Theo tin Zenit ngày 21 tháng 2 năm 2020, Hội Đồng Giáo Hoàng phụ trách việc giải thích các bản văn luật pháp đã họp phiên toàn thể để khảo sát Sách thứ Sáu của Bộ Giáo luật, tức Sách nói về các chế tài trong Giáo Hội (de Sanctionibus in Ecclesia). Kết thúc phiên họp này, Hội Đồng đã được yết kiến Đức Phanxicô. Nhân dịp này, ngài đã ngỏ lời với Hội Đồng.
Đại cương, Đức Phanxicô nhắc lại nhiệm vụ của Hội Đồng là trợ giúp chức năng lập pháp của Đức Giáo Hoàng, Nhà Lập Pháp phổ quát, trong việc giải thích đúng đắn các luật lệ do ngài ban hành, trợ giúp các Bộ Sở trong vấn đề Giáo Luật, cũng như lo liệu để các bản văn có tính qui phạm do các nhà làm luật dưới thẩm quyền tối cao ban hành được hợp pháp.
Hội Đồng cũng cam kết trợ giúp các mục tử của các Giáo Hội đặc thù và các Hội Đồng Giám Mục trong việc giải thích và áp dụng đúng đắn các luật lệ. Trong khía cạnh này, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “điều cần thiết là tái thủ đắc và suy tư về ý nghĩa thực sự của luật lệ trong Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, trong đó, Lời Thiên Chúa và Các Bí Tích là ưu việt, trong khi qui phạm pháp lý có vai trò cần thiết nhưng phụ thuộc và để phục vụ sự hiệp thông”.
Ngài nói thêm: cần phải hiểu rõ chiều kích mục vụ của Giáo Luật nghĩa là tính dụng cụ của nó nhằm phần rỗi các linh hồn (salus animarum).
Nhân đây, ngài nhắc lại giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI trong Thư Gửi Các Chủng Sinh: một xã hội không có luật lệ là một xã hội không có quyền lợi. Luật lệ là điều kiện của tình yêu.
Cũng nhân dịp này, Đức Phanxicô nhắn nhủ các Giám Mục nói chung: vai trò thẩm phán giữa các tín hữu đã được ủy thác cho các ngài luôn có đặc tính mục vụ nghĩa là hướng tới việc hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa.
Cụ thể, khi vị bản quyền đã nắm chắc rằng dù đã hết cách, mà vẫn không thể có được đầy đủ sự sửa sai tai tiếng, tái lập công lý, tu sửa người vi phạm, thì chỉ khi ấy mới nên khởi sự thủ tục tư pháp hay hành chánh để ban hành và công bố các hình phạt thỏa đáng để đạt mục tiêu.
Suy diễn từ đó, ta thấy hình phạt tội hình luôn là lý do tối hậu (extrema ratio), phương thuốc tối hậu, cực chẳng đã mới áp dụng, sau khi mọi phương thế khác tỏ ra vô hiệu. Ngài nói: “trái với điều được nhà làm luật của Nhà Nước dự liệu, hình phạt theo giáo luật luôn có ý nghĩa mục vụ và không chỉ tuân theo chức năng tôn trọng trật tự mà còn cả việc sửa chữa và nhất là thiện ích của chính phạm nhân. Mục đích sửa chữa hướng tới việc phục hồi, bao nhiêu có thể, các điều kiện có trước việc vi phạm vốn làm đảo lộn sự hiệp thông”.
Đối với ngài, “mọi tội phạm, thực tế, đều liên quan đến toàn thể Giáo Hội, mà việc hiệp thông đã bị vi phạm bởi người cố ý vi phạm chống lại Giáo Hội bằng tác phong của họ. Cùng đích của việc phục hồi cá nhân nhấn mạnh điều này: hình phạt giáo luật không phải chỉ là phương thế cưỡng chế, mà nó có đặc tính chữa lành khác biệt”.
Trong đồng văn trên và cũng nhân dịp kỷ niệm một năm Hội Nghị Thượng đỉnh về việc bảo vệ các vị thành niên trong Giáo Hội, chúng tôi xin giới thiệu với qúy độc giả của VietCatholic một công trình giải thích của Hội Đồng Giáo Hoàng Giải Thích Các Bản Văn Luật Pháp về Phúc Nghị của Đức Phanxicô về việc hủy bỏ Bảo Mật Giáo Hoàng, công bố hồi tháng Sáu năm 2019.
Kỳ sau: Nhận định của Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, Tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Phụ trách Các Bản văn Luật Pháp về Phúc nghị của Đức Giáo Hoàng liên quan đến Tính Bảo mật của Các Thủ tục luật pháp
Đại cương, Đức Phanxicô nhắc lại nhiệm vụ của Hội Đồng là trợ giúp chức năng lập pháp của Đức Giáo Hoàng, Nhà Lập Pháp phổ quát, trong việc giải thích đúng đắn các luật lệ do ngài ban hành, trợ giúp các Bộ Sở trong vấn đề Giáo Luật, cũng như lo liệu để các bản văn có tính qui phạm do các nhà làm luật dưới thẩm quyền tối cao ban hành được hợp pháp.
Hội Đồng cũng cam kết trợ giúp các mục tử của các Giáo Hội đặc thù và các Hội Đồng Giám Mục trong việc giải thích và áp dụng đúng đắn các luật lệ. Trong khía cạnh này, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “điều cần thiết là tái thủ đắc và suy tư về ý nghĩa thực sự của luật lệ trong Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, trong đó, Lời Thiên Chúa và Các Bí Tích là ưu việt, trong khi qui phạm pháp lý có vai trò cần thiết nhưng phụ thuộc và để phục vụ sự hiệp thông”.
Ngài nói thêm: cần phải hiểu rõ chiều kích mục vụ của Giáo Luật nghĩa là tính dụng cụ của nó nhằm phần rỗi các linh hồn (salus animarum).
Nhân đây, ngài nhắc lại giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI trong Thư Gửi Các Chủng Sinh: một xã hội không có luật lệ là một xã hội không có quyền lợi. Luật lệ là điều kiện của tình yêu.
Cũng nhân dịp này, Đức Phanxicô nhắn nhủ các Giám Mục nói chung: vai trò thẩm phán giữa các tín hữu đã được ủy thác cho các ngài luôn có đặc tính mục vụ nghĩa là hướng tới việc hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa.
Cụ thể, khi vị bản quyền đã nắm chắc rằng dù đã hết cách, mà vẫn không thể có được đầy đủ sự sửa sai tai tiếng, tái lập công lý, tu sửa người vi phạm, thì chỉ khi ấy mới nên khởi sự thủ tục tư pháp hay hành chánh để ban hành và công bố các hình phạt thỏa đáng để đạt mục tiêu.
Suy diễn từ đó, ta thấy hình phạt tội hình luôn là lý do tối hậu (extrema ratio), phương thuốc tối hậu, cực chẳng đã mới áp dụng, sau khi mọi phương thế khác tỏ ra vô hiệu. Ngài nói: “trái với điều được nhà làm luật của Nhà Nước dự liệu, hình phạt theo giáo luật luôn có ý nghĩa mục vụ và không chỉ tuân theo chức năng tôn trọng trật tự mà còn cả việc sửa chữa và nhất là thiện ích của chính phạm nhân. Mục đích sửa chữa hướng tới việc phục hồi, bao nhiêu có thể, các điều kiện có trước việc vi phạm vốn làm đảo lộn sự hiệp thông”.
Đối với ngài, “mọi tội phạm, thực tế, đều liên quan đến toàn thể Giáo Hội, mà việc hiệp thông đã bị vi phạm bởi người cố ý vi phạm chống lại Giáo Hội bằng tác phong của họ. Cùng đích của việc phục hồi cá nhân nhấn mạnh điều này: hình phạt giáo luật không phải chỉ là phương thế cưỡng chế, mà nó có đặc tính chữa lành khác biệt”.
Trong đồng văn trên và cũng nhân dịp kỷ niệm một năm Hội Nghị Thượng đỉnh về việc bảo vệ các vị thành niên trong Giáo Hội, chúng tôi xin giới thiệu với qúy độc giả của VietCatholic một công trình giải thích của Hội Đồng Giáo Hoàng Giải Thích Các Bản Văn Luật Pháp về Phúc Nghị của Đức Phanxicô về việc hủy bỏ Bảo Mật Giáo Hoàng, công bố hồi tháng Sáu năm 2019.
Kỳ sau: Nhận định của Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, Tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Phụ trách Các Bản văn Luật Pháp về Phúc nghị của Đức Giáo Hoàng liên quan đến Tính Bảo mật của Các Thủ tục luật pháp