Văn Hóa VN phong phú, có nhiều nét đẹp. Ở đây chúng tôi xin nói tới ‘Cái Ăn và Cái Mặc’ thường ngày. Nét đẹp riêng biệt độc đáo không đâu có. Ăn để sống, chứ không sống để ăn. Nhất là cần mặc nết na cho xứng với đạo đức. Hai nhu cầu thực tế cần thiết theo Công Giáo VN. Học ăn học nói, gói và mở. Ăn chắc mặc bền. Vì cơm là gạo, áo là tiền

ĂN ĐỂ SỐNG, KHÔNG SỐNG ĐỂ ĂN

Người VN coi nhẹ miếng ăn, không tham ăn. Như cha ông nhắc nhở mơ ước sống tới đầu bạc răng long. Ăn để sống, chứ không sống để ăn. Nhưng ít ai nghĩ đến sống là gì, sống ra sao mới đáng ăn. Nên không biết ăn là gì và ăn như thế nào mới đáng sống. Người ta cẩn thận bảo nhau: Miếng ăn là miếng nhục, miếng tồi tàn.

Cách đối sử trong ngày, ăn đối với người này thì nhỏ, mà với người khác lại lớn. Đúng Một miếng giữa làng bằng một làng xó bếp. Có người mất miếng ăn có vẻ bực bội, để lộ con người nhỏ nhen, vụn vặt, ích kỷ, thiếu văn hóa.

Ông cha ta rất hiếu khách, hướng miếng ăn cao cả cho mai sau hơn, nên các bà mẹ dặn con : Mình ăn thì hết, người ăn thì còn. “Còn” ở đây là tình nghĩa ảnh hưởng lâu dài, bác ái, giúp đỡ.

Anh đi đâu cũng ghé lại nhà
Nghèo em, em chịu, vịt gà đãi anh

Sống thành thật có gì đãi vậy. Miền nào có món ăn đó. Không cần đi chợ xa. Cá, ốc, ngao hến trong ao. Rau rợ trồng sẵn trong vườn. Gà vịt cả heo nuôi. Gạo thóc trong kho…

Gió đưa gió đẩy, về dẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua

Nhưng ăn cũng có cách, qui tắc và pha trộn, mới bảo đảm sức khỏe lâu dài

-Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu
Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dầy
-Muốn cho ngũ tạng được yên
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau

-Ăn cơm không rau, như đau không thuốc
-Ăn cơm có canh, như tu hành có bạn

Quan trọng, không gì đẹp bằng gói ghém thân tình trong bữa ăn mang hạnh phúc ấm no

-Rau tôm nấu với ruột bầu
Chồng khen vợ húp, gật đầu khen ngon

-Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh hoa lý, nấu chè hột sen

Bà mẹ dạy con gái’ cẩn thận khi ở bên nhà chồng

Con ơi! Mẹ bảo con này
Học buôn học bán cho tày người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hang ghét bỏ, người ta chê cười
Dù no, dù đói, cho tươi
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan…

Sống thực tế hơn, miễn ‘no bụng’ là đủ, đâu cần ‘giầu sang, danh vọng, chức tước’

-Đói no có thiếp có chàng
Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình

-Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Cười nói đâu cần sang giầu:
Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm (Ca Dao)

Làm ăn vất vả mấy cũng cam. Mùa nào thứ ấy, miễn đầy kho, đầy lẫm, để dành.

Tháng chạp là tháng ăn chơi
Tháng giêng giồng đậu giồng cà
Tháng ba cầy vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ mưa sa

Ai ai cùng vợ cùng chồng
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay
Tháng năm gặt hái đã xong
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy (Ca Dao)

Ăn uống qua ngòi bút văn hóa

Nhà văn VN chú trọng nhiều tới bữa ăn trong gia đình, giới thiệu món ăn, tùy miền

1) Nhà văn Vũ Bằng viết : Vẻ khi ăn uống sự thường. Cũng còn tiền định khó thương lọ là. Vì vậy, người ta thấy làm lạ, người VN rất lưu ý tới vấn đề ẩm thực. (Tạp Văn. Vũ Bằng, tr. 87)

2) Tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc (Biên Hòa 1941- Ca 1987) tên thật Lê văn Tuấn, đã viết trên 30 tác phẩm. Trong tác phẩm ‘Rừng Mắm’, viết:

Hò ơ…tháng ba cơm gói ra hòn.
Muốn ăn trứng nhạn, phải lòn hang mai

(Những truyện ngắn hay nhất. nxb Sống Mới, 1973, tr. 15)

3) Nhà văn hiện đại Trà Lũ Trần Trung Lương (1935- nay), trợ bút báo GXVN, xuất bản 18 tác phẩm mang tên ‘Đất…’, 1999-2014. Trong cuốn ‘Đất Quê Hương 2’, nxb Hoa Lư, 2014, có 36 bài. Bài nào tác giả cũng mô tả món ăn VN. Hễ họp là có ăn uống, như: Miến Gà (tr. 6),. Cơm ta gắp món ăn chung trong đĩa (tr. 21). Rau muống luộc, cà ghém chấm mắm tôm (tr. 293). Phở Bò và Gỏi Cuốn (tr. 302)

4) Văn sỹ Đoàn Thị (Dung), trợ bút báo GXVN, được giải thưởng ‘Viết Về Nước Mỹ’ của ‘Việt Báo’, CA. Đã xuất bản hàng năm chung với nhiều tác giả. Mỗi cuốn trên 600 trang. Chúng tôi có các năm 2010,2011, 2016 và 2017. Bài mới trên Online, 12.2.2020, có tựa đề: Đất Lành’ có ghi ‘Món Suông’

5) Thi sỹ Nguyễn Trãi (1380-1442) trong thi tập Gia Huấn Ca khuyên con gái, cả con ăn đầy tớ trong nhà, để ý tới miếng cơm manh áo cho thận trọng, từng bữa cơm.

Cơm chưa chín, không cho khua xáo
Đứa say thóc, đứa giã gạo
Đứa bếp thời chủ việc dọn cơm
Ăn đoạn rồi, cho chúng nghỉ ngơi
Đèn ta sẽ soi trọn bếp lại
Đừng tin trẻ tôi đòi thơ dại (GHC 60-65)

6) Thi sỹ Hồ Huyền Qui viết trong ngụ ngôn Trinh Thử, 850 câu. Chuột đực dùng ‘món ăn’ để quyến dũ chuột bạch.

Rồng rồng theo na sớm trưa
Của đâu cho được dư thừa món ăn
Pha phôi chẳng quản nhọc nhằn
Chân le chân vịt, nào phân đêm ngày (c.55-58)

7) Thi sỹ Trần Tế Xương (1870-1907) khoe các món ăn trong ngày Tết

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chưa lãnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quảy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
Bánh đường sắp gói, e nồm chảy
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi, đành Tết khác
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo (Tết)

8) Thú ‘ăn’ của Thi sỹ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939) là nhất. Trong bài Thú Ăn Chơi, ông kể các món ăn VN, như : Hà tươi ở Touranne, mắm Long Xuyên, cà Nghệ An, cá tra Sài gòn, rau bí Thuận An, sơn dương sò huyết Hòn Gay, cá đối Đồng Sành, lợn rừng Giáp Lai, nem Thủ Đức, rau Sắng Chùa Hương, hà (sò) Quảng Yên.

Thức ăn đến đó là thanh
Mở ra chỉ một múi chanh vắt vào
Nuốt trôi mát ruột làm sao
Lâu nay mới thèm ước mơ ăn hà (VN Độc Bản, 1971, tr.212

Các tôn giáo mơ ước ăn để sống mãi, đem ý nghĩa cho việc ăn uống vào nghi lễ. Các tôn giáo thờ kính tổ tiên, họ còn làm bữa cỗ, tưởng nhớ người đã khuất. Con người dành vật cao qúi dâng tiến thần linh xin thoát khỏi tai ương, đền bù lỗi phạm và ân huệ khác.

Các tôn giáo còn dạy tín hữu kiêng cữ và tại sao. Các triết gia suy nghĩ thức ăn thể xác. Họ cho thể xác đối nghịch tinh thần. Nên chủ trương nghiêm khắc với chính bản thân mình. Ăn uống đạm bạc thiếu dinh dưỡng.

Kitô, Do Thái, Hồi giáo cảm tạ Chúa vì ‘cho lương thực hang ngày’, kêu gọi chia sẻ cơm áo cho muôn lòai.

Phật giáo cấm sát sinh, vì tin rằng sinh vật có thể là ông bà, cha mẹ, bạn bè… đầu thai ở kiếp này, nên chỉ ăn thực vật.

Công Giáo được quyền ăn mọi sinh vật, thực vật trên trái đất (x. St 1, 28-29)

Hiệp thông ăn theo xã hội Công Giáo

Ngay khi cày cấy làm mùa, rõ ràng là hiệp thông qua nhiều giai đoạn mới xong

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông nước, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng (Ca Dao)

Ăn là hiệp thông, hòa nhập trong gia đình, cộng đoàn, dân tộc và nhân loại. Mỗi thành phần có nhiệm vụ xây dựng và hy sinh như những tế bào trong thân thể nhiệm mầu. Hiệp thông vào sự sống dẫn mỗi người chúng ta đến Giao ước mới, thiêng liêng mới mẻ vĩnh cửu (x. Mc 14,22-24) Đó là Bàn Tiệc Thánh (x. Mt 26, 26-28). Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể ở lại với loài người.

Thánh Phaolô diễn tả tha thiết về hiệp nhất: Khi ta nâng chén chúc tụng cảm tạ Thiên Chúa. Há chẳng phải dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta bẻ bánh, đó chẳng phải dự phần vào Thân Thể Ngài sao? Bởi vì chỉ có một tấm bánh và tất cả chúng ta chỉ một thân thể (1Cr 10, 16-17). Hiệp thông trong tình yêu, Động lực và mạnh nhất. Để tạo dựng sự sống. Bao người vất vả làm việc, đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí phải chết vì miếng cơm manh áo, vườn rau ao cá, bảo vệ đất nước quê hương. Hòa nhập là sẵn sàng chia sẻ những gì Chúa ban cho ai thiếu thốn túng bấn. Người giáo dân thực hiện bữa ăn Agape khi bẻ bánh ăn chung (x. Cv 2, 42)

MẶC XỨNG VỚI ĐẠO ĐỨC

Mặc theo phong tục VN. Quần áo không phải che thân, mà còn bảo vệ sự sống phẩm giá con người. Cái mặc là che thân, vỏ bên ngoài. Sống chân tình vẫn không là chuyện cái quần áo đơn giản.

Hơn nhau tấm áo manh quần
Thả ra mình trần cũng như ai.

Thi sỹ Nguyễn Trãi (1380-1442) dạy con thật kỹ

Ăn mặc chớ mỹ miều chải chuốt
Hình dung đừng ve vuốt ngắm trông
Một vừa hai phải thì xong
Giọt dài giọt vắn cũng không ra gì (GHC 9-12)

Ngày nay nét đẹp VN của áo dài. Văn hóa tình yêu mà không ai nghĩ tới bên ngoài. Chiếc áo dài, áo tứ thân, chiếc nón, dáng dấp quê hương dân tộc, thướt tha. Áo dài thành hình từ ba miền đất nước.

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà bên Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần theo cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da

(Lm Nguyễn Ngọc Sơn. Hội nhập văn hóa Công Giáo VN)

Và còn áo Bà Ba, lịch sự cho đình đám, lễ hội

Áo Bà Ba trắng không ngắn không dài
Sao anh không bận, bận hoài áo thung

Không hợp thời trang trong xã hội mới, quần gì mà như ‘cái trống thủng hai đầu’, bị tẩy chay:

Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng

Người VN siêng năng chăm sóc chiếc áo cho sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự

-Áo đen chẳng lẽ đen hoài
Mặc lâu củng trổ, nắng phai bạc mầu

-Cha đời cái áo rách vai
Mất chồng mất bạn vì mày áo ơi.

Mặc theo Công Giáo. Về ăn mặc, người Công Giáo có quan niệm khác biệt, hướng về lãnh vực tinh thần hơn quần áo, trang phục bên ngoài. Thánh Phaolô khuyên và đề nghị: Mặc lấy con người mớ. Theo hình ảnh Tạo Hóa (x. Cl 3, 10). ‘Mặc lấy Đức Kitô (x. Gl 3, 25). Mặc sao cho phù hợp ‘để chỉ có Đức Kitô, là tất cả và ở trong mọi người (x. Cl 3, 11)

Kết luận

Hai nét văn hóa vừa trình bày còn nhiều trao đổi. Bao giờ con người còn sống thì ăn mặc vẫn còn. Cần nhìn con người qua nhân phẩm, chứ đừng nhìn qua áo quần. Muốn đánh giá con người xin nhìn vào bên trong, đừng nhìn bên ngoài.

Xin nhắc lại Tin Mừng mà Gíao Hội VN dùng nhắc giáo dân trong mấy ngày vui Tết: Đừng lo lắng mạng sống… ăn, uống, mặc…Cha trên trời biết tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa (x. 6, 25-34)

Ý tưởng phó thác cậy trông vào ngày mai của Tin Mừng này được nhiều nhạc sỹ Công Giáo phổ thành thánh ca, như bản ‘Đừng Lo Ngày Mai’ của Lm nhạc sỹ Giuse Vũ Mộng Thơ (+Pháp 2021)

ĐK. Đừng lo, đừng lo gì ngày mai

Hãy lo hãy lo tìm Nước Chúa
Chúa sẽ, Người sẽ ban cho ta, hạnh phúc,
hạnh phúc muôn đời

1.Chim trời, ngày không gieo, không thu
một được Chúa lo cho no
Hãy sống hãy sống đức tin
này Chúa thương tình
Người ban phúc vinh.

2.Bông huệ nào vất vả thêu đan

mặc còn đẹp còn quá Salomông
Này Chúa, này Chúa sẽ đoái thương tình
Người ban ơn phúc vinh.

Phạm Bá Nha