Chúa Nhật 22 TNB 2021
Trong Thánh Kinh Cựu Ước có tác phẩm mang tên “Sách Gióp”; trong đó có đoạn Chúa nói với ông Gióp rằng: “Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng cho quả đất? Nếu ngươi thông hiểu thì cứ nói đi ! Ai đã định kích thước cho quả đất, ai đã chăng dây đo, ngươi biết mà !...” (G 38,1-5).
Phải chăng, những lời mạc khải đơn sơ đó muốn dạy rằng: vũ trụ nầy, vạn vật nầy đều được chi phối bởi những định luật do Chúa thiết lập. Riêng con người, vì là tạo vật mang ảnh hình Thiên Chúa, nên Ngài đã đặt để một qui luật tối thượng, thầm kín từ trong sâu thẳm cõi lòng, gắn với tự do, đó chính là “Lương Tâm”, để con người bước đi và vận hành sự sống theo con đường hướng thiện.
Tuy nhiên, ngay từ buổi ban đầu, con người, qua mẫu hình Ađam-Eva, đã thích chọn “trái cấm” hơn là phải cúi mình lụy phục “thánh ý Tối Cao” (St 3,1-7); và với thái độ “bất tuân ban đầu đó”, nhân loại đã rơi vào một vũng lầy đen tối: gia đạo “nồi da xáo thịt” như Cain tàn bạo giết chết em ruột Abel bên cánh đồng (St 4,1-16); xã hội “chia rẽ điêu linh” như một “công trường xây tháp Baben” thất bại vì bất đồng ngôn ngữ (St 11,1-9)…
Trong thế kỷ 21 nầy, người ta nói nhiều đến những thiên tai khủng khiếp mà nguyên nhân phần lớn do loài người, như cách diễn tả của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp về môi trường Laudato Sí: “Người chị này giờ đây đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tùy ý. Bạo lực trong tâm hồn chúng ta do tội lỗi gây nên cũng phản chiếu trong những triệu chứng của bệnh tật nơi đất đai, nguồn nước, trong không khí và mọi dạng thức của sự sống” (số 2).
Phải chăng đó là những biểu hiện của một nhân loại phá vỡ các quy luật nền tảng, những trật tự luân lý, những qui luật thiêng liêng, tháo bỏ những giềng mối và qui ước của nền văn minh sự sống, bất chấp những hiến pháp và hiến chương tích tụ bao đời do muôn thế hệ trải nghiệm… Một xã hội đánh mất thói quen khép mình dưới lề luật sẽ là một xã hội què quặt, yến hèn và băng hoại.
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo và dẫn đưa lịch sử, đã không muốn công trình của Ngài, đặc biệt, loài người mang hình ảnh Ngài phải dẫn tới diệt vong, nên ngay từ xa xưa, Ngài đã trao ban Thập Điều trên núi Sinai qua trung gian dân ưu tuyển Israel mà hôm nay chúng ta vẫn còn nghe vang vọng với lời công bố uy hùng của Nhà lãnh đạo Môsê: “Hỡi Israel, giờ đây hãy nghe các lề luật và huấn lệnh mà ta dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi chớ thêm bớt điều gì trong các điều ta đã truyền, nhưng hãy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi mà ta đã truyền dạy các ngươi. Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, vì đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân…” (Bđ 1)
Và đây, có thể nói được, chính là “la bàn”, là “kim chỉ nam”, hướng dẫn nhân loại suốt bao ngàn năm qua để nhân loại kiện toàn chính mình, phát triển thế giới và bước đi trên con đường tiến về vĩnh cửu. Mà còn hơn thế nữa, “Thập điều” mà Thiên Chúa trao ban cũng chính là “điều khoản của một Giao Ước”, giao ước của tình yêu, giao ước của một sự đồng hành, hiện diện của Đấng giàu lòng thương xót luôn “ở giữa Dân Ngài”: “Không một dân tộc nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như ta trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?” (Bđ 1).
Nhưng như chúng ta đã biết và vẫn biết: con người, cả như dân đặc tuyển là Israel, vẫn luôn là một thứ “ngựa chứng”. Cho nên, chưa yên tâm đủ với “Thập Điều”, bằng trí óc thông minh trời cho, con người cứ thêm lần thêm lần hàng trăm ngàn những luật lệ mới để qui định mọi giềng mối và câu thúc cái tôi buông tuồng mất nết. Và xem ra, các người tai to mặt lớn, các đấng có vị thế “ăn trên ngồi trước” thích “độ chế” ra nhiều khoản luật để một đàng dễ bề bóc lột dân đen, một đàng được bảo vệ che chắn để tha hồ tác oai tác quái.
Các Ngôn sứ trong cựu ước đã bao nhiêu lần qua bao nhiêu thế hệ đứng lên tố cáo thái độ nô lệ cho lề luật và giả hình trong việc thực thi thánh chỉ, như chính Đức Kitô nhắc lại hôm nay trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe công bố: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: ‘Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người’. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.
Và Đức Kitô đã nhất quyết “kiện toàn Lề luật” và “làm sống lại sứ điệp của các ngôn sứ”; Ngài gọi mời và cương quyết hướng con người sống Lề Luật bằng con tim, một “con tim mới trong một thần khí mới” (Ed 36,26), chứ không là một con tim chai đá, một cõi lòng chất chứa toàn gian ác, dục vọng đê hèn: “Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế”.
Để “kiện toàn Lề Luật” và để thiết lập một “Dân Tộc mới”, một “Dân thánh”, một dân “nhiệt thành làm việc thiện”, Đức Kitô đã trả giá bằng chính cái chết tủi nhục trên thập giá. Nhưng cũng kể từ đó, kể từ lúc Ngài chiến thắng tử thần để chỗi dậy trong vinh quang phục sinh, “Luật mới của Tin Mừng”, vị muối, chất men của “Thập Điều Sinai”, của “Tám mối phúc thật”, của “Luật Yêu thương”…, nói chung là “lời”, bắt đầu được các môn đệ của Ngài gieo vào giữa lòng thế giới, như minh xác của chính Thánh Tông Đồ Giacôbê: “Người đã muốn sinh ra chúng ta bằng lời chân thật, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các tạo vật. Cho nên anh em hãy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và lòng đầy gian ác, anh em hãy ngoan ngoãn nhận lãnh lời đã gieo trong lòng anh em, lời có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy thực thi lời đã nghe, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình…” (Bđ 2).
Và từ đó, những ai tin vào Đức Kitô, những ai quảng đại tiếp bước theo Ngài và thực sự yêu mến Ngài, sẽ nhận ra rằng: tất cả lề luật của Thiên Chúa sẽ là “ách êm ái’, “gánh nhẹ nhàng”; và cứ như thế, họ tiến bước về quê hương hằng sống mà môi miệng vẫn không ngừng ca hát: “Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt…” (Tv 18, 8-9).
Như vậy, qua trung gian của một “Môsê mới”, một Đấng đến để “Kiện toàn lề luật”, “Thập điều Sinai” hay “luật mới của Tin Mừng” đã trở thành con đường của Tình yêu, Tự do và Giải thoát; con đường để những người phung cùi không còn bị ném ra ngoài hoang mạc, những chàng thu thuế không bị chết dí giữa những bờ tường đố kỵ, những cô gái điếm không còn nằm lì trong bóng tối tội lỗi… nhưng tất cả đều có đủ cơ hội để ngẩng đầu lên…, để được “ôm vào lòng”, được “vác lên vai”; và để hân hoan đi vào “dự tiệc của Cha mình” trong “Nước Trời” vĩnh cửu.
Dĩ nhiên, trong số đó có cả chúng ta; những người mà ngay hôm nay, giờ này, đang được lắng nghe Lời và tham dự bàn Tiệc Thánh Thể, dấu chỉ tiên trưng của bàn Tiệc Nước Trời trong buổi cánh chung. Amen.
Trương Đình Hiền
Trong Thánh Kinh Cựu Ước có tác phẩm mang tên “Sách Gióp”; trong đó có đoạn Chúa nói với ông Gióp rằng: “Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng cho quả đất? Nếu ngươi thông hiểu thì cứ nói đi ! Ai đã định kích thước cho quả đất, ai đã chăng dây đo, ngươi biết mà !...” (G 38,1-5).
Phải chăng, những lời mạc khải đơn sơ đó muốn dạy rằng: vũ trụ nầy, vạn vật nầy đều được chi phối bởi những định luật do Chúa thiết lập. Riêng con người, vì là tạo vật mang ảnh hình Thiên Chúa, nên Ngài đã đặt để một qui luật tối thượng, thầm kín từ trong sâu thẳm cõi lòng, gắn với tự do, đó chính là “Lương Tâm”, để con người bước đi và vận hành sự sống theo con đường hướng thiện.
Tuy nhiên, ngay từ buổi ban đầu, con người, qua mẫu hình Ađam-Eva, đã thích chọn “trái cấm” hơn là phải cúi mình lụy phục “thánh ý Tối Cao” (St 3,1-7); và với thái độ “bất tuân ban đầu đó”, nhân loại đã rơi vào một vũng lầy đen tối: gia đạo “nồi da xáo thịt” như Cain tàn bạo giết chết em ruột Abel bên cánh đồng (St 4,1-16); xã hội “chia rẽ điêu linh” như một “công trường xây tháp Baben” thất bại vì bất đồng ngôn ngữ (St 11,1-9)…
Trong thế kỷ 21 nầy, người ta nói nhiều đến những thiên tai khủng khiếp mà nguyên nhân phần lớn do loài người, như cách diễn tả của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp về môi trường Laudato Sí: “Người chị này giờ đây đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tùy ý. Bạo lực trong tâm hồn chúng ta do tội lỗi gây nên cũng phản chiếu trong những triệu chứng của bệnh tật nơi đất đai, nguồn nước, trong không khí và mọi dạng thức của sự sống” (số 2).
Phải chăng đó là những biểu hiện của một nhân loại phá vỡ các quy luật nền tảng, những trật tự luân lý, những qui luật thiêng liêng, tháo bỏ những giềng mối và qui ước của nền văn minh sự sống, bất chấp những hiến pháp và hiến chương tích tụ bao đời do muôn thế hệ trải nghiệm… Một xã hội đánh mất thói quen khép mình dưới lề luật sẽ là một xã hội què quặt, yến hèn và băng hoại.
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo và dẫn đưa lịch sử, đã không muốn công trình của Ngài, đặc biệt, loài người mang hình ảnh Ngài phải dẫn tới diệt vong, nên ngay từ xa xưa, Ngài đã trao ban Thập Điều trên núi Sinai qua trung gian dân ưu tuyển Israel mà hôm nay chúng ta vẫn còn nghe vang vọng với lời công bố uy hùng của Nhà lãnh đạo Môsê: “Hỡi Israel, giờ đây hãy nghe các lề luật và huấn lệnh mà ta dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi chớ thêm bớt điều gì trong các điều ta đã truyền, nhưng hãy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi mà ta đã truyền dạy các ngươi. Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, vì đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân…” (Bđ 1)
Và đây, có thể nói được, chính là “la bàn”, là “kim chỉ nam”, hướng dẫn nhân loại suốt bao ngàn năm qua để nhân loại kiện toàn chính mình, phát triển thế giới và bước đi trên con đường tiến về vĩnh cửu. Mà còn hơn thế nữa, “Thập điều” mà Thiên Chúa trao ban cũng chính là “điều khoản của một Giao Ước”, giao ước của tình yêu, giao ước của một sự đồng hành, hiện diện của Đấng giàu lòng thương xót luôn “ở giữa Dân Ngài”: “Không một dân tộc nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như ta trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?” (Bđ 1).
Nhưng như chúng ta đã biết và vẫn biết: con người, cả như dân đặc tuyển là Israel, vẫn luôn là một thứ “ngựa chứng”. Cho nên, chưa yên tâm đủ với “Thập Điều”, bằng trí óc thông minh trời cho, con người cứ thêm lần thêm lần hàng trăm ngàn những luật lệ mới để qui định mọi giềng mối và câu thúc cái tôi buông tuồng mất nết. Và xem ra, các người tai to mặt lớn, các đấng có vị thế “ăn trên ngồi trước” thích “độ chế” ra nhiều khoản luật để một đàng dễ bề bóc lột dân đen, một đàng được bảo vệ che chắn để tha hồ tác oai tác quái.
Các Ngôn sứ trong cựu ước đã bao nhiêu lần qua bao nhiêu thế hệ đứng lên tố cáo thái độ nô lệ cho lề luật và giả hình trong việc thực thi thánh chỉ, như chính Đức Kitô nhắc lại hôm nay trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe công bố: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: ‘Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người’. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.
Và Đức Kitô đã nhất quyết “kiện toàn Lề luật” và “làm sống lại sứ điệp của các ngôn sứ”; Ngài gọi mời và cương quyết hướng con người sống Lề Luật bằng con tim, một “con tim mới trong một thần khí mới” (Ed 36,26), chứ không là một con tim chai đá, một cõi lòng chất chứa toàn gian ác, dục vọng đê hèn: “Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế”.
Để “kiện toàn Lề Luật” và để thiết lập một “Dân Tộc mới”, một “Dân thánh”, một dân “nhiệt thành làm việc thiện”, Đức Kitô đã trả giá bằng chính cái chết tủi nhục trên thập giá. Nhưng cũng kể từ đó, kể từ lúc Ngài chiến thắng tử thần để chỗi dậy trong vinh quang phục sinh, “Luật mới của Tin Mừng”, vị muối, chất men của “Thập Điều Sinai”, của “Tám mối phúc thật”, của “Luật Yêu thương”…, nói chung là “lời”, bắt đầu được các môn đệ của Ngài gieo vào giữa lòng thế giới, như minh xác của chính Thánh Tông Đồ Giacôbê: “Người đã muốn sinh ra chúng ta bằng lời chân thật, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các tạo vật. Cho nên anh em hãy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và lòng đầy gian ác, anh em hãy ngoan ngoãn nhận lãnh lời đã gieo trong lòng anh em, lời có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy thực thi lời đã nghe, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình…” (Bđ 2).
Và từ đó, những ai tin vào Đức Kitô, những ai quảng đại tiếp bước theo Ngài và thực sự yêu mến Ngài, sẽ nhận ra rằng: tất cả lề luật của Thiên Chúa sẽ là “ách êm ái’, “gánh nhẹ nhàng”; và cứ như thế, họ tiến bước về quê hương hằng sống mà môi miệng vẫn không ngừng ca hát: “Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt…” (Tv 18, 8-9).
Như vậy, qua trung gian của một “Môsê mới”, một Đấng đến để “Kiện toàn lề luật”, “Thập điều Sinai” hay “luật mới của Tin Mừng” đã trở thành con đường của Tình yêu, Tự do và Giải thoát; con đường để những người phung cùi không còn bị ném ra ngoài hoang mạc, những chàng thu thuế không bị chết dí giữa những bờ tường đố kỵ, những cô gái điếm không còn nằm lì trong bóng tối tội lỗi… nhưng tất cả đều có đủ cơ hội để ngẩng đầu lên…, để được “ôm vào lòng”, được “vác lên vai”; và để hân hoan đi vào “dự tiệc của Cha mình” trong “Nước Trời” vĩnh cửu.
Dĩ nhiên, trong số đó có cả chúng ta; những người mà ngay hôm nay, giờ này, đang được lắng nghe Lời và tham dự bàn Tiệc Thánh Thể, dấu chỉ tiên trưng của bàn Tiệc Nước Trời trong buổi cánh chung. Amen.
Trương Đình Hiền