1. Giám Mục Anh bỏ sang Công Giáo giải thích quyết định của mình: “Giáo Hội mà tôi vô cùng yêu mến đã lạc lối. Tôi không còn lựa chọn nào khác là ra đi”
Trong một lá thư gởi cho tờ Daily Mail, cựu Giám mục của Rochester, Tiến sĩ Michael Nazir-Ali, đã lên tiếng giải thích về quyết định bỏ hết các chức vụ để xin làm một người giáo dân bình thường trong Giáo Hội Công Giáo. Quyết định của ông đã có một tác động sâu sắc đối với Giáo Hội Anh Giáo.
Tiến sĩ Michael Nazir-Ali, 72 tuổi, là Giám mục của Rochester từ năm 1994 đến năm 2009. Ông cho biết ông muốn được thờ phượng trong một ‘Giáo Hội, nơi có sự giảng dạy rõ ràng cho các tín hữu’, và đã phải mất nhiều năm suy tư trước khi đưa ra quyết định trọng đại này.
Tiến sĩ Michael Nazir-Ali đã bảo vệ quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo trước các lời chỉ trích và bày tỏ sự thất vọng của ông đối với Giáo hội Anh vì đã không ủng hộ 'các giá trị cốt lõi'.
Cựu Giám mục của Rochester, 72 tuổi, người đã tiết lộ động thái vào thứ Sáu tuần trước, cho biết Giáo hội Anh giáo đã bị tràn ngập bởi các nhà hoạt động theo đuổi ‘một chương trình nghị sự nhắm vào các vấn đề đơn lẻ, thường là theo mốt thời đại’.
Trong bài viết trên Daily Mail, ông cho biết sự chia rẽ trong Giáo hội Anh đã khiến ông cảm thấy mình ‘mâu thuẫn với Giáo hội’. Tiến sĩ Nazir-Ali, người sẽ được phong chức linh mục Công Giáo trong tháng này, là giám mục người Anh thứ ba thực hiện động thái này trong năm nay.
Khi tôi được thụ phong linh mục Anh giáo vào năm 1976, đó là một khoảnh khắc vui mừng và hy vọng: Tôi mong đợi suốt đời phụng sự Thiên Chúa trong Giáo hội Anh giáo, nơi có Chúa Kitô và Kinh thánh đặt ở trung tâm.
Các giá trị của Giáo hội là tất cả những gì tôi tin tưởng: giúp người khác đến với đức tin và được hình thành bởi đức tin, lòng khoan dung và tự do, sự thánh thiện của con người, của hôn nhân và tầm quan trọng của gia đình.
Hồi đó Giáo hội đã ca tụng và bảo vệ những giá trị đó. Nó không rúc vào nơi kín đáo, hối lỗi hay xấu hổ về những điều này.
Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng 45 năm sau, tôi cảm thấy bị buộc phải rời khỏi Giáo Hội Anh giáo mà tôi yêu mến, như cách đây hai tuần khi tôi được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo, vào giáo hạt Wasingham - được cung cấp cho những người Anh giáo muốn trở thành một phần của Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ các truyền thống Anh giáo của họ.
Đó là một khoảnh khắc cay đắng và ngọt ngào lẫn lộn.
Cay đắng, vì tôi vô cùng đau buồn rằng Giáo hội Anh không phải là giáo hội mà tôi đã tham gia. Có nhiều giáo xứ, linh mục và tín hữu cá nhân vẫn cam kết với đức tin và giá trị Kinh thánh. Nhưng với tư cách là một tổ chức, nó dường như đang mất phương hướng.
Ngọt ngào, bởi vì tôi vui mừng về những cơ hội mà việc tham gia giáo hạt Wasingham sẽ mang lại: đó là bảo vệ nhân quyền và giúp đỡ hàng triệu Kitô Hữu đang đau khổ và những người khác trên khắp thế giới. Giáo Hội Công Giáo là một tổ chức toàn cầu thực sự hiệp nhất, là điều mang lại sức mạnh.
Giáo Hội Anh giáo đã trở thành mảnh vụn, một tập hợp lỏng lẻo của các nhà thờ, nhiều người trong số họ có những cách giải thích trái ngược nhau về Kitô Giáo. Ngay cả khi Giáo hội cố gắng thống nhất mọi thứ, những quyết định này dường như không có nhiều sức nặng - mọi người cứ đi và làm theo cách riêng của họ.
Tôi đã vật lộn với điều này trong vài năm, nhưng cuối cùng nhận ra rằng tôi không còn lựa chọn nào khác.
Tôi thường cảm thấy cô đơn, mâu thuẫn với Giáo hội. Đôi khi, tốt hơn là có gió sau lưng bạn hơn là liên tục chiến đấu chống lại nó.
Đó là một quyết định cá nhân sâu sắc. Tôi đang di chuyển từ Giáo hội này sang Giáo hội khác, để đáp ứng các nhu cầu tâm linh của mình. Nó không phải là một 'sự cải đạo' từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Giờ đây, với tư cách là một thành viên của Giáo hạt, tôi đã hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ được những gì tôi yêu thích về Anh giáo: vẻ đẹp của sự thờ phượng, tình yêu Kinh thánh và cam kết mục vụ đối với cộng đồng rộng lớn hơn. Và Giáo hạt chấp nhận các giáo sĩ đã kết hôn - tôi đã kết hôn hạnh phúc với Valerie trong gần 50 năm.
Source:Daily Mail
2. Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của Tô Cách Lan bị cố ý phóng hỏa
Những kẻ phá hoại đã tấn công vào đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của Tô Cách Lan vào đêm Chúa Nhật, đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các vụ việc xảy ra tại các địa điểm Công Giáo tại quốc gia này.
Đám cháy vào ngày 17 tháng 10 đã gây ra thiệt hại cho đền thánh Đức Mẹ Carfin Grotto, nằm khoảng 15 dặm, tức là 24km, bên ngoài trung tâm thành phố Glasgow, làm tăng thêm căng thẳng tài chính cho ngôi đền đã từng đón hơn 70,000 khách hành hương mỗi năm trước cuộc khủng hoảng coronavirus.
John P. Mallon, người đồng sáng lập của Sancta Familia Media, công ty giải thích các yêu cầu thông tín của báo chí thay mặt cho ngôi đền, nói với CNA vào ngày 19 tháng 10: “Tất cả chúng tôi ở Carfin đều rất buồn khi chúng tôi đang tiến tới kỷ niệm một trăm năm ngày khai trương hang đá Đức Mẹ vào ngày 1 tháng 10 năm 2022”.
“COVID đã giảm rất nhiều lượng khách hàng năm của chúng tôi, hàng loạt các cuộc hành hương bị hủy bỏ, vì vậy ngân sách của chúng tôi rất eo hẹp trước cuộc tấn công này.”
“Ngọn lửa khá dữ dội và cố tình bùng phát bằng cách chất đống các vật dụng lại với nhau và châm lửa đốt”.
Tờ Scottish Sun cho biết, cảnh sát đã nhận được một báo cáo liên quan đến vụ hỏa hoạn và các cuộc điều tra mới ở giai đoạn đầu.
Mallon giải thích rằng đám cháy đã làm hư hại các bia tưởng niệm những người thân đã khuất trong hang động tưởng niệm Lộ Đức của đền thờ, do Đức Cha Jacques Perrier của Tarbes và Lourdes thánh hiến vào năm 2009,
Ông nói: “Các giá đỡ nến bằng sắt đã bị nung chảy hoàn toàn và bị lửa làm hư hỏng, không thể sử dụng được và một số bảng bị mất chữ”.
“Chúng tôi đang chờ thêm thông tin từ cảnh sát và chúng tôi sẽ cần kiểm tra an ninh và kiểm tra cấu trúc đền thánh nhiều hơn, bao gồm cả đèn chiếu sáng và dây cáp.”
Đền thờ, do giáo dân địa phương chung tay xây dựng đối diện với nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở Carfin, được khánh thành vào năm 1922. Du khách có thể vào thăm quanh năm, với các thánh lễ hàng ngày và các giờ giải tội, chầu Thánh Thể, tuần cửu nhật và các đám rước.
Carfin Grotto đã thực hiện một chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng để trang trải chi phí khắc phục thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Người Công Giáo là một nhóm tôn giáo thiểu số ở Tô Cách Lan, chỉ chiếm 16% trong tổng dân số 5.5 triệu người.
Một loạt các vụ việc gần đây đã khiến người Công Giáo Tô Cách Lan lo lắng.
Vào tháng 7, một linh mục đã bị tấn công bởi một người đàn ông cầm chai thủy tinh khi ngài đang cầu nguyện tại một nhà thờ Công Giáo ở Edinburgh. May mắn là ngài né được, và không bị thương.
Vào tháng 8, một người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội liên quan đến vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại St. Partick, một nhà thờ Công Giáo 163 năm tuổi ở Glasgow.
Những kẻ phá hoại đã tấn công nhà thờ Thánh Patrick ở Wishaw, North Lanarkshire, vào đầu giờ ngày 18 tháng 10, làm hư hỏng các chậu cây.
Mallon cho biết: “Chúng tôi không muốn đóng quyền truy cập 24/7 hiện tại của đền thánh Đức Mẹ. Nó đã là một nơi cầu nguyện và an ủi trong hơn 99 năm, một nơi chào đón tất cả mọi người”.
“Tuy nhiên, chúng ta cần thắt chặt an ninh vì hầu như hàng ngày chúng ta đều nghe thấy các vụ tấn công, phá hoại và gây thiệt hại cho các nhà thờ Công Giáo trên khắp Tô Cách Lan. Những người Công Giáo lo ngại và tin rằng cần phải làm nhiều hơn nữa ở cấp quốc gia”.
Source:Catholic News Agency
3. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu Tòa án Tối cao ngăn chặn luật phá thai nhịp tim của Texas
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã yêu cầu Tòa án Tối cao chặn một đạo luật phò sinh của Texas, có hiệu lực từ tháng 9, cấm phá thai sau khi phát hiện tim thai và dựa vào các vụ kiện tụng của công dân để thực thi lệnh cấm.
Trong một đơn gửi lên Tòa án Tối cao vào ngày 18 tháng 10, Bộ Tư pháp lập luận rằng Texas đã tìm cách lách các phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey. Bộ đã yêu cầu Tòa án Tối cao phủ quyết một án lệnh gần đây của một tòa phúc thẩm, tòa án này đã khôi phục luật sau khi bị tòa cấp dưới tạm thời phong tỏa.
Đạo luật Nhịp tim Texas, còn được gọi là Dự luật số 8 của Thượng viện, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi— khoảng sáu tuần tuổi thai — trừ trường hợp cấp cứu y tế.
Những người nghĩ ra Đạo luật Nhịp tim Texas rất thông minh. Thông thường luật pháp là do các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện. Đạo luật Nhịp tim Texas giao việc thực hiện cho các công dân. Cụ thể, nếu ai biết một trường hợp vi phạm, họ có thể tố cáo. Người vi phạm phải trả tiền cho người tố cáo. Như thế, các công dân bình thường trở thành thợ săn tiền thưởng.
Luật cho phép trao giải thưởng ít nhất 10,000 đô la cho các vụ kiện thành công, có thể được nộp bởi những người trong hoặc ngoài Texas, chống lại những người thực hiện hoặc hỗ trợ phá thai bất hợp pháp. Những thai phụ phá thai không thể bị kiện theo luật có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 9.
“Cho đến nay, SB 8 đã hoạt động chính xác như dự định: Ngoại trừ một vài ngày có lệnh ban đầu, SB 8 có hiệu lực khủng bố đã khiến việc phá thai không có hiệu lực ở Texas sau khoảng sáu tuần của thai kỳ. Nói tóm lại, Texas đã vô hiệu hóa thành công các quyết định của Tòa án này trong phạm vi biên giới của nó,” quyền Tổng luật sư Brian Fletcher thay mặt Bộ Tư pháp viết trong đơn gởi Tối Cao Pháp Viện.
Một phán quyết ngày 6 tháng 10 từ một thẩm phán quận liên bang đã cấm Texas thực hiện các hành động như bồi thường thiệt hại cho các vụ kiện thành công hoặc thi hành các bản án trong những trường hợp như vậy. Chỉ hai ngày sau, Hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm vòng 5 Hoa Kỳ sau đó đã tạm thời hủy bỏ quyết định đó vào ngày 8 tháng 10.
Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo, đã gọi đạo luật này là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ” và hứa sẽ nỗ lực “toàn bộ chính phủ” để duy trì quyền tiếp cận phá thai ở Texas.
Ông chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động nào có thể được thực hiện “để đảm bảo rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với các phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp khi được Roe bảo vệ”.
Source:Catholic News Agency