(Note: Xin được cáo lỗi với quí độc giả VietCatholic vì đang đi du hành cho nên không có đủ phương tiện phát hình kèm theo bài viết)
Những loài hoa cuả Đức Mẹ:
Hoa ở Việt Nam:
Ngày xưa lúc còn sống trong một xứ đạo ‘di cư’ ở Việt Nam, tôi đã có lần được nghe tiếng ru em ‘à ơi’ phát ra từ một mái nhà tôn không xa nhà thờ bao nhiêu như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà…(à ơi)
Một là Hoa Phượng,.(à ơi)…hai là (, là) Mân Côi.
(Mân Côi nghiã là hoa hồng theo chữ Hán Việt, tháng Mân Côi là tháng 10, còn hoa phượng thì nở vào muà các em gái Dâng Hoa, tức là tháng 5).
Không biết tác giả cuả câu vè trên là ai, nhưng nội dung hợp tình hợp cảnh ở Việt Nam hé mở cho thấy một điều quan trọng, đó là ngươì Việt mình gắn bó sâu đậm với Đức Mẹ, cho nên dù cho những lúc phải sống tha hương, thì ở đâu cũng thế, lòng sùng kính Đức Mẹ vẫn không hề phai mờ. Những đại hội về Mẹ đã qui tụ những đoàn con đông đảo như Ngày Thánh Mẫu ở Missouri, Ngày Thánh Mẫu ở Oregon, và bên Trời Âu ngày nay thì có Ngày Thánh Mẫu ở Banneux.
Xin sẽ có vài hàng về Banneux sau này, bây giờ xin được trở lại chủ đề về hoa.
Riêng tôi thì giọng ru em trong trẻo cuả cô gái đó đã khắc ghi hai loại hoa phượng và hoa hồng vào tâm trí tôi cho mãi đến bây giờ, và gắn liền hai loại hoa thơ mộng này vào hình ảnh cuả Đức Hiền Mẫu, không thể tách rời ra được nữa.
Hoa bên Mỹ:
Cho nên khi phài tị nạn sang Hoa Kỳ, khi mà hoa phượng nở vào tháng 5 là hoàn toàn không thể có ở Texas, thì tôi vẫn tự hỏi liệu các loại hoa tím và trắng nở tràn lan là Blue Bonnet và Larkspur (Phi Yến) có thể thay thế hoa Phượng được chăng?
Mỗi năm cây hoa dại tầm thường gọi là hoa Phi Yến nở rộ khắp nơi, dù cho người ta nhổ chúng vất đi, thì năm sau vẫn mọc lại. Đây là những bông hoa có màu xanh và trắng giống như màu cờ cuả Mẹ, và khá bền có thể trưng được nhiều ngày, cho nên chúng tôi dưỡng chúng trong vườn để mà trong suốt tháng 5, không một ngày nào mà thiếu hoa dâng Mẹ.
Một năm hai tháng Đức Bà
Một là Phi Yến, hai là Mân Côi.
Hoa ở trời Âu:
Năm nay có nhiều điều dun dủi đã đưa chúng tôi qua Âu Châu vào tháng 5, và mỗi khi chợt nghĩ tới sự thiếu sót cắt hoa dâng Mẹ ở nhà, thì một câu hỏi cũng chợt hiện ra, đó là, ở đây người Việt mình lấy hoa gì để tưởng nhớ tới Mẹ nhỉ?
Dọc chuyến du hành từ Bắc Âu sang Đông Âu, đâu đâu tôi cũng thấy một loại hoa vàng. Hoa lác đác nở trên bờ đường thì khá nhiều, nhưng hoa nở rộ trên cả cánh đồng thì còn nhiều hơn nữa, hàng hàng lớp lớp, và phong cảnh đẹp đến nỗi khi gửi hình về Mỹ, một người bạn đã thốt lên: Chúc mừng anh chị đã tìm được một động hoa vàng…
Ở Hung Gia Lợi (Hungary), có cảnh rừng cây xen lẫn với đồng ruộng, tôi còn thấy nhiều chú nai vàng tung tăng nhẩy nhót trên một cánh đồng đầy hoa vàng óng…
Vậy thì, dù không có sẵn hoa Phượng hoặc hoa Phi Yến, tôi sẽ mượn nhửng đoá hoa vàng này làm thành những bó hoa đem dâng lên Mẹ trong dịp tháng Đức Bà này.
