Kĩ Sư Đời Tôi
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Để đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ
Nếu như hình ảnh người mẹ là nguồn cảm hứng bất tận trong dòng chảy văn hoá, văn học, nghệ thuật… nhân loại thì đối với tôi, mẹ là một kiến trúc sư vĩ đại đã xây đắp cho công trình của đời tôi. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” (Chế Lan Viên)
Vâng! Tình yêu của mẹ dành cho tôi không bao giờ vơi; tình mẹ luôn ấm áp, diệu hiền, mãi lắng sâu, âm thầm và lặng lẽ… Tình yêu của mẹ không phải lúc nào cũng diễn đạt thành lời nhưng như “những ngọn sóng Thái bình” tuôn trào dạt dào bao la, bất tận. Mẹ không chỉ là người “mang nặng” ấp ủ tôi, một bào thai nhỏ, trong dạ chín tháng mười ngày, mà còn là người “đẻ đau” nuôi dưỡng chở che tôi trong suốt hành trình dài của cuộc đời. Mẹ là nơi khởi đầu nuôi dưỡng tình yêu cho tôi…
Quả thật, không ai trên thế gian này có thể nói “tôi không có mẹ, tôi không cần mẹ”; hay, “tôi có được như ngày hôm nay là do sự nỗ lực của bản thân hay sự giúp đỡ của người này người kia…chứ mẹ tôi không đủ khả năng lo cho tôi”… Nhưng bạn hãy nhớ rằng: dù là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng hảo hán lẫy lừng, là nhà bác học, Đức Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bần cố nông… hay là ai đi nữa vẫn là con của một người phụ nữ; vẫn được cưu mang, sinh hạ bởi một người đàn bà, cho dù đó là một phụ nữ bình thường vô danh tiểu tốt. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng giá trị tuyệt vời cao cả của “ơn nghĩa sinh thành”, của tình yêu cao quý ấy. Vì “Ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ. Chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình”(Hữu Thỉnh).
Có những lúc trong cuộc sống nhiều lần tôi muốn viết thật nhiều, thật dài và sâu về mẹ nhưng không thể nào diễn tả hết được tình yêu của mẹ dành cho tôi. Tôi còn nhớ những đêm mẹ thức trắng để cho con được giấc say nồng; mẹ trăn trở thâu đêm trước những lo toan cơm áo gạo tiền nuôi sống gia đình, sách vở áo quần cho con ngày mai đến trường… Quả thật, hình như người mẹ nào cũng không muốn con mình thua kém bạn bè… Vì thế, mẹ lúc nào cũng chuẩn bị cho tôi những gói hành trang kỹ càng; dù không to tát nhưng luôn luôn phù hợp với thời gian, sức khỏe và công việc của tôi…
Có thể nói được, sự chăm sóc, giáo dục, nâng niu của mẹ dành cho tôi có thể ví được như mẹ đang đưa tôi đi vào một kiệt tác tuyệt vời là ngôi nhà của tình yêu. Trong ngôi nhà ấy, mẹ cho tôi thấy được những chi tiết và đường nét nhỏ để tạo thành một căn nhà vĩ đại. Mỗi đường nét mang một ý nghĩa và giá trị riêng mà tôi không thể nào hiểu hết được. Mỗi ngày đời tôi lớn lên là một nét bút trong kiệt tác của mẹ. Cả cuộc đời mẹ là những chuỗi ngày dài hy sinh với đôi tay tảo tần, những giọt mồ hôi thầm lặng…, để tạo nên “kiệt tác đời tôi” !
Cho dù mẹ tôi không bằng người khác về học thức, địa vị xã hội; không sành điệu, đúng mốt, hợp thời…, nhưng tình yêu của mẹ đã vượt qua tất cả, trái tim mẹ đã chiếm cả thế giới của tôi. Mẹ không bao giờ muốn tôi thua thiệt; lúc nào cũng muốn tốt cho tôi và mong cho tôi nên người để không phải trải qua những tháng ngày khó khăn, gian khổ. Nhưng nhiều lúc tôi thật vô tâm và không cảm nhận đủ. Tôi thường hay đòi hỏi điều này điều kia mà không kịp nhận ra nỗi buồn đọng lại trên đôi mắt và nỗi đau thầm kín trong trái tim của mẹ. Làm sao lấy lại đây những lời nói vô tình tuy không phải gươm dao nhưng cắt lòng mẹ đau nhói !
Những ai may mắn và hạnh phúc còn mẹ thì ngay hôm nay, trong lúc này, hãy nhìn kỹ mẹ xem; dù tuổi mẹ chưa cao nhưng đã hằn sâu những nếp nhăn trên vầng trán, dấu vết của những nghĩ suy, trăn trở, lo toan, nợ nần; biểu tượng của những nỗi khổ đau, thân cò lặn lội... Hãy nhìn rõ đi: nụ cười của mẹ đã héo hắt nhưng tôi nào có hay, đôi tay mẹ đã run nhưng tôi nào có biết. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường hay đâm đầu vào công việc cho đến hết giờ; và khi trở về nhà chúng ta chỉ biết hỏi mẹ “hôm nay ăn gì?”; hay “hôm nay có gì ăn không?”. Rất ít khi mẹ nhận được câu hỏi “Mẹ ăn gì chưa?”.
Sẽ thật là buồn, đến một lúc ta chợt nhận ra điều đó, thì khi về nhà không còn ai để hỏi nữa vì:
Mấy mươi năm rồi thắm thoắt trôi nhanh
Ký ức tuổi thơ con không quên được
Ngày Mẹ mất đi con thầm ao ước
Một lần trong đời quay ngược thời gian. (Quý Phương)
Giữa cuộc sống xô bồ ồn ào và náo nhiệt, ai cũng chạy đua với thời gian có khi nào chúng ta dừng chân lại để suy nghĩ và nhớ về tình yêu của mẹ dành cho mình không? Được mấy lần chúng ta kiên nhẫn ngồi nghe mẹ tâm sự những nỗi trăn trở lo toan? Có khi nào tôi để ý đến chiếc áo của mẹ đã sờn vai vì một đời tần tảo gánh gồng nuôi con? Có khi nào tôi nhìn thấy gót chân mẹ khô nứt chai sần vì lặn lội ngược xuôi để lo cho con cái... Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội quá đầy đủ tiện nghi vật chất, thứ gì cũng tiện và nhanh; hầu như con người chỉ biết chạy đua với thời gian và bị cuốn hút vào guồng quay của sự vội vã, tất bật, bon chen để có được tiền tài, danh vọng, địa vị…; và vì thế, chúng ta đã quên đi sự hiện diện của người mẹ trong gia đình; không còn thời gian để quay về bên mẹ; thậm chí không muốn gặp mẹ và nhớ mẹ nữa, bởi một lý do thật tầm thường: gặp đối tác thì hái ra tiền còn gặp mẹ thì chỉ có rắc rối; nhất là những người mẹ già nua yếu đuối, bệnh tật…
Cho dù là một nét văn hoá phát xuất từ đất nước Hoa Kỳ: dành riêng Chủ Nhật tuần 2 của tháng năm để tôn vinh những người mẹ, thì đây cũng là dịp quý báu để chúng ta hớ về mẹ và tri ân mẹ của mỗi người chúng ta. Những người mẹ với đôi bàn tay giờ đã chai sạm, lưng oằn xuống; những người mẹ với đôi bàn chân chậm rãi từng bước dài bước ngắn như cuộc đời chìm nổi của chính mình đã hy sinh cả cuộc đời tần tảo để nuôi con…; những người mẹ có trái tim vĩ đại và một tâm hồn cao thượng, vững chắc như bức từng thành kiên cố luôn che chắn cho ta trước những sóng gió của cuộc đời:
Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua. (Hoài Thương).
Khi chúng ta may mắn còn mẹ, chúng ta hãy trân trọng từng giây phút sống bên mẹ; dù bạn ở xa hay ở gần, dù ở trong bất cứ công việc nào…, bạn hãy dành thời gian để thăm hỏi mẹ dù chỉ là một cuộc điện thoại. Bạn đừng ngại ngùng khi đứng trước bạn bè cùng với người mẹ quê mùa nhưng hãy tự hào vì mình được làm con của mẹ và hãy tự hào vì mình có một kiến trúc sư vĩ đại đã vẽ nên một tác phẩm tuyệt vời và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời mình.
Nt. Anna Hiền Linh- MTGQN
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Để đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ
Nếu như hình ảnh người mẹ là nguồn cảm hứng bất tận trong dòng chảy văn hoá, văn học, nghệ thuật… nhân loại thì đối với tôi, mẹ là một kiến trúc sư vĩ đại đã xây đắp cho công trình của đời tôi. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” (Chế Lan Viên)
Vâng! Tình yêu của mẹ dành cho tôi không bao giờ vơi; tình mẹ luôn ấm áp, diệu hiền, mãi lắng sâu, âm thầm và lặng lẽ… Tình yêu của mẹ không phải lúc nào cũng diễn đạt thành lời nhưng như “những ngọn sóng Thái bình” tuôn trào dạt dào bao la, bất tận. Mẹ không chỉ là người “mang nặng” ấp ủ tôi, một bào thai nhỏ, trong dạ chín tháng mười ngày, mà còn là người “đẻ đau” nuôi dưỡng chở che tôi trong suốt hành trình dài của cuộc đời. Mẹ là nơi khởi đầu nuôi dưỡng tình yêu cho tôi…
Quả thật, không ai trên thế gian này có thể nói “tôi không có mẹ, tôi không cần mẹ”; hay, “tôi có được như ngày hôm nay là do sự nỗ lực của bản thân hay sự giúp đỡ của người này người kia…chứ mẹ tôi không đủ khả năng lo cho tôi”… Nhưng bạn hãy nhớ rằng: dù là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng hảo hán lẫy lừng, là nhà bác học, Đức Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bần cố nông… hay là ai đi nữa vẫn là con của một người phụ nữ; vẫn được cưu mang, sinh hạ bởi một người đàn bà, cho dù đó là một phụ nữ bình thường vô danh tiểu tốt. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng giá trị tuyệt vời cao cả của “ơn nghĩa sinh thành”, của tình yêu cao quý ấy. Vì “Ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ. Chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình”(Hữu Thỉnh).
Có những lúc trong cuộc sống nhiều lần tôi muốn viết thật nhiều, thật dài và sâu về mẹ nhưng không thể nào diễn tả hết được tình yêu của mẹ dành cho tôi. Tôi còn nhớ những đêm mẹ thức trắng để cho con được giấc say nồng; mẹ trăn trở thâu đêm trước những lo toan cơm áo gạo tiền nuôi sống gia đình, sách vở áo quần cho con ngày mai đến trường… Quả thật, hình như người mẹ nào cũng không muốn con mình thua kém bạn bè… Vì thế, mẹ lúc nào cũng chuẩn bị cho tôi những gói hành trang kỹ càng; dù không to tát nhưng luôn luôn phù hợp với thời gian, sức khỏe và công việc của tôi…
Có thể nói được, sự chăm sóc, giáo dục, nâng niu của mẹ dành cho tôi có thể ví được như mẹ đang đưa tôi đi vào một kiệt tác tuyệt vời là ngôi nhà của tình yêu. Trong ngôi nhà ấy, mẹ cho tôi thấy được những chi tiết và đường nét nhỏ để tạo thành một căn nhà vĩ đại. Mỗi đường nét mang một ý nghĩa và giá trị riêng mà tôi không thể nào hiểu hết được. Mỗi ngày đời tôi lớn lên là một nét bút trong kiệt tác của mẹ. Cả cuộc đời mẹ là những chuỗi ngày dài hy sinh với đôi tay tảo tần, những giọt mồ hôi thầm lặng…, để tạo nên “kiệt tác đời tôi” !
Cho dù mẹ tôi không bằng người khác về học thức, địa vị xã hội; không sành điệu, đúng mốt, hợp thời…, nhưng tình yêu của mẹ đã vượt qua tất cả, trái tim mẹ đã chiếm cả thế giới của tôi. Mẹ không bao giờ muốn tôi thua thiệt; lúc nào cũng muốn tốt cho tôi và mong cho tôi nên người để không phải trải qua những tháng ngày khó khăn, gian khổ. Nhưng nhiều lúc tôi thật vô tâm và không cảm nhận đủ. Tôi thường hay đòi hỏi điều này điều kia mà không kịp nhận ra nỗi buồn đọng lại trên đôi mắt và nỗi đau thầm kín trong trái tim của mẹ. Làm sao lấy lại đây những lời nói vô tình tuy không phải gươm dao nhưng cắt lòng mẹ đau nhói !
Những ai may mắn và hạnh phúc còn mẹ thì ngay hôm nay, trong lúc này, hãy nhìn kỹ mẹ xem; dù tuổi mẹ chưa cao nhưng đã hằn sâu những nếp nhăn trên vầng trán, dấu vết của những nghĩ suy, trăn trở, lo toan, nợ nần; biểu tượng của những nỗi khổ đau, thân cò lặn lội... Hãy nhìn rõ đi: nụ cười của mẹ đã héo hắt nhưng tôi nào có hay, đôi tay mẹ đã run nhưng tôi nào có biết. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường hay đâm đầu vào công việc cho đến hết giờ; và khi trở về nhà chúng ta chỉ biết hỏi mẹ “hôm nay ăn gì?”; hay “hôm nay có gì ăn không?”. Rất ít khi mẹ nhận được câu hỏi “Mẹ ăn gì chưa?”.
Sẽ thật là buồn, đến một lúc ta chợt nhận ra điều đó, thì khi về nhà không còn ai để hỏi nữa vì:
Mấy mươi năm rồi thắm thoắt trôi nhanh
Ký ức tuổi thơ con không quên được
Ngày Mẹ mất đi con thầm ao ước
Một lần trong đời quay ngược thời gian. (Quý Phương)
Giữa cuộc sống xô bồ ồn ào và náo nhiệt, ai cũng chạy đua với thời gian có khi nào chúng ta dừng chân lại để suy nghĩ và nhớ về tình yêu của mẹ dành cho mình không? Được mấy lần chúng ta kiên nhẫn ngồi nghe mẹ tâm sự những nỗi trăn trở lo toan? Có khi nào tôi để ý đến chiếc áo của mẹ đã sờn vai vì một đời tần tảo gánh gồng nuôi con? Có khi nào tôi nhìn thấy gót chân mẹ khô nứt chai sần vì lặn lội ngược xuôi để lo cho con cái... Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội quá đầy đủ tiện nghi vật chất, thứ gì cũng tiện và nhanh; hầu như con người chỉ biết chạy đua với thời gian và bị cuốn hút vào guồng quay của sự vội vã, tất bật, bon chen để có được tiền tài, danh vọng, địa vị…; và vì thế, chúng ta đã quên đi sự hiện diện của người mẹ trong gia đình; không còn thời gian để quay về bên mẹ; thậm chí không muốn gặp mẹ và nhớ mẹ nữa, bởi một lý do thật tầm thường: gặp đối tác thì hái ra tiền còn gặp mẹ thì chỉ có rắc rối; nhất là những người mẹ già nua yếu đuối, bệnh tật…
Cho dù là một nét văn hoá phát xuất từ đất nước Hoa Kỳ: dành riêng Chủ Nhật tuần 2 của tháng năm để tôn vinh những người mẹ, thì đây cũng là dịp quý báu để chúng ta hớ về mẹ và tri ân mẹ của mỗi người chúng ta. Những người mẹ với đôi bàn tay giờ đã chai sạm, lưng oằn xuống; những người mẹ với đôi bàn chân chậm rãi từng bước dài bước ngắn như cuộc đời chìm nổi của chính mình đã hy sinh cả cuộc đời tần tảo để nuôi con…; những người mẹ có trái tim vĩ đại và một tâm hồn cao thượng, vững chắc như bức từng thành kiên cố luôn che chắn cho ta trước những sóng gió của cuộc đời:
Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua. (Hoài Thương).
Khi chúng ta may mắn còn mẹ, chúng ta hãy trân trọng từng giây phút sống bên mẹ; dù bạn ở xa hay ở gần, dù ở trong bất cứ công việc nào…, bạn hãy dành thời gian để thăm hỏi mẹ dù chỉ là một cuộc điện thoại. Bạn đừng ngại ngùng khi đứng trước bạn bè cùng với người mẹ quê mùa nhưng hãy tự hào vì mình được làm con của mẹ và hãy tự hào vì mình có một kiến trúc sư vĩ đại đã vẽ nên một tác phẩm tuyệt vời và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời mình.
Nt. Anna Hiền Linh- MTGQN