Tư liệu FABC số 52: CHƯƠNG 2
GẶP GỠ–HOÀ NHẬP


Phần I: Nhân diện Người nghèo

Cuộc gặp gỡ Thân mật với Người nghèo. Mọi người hiểu rõ khi tham gia vào tiến trình gặp gỡ–hoà nhập không phải với tư cách du lịch, thoải mái ngắm nhìn những gì mình muốn. Và ai tham gia chương trình này đều chọn cho mình cách cảm nghiệm đời sống của người nghèo, người túng quẫn và bị áp bức.

Quan tâm của họ là được trông thấy và cảm nhận điều kiện thực tế của người nghèo. Họ muốn bước vào cuộc sống người nghèo; thấu cảm nỗi đau cũng như niềm vui, và hiểu hơn về mọi trăn trở–mơ ước của người nghèo. Họ tìm kiếm nhận biết không chỉ các biến thể và hoàn cảnh sống, mà còn muốn nắm rõ ý nghĩa, sắc thái, nét tinh tế văn hoá và kể cả những thô kệch của người nghèo khi đấu tranh chống lại mọi hình thức vô nhân đạo. Các tham dự viên chương trình gặp gỡ–hoà nhập bước vào thế giới người nghèo với tâm thế rộng mở, sẵn sàng học biết những suy nghĩ mới và tìm hiểu các tín ngưỡng lâu đời.

Khi các tham dự viên gặp gỡ những ai trên ruộng đồng, họ bắt gặp khuôn mặt biến dạng do nạn đói khát và bạo lực. Họ lắng nghe tiếng khóc than của sự oán hờn và nỗi tuyệt vọng. Họ nghe sự nín lặng bứt rứt của những người mà họ quan sát cũng như họ cảm nhận. Họ ngửi thấy mùi hôi thối từ cặn bã, rác rưới ứ đọng nơi mương rãnh. Họ ngửi thấy hậu quả của sự vô nhân đạo và tình trạng đói nghèo. Họ chạm đến sự cay nghiệt và nhẫn tâm của nạn áp bức.

Đó là sự khởi đầu cho cuộc gặp gỡ thân mật với diện mạo người nghèo. Thông thường, câu chuyện tai ương hoạn nạn và hoan hỉ chiến thắng lại liên hệ với nhau. Những cảm xúc đau thương sâu thẳm và niềm vui cũng được sẻ chia. Các tham dự viên ghi lại cách giao tiếp với ngôn ngữ hình thể, giọng điệu, những lời oán trách cũng như tiếng thở dài. Họ quan sát cử chỉ và phản ứng của người nghèo. Dần dần, họ bắt đầu gỡ ra manh mối cho những ý nghĩa ẩn chứa sâu dưới lời nói và hành động ấy.

Các tham dự viên đang gặp gỡ nhân diện người nghèo.

Người nghèo không còn được nhìn như một đám đông nữa, mà là những con người – bà mẹ, ông bố, bà cụ bệnh tật, công nhân, ngư phủ. Tham dự viên không chỉ biết người nghèo như thể những ai đang đau khổ, mà còn cảm nhận tình gắn kết với họ, được tổ chức quy cũ trong cộng đoàn, các tổ chức nông dân, phong trào phụ nữ và hội đoàn giới trẻ.

Một bước ngoặt trong thế giới của những ý nghĩa, giá trị và niềm tin đang diễn ra.

Trong tiến trình này, các tham dự viên cũng chia sẻ đời sống, trăn trở và ước mơ của riêng mình. Khi được mọi người hỏi, họ cũng phải trả lời những nghi vấn này. Có lẽ nhiều khác biệt xuất phát từ quan điểm giai cấp và định hướng, nhưng thay vì ngăn trở, chúng lại làm nổi bật tiến trình thông truyền và sẻ chia. Sự trao đổi bộc trực về cảm nhận cuộc sống phản chiếu thực tế ngày càng rõ ràng hơn như thể được phát hoạ cho những chiều kích và thế giới quan khác nhau. Một cuộc đối thoại làm cuộc sống đa dạng diễn ra trong chiều hướng của nó và suy tư về các di sản viễn cảnh cũng như tôn giáo–văn hoá được đào sâu.

Dưới cái nhìn của Người nghèo. Trong khi tiến trình gặp gỡ–hoà nhập có thể trở nên đa dạng, phong phú thêm, thì những trải nghiệm bối rối lo âu đồng thời cũng không thể không diễn ra được. Tiến trình thách thức nhiều tín ngưỡng truyền thống lâu đời cũng như cách nhìn về sự nghèo nàn và người bần cùng cố nông. Các thành kiến chống lại người nghèo chầm chậm tan biến. Những quan niệm sai lệch về nguyên nhân đói nghèo tan rã khi chính người nghèo chia sẻ lối phân tích và chiến lược thay đổi của họ. Tham dự viên khám phá không chỉ thực tế ác nghiệt của những ai bị tước đoạt tài sản và mất quyền thừa kế, mà còn chứng kiến lòng can đảm, khôn ngoan và cảm thức công bình. Khi họ bắt đầu nhìn vào các điều kiện của người nghèo từ ánh mắt của chính người nghèo, thì một quá trình biện phân mới mẻ dần dần lộ diện. Nó dẫn họ đến việc suy nghĩ và đánh giá thái độ, lối sống và giá trị bản thân. Hơn nữa, nó cho họ nhìn thấy thoáng qua nhận thức tự do của người nghèo.

Sự nhận thức tươi mới không chỉ vụt lên từ việc nắm bắt trải nghiệm của nạn nghèo khổ và ách áp bức, mà đặc biệt từ chính quan điểm của người nghèo nhìn vào hoàn cảnh, vấn nạn và trăn trở của họ. Vì lẽ, cách nhìn của nạn nhân bất công khác xa với lối nhìn của kẻ đàn áp. Vị thế đặc quyền trong xã hội của các tham dự viên tiến trình gặp gỡ–hoà nhập đã bị tiêm nhiễm quan điểm của những người được hưởng lợi từ cơ cấu xã hội bất công. Do đó, vô tình hay cố ý, họ đồng hoá chính mình với quan điểm của giai cấp thống trị. Quá trình soi xét lương tâm diễn ra qua cảm nghiệm cuộc sống của người nghèo và thấu hiểu những nguyên nhân cho các vấn nạn từ quan điểm giải phóng của chính họ.

Hơn nữa, cuộc cải hối sẽ diễn ra. Đây là sự hoán cải từ quan điểm của giai cấp thượng lưu tới tầng lớp dân thường. Một biến chuyển quan điểm hệ trọng từ người có quyền cố nắm giữ nguyên vẹn quyền lực, đến quan điểm của những ai bị thiệt thòi, không quyền hạn đấu tranh hầu thay đổi thật sự trong người dân và ngoài xã hội.

Cuộc hoán cải này giúp các tham dự viên hiểu rõ cơ cấu bất công của hệ thống xã hội thế giới. Họ khám phá ra rằng người dân khốn cùng không chỉ vì “bị tước đoạt một cách có hệ thống quyền mưu cầu hàng hoá vật chất, nhu yếu phẩm cần thiết để tạo ra cuộc sống con người thật sự, (mà còn) bị chiếm đoạt nữa, bởi vì họ sống dưới ách đàn áp, cụ thể, là các cơ cấu xã hội–kinh tế–chính trị bất công được xây đắp kiên cố nơi họ” (Truyền Giáo tại Á Châu Ngày nay, FABC, năm 1974).

Chuyển biến quan điểm này thay đổi đáng kể lối cảm nhận, cách hành động, đánh giá và tính hiện hữu của mọi người tham gia. Điều này khiến họ ra công làm việc cho nền công lý và hoà bình. Nó đưa họ hoà nhập vào bước tiến, con tim lẫn tâm hồn của số đông đang hướng về sự đổi thay chân chính và phát triễn con người.

Linh đạo của Người nghèo. Đối thoại cuộc sống dẫn các tham dự viên chương trình gặp gỡ–hoà nhập tiến xa vào thế giới quan của người nghèo. Thế giới quan của họ ôm trọn những yếu tố nhân đạo từ nền di sản tôn giáo–văn hoá dân tộc, lối suy nghĩ và tập quán đạo đức riêng biệt của họ. Được biết sự hoà hợp tuyệt vời giữa cội nguồn văn hoá dạt dào và nỗi niềm trăn trở biến động của người dân, các tham dự viên khám phá ra: chính người dân, đặc biệt người nghèo, là chủ thể và tác nhân của sự tăng triễn bản thân. Họ tạo nên số mệnh của họ và là những nghệ nhân cho một nhân loại tươi mới.

Suy tư linh đạo của người nghèo chính là một cấu thành nội tại của việc hoán cải từ quan điểm bề thế ưu tuyển đến quan điểm của người nghèo.

Tính giản dị trong cuộc sống, chân thành cởi mở, quảng đại chia san, ý thức cộng đồng, mối dây liên kết gia đình trung thuỷ, nhẫn nại, tinh thần trước sau như một của họ trong cuộc tranh đấu – tất cả những đặc điểm này đều hoà hợp với các giá trị Tin Mừng. Qua thực tế này, chúng ta khẳng định rằng Tin Mừng Nước Thiên Chúa được định hình và được diễn tả sống động nơi thực tại cuộc sống của họ, và Thần Khí Đức Giê-su, Đấng Giải Thoát, luôn hiện hữu cũng như hoạt động giữa họ.

Thiên Chúa hoạt động qua các giá trị và thể thức tích cực, đậm nét tôn giáo-văn hoá nhân đạo nơi họ. Đây cũng là cấu thành chứa đựng những yếu tố cốt lõi của linh đạo. Đối với các tham dự viên bám rễ sâu vào đời sống cầu nguyện và chiêm niệm, họ chờ đợi một cuộc khám phá sâu thẳm nơi mầu nhiệm mà Thiên Chúa ưu tiên hiện diện cũng như hành động giữa họ. Qua lời nguyện chiêm niệm, tham dự viên nhận ra tiếng khóc than của người nghèo. Quá trình hoà nhập mang lại cơ hội cho người tham gia được người nghèo rao truyền, vì sau hết, họ là những chứng nhân Tin Mừng. Thấm đượm linh lạo của người nghèo, đương sự tin vào một vị Thiên Chúa hiện hữu. Người ấy có thể nhìn thấy Chúa qua nhân diện của người nghèo, cũng như chứng kiến Chúa giữa biết bao trăn trở tranh đấu hiện thời của người nghèo, và qua trực cảm biết được rằng Thiên Chúa tiếp tục mặc khải chính Người ngay cả những nơi, diện mạo và biến cố không hề mong đợi.

Tình Liên đới Nhân văn. Tự bản thân có cơ hội hoà nhập sâu sắc vào trải nghiệm và quan điểm của người dân, tham dự viên được thúc giục đáp lời. Điều hệ trọng cho lời vấn đáp này chính là thành thật xem xét bản thân. Nó bao gồm lòng khiêm tốn chấp nhận sự yếu đuối cũng như sai lầm của mình; và có thể hướng họ tới hành động thú nhận rằng quan niệm và ý niệm cá nhân của chính họ về sự phát triễn con người thường thiển cận, hay định kiến người nghèo. Một khi được triển khai, các chương trình được thực thi kể cả không có sự tham gia của người dân. Có người nhận ra những sáng kiến này chỉ ở bề nổi hoặc phản tác dụng. Và có lẽ thái độ gia trưởng và chiếu cố thực tế vẫn tồn tại. Cùng lúc chỉ ra lỗi lầm thời dĩ vãng, hành động tự phê bình giúp tìm thấy giải đáp ngăn ngừa, mà nó có thể lội ngược dòng chảy của lòng khát khao chân thật nơi người dân. Thay vào đó, nó giúp đương sự khiêm tốn cùng đi với người nghèo và đồng hành với họ kiếm tìm một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Tuy nhiên, xét về nhiều điểm trong tiến trình, nguy cơ cũng tồn tại, đó là người tham gia dễ biến vấn đề của người nghèo thành những bộ tiểu thuyết lãng mạn. Tận mắt nhìn thấy thực tế bằng một quan điểm mới không có nghĩa: người nghèo không bao giờ sai trong lời nói và hành động. Tham dự viên phải hiểu rằng: người nghèo là những con người như họ, cũng mắc lỗi, nhận định sai lầm và thoả hiệp. Họ đã và đang là nạn nhân trong nhiều năm trời; đôi khi họ bộc lộ nét phục tùng hay phó mặc cho định mệnh. Họ đang sống trong nỗi sợ hãi và tính bất định; vì vậy, văn hoá của họ là văn hoá căm lặng. Họ cứ lao vào thứ văn hoá bóc lột như thể bắt buộc bản thân sống quen với những giá trị cũng như cách thức của kẻ đàn áp họ. Do đó, khí cụ rao truyền Nước Trời tuy không hoàn hảo, nhưng lại rất đặc biệt.

Kế đến, quan trọng là tham dự viên phải vượt qua chủ thuyết lãng mạn bằng chủ trương hiện thực hoá nhân bản. Đây chính là gia vị thiết yếu cho cuộc đối thoại không ngừng về cuộc sống, và sự hoán cải có thể hướng tới tình liên đới nhân văn bền bỉ.

Al-bert Nô-lan đã gói gọn ý nghĩa của tình liên đới như sau:
Tình liên đới thật sự bắt đầu lúc chúng ta khám phá ra rằng ai trong chúng ta hết thảy cũng đều có lỗi lầm và yếu đuối. Chúng có thể khác nhau do hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống cũng như vai trò của mỗi người, nhưng chung quy lại chúng ta đều chọn về phía chống lại sự áp bức, và ý thức rõ những khác biệt của ta. Chúng ta có thể cùng nhau làm việc, cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù chung, những hệ thống và cơ cấu bất công bắt nguồn từ tội, không được đối xử người khác như kẻ hèn kém, nhưng tôn trọng lẫn nhau, đồng thời nhìn nhận những giới hạn của điều kiện xã hội chúng ta. Cảm nghiệm liên đới với lẽ công bình của Thiên Chúa có thể trở thành linh nghiệm liên kết với Người trong Đức Giê-su Ki-tô. Đây là cách chúng ta hài lòng với bản thân trong mối tương quan với người khác, không ảo tưởng, không cảm thấy tự tôn, nhưng nhận ra mình tội lỗi, mang hơi hướng chủ thuyết lãng mạn, sau đó, chúng ta mở rộng tâm hồn hướng lên Chúa, hướng tới tha nhân và lẽ sống tự do của Người.





Phần II: Cảm nghiệm Đầu tiên

Luận bàn Kinh ngạc trước những Thái độ Truyền thống. Các tham dự viên AISA I tự họ nhìn ra nhân diện người nghèo. Họ đến thăm một giáo xứ mà linh mục quản nhiệm tất cả 50 ngàn giáo dân. Họ chứng kiến ngài vào một ngày Chúa nhật, sau khi làm 2 Thánh lễ liên tiếp, ngài đã rửa tội cho khoảng 50 trẻ sơ sinh.

Nhìn thoáng qua cảnh linh mục quản xứ hoàn toàn dành hết thời gian cho việc cử hình bí tích, phụng vụ và các sinh hoạt trường học cho thấy những trở ngại mà ngài đối diện khi thể hiện quan tâm đến cảnh ngộ của người lao động. Vì vậy, không lạ gì khi một vị linh mục không biết những cuộc đình công và đóng cửa gây áp lực đang diễn ra trong giáo xứ của ngài. Mặt khác, người công nhân cảm thấy Giáo hội và cha xứ chẳng quan tâm đến cảnh ngộ và gia đình họ. Và điều đó khiến họ xa rời Giáo hội như thể Giáo hội đã hoàn toàn tách khỏi mọi băn khoăn trăn trở đời thường của họ.

Trong suốt chuyến hành trình gặp gỡ đặc thù này, một Giám mục tham dự đã hoảng hốt khi biết chỉ 10-15% giáo dân đi lễ những ngày Chúa nhật. Ngài cứ khăng khăng: “Cha phải tìm cách kêu gọi mọi người đi lễ, ngay cả phải dâng thêm nhiều lễ Chúa nhật nữa”. Theo sau đó, một linh mục trong giáo phận giải thích: “Nhưng con chỉ có một mình, không có cha nào khác. Trong giáo phận, chúng ta đang thiếu linh mục. Nhưng dù sao đi nữa, các giáo xứ không thể chứa hết tất cả giáo dân được, nếu họ quyết định đi lễ Chúa nhật”. Vị giám mục tiếp lời: “Nhưng Thánh lễ Chúa nhật, các bí tích rất hệ trọng cho việc sống đạo”.

Ngài quay sang hỏi ý kiến của một tham dự viên công nhân thuộc nhóm gặp gỡ; người ấy mỉm cười đáp: “Thưa Đức cha, nói thẳng ra con chẳng đi lễ bao giờ. Mỗi ngày, con phải làm việc nhiều, kể cả Chúa nhật, mà con chỉ nhận được 60 pê-sô (tương đương $2,50)/1 ngày. Nếu làm suốt không nghỉ ngày nào, thì con phải chi 800 pê-sô cho tiền thuê nhà trong tổng số tiền lương một tháng 1.800 pê-sô. Chỉ còn lại 1.000 pê-sô lo cơm nước, áo quần, chi phí di chuyển, việc học của vợ và con cái”.

“Nhưng còn nghĩa vụ đi lễ, lãnh nhận các bí tích sau giờ làm việc thì sao?” Đức Giám Mục hỏi tiếp. Anh công nhân ấy giải thích: “Thưa Đức cha, tất cả thời gian rảnh rỗi, con phải điều động mọi công nhân khác trong nhà máy. Con là chủ tịch công đoàn công ty. Sau khi hướng dẫn mọi người trong công đoàn, con phải dành tiền và thời gian rảnh để tổ chức các công đoàn lao động khác, cũng như hướng dẫn những khoá học giáo dục công nhân. Con không có thời gian trông nom con cái và cho gia đình nữa ạ”. Tiếp ngay đó, anh hỏi Đức cha: “Phải chăng con không là người Ki-tô hữu tốt lành khi con hy sinh tất cả mọi việc này cho những người công nhân khác sao?”

Đức Giám Mục chớp mắt không thể tin vào những gì được nghe thấy. Quan điểm của ngài về những việc làm đúng đắn và cần thiết đối với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo truyền thống được thách đố bởi tập quán thường nhật của người lao động Ki-tô giáo. Vì thế, chương trình gặp gỡ–hoà nhập đóng vai trò như một luận bàn kinh ngạc bổ ích cho chính quyền và các tín ngưỡng đầy dãy những quan điểm thâm căn cố đế.

Cũng giám mục ấy có cơ hội đến thăm đội trực gác công nhân của một công ty sắt thép đã bị đóng cửa suốt ba năm qua. Được biết 11 người con của công nhân đội trực gác này đã qua đời vì bệnh tật và thiếu dinh dưỡng. Bất chấp những điều kiện kinh hoàng này, nhuệ khí của đội trực gác còn lại vẫn cao ngời ngợi. Thậm chí, họ bắt đầu nuôi ốc sên và đã mở một trường học nho nhỏ cho con cái họ.

Những công nhân đã thuyết phục được một giám mục tham dự viên cùng nghỉ ngơi với họ trong túp lều tạm bợ nơi dải phân cách trực gác. Khác xa tiện nghi thoải mái ở toà giám mục, ngài nằm ngủ trên tấm ván gỗ với hai người công nhân, trong chiếc mùng chống muỗi, tại chiếc lán siêu vẹo được làm bằng cát-tông, gỗ và giấy mạ thiết đã rỉ sét. Vào buổi sáng hôm sau, ngài dâng lễ, vất vả với vốn từ tiếng Phi (ta-ga-log) mà ngài đã được dạy tại lán gác trực; qua đây cho thấy một dấu chỉ liên đới với khó khăn bương trải của người lao động.

Điều chéo quoe đáng buồn cười của chương trình gặp gỡ là sự tiếp đón niềm nở tự nhiên của người nghèo dành cho khách mời, nó phá vỡ những hoạch định có vẻ tốt nhất cho một quá trình gặp gỡ–hoà nhập thật sự giữa mọi người. Do đó, một số tham dự viên hết sức thoải mái, trong khi những người khác, như các giám mục, lại cảm nhận sự khó khăn nơi cuộc sống của người nghèo. Thậm chí, vài giáo dân thuộc giáo xứ đăng cai tổ chức chương trình này có ý định rút lui ở những giây phút cuối cùng, họ đã xin lỗi cha quản xứ vì nhà họ không đủ thoải mái cho một giám mục ngoại quốc trọ lại.

Những Bản tường trình Nhóm Gặp gỡ–Hoà nhập. Sau đây là tổng hợp các bản tường trình của tham dự viên AISA:
Nơi thăm viếng:
Ma-ri-ki-na Gx. Thánh Phan-xi-cô
Tay-tay San-tô-lan
Gx. Đức Mẹ Mân Côi Bi-na-ngô-nan
Ca-in-ta Gx. Đức Mẹ Vô Nhiễm
An-ti-pô-lô Gx. Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê
Pa-sig
Công ty/Nhà máy đăng cai:
Giày dép Gốm
Dây giày Đồ gia dụng
Túi nhựa Thức ăn trẻ sơ sinh
Đồ thủ công Dụng cụ vệ sinh
Thép Ô-tô
Vải vóc Máy may
Đá hoa cương

Các công ty trên thuộc công ty nước ngoài điều hành, công ty nội địa hoặc công ty đầu tư cả hai phía nội địa hoặc nước ngoài. Chúng có thể là tập đoàn công ty đa quốc gia (MNCs), ngành công nghiệp vừa hoặc nhỏ. MNCs cung cấp điều kiện tương đối tốt hơn, các khoản lợi tức, lương bổng và những ưu đãi cao hơn các công ty nội địa. Tuy nhiên, cần phải đánh giá vai trò của MNCs tại các quốc gia như Phi-luật-tân.

Nhân công
Lương bổng – hầu hết không được nhận mức lương tối thiểu mà luật quy định.
Quyền lợi – khác nhau theo từng công ty. Chỉ có hai nhóm được ghi nhận thoả mãn với các quyền lợi lao động.
Thời gian hưởng dụng – một số thuộc loại hợp đồng khế ước, nhưng đa phần vẫn thử việc dù đã làm việc nhiều năm, và chỉ số ít là nhân viên biên chế.
Điều kiện lao động – nhìn chung không thoả mãn – hệ thống thông khí và ánh sáng kém, khu vực lao động đông đúc và thiếu các biện pháp bảo hộ an toàn cho công nhân.
Điều kiện sinh hoạt – một số nhân công sống trong khuôn viên công ty và trả tiền thuê nhà. Hầu hết sống trọ gần nơi làm việc, thông thường ở những khu ổ chuột hay nơi tranh chấp.
Thời gian lao động – người công nhân cảm thấy làm việc quá nhiều, ít thời gian dành cho gia đình và giải trí, đặc biệt một số trường hợp chỉ tăng ca 1 lần nhưng họ buộc phải làm quá thời lượng đó.
Công đoàn – không mấy ai tham gia công đoàn. Các công ty gia đình làm chủ thường cấm những sinh hoạt công đoàn, trong khi một số nơi được cho phép, họ thường được gọi là “đội áo vàng” hoặc ủng hộ phương thức quản lý. Các công nhân quy cũ nhờ tới đình công để tìm kiếm điều kiện tốt hơn qua Hiệp ước Thương lượng Tập thể (CBA). Những ai tham gia đình công đều nghiệm thấy sự phiền nhiễu, bắt bớ, công đoàn tan rã, đình chỉ răn đe hoặc thậm chí thanh lý (bản thi hành tóm lược)
Nhận thức chính trị – không như cánh đàn ông trực gác kia, trình độ hiểu biết chính trị của người lao động tại các công xưởng khác rất thấp. Nhu cầu chủ yếu cơ bản là kinh tế.
Một số vấn đề mà người lao động làm chứng, nêu ra:
bãi bỏ các viên chức công đoàn bất hợp pháp (phá bỏ công đoàn)
đình trệ CBA
lương bổng thấp
vi phạm luật lao động
đe doạ thuyên chuyển đến công xưởng khác
phương thức đối xử với công nhân gian lận và bất công
Hầu hết người lao động sẵn sàng tiếp tục đình công cho tới khi lợi ích của họ được giải quyết một cách thoả đáng. Cuộc đình công dài nhất đã kéo dài suốt 3 năm và bãi công gần đây nhất chỉ mới một tháng trước. Công nhân chịu mọi tứ bề khốn khó ngay làn ranh gác trực, không chỉ thiếu thức ăn, thời gian ngủ nghỉ, mà do sự phiền nhiễu, bắt bớ, công đoàn tan rã, đình chỉ răn đe hoặc thậm chí “thanh lý”.
Tinh thần đoàn kết, tình huynh đệ và niềm hy vọng được các công đoàn và những tổ chức hỗ trợ nêu lên, giúp đỡ nhau trong cuộc chiến chung này.

Chủ nhân/Chủ sở hữu. Hầu hết các nhà quản lý đều khoe có mối liên hệ tốt với nhân công và luôn tích cực mang lại lợi ích cho họ. Tuy nhiên, những điều này không hiện hữu dựa trên các cuộc phỏng vấn với người lao động. Thực tế, nhân công họ thường cho rằng nhiều ông chủ/bà chủ chính là dân tư bản, chỉ muốn hưởng lợi ngay cả trên phí tổn của người lao động. Và họ cũng khẳng khái nói nhiều chủ sở hữu lợi dụng mưu đồ đánh lừa công nhân.

Vai trò của Giáo hội. Đa số người công nhân không có ý niệm Giáo hội giúp đỡ họ ra sao. Người khác chỉ thấy sự trợ giúp của Giáo hội bằng lời cầu nguyện. Sự hỗ tương từ phía linh mục, dòng tu và các tổ chức có cơ sở trong Giáo hội không được coi là phận vụ/bộ phận của sứ mạng Giáo hội.

Một số giáo xứ có chương trình mục vụ lao động, nhưng người công nhân nơi đó, khó lòng cảm nhận được. Họ không tham gia vào các sinh hoạt Giáo hội bởi lẽ thiếu thời gian và năng lực, cũng như họ không tìm thấy mối tương thông.

Một nhóm đề xuất những giải pháp có thể sau đây:
Trong giáo xứ, cha quản nhiệm cố gắng giữ liên lạc với công nhân. Cũng vậy, ngài có thể giao cho một giáo dân phụ trách về mối quan tâm của người lao động.
Phụng vụ Chúa nhật có thể được điều chỉnh đặc biệt dành cho công nhân.
Tập trung vào tính khả thi của việc đối thoại giữa ban quản lý và công đoàn lao động dưới sự bảo trợ của giáo xứ.
Đưa ra kế hoạch giáo dục/đào tạo công nhân qua buổi hội thảo, hội luận, và thảo luận về linh đạo người lao động.

Chính phủ. Những luật lao động thường được xem như ủng hộ giới quản lý. Nhiều điều lệ khác như BP 130 khiến xuất–nhập hàng hoá và vật liệu vào công xưởng tê liệt vì bãi công lại được nhìn nhận như thể phản lao động. Luật bảo vệ quyền lợi công nhân đôi lúc cũng bị giới quản lý bỏ qua và vi phạm. Vì thế, người công nhân không xem Sở Lao động và Nhân công như tổ chức bảo vệ quyền lợi cho họ.

Các Gia đình Đăng cai. Hầu hết họ khá nghèo nhưng rất nhiệt tình chào đón khách trọ nhà, đặc biệt người ngoại quốc. Ban tổ chức chọn một số gia đình đăng cai cũng như hỗ trợ tài chính cho họ. Cảm nhận chung là các gia đình hết sức niềm nở thân thiện và quảng đại chia sẻ những gì họ có, dù là ít ỏi. Đức tin được biểu hiện qua những cách thức truyền thống như: lòng đạo đức, kinh nguyện tuần cửu nhật, Thánh lễ.

Hạn chế của Gặp gỡ. Có quá ít thời gian cho lần gặp gỡ. Đối với một số nhóm không thể chuyện trò trực tiếp với công nhân vì ban quản lý/nhân sự lắm lúc ngăn cản. Đôi khi hồ sơ và dữ liệu được chính ban quản lý cung cấp hơn là được nghe từ người công nhân dựa trên cấp bậc–dữ kiện.

Những gia đình được chọn có lẽ không hiểu hết công việc được giao, cho nên thay vì ở với các gia đình công nhân, thì một vài nhóm lại ở với ban quản lý.

Quan sát/Bài học.
Rất cần giáo dục công nhân hiểu về nhân quyền của chính họ và hoàn cảnh họ bị bóc lột.
Công đoàn càng lớn mạnh, thì cơ hội thương lượng với giới quản lý càng tốt.
Chủ nhân/chủ sở hữu nhà máy là Ki-tô giáo không nên đối phó với công nhân.
Để đáp ứng nhu cầu người lao động, Giáo hội phải đóng góp nhiều hơn. Qua đây, Giáo hội mới có thể đồng cảm với khó khăn trăn trở của họ và thật sự trở nên một Giáo hội của Người nghèo.
Vai trò trung gian của Giáo hội trong những mâu thuẫn giữa chủ nhân–nhân công hết sức hữu ích, nếu chẳng phải quá cần thiết.