Lại thêm một lần nữa, mặt trăng đang xoay tròn vòng quay cuối cùng cho một năm âm lịch. Ngồi tính sổ năm nay, người viết nhận ra một điều năm Canh Tý vừa qua là một trong những năm mà tu sĩ gặp nhiều thử thách. Nhưng trong những cái thử thách đang đối mặt, tu sĩ vẫn giữ được cho riêng mình nhiều hạt ngọc quý.
Ngày 12/1/2020, núi lửa Taal nằm khoảng 55 cây số phía nam của thủ đô Manila thức dậy. Thật nhanh núi lửa phun cột khói dầy cộm lên thẳng bầu trời trong xanh. Cuối cùng, núi phun lửa đỏ kèm theo những trận động đất liên tục rung rinh nhà cửa một khu vực rộng lớn. Bởi núi lửa Taal nằm sát Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời của tu sĩ, bởi khói diêm sinh ngập tràn bầu không khí, và cũng bởi động đất liên tục, tu sĩ cũng như bao nhiêu triệu người dân sinh sống chung quanh núi lửa Taal bắt buộc phải di tản. Lần đầu tiên trong đời, tu sĩ biết thế nào là núi lửa ngay sau sân nhà thức giấc! Một kinh nghiệm nhớ đời cho túi xách của hành trang truyền giáo!
Tưởng thế là xong. Nhưng không! Khoảng giữa tháng 2, tin tức về một loại novel coronavirus tại Vũ Hán xuất hiện trên những trang nhật báo. Thoạt tiên, tin nằm ở trang 2. Thật nhanh, tin nhảy sang trang 1. Rồi liên tục tin Covid-19 đứng ở trang đầu cho tới ngày hôm nay. Từ giữa tháng 3, Philippines đóng cửa gần như toàn quốc. Không thương xá, không hãng xưởng, không ra đường, không thánh lễ. Mỗi một gia đình chỉ được cử một người đi chợ gần nhà mua nhu yếu phẩm. Đi ra đường, ai cũng phải đeo khẩu trang và tấm kiếng bảo hộ.
Bởi Covid-19, từ giữa tháng 3 cho tới giữa tháng 10, tình hình bên ngoài căng thẳng, tình hình tu sĩ cũng căng thẳng theo, không kém!
Một ngày bình thường trước Covid-19, tu sĩ lên lớp học, gặp gỡ, chuyện trò, “chém gió” với bao nhiêu đồng môn. Tan lớp học, tu sĩ bước ra khỏi bốn bức tường cho những thánh lễ, nghi thức hòa giải, những bài chia sẻ tại những trung tâm cấm phòng trong vùng. Sáng sớm, thành viên của Học Viện gặp nhau cho những thánh lễ tại nguyện đường. Sáng, trưa, chiều là ba bữa cơm thơm tại phòng ăn được chăm sóc bởi những bà bếp Philippines đơn sơ mộc mạc!
Khi Covid ghé vào kéo theo lệnh phong tỏa, những sinh hoạt thường nhật thay đổi. Bên trong bốn bức tường của học viện vẫn là giữ nguyên chương trình ngoại trừ học online. Nhưng bởi phong tỏa, tất cả sinh viên nội trú cũng như ban giám đốc của học viện đều bị “cấm phòng.” Cửa học viện đóng lại. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tu sĩ nghĩ, thôi, cố gắng “cấm phòng” khoảng nửa tháng, hoặc tệ lắm một tháng. Rồi đâu sẽ lại vào đấy. Cánh cửa sẽ lại mở rộng. Tu sĩ sẽ lại đi ra ngoài sinh hoạt rộn ràng với người dân bên ngoài bốn bức tường học viện. Nhưng không. Chính phủ Philippines liên tiếp kéo dài lệnh phong tỏa. Gần một năm trời, cũng như bao nhiêu người khác trong Học viện và trong thành phố, tu sĩ bị nhốt chặt trong bốn bức tường. Sáng đi lễ, xong ăn sáng, về lại phòng, ăn cơm trưa, chiều học tiếp, ăn cơm chiều, kinh Mân Côi, về lại phòng - xong một ngày Covid-19. Nằm trong phòng, tu sĩ biết thật thà có nhiều lúc, hai tay để sau trán, mắt nhìn trần nhà, hồn chán như cơm nhão cháo khê. Gần một năm cấm phòng không tự nguyện, tu sĩ thấy đời mất đi mầu hồng, mầu xám viếng thăm!
Điều duy nhất (cũng là cái may mắn thứ nhất) an ủi trong thời gian này là núi lửa Taal vẫn cứ nằm yên, không rung rinh nhà cửa, không phun khói phun lửa. Tưởng tượng nếu núi lửa ngứa mình thức giấc, dân Philippines (trong đường bán kính khoảng 15 cây số) đã mệt mỏi vì Covid, lại càng thêm khốn đốn vì núi lửa Taal. Khi đó cổ mang hai bản án, án nào cũng án tử!
May mắn thứ hai, tu sĩ mặc dù không được về Việt Nam thăm mẹ, hoặc quay về lại nhiệm sở cũ ở Úc, cánh cửa dẫn tới cố quận Thung Lũng Hoa Vàng vẫn mở rộng. Tưởng tượng không nơi nào nhận bạn quay về, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu. Khi đó người đọc sẽ đồng cảm niềm vui giây phút tu sĩ với khẩu trang và kiếng bảo hộ bước chân xuống phi cảng San Francisco vào một buổi tối mùa thu.
May mắn (cũng là may mắn thứ ba) vẫn chưa vẫy tay từ giã tu sĩ. Sau một chặng đường dài, 5 tiếng ngồi đợi ở đại phi trường Manila, bay gần 13 tiếng trong khoang phi cơ đông đảo hành khách, tu sĩ test Covid-19. Kết quả đọc được âm tính. Đến ngày hôm nay, sống tại tâm dịch, tu sĩ vẫn sống sót và hồi hộp đợi chờ giây phút được nhận thuốc chủng vaccine.
Cuối năm, phong tục Tết mời gọi tu sĩ ngồi tính sổ đời tu sĩ truyền giáo năm Canh Tý. Tu sĩ tự hỏi, mình đã học được những gì năm qua, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu.
Thứ nhất, tu sĩ biết mình mất chính mình khi không còn được giao tiếp với tha nhân. Những người mà trần gian nghĩ trong cái nghĩ bình thường là mình đang mang niềm vui đến cho họ. Qua mùa đại dịch, tu sĩ bình bát nhận ra tha nhân mới là người mang lại niềm vui cho mình. Không tha nhân, không được giao tiếp sinh hoạt với anh chị em bên ngoài bốn bức tường, tu sĩ mất luôn tiếng cười rộn ràng trên đôi môi. Mà nụ cười trên miệng, niềm hân hoan trên mặt, và nhất là niềm vui trong mắt là những điều không ai fa-ke được. Kinh nghiệm đặc biệt này, tu sĩ cũng đã từng cảm nghiệm qua một thời gian dài sinh hoạt với người Thổ Dân sa mạc Úc Châu. Sau 4 năm vui buồn với người du mục, tu sĩ biết mình thay đổi rất nhiều.
Thứ hai, tu sĩ ngỡ ngàng nhận ra từ bao lâu nay, con người vẫn tự coi mình là một chủng siêu việt. Nhưng từ những ngày cuối năm 2019, chủng siêu việt đã bị chủng coronavirus đánh bại trên mọi phương diện. Điểm đặc biệt nhất, chủng coronavirus là một chủng vô hình (không phải sinh vật, không nhìn thấy bằng mắt thường). Hữu hình siêu việt đã bị vô hình coronavirus hạ gục tại từng góc phố, trên từng con đường. Chủng vô hình coronavirus đi tới đâu, chủng hữu hình siêu việt chạy tán loạn tới đó. Tới nỗi, thế giới năm châu có một khoảng thời gian gần như vắng hẳn bóng người. Tính cho tới ngày hôm nay, chủng siêu việt vẫn thua toàn tập (thật thế). Kẻ vô địch trên võ đài vẫn là chủng coronavirus! Câu chuyện tháp Babel trong Kinh Thánh rõ ràng vẫn đang xảy ra trong ngày hôm nay.
Thứ ba, tu sĩ vẫn tự an ủi, mình đang là một nhân chứng sống của một biến cố toàn cầu. Thời của trận đói Ất Dậu 1945, khi đó những âm mưu đen tối đã thản nhiên và tàn nhẫn lấy mất đi bao nhiêu sinh mạng của người Việt. Thời của trận Thế Chiến II, khi đó thế giới chia hai phe, Đồng Minh và Trục, bao nhiêu triệu người đã mất mạng vì những tham vọng cá nhân, nghĩ mình siêu đẳng. Thời của đại dịch Covid-19, vi khuẩn SARS-CoV-2 ghé vào địa cầu lạnh lùng giết chết bao nhiêu mạng người vô tội. Nếu tất cả mọi cư dân của địa cầu không được chủng ngừa, câu chuyện trở lại như những ngày bình thường thuả xưa vẫn chỉ là một đề tài mà chủng siêu việt tiếp tục bàn luận. Tu sĩ vẫn sử dụng cụm từ "mùa phục hồi.” Khi đó với bạn thân, tu sĩ sẽ ôm bạn và nói, “Mừng quá! Chúng ta, những nhân chứng còn sống sót. Chúng ta vẫn còn có nhau!” Trận đói Ất Dậu tu sĩ chỉ cảm nghiệm qua những trang sách. Thế chiến Thế giới II cũng thế. Đại dịch Covid-19 thì khác, tu sĩ vẫn đang trải nghiệm từng ngày nỗi sợ viết hoa, SỢ!
Hy vọng rất nhiều, ngày sẽ tới thật gần. Khi đó, mọi người đều đã nhận được thuốc chủng. Khi đó, người gặp người không chỉ qua trang mạng xã hội, nhưng còn qua những cái bắt tay thật thà.
Sau hết, vẫn là một điều Giáo Hội đang hỏi và tìm kiếm, “Chúa Thánh Linh đang muốn nói điều gì với Giáo Hội qua biến cố Covid-19?” Dưới con mắt đức tin, người tín hữu phải thinh lặng trong suy niệm tìm kiếm câu trả lời cho cá nhân và xứ đạo nơi mình đang sinh hoạt.
TẾT đang về. Kính chúc mọi người một năm Tân Sửu với nhiều thành công mới tinh khôi. Cô cậu nào chưa có bạn đời, năm nay nhiều kẻ nộp đơn, xin thi tuyển. Ai mới lập gia đình, sớm có quý tử. Ai đã yên bề gia thất, tiền vào trong túi đếm mỏi tay. Ai đã có tuổi, sức khỏe dồi dào hoặc vừa đủ để tận hưởng cuộc sống “mùa phục hồi.” Trên hết tất cả, xin tạ ơn Thiên Chúa bởi chúng ta vẫn còn sống sót trong mùa đại dịch.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, mùa Xuân Dân Tộc đang về lại trên mặt quả địa cầu, xin dâng lên Thiên Chúa một năm đã qua. Xin Chúa ban ơn để trong năm mới, chúng con biết đưa tay ra, bám vào bàn tay của Chúa, để Chúa Thánh Linh tiếp tục dẫn chúng con những bước đi vào trong tương lai.
Ngày 12/1/2020, núi lửa Taal nằm khoảng 55 cây số phía nam của thủ đô Manila thức dậy. Thật nhanh núi lửa phun cột khói dầy cộm lên thẳng bầu trời trong xanh. Cuối cùng, núi phun lửa đỏ kèm theo những trận động đất liên tục rung rinh nhà cửa một khu vực rộng lớn. Bởi núi lửa Taal nằm sát Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời của tu sĩ, bởi khói diêm sinh ngập tràn bầu không khí, và cũng bởi động đất liên tục, tu sĩ cũng như bao nhiêu triệu người dân sinh sống chung quanh núi lửa Taal bắt buộc phải di tản. Lần đầu tiên trong đời, tu sĩ biết thế nào là núi lửa ngay sau sân nhà thức giấc! Một kinh nghiệm nhớ đời cho túi xách của hành trang truyền giáo!
Tưởng thế là xong. Nhưng không! Khoảng giữa tháng 2, tin tức về một loại novel coronavirus tại Vũ Hán xuất hiện trên những trang nhật báo. Thoạt tiên, tin nằm ở trang 2. Thật nhanh, tin nhảy sang trang 1. Rồi liên tục tin Covid-19 đứng ở trang đầu cho tới ngày hôm nay. Từ giữa tháng 3, Philippines đóng cửa gần như toàn quốc. Không thương xá, không hãng xưởng, không ra đường, không thánh lễ. Mỗi một gia đình chỉ được cử một người đi chợ gần nhà mua nhu yếu phẩm. Đi ra đường, ai cũng phải đeo khẩu trang và tấm kiếng bảo hộ.
Bởi Covid-19, từ giữa tháng 3 cho tới giữa tháng 10, tình hình bên ngoài căng thẳng, tình hình tu sĩ cũng căng thẳng theo, không kém!
Một ngày bình thường trước Covid-19, tu sĩ lên lớp học, gặp gỡ, chuyện trò, “chém gió” với bao nhiêu đồng môn. Tan lớp học, tu sĩ bước ra khỏi bốn bức tường cho những thánh lễ, nghi thức hòa giải, những bài chia sẻ tại những trung tâm cấm phòng trong vùng. Sáng sớm, thành viên của Học Viện gặp nhau cho những thánh lễ tại nguyện đường. Sáng, trưa, chiều là ba bữa cơm thơm tại phòng ăn được chăm sóc bởi những bà bếp Philippines đơn sơ mộc mạc!
Khi Covid ghé vào kéo theo lệnh phong tỏa, những sinh hoạt thường nhật thay đổi. Bên trong bốn bức tường của học viện vẫn là giữ nguyên chương trình ngoại trừ học online. Nhưng bởi phong tỏa, tất cả sinh viên nội trú cũng như ban giám đốc của học viện đều bị “cấm phòng.” Cửa học viện đóng lại. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tu sĩ nghĩ, thôi, cố gắng “cấm phòng” khoảng nửa tháng, hoặc tệ lắm một tháng. Rồi đâu sẽ lại vào đấy. Cánh cửa sẽ lại mở rộng. Tu sĩ sẽ lại đi ra ngoài sinh hoạt rộn ràng với người dân bên ngoài bốn bức tường học viện. Nhưng không. Chính phủ Philippines liên tiếp kéo dài lệnh phong tỏa. Gần một năm trời, cũng như bao nhiêu người khác trong Học viện và trong thành phố, tu sĩ bị nhốt chặt trong bốn bức tường. Sáng đi lễ, xong ăn sáng, về lại phòng, ăn cơm trưa, chiều học tiếp, ăn cơm chiều, kinh Mân Côi, về lại phòng - xong một ngày Covid-19. Nằm trong phòng, tu sĩ biết thật thà có nhiều lúc, hai tay để sau trán, mắt nhìn trần nhà, hồn chán như cơm nhão cháo khê. Gần một năm cấm phòng không tự nguyện, tu sĩ thấy đời mất đi mầu hồng, mầu xám viếng thăm!
Điều duy nhất (cũng là cái may mắn thứ nhất) an ủi trong thời gian này là núi lửa Taal vẫn cứ nằm yên, không rung rinh nhà cửa, không phun khói phun lửa. Tưởng tượng nếu núi lửa ngứa mình thức giấc, dân Philippines (trong đường bán kính khoảng 15 cây số) đã mệt mỏi vì Covid, lại càng thêm khốn đốn vì núi lửa Taal. Khi đó cổ mang hai bản án, án nào cũng án tử!
May mắn thứ hai, tu sĩ mặc dù không được về Việt Nam thăm mẹ, hoặc quay về lại nhiệm sở cũ ở Úc, cánh cửa dẫn tới cố quận Thung Lũng Hoa Vàng vẫn mở rộng. Tưởng tượng không nơi nào nhận bạn quay về, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu. Khi đó người đọc sẽ đồng cảm niềm vui giây phút tu sĩ với khẩu trang và kiếng bảo hộ bước chân xuống phi cảng San Francisco vào một buổi tối mùa thu.
May mắn (cũng là may mắn thứ ba) vẫn chưa vẫy tay từ giã tu sĩ. Sau một chặng đường dài, 5 tiếng ngồi đợi ở đại phi trường Manila, bay gần 13 tiếng trong khoang phi cơ đông đảo hành khách, tu sĩ test Covid-19. Kết quả đọc được âm tính. Đến ngày hôm nay, sống tại tâm dịch, tu sĩ vẫn sống sót và hồi hộp đợi chờ giây phút được nhận thuốc chủng vaccine.
Cuối năm, phong tục Tết mời gọi tu sĩ ngồi tính sổ đời tu sĩ truyền giáo năm Canh Tý. Tu sĩ tự hỏi, mình đã học được những gì năm qua, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu.
Thứ nhất, tu sĩ biết mình mất chính mình khi không còn được giao tiếp với tha nhân. Những người mà trần gian nghĩ trong cái nghĩ bình thường là mình đang mang niềm vui đến cho họ. Qua mùa đại dịch, tu sĩ bình bát nhận ra tha nhân mới là người mang lại niềm vui cho mình. Không tha nhân, không được giao tiếp sinh hoạt với anh chị em bên ngoài bốn bức tường, tu sĩ mất luôn tiếng cười rộn ràng trên đôi môi. Mà nụ cười trên miệng, niềm hân hoan trên mặt, và nhất là niềm vui trong mắt là những điều không ai fa-ke được. Kinh nghiệm đặc biệt này, tu sĩ cũng đã từng cảm nghiệm qua một thời gian dài sinh hoạt với người Thổ Dân sa mạc Úc Châu. Sau 4 năm vui buồn với người du mục, tu sĩ biết mình thay đổi rất nhiều.
Thứ hai, tu sĩ ngỡ ngàng nhận ra từ bao lâu nay, con người vẫn tự coi mình là một chủng siêu việt. Nhưng từ những ngày cuối năm 2019, chủng siêu việt đã bị chủng coronavirus đánh bại trên mọi phương diện. Điểm đặc biệt nhất, chủng coronavirus là một chủng vô hình (không phải sinh vật, không nhìn thấy bằng mắt thường). Hữu hình siêu việt đã bị vô hình coronavirus hạ gục tại từng góc phố, trên từng con đường. Chủng vô hình coronavirus đi tới đâu, chủng hữu hình siêu việt chạy tán loạn tới đó. Tới nỗi, thế giới năm châu có một khoảng thời gian gần như vắng hẳn bóng người. Tính cho tới ngày hôm nay, chủng siêu việt vẫn thua toàn tập (thật thế). Kẻ vô địch trên võ đài vẫn là chủng coronavirus! Câu chuyện tháp Babel trong Kinh Thánh rõ ràng vẫn đang xảy ra trong ngày hôm nay.
Thứ ba, tu sĩ vẫn tự an ủi, mình đang là một nhân chứng sống của một biến cố toàn cầu. Thời của trận đói Ất Dậu 1945, khi đó những âm mưu đen tối đã thản nhiên và tàn nhẫn lấy mất đi bao nhiêu sinh mạng của người Việt. Thời của trận Thế Chiến II, khi đó thế giới chia hai phe, Đồng Minh và Trục, bao nhiêu triệu người đã mất mạng vì những tham vọng cá nhân, nghĩ mình siêu đẳng. Thời của đại dịch Covid-19, vi khuẩn SARS-CoV-2 ghé vào địa cầu lạnh lùng giết chết bao nhiêu mạng người vô tội. Nếu tất cả mọi cư dân của địa cầu không được chủng ngừa, câu chuyện trở lại như những ngày bình thường thuả xưa vẫn chỉ là một đề tài mà chủng siêu việt tiếp tục bàn luận. Tu sĩ vẫn sử dụng cụm từ "mùa phục hồi.” Khi đó với bạn thân, tu sĩ sẽ ôm bạn và nói, “Mừng quá! Chúng ta, những nhân chứng còn sống sót. Chúng ta vẫn còn có nhau!” Trận đói Ất Dậu tu sĩ chỉ cảm nghiệm qua những trang sách. Thế chiến Thế giới II cũng thế. Đại dịch Covid-19 thì khác, tu sĩ vẫn đang trải nghiệm từng ngày nỗi sợ viết hoa, SỢ!
Hy vọng rất nhiều, ngày sẽ tới thật gần. Khi đó, mọi người đều đã nhận được thuốc chủng. Khi đó, người gặp người không chỉ qua trang mạng xã hội, nhưng còn qua những cái bắt tay thật thà.
Sau hết, vẫn là một điều Giáo Hội đang hỏi và tìm kiếm, “Chúa Thánh Linh đang muốn nói điều gì với Giáo Hội qua biến cố Covid-19?” Dưới con mắt đức tin, người tín hữu phải thinh lặng trong suy niệm tìm kiếm câu trả lời cho cá nhân và xứ đạo nơi mình đang sinh hoạt.
TẾT đang về. Kính chúc mọi người một năm Tân Sửu với nhiều thành công mới tinh khôi. Cô cậu nào chưa có bạn đời, năm nay nhiều kẻ nộp đơn, xin thi tuyển. Ai mới lập gia đình, sớm có quý tử. Ai đã yên bề gia thất, tiền vào trong túi đếm mỏi tay. Ai đã có tuổi, sức khỏe dồi dào hoặc vừa đủ để tận hưởng cuộc sống “mùa phục hồi.” Trên hết tất cả, xin tạ ơn Thiên Chúa bởi chúng ta vẫn còn sống sót trong mùa đại dịch.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, mùa Xuân Dân Tộc đang về lại trên mặt quả địa cầu, xin dâng lên Thiên Chúa một năm đã qua. Xin Chúa ban ơn để trong năm mới, chúng con biết đưa tay ra, bám vào bàn tay của Chúa, để Chúa Thánh Linh tiếp tục dẫn chúng con những bước đi vào trong tương lai.