Bức ảnh chụp một người phụ nữ mang thai sắp sinh chạy trốn khỏi bệnh viện phụ sản bị đánh bom đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu nhất về cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng người phụ nữ trong bức ảnh đó đã bị tấn công bởi một chiến dịch thông tin sai lệch bất thường của Nga và cô ấy đã nhận được nhiều lời đe dọa lấy mạng.
Được bọc trong một chiếc chăn bông với trán đầy máu, hình ảnh của Marianna Vyshemirsky đã được nhìn thấy trên khắp thế giới.
Bức ảnh được chụp sau một cuộc không kích của Nga ở Mariupol. Nó được lan truyền trực tuyến, trên các trang nhất của tờ báo, và đã được tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nhưng, sau khi sống sót sau một cuộc tấn công, Marianna phải đối mặt với một cuộc tấn công dữ dội khác - thông tin sai lệch và sự căm ghét nhắm vào cô và gia đình cô.
Khi Nga cố gắng gieo rắc sự giả dối về vụ tấn công, Marianna, 29 tuổi, đã bị Nga cáo buộc tội gian dối và “đóng phim”. Các nhà ngoại giao Nga thậm chí còn tuyên bố rằng cô ta đã “đóng phim” không phải là trong vai một phụ nữ mà là hai phụ nữ khác nhau.
Marianna cho biết: “Tôi nhận được những lời đe dọa rằng họ sẽ đến và tìm tôi, rằng tôi sẽ bị giết, con tôi sẽ bị băm ra thành nhiều mảnh”.
Cô cho biết cảm giác như thế nào khi thấy mình trong một trận chiến thông tin khi hạ sinh con gái Veronika của cô trong một vùng chiến sự.
Cuộc sống ở Mariupol rất khác trước chiến tranh. Trước đó, Marianna quảng cáo các sản phẩm làm đẹp trên mạng xã hội, trong khi anh cHồng Yuri làm việc tại nhà máy thép Azovstal.
“Chúng tôi có một cuộc sống bình lặng và đơn giản,nhưng sau đó, mọi thứ bị đảo lộn”.
Tài khoản Instagram của cô ấy cho thấy sự phấn khích của cô ấy trước viễn cảnh trở thành một người mẹ.
Marianna đã đăng bức ảnh trên Instagram vào cuối tháng 2, và yêu cầu những người theo dõi cô đoán xem con cô sẽ là trai hay gái
Nhưng vào thời điểm Marianna nhập viện, Mariupol đã trở thành thành phố bị đánh bom nhiều nhất ở Ukraine.
Vào ngày 9 tháng 3, cô đang trò chuyện với những phụ nữ khác thì một vụ nổ làm rung chuyển bệnh viện.
Cô kéo một tấm chăn lên đầu. Sau đó, một vụ nổ thứ hai ập đến.
Cô nói: “Bạn có thể nghe thấy mọi thứ bay xung quanh, mảnh đạn và nhiều thứ khác. Âm thanh đã văng vẳng bên tai tôi trong một thời gian rất dài.”
Những người phụ nữ trú ẩn trong tầng hầm cùng với những thường dân khác. Marianna bị một vết cắt ở trán và các mảnh thủy tinh găm vào da, nhưng một bác sĩ nói với cô rằng cô không cần phải khâu.
Những gì cô ấy cần, là lấy lại tài sản của mình từ đống đổ nát của bệnh viện. Cô đã nhờ một sĩ quan cảnh sát giúp cô vào lại bên trong.
Cô nói: “Mọi thứ tôi đã chuẩn bị cho đứa con của mình đều nằm trong khu hộ sinh đó.
Trong khi cô ấy đứng bên ngoài bệnh viện, chờ thu hồi đồ đạc của mình, cô ấy đã được các phóng viên của hãng thông tấn AP chụp ảnh. Họ chụp cô một lần nữa khi cô đi xuống cầu thang ra khỏi tòa nhà.
Những hình ảnh đó nhanh chóng được lan truyền mạnh mẽ. Và đó là khi những cáo buộc sai sự thật rằng những bức ảnh đó được “dàn dựng”. Những lời chửi bới lần đầu tiên xuất hiện trên một kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh. Việc viết blog để quảng cáo sản phẩm làm đẹp của Marianna được sử dụng để gợi ý rằng cô ấy là một “diễn viên” đã sử dụng lớp trang điểm để giả bị thương.
Những sự giả dối này đã được lặp lại và khuếch đại bởi các quan chức cấp cao của Nga và các phương tiện truyền thông nhà nước.
Họ thậm chí còn khẳng định rằng bức ảnh chụp một người phụ nữ mang thai khác trên cáng cũng là Marianna, mặc dù rõ ràng những bức ảnh đó là của những người khác nhau. Người phụ nữ trên cáng và đứa con trong bụng sau đó đã tử vong do vết thương quá nặng.
Andrey Kelin, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nga tại Anh, đi xa đến mức cáo buộc thông tấn xã AP hợp tác với chuyên gia hoá trang Marianna để dàn cảnh chụp hình. Dòng tweet này từ Đại sứ quán Nga tại London đã bị Twitter gỡ xuống vì chứa thông tin sai lệch.
Marianna đã được đưa sang một bệnh viện khác và hạ sinh cháu bé.
Marianna đã không nhìn thấy những hình ảnh đó cho đến nhiều ngày sau đó. Đến thời điểm đó, Instagram của cô tràn ngập những tin nhắn buộc tội và đe dọa.
“Thật sự rất xúc phạm khi nghe điều đó, bởi vì tôi đã thực sự trải qua tất cả,” cô nói. Nhưng cô ấy kiềm chế và không chỉ trích trực tiếp các quan chức Nga đã lan truyền thông tin sai lệch về cô ấy.
Thay vào đó, cô chỉ trích Associated Press.
“Tôi cảm thấy bị xúc phạm khi các nhà báo đăng ảnh của tôi lên mạng xã hội đã không phỏng vấn những phụ nữ mang thai khác, những người có thể xác nhận rằng cuộc tấn công này đã thực sự xảy ra.”
Cô ấy gợi ý rằng điều này có thể giúp giải thích tại sao một số người “có ấn tượng rằng tất cả đều được dàn dựng”. Nhưng theo lời kể của Marianna, cô ấy là một trong những bệnh nhân cuối cùng được di tản, và đó là lúc các nhà báo của AP đến.
Giống như hàng ngàn người khác, Marianna và Yuri cố gắng thoát khỏi Mariupol một cách tuyệt vọng. Nhưng họ phải ra đi, Mariupol đã bị chiếm và nếu người Nga tìm được họ, “tôi sẽ bị giết, con tôi sẽ bị băm ra thành nhiều mảnh,” cô nói.