhiệm cai quản những giáo phận Trung Quốc. Tới lúc này, tất cả giám mục Trung Quốc phải được công nhận bởi chính phủ và Tòa Thánh. Kể từ khi thoả thuận được ký kết, chưa có giám mục mới được bổ nhiệm cho Trung Quốc.
ĐHY Parolin nói rằng thỏa thuận Vatican - Trung Quốc là một trường hợp duy nhất, bởi vì nó ràng buộc giữa hai bên trong khi đó hai bên không công nhận lẫn nhau. Điều quan trọng là làm cho thỏa thuận trở nên hiệu lực. ĐHY nói rằng thoả thuận Vatican - Trung Quốc xảy ra ở cuối cuộc hành trình dài. Sau cùng, chúng tôi đã thành công và chúng tôi hy vọng rằng thỏa thuận sẽ mang lại nhiều hoa quả vì ích lợi của Giáo Hội và quốc gia. Ngài nói rằng Giáo Hội Công Giáo “không đòi hỏi các quốc gia ứng xử như những người bảo vệ đức tin, nhưng là bảo đảm tự do để có thể hoàn thành sứ mạng”. Thoả thuận ngoại giao của Vatican có hai mục tiêu: bảo tồn tự do tôn giáo và bảo tồn tự do của Giáo Hội, và đồng thời giúp Giáo Hội Công Giáo “có thể đóng góp trong việc phát triển tâm linh và vật chất của xứ sở, và cổ võ hòa bình”
Theo ĐHY Parolin, tự do tôn giáo là chìa khóa chính trong những thỏa thuận với các Quốc Gia, tại đó Công Giáo là thiểu số, hoặc tại những quốc gia không có truyền thống Kitô. Ngài nêu lên vài thí dụ về thòa thuận với Tunisia (1964), Marốc (1983-1984), Israel (1993), Kazakhstan (1998), Palestine Liberation Organization (2000), Azerbeijan (2011), Chad (2013) và Palestine (2015).
Tòa Thánh Không có một mô hình cố định để đạt được những thỏa thuận ngoại giao. Khi Tòa Thánh biết rằng một quốc gia muốn đàm phán về một thỏa thuận, Tòa Thánh cho phép thành lập một ủy ban đàm phân gồm khâm sứ và vài giám mục địa phương cùng với các chuyên gia giáo luật. Ủy ban sẽ nhận ra những chủ đề liên quan cho thỏa thuận và soạn thảo bản văn được Quốc Vụ Khanh duyệt xét và chấp thuận. Những vấn đề pháp lý sẽ được bàn thảo trước tiên, bao gồm tự do của Giáo Hội và việc thực hành phụng tự. Sau khi mọi việc được ổn thỏa, thỏa thuận được ký kết và chuẩn thuận.
ĐHY Parolin nhấn mạnh rằng những thỏa thuận ngoại giao là những cố gắng của Tòa Thánh để thiết lập liên hệ tốt hơn với các quốc gia và điều hành đời sống Giáo Hội, cố gắng tránh né việc xã hội xen vào những vấn đề của Giáo Hội.
Theo vài nhận xét, Việt Nam có thể trở thành mô hình khả thi trong việc bổ nhiệm giám mục tại Trung Hoa. Tòa Thánh Vatican và Việt Nam đã thỏa thuận cho việc bổ nhiệm theo cách này: sau khi tham khảo với giám mục và giáo sĩ, khâm sứ Tòa Thánh sẽ trinh lên Đức Thánh Cha ba ứng viên để ĐTC quyết định. Quyết định của ĐTC được thông báo cho chính phủ Việt Nam để được chấp thuận. Mô hình theo kiểu Việt Nam có thể sẽ không khả thi tại Trung Hoa, bởi vì chính phủ Trung Hoa muốn kiểm soát hơn nữa trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Đại sứ Hoa kỳ Sam Brownback về Tự do Tôn giáo chỉ trích rằng thỏa thuận dự phòng giữa Vatican - Trung Quốc đang làm cho những vấn đề tôn giáo trở nên tồi tệ hơn, Trong một bài diễn văn ngày 8 tháng 3 tại Hồng Kông, ông nói rằng thoả thuận đã tạo nên một tiền lệ kém cỏi để chính phủ có thể can thiệp vào những cộng đồng tôn giáo, bao gồm Phật giáo Tibet và Kitô giáo. Không có những dấu chỉ sẽ thay đổi trong tương lai gần.
ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, nói với ký giả ngày 3 tháng 4 rằng: “Chúng tôi ký thoả thuận này để mở rộng tự do tôn giáo, tìm cách bình thường với cộng đoàn Công Giáo tại đây, và cho những tôn giáo khác có không gian và vai trò được công nhận trong xã hội’
ĐHY nhấn mạnh đến sự cần thiết “phải kiên nhẫn” dù rằng có xu hướng muốn có kết quả ngay lập tức, nhưng lịch sử không được xây dựng trong một ngày. Lịch sử là một quá trình lâu dài và chúng ta phải đặt mình vào viễn cảnh này. Đôi khi tôi cảm thấy hơi lạc lõng khi nghe nói rằng “Ồ, chẳng có thành công hay thành tựu nào đạt được.” Hãy để mọi sự hoạt động một cách yên lặng, và sau đó chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình, yêu cầu những người chỉ trích đừng nhận xét những gì trong vòng một thước nhưng hãy hướng tầm nhìn xa hơn một chút. Chúng ta muốn mọi thứ được thực hiện ngay lập tức, nhưng mọi thứ trong lịch sử thay đổi rất chậm. Đây là sự khôn ngoan của Tòa Thánh, vì Tòa Thánh không tìm kiếm kết quả ngay lập tức, nhưng đang tìm kiếm một kết quả nằm trong tay của Thiên Chúa, nó cũng nằm trong tay chúng ta khi chúng ta có thể giúp đỡ Chúa rất nhiều thực hiện kế hoạch của Chúa.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Chính phủ Trung Quốc và Tòa thánh đã ký kết một thoả thuận vào ngày 22 tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên, những chi tiết của thoả thuận không được công bố. Một kết quả của thoả thuận là Toà Thánh công nhận bẩy giám mục Trung Cộng được tấn phong giám mục không có phép của Tòa Thánh. Những giám mục này đã được trao trách nhiệm cai quản những giáo phận Trung Quốc. Tới lúc này, tất cả giám mục Trung Quốc phải được công nhận bởi chính phủ và Tòa Thánh. Kể từ khi thoả thuận được ký kết, chưa có giám mục mới được bổ nhiệm cho Trung Quốc.
Theo ĐHY Parolin, tự do tôn giáo là chìa khóa chính trong những thỏa thuận với các Quốc Gia, tại đó Công Giáo là thiểu số, hoặc tại những quốc gia không có truyền thống Kitô. Ngài nêu lên vài thí dụ về thòa thuận với Tunisia (1964), Marốc (1983-1984), Israel (1993), Kazakhstan (1998), Palestine Liberation Organization (2000), Azerbeijan (2011), Chad (2013) và Palestine (2015).
Tòa Thánh Không có một mô hình cố định để đạt được những thỏa thuận ngoại giao. Khi Tòa Thánh biết rằng một quốc gia muốn đàm phán về một thỏa thuận, Tòa Thánh cho phép thành lập một ủy ban đàm phân gồm khâm sứ và vài giám mục địa phương cùng với các chuyên gia giáo luật. Ủy ban sẽ nhận ra những chủ đề liên quan cho thỏa thuận và soạn thảo bản văn được Quốc Vụ Khanh duyệt xét và chấp thuận. Những vấn đề pháp lý sẽ được bàn thảo trước tiên, bao gồm tự do của Giáo Hội và việc thực hành phụng tự. Sau khi mọi việc được ổn thỏa, thỏa thuận được ký kết và chuẩn thuận.
ĐHY Parolin nhấn mạnh rằng những thỏa thuận ngoại giao là những cố gắng của Tòa Thánh để thiết lập liên hệ tốt hơn với các quốc gia và điều hành đời sống Giáo Hội, cố gắng tránh né việc xã hội xen vào những vấn đề của Giáo Hội.
Theo vài nhận xét, Việt Nam có thể trở thành mô hình khả thi trong việc bổ nhiệm giám mục tại Trung Hoa. Tòa Thánh Vatican và Việt Nam đã thỏa thuận cho việc bổ nhiệm theo cách này: sau khi tham khảo với giám mục và giáo sĩ, khâm sứ Tòa Thánh sẽ trinh lên Đức Thánh Cha ba ứng viên để ĐTC quyết định. Quyết định của ĐTC được thông báo cho chính phủ Việt Nam để được chấp thuận. Mô hình theo kiểu Việt Nam có thể sẽ không khả thi tại Trung Hoa, bởi vì chính phủ Trung Hoa muốn kiểm soát hơn nữa trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Đại sứ Hoa kỳ Sam Brownback về Tự do Tôn giáo chỉ trích rằng thỏa thuận dự phòng giữa Vatican - Trung Quốc đang làm cho những vấn đề tôn giáo trở nên tồi tệ hơn, Trong một bài diễn văn ngày 8 tháng 3 tại Hồng Kông, ông nói rằng thoả thuận đã tạo nên một tiền lệ kém cỏi để chính phủ có thể can thiệp vào những cộng đồng tôn giáo, bao gồm Phật giáo Tibet và Kitô giáo. Không có những dấu chỉ sẽ thay đổi trong tương lai gần.
ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, nói với ký giả ngày 3 tháng 4 rằng: “Chúng tôi ký thoả thuận này để mở rộng tự do tôn giáo, tìm cách bình thường với cộng đoàn Công Giáo tại đây, và cho những tôn giáo khác có không gian và vai trò được công nhận trong xã hội’
ĐHY nhấn mạnh đến sự cần thiết “phải kiên nhẫn” dù rằng có xu hướng muốn có kết quả ngay lập tức, nhưng lịch sử không được xây dựng trong một ngày. Lịch sử là một quá trình lâu dài và chúng ta phải đặt mình vào viễn cảnh này. Đôi khi tôi cảm thấy hơi lạc lõng khi nghe nói rằng “Ồ, chẳng có thành công hay thành tựu nào đạt được.” Hãy để mọi sự hoạt động một cách yên lặng, và sau đó chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình, yêu cầu những người chỉ trích đừng nhận xét những gì trong vòng một thước nhưng hãy hướng tầm nhìn xa hơn một chút. Chúng ta muốn mọi thứ được thực hiện ngay lập tức, nhưng mọi thứ trong lịch sử thay đổi rất chậm. Đây là sự khôn ngoan của Tòa Thánh, vì Tòa Thánh không tìm kiếm kết quả ngay lập tức, nhưng đang tìm kiếm một kết quả nằm trong tay của Thiên Chúa, nó cũng nằm trong tay chúng ta khi chúng ta có thể giúp đỡ Chúa rất nhiều thực hiện kế hoạch của Chúa.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP