Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn và chia sẻ những thách thức lớn mang tính toàn cầu của thời đại.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc bài diễn văn thường niên về “tình trạng thế giới” khi tiếp phái đoàn ngoại giao của Tòa thánh vào đầu năm.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Bài phát biểu về “tình trạng thế giới đương đại” của Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật các vấn đề quan trọng về các mối quan tâm của con người và địa vị chính trị trên toàn thế giới, xoay quanh một thực thể “chúng ta là một gia đình nhân loại”, sống trong một ngôi nhà chung hầu có thể giải quyết các vấn đề cấp bách của thời đại, chúng ta cần phục hồi ý thức về sự thống nhất sâu sắc của tất cả vấn đề trên.

Phát biểu trước các thành viên của Phái đoàn ngoại giao được Tòa thánh công nhận đang tụ họp tại Vatican để tiếp kiến ĐTC hàng năm, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng mục tiêu quan trọng của họ là giúp giải quyết các bất đồng và thúc đẩy sự hòa hợp.

Đầu tiên, ĐTC nhấn mạnh đến đại dịch vẫn còn đang diễn ra và những ảnh hưởng trực tiếp và phụ thuộc của nó đối với nhân loại! ĐTC cho rằng cuộc khủng hoảng về sức khỏe là “vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực đáng kể nhất của tất cả mọi người”.

ĐTC chia sẻ cuộc chiến chống lại vi rút đã bị phân hóa trong nhiều trường hợp bởi những chia rẽ về hệ tư tưởng “cắt đứt mối liên hệ giữa lý trí con người với thực tế khách quan của sự vật.”

Đối phó với đại dịch "trực diện"

ĐTC kêu gọi các vị lãnh đạo và người dân cần đối diện với các vấn đề một cách “trực diện”, Đức Thánh Cha nói cần có một cam kết chính trị để theo đuổi lợi ích của người dân nói chung thông qua các biện pháp phòng ngừa và chủng ngừa. Ngài còn nói thêm rằng "một cam kết toàn diện của cộng đồng quốc tế thì cần thiết để toàn bộ dân số thế giới có thể tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc y tế và chích vắc xin cần thiết."

ĐTC kêu gọi các chính phủ và các tổ chức tư nhân liên quan hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm, “phát triển phối hợp ở mọi cấp độ (địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu), thông qua các mô hình đoàn kết mới và các công cụ để tăng cường khả năng của những quốc gia có nhu cầu lớn nhất.” Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tất cả các quốc gia hãy “áp dụng chính sách chia sẻ rộng rãi như một nguyên tắc chính để đảm bảo rằng mọi người đều được tiếp cận với các công cụ chuẩn đoán, chích vắc xin và thuốc men”.

Các cuộc viếng thăm của ĐTC và sự đau khổ của Liban

Như thường lệ trong bài phát biểu quan trọng hàng năm này, Đức Thánh Cha đề cập đến một số khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi xung đột, chia rẽ chính trị, tác động của biến đổi khí hậu và nghèo đói.

Ngài nói về nỗi đau của người dân Lebanon, đang thống thiết kêu gọi cần có “những cải cách cần thiết và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế”, điều mà ĐTC nói sẽ “giúp cho đất nước kiên trì theo đúng bản sắc của mình là một mô hình biết sống chung hòa bình trong tình anh chị em giữa các tôn giáo khác nhau.. ”

ĐTC cũng đề cập đến các chuyến thăm Tông du của ngài được thực hiện trong năm 2021, Ngài đề cập tới các chuyến tông du đến Iraq, Budapest, Slovakia, Cyprus và Hy Lạp. Ngài cho rằng đây là những khoảnh khắc gặp gỡ và chia sẻ quý giá và là cơ hội để đối thoại đại kết và liên tôn.

Di cư

ĐTC chia sẻ chuyến thăm viếng đảo Lesbos ở Hy Lạp là một dịp để Ngài chứng kiến tấm lòng dấn thân của tất cả những người đang làm việc để đón tiếp và giúp đỡ cho những người di cư, những người khốn khổ đòi buộc phải rời bỏ quê hương và những người thân yêu của họ, vượt qua những nguy hiểm của những cuộc hành trình đầy hiểm nguy và nỗi lo âu về một tương lai vô định.

ĐTC nói: “Trước những khuôn mặt đó, chúng ta không thể thờ ơ hay ẩn núp sau những bức tường và hàng rào thép gai với lý do bảo vệ an ninh hay bảo toàn đất nước của chúng ta”.

ĐTC thừa nhận những khó khăn mà một số quốc gia đang phải khi đối diện với một số người di cư ồ ạt, Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi của mình đối với các chính phủ và Liên minh châu Âu hãy “áp dụng một hệ thống thống duy nhất và toàn diện để điều phối các chính sách về di cư và tị nạn, nhằm chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người di cư, xem xét các nhu cầu xin tị nạn, phân bổ và hội nhập những người được nhập cư, “thực hiện các mô hình hợp lý cho một hình thức tiếp cận vượt xa hơn những thách đố toàn cầu…”

Tuy nhiên, sự chú ý của ĐTC không chỉ dành cho những người đến từ bờ biển châu Âu để tìm kiếm sự an toàn, mà còn dành cho những người đã chạy trốn khỏi Syria, Afghanistan và các phong trào di cư lớn ở lục địa Mỹ châu," một điều đang diễn ra có nhiều áp lực ở biên giới Mexico và Mỹ. Nhiều người trong số những người di cư đó là người Haiti, chạy trốn khỏi những thảm kịch đã xảy ra cho đất nước của họ trong những năm gần đây”.

ĐTC cũng nói: “Vấn đề di cư, cùng với đại dịch và biến đổi khí hậu, minh chứng rõ ràng rằng chúng ta không thể cứu chúng ta một mình được! những thách thức lớn của thời đại chúng ta đều mang tính toàn cầu”.

Giá trị của chủ nghĩa đa phương

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục một “ý thức về bản sắc chung như một gia đình nhân loại duy nhất”, và Ngài cho cuộc khủng hoảng của việc ngoại giao đa phương đang dẫn đến “sự giảm sút uy tín của xã hội, chính phủ và liên chính phủ”.

Đức Thánh Cha bày tỏ quan ngại về thực tế là các nghị quyết, tuyên bố và quyết định, thường đưa ra mà không có một quá trình đàm phán thực sự, ở đó tất cả các quốc gia đều có tiếng nói. Ngài cho rằng điều này đưa đến sự mất cân bằng, gây ra sự bất bình đối với các cơ quan quốc tế và làm suy yếu "hệ thống đa phương nói chung, và kết quả là cơ quan quốc tế ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn trong việc đối đầu với các thách thức toàn cầu."

ĐTC kêu gọi một nền ngoại giao đa phương “thực sự bao trùm, không hủy bỏ những khác biệt và những dấu ấn của lịch sử của các dân tộc khác nhau, chỉ với cách này “tổ chức quốc tế mới lấy lại được uy tín và hiệu năng khi đối diện với những thách thức sắp tới, đòi hỏi nhân loại phải liên kết với nhau như một đại gia đình, với những quan điểm khác nhau, nên cần một khả năng tìm ra được những giải pháp chung vì lợi ích của tất cả mọi người.”

ĐTC nói các giá trị cơ bản của nhân loại được xây dựng bằng đối thoại và đồng thuận, nhận ra rằng chúng ta vượt lên trên cả sự đồng thuận: “Ở đây, ĐTC đặc biệt đề cập đến quyền được sống, từ khi thụ thai cho đến kết liễu một cách tự nhiên và quyền tự do tôn giáo.”

Chăm sóc cho Ngôi nhà chung của chúng ta

Một thỏa thuận đạt được ở Đại Hội Khí Hậu Tòan Cầu ở Glasgow tại COP26 đã kêu gọi các quốc gia cam kết nhiều hơn đối với việc chăm sóc cấp thiết cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Trong dịp đó, Đức Thánh Cha nói đã đề cập tới một số bước đã được thực hiện “mặc dù là ít ỏi trước mức độ nghiêm trọng của vấn đề phải đối diện.” ĐTC cũng bày tỏ hy vọng rằng các quyết định ấy sẽ được củng cố hơn nữa trong bối cảnh của Đại Hội Khí Hậu Tòan Cầu COP27, đã được lên kế hoạch nhóm họp ở Ai Cập vào tháng 11 năm nay với chủ đề: “Vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Các điểm nóng trên thế giới

Nhắc lại niềm tin của mình rằng nỗi đau của người dân trên toàn cầu là mối quan tâm của toàn thể gia đình nhân loại, Đức Thánh Cha kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy “giải quyết nhu cầu cấp bách là tìm ra giải pháp cho những cuộc xung đột bất tận mà đôi khi đó là những cuộc chiến tranh qui ước mà thôi”.

ĐTC đề cập đến Syria, nơi mà hiến pháp và chính trị cần được cải tổ hầu đất nước được tái sinh, và với “việc áp đặt các biện pháp trừng phạt không nên áp đặt trực tiếp lên cuộc sống thường ngày, nhằm mang lại tia hy vọng cho người dân nói chung, đang bị đè bẹp bời sự nghèo đói."

ĐTC gọi cuộc xung đột ở Yemen là “một thảm kịch của con người đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay một cách âm ỉ tránh xa sự chú ý của truyền thông và sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế, ngay cả khi nó đàn áp người dân, đặc biệt phụ nữ và trẻ em.”

ĐTC cũng đau buồn nêu nên sự thiếu tiến bộ trong tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine, hy vọng hai dân tộc có thể “chung sống ở hai quốc gia, bên cạnh nhau, trong hòa bình và an ninh, không có thù hận và oán giận, nhưng được hàn gắn và cảm thông tha thứ cho nhau.”

Các vấn đề quan tâm khác mà ĐTC đề cập đến “là căng thẳng ở Libya, các thế lực của chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở khu vực Sahel, và các cuộc xung đột nội bộ ở Sudan, Nam Sudan và Ethiopia.”

Đức Thánh Cha cũng chú ý đến “những tình huống sâu sắc về bất bình đẳng, bất công, nạn tham nhũng phổ biến và các hình thức nghèo đói khác nhau, chà đạp nhân phẩm của con người qua các cuộc xung đột xã hội trên lục địa Hoa Kỳ, nơi mà sự phân cực ngày càng tăng không giúp giải quyết các vấn đề thực tế và những vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt là những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất”.

Với cái nhìn về châu Âu, ĐTC kêu gọi các giải pháp lâu dài cho Ukraine, nam Caucasus và Balkan.

ĐTC nói: “Đối thoại và tình huynh đệ là tất cả những điều cần thiết để đối phó một cách khôn ngoan và hiệu quả cho cuộc khủng hoảng cả năm nay đang ảnh hưởng đến đất nước Myanmar; các đường phố từng là nơi gặp gỡ, bây giờ là các bãi chiến trường không ngừng nghỉ đã và dang diễn ra ngay cả ở các nơi thờ phượng nữa!”

Giải trừ quân bị

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng những xung đột ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự phát minh tối tân của vũ khí và “sự vô lương tâm của những người cung cấp chúng”.

ĐTC kêu gọi hãy giải trừ quân bị và bày tỏ hy vọng về những cam kết mới giữa các quốc gia với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhẽ ra đang được tổ chức tại New York trong những ngày này nhưng “một lần nữa bị hoãn lại vì đại dịch”.

ĐTC nói: “Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là có thể và cần thiết, và Ngài nhắc lại lập trường của Tòa thánh “trong thế kỷ XXI, vũ khí hạt nhân là phương tiện phản ứng không phù hợp và không thích hợp trước các mối đe dọa an ninh và việc sở hữu chúng là trái đạo đức, đe dọa sự tồn vinh của nhân loại. "

Giáo dục và lao động

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại Thông điệp của ngài về Ngày Hòa bình Thế giới được cử hành vào ngày 1 tháng Giêng, nêu bật các yếu tố mà ngài cho là cần thiết để thúc đẩy một nền văn hóa đối thoại và tình huynh đệ.

ĐTC nói: Giáo dục có một vị trí đặc biệt. Nó là "phương tiện chính của sự phát triển toàn diện con người, vì nó làm cho các cá nhân ý thức được tự do và trách nhiệm."

ĐTC cũng không quên đề cập và lên án tội lạm dụng tình dục đã xảy ra trong lãnh vực giáo dục mà Giáo Hội Công Giáo điều hành, Đức Thánh Cha nói “không xã hội nào có thể thoái thác trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục. Tuy nhiên, đáng tiếc là ngân sách quốc gia thường chi nhỏ giọt cho nguồn lực giáo dục, vốn bị cho là một khoản chi phí hơn là khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai”.

ĐTC cũng đề cập đến thông điệp ngày 1 tháng Giêng của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh lao động “một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình”, ĐTC lưu ý rằng nó đã bị khủng khoảng một cách nghiêm trọng bởi đại dịch khiến nhiều người lao động bị mất việc, bị bóc lột và bất ổn về kinh tế.

ĐTC nói: “Số người thuộc loại nghèo cùng cực đã tăng lên một cách rõ rệt.

“Ở đây,” Đức Thánh Cha kết luận, “cần có sự hợp tác nhiều hơn giữa tất cả các thành phần quốc tế từ cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.” ĐTC bày tỏ hy vọng rằng những năm tới sẽ là thời cơ” để củng cố mối quan hệ huynh đệ của một gia đình nhân loại với nhận thức rằng không ai có thể được cứu một mình.

Đoàn ngoại giao được Tòa thánh công nhận

Hiện có 183 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, trong số này phải kể đến Liên minh Châu Âu và Quân đội có quyền thống nhất ở đảo quốc Malta.

Có 87 Đại sứ quán có trụ sở tại Rome, bao gồm các cơ quan của Liên minh Châu Âu và Quân đội có quyền thống nhất ở đảo quốc Malta. Các văn phòng của Lãnh sự quán các quốc gia Ả Rập, Tổ chức Di cư Quốc tế và Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn cũng có trụ sở tại Rome.