Nền tảng căn bản cho mọi hoạt động theo Tông huấn Laudato sì là: Thiên Chúa chọn những người nhỏ bé để làm thay đổi thế giới
(Tin Vatican - Michele Raviart)
Hôm Chúa Nhật 14/11/2021, sau khi đọc kinh ‘Truyền Tin’ ĐTC Phanxicô nói: “Tiếng kêu của những người nghèo và tiếng kêu của trái đất đã âm vang trong những ngày qua tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 vừa kết thúc ở Glasgow…”
Phát biểu trước khách hành hương, Đức Thánh Cha khuyến khích “những người có trách nhiệm chính trị và kinh tế hãy hành động ngay lập tức với lòng can đảm và nhìn xa trông rộng” và mời gọi “tất cả những người thiện chí hãy thực hiện quyền công dân tích cực để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”.
ĐTC cũng nhìn nhận “Laudato sì” chính là một bản tóm lược những hoạt động, chỉ đạo và điều phối các sáng kiến trên lãnh vự toàn cầu và địa phương về việc chăm sóc cho công cuộc sáng tạo mà Thiên Chúa đã tạo dựng.
Linh mục Joshtrom Kureethadam, điều phối viên trong lĩnh vực Sinh thái và Sáng tạo mà Thánh bộ Phát triển Con người Toàn diện, cho hay Đức Thánh Cha rất hài lòng về sáng kiến và dự án đang đóng góp nỗ lực rất lớn cho chương trình này.
Bạn được kêu gọi làm gì cho chương trình cấp thiết này?
Đức Thánh Cha đã giống lên tiếng kêu của người nghèo, nó có liên hệ mật thiết với tiếng kêu của mẹ trái đất... Đây là hai tiếng kêu mà chúng ta đã được nghe bàn luận mổ xẻ tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 ở Glasgow.
Khoa học đã minh nhiên tiên báo cho chúng ta biết về sự biến đổi khí hậu là có thiệt và cấp thiết. Mọi người chúng ta và con cái của chúng ta đã và đang gánh chịu những đau khổ, đặc biệt nơi các nước nghèo. Tiếng kêu của họ đang cấp thiết!... Đó là những gì chúng ta đã nghe và chưng kiến tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 và trong những năm qua, qua tiếng kêu thống thiết của những người trẻ tuổi tham gia vào lĩnh vực này...
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã gây xúc động một cách mạnh mẽ trước thực tại sinh thái. ĐTC Phanxicô nói: "Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm; và mọi người đều có thể đóng góp của mình vào lãnh vự cứu nguy này."
Tuần lễ đặc biệt đánh dấu 5 năm phát hành Tông huấn "Laudato Si"
Trong Tông huấn hàm chứa những hướng dẫn nền tảng cho một viễn ảnh sinh thái của ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng tôi đề xuất bảy lĩnh vực: gia đình; cá nhân; giáo xứ, giáo phận; trường học và đại học; bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe; thế giới kinh tế (doanh nghiệp, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã, công việc làm); một lãnh vực lớn khác là các tổ chức phi chính phủ (các nhóm, phong trào, tổ chức, trung tâm truyền thông) đều có những vai trò quan trọng trong lĩnh vực này; và cuối cùng là các dòng tu, nam nữ.
Mục tiêu đầu tiên là tất cả mọi người được mời gọi tham gia.
Sau đó, chúng tôi đề xuất bảy mục tiêu của Laudato si'.
Chúng ta đáp lại tiếng kêu của trái đất, đó là lãnh vực: năng lượng, nước, sinh thái… mà người nghèo, các cộng đồng bản địa, những người di cư và tị nạn đang cầu cứu...
Mục tiêu thứ ba liên quan đến kinh tế và hệ sinh thái. Chúng ta cần phải nhìn nhận lại nền kinh tế, nhớ lại những tư duy về “Nền kinh tế của Đức Phanxicô”.
Mục tiêu thứ tư là thay đổi lối sống. Có một chương rất hay trong thông điệp nói về những điều mà mọi người đều có thể làm được, những điều đơn giản như: tắt điện, tiêu dùng những gì bạn cần, dùng phương tiện công cộng... Vì, nếu chúng ta không thay đổi lối sống của mình, chúng ta sẽ không cứu được hành tinh.
Và sau đó là mục tiêu thứ năm và thứ sáu, tương ứng với hai cột trụ của thông điệp là giáo dục và tâm linh. Đây là con đường chính dẫn chúng ta tiến bước, vì tâm linh là nguồn của niềm tin yêu vào Thiên Chúa.
Và cuối cùng là mục tiêu thứ bảy, theo một cách nào đó, kết hợp sáu mục tiêu trên là tất cả những gì mà cộng đồng thế giới cần hành động...
