Mở đầu Thánh lễ sáng thứ Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô xin mọi người cầu nguyện cho người già, là những người đang đau khổ một cách đặc biệt vì sự cô đơn nội tâm.
Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay tôi muốn chúng ta cầu nguyện cho người già. Họ đang đau khổ một cách đặc biệt tại thời điểm này: với một sự cô độc nội tâm rất lớn, và thường khi đi kèm cả với rất nhiều nỗi sợ hãi. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa gần gũi các bậc ông bà và tất cả những người già, xin Chúa ban thêm sức mạnh cho những người đã cho chúng ta sự khôn ngoan, cuộc sống, và câu chuyện đời của chúng ta. Cầu xin cho chúng ta cũng gần gũi họ với lời cầu nguyện của chúng ta trong hoàn cảnh thử thách này.
Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã tập trung những suy tư của ngài liên quan đến giáo huấn về sự tha thứ của Chúa Giêsu từ Phúc âm Thánh Matthêu trong ngày (18: 21-35).
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một giáo lý quan yếu về sự hiệp nhất huynh đệ. “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho” (x. Mt 18:19).
Sự đoàn kết, tình bạn, hòa bình giữa các anh em thu hút các ơn lành của Thiên Chúa.
Đối với câu hỏi của Phêrô về việc tha thứ cho ai đó bảy lần là đủ hay chưa, câu trả lời của Chúa Giêsu có nghĩa là chúng ta luôn cần phải tha thứ.
Thật không dễ tha thứ vì trái tim tự trọng của chúng ta luôn gắn liền với hận thù, trả đũa, và oán giận. Chúng ta đều đã thấy những gia đình bị phá hủy bởi sự thù hận. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Có những anh chị em ruột, đứng trước quan tài cha mẹ, thậm chí không chào hỏi lẫn nhau vì họ đang mang trong mình những oán giận. Dường như dính bén với thù hận mạnh hơn lòng gắn bó với tình yêu.
Đức Thánh Cha cảnh giác: Đó là “kho báu” của ma quỷ. Nó kích động lòng thù hận của chúng ta để phá hủy mọi thứ. Nó kích động lòng ganh ghét ngay cả vì những điều nhỏ nhặt.
Nó phá phách công trình của Thiên Chúa, Đấng đến không phải để lên án mà là để tha thứ. Thiên Chúa đầy lòng yêu thương của chúng ta có thể thết tiệc cho một tội nhân đến gần Ngài và quên đi mọi tội lỗi của người ấy. Khi Chúa tha thứ cho chúng ta, Ngài quên đi tất cả những điều xấu xa mà chúng ta đã làm. Có ai đó đã nói rằng đó là căn bệnh hay quên của Thiên Chúa. Ngài không có ký ức. Ngài có thể mất trí nhớ trong những trường hợp này. Chúa mất trí nhớ về câu chuyện xấu xa của rất nhiều tội nhân, về tội lỗi của chúng ta. Ngài chỉ yêu cầu chúng ta cũng hãy làm như vậy, hãy học cách tha thứ.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta về một đoạn Tin Mừng khác, trong đó chúng ta được yêu cầu hòa giải chính mình với một người nào đó có điều này điều kia chống lại chúng ta (Mt 5:24). Một lần nữa, Chúa nói: Hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Nghĩa là, Chúa nói với chúng ta rằng đừng đến với Ta bằng tình yêu dành cho Ta và sự căm ghét dành cho anh chị em của ngươi.
Tha thứ là một điều kiện để lên thiên đàng: dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói với chúng ta rất rõ ràng. Chúa đang dạy chúng ta sự khôn ngoan khi tha thứ “Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”
Khi chúng ta đón nhận Bí tích Hòa giải, trước tiên, hãy tự hỏi: Tôi có tha thứ không? Nếu tôi cảm thấy mình không thể tha thứ, thì tôi có thể tin rằng khi tôi kêu cầu sự tha thứ tôi sẽ không được tha thứ. Xin tha thứ có nghĩa là thứ tha. Cả hai đi cùng nhau, không thể tách rời.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng lời cầu nguyện:
Xin Chúa giúp chúng ta hiểu điều này, chúng ta phải biết hạ thấp đầu xuống để không tự hào nhưng hào phóng trong việc tha thứ.
Vào cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha và các vị có mặt đã ở lại chầu Thánh Thể cầu xin bình an cho Giáo Hội và thế giới trước tình hình dịch bệnh kinh hoàng.
Source:Vatican NewsPope at Mass prays for the elderly
Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay tôi muốn chúng ta cầu nguyện cho người già. Họ đang đau khổ một cách đặc biệt tại thời điểm này: với một sự cô độc nội tâm rất lớn, và thường khi đi kèm cả với rất nhiều nỗi sợ hãi. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa gần gũi các bậc ông bà và tất cả những người già, xin Chúa ban thêm sức mạnh cho những người đã cho chúng ta sự khôn ngoan, cuộc sống, và câu chuyện đời của chúng ta. Cầu xin cho chúng ta cũng gần gũi họ với lời cầu nguyện của chúng ta trong hoàn cảnh thử thách này.
Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã tập trung những suy tư của ngài liên quan đến giáo huấn về sự tha thứ của Chúa Giêsu từ Phúc âm Thánh Matthêu trong ngày (18: 21-35).
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một giáo lý quan yếu về sự hiệp nhất huynh đệ. “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho” (x. Mt 18:19).
Sự đoàn kết, tình bạn, hòa bình giữa các anh em thu hút các ơn lành của Thiên Chúa.
Đối với câu hỏi của Phêrô về việc tha thứ cho ai đó bảy lần là đủ hay chưa, câu trả lời của Chúa Giêsu có nghĩa là chúng ta luôn cần phải tha thứ.
Thật không dễ tha thứ vì trái tim tự trọng của chúng ta luôn gắn liền với hận thù, trả đũa, và oán giận. Chúng ta đều đã thấy những gia đình bị phá hủy bởi sự thù hận. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Có những anh chị em ruột, đứng trước quan tài cha mẹ, thậm chí không chào hỏi lẫn nhau vì họ đang mang trong mình những oán giận. Dường như dính bén với thù hận mạnh hơn lòng gắn bó với tình yêu.
Đức Thánh Cha cảnh giác: Đó là “kho báu” của ma quỷ. Nó kích động lòng thù hận của chúng ta để phá hủy mọi thứ. Nó kích động lòng ganh ghét ngay cả vì những điều nhỏ nhặt.
Nó phá phách công trình của Thiên Chúa, Đấng đến không phải để lên án mà là để tha thứ. Thiên Chúa đầy lòng yêu thương của chúng ta có thể thết tiệc cho một tội nhân đến gần Ngài và quên đi mọi tội lỗi của người ấy. Khi Chúa tha thứ cho chúng ta, Ngài quên đi tất cả những điều xấu xa mà chúng ta đã làm. Có ai đó đã nói rằng đó là căn bệnh hay quên của Thiên Chúa. Ngài không có ký ức. Ngài có thể mất trí nhớ trong những trường hợp này. Chúa mất trí nhớ về câu chuyện xấu xa của rất nhiều tội nhân, về tội lỗi của chúng ta. Ngài chỉ yêu cầu chúng ta cũng hãy làm như vậy, hãy học cách tha thứ.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta về một đoạn Tin Mừng khác, trong đó chúng ta được yêu cầu hòa giải chính mình với một người nào đó có điều này điều kia chống lại chúng ta (Mt 5:24). Một lần nữa, Chúa nói: Hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Nghĩa là, Chúa nói với chúng ta rằng đừng đến với Ta bằng tình yêu dành cho Ta và sự căm ghét dành cho anh chị em của ngươi.
Tha thứ là một điều kiện để lên thiên đàng: dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói với chúng ta rất rõ ràng. Chúa đang dạy chúng ta sự khôn ngoan khi tha thứ “Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”
Khi chúng ta đón nhận Bí tích Hòa giải, trước tiên, hãy tự hỏi: Tôi có tha thứ không? Nếu tôi cảm thấy mình không thể tha thứ, thì tôi có thể tin rằng khi tôi kêu cầu sự tha thứ tôi sẽ không được tha thứ. Xin tha thứ có nghĩa là thứ tha. Cả hai đi cùng nhau, không thể tách rời.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng lời cầu nguyện:
Xin Chúa giúp chúng ta hiểu điều này, chúng ta phải biết hạ thấp đầu xuống để không tự hào nhưng hào phóng trong việc tha thứ.
Vào cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha và các vị có mặt đã ở lại chầu Thánh Thể cầu xin bình an cho Giáo Hội và thế giới trước tình hình dịch bệnh kinh hoàng.
Source:Vatican News