Sự lựa chọn là chỉnh đấy, tôi tự nghĩ như thế. Đây là một giống rau cải gọi là Rapeseed, bên Mỹ thì gọi là Canola (tức là Rapeseed có cấp số “00”). Tôi không tìm được tên dịch ra tiếng Việt, nhưng có lẽ nên gọi là “Cải Dầu” vì Rapeseed thuộc gia đình họ Cải (Cabbage). Tới muà gặt, người ta ép hạt lấy dầu ăn, dùng bã và rơm làm thực phẩm gia súc, không có gì phải bỏ đi cả. Thật không có gì có thể diễn tả Đức Mẹ đầy đủ cho bằng loại cây hữu ích này: rất bình dân khiêm nhượng, chẳng chút kiêu sa, có tính ‘dưởng đất’ giúp cho những loại ngũ cốc khác mọc lên tươi tốt hơn, mà lại đội trên đầu một chiếc mũ triều thiên dệt bằng hoa có màu sắc rất vương giả làm sáng rực cả trời lẫn đất.
Vậy thì, trước khi đi hành hương Đức Mẹ Banneux ở nước Bỉ (Belgium) vào ngày 12 tháng 5 này, tôi xin có một bài hát vè rất mộc mạc như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà,
Một là Hoa Cải, hai là Mân Côi.
Cuộc hành hương Thánh Mẫu Đức Mẹ Banneux lần thứ 10 ngày 12 tháng 5 tới đây:
Ngay trước khi khởi hành qua Châu Âu, chúng tôi một nhóm 11 người nhận được thông cáo cuả quí cha Lm. Fx. Nguyễn Xuyên, Vương quốc Bỉ, Lm. Phaolo Phạm đình Hiện, Hòalan, Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long, Đức quốc sẽ tổ chức Ngày Thánh Mẫu lần thứ X tại Banneux.
Trong cuộc hành trình đã chuẩn bị từ 6 tháng trước, thì để tham gia một biến cố mới đặc biệt như thế đòi hỏi chúng tôi phải đồng thuận hy sinh bỏ mất 2 ngày đi tour và đóng góp thêm chi phí cho cuộc hành hương đến Banneux, và thêm một đói hỏi thứ hai là làm sao có thể liên lạc được với quí cha để mà ghi danh tham dự trong một điều kiện đang trên đường đi tour không có điện thoại và thời giờ liên lạc.
Nhưng dường như có một phép màu, tất cả chúng tôi ai cũng ham hở muốn tham dự cuộc hành hương, với một lý do rất đơn giản là được dịp gần gũi với hàng ngàn người đồng hương bên Âu Châu này, mà có lẽ nếu không đi thì chúng tôi, đều ở quanh số tuổi ‘thất thập cổ lai hi’, sẽ không còn có dịp nào nữa cả.
Nhưng phép màu thứ hai là chúng tôi đã đưọc ‘quới nhơn phù trợ’, đó là hai anh chị Tuấn và Thu ở Korn, Đức Quốc, đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian để lo vé xe và chỗ tạm trú khi chúng tôi trở về từ chuyến đi tour, và đã liên lạc được với Cha tuyên úy Nguyễn Ngọc Long để ghi danh.
Và cũng xin đợi ơn Cha Nguyễn Ngọc Long không ít, Ngài không chỉ cho chúng tôi ghi danh muộn mà thôi, mà còn ân cần tìm được 11 chỗ xe buýt cho chúng tôi đi chung với cộng đoàn cuả Ngài.
Thế là, dù không dự định trước, nhưng nhờ Đức Mẹ ‘dun dủi,’ 11 người từ xứ nóng Texas sẽ có dịp góp mặt với bà con xa gần ở Banneux mà cùng ca ngợi Mẹ.
Riêng tôi, tôi dự định sẽ mang về nhiều hình ảnh sinh hoạt cuả Ngày Thánh Mẫu Banneux này. Và nếu trong điều kiện khi đi du hành như bây giờ tôi không có đủ phương tiện để phát hình và tham khảo nguồn tin, nhưng ngay sau ngày Thánh Mẫu Banneux 12 tháng 5, chúng tôi sẽ xin tiếp tục với một loạt bài nói về Đức Mẹ Banneux để cống hiến cho quí độc giả xa gần cuả VietCatholic.
(Viết trên xe Bus trên đường đi tới Budapest, Hungary)
Những loài hoa cuả Đức Mẹ:
Hoa ở Việt Nam:
Ngày xưa lúc còn sống trong một xứ đạo ‘di cư’ ở Việt Nam, tôi đã có lần được nghe tiếng ru em ‘à ơi’ phát ra từ một mái nhà tôn không xa nhà thờ bao nhiêu như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà…(à ơi)
Một là Hoa Phượng,.(à ơi)…hai là (, là) Mân Côi.
(Mân Côi nghiã là hoa hồng theo chữ Hán Việt, tháng Mân Côi là tháng 10, còn hoa phượng thì nở vào muà các em gái Dâng Hoa, tức là tháng 5).
Không biết tác giả cuả câu vè trên là ai, nhưng nội dung hợp tình hợp cảnh ở Việt Nam hé mở cho thấy một điều quan trọng, đó là ngươì Việt mình gắn bó sâu đậm với Đức Mẹ, cho nên dù cho những lúc phải sống tha hương, thì ở đâu cũng thế, lòng sùng kính Đức Mẹ vẫn không hề phai mờ. Những đại hội về Mẹ đã qui tụ những đoàn con đông đảo như Ngày Thánh Mẫu ở Missouri, Ngày Thánh Mẫu ở Oregon, và bên Trời Âu ngày nay thì có Ngày Thánh Mẫu ở Banneux.
Xin sẽ có vài hàng về Banneux sau này, bây giờ xin được trở lại chủ đề về hoa.
Riêng tôi thì giọng ru em trong trẻo cuả cô gái đó đã khắc ghi hai loại hoa phượng và hoa hồng vào tâm trí tôi cho mãi đến bây giờ, và gắn liền hai loại hoa thơ mộng này vào hình ảnh cuả Đức Hiền Mẫu, không thể tách rời ra được nữa.
Hoa bên Mỹ:
Cho nên khi phài tị nạn sang Hoa Kỳ, khi mà hoa phượng nở vào tháng 5 là hoàn toàn không thể có ở Texas, thì tôi vẫn tự hỏi liệu các loại hoa tím và trắng nở tràn lan là Blue Bonnet và Larkspur (Phi Yến) có thể thay thế hoa Phượng được chăng?
Một năm hai tháng Đức Bà
Một là Phi Yến, hai là Mân Côi.
Hoa ở trời Âu:
Năm nay có nhiều điều dun dủi đã đưa chúng tôi qua Âu Châu vào tháng 5, và mỗi khi chợt nghĩ tới sự thiếu sót cắt hoa dâng Mẹ ở nhà, thì một câu hỏi cũng chợt hiện ra, đó là, ở đây người Việt mình lấy hoa gì để tưởng nhớ tới Mẹ nhỉ?
Dọc chuyến du hành từ Bắc Âu sang Đông Âu, đâu đâu tôi cũng thấy một loại hoa vàng. Hoa lác đác nở trên bờ đường thì khá nhiều, nhưng hoa nở rộ trên cả cánh đồng thì còn nhiều hơn nữa, hàng hàng lớp lớp, và phong cảnh đẹp đến nỗi khi gửi hình về Mỹ, một người bạn đã thốt lên: Chúc mừng anh chị đã tìm được một động hoa vàng…
Ở Hung Gia Lợi (Hungary), có cảnh rừng cây xen lẫn với đồng ruộng, tôi còn thấy nhiều chú nai vàng tung tăng nhẩy nhót trên một cánh đồng đầy hoa vàng óng…
Vậy thì, dù không có sẵn hoa Phượng hoặc hoa Phi Yến, tôi sẽ mượn nhửng đoá hoa vàng này làm thành những bó hoa đem dâng lên Mẹ trong dịp tháng Đức Bà này.
Sự lựa chọn là chỉnh đấy, tôi tự nghĩ như thế. Đây là một giống rau cải gọi là Rapeseed, bên Mỹ thì gọi là Canola (tức là Rapeseed có cấp số “00”). Tôi không tìm được tên dịch ra tiếng Việt, nhưng có lẽ nên gọi là “Cải Dầu” vì Rapeseed thuộc gia đình họ Cải (Cabbage). Tới muà gặt, người ta ép hạt lấy dầu ăn, dùng bã và rơm làm thực phẩm gia súc, không có gì phải bỏ đi cả. Thật không có gì có thể diễn tả Đức Mẹ đầy đủ cho bằng loại cây hữu ích này: rất bình dân khiêm nhượng, chẳng chút kiêu sa, có tính ‘dưởng đất’ giúp cho những loại ngũ cốc khác mọc lên tươi tốt hơn, mà lại đội trên đầu một chiếc mũ triều thiên dệt bằng hoa có màu sắc rất vương giả làm sáng rực cả trời lẫn đất.
Vậy thì, trước khi đi hành hương Đức Mẹ Banneux ở nước Bỉ (Belgium) vào ngày 12 tháng 5 này, tôi xin có một bài hát vè rất mộc mạc như sau:
Một năm hai tháng Đức Bà,
Một là Hoa Cải, hai là Mân Côi.
Cuộc hành hương Thánh Mẫu Đức Mẹ Banneux lần thứ 10 ngày 12 tháng 5 tới đây:
Ngay trước khi khởi hành qua Châu Âu, chúng tôi một nhóm 11 người nhận được thông cáo cuả quí cha Lm. Fx. Nguyễn Xuyên, Vương quốc Bỉ, Lm. Phaolo Phạm đình Hiện, Hòalan, Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long, Đức quốc sẽ tổ chức Ngày Thánh Mẫu lần thứ X tại Banneux.
Trong cuộc hành trình đã chuẩn bị từ 6 tháng trước, thì để tham gia một biến cố mới đặc biệt như thế đòi hỏi chúng tôi phải đồng thuận hy sinh bỏ mất 2 ngày đi tour và đóng góp thêm chi phí cho cuộc hành hương đến Banneux, và thêm một đói hỏi thứ hai là làm sao có thể liên lạc được với quí cha để mà ghi danh tham dự trong một điều kiện đang trên đường đi tour không có điện thoại và thời giờ liên lạc.
Nhưng dường như có một phép màu, tất cả chúng tôi ai cũng ham hở muốn tham dự cuộc hành hương, với một lý do rất đơn giản là được dịp gần gũi với hàng ngàn người đồng hương bên Âu Châu này, mà có lẽ nếu không đi thì chúng tôi, đều ở quanh số tuổi ‘thất thập cổ lai hi’, sẽ không còn có dịp nào nữa cả.
Nhưng phép màu thứ hai là chúng tôi đã đưọc ‘quới nhơn phù trợ’, đó là hai anh chị Tuấn và Thu ở Korn, Đức Quốc, đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian để lo vé xe và chỗ tạm trú khi chúng tôi trở về từ chuyến đi tour, và đã liên lạc được với Cha tuyên úy Nguyễn Ngọc Long để ghi danh.
Và cũng xin đợi ơn Cha Nguyễn Ngọc Long không ít, Ngài không chỉ cho chúng tôi ghi danh muộn mà thôi, mà còn ân cần tìm được 11 chỗ xe buýt cho chúng tôi đi chung với cộng đoàn cuả Ngài.
Thế là, dù không dự định trước, nhưng nhờ Đức Mẹ ‘dun dủi,’ 11 người từ xứ nóng Texas sẽ có dịp góp mặt với bà con xa gần ở Banneux mà cùng ca ngợi Mẹ.
Riêng tôi, tôi dự định sẽ mang về nhiều hình ảnh sinh hoạt cuả Ngày Thánh Mẫu Banneux này. Và nếu trong điều kiện khi đi du hành như bây giờ tôi không có đủ phương tiện để phát hình và tham khảo nguồn tin, nhưng ngay sau ngày Thánh Mẫu Banneux 12 tháng 5, chúng tôi sẽ xin tiếp tục với một loạt bài nói về Đức Mẹ Banneux để cống hiến cho quí độc giả xa gần cuả VietCatholic.
(Viết trên xe Bus trên đường đi tới Budapest, Hungary)