Hình ảnh ngày cuối năm bên hang đá Chúa giáng sinh
Nơi nhiều hang đá giáng sinh, có đặt ba bức tượng của ba nhân vật ăn mặc khác thường với ba món qùa tặng cũng khác thường. Họ đến thăm viếng hài nhi Giêsu cả với tâm tình đời sống của họ nữa.
Sau ngày lễ mừng hài nhi Giêsu giáng sinh 25.12. hằng năm, dựa theo dấu vết ba nhân vật khác thường nơi hang đá Chúa giáng sinh, tâm tình vừa nhìn lại thời gian qúa khứ năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, cùng vừa hướng tầm nhìn về thời gian tương lai bước sang năm mới, gợi trào lên trong suy nghĩ cảm nhận.
Ba người khách lạ khác thường đó, xưa nay quen gọi là Bavua hay ba nhà Thiên văn. Không biết có đúng như vậy không? Nhưng cung cách ăn mặc cùng qùa tặng khác thường của họ nói lên hình ảnh đời sống của riêng họ, và cũng có thể của chung con người nữa!
Người khách lạ thứ nhất trong bộ y phục áo khoác sặc sỡ nhiều mầu sắc, nhưng có bộ mặt nhăn nhó tư lự lộ vẻ buồn bã thất vọng. Vị này tiến gần tới hài Giêsu nằm trong nôi máng cỏ đầy rơm rạ cỏ khô cho xúc vật ăn, thấy hài nhi đang giơ tay chân dẫy dụa nhoẻn miệng tươi cười, mở to đôi mắt nhìn xung quanh phát tỏa niểm vui hạnh phúc vẻ ngày thơ của một em bé.
Vị khách lạ này vẫy tay chào hài nhi và muốn nói : “Này em bé, thấy em bé kháu khỉnh cười tươi qúa! Đời sống em phát tỏa niềm vui hạnh phúc, mặc dù hoàn cảnh của em qúa đơn giản nghèo nàn phải nằm trong nôi máng đựng cỏ rơm cho xúc vật ăn. Ta thương em bé lắm. Ta không có gì tặng cho em. Ta có chiếc áo choàng ta đang khoác trên mình. Thôi ta cởi tặng em bé mong mang lại chút ấm áp cho em! Mong em nhận, là ta có nụ cười niềm vui cho đời sống như em vậy. Cám ơn em bé đã mang cho ta nụ cười niềm vui đời sống trở lại.”
Những ngày cuối cùng năm cũ đang từ từ khép lại đi vào dĩ vãng, suy nghĩ nhìn lại con người chúng ta không biết bao lần trong đời sống đã trải qua những giờ phút ngày tháng trong buồn phiền lo âu sợ hãi, thất vọng, thiếu vắng nụ cười. Đời sống vắng lạnh khô cứng!
Chúng ta khao khát niềm vui cho đời sống. Nhưng làm thế nào có được niềm vui hạnh phúc đây? Ai có thể giúp chúng ta việc này được?
Câu trả lời có rất nhiều khác biệt. Nhưng ta thấy Vị khách lạ viếng hang đá đã tìm thấy niềm vui cho đời sống nơi hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Hướng tầm nhìn vể thời gian tương lai năm mới sắp đến, có lẽ suy tư của nhà thần học, linh mục Karl Rahner SJ., là một hướng chỉ dẫn:” Người tín Chúa Kitô chúng ta nên phải có đời sống sao là người có niềm vui hạnh phúc. Khi họ chiếu tỏa ra qua nụ tươi cười, vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của người được Chúa cứu độ, cho thoát khỏi vòng hình phạt nô lệ của tội lỗi. Chúng ta chân nhận rằng, hoa trái của tinh thần chính là niềm vui, nó chiếu tỏa vẻ đẹp tuyệt vời của tình yêu.”
Vị khách lạ thứ hai tiến lại gần hài nhi Giesu, nhưng trong thái độ vội vàng lo lắng. Vị này cúi mình xuống dùng bàn tay xoa dịu nhẹ trên đôi má nhỏ của hài nhi đang ngủ yên, vẻ mặt hiền dịu trong sáng. Vị này như muốn nói với em bé: “ Này em bé, ta thấy em ngủ yên an bình, dễ thương qúa. Chúc bé ngủ ngon cho khoẻ mạnh mau lớn! Ta vội vã đến thăm em thôi. Làm gì, đi đâu ta cũng căn đếm thời giờ hết em ơi. Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng sẽ nảy sinh tiếp nối nữa!”
Vị khách lạ này liền lấy từ trong túi áo ở trước ngực mình một chiếc đồng hồ chạy điểm đếm thời giờ bằng những hạt cát li ti chảy luồn từ bình đựng phía trên chui lọt qua khe nhỏ xuống bình phía bên dưới. Chiếc đồng hồ này có tên “ Đồng hồ cát”. Vị khách lạ đặt nó bên cạnh em bé đang nằm ngủ và thầm nói: “ Con người có ít thời giờ trong trần gian. Chiếc đồng hồ cát này ta tặng em, bởi vì tuy nó chảy chạy chậm, nhưng mà chưa qúa trễ đâu. Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Con người chúng ta sống trong giới hạn không gian và thời gian. Thời gian đời sống được trao tặng ban cho con người chúng ta. Trong dòng đời sống con người thường hay nói: ” Tôi không có thời giờ. Hay tôi không có nhiều giờ đâu!
Nơi hang đá vị khách lạ thứ hai đã tặng em bé Giesu chiếc đồng hồ cát với lời tư vấn tuyệt vời ” Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Hài nhi Giesu đã hiểu sự thật đó, và trong suốt dọc đời sống sau này ở trần gian, Chúa Giêsu đã dùng thời giờ rất hợp tình hợp lý dành trao tặng con người.
Hướng tầm nhìn về thời gian năm mới đang đến, lời suy tư của vị khách lạ thứ hai nơi hang đá hài nhi Giêsu thể hiện sự thiết thực cho đời sống: “ Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng nảy sinh tiếp nối nữa!”.
Vị khách lạ thứ ba với khuôn mặt bộ dạng chiếc bụng to béo trông có vẻ đau bệnh có vết thương đâu đó nơi cơ thể. Vị này tiến tới gần hài nhi Giesu lấy tay xoa trên trán, nơi gò má em bé và thầm nói: Này em bé, hình dạng thân thể ta không đẹp như em đâu. Nhưng ta có sứ mạng mang tình yêu mến cho người khác. Vì trong đời sống ta thường hay bị người khác coi thường, có khi ta còn bị làm cho thương tổn đến nỗi nảy sinh có cả vết thương nơi thân thể nữa. Nhưng ta chịu đựng tất cả vì tình yêu mến.”
Đang khi vị khách lạ này cúi mình xuống nói thì những giọt nước mắt chảy nhỏ rơi xuống thân thể em bé Giesu. Vị khách lạ này cảm động nghẹn ngào nói: Xin em đón nhận những giọt nước mắt đau khổ của ta. Đó là những giọt nước làm soi mòn những viên sỏi đá. Đó là những gọt nước mưa thấm xuống đất làm cho nền đất trở nên mầu mỡ, và làm cho cây cối mọc phát triển nở bông hoa kết trái trong vùng cát sa mạc. Đó là mầu nhiệm của tình yêu.”
Vị khách lạ này đến với hài nhi Giesu với những vết thương chịu đựng vì tình yêu trong cuộc đời qúa khứ của mình. Hình ảnh biểu tượng đó cũng tiên báo hài nhi Giêsu sau này thành người trưởng thành cũng sẽ trải qua con đường thập gía đau khổ. Tình yêu là giá trả cho đời sống. Thập giá của Chúa Giêsu là hệ luận kết qủa của tình yêu, mà ngài chịu đựng. Qua con đường thập gía vì tình yêu, hài nhi Giesu chỉ cho con người con đường dẫn tới thành công đạt được ơn cứu độ. Con đường thập gía tình yêu đó của Chúa Giêsu khơi nguồn mang đến sự phục sinh sống lại.
Như vị khách lạ thứ ba với vết thương chịu đựng, con người trong qúa khứ đã qua, dù có mang những vết thương, hay gây ra thương tổn cho người khác, vẫn luôn có thể đến với hài nhi Giêsu nơi hang đá hay nơi thập gía Chúa Giêsu, để nhận ơn chữa lành, sự tha thứ an ủi. Đó là nguồn hy vọng cậy trông cho đời sống hướng về thời gian tương lai năm mới sắp đến. Năm mới bắt đầu với tình yêu của Chúa, và tình yêu không bao ngừng nghỉ chấm dứt.
Ngôi sao Bethlehem của Hài nhi Giesu soi đường chỉ lối cho người tìm đến nguồn cậy trông tìm sự an ủi cho đời sống để ra khỏi bóng tối sự sợ hãi đe dọa sức khoẻ đời sống trong thời gian năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, như Chúa Giêsu đã nhắn nhủ:” Thầy là ánh sáng trần gian”.
Tin tưởng vào Hài nhi Giêsu trong hang đá, Đấng là tình yêu, là thời giờ và niềm vui cho đời sống. Thánh Phaolo có tâm tình xác tín: “ Bước sang năm mới, chúng ta sống cho Chúa. Nếu chết trong năm mới, chúng ta chết trong tay Chúa. Dù sống hay chết, chúng ta thuộc về Chúa.” ( Thư gửi Roma 14,8)
Ngày cuối năm 2021.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nơi nhiều hang đá giáng sinh, có đặt ba bức tượng của ba nhân vật ăn mặc khác thường với ba món qùa tặng cũng khác thường. Họ đến thăm viếng hài nhi Giêsu cả với tâm tình đời sống của họ nữa.
Sau ngày lễ mừng hài nhi Giêsu giáng sinh 25.12. hằng năm, dựa theo dấu vết ba nhân vật khác thường nơi hang đá Chúa giáng sinh, tâm tình vừa nhìn lại thời gian qúa khứ năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, cùng vừa hướng tầm nhìn về thời gian tương lai bước sang năm mới, gợi trào lên trong suy nghĩ cảm nhận.
Ba người khách lạ khác thường đó, xưa nay quen gọi là Bavua hay ba nhà Thiên văn. Không biết có đúng như vậy không? Nhưng cung cách ăn mặc cùng qùa tặng khác thường của họ nói lên hình ảnh đời sống của riêng họ, và cũng có thể của chung con người nữa!
Người khách lạ thứ nhất trong bộ y phục áo khoác sặc sỡ nhiều mầu sắc, nhưng có bộ mặt nhăn nhó tư lự lộ vẻ buồn bã thất vọng. Vị này tiến gần tới hài Giêsu nằm trong nôi máng cỏ đầy rơm rạ cỏ khô cho xúc vật ăn, thấy hài nhi đang giơ tay chân dẫy dụa nhoẻn miệng tươi cười, mở to đôi mắt nhìn xung quanh phát tỏa niểm vui hạnh phúc vẻ ngày thơ của một em bé.
Vị khách lạ này vẫy tay chào hài nhi và muốn nói : “Này em bé, thấy em bé kháu khỉnh cười tươi qúa! Đời sống em phát tỏa niềm vui hạnh phúc, mặc dù hoàn cảnh của em qúa đơn giản nghèo nàn phải nằm trong nôi máng đựng cỏ rơm cho xúc vật ăn. Ta thương em bé lắm. Ta không có gì tặng cho em. Ta có chiếc áo choàng ta đang khoác trên mình. Thôi ta cởi tặng em bé mong mang lại chút ấm áp cho em! Mong em nhận, là ta có nụ cười niềm vui cho đời sống như em vậy. Cám ơn em bé đã mang cho ta nụ cười niềm vui đời sống trở lại.”
Những ngày cuối cùng năm cũ đang từ từ khép lại đi vào dĩ vãng, suy nghĩ nhìn lại con người chúng ta không biết bao lần trong đời sống đã trải qua những giờ phút ngày tháng trong buồn phiền lo âu sợ hãi, thất vọng, thiếu vắng nụ cười. Đời sống vắng lạnh khô cứng!
Chúng ta khao khát niềm vui cho đời sống. Nhưng làm thế nào có được niềm vui hạnh phúc đây? Ai có thể giúp chúng ta việc này được?
Câu trả lời có rất nhiều khác biệt. Nhưng ta thấy Vị khách lạ viếng hang đá đã tìm thấy niềm vui cho đời sống nơi hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Hướng tầm nhìn vể thời gian tương lai năm mới sắp đến, có lẽ suy tư của nhà thần học, linh mục Karl Rahner SJ., là một hướng chỉ dẫn:” Người tín Chúa Kitô chúng ta nên phải có đời sống sao là người có niềm vui hạnh phúc. Khi họ chiếu tỏa ra qua nụ tươi cười, vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của người được Chúa cứu độ, cho thoát khỏi vòng hình phạt nô lệ của tội lỗi. Chúng ta chân nhận rằng, hoa trái của tinh thần chính là niềm vui, nó chiếu tỏa vẻ đẹp tuyệt vời của tình yêu.”
Vị khách lạ thứ hai tiến lại gần hài nhi Giesu, nhưng trong thái độ vội vàng lo lắng. Vị này cúi mình xuống dùng bàn tay xoa dịu nhẹ trên đôi má nhỏ của hài nhi đang ngủ yên, vẻ mặt hiền dịu trong sáng. Vị này như muốn nói với em bé: “ Này em bé, ta thấy em ngủ yên an bình, dễ thương qúa. Chúc bé ngủ ngon cho khoẻ mạnh mau lớn! Ta vội vã đến thăm em thôi. Làm gì, đi đâu ta cũng căn đếm thời giờ hết em ơi. Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng sẽ nảy sinh tiếp nối nữa!”
Vị khách lạ này liền lấy từ trong túi áo ở trước ngực mình một chiếc đồng hồ chạy điểm đếm thời giờ bằng những hạt cát li ti chảy luồn từ bình đựng phía trên chui lọt qua khe nhỏ xuống bình phía bên dưới. Chiếc đồng hồ này có tên “ Đồng hồ cát”. Vị khách lạ đặt nó bên cạnh em bé đang nằm ngủ và thầm nói: “ Con người có ít thời giờ trong trần gian. Chiếc đồng hồ cát này ta tặng em, bởi vì tuy nó chảy chạy chậm, nhưng mà chưa qúa trễ đâu. Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Con người chúng ta sống trong giới hạn không gian và thời gian. Thời gian đời sống được trao tặng ban cho con người chúng ta. Trong dòng đời sống con người thường hay nói: ” Tôi không có thời giờ. Hay tôi không có nhiều giờ đâu!
Nơi hang đá vị khách lạ thứ hai đã tặng em bé Giesu chiếc đồng hồ cát với lời tư vấn tuyệt vời ” Chiếc đồng hồ cát này là hình ảnh nói lên em luôn luôn có thời giờ, như em nhận ra và trao tặng người khác!”
Hài nhi Giesu đã hiểu sự thật đó, và trong suốt dọc đời sống sau này ở trần gian, Chúa Giêsu đã dùng thời giờ rất hợp tình hợp lý dành trao tặng con người.
Hướng tầm nhìn về thời gian năm mới đang đến, lời suy tư của vị khách lạ thứ hai nơi hang đá hài nhi Giêsu thể hiện sự thiết thực cho đời sống: “ Thời giờ đến rồi cũng qua đi mau lẹ qúa. Hôm nay đến thăm em, thấy em ngủ ngon yên lành trong nôi máng cỏ rơm cho xúc vật ăn, ta chợt nhận ra thời giờ là một bí ẩn mầu nhiệm lớn lao với con người, mà điều đó con người trong đời sống thường hay quên không chú ý tới. Thời giờ qua đi, và thời giờ cũng nảy sinh tiếp nối nữa!”.
Vị khách lạ thứ ba với khuôn mặt bộ dạng chiếc bụng to béo trông có vẻ đau bệnh có vết thương đâu đó nơi cơ thể. Vị này tiến tới gần hài nhi Giesu lấy tay xoa trên trán, nơi gò má em bé và thầm nói: Này em bé, hình dạng thân thể ta không đẹp như em đâu. Nhưng ta có sứ mạng mang tình yêu mến cho người khác. Vì trong đời sống ta thường hay bị người khác coi thường, có khi ta còn bị làm cho thương tổn đến nỗi nảy sinh có cả vết thương nơi thân thể nữa. Nhưng ta chịu đựng tất cả vì tình yêu mến.”
Đang khi vị khách lạ này cúi mình xuống nói thì những giọt nước mắt chảy nhỏ rơi xuống thân thể em bé Giesu. Vị khách lạ này cảm động nghẹn ngào nói: Xin em đón nhận những giọt nước mắt đau khổ của ta. Đó là những giọt nước làm soi mòn những viên sỏi đá. Đó là những gọt nước mưa thấm xuống đất làm cho nền đất trở nên mầu mỡ, và làm cho cây cối mọc phát triển nở bông hoa kết trái trong vùng cát sa mạc. Đó là mầu nhiệm của tình yêu.”
Vị khách lạ này đến với hài nhi Giesu với những vết thương chịu đựng vì tình yêu trong cuộc đời qúa khứ của mình. Hình ảnh biểu tượng đó cũng tiên báo hài nhi Giêsu sau này thành người trưởng thành cũng sẽ trải qua con đường thập gía đau khổ. Tình yêu là giá trả cho đời sống. Thập giá của Chúa Giêsu là hệ luận kết qủa của tình yêu, mà ngài chịu đựng. Qua con đường thập gía vì tình yêu, hài nhi Giesu chỉ cho con người con đường dẫn tới thành công đạt được ơn cứu độ. Con đường thập gía tình yêu đó của Chúa Giêsu khơi nguồn mang đến sự phục sinh sống lại.
Như vị khách lạ thứ ba với vết thương chịu đựng, con người trong qúa khứ đã qua, dù có mang những vết thương, hay gây ra thương tổn cho người khác, vẫn luôn có thể đến với hài nhi Giêsu nơi hang đá hay nơi thập gía Chúa Giêsu, để nhận ơn chữa lành, sự tha thứ an ủi. Đó là nguồn hy vọng cậy trông cho đời sống hướng về thời gian tương lai năm mới sắp đến. Năm mới bắt đầu với tình yêu của Chúa, và tình yêu không bao ngừng nghỉ chấm dứt.
Ngôi sao Bethlehem của Hài nhi Giesu soi đường chỉ lối cho người tìm đến nguồn cậy trông tìm sự an ủi cho đời sống để ra khỏi bóng tối sự sợ hãi đe dọa sức khoẻ đời sống trong thời gian năm cũ sắp đi vào dĩ vãng, như Chúa Giêsu đã nhắn nhủ:” Thầy là ánh sáng trần gian”.
Tin tưởng vào Hài nhi Giêsu trong hang đá, Đấng là tình yêu, là thời giờ và niềm vui cho đời sống. Thánh Phaolo có tâm tình xác tín: “ Bước sang năm mới, chúng ta sống cho Chúa. Nếu chết trong năm mới, chúng ta chết trong tay Chúa. Dù sống hay chết, chúng ta thuộc về Chúa.” ( Thư gửi Roma 14,8)
Ngày cuối năm 2021.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long