Mệnh Lệnh Chữa Lành Và Giải Thoát
Chúa Nhật 23 TN năm B 2021
Trong thế giới nầy và trong lịch sử của con người, có những thực tại, những sự kiện đôi khi rất bình thường nhưng lại trở thành một tiếng kêu, một tiếng thét làm vang động cả thế giới.
Chúng ta còn nhớ, vào năm 2015, một bức ảnh hình cậu bé Aylan người Syria nằm chết trên bãi biển thành phố du lịch Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ mà nữ Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả Nilufer Demir đã chụp được và đưa lên mạng đã làm cả thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Và tác giả đã đặt tên cho bức ảnh: “Đây là tiếng thét vang lên từ thân thể của em”. Và “tiếng thét thương tâm” nầy đã phần nào đánh động lương tâm các nhà lãnh đạo Phương Tây và các nước Âu Châu để duyệt xét lại chính sách về di cư và tị nạn…; và với nhiều người, đó là tiếng thét để khơi gợi tình người, lòng trắc ẩn và sự liên đới trong một thế giới rẻ phân, ích kỷ.
Qua các trích đoạn Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, đặc biệt với bài Tin Mừng, chúng ta có thể nhận ra: sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng mang “dáng đứng” của một tiếng thét, một lời khẩn nguyện lớn tiếng của Đấng Thiên Chúa làm người: Tiếng kêu “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”. Vâng, trong suốt chiều dài lịch sử CỨU ĐỘ, Lời Chúa, qua miệng các ngôn sứ, vẫn không ngừng vang lên “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”: để làm cho đôi tai điếc lác của loài người chúng ta được mở ra và môi miệng câm nín của chúng ta vang lên tiếng nói. Có thể nói được “Ephpheta” chính là “Tin vui”, “Tin mừng”, “niềm hy vọng”; và sứ điệp nầy lại không là chuyện “rủi may”, “hên xui” hay chỉ là ảo vọng hảo huyền của những con người “mê tín dị đoan”, mà là một “ước giao vững bền”, một hiện thực ắp đầy trong lịch sử cứu độ.
Thật vậy, trước khi có “ngón tay và lời quyền năng của Đấng Emmanuel đụng chạm và vang lên nơi người câm điếc ở miền Thập tỉnh gần Galilê, thì hơn 700 năm trước, nơi miền “lưu đầy” tăm tối, sứ điệp “EPHPHETA” đã từng vang lên qua môi miệng của ngôn sứ Isaia: “Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được…”. Chính những “lời an ủi” và “sứ điệp giải thoát” đó đã nuôi dưỡng niềm tin cho dân Chúa chọn, vượt qua bao khổ ải gian truân chờ đợi ngày “hân hoan tiến về đền thánh Chúa” trong nỗi vui ngút ngàn của một “đoàn người bước đi trong ánh sáng”.
Và rồi, những gì chỉ có trong ước mơ và dự báo của một thời Cựu ước, thì lại được hiện thực nơi chính Đức Kitô, Người Thợ Mộc vô danh đến từ Nadarét. Tin Mừng Thánh Máccô hôm nay tường thuật rằng: chính Đức Giêsu-Kitô, Đấng đã đến dùng bàn tay uy quyền “đụng chạm” vào thân phận bệnh hoạn tật nguyền, điếc lác, câm nín của một người vừa câm vừa điếc; tiếng “EPHPHETA” quyền năng của Ngài đã “chữa lành, giải thoát” để anh bắt đầu một cuộc đời mới trong ánh sáng và niềm tin, trong yên vui và hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong dấu lạ chữa lành người câm điếc nầy, thánh sử Máccô còn gởi gắm vào đó nhiều ý nghĩa thâm thuý liên quan đến mỗi người chúng ta:
- Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh: Nói theo ngôn ngữ của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, thì qua những địa danh trên, quả thật Chúa Giêsu đã đi đến những vùng rìa thế giới, những vùng ngoại vi. Và đó cũng là địa chỉ của Hội Thánh, của mỗi người chúng ta hôm nay: “Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.” (EG số 20).
- Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy: “Người ta đem…”… và “người ta xin…”. “Người ta” sao mà dễ thương, sao mà quý hoá ! Trong mùa đại dịch Covid nầy, thế giới đang cần loại “người ta dễ thương” đó ! Vâng, đó là những con người như cô gái nghèo thất học trong đội “Siêu Shipper” của các nữ tu Dòng Đức Bà, với chiếc xe gắn máy cà tàng, hằng ngày xông pha, bất kể nặng nhọc, lây nhiễm để mang lương thực cho những gia đình đói khổ…
- Người đem anh ta ra khỏi đám đông: Vâng, nơi nào, thời nào, cũng có những loại “đám đông dễ ghét”, ồn ào, a dua, hổn loạn… Phải “ra khỏi đám đông” dòng tộc, quê hương như Abraham; phải “ra khỏi đám đông” là đô thành, hoàng cung để vào hoang mạc Madian như Môsê, phải bỏ thành chạy lên núi Horeb như Êlia, như các Tông Đồ lên núi Tabo….mới có cơ hội diện kiến Chúa, mới gặp gỡ “tay đôi” với Đấng là Mục tử nhân lành để từ đó “biến hình”, để từ đó “làm lại từ đầu”, để từ đó được tái tạo trong tình yêu và ân sủng.
- Ngài “đặt ngón tay vào tai anh”: Ngài buộc phải nghe Lời Ngài, như thánh Augustinô đã từng cảm nhận: “Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con !”. Trong hoàn cảnh đại dịch, khi các cửa nhà thờ đóng lại, khi các Thánh lễ được thực hiện online, khi các linh mục khó tiếp cận để ban các bí tích…, thì cũng là lúc chúng ta cần để “ngón tay Lời Chúa chạm vào tai”, cần khao khát đọc và lắng nghe Lời Chúa trong gia đình, trong thinh lặng cá nhân để nuôi dưỡng và làm cho đức tin vững mạnh, như tự sắc Aperuit Illis của ĐGH Phanxicô; bởi nếu không “thì trái tim vẫn còn lạnh và những con mắt vẫn còn đóng kín, bị ghi dấu như vô số hình thức của sự mù lòa” (Aperuit Illis số 8).
- Ngài “bôi nước miếng vào lưỡi anh ta”: Ngài làm phù phép? Không, Ngài tận dụng mọi phương thế nhân loại. Ngài cứu chúng ta cũng bằng chính thân xác nhân loại của người như sau đó Ngài lấy chính Thịt Máu Ngài nuôi dưỡng chúng ta… Hơn nữa, đây cũng là hành vi, cách ứng xử với “văn hoá chữa bệnh” bấy giờ. Một bài học về “hội nhập văn hoá” cho những ai dấn thân trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giáo Hội không rao giảng một Đức Kitô, một Tin Mừng hoàn toàn xa lạ, trên mây trên gió và bằng những phương cách “áp đặt” hay “loại trừ”, mà là một Đức Kitô Nhập thể làm người, một Tin Mừng sẵn sàng đón nhận để “Tin mừng hoá”, “Phúc Âm hoá”...
- “ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: “Ephphata!” (nghĩa là “Hãy mở ra!”)…”: Tiếng “thở dài cầu nguyện” trước mỗi một hành vi quan trọng của cuộc đời cứu thế để chứng tỏ Ngài luôn thuộc về Thiên Chúa Cha, hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần; “hơi thở của Thần Khí” đã “ngự trên Ngài để sai Ngài đi rao giảng Tin Mừng…”. Không thể là chứng nhân, là tông đồ, là nhà truyền giáo đích thực, nếu chúng ta không có “lửa của Thần Khí”; không có “hơi thở của Thần Linh tràn ngập trong trái tim, trong cõi lòng mình.
- tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng: Lời và hành động của Chúa Giêsu lập tức phát sinh hiệu quả. Không đón nhận Lời với niềm tin sẽ không có dấu lạ xảy ra. Bằng chứng đã từng xảy ra nơi hội đường Nadarét: Ngài đã không làm được phép lạ nào vì họ cứng lòng tin (Mc 6,5-6). Ngày hôm nay cũng có nhiều người đôn đáo chạy tìm “phép lạ” nhưng lại không đón nhận Lời Chúa, không sống Lời Chúa… Chúng ta muốn Chúa làm phép lạ giải trừ con Covid, nhưng chúng ta lại lười cầu nguyện, nguội lạnh đức tin và nghèo nàn đức ái.
- Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: “Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!”: Cuối cùng, dấu chỉ “phép lạ chữa người câm điếc” đã kết thành một lời “tuyên xưng và cảm tạ”: tuyên xưng Đấng Mêsia đang hiện diện, đang có mặt ở đây để thực hiện những gì mà các ngôn sứ đã tiên báo tự ngàn xưa.
Như vậy, Lời Chúa với sứ điệp “EPHPHETA” hôm nay gọi mời chúng ta khiêm nhượng nhận ra tình trạng câm điếc của mình trước Thiên Chúa và anh em để luôn biết cậy trông vào lòng xót thương và bắt đầu lại; bắt đầu lắng nghe và đón nhận Lời; bắt đầu sốt sắng nguyện cầu để Thần Khí Đức Kitô tác động hầu biến chúng ta thành con người mới, thành chứng nhân mang ánh sáng Tin Mừng, thành ngón tay nối dài của Đức Kitô để chạm đến bao thân phận khổ đau, mù tối của con người chung quanh; nhất là những người nghèo, như lời khuyên dạy của Thánh Giacôbê: “Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?” (Bđ 2).
Trong một bối cảnh mà toàn nhân loại gần như đang chìm ngập trong bóng tối hoang mang sợ hãi của đại dịch Covid-19, chúng ta dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần và thể xác, những đau thương mất mát, khủng hoảng lo sợ của nhiều người, nhiều gia đình là nạn nhân của đại dịch Covid, để xin Chúa một lần nữa chạm ngón tay quyền năng trên những yếu đuối tật nguyền của chúng ta với mệnh lệnh chữa lành và giải thoát: “EPHPHETA – Hãy mở ra”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Chúa Nhật 23 TN năm B 2021
Trong thế giới nầy và trong lịch sử của con người, có những thực tại, những sự kiện đôi khi rất bình thường nhưng lại trở thành một tiếng kêu, một tiếng thét làm vang động cả thế giới.
Chúng ta còn nhớ, vào năm 2015, một bức ảnh hình cậu bé Aylan người Syria nằm chết trên bãi biển thành phố du lịch Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ mà nữ Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả Nilufer Demir đã chụp được và đưa lên mạng đã làm cả thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Và tác giả đã đặt tên cho bức ảnh: “Đây là tiếng thét vang lên từ thân thể của em”. Và “tiếng thét thương tâm” nầy đã phần nào đánh động lương tâm các nhà lãnh đạo Phương Tây và các nước Âu Châu để duyệt xét lại chính sách về di cư và tị nạn…; và với nhiều người, đó là tiếng thét để khơi gợi tình người, lòng trắc ẩn và sự liên đới trong một thế giới rẻ phân, ích kỷ.
Qua các trích đoạn Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, đặc biệt với bài Tin Mừng, chúng ta có thể nhận ra: sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng mang “dáng đứng” của một tiếng thét, một lời khẩn nguyện lớn tiếng của Đấng Thiên Chúa làm người: Tiếng kêu “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”. Vâng, trong suốt chiều dài lịch sử CỨU ĐỘ, Lời Chúa, qua miệng các ngôn sứ, vẫn không ngừng vang lên “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”: để làm cho đôi tai điếc lác của loài người chúng ta được mở ra và môi miệng câm nín của chúng ta vang lên tiếng nói. Có thể nói được “Ephpheta” chính là “Tin vui”, “Tin mừng”, “niềm hy vọng”; và sứ điệp nầy lại không là chuyện “rủi may”, “hên xui” hay chỉ là ảo vọng hảo huyền của những con người “mê tín dị đoan”, mà là một “ước giao vững bền”, một hiện thực ắp đầy trong lịch sử cứu độ.
Thật vậy, trước khi có “ngón tay và lời quyền năng của Đấng Emmanuel đụng chạm và vang lên nơi người câm điếc ở miền Thập tỉnh gần Galilê, thì hơn 700 năm trước, nơi miền “lưu đầy” tăm tối, sứ điệp “EPHPHETA” đã từng vang lên qua môi miệng của ngôn sứ Isaia: “Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được…”. Chính những “lời an ủi” và “sứ điệp giải thoát” đó đã nuôi dưỡng niềm tin cho dân Chúa chọn, vượt qua bao khổ ải gian truân chờ đợi ngày “hân hoan tiến về đền thánh Chúa” trong nỗi vui ngút ngàn của một “đoàn người bước đi trong ánh sáng”.
Và rồi, những gì chỉ có trong ước mơ và dự báo của một thời Cựu ước, thì lại được hiện thực nơi chính Đức Kitô, Người Thợ Mộc vô danh đến từ Nadarét. Tin Mừng Thánh Máccô hôm nay tường thuật rằng: chính Đức Giêsu-Kitô, Đấng đã đến dùng bàn tay uy quyền “đụng chạm” vào thân phận bệnh hoạn tật nguyền, điếc lác, câm nín của một người vừa câm vừa điếc; tiếng “EPHPHETA” quyền năng của Ngài đã “chữa lành, giải thoát” để anh bắt đầu một cuộc đời mới trong ánh sáng và niềm tin, trong yên vui và hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong dấu lạ chữa lành người câm điếc nầy, thánh sử Máccô còn gởi gắm vào đó nhiều ý nghĩa thâm thuý liên quan đến mỗi người chúng ta:
- Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh: Nói theo ngôn ngữ của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, thì qua những địa danh trên, quả thật Chúa Giêsu đã đi đến những vùng rìa thế giới, những vùng ngoại vi. Và đó cũng là địa chỉ của Hội Thánh, của mỗi người chúng ta hôm nay: “Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.” (EG số 20).
- Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy: “Người ta đem…”… và “người ta xin…”. “Người ta” sao mà dễ thương, sao mà quý hoá ! Trong mùa đại dịch Covid nầy, thế giới đang cần loại “người ta dễ thương” đó ! Vâng, đó là những con người như cô gái nghèo thất học trong đội “Siêu Shipper” của các nữ tu Dòng Đức Bà, với chiếc xe gắn máy cà tàng, hằng ngày xông pha, bất kể nặng nhọc, lây nhiễm để mang lương thực cho những gia đình đói khổ…
- Người đem anh ta ra khỏi đám đông: Vâng, nơi nào, thời nào, cũng có những loại “đám đông dễ ghét”, ồn ào, a dua, hổn loạn… Phải “ra khỏi đám đông” dòng tộc, quê hương như Abraham; phải “ra khỏi đám đông” là đô thành, hoàng cung để vào hoang mạc Madian như Môsê, phải bỏ thành chạy lên núi Horeb như Êlia, như các Tông Đồ lên núi Tabo….mới có cơ hội diện kiến Chúa, mới gặp gỡ “tay đôi” với Đấng là Mục tử nhân lành để từ đó “biến hình”, để từ đó “làm lại từ đầu”, để từ đó được tái tạo trong tình yêu và ân sủng.
- Ngài “đặt ngón tay vào tai anh”: Ngài buộc phải nghe Lời Ngài, như thánh Augustinô đã từng cảm nhận: “Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con !”. Trong hoàn cảnh đại dịch, khi các cửa nhà thờ đóng lại, khi các Thánh lễ được thực hiện online, khi các linh mục khó tiếp cận để ban các bí tích…, thì cũng là lúc chúng ta cần để “ngón tay Lời Chúa chạm vào tai”, cần khao khát đọc và lắng nghe Lời Chúa trong gia đình, trong thinh lặng cá nhân để nuôi dưỡng và làm cho đức tin vững mạnh, như tự sắc Aperuit Illis của ĐGH Phanxicô; bởi nếu không “thì trái tim vẫn còn lạnh và những con mắt vẫn còn đóng kín, bị ghi dấu như vô số hình thức của sự mù lòa” (Aperuit Illis số 8).
- Ngài “bôi nước miếng vào lưỡi anh ta”: Ngài làm phù phép? Không, Ngài tận dụng mọi phương thế nhân loại. Ngài cứu chúng ta cũng bằng chính thân xác nhân loại của người như sau đó Ngài lấy chính Thịt Máu Ngài nuôi dưỡng chúng ta… Hơn nữa, đây cũng là hành vi, cách ứng xử với “văn hoá chữa bệnh” bấy giờ. Một bài học về “hội nhập văn hoá” cho những ai dấn thân trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giáo Hội không rao giảng một Đức Kitô, một Tin Mừng hoàn toàn xa lạ, trên mây trên gió và bằng những phương cách “áp đặt” hay “loại trừ”, mà là một Đức Kitô Nhập thể làm người, một Tin Mừng sẵn sàng đón nhận để “Tin mừng hoá”, “Phúc Âm hoá”...
- “ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: “Ephphata!” (nghĩa là “Hãy mở ra!”)…”: Tiếng “thở dài cầu nguyện” trước mỗi một hành vi quan trọng của cuộc đời cứu thế để chứng tỏ Ngài luôn thuộc về Thiên Chúa Cha, hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần; “hơi thở của Thần Khí” đã “ngự trên Ngài để sai Ngài đi rao giảng Tin Mừng…”. Không thể là chứng nhân, là tông đồ, là nhà truyền giáo đích thực, nếu chúng ta không có “lửa của Thần Khí”; không có “hơi thở của Thần Linh tràn ngập trong trái tim, trong cõi lòng mình.
- tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng: Lời và hành động của Chúa Giêsu lập tức phát sinh hiệu quả. Không đón nhận Lời với niềm tin sẽ không có dấu lạ xảy ra. Bằng chứng đã từng xảy ra nơi hội đường Nadarét: Ngài đã không làm được phép lạ nào vì họ cứng lòng tin (Mc 6,5-6). Ngày hôm nay cũng có nhiều người đôn đáo chạy tìm “phép lạ” nhưng lại không đón nhận Lời Chúa, không sống Lời Chúa… Chúng ta muốn Chúa làm phép lạ giải trừ con Covid, nhưng chúng ta lại lười cầu nguyện, nguội lạnh đức tin và nghèo nàn đức ái.
- Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: “Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!”: Cuối cùng, dấu chỉ “phép lạ chữa người câm điếc” đã kết thành một lời “tuyên xưng và cảm tạ”: tuyên xưng Đấng Mêsia đang hiện diện, đang có mặt ở đây để thực hiện những gì mà các ngôn sứ đã tiên báo tự ngàn xưa.
Như vậy, Lời Chúa với sứ điệp “EPHPHETA” hôm nay gọi mời chúng ta khiêm nhượng nhận ra tình trạng câm điếc của mình trước Thiên Chúa và anh em để luôn biết cậy trông vào lòng xót thương và bắt đầu lại; bắt đầu lắng nghe và đón nhận Lời; bắt đầu sốt sắng nguyện cầu để Thần Khí Đức Kitô tác động hầu biến chúng ta thành con người mới, thành chứng nhân mang ánh sáng Tin Mừng, thành ngón tay nối dài của Đức Kitô để chạm đến bao thân phận khổ đau, mù tối của con người chung quanh; nhất là những người nghèo, như lời khuyên dạy của Thánh Giacôbê: “Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?” (Bđ 2).
Trong một bối cảnh mà toàn nhân loại gần như đang chìm ngập trong bóng tối hoang mang sợ hãi của đại dịch Covid-19, chúng ta dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần và thể xác, những đau thương mất mát, khủng hoảng lo sợ của nhiều người, nhiều gia đình là nạn nhân của đại dịch Covid, để xin Chúa một lần nữa chạm ngón tay quyền năng trên những yếu đuối tật nguyền của chúng ta với mệnh lệnh chữa lành và giải thoát: “EPHPHETA – Hãy mở ra”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền