Ba Ngôi trong đời sống người kitô hữu
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – C
(Ga 16, 12 - 15)
Chúa Nhật đầu tiên sau Đại Lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là Đại Lễ Chúa Ba Ngôi. Phụng vụ Lời Chúa chỉ rõ, Chúa Cha là Đấng xếp đặt muôn cõi trời (x. Cn 8,22-31) Chúa Con, Đấng ban ân sủng (x.Rm 5,1-5); Chúa Thánh Thần là Đấng lãnh nhận từ Chúa Giêsu mà rao truyền cho các môn đệ (x.Ga 16, 12-15). Đó là Đại Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.
Ba Ngôi là gì?
Người Kitô hữu chúng ta được rửa tội "Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần". Khi bắt đầu cầu nguyện, chúng ta làm Dấu Thánh Giá trên trán, trên trái ngực và trên hai vai bằng cách cầu khẩn Thiên Chúa: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần: đó là Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta không thể tưởng tượng được một Thiên Chúa Duy Nhất trong Ba Ngôi Vị. Chính Thiên Chúa đã mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Người qua việc gửi Con của Ngài là Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần đến. Chúa Giêsu cũng mạc khải Thiên Chúa là "Cha", bằng cách cho chúng ta thấy, Người chỉ tồn tại qua Cha của Người. Chúa Giêsu là một Thiên Chúa với Chúa Cha. Chúa Giêsu đã hứa với các tông đồ của mình, mười hai người mà Người đã chọn và gửi Chúa Thánh Thần xuống. Chúa Thánh Thần sẽ ở với họ và trong họ để hướng dẫn họ và dẫn dắt họ "đến sự thật toàn vẹn" (Ga 16,13). Như vậy, Chúa Giêsu làm cho chúng ta được biết đến như một người thiêng liêng khác.
Ba Ngôi nhưng là Một: chúng ta không tin vào ba vị thần, nhưng vào một Thiên Chúa trong Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi Ngôi Vị trong Ba Ngôi là tất cả trong Chúa. Mỗi Ngôi Vị trong Ba Ngôi chỉ tồn tại trong sự hợp nhất với hai ngôi kia trong một mối quan hệ yêu thương hoàn hảo. Vì vậy, toàn bộ công trình của Thiên Chúa là công việc chung của Ba Ngôi và toàn bộ đời sống của người Kitô hữu chúng ta là một sự hiệp thông với mỗi Chúa trong Ba Ngôi.
Dấu Thánh Giá và Thiên Chúa Ba Ngôi
Ngày lễ Chúa Ba Ngôi muốn nhấn mạnh rằng, nhờ ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà mầu nhiệm của vũ trụ và lịch sử được tỏ bày trọn vẹn, đó là : "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,8.16). Để giúp sống và cử hành lễ tình yêu này cho nên, chúng ta cùng nhau nhắc lại rằng việc tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần được liên kết với Dấu Thánh Giá. Việc thực hành đạo đức này là dấu chỉ nền tảng đời sống cầu nguyện của người kitô hữu… Dấu Thánh Giá tiên vàn là một sự kiện về Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta tới Chúa Kitô, Chúa Kitô mở cửa cho chúng ta bước vào trong tương quan với Chúa Cha. Như thế, Thiên Chúa không còn là Thiên Chúa xa lạ nữa, nhưng là Thiên Chúa đã có tên; Ngài có một tên. Chúng ta có thể gọi Ngài; Ngài gọi chúng ta. Với Dấu Thánh Giá, chúng ta dìm mình trong Thiên Chúa Bà Ngôi.
Ba Ngôi trong đời sống người kitô hữu
Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chính Người là Chúa Con, đã làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa Cha ngự trên trời, và đã ban cho chúng ta Thánh Thần, là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thần học của Kitô giáo đã tóm tắt chân lý về Thiên Chúa bằng cách diễn tả qua biểu thức: Một bản thể duy nhất trong Ba Ngôi Vị. Thiên Chúa không phải là Ðấng cô độc nhưng là Ðấng thông hiệp trọn vẹn. Vì lý do này, nhân loại, là hình ảnh của Thiên Chúa, luôn tràn đầy tình yêu, là món quà thân yêu được ban tặng cho mỗi người.
Toàn bộ đời sống của người kitô hữu tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trước hết chúng ta được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Người rửa tội vừa đổ nước vừa đọc rằng, cha rửa con hoặc tôi rửa ông bà anh chị "Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần". Vẫn Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần khi cử hành Bí tích Hôn nhân, người nam và người nữ được ràng buộc nên vợ nên chồng (A, hoặc E, hãy nhận chiếc nhẫn cưới này làm dấu chỉ tình yêu và lòng trung thành của A, hoặc E, Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần). Lời cầu nguyện vào cuối đời, chúng ta cầu nguyện rằng : Hỡi linh hồn, hãy lìa xa trần thế này, nhân Danh Thiên Chúa là Cha, Đấng đã tạo dựng, Chúa Con, Đấng đã cứu chuộc và Chúa Thánh Thần, Đấng đã thánh hóa với hy vọng rằng Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ ban cho người qua đời được hưởng phúc trường sinh.
Tin vào Chúa Ba Ngôi là tin rằng Thiên Chúa là tình yêu, bởi vì từ đời đời, Thiên Chúa đã "có trong mình" một Người Con, Ngôi Lời mà Người yêu thương với tình yêu vô hạn cùng với Chúa Thánh Thần. Như thánh Augustinô nói, luôn có ba thực tại hoặc chủ thể trong mỗi tình yêu: một người yêu, một người được yêu và tình yêu kết hợp họ. Vị giám mục vĩ đại và thánh thiện này đã viết: "Chúa Cha là Đấng yêu thương, Chúa Con là Người được yêu và Chúa Thánh Thần là Tình yêu giữa Cha và Con".
Chúng ta suy niệm Mầu Nhiệm Tình Yêu của Thiên Chúa bằng cách tham dự cách tuyệt vời trong Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa Kitô, tỏ bày nhiệm tích cứu độ của Ngài. Vì vậy, ngày hôm nay, trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi Cực Thánh này, chúng ta hãy gia tăng lòng tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện trong cuộc đời chúng ta và sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – C
(Ga 16, 12 - 15)
Chúa Nhật đầu tiên sau Đại Lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là Đại Lễ Chúa Ba Ngôi. Phụng vụ Lời Chúa chỉ rõ, Chúa Cha là Đấng xếp đặt muôn cõi trời (x. Cn 8,22-31) Chúa Con, Đấng ban ân sủng (x.Rm 5,1-5); Chúa Thánh Thần là Đấng lãnh nhận từ Chúa Giêsu mà rao truyền cho các môn đệ (x.Ga 16, 12-15). Đó là Đại Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.
Ba Ngôi là gì?
Người Kitô hữu chúng ta được rửa tội "Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần". Khi bắt đầu cầu nguyện, chúng ta làm Dấu Thánh Giá trên trán, trên trái ngực và trên hai vai bằng cách cầu khẩn Thiên Chúa: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần: đó là Chúa Ba Ngôi.
Chúng ta không thể tưởng tượng được một Thiên Chúa Duy Nhất trong Ba Ngôi Vị. Chính Thiên Chúa đã mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Người qua việc gửi Con của Ngài là Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần đến. Chúa Giêsu cũng mạc khải Thiên Chúa là "Cha", bằng cách cho chúng ta thấy, Người chỉ tồn tại qua Cha của Người. Chúa Giêsu là một Thiên Chúa với Chúa Cha. Chúa Giêsu đã hứa với các tông đồ của mình, mười hai người mà Người đã chọn và gửi Chúa Thánh Thần xuống. Chúa Thánh Thần sẽ ở với họ và trong họ để hướng dẫn họ và dẫn dắt họ "đến sự thật toàn vẹn" (Ga 16,13). Như vậy, Chúa Giêsu làm cho chúng ta được biết đến như một người thiêng liêng khác.
Ba Ngôi nhưng là Một: chúng ta không tin vào ba vị thần, nhưng vào một Thiên Chúa trong Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi Ngôi Vị trong Ba Ngôi là tất cả trong Chúa. Mỗi Ngôi Vị trong Ba Ngôi chỉ tồn tại trong sự hợp nhất với hai ngôi kia trong một mối quan hệ yêu thương hoàn hảo. Vì vậy, toàn bộ công trình của Thiên Chúa là công việc chung của Ba Ngôi và toàn bộ đời sống của người Kitô hữu chúng ta là một sự hiệp thông với mỗi Chúa trong Ba Ngôi.
Dấu Thánh Giá và Thiên Chúa Ba Ngôi
Ngày lễ Chúa Ba Ngôi muốn nhấn mạnh rằng, nhờ ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà mầu nhiệm của vũ trụ và lịch sử được tỏ bày trọn vẹn, đó là : "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,8.16). Để giúp sống và cử hành lễ tình yêu này cho nên, chúng ta cùng nhau nhắc lại rằng việc tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần được liên kết với Dấu Thánh Giá. Việc thực hành đạo đức này là dấu chỉ nền tảng đời sống cầu nguyện của người kitô hữu… Dấu Thánh Giá tiên vàn là một sự kiện về Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta tới Chúa Kitô, Chúa Kitô mở cửa cho chúng ta bước vào trong tương quan với Chúa Cha. Như thế, Thiên Chúa không còn là Thiên Chúa xa lạ nữa, nhưng là Thiên Chúa đã có tên; Ngài có một tên. Chúng ta có thể gọi Ngài; Ngài gọi chúng ta. Với Dấu Thánh Giá, chúng ta dìm mình trong Thiên Chúa Bà Ngôi.
Ba Ngôi trong đời sống người kitô hữu
Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chính Người là Chúa Con, đã làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa Cha ngự trên trời, và đã ban cho chúng ta Thánh Thần, là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thần học của Kitô giáo đã tóm tắt chân lý về Thiên Chúa bằng cách diễn tả qua biểu thức: Một bản thể duy nhất trong Ba Ngôi Vị. Thiên Chúa không phải là Ðấng cô độc nhưng là Ðấng thông hiệp trọn vẹn. Vì lý do này, nhân loại, là hình ảnh của Thiên Chúa, luôn tràn đầy tình yêu, là món quà thân yêu được ban tặng cho mỗi người.
Toàn bộ đời sống của người kitô hữu tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trước hết chúng ta được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Người rửa tội vừa đổ nước vừa đọc rằng, cha rửa con hoặc tôi rửa ông bà anh chị "Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần". Vẫn Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần khi cử hành Bí tích Hôn nhân, người nam và người nữ được ràng buộc nên vợ nên chồng (A, hoặc E, hãy nhận chiếc nhẫn cưới này làm dấu chỉ tình yêu và lòng trung thành của A, hoặc E, Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần). Lời cầu nguyện vào cuối đời, chúng ta cầu nguyện rằng : Hỡi linh hồn, hãy lìa xa trần thế này, nhân Danh Thiên Chúa là Cha, Đấng đã tạo dựng, Chúa Con, Đấng đã cứu chuộc và Chúa Thánh Thần, Đấng đã thánh hóa với hy vọng rằng Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ ban cho người qua đời được hưởng phúc trường sinh.
Tin vào Chúa Ba Ngôi là tin rằng Thiên Chúa là tình yêu, bởi vì từ đời đời, Thiên Chúa đã "có trong mình" một Người Con, Ngôi Lời mà Người yêu thương với tình yêu vô hạn cùng với Chúa Thánh Thần. Như thánh Augustinô nói, luôn có ba thực tại hoặc chủ thể trong mỗi tình yêu: một người yêu, một người được yêu và tình yêu kết hợp họ. Vị giám mục vĩ đại và thánh thiện này đã viết: "Chúa Cha là Đấng yêu thương, Chúa Con là Người được yêu và Chúa Thánh Thần là Tình yêu giữa Cha và Con".
Chúng ta suy niệm Mầu Nhiệm Tình Yêu của Thiên Chúa bằng cách tham dự cách tuyệt vời trong Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa Kitô, tỏ bày nhiệm tích cứu độ của Ngài. Vì vậy, ngày hôm nay, trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi Cực Thánh này, chúng ta hãy gia tăng lòng tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện trong cuộc đời chúng ta và sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