Hình ảnh nếp sống đức tin người Kitô hữu
Từ khi nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội, đức tin vào Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn người Kitô hữu. Và trong suốt dọc đời sống đức tin đó là hướng chỉ dẫn cho nếp sống tinh thần người Kitô hữu.
Nhưng nếp sống tinh thần đức tin đó cần thể hiện ra như thế nào?
Hiến chương nước trời, mà Chúa Giêsu đã đề ra trong bài giảng Tám mối phúc thật là khuôn thước cho nếp sống đức tin trong chiều hướng thượng vươn lên trời cao với Thiên Chúa, và chiều ngang đường chân trời với con người đồng loại.( Mt 5,1-12).
Thánh Giacobe, Tông đồ của Chúa Giêsu Kito đã viết cụ thể về nếp sống đức tin như sau: “ Anh em thân mến, nếu ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Ðức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì?” ( Thư Thánh Giacobe 2, 14-18).
Thánh Tông đồ Giacobe viết đề ra hướng dẫn cụ thể dựa trên Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu Kitô: cho kẻ đói ăn, cho kẻ rách rưới ăn mặc!
Mọi người trong vũ trụ đều do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng và nuôi sống. Trong đời sống xã hội trần gian con người khi thể hiện tình liên đới với những người khác cùng chung sống trong vũ trụ cũng thể hiện mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình ban cho sự sống.
Mọi người được tạo dựng có cùng nhân phẩm là con Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa. Họ có những quyền được hưởng về nhà cửa, cơm ăn áo mặc, về sự được chăm sóc bảo vệ. Nhưng từ ngày Ông bà nguyên tổ Adong Eva lỗi phạm luật Thiên Chúa, sự tội, sự dữ đã xâm chiếm vào trần gian. Nó hoành hành làm cho nếp sống con người bị chênh lệch mất công bằng. Nên luôn hằng xảy ra tình trạng mất quân bình khiến luôn xảy ra tình trạng không phải tất cả mọi người trong đều có được quyền hưởng như nhau trong đời sống.
Vì thế tình liên đới bác ái giúp đỡ giữa con người với nhau và cho nhau là điều quan hệ cần thiết để có được bình an cho đời sống chung cũng như riêng. Và qua đó thể hiện ơn kêu gọi Thiên Chúa ký thác nơi con người.
Điều này thể hiện gía trị nếp sống Kito giáo làm cho sống động chiếu tỏa trong nếp sống văn hóa nơi khung cảnh đời sống xã hội con người.
Chính vì thế, xưa nay luôn hằng có những tổ chức, những người theo tinh thần đức tin Kitô giáo kêu gọi mọi người cùng liên đới chia sẻ cơm áo, cơ hội sinh sống với những người kém may mắn trong đời sống, nhất là những người trong vùng bị thiên tai phá hủy, bị bệnh đại dịch lúc này hoành hành đe dọa, vùng có chiến tranh loạn lạc…
Nếp sống tình liên đới là trung tâm đời sống đức tin vào Thiên Chúa trong đời sống xã hội, như Đức Thánh Cha Phanxicô có tâm tình kêu gọi:
“Phải ý thức rằng chúng ta cần đến nhau; chúng ta phải có trách nhiệm đối với kẻ khác và với thế giới; thật hữu ích nếu chúng ta lương thiện và tốt lành.
Đã có một thời gian dài chúng ta sống sa đoạ về mặt luân lý, chúng ta cười chê đạo đức, niềm tin và lương thiện; đã đến lúc sự hời hợt bề ngoài không giúp ích gì cho chúng ta.
Việc tàn phá bất cứ nền tảng nào của đời sống cộng đoàn, cuối cùng cũng đưa đến sự chống đối người này với người kia, mỗi người tự tìm để bảo vệ những lợi ích cho riêng mình; từ thái độ đó đưa đến những hình thức bạo lực và độc ác, ngăn cản sự phát triển một nền văn hoá đích thực để bảo vệ môi trường.” ( Laudato Si 229.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ khi nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội, đức tin vào Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn người Kitô hữu. Và trong suốt dọc đời sống đức tin đó là hướng chỉ dẫn cho nếp sống tinh thần người Kitô hữu.
Nhưng nếp sống tinh thần đức tin đó cần thể hiện ra như thế nào?
Hiến chương nước trời, mà Chúa Giêsu đã đề ra trong bài giảng Tám mối phúc thật là khuôn thước cho nếp sống đức tin trong chiều hướng thượng vươn lên trời cao với Thiên Chúa, và chiều ngang đường chân trời với con người đồng loại.( Mt 5,1-12).
Thánh Giacobe, Tông đồ của Chúa Giêsu Kito đã viết cụ thể về nếp sống đức tin như sau: “ Anh em thân mến, nếu ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Ðức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì?” ( Thư Thánh Giacobe 2, 14-18).
Thánh Tông đồ Giacobe viết đề ra hướng dẫn cụ thể dựa trên Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu Kitô: cho kẻ đói ăn, cho kẻ rách rưới ăn mặc!
Mọi người trong vũ trụ đều do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng và nuôi sống. Trong đời sống xã hội trần gian con người khi thể hiện tình liên đới với những người khác cùng chung sống trong vũ trụ cũng thể hiện mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình ban cho sự sống.
Mọi người được tạo dựng có cùng nhân phẩm là con Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa. Họ có những quyền được hưởng về nhà cửa, cơm ăn áo mặc, về sự được chăm sóc bảo vệ. Nhưng từ ngày Ông bà nguyên tổ Adong Eva lỗi phạm luật Thiên Chúa, sự tội, sự dữ đã xâm chiếm vào trần gian. Nó hoành hành làm cho nếp sống con người bị chênh lệch mất công bằng. Nên luôn hằng xảy ra tình trạng mất quân bình khiến luôn xảy ra tình trạng không phải tất cả mọi người trong đều có được quyền hưởng như nhau trong đời sống.
Vì thế tình liên đới bác ái giúp đỡ giữa con người với nhau và cho nhau là điều quan hệ cần thiết để có được bình an cho đời sống chung cũng như riêng. Và qua đó thể hiện ơn kêu gọi Thiên Chúa ký thác nơi con người.
Điều này thể hiện gía trị nếp sống Kito giáo làm cho sống động chiếu tỏa trong nếp sống văn hóa nơi khung cảnh đời sống xã hội con người.
Chính vì thế, xưa nay luôn hằng có những tổ chức, những người theo tinh thần đức tin Kitô giáo kêu gọi mọi người cùng liên đới chia sẻ cơm áo, cơ hội sinh sống với những người kém may mắn trong đời sống, nhất là những người trong vùng bị thiên tai phá hủy, bị bệnh đại dịch lúc này hoành hành đe dọa, vùng có chiến tranh loạn lạc…
Nếp sống tình liên đới là trung tâm đời sống đức tin vào Thiên Chúa trong đời sống xã hội, như Đức Thánh Cha Phanxicô có tâm tình kêu gọi:
“Phải ý thức rằng chúng ta cần đến nhau; chúng ta phải có trách nhiệm đối với kẻ khác và với thế giới; thật hữu ích nếu chúng ta lương thiện và tốt lành.
Đã có một thời gian dài chúng ta sống sa đoạ về mặt luân lý, chúng ta cười chê đạo đức, niềm tin và lương thiện; đã đến lúc sự hời hợt bề ngoài không giúp ích gì cho chúng ta.
Việc tàn phá bất cứ nền tảng nào của đời sống cộng đoàn, cuối cùng cũng đưa đến sự chống đối người này với người kia, mỗi người tự tìm để bảo vệ những lợi ích cho riêng mình; từ thái độ đó đưa đến những hình thức bạo lực và độc ác, ngăn cản sự phát triển một nền văn hoá đích thực để bảo vệ môi trường.” ( Laudato Si 229.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long