GIÁO XỨ BÌNH CHÍNH
Tôi cùng đoàn Sài gòn, gồm những anh em bạn bè thân quen của cha Ngà, vượt hàng trăm cây số đến Giáo xứ Bình Chính, Giáo phận Nha trang dự lễ khánh thành Nhà thờ mới.
Đến Thị xã Phan Rang, rẽ phải xuôi về miền biển Tri Thuỷ, Khánh Hải. Từ xa đã thấy tháp chuông nhà thờ vươn cao. Qua biển Ninh Chữ đã thấy phong cảnh tuyệt đẹp của Thị trấn Khánh hải. Người hướng dẫn cho biết đây là quê hương của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bên này cầu Tri Thuỷ là trường Cao đẳng sư phạm, trường này trước đây do Ong Thiệu xây dựng làm trường đại học.
Biển lách qua núi đá, ăn thông vào đất liền một diện tích rộng lớn. Nhờ vùng vịnh này mà miền đất vốn toàn cát trắng và núi đá đã trở nên trù phú. Nhà cửa xây san sát.Tàu thuyền tấp nập. Những vuông tôm chạy dài ngút mắt. Những ruộng muối vuông vức như bàn cờ trải đầy những đồi muối.
Qua cầu Tri Thuỷ, rẽ phải, đường đến nhà thờ có núi một bên, biển một bên. Núi đá, toàn những tảng lớn chồng lên nhau tạo nên vô vàn hình ảnh kỳ thú. Biển hiền hoà nhẹ nhàng sóng vỗ. Núi và biển ôm lấy giáo xứ, tạo khung cảnh thơ mộng êm đềm của một xứ đạo miền duyên hải.
Hôm nay Giáo xứ Bình Chính tổ chức đại lễ. Cha xứ Ignatiô Trần Ngà vui tươi đón chào quý khách gần xa. Các bà mẹ công giáo, các em thiếu nhi, đứng thánh hai hàng dài từ cổng hân hoan chào mừng. Nhiều màu áo dài các bà mẹ mặc làm nên nét đẹp của lòng hiếu khách. Chủ và khách, ai cũng vui vẻ tươi cười rạng rỡ.
Đức Giám Mục giáo phận đến. Đoàn rước đón ngài từ ngoài cổng nhà thờ. Đội hoa, trồng trắc, các hội đoàn, hội đồng mục vụ, phương du đón mừng rước vị chủ chăn tiến vào nhà xứ. Nhà thơ Đình Bảng làm M.C hướng dẫn mọi người chào mừng Đức Cha, quý cha và các vị khách quý.
A. Thánh lễ
Đúng 9 giờ, đoàn đồng tế tiến về tiền đường. Cộng đoàn hát vang bài ca “Lên đền thánh” : Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta. Đức Giám mục cắt băng khánh thành. Mười bốn em thiếu nhi thả 14 chim bồ câu mang theo ước nguyện 14 liên gia bay lên cao. Ngài trao chìa khoá nhà thờ cho cha xứ. Mọi người cùng hân hoan bước vào Nhà Chúa. Có 90 linh mục, đông đảo các nữ tu nhiều hội dòng.
Trước nghi thức cung hiến bàn thờ và thánh đường, cộng đoàn được nghe trình bày về tiến trình xây dựng và ý nghĩa một số nét đặc trưng của nhà thờ.
1.Tiến Trình :
Cách đây 3 năm, khi đến làm phép phòng khám chữa bệnh từ thiện của giáo xứ, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nho thấy ngôi nhà thờ cũ đã được xây dựng 48 năm về trước không còn đáp ứng được nhu cầu thờ phượng của giáo dân ngày càng đông đảo, nên Ngài đã khuyến khích xây dựng nhà thờ mới.
Vào ngày 1-6-2003, Đức Cha Phao-lô đã chính thức cho phép tiến hành xây dựng.
Giáo xứ bắt tay vào công tác vận động tiền. Vào giai đoạn đầu, trong phiên họp ngày 20-9-2002, linh mục quản xứ cùng Hội Đồng Giáo Xứ chỉ dám xin ân nhân hải ngoại đóng góp US$ 90,000.00, để xây dựng lại thánh đường. Lúc bấy giờ, giáo xứ chỉ cầu mong xây được một ngôi nhà thờ đơn giản với kinh phí dự trù chừng 2 tỷ đồng. Thế nhưng sau khi phát động, ân nhân hải ngoại đã đóng góp cho công việc xây dựng lên đến US$145,000.00.
Tin tưởng vào sự hào phóng của bà con hải ngoại, cha quản xứ cùng Hội Đồng Giáo Xứ quyết định thiết kế lại nhà thờ theo một mô hình kiên cố và mỹ thuật hơn: giàn mái bằng bê tông cốt thép thay vì bằng kèo sắt như dự kiến ban đầu, xây tường nhà thờ toàn bằng đá; đúc thêm sàn bê tông cho phòng thánh, xây thêm tầng hầm lửng dưới cung thánh. Sự thay đổi nâng cấp nầy khiến kinh phí tăng cao.
Thế là giáo xứ lại phát động lần vận động thứ hai và lần nầy cũng được quý bà con thân thuộc đang sống tại hải ngoại tận tình giúp đỡ.
Cho đến nay, tổng số tiền quý ân nhân hải ngoại đóng góp lên đến US$ 240,000.00, chiếm 90 % kinh phí toàn bộ công trình.
Tháo gỡ nhà thờ cũ ngày 02.06.2003. Đặt viên đá : 30.06.2003. Lễ cung hiến 29.3.2005.Tổng kinh phí là 5 tỉ đồng. Nhờ bà con ở hải ngoại, đặc biệt, có hai người dâng một số tiền lớn vào việc xây dựng Nhà thờ ( US$25,000.00 và US$23,000.00), một giáo dân trong xứ dâng 200 triệu. Nhờ nhiều tấm lòng như vậy mà công trình bề thế này đã hoàn thành trong vòng 22 tháng.
2. Kích thước thánh đường
a. Lời của đá: Nhà thờ được xây toàn bằng đá. Những khối đá được đục từ trên núi xa 15-30km, đưa về đẽo gọt công phu. Nhiều viên đá với những màu sắc khác nhau, những kích thước khác nhau được tuyển chọn từ những vùng khác nhau, được gọt dũa tỉ mỉ để xây nên nhà thờ. Điều này nhắc nhở giáo dân rằng: tuy mỗi người khác nhau về nhiều mặt nhưng được tình yêu Chúa Kitô quy tụ lại và được Lời Ngài gọt giũa để làm nên một Hội Thánh duy nhất như lời Thánh Phaolô : “ Anh em là những viên đá sống động xây nên đền thờ Thiên Chúa”. Cũng chính vì lẽ đó, nhà thờ đựoc Giáo Hội xem như là hình ảnh của Hội Thánh.
b. Cấu trúc nhà thờ :
Thánh đường dâng kính Ba Ngôi Thiên Chúa. Ba ngọn tháp cao vút nhắc nhở giáo dân về mầu nhiệm Ba Ngôi. Nhiều lớp mái cong cong trùng điệp như gợi nhớ đến gà mẹ xoè cánh ấp ủ gà con. Cấu trúc tổng thể của Nhà thờ làm nổi lên chủ đề : Tình yêu Chúa Ba Ngôi ấp ủ bao bọc đàn con cái.
c. Tiếng nói bàn thờ : bàn thờ hình elip không góc, không cạnh gợi lên hình ảnh một chiếc bàn tròn, bàn tròn hiệp thông. Hình ảnh các linh mục đồng tế quây quần chung quanh chiếc bàn tròn này nhắc nhở tín hữu rằng : Thánh lễ là bàn tiệc hiệp thông, chúng ta đựoc mời gọi quây quần chung quanh bàn tiệc yêu thương để hiệp thông với Mình Máu Thánh Chúa Giêsu và nhờ đó đựoc hiệp thông với nhau mật thiết hơn.
d. Lôgô “Thiên Chúa là tình yêu”
Phía cao trên Ghánh giá là Lôgô”Thiên Chúa là tình yêu”. Tình yêu được diễn tả bằng hình ảnh một trái tim. Ở giữa trái tim có ngọn lửa cháy bừng mang ý nghĩa diễn tả tình yêu Thiên Chúa rất mãnh liệt; đồng thời ngọn lửa ấy là biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Ngọn lửa đó cũng có hình chim bồ câu, một biểu tượng khác của Chúa Thánh thần. Trái tim được tạo nên bởi hai cánh tay vươn ra. Cánh tay trái vươn ra ôm lấy bồ câu là biểu tượng của Chúa Thánh thần; cánh tay phải vươn ra ôm lấy thập giá, biểu tượng Chúa Giêsu. Thế là Ba Ngôi liên kết nên một trong vòng yêu thương. Tría tim này không khép kín, nhưng để mở ra, có ý nghĩa nói rằng : Tình yêu Ba Ngôi không đóng khung trong phạm vi Ba Ngôi nhưng đựoc mở ra để thông ban cho nhân loại. Lôgô này gởi đến mỗi cộng đoàn, mỗi gia đình tín hữu một lời mời gọi : Hãy hiệp nhất nên một theo gương Ba Ngôi; và khi nhìn vào đó, ta vẳng nghe lại lời cầu của Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha năm xưa: “Lạy Cha, xin cho họ nên một như Chúng Ta là một” (Ga 17,22).
e. Nhà Tạm : Một khối đá hình Trống đồng lớn dưới chân Thánh giá. Nhà Tạm nằm ở giữa trống đồng Ngọc lũ kết hợp với cuốn Tin Mừng. Trống đồng Ngọc lũ là một trang sử thu nhỏ của dân tộc Việt nam cách đây hơn 2000 năm, có khắc hoạ những sinh hoạt của người dân Việt trong những giai đoạn đó. Thánh Thể Chúa nằm ở trung tâm mặt trống đồng nói lên ý nghĩa Chúa giêsu là trung tâm của lịch sử và văn hoá. Mình Thánh Chúa được đặt phía sau Tin Mừng nhằm diễn tả Chúa Giêsu ẩn mình sau từng trang sách của Tin Mừng. Hãy đến với Tin Mừng, mọi người sẽ gặp Chúa Giêsu.
Đức Cha Phaolô làm phép cung hiến bàn thờ, thánh đường. Trong bầu khí thánh thiện trang trọng, cộng đoàn phụng vụ cùng hiệp thông bàn tiệc Thánh Thể. Sự sống thần thiêng của Chúa được bẻ ra trao ban cho mọi người.
Trong lời cảm tạ, ông chủ tịch hội đồng giáo xứ đã dâng lời chúc mừng 30 năm Giám Mục của Đức Cha Phaolô. Ngài ban huấn từ và mời gọi mỗi người hãy chăm lo đền thờ tâm hồn, xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự. Ngài nói rằng: Nhà Thờ Bình Chính là một công trình nghệ thuật, xây dựng rất mỹ thuật, xứng đáng là nơi thờ phượng Thiên Chúa, nơi thánh hoá con người; anh chị em hãy nên cố gắng nên thánh để tâm hồn mình xứng đáng là đền thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.
B. Tìm hiểu về Bình Chính
Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về giáo xứ để thấy được ân huệ Thiên Chúa ban quá đổi lớn lao cho giào dân nơi đây.
1. Đôi dòng lịch sử
Theo truyền tụng thì vào thời Văn Thân (1885-1887), một số đồng bào quá khích nổi lên bách hại các làng Công giáo ở các tỉnh phía Bắc.
Thế nên vào khoảng năm 1886, có một linh mục dẫn chừng 20 gia đình công giáo thuộc Hạt Bình Chính, tỉnh Quảng Bình vào lánh nạn tại vịnh Đầm Nại, dưới chân Núi Đình. Nay là thôn Tân An, xã Tri Hải, Huyện Ninh hải, tỉnh Ninh Thuận.
Đây là vùng rừng rú, có nhiều thú dữ như cọp, beo, gấm … nên đêm đêm bà con phải đốt lửa để đuổi cọp! Nhưng đây lại là vùng đất trù phú, trước có sông, sau có Núi Quít che chắn, khí hậu rất ôn hoà mát mẻ. Vì làm nghề chài lưới, nên các gia đình nầy đã hợp thành xóm chài nhỏ sống đùm bọc giúp đỡ nhau. Ngày đánh bả (một kiểu xe các sợi chỉ để may lưới đánh cá) và đêm thì ra biển đánh bắt cá. Vì thế có câu ca dao :
Thời ấy, đa số bà con dốt nát ít chữ nghĩa, nên khi đi biển thường gặp các đội tuần tiểu của lính tây xét hỏi giấy tờ lý lịch, lắm lúc các ông đơn sơ chất phát không biết phải trả lời như thế nào nên thường bị lính tây đánh đòn ! Cuối cùng các cụ các bác trong làng mới họp nhau và thống nhất “Hễ có bị xét hỏi họ tên là gì thì sẽ trả lời là họ Nguyễn”, đó là lý do tại sao tất cả những người gốc giáo xứ Bình Chính đều mang họ Nguyễn !
Từ đó, một giáo họ nhỏ được hình thành, trực thuộc giáo xứ Tấn Tài, lấy tên là Bình Chính. (Mượn lại tên huyện Bình Chính ở Quảng Bình là quê cũ).
Đến tháng Giêng năm 1924, giáo họ Bình Chính được vinh dự đón rước cha sở đầu tiên. Đó là cha Phanxicô Xaviê Ban. Ngài phục vụ Bình Chính suốt 5 năm liền, từ tháng Giêng năm 1924 đến tháng Giêng năm 1929. Giáo xứ Bình Chính xem như được thành lập vào thời điểm này.
Nhưng sau đó, cha Phanxicô Xaviê Ban đổi xứ (tháng 12 năm 1929), cố Châu (Le Darré), quản xứ Tấn Tài và các cha kế nhiệm, kiêm nhiệm giáo xứ Bình Chính trong suốt 10 năm, từ 1929 đến 1939.
Vào thời kỳ này, cố Châu cho xây dựng một ngôi nhà mới (năm 1930) cho các nữ tu và mời các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn về phục vụ giáo xứ.
Đến tháng 8 năm 1939, cha Phaolô Nguyễn Tuần được nhậm chức quản xứ. Kể từ đó, giáo xứ Bình Chính lại có cha sở ở thường xuyên tại chỗ cho đến ngày nay.
2. danh sách các linh mục quản xứ theo thứ tự thời gian.
Hiện nay (2005), giáo xứ Bình Chính có 2.400 giáo dân được chia làm thành nhiều khu vực:
Khu vực chính: thuộc thôn Tân An, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, gồm có 2.000 giáo dân sống trên diện tích chừng 4 km2.
Khu vực chung quanh gồm:
Giáo xứ đã cống hiến cho Giáo Hội một linh mục và ba nữ tu. Đó là:
Mừng lễ thánh quan thầy Phêrô vào ngày 29 tháng 6 hàng năm. Đây là một ngày lễ hội đặc biệt của giáo xứ. Mọi người mừng lễ trong tinh thần phấn khởi hân hoan. Những người dân gốc Bình Chính sinh sống ở phương xa cũng nhớ quay về quê hương mừng lễ. Ngoài một thánh lễ trọng thể mừng bổn mạng, giáo xứ còn tổ chức rước kiệu thánh Phêrô ban đêm, làm phép ghe và tổ chức đua ghe, lắc thúng.
6. các nữ tu tham gia xây dựng giáo xứ:
Sức sống của giáo xứ được gia tăng đáng kể nhờ sự đóng góp của:
C. Hướng về tương lai.
Giáo xứ Bình Chính có bề dày lịch sử. Trải qua biết bao thăng trầm của đất nước của Giáo hội nay vững vàng tiến về tương lai.
Nhà thờ bề thế. Nhà xứ rộng rãi. Nhà trẻ, nhà giáo lý, hội trường… Nhà nào cũng khang trang, đẹp đẽ. Xứ có 6 ha ruộng muối. Nhờ biến cố 1975 mà nơi đây có nhiều người “vượt biên”. Họ đã trở nên hậu phương vững mạnh cho giáo xứ, cho bà con giáo dân.
Cha xứ Trần Ngà về coi sóc giáo xứ 13 năm qua. Một linh mục trẻ nhiệt thành, năng động. Ngài chăm lo phát triển mọi mặt của giáo xứ như một mục tử hết mình vì đoàn chiên. Ngài còn tham gia công việc ban giáo lý giáo phận, viết bài suy niệm chia sẽ trên internette.
Những công trình xây cất. Những sinh hoạt đạo đức. Những hội đoàn. Cha xứ năng động. Cùng với lòng đạo đức truyền thống của dân Quãng bình đã làm nên một cộng đoàn đức tin hiệp nhất yêu thương đưa xứ đạo ngày càng tiến triển không ngừng.
29.3.2005
Tôi cùng đoàn Sài gòn, gồm những anh em bạn bè thân quen của cha Ngà, vượt hàng trăm cây số đến Giáo xứ Bình Chính, Giáo phận Nha trang dự lễ khánh thành Nhà thờ mới.
Đến Thị xã Phan Rang, rẽ phải xuôi về miền biển Tri Thuỷ, Khánh Hải. Từ xa đã thấy tháp chuông nhà thờ vươn cao. Qua biển Ninh Chữ đã thấy phong cảnh tuyệt đẹp của Thị trấn Khánh hải. Người hướng dẫn cho biết đây là quê hương của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bên này cầu Tri Thuỷ là trường Cao đẳng sư phạm, trường này trước đây do Ong Thiệu xây dựng làm trường đại học.
Biển lách qua núi đá, ăn thông vào đất liền một diện tích rộng lớn. Nhờ vùng vịnh này mà miền đất vốn toàn cát trắng và núi đá đã trở nên trù phú. Nhà cửa xây san sát.Tàu thuyền tấp nập. Những vuông tôm chạy dài ngút mắt. Những ruộng muối vuông vức như bàn cờ trải đầy những đồi muối.
Qua cầu Tri Thuỷ, rẽ phải, đường đến nhà thờ có núi một bên, biển một bên. Núi đá, toàn những tảng lớn chồng lên nhau tạo nên vô vàn hình ảnh kỳ thú. Biển hiền hoà nhẹ nhàng sóng vỗ. Núi và biển ôm lấy giáo xứ, tạo khung cảnh thơ mộng êm đềm của một xứ đạo miền duyên hải.
Hôm nay Giáo xứ Bình Chính tổ chức đại lễ. Cha xứ Ignatiô Trần Ngà vui tươi đón chào quý khách gần xa. Các bà mẹ công giáo, các em thiếu nhi, đứng thánh hai hàng dài từ cổng hân hoan chào mừng. Nhiều màu áo dài các bà mẹ mặc làm nên nét đẹp của lòng hiếu khách. Chủ và khách, ai cũng vui vẻ tươi cười rạng rỡ.
Đức Giám Mục giáo phận đến. Đoàn rước đón ngài từ ngoài cổng nhà thờ. Đội hoa, trồng trắc, các hội đoàn, hội đồng mục vụ, phương du đón mừng rước vị chủ chăn tiến vào nhà xứ. Nhà thơ Đình Bảng làm M.C hướng dẫn mọi người chào mừng Đức Cha, quý cha và các vị khách quý.
A. Thánh lễ
Đúng 9 giờ, đoàn đồng tế tiến về tiền đường. Cộng đoàn hát vang bài ca “Lên đền thánh” : Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta. Đức Giám mục cắt băng khánh thành. Mười bốn em thiếu nhi thả 14 chim bồ câu mang theo ước nguyện 14 liên gia bay lên cao. Ngài trao chìa khoá nhà thờ cho cha xứ. Mọi người cùng hân hoan bước vào Nhà Chúa. Có 90 linh mục, đông đảo các nữ tu nhiều hội dòng.
Trước nghi thức cung hiến bàn thờ và thánh đường, cộng đoàn được nghe trình bày về tiến trình xây dựng và ý nghĩa một số nét đặc trưng của nhà thờ.
1.Tiến Trình :
Cách đây 3 năm, khi đến làm phép phòng khám chữa bệnh từ thiện của giáo xứ, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nho thấy ngôi nhà thờ cũ đã được xây dựng 48 năm về trước không còn đáp ứng được nhu cầu thờ phượng của giáo dân ngày càng đông đảo, nên Ngài đã khuyến khích xây dựng nhà thờ mới.
Vào ngày 1-6-2003, Đức Cha Phao-lô đã chính thức cho phép tiến hành xây dựng.
Giáo xứ bắt tay vào công tác vận động tiền. Vào giai đoạn đầu, trong phiên họp ngày 20-9-2002, linh mục quản xứ cùng Hội Đồng Giáo Xứ chỉ dám xin ân nhân hải ngoại đóng góp US$ 90,000.00, để xây dựng lại thánh đường. Lúc bấy giờ, giáo xứ chỉ cầu mong xây được một ngôi nhà thờ đơn giản với kinh phí dự trù chừng 2 tỷ đồng. Thế nhưng sau khi phát động, ân nhân hải ngoại đã đóng góp cho công việc xây dựng lên đến US$145,000.00.
Tin tưởng vào sự hào phóng của bà con hải ngoại, cha quản xứ cùng Hội Đồng Giáo Xứ quyết định thiết kế lại nhà thờ theo một mô hình kiên cố và mỹ thuật hơn: giàn mái bằng bê tông cốt thép thay vì bằng kèo sắt như dự kiến ban đầu, xây tường nhà thờ toàn bằng đá; đúc thêm sàn bê tông cho phòng thánh, xây thêm tầng hầm lửng dưới cung thánh. Sự thay đổi nâng cấp nầy khiến kinh phí tăng cao.
Thế là giáo xứ lại phát động lần vận động thứ hai và lần nầy cũng được quý bà con thân thuộc đang sống tại hải ngoại tận tình giúp đỡ.
Cho đến nay, tổng số tiền quý ân nhân hải ngoại đóng góp lên đến US$ 240,000.00, chiếm 90 % kinh phí toàn bộ công trình.
Tháo gỡ nhà thờ cũ ngày 02.06.2003. Đặt viên đá : 30.06.2003. Lễ cung hiến 29.3.2005.Tổng kinh phí là 5 tỉ đồng. Nhờ bà con ở hải ngoại, đặc biệt, có hai người dâng một số tiền lớn vào việc xây dựng Nhà thờ ( US$25,000.00 và US$23,000.00), một giáo dân trong xứ dâng 200 triệu. Nhờ nhiều tấm lòng như vậy mà công trình bề thế này đã hoàn thành trong vòng 22 tháng.
2. Kích thước thánh đường
- Dài: 59,8m. rộng: 26,6m
- Nền nhà thờ cao: 1,50
- Diện tích xây dựng: 1.590m2
- Diện tích sử dụng: 1.262m2
- Diện tích sàn cung thánh, sàn gác đàn, sàn phòng áo, và sàn tháp chuông cộng lại là: 377 m2.
a. Lời của đá: Nhà thờ được xây toàn bằng đá. Những khối đá được đục từ trên núi xa 15-30km, đưa về đẽo gọt công phu. Nhiều viên đá với những màu sắc khác nhau, những kích thước khác nhau được tuyển chọn từ những vùng khác nhau, được gọt dũa tỉ mỉ để xây nên nhà thờ. Điều này nhắc nhở giáo dân rằng: tuy mỗi người khác nhau về nhiều mặt nhưng được tình yêu Chúa Kitô quy tụ lại và được Lời Ngài gọt giũa để làm nên một Hội Thánh duy nhất như lời Thánh Phaolô : “ Anh em là những viên đá sống động xây nên đền thờ Thiên Chúa”. Cũng chính vì lẽ đó, nhà thờ đựoc Giáo Hội xem như là hình ảnh của Hội Thánh.
b. Cấu trúc nhà thờ :
Thánh đường dâng kính Ba Ngôi Thiên Chúa. Ba ngọn tháp cao vút nhắc nhở giáo dân về mầu nhiệm Ba Ngôi. Nhiều lớp mái cong cong trùng điệp như gợi nhớ đến gà mẹ xoè cánh ấp ủ gà con. Cấu trúc tổng thể của Nhà thờ làm nổi lên chủ đề : Tình yêu Chúa Ba Ngôi ấp ủ bao bọc đàn con cái.
c. Tiếng nói bàn thờ : bàn thờ hình elip không góc, không cạnh gợi lên hình ảnh một chiếc bàn tròn, bàn tròn hiệp thông. Hình ảnh các linh mục đồng tế quây quần chung quanh chiếc bàn tròn này nhắc nhở tín hữu rằng : Thánh lễ là bàn tiệc hiệp thông, chúng ta đựoc mời gọi quây quần chung quanh bàn tiệc yêu thương để hiệp thông với Mình Máu Thánh Chúa Giêsu và nhờ đó đựoc hiệp thông với nhau mật thiết hơn.
d. Lôgô “Thiên Chúa là tình yêu”
Phía cao trên Ghánh giá là Lôgô”Thiên Chúa là tình yêu”. Tình yêu được diễn tả bằng hình ảnh một trái tim. Ở giữa trái tim có ngọn lửa cháy bừng mang ý nghĩa diễn tả tình yêu Thiên Chúa rất mãnh liệt; đồng thời ngọn lửa ấy là biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Ngọn lửa đó cũng có hình chim bồ câu, một biểu tượng khác của Chúa Thánh thần. Trái tim được tạo nên bởi hai cánh tay vươn ra. Cánh tay trái vươn ra ôm lấy bồ câu là biểu tượng của Chúa Thánh thần; cánh tay phải vươn ra ôm lấy thập giá, biểu tượng Chúa Giêsu. Thế là Ba Ngôi liên kết nên một trong vòng yêu thương. Tría tim này không khép kín, nhưng để mở ra, có ý nghĩa nói rằng : Tình yêu Ba Ngôi không đóng khung trong phạm vi Ba Ngôi nhưng đựoc mở ra để thông ban cho nhân loại. Lôgô này gởi đến mỗi cộng đoàn, mỗi gia đình tín hữu một lời mời gọi : Hãy hiệp nhất nên một theo gương Ba Ngôi; và khi nhìn vào đó, ta vẳng nghe lại lời cầu của Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha năm xưa: “Lạy Cha, xin cho họ nên một như Chúng Ta là một” (Ga 17,22).
e. Nhà Tạm : Một khối đá hình Trống đồng lớn dưới chân Thánh giá. Nhà Tạm nằm ở giữa trống đồng Ngọc lũ kết hợp với cuốn Tin Mừng. Trống đồng Ngọc lũ là một trang sử thu nhỏ của dân tộc Việt nam cách đây hơn 2000 năm, có khắc hoạ những sinh hoạt của người dân Việt trong những giai đoạn đó. Thánh Thể Chúa nằm ở trung tâm mặt trống đồng nói lên ý nghĩa Chúa giêsu là trung tâm của lịch sử và văn hoá. Mình Thánh Chúa được đặt phía sau Tin Mừng nhằm diễn tả Chúa Giêsu ẩn mình sau từng trang sách của Tin Mừng. Hãy đến với Tin Mừng, mọi người sẽ gặp Chúa Giêsu.
Đức Cha Phaolô làm phép cung hiến bàn thờ, thánh đường. Trong bầu khí thánh thiện trang trọng, cộng đoàn phụng vụ cùng hiệp thông bàn tiệc Thánh Thể. Sự sống thần thiêng của Chúa được bẻ ra trao ban cho mọi người.
Trong lời cảm tạ, ông chủ tịch hội đồng giáo xứ đã dâng lời chúc mừng 30 năm Giám Mục của Đức Cha Phaolô. Ngài ban huấn từ và mời gọi mỗi người hãy chăm lo đền thờ tâm hồn, xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự. Ngài nói rằng: Nhà Thờ Bình Chính là một công trình nghệ thuật, xây dựng rất mỹ thuật, xứng đáng là nơi thờ phượng Thiên Chúa, nơi thánh hoá con người; anh chị em hãy nên cố gắng nên thánh để tâm hồn mình xứng đáng là đền thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.
B. Tìm hiểu về Bình Chính
Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về giáo xứ để thấy được ân huệ Thiên Chúa ban quá đổi lớn lao cho giào dân nơi đây.
1. Đôi dòng lịch sử
Theo truyền tụng thì vào thời Văn Thân (1885-1887), một số đồng bào quá khích nổi lên bách hại các làng Công giáo ở các tỉnh phía Bắc.
Thế nên vào khoảng năm 1886, có một linh mục dẫn chừng 20 gia đình công giáo thuộc Hạt Bình Chính, tỉnh Quảng Bình vào lánh nạn tại vịnh Đầm Nại, dưới chân Núi Đình. Nay là thôn Tân An, xã Tri Hải, Huyện Ninh hải, tỉnh Ninh Thuận.
Đây là vùng rừng rú, có nhiều thú dữ như cọp, beo, gấm … nên đêm đêm bà con phải đốt lửa để đuổi cọp! Nhưng đây lại là vùng đất trù phú, trước có sông, sau có Núi Quít che chắn, khí hậu rất ôn hoà mát mẻ. Vì làm nghề chài lưới, nên các gia đình nầy đã hợp thành xóm chài nhỏ sống đùm bọc giúp đỡ nhau. Ngày đánh bả (một kiểu xe các sợi chỉ để may lưới đánh cá) và đêm thì ra biển đánh bắt cá. Vì thế có câu ca dao :
- “Tân An đất tốt người hiền
Ban ngày đánh bả, ban đêm đi nghề !”
Thời ấy, đa số bà con dốt nát ít chữ nghĩa, nên khi đi biển thường gặp các đội tuần tiểu của lính tây xét hỏi giấy tờ lý lịch, lắm lúc các ông đơn sơ chất phát không biết phải trả lời như thế nào nên thường bị lính tây đánh đòn ! Cuối cùng các cụ các bác trong làng mới họp nhau và thống nhất “Hễ có bị xét hỏi họ tên là gì thì sẽ trả lời là họ Nguyễn”, đó là lý do tại sao tất cả những người gốc giáo xứ Bình Chính đều mang họ Nguyễn !
Từ đó, một giáo họ nhỏ được hình thành, trực thuộc giáo xứ Tấn Tài, lấy tên là Bình Chính. (Mượn lại tên huyện Bình Chính ở Quảng Bình là quê cũ).
Đến tháng Giêng năm 1924, giáo họ Bình Chính được vinh dự đón rước cha sở đầu tiên. Đó là cha Phanxicô Xaviê Ban. Ngài phục vụ Bình Chính suốt 5 năm liền, từ tháng Giêng năm 1924 đến tháng Giêng năm 1929. Giáo xứ Bình Chính xem như được thành lập vào thời điểm này.
Nhưng sau đó, cha Phanxicô Xaviê Ban đổi xứ (tháng 12 năm 1929), cố Châu (Le Darré), quản xứ Tấn Tài và các cha kế nhiệm, kiêm nhiệm giáo xứ Bình Chính trong suốt 10 năm, từ 1929 đến 1939.
Vào thời kỳ này, cố Châu cho xây dựng một ngôi nhà mới (năm 1930) cho các nữ tu và mời các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn về phục vụ giáo xứ.
Đến tháng 8 năm 1939, cha Phaolô Nguyễn Tuần được nhậm chức quản xứ. Kể từ đó, giáo xứ Bình Chính lại có cha sở ở thường xuyên tại chỗ cho đến ngày nay.
2. danh sách các linh mục quản xứ theo thứ tự thời gian.
- Cha Phanxicô Xaviê Ban: từ tháng 1 năm 1924 đến tháng 1 năm 1929.
- Cha Phaolô Nguyễn Tuần, quản xứ Tấn Tài, kiêm nhiệm Bình Chính: từ tháng 8 năm 1939 đến tháng 8 năm 1952.
- Cha Augustino Nguyễn Thanh Long: từ tháng 9 năm 1952 đến tháng 3 năm 1956.
- Cha Tôma Nguyễn Huồn: từ tháng 3 năm 1956 đến tháng 9 năm 1957.
- Cha Gioan Vũ Văn Nghiêm: từ tháng 10 năm 1957 đến tháng 5 năm 1961.
- Cha Giuse Nguyễn Trọng Báu: từ tháng 5 năm 1961 đến tháng 12 năm 1971.
- Cha Giuse Nguyễn Thăng Long: từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 1 năm 1974.
- Cha Antôn Vũ Ngọc Đăng: từ tháng 9 năm 1974 đến tháng 12 năm 1974.
- Cha Phaolô Đậu Vương Quyền: từ tháng 3 năm 1975 đến tháng 1 năm 1977.
- Cha Giuse Đinh Tường Huấn, hạt trưởng Ninh Thuận, kiêm nhiệm Bình Chính từ tháng 2 năm 1977 đến tháng 5 năm 1990.
- Cha Giuse Nguyễn Thường: từ tháng 5 năm 1990 đến tháng 4 năm 1992.
- Cha Inhaxiô Trần Ngà: từ tháng 5 năm 1992 đến nay.
Hiện nay (2005), giáo xứ Bình Chính có 2.400 giáo dân được chia làm thành nhiều khu vực:
Khu vực chính: thuộc thôn Tân An, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, gồm có 2.000 giáo dân sống trên diện tích chừng 4 km2.
Khu vực chung quanh gồm:
- * Vùng Tri Thuỷ: thôn Tri Thuỷ, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, có 200 giáo dân trên tổng số 3700 người dân.
- * Vùng thị trấn Khánh Hải: gồm thôn Dư Khánh và Ninh Chữ, có 80 giáo dân trên tổng số 12.000 người dân.
- * Vùng Khánh Hội, Khánh Tường: nằm về phía Đông thôn Tân An, có 50 giáo dân trên tổng số 2.000 người dân.
- * Ngoài ra còn có 7 hộ gia đình người Dân Tộc Chăm ở Bỉnh Nghĩa là bổn đạo mới.
- * Mười Bốn Liên Gia: Giáo xứ được chia thành 14 liên gia: 13 liên gia thuộc thôn Tân An, và liên gia thứ 14 gồm các gia đình đang sống rải rác chung quanh. Các công tác trong giáo xứ đều được phân bố cho các liên gia thực hiên.
Giáo xứ đã cống hiến cho Giáo Hội một linh mục và ba nữ tu. Đó là:
- * Linh mục Giuse Nguyễn Thường, sinh năm 1951, thụ phong linh mục ngày 9 tháng 5 năm 1990 hiện đang là giáo sư tại Đại Chủng Viện Sao Biển, Nha Trang.
- * Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Kim Sắc, sinh năm 1951, khấn dòng ngày 19 tháng 3 năm 1991.
- * Nữ tu Tê-rê-xa Nguyễn Thị Bảo Trân, sinh năm 1982, khấn dòng năm 2004.
- * Nữ tu Maria Nguyễn Thị Thơ, sinh năm 1980, khấn dòng năm 2005.
- * Ngoài ra, theo gót đàn anh đàn chị đi trước, hiện nay có một chủng sinh ngoại trú năm thứ ba, mười lăm em nữ đang gia nhập các cộng đoàn nữ tu và 72 em dự tu từ lớp sáu trở lên thường xuyên tham gia các sinh hoạt dự tu được tổ chức hằng tuần.
Mừng lễ thánh quan thầy Phêrô vào ngày 29 tháng 6 hàng năm. Đây là một ngày lễ hội đặc biệt của giáo xứ. Mọi người mừng lễ trong tinh thần phấn khởi hân hoan. Những người dân gốc Bình Chính sinh sống ở phương xa cũng nhớ quay về quê hương mừng lễ. Ngoài một thánh lễ trọng thể mừng bổn mạng, giáo xứ còn tổ chức rước kiệu thánh Phêrô ban đêm, làm phép ghe và tổ chức đua ghe, lắc thúng.
6. các nữ tu tham gia xây dựng giáo xứ:
Sức sống của giáo xứ được gia tăng đáng kể nhờ sự đóng góp của:
- * Các nữ tu Mến Thánh Giá Quy Nhơn từ năm 1930 đến năm1952.
- * Các nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang từ năm 1961 đến nay.
C. Hướng về tương lai.
Giáo xứ Bình Chính có bề dày lịch sử. Trải qua biết bao thăng trầm của đất nước của Giáo hội nay vững vàng tiến về tương lai.
Nhà thờ bề thế. Nhà xứ rộng rãi. Nhà trẻ, nhà giáo lý, hội trường… Nhà nào cũng khang trang, đẹp đẽ. Xứ có 6 ha ruộng muối. Nhờ biến cố 1975 mà nơi đây có nhiều người “vượt biên”. Họ đã trở nên hậu phương vững mạnh cho giáo xứ, cho bà con giáo dân.
Cha xứ Trần Ngà về coi sóc giáo xứ 13 năm qua. Một linh mục trẻ nhiệt thành, năng động. Ngài chăm lo phát triển mọi mặt của giáo xứ như một mục tử hết mình vì đoàn chiên. Ngài còn tham gia công việc ban giáo lý giáo phận, viết bài suy niệm chia sẽ trên internette.
Những công trình xây cất. Những sinh hoạt đạo đức. Những hội đoàn. Cha xứ năng động. Cùng với lòng đạo đức truyền thống của dân Quãng bình đã làm nên một cộng đoàn đức tin hiệp nhất yêu thương đưa xứ đạo ngày càng tiến triển không ngừng.
29.3.2005