(Tin Vatican - Michele Raviart)
Hôm Chúa Nhật 14/11/2021, sau khi đọc kinh ‘Truyền Tin’ ĐTC Phanxicô nói: “Tiếng kêu của những người nghèo và tiếng kêu của trái đất đã âm vang trong những ngày qua tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 vừa kết thúc ở Glasgow…”
Phát biểu trước khách hành hương, Đức Thánh Cha khuyến khích “những người có trách nhiệm chính trị và kinh tế hãy hành động ngay lập tức với lòng can đảm và nhìn xa trông rộng” và mời gọi “tất cả những người thiện chí hãy thực hiện quyền công dân tích cực để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”.
ĐTC cũng nhìn nhận “Laudato sì” chính là một bản tóm lược những hoạt động, chỉ đạo và điều phối các sáng kiến trên lãnh vự toàn cầu và địa phương về việc chăm sóc cho công cuộc sáng tạo mà Thiên Chúa đã tạo dựng.
Linh mục Joshtrom Kureethadam, điều phối viên trong lĩnh vực Sinh thái và Sáng tạo mà Thánh bộ Phát triển Con người Toàn diện, cho hay Đức Thánh Cha rất hài lòng về sáng kiến và dự án đang đóng góp nỗ lực rất lớn cho chương trình này.
Bạn được kêu gọi làm gì cho chương trình cấp thiết này?
Đức Thánh Cha đã giống lên tiếng kêu của người nghèo, nó có liên hệ mật thiết với tiếng kêu của mẹ trái đất... Đây là hai tiếng kêu mà chúng ta đã được nghe bàn luận mổ xẻ tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 ở Glasgow.
Khoa học đã minh nhiên tiên báo cho chúng ta biết về sự biến đổi khí hậu là có thiệt và cấp thiết. Mọi người chúng ta và con cái của chúng ta đã và đang gánh chịu những đau khổ, đặc biệt nơi các nước nghèo. Tiếng kêu của họ đang cấp thiết!... Đó là những gì chúng ta đã nghe và chưng kiến tại Đại hội Biến đổi Khí hậu Toàn cầu COP26 và trong những năm qua, qua tiếng kêu thống thiết của những người trẻ tuổi tham gia vào lĩnh vực này...
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã gây xúc động một cách mạnh mẽ trước thực tại sinh thái. ĐTC Phanxicô nói: "Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm; và mọi người đều có thể đóng góp của mình vào lãnh vự cứu nguy này."
Tuần lễ đặc biệt đánh dấu 5 năm phát hành Tông huấn "Laudato Si"
Trong Tông huấn hàm chứa những hướng dẫn nền tảng cho một viễn ảnh sinh thái của ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng tôi đề xuất bảy lĩnh vực: gia đình; cá nhân; giáo xứ, giáo phận; trường học và đại học; bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe; thế giới kinh tế (doanh nghiệp, bao gồm cả trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã, công việc làm); một lãnh vực lớn khác là các tổ chức phi chính phủ (các nhóm, phong trào, tổ chức, trung tâm truyền thông) đều có những vai trò quan trọng trong lĩnh vực này; và cuối cùng là các dòng tu, nam nữ.
Mục tiêu đầu tiên là tất cả mọi người được mời gọi tham gia.
Sau đó, chúng tôi đề xuất bảy mục tiêu của Laudato si'.
Chúng ta đáp lại tiếng kêu của trái đất, đó là lãnh vực: năng lượng, nước, sinh thái… mà người nghèo, các cộng đồng bản địa, những người di cư và tị nạn đang cầu cứu...
Mục tiêu thứ ba liên quan đến kinh tế và hệ sinh thái. Chúng ta cần phải nhìn nhận lại nền kinh tế, nhớ lại những tư duy về “Nền kinh tế của Đức Phanxicô”.
Mục tiêu thứ tư là thay đổi lối sống. Có một chương rất hay trong thông điệp nói về những điều mà mọi người đều có thể làm được, những điều đơn giản như: tắt điện, tiêu dùng những gì bạn cần, dùng phương tiện công cộng... Vì, nếu chúng ta không thay đổi lối sống của mình, chúng ta sẽ không cứu được hành tinh.
Và sau đó là mục tiêu thứ năm và thứ sáu, tương ứng với hai cột trụ của thông điệp là giáo dục và tâm linh. Đây là con đường chính dẫn chúng ta tiến bước, vì tâm linh là nguồn của niềm tin yêu vào Thiên Chúa.
Và cuối cùng là mục tiêu thứ bảy, theo một cách nào đó, kết hợp sáu mục tiêu trên là tất cả những gì mà cộng đồng thế giới cần hành động